Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Thực trạng chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh đau vùng thắt lưng của điều dưỡng viên, kỹ thuật viên và các yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh vĩnh phúc năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 99 trang )

MỤC LỤC

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...............................................................................1
Đau vùng thắt lưng là một bệnh rất phổ biến, cơn đau thường gây ra những
hậu quả nặng nề, làm người bệnh (NB) không thể đứng thẳng, thậm chí di
chuyển cũng rất khó khăn. Đau lưng kéo dài nếu không được điều trị kịp thời
sẽ để lại những biến chứng nặng nề, làm tăng thời gian điều trị, tăng chi phí
và giảm chất lượng cuộc sống của NB. Việc chăm sóc điều dưỡng và thực
hiện phương pháp vật lý trị liệu cùng với việc tuân thủ đúng quy trình điều trị,
chăm sóc là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị
của NB. Để tìm hiểu thực trạng chăm sóc, phục hồi chức năng tại bệnh viện
PHCN tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng chăm sóc,
phục hồi chức năng người bệnh đau lưng của Điều dưỡng viên, Kỹ thuật viên
và các yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2017”.........................................................................................................1
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp đồng thời hai
phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để thu thập số liệu. Có 165
bệnh nhân đau lưng được lựa chọn tham gia vào nghiên cứu. Số liệu nghiên
cứu định lượng được nhập bằng phần mềm Epi data 3.1 và phân tích bằng
phần mềm SPSS18.0. Các số liệu định tính được gỡ băng, tổng hợp và phân
tích theo từng chủ đề, kết quả nghiên cứu như sau:..........................................1
Trong các nội dung dành cho Điều dưỡng viên (ĐDV) được đáng giá bằng bộ
câu hỏi phỏng vấn người bệnh và việc ghi chép phiếu chăm sóc của ĐDV thì
những nội dung được ĐDV thực hiện tốt bao gồm: công tác đón tiếp người
bệnh, thực hiện y lệnh thuốc và công tác ra viện. Những nội dung cho kết quả
thực hiện ở mức trung bình hoặc thấp như: Nhận định, đánh giá tình trạng
NB. Tư vấn, GDSK. Ghi chép phiếu chăm sóc và đi buồng thường quy. Đối
với kỹ thuật viên (KTV), việc thực hiện y lệnh vật lý trị liệu (VLTL) được
đánh giá là thực hiện tốt. Kết quả so sánh giữa khối Hồi sức và khối Nội Nhi
cho thấy, nhìn chung khối Hồi sức cấp cứu thực hiện tốt hơn khối Nội Nhi ở
tất cả các nội dung.............................................................................................1


Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng chăm sóc, PHCN cho người bệnh
đau lưng bao gồm: Bệnh viện chưa xây dựng được quy trình chăm sóc, PHCN
cho từng bệnh cụ thể; Việc áp dụng quy trình điều dưỡng vào chăm sóc NB
chưa được bệnh viện quan tâm chú trọng. Công tác kiểm tra, giám sát tại bệnh
viện chưa được thực hiện thường xuyên. Bệnh viện chưa xây dựng được các
biểu mẫu để đánh giá hiệu quả công việc của KTV và ĐDV. Thiếu các tài liệu


liên quan đến kiến thức chuyên môn về bệnh, tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc,
chuyên ngành PHCN tại các khoa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bệnh viện
chưa đảm bảo chất lượng và số lượng. Sự phối hợp giữa bác sỹ, KTV và ĐDV
trong công tác chăm sóc, PHCN cho NB đau lưng tại bệnh viện chưa được
phát huy tốt. Trình độ chuyên môn của ĐDV và KTV tại bệnh viện chưa được
nâng cao. Công tác đào tạo, tiếp thu kiến thức mới tại bệnh viện đối với ĐDV
và KTV còn nhiều hạn chế, ý thức tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên
môn của ĐDV và KTV chưa cao.......................................................................2
Từ những kết quả trên, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần
làm tăng hiệu quả chăm sóc, PHCN cho NB đau lưng tại bệnh viện như sau:
Xây dựng quy trình chăm sóc cho từng bệnh cụ thể. Tăng cường kiểm tra,
giám sát, đánh giá việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB.
Xây dựng các công cụ kiểm tra, giám sát, các tiêu chí đánh giá ghi chép phiéu
chăm sóc điều dưỡng. Cung cấp tài liệu chuyên môn. Tăng cường công tác
đào tạo, tập huấn và bổ xung kiến thức chuyên môn cho ĐDV và KTV…......2
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................6
1.2.Chức năng của điều dưỡng viên..............................................................9
2.10. Hạn chế của nghiên cứu.....................................................................32
25. Ojo, A. A., & Innoye, O. O. (2012). Nurses' knowledge and attitudes
towards implementation of nursing process in Obafemi Awolowo University

Teaching Hospitals Complex. West African Journal of Nursing, 13(2), 102109)..................................................................................................................80
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn bệnh nhân...............................................81
Phụ lục 2: Bảng kiểm quan sát thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của KTV84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSTL

Chăm sóc trị liệu

CSĐD

Chăm sóc điều dưỡng

ĐDT

Điều dưỡng trưởng

ĐDV

Điều dưỡng viên

ĐTV

Điều tra viên

GDSK

Giáo dục sức khỏe


KTV

Kỹ thuật viên

NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

VLTL

Vật lý trị liệu

PHCN

Phục hồi chức năng

PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


1

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đau vùng thắt lưng là một bệnh rất phổ biến, cơn đau thường gây ra những
hậu quả nặng nề, làm người bệnh (NB) không thể đứng thẳng, thậm chí di chuyển
cũng rất khó khăn. Đau lưng kéo dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại
những biến chứng nặng nề, làm tăng thời gian điều trị, tăng chi phí và giảm chất
lượng cuộc sống của NB. Việc chăm sóc điều dưỡng và thực hiện phương pháp vật
lý trị liệu cùng với việc tuân thủ đúng quy trình điều trị, chăm sóc là những yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị của NB. Để tìm hiểu thực trạng
chăm sóc, phục hồi chức năng tại bệnh viện PHCN tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu “Thực trạng chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh đau lưng
của Điều dưỡng viên, Kỹ thuật viên và các yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Phục hồi
chức năng tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017”.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp đồng thời hai
phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để thu thập số liệu. Có 165 bệnh
nhân đau lưng được lựa chọn tham gia vào nghiên cứu. Số liệu nghiên cứu định
lượng được nhập bằng phần mềm Epi data 3.1 và phân tích bằng phần mềm
SPSS18.0. Các số liệu định tính được gỡ băng, tổng hợp và phân tích theo từng chủ
đề, kết quả nghiên cứu như sau:
Trong các nội dung dành cho Điều dưỡng viên (ĐDV) được đáng giá bằng
bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh và việc ghi chép phiếu chăm sóc của ĐDV thì
những nội dung được ĐDV thực hiện tốt bao gồm: công tác đón tiếp người bệnh,
thực hiện y lệnh thuốc và công tác ra viện. Những nội dung cho kết quả thực hiện ở
mức trung bình hoặc thấp như: Nhận định, đánh giá tình trạng NB. Tư vấn, GDSK.
Ghi chép phiếu chăm sóc và đi buồng thường quy. Đối với kỹ thuật viên (KTV),

việc thực hiện y lệnh vật lý trị liệu (VLTL) được đánh giá là thực hiện tốt. Kết quả
so sánh giữa khối Hồi sức và khối Nội Nhi cho thấy, nhìn chung khối Hồi sức cấp
cứu thực hiện tốt hơn khối Nội Nhi ở tất cả các nội dung.


2
Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng chăm sóc, PHCN cho người bệnh
đau lưng bao gồm: Bệnh viện chưa xây dựng được quy trình chăm sóc, PHCN cho
từng bệnh cụ thể; Việc áp dụng quy trình điều dưỡng vào chăm sóc NB chưa được
bệnh viện quan tâm chú trọng. Công tác kiểm tra, giám sát tại bệnh viện chưa được
thực hiện thường xuyên. Bệnh viện chưa xây dựng được các biểu mẫu để đánh giá
hiệu quả công việc của KTV và ĐDV. Thiếu các tài liệu liên quan đến kiến thức
chuyên môn về bệnh, tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc, chuyên ngành PHCN tại các
khoa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bệnh viện chưa đảm bảo chất lượng và số
lượng. Sự phối hợp giữa bác sỹ, KTV và ĐDV trong công tác chăm sóc, PHCN cho
NB đau lưng tại bệnh viện chưa được phát huy tốt. Trình độ chuyên môn của ĐDV
và KTV tại bệnh viện chưa được nâng cao. Công tác đào tạo, tiếp thu kiến thức mới
tại bệnh viện đối với ĐDV và KTV còn nhiều hạn chế, ý thức tự giác học tập nâng
cao trình độ chuyên môn của ĐDV và KTV chưa cao.
Từ những kết quả trên, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần
làm tăng hiệu quả chăm sóc, PHCN cho NB đau lưng tại bệnh viện như sau: Xây
dựng quy trình chăm sóc cho từng bệnh cụ thể. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh
giá việc áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc NB. Xây dựng các công cụ
kiểm tra, giám sát, các tiêu chí đánh giá ghi chép phiéu chăm sóc điều dưỡng. Cung
cấp tài liệu chuyên môn. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn và bổ xung kiến
thức chuyên môn cho ĐDV và KTV…


3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đau vùng thắt lưng là bệnh lý khá phổ
biến, đây là tình trạng rối loạn cơ – xương – khớp nếu không được phát hiện và điều
trị sớm có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đau lưng là một bệnh lý ở vùng cột sống
thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây nên, có khoảng 50% số người ở độ tuổi lao
động bị đau lưng, 60 - 90% dân số trong cuộc đời đã từng bị đau lưng [21][22].
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, đau lưng là nguyên nhân thường gặp gây
tình trạng mất sức lao động và giảm chất lượng cuộc sống ở lứa tuổi dưới 45 tuổi,
số người bệnh nghỉ việc do đau lưng chiếm khoảng 63% tổng số ngày nghỉ ốm của
những người lao động [11].
Chi phí cho điều trị đau lưng khá cao, theo ước tính ở Mỹ, tổng chi phí để
điều trị, đền bù cho sức lao động và thiệt hại về sản phẩm lao động cho bệnh đau
lưng khoảng từ 63 đến 84 tỷ USD [22]. Theo điều tra tại nước Anh, có khoảng 1,1
triệu người bị đau lưng mỗi năm và chi phí cho y tế khoảng 500 triệu USD. Đau
lưng kéo dài nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ để lại những biến chứng
nặng nề cho người bệnh như rối loạn cơ tròn, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng hô
hấp, loét do đè ép…làm tăng thời gian điều trị, tăng chi phí và giảm chất lượng cuộc
sống ở người bệnh.
Bệnh viện PHCN tỉnh Vĩnh Phúc là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, với
đặc thù là PHCN cho các bệnh về thần kinh, cơ – xương – khớp. Những năm gần
đây, tỷ lệ người bệnh đến khám và điều trị tương đối cao, chiếm 50% số người bệnh
đến điều trị bệnh về cơ xương khớp, bên cạnh đó, thời gian điều trị bệnh dài ngày,
chi phí điều trị cao, bệnh tái phát nhiều lần. Các phương pháp điều trị cho bệnh
nhân đau lưng tại bệnh viện hiện nay thường là kết hợp dùng thuốc và vật lý trị liệu.
Việc chăm sóc điều dưỡng và thực hiện phương pháp vật lý trị liệu cùng với việc
tuân thủ đúng quy trình điều trị, chăm sóc là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả điều trị cho người bệnh tại bệnh viện, giúp người bệnh phòng
ngừa và hạn chế những di chứng do bệnh mang lại, giúp người bệnh sớm tái hòa



4
nhập với cộng đồng. Qua quan sát, nghiên cứu thực tế chăm sóc và điều trị bệnh
nhân đau lưng tại bệnh viện cho thấy, công tác chăm sóc, PHCN cho người bệnh
đau lưng hiện nay còn nhiều hạn chế, mà nguyên nhân chính là do các điều dưỡng
viên (ĐDV) và các kỹ thuật viên (KTV) chưa phát huy hết được chức năng chủ
động, độc lập trong chăm sóc, vẫn còn phụ thuộc vào y lệnh của bác sỹ điều trị và
không thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ chuyên môn trong chăm sóc, PHCN
người bệnh theo quy định. Nhưng để phát hiện kịp thời những hạn chế này của
ĐDV và KTV cũng là vấn đề không dễ, tại bệnh viện chưa có công cụ kiểm tra,
đánh giá chức năng chủ động, độc lập của ĐDV và việc thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn của ĐDV, KTV trên người bệnh cũng như những dịch vụ chăm sóc, PHCN mà
người bệnh được hưởng từ khi vào viện đến lúc ra viện trên một bệnh cụ thể. Chính
vì vậy, đã làm cho bệnh nhân phải kéo dài thời gian điều trị, số bệnh nhân phải tái
khám nhiều, gây tốn kém cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến uy tín chất lượng khám
chữa bệnh của bệnh viện.
Vậy thực trạng công tác chăm sóc, PHCN cho người bệnh đau lưng của ĐDV
và KTV theo chức trách nhiệm vụ chuyên môn tại bệnh viện hiện nay như thế nào?
Bệnh nhân đã nhận được những dịch vụ chăm sóc, PHCN nào trong suốt quá trình
nằm viện từ ĐDV, KTV tại bệnh viện? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới các hoạt
động chăm sóc, PHCN trên người bệnh? Từ đó có các kiến nghị và đề xuất để xây
dựng quy trình chăm sóc, PHCN cụ thể cho từng bệnh tại bệnh viện. Nhằm nâng
cao chất lượng và các dịch vụ chăm sóc người bệnh tại bệnh viện. Bên cạnh đó, tại
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cũng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về thực
trạng chăm sóc, PHCN cho bệnh nhân đau lưng tại bệnh viện.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng
chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh đau vùng thắt lưng của Điều dưỡng
viên, Kỹ thuật viên và các yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Phục hồi chức năng
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 ”, nhằm mô tả thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác chăm sóc, PHCN người bệnh đau lưng tại một số khoa lâm
sàng, dựa vào chức trách, nhiệm vụ chuyên môn của ĐDV và KTV trong chăm sóc,

PHCN cho người bệnh từ khi đến điều trị đến lúc ra viện theo quy chế bệnh viện.


5
Và dựa vào thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/ 2011 của Bộ Y tế về “Hướng
dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”. Quyết định số
54 /QĐ-BYT ngày 06/01/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn
quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”. Và thông tư số 07/2014/TTBYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế quy định về “Quy tắc ứng xử của công chức,
viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế”. Từ đó, đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng và các dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1)Mô tả thực trạng chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh đau vùng thắt lưng
của Điều dưỡng viên và Kỹ thuật viên tại các khoa lâm sàng bệnh viện Phục hồi
chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2017.
2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, phục hồi chức năng
người bệnh đau vùng thắt lưng của Điều dưỡng viên và Kỹ thuật viên tại các khoa
lâm sàng bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2017.


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đau vùng thắt lưng
1.1.1. Định nghĩa
Đau cột sống thắt lưng (CSTL) hay còn gọi là đau lưng vùng thấp (Low back
pain) là hội chứng do đau khu trú trong khoảng từ ngang mức L1 đến nếp lằn mông
(có thể ở một bên hoặc cả hai bên), đây là một hội chứng xương khớp hay gặp nhất
trong thực hành lâm sàng. Khoảng 65-80% số người trưởng thành trong cộng đồng
có CSTL cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời và khoảng 10% số này
bị chuyển thành đau CSTL mạn tính.

1.1.2. Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng
Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng được chia làm hai nhóm chính: đau
CSTL do nguyên nhân cơ học và đau CSTL do một bệnh toàn thân (đau CSTL
“triệu chứng”).
- CSTL do nguyên nhân cơ học:
Loại này diễn biến lành tính, chiếm 90% số trường hợp đau CSTL. Bao gồm
các nguyên nhân tương ứng với các bệnh lý cơ giới, có thể ảnh hưởng tới cơ, đĩa
đệm, các khớp liên mấu. Nhóm nguyên nhân cơ học gồm:
+ Thoái hóa đốt sống (hư đốt sống)
+ Thoát vị đĩa đệm (hư đĩa đệm)
+ Trượt đốt sống
+ Hẹp ống sống
+ Các chứng gù vẹo cột sống
- Đau CSTL nguyên nhân do một bệnh toàn thể:
Các bệnh do thấp: Viêm khớp phản ứng và các bệnh khác trong nhóm bệnh lý
cột sống; Viêm cột sống dính khớp; Xơ xương lan tỏa tự phát.
Nguyên nhân do nhiễm khuẩn: Viêm đĩa đệm cột sống do vi khuẩn, nấm, ký
sinh trùng; Viêm đĩa đệm cột sống do lao; Áp xe cạnh cột sống; Áp xe ngoài màng
cứng; Viêm khớp cùng chậu do vi khuẩn.
Nội tiết: Loãng xương; Nhuyễn xương; Cường cận giáp trạng


7
U lành tính và U ác tính: U mạch; Bệnh đa tủy xương; Ung thư nguyên phát;
Di căn ung thư vào cột sống thắt lưng; U ngoài màng cứng, U não, U thần kinh nội
tủy; U dạng xương
Nguyên nhân từ nội tạng:
Sinh dục: Viêm u tuyến tiền liệt, Viêm phần phụ
Tiêu hóa: Viêm tụy cấp,Viêm loát dạ dày tá tràng, ung thư ruột, phình động
mạch chủ

Tiết niệu: Sỏi thận, ứ nước ứ mủ bể thận, viêm quanh thận
Các nguyên nhân khác: Tâm thần, xơ tủy xương
1.1.3. Chẩn đoán
- Lâm sàng:
+ Đau CSTL do nguyên nhân cơ học (nguyên nhân tại cột sống):
Đau CSTL do căng giãn dây chằng quá mức: đau xuất hiện đột ngột sau bê vật
nặng, sau hoạt động sai tư thế (lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót…), rung
xóc do đi xe đường dài, sau nhiễm lạnh hoặc sau một cử động đột ngột. Đau thường
kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường
cong sinh lý, khi thầy thuốc ấn ngón tay dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt
ở hai bên cột sống có thể xác định được điểm đau.
Thoát vị đĩa đệm CSTL: thường có biểu hiện của đau thần kinh tọa. Người
bệnh đau lan từ CSTL lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng
chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón I nếu bị chèn ép ở L5. Nếu tổn thương ở
S1, đau lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân, gân Achille, mắt cá ngoài qua bờ ngoài
gan chân tới ngón V. Đôi khi có rối loạn cảm giác nông: cảm giác tê bì, kiến bò, kim
châm…dấu hiệu giật dây chuông dương tính, dấu hiệu Lasegue dương tính. Trường
hợp có chèn ép nặng người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn. Phản xạ gân xương chi
dưới thường giảm hoặc mất, có thể có teo cơ đùi và cẳng chân nếu đau kéo dài.
+ Đau CSTL do một bệnh toàn thân:
Trong trường hợp đau CSTL là triệu chứng của một bệnh toàn thân, người
bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như: sốt, dấu hiệu nhiễm trùng
thường gặp do nguyên nhân nhiễm khuẩn; gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng,


8
không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau thông thường là các triệu chứng
gợi ý nguyên nhân là ung thư; trường hợp đau thắt lưng dữ dội ngày càng tăng kèm
theo dấu hiệu sốc (shock), da xanh thiếu máu nên nghi ngờ phình tách động mạch
chủ bụng…Khi có dấu hiệu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau

vùng thắt lưng, thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa
thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu để tìm nguyên nhân.
Một số các trường hợp có nguyên nhân do tâm lý: dấu hiệu đau CSTL xuất
hiện sau các stress do áp lực của tâm lý hoặc lao động thể lực quá sức, sau đó
chuyển thành đau thắt lưng mạn tính dai dẳng. Tuy nhiên, thày thuốc cần loại trừ
các bệnh thực thể gây CSTL trước khi chẩn đoán đau do nguyên nhân tâm lý.
1.1.4. Các phương pháp điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh
đau lưng
-

Các nội dung điều trị
Các bệnh nhân đau lưng đến điều trị tại bệnh viện chủ yếu đau vùng thắt lưng

và hạn chế vận động CSTL và có thể kèm theo đau tê dọc chi dưới, nên phác đồ
điều trị vật lý trị liệu (VLTL) cho các bệnh nhân là gần giống nhau bao gồm một
hoặc nhiều các phương pháp điều trị VLTL sau:
+ Hồng ngoại (Bó nến) CSTL
+ Điện xung CSTL
+ Điện phân CSTL
+ Kéo giãn CSTL
+ Vận động trị liệu
- Các nội dung chăm sóc, phục hồi chức năng:
Theo thông tư số: 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 về Hướng dẫn
công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện ghi rõ:
Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài
tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và
tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.



9
Chăm sóc phục hồi chức năng:
Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập
và phục hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng
của cơ thể.
Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để đánh
giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.
1.2. Chức năng của điều dưỡng viên
1.2.1. Chức năng chung của người điều dưỡng
Người điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân toàn diện (lấy bệnh nhân làm
trung tâm) được thể hiện ba chức năng chính: Chức năng độc lập (chủ động); Chức
năng phối hợp (hợp tác); Chức năng phụ thuộc (thụ động).
- Chức năng độc lập: Chủ động thực hiện các hoạt động chăm sóc cho người
bệnh gồm:
+ Tiếp đón bệnh nhân: thái độ tiếp xúc, làm thủ tục hành chính, hướng dẫn
nội quy khoa phòng và sử dụng trang thiết bị trong buồng bệnh.
+ Nhận định bệnh nhân theo quy trình điều dưỡng
+ Theo dõi và đánh giá bệnh nhân trong quá trình chăm sóc
+ Lập kế hoạch và thực hiện kế họach chăm sóc theo kế hoạch đề ra
+ Thực hiện các trường hợp sơ cứu, cấp cứu ban đầu lúc chưa có bác sỹ
+ Giúp đỡ bệnh nhân và làm các công việc vệ sinh thân thể (tắm gội, thay,
mặc quần áo cho bệnh nhân).
+ Giúp đỡ thực hiện trong việc cho bệnh nhân ăn uống.
+ Giúp bệnh nhân vận động, luyện tập phục hồi chức năng.
+ Thực hiện các kỹ năng chăm sóc điều dưỡng.
+ Thực hiện các quy tắc vô khuẩn khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc.
+ Chăm sóc, giải quyết bệnh nhân hấp hối và bệnh nhân tử vong.
- Chức năng phối hợp: Phối hợp với một số KTV khác như:
+ X-quang, xét nghiệm, phục hồi chức năng, ECG…để thực hiện một số kỹ
thuật chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.



10
+ Phản ánh các diễn biến của bệnh nhân cho thầy thuốc để phối hợp xử trí kịp
thời khi bệnh nhân chuyển bệnh nặng (thở oxy, hô hấp nhân tạo, ép tim,
cầm máu, băng bó…).
- Chức năng phụ thuộc:
+ Cho bệnh nhân dùng thuốc (uống, tiêm truyền…), đặt sonde, thụt tháo …
theo y lệnh của thầy thuốc.
+ Thực hiện một số thủ thuật, theo yêu cầu điều trị.
+ Phụ giúp bác sỹ thực hiện một số thủ thuật điều trị.
+ Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng viên tại bệnh viện:
Theo thông tư 07/2011 của Bộ Y tế về: Hướng dẫn công tác chăm sóc điều
dưỡng tại bệnh viện gồm 12 nội dung chăm sóc bao gồm [1]: (1) Tư vấn giáo dục
sức khỏe (GDSK), (2) Chăm sóc về tinh thần, (3) Chăm sóc vệ sinh cá nhân, (4)
Chăm sóc về dinh dưỡng, (5) Chăm sóc, PHCN, (6) Chăm sóc người bệnh có chỉ
định phẫu thuật, thủ thuật, (7) Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh,
(8) Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và tử vong, (9) Thực hiện các kỹ thuật
điều dưỡng, (10) Theo dõi, đánh giá người bệnh, (11) Bảo đảm an toàn và phòng
ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh, (12) Ghi chép hồ sơ
bệnh án.
1.3. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên và kỹ thuật viên trong hoạt động chăm sóc,
phục hồi chức năng người bệnh đau lưng
1.3.1. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên trong hoạt động chăm sóc, phục hồi chức
năng người bệnh đau lưng
- Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng:
Trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng (CSĐD) chương 2, tài liệu hướng dẫn
đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện của Hội Điều dưỡng
Việt Nam ghi rõ: “CSĐD là những chăm sóc chuyên môn của người điều dưỡng đối

với người bệnh từ khi vào viện cho tới lúc ra viện. Nội dung chính bao gồm: Chăm
sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi, sử dụng thuốc,


11
phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho người bệnh. CSĐD bắt đầu từ lúc người
bệnh đến khám, vào viện và cho đến khi người bệnh ra viện hoặc tử vong”.
- Nhiệm vụ của điều dưỡng viên trong chăm sóc, phục hồi chức năng người
bệnh đau lưng
1) Đón tiếp bệnh nhân ngay sau khi vào khoa: Khẩn trương đón tiếp, bố trí
giường bệnh, hướng dẫn và giải thích nội quy, quy định của khoa và bệnh viện [5].
2) Nhận định, đánh giá tình trạng người bệnh: bao gồm các nội dung:
Khai thác tiền sử: Hỏi người bệnh hoặc người nhà người bệnh về tiền sử, diễn
biến của bệnh, tiền sử cá nhân người bệnh, gia đình người bệnh, xác định vấn đề
sức khỏe: đau lúc nào? Thời gian bao lâu? Vị trí đau? Triệu chứng? Yếu tố làm
tăng, giảm triệu chứng? Đã từng điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa chưa?.
Khám các hệ thống của cơ thể:
+ Quan sát nhận định toàn trạng (da, niêm mạc, tình trạng vệ sinh, các vấn đề
khó khăn của người bệnh, đánh giá bằng sự thăm khám (ống nghe, huyết áp, sờ cảm
giác nhiệt độ, sự đàn hồi của da, ngửi mùi hơi thở. . .).
+ Ghi chép vào phiếu chăm sóc theo dõi khi phát hiện các vấn đề bất thường.
+ Sử dụng kỹ năng ra quyết định xem vấn đề nào cần ưu tiên trước để sắp xếp
thứ tự ưu tiên trong thành lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc.
+ Yêu cầu nhận định khách quan, cập nhật thường xuyên, ghi chép chính xác.
3) Chăm sóc PHCN: ĐDV hướng dẫn, hỗ trợ tập luyện và PHCN sớm đề
phòng các biến chứng.
4) Thực hiện y lệnh dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh: Dùng
thuốc theo chỉ định điều trị, kiểm tra thuốc, hướng dẫn giải thích cho người bệnh
tuân thủ điều trị, thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc (đúng người, đúng thuốc, đúng
liều dùng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc), cho người bệnh uống

thuốc tại giường, theo dõi phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai
biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sỹ điều trị, công khai thuốc cho
người bệnh theo quy định. Phối hợp với đồng nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng và
hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc [5].


12
5) Tư vấn GDSK: bao gồm các nội dung tư vấn: bệnh đang mắc, thuốc điều
trị, phương pháp điều trị, dinh dưỡng, tập luyện, diễn biến bệnh. Hướng dẫn tự
chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện [5].
6) Thường quy đi buồng: Thường quy đi buồng hàng ngày vào 8 giờ sáng,
nhận định, đánh giá tình trạng người bệnh, giải đáp băn khoăn, thắc mắc của người
bệnh, tư vấn giáo dục sức khỏe, hướng dẫn, hỗ trợ các bài tập VLTL.
7) Ghi chép hồ sơ bệnh án: Ghi lại các thông tin người bệnh chính xác và
khách quan, ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.
8) Thực hiện các thủ tục ra viện cho người bệnh: Thông báo và dặn dò người
bệnh hoặc người nhà những điều cần thực hiện sau khi ra viện, công khai chi tiết
từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người bệnh phải
thanh toán, giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người nhà người bệnh có yêu cầu,
tiếp thu ý kiến đóng góp của người bệnh [5].
1.3.2. Nhiệm vụ của kỹ thuật viên trong hoạt động chăm sóc, phục hồi chức
năng người bệnh đau lưng [2]
Dưới sự chỉ đạo của KTV trưởng khoa, KTV VLTL - PHCN có nhiệm vụ:
Sử dụng thiết bị VLTL:
- Kiểm tra thiết bị trước khi dùng.
- Giải thích cho người bệnh trước khi điều trị để người bệnh yên tâm.
- Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.
- Vận hành đúng quy trình kỹ thuật bệnh viện, đúng y lệnh.
- Sau sử dụng thiết bị, tắt máy.
- Hướng dẫn động viên người bệnh và gia đình biết cách tập luyện tại nhà

theo đúng kỹ thuật bệnh viện và đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra thiết bị chuyên dùng trước khi sử dụng cho người bệnh.
- Ghi chép đầy đủ vào phiếu VLTL.
- Bảo quản thiết bị.
- Không được bỏ vị trí làm việc khi máy đang hoạt động.


13
1.4. Nội dung chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh đau lưng tại bệnh
viện và tầm quan trọng của từng nội dung
Các hoạt động chăm sóc, PHCN cho người bệnh đau lưng tại bệnh viện từ khi
bệnh nhân vào viện đến khi bệnh nhân ra viện theo chức trách, nhiệm vụ chuyên
môn của ĐDV và KTV bao gồm công tác đón tiếp người bệnh; Nhận định tình trạng
người bệnh theo quy trình ĐDV; Thực hiện Y lệnh thuốc và Y lệnh điều trị VLTL;
Tư vấn, GDSK; Theo dõi, đánh giá người bệnh và hoàn thiện các thủ tục trước khi
người bệnh ra viện.
Thực tế quan sát cho thấy, đây là những nội dung không thể thiếu và đặc biệt
quan trọng trong các hoạt động chăm sóc, PHCN cho người bệnh, góp phần quan
trọng vào chất lượng và kết quả điều trị cho người bệnh. Vì vậy, trong khuôn khổ
của đề tài này, tôi tập trung phân tích 07 nội dung chính trong 12 nội dung chăm sóc
theo thông tư số: 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 về “Hướng dẫn
công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện” và thông tư số:
07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế Quy định về “Quy tắc ứng xử của
công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế”. Trong đó, 06 nội
dung dành cho ĐDV bao gồm: Công tác Đón tiếp người bệnh; Nhận định, đánh giá
tình trạng người bệnh; Thực hiện Y lệnh thuốc; Tư vấn, GDSK; Ghi chép hồ sơ
bệnh án và Ra viện. Và 01 nội dung dành cho KTV là Lượng giá NB và Thực hiện
Y lệnh VLTL.
Tầm quan trọng của việc thực hiện các nội dung trong quy trình:
(1) Công tác đón tiếp người bệnh: Làm tốt nội dung này ĐDV sẽ giúp bệnh

nhân tin tưởng và yên tâm ngay từ khi mới vào viện, tạo tâm lý thoải mái và phối
hợp tốt với Cán bộ Y tế trong suốt qua trình điều trị.
(2) Nhận định, đánh giá tình trạng người bệnh: Công tác nhận định, đánh
giá người bệnh là rất quan trọng, người bệnh được ĐDV nhận định, đánh giá tình
trạng người bệnh ngay sau khi đón tiếp người bệnh vào khoa điều trị. Mục đích là
để thu thập thông tin chủ quan (phỏng vấn NB) về cảm nhận của NB về tình trạng
bệnh và thông tin khách quan ( qua khám thực thể) để phát hiện những dấu hiệu,
triệu chứng bất thường và nhu cầu chăm sóc của NB để lập kế hoạch chăm sóc phù


14
hợp với từng NB. Công tác nhận định, đánh giá người bệnh sẽ được làm thường
xuyên hàng ngày khi ĐDV đi buồng thường quy và khi chăm sóc cho người bệnh.
Việc nhận định, đánh giá hàng ngày sẽ giúp cho ĐDV theo dõi, so sánh tiến triển
của bệnh đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của người bệnh nhằm kịp
thời báo cáo Bác sĩ điều trị để thay đổi phương pháp điều trị hoặc có những can
thiệp chăm sóc kịp thời trên người bệnh.
(3) Thực hiện Y lệnh thuốc: Bao gồm kiểm tra đối chiếu bệnh nhân và thuốc
theo Y lệnh để tránh nhầm lẫn. Hỏi tiền sử dị ứng sẽ tránh được những rủi ro cho
người bệnh. Người ĐDV có kiến thức tốt sẽ giúp tư vấn cho bệnh nhân hiểu được
về thuốc (tác dụng, cách dùng, thời điểm dùng và tương tác với các thuốc khác),
giúp người bệnh tuân thủ điều trị, phối hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.
(4) Tư vấn, GDSK: Công tác tư vấn, GDSK đòi hỏi người ĐDV phải có kiến
thức chuyên môn tốt để có thể tư vấn cho bệnh nhân những vấn đề liên quan đến
bệnh, thuốc và chế độ dinh dưỡng nhằm mục đích để bệnh nhân phối hợp tốt trong
quá trình điều trị và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp, hạn chế các biến chứng
và di chứng cho bệnh nhân.
(5) Ghi chép hồ sơ bệnh án: Ghi chép kịp thời ngay sau khi ĐDV chăm sóc,
theo dõi hoặc thực hiện can thiệp trên người bệnh. Ghi chép đầy đủ các nội dung
theo quy định giúp bác sỹ và ĐDV trực tiếp hoặc không trực tiếp điều trị chăm sóc

người bệnh có thể nắm bắt kịp thời các diễn biến của người bệnh và những can
thiệp của ĐDV đã làm trên người bệnh. Để từ đó có những chỉ định và can thiệp
phù hợp tiếp theo cho người bệnh
(6) Ra viện: Công tác ra viện nếu làm tốt sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu
những thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được cung cấp
các kiến thức về bệnh, thuốc, chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện trước khi ra
viện.
(7) Thực hiện Y lệnh VLTL: KTV thực hiện đúng Y lệnh về VLTL cho bệnh
nhân có vai trò đặc biệt quan trọng làm tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.


15

1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho
người bệnh đau lưng của điều dưỡng viên và kỹ thuật viên
Yếu tố cá nhân: Trình độ chuyên môn của ĐDV, KTV đóng vai trò rất quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăm sóc, PHCN cho người bệnh. Kết quả
nghiên cứu của Li – Ming You và cộng sự cho thấy, có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa trình độ của điều dưỡng với kết quả điều trị, với mỗi 10% sự gia tăng
cử nhân điều dưỡng thì làm tăng mức độ hài lòng của người bệnh [24]. Bên cạnh
trình độ chuyên môn thì yếu tố kỹ năng của ĐDV cũng góp phần không nhỏ đến
công tác nhận định, đánh giá người bệnh, thực tế cho thấy, nếu kỹ năng nhận định
người bệnh không tốt sẽ ảnh hưởng việc đánh giá ban đầu người bệnh và dẫn đến kế
hoạch chăm sóc, PHCN người bệnh không phù hợp và hiệu quả không cao. Kết quả
nghiên cứu của Lê Thị Bình cho thấy, hầu hết ĐDV đều có kỹ năng nhận định
nhưng chỉ dùng lại ở mức điểm trung bình và dưới trung bình, những kỹ năng khác
như lập kế hoạch chăm sóc còn kém hoặc phần lớn không thực hiện. Một số yếu tố
cá nhân khác cũng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chăm sóc người bệnh như:
tuổi nghề, đào tạo có chứng chỉ ... [1].
Tổ chức, giám sát: Công tác đào tạo, cập nhật kiến thức cho ĐDV, KTV là

yếu tố không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, PHCN cho người bệnh,
trong đó, đào tạo tập huấn và giám sát về cách ghi chép phiếu chăm sóc có ảnh
hưởng đến kết quả công tác ghi chép phiếu chăm sóc. Kết quả nghiên cứu của Trần
Thị Minh Tâm và cộng sự cho thấy, trước khi đào tạo tập huấn tỷ lệ ghi chép phiếu
chăm sóc chỉ đạt 81,5% và sau khi đào tạo và tập huấn tỷ lệ này đạt rất cao chiếm
98,6%.
Sự phối hợp của đồng nghiệp: Sự hỗ trợ và phối hợp của dồng nghiệp là yếu
tố đã được chứng minh làm tăng hiệu quả chăm sóc người bệnh của ĐDV trong
nghiên cứu của Lê Thị Bình [1].


16
1.6. Một số nghiên cứu về chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh đau
lưng
1.6.1. Các nghiên cứu trên thế giới
- Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng:
Nghiên cứu của Li – Ming You và cộng sự trên 9688 điều dưỡng và 5766
người bệnh nhằm đánh giá một cách toàn diện nguồn lực điều dưỡng tại 181 bệnh
viện ở Trung Quốc và mối liên hệ giữa nguồn lực điều dưỡng với chất lượng chăm
sóc bệnh nhân. Kết quả cho thấy, tỉ lệ điều dưỡng đánh giá môi trường làm việc và
chất lượng chăm sóc tại bệnh viện họ đang làm việc ở mức trung bình (lần lượt là
61% và 29%). Nghiên cứu này cũng chỉ ra, có sự liên quan giữa trình độ điều dưỡng
với kết quả điều trị, với mỗi 10% sự gia tăng cử nhân điều dưỡng thì làm tăng mức
độ hài lòng của người bệnh. Theo kết quả thu được của Li – Ming You, 38% điều
dưỡng đã làm việc quá sức và 45% không hài lòng với nghề nghiệp của mình [24].
Nghiên cứu của tiến sỹ Robert L. Kane và cộng sự trong cơ quan nghiên cứu
chất lượng chăm sóc sức khỏe y tế và dịch vụ nhân sinh hoa kỳ đã chỉ ra nhân lực
điều dưỡng làm tại các bệnh viện nhiều hơn sẽ làm cho tỷ lệ tử vong người bệnh tại
các bệnh viện thấp hơn. Ở những phòng chăm sóc đặc biệt, số lượng nhân lực điều
dưỡng nhiều sẽ giảm bớt nguy cơ tử vong cũng như nguy cơ biến chứng của người

bệnh [26].
- Nghiên cứu liên quan về PHCN cho người bệnh
Đau thắt lưng (ĐTL) là một rối loạn cơ năng do nhiều nguyên nhân gây ra và
gặp rất phổ biến trong các nghành nghề lao động sản xuất khác nhau. Hiện nay, nó
được hiểu như một bệnh có liên quan tới nghề nghiệp khá phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới. Thiệt hại do ĐTL gây ra cũng không phải là nhỏ:
Theo báo cáo của Hiệp hội sức khỏe và An toàn Công nghiệp Nhật Bản năm
1994, các tổn thương nghề nghiệp do ĐTL được đền bù ước tính 77,3 % trong tổng
số các tổn thương nghề nghiệp [21].
Theo kết quả nghiên cứu của Stover H. Snook năm 1998, tiêu phí thời gian do
ĐTL trung bình là 4 giờ cho một người lao động một năm, và khoảng 2% người lao


17
động phải nghỉ việc vì đau thắt lưng. Tổng chi phí hàng năm cho ĐTL khoảng 16 tỉ
đô la Mỹ cho chi phí đền bù và điều trị.
Theo Seyed Mohammad, ĐTL luôn là một vấn đề quan trọng trong các ngành
sản xuất công nghiệp. Khoảng 60% trong tất cả số người lao động đã từng phải trải
qua ít nhiều đau thắt lưng, và đôi lần trong suốt cuộc đời lao động của mình. ĐTL
thường thấy ở độ tuổi lao động từ 20 - 55 mà độ tuổi hay gặp nhất là 20 - 40 [26].
1.6.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
- Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng:
Nghiên cứu của Lê Thị Bình khảo sát về kỹ năng thực hành của ĐDV khi
chăm sóc người bệnh và các yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu được thực hiện trên 450
ĐDV đang trực tiếp làm công tác chăm sóc người bệnh tại 9 bệnh viện trong cả
nước vào giữa năm 2006-2007, nội dung để đánh giá kỹ năng thực hiện Quy trình
điều dưỡng và các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản của các ĐDV hàng ngày thực hiện
chăm sóc trên người bệnh. Kết quả cho thấy, thực trạng kỹ năng của ĐDV còn yếu,
ĐDV có kỹ năng nhận định nhưng chỉ đạt số điểm ở mức trung bình và dưới trung
bình. Kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc còn kém, phần lớn không thực hiện. Kết quả

thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật theo bảng kiểm chỉ ở mức trung bình và có một số
yếu tố liên quan đến năng lực của ĐDV về tuổi nghề, đào tạo có chứng chỉ, được sự
hỗ trợ của đồng nghiệp là những yếu tố tăng hiệu quả chăm sóc người bệnh của
ĐDV [1].
Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh và Lê Văn Thạch tiến hành nghiên
cứu mô tả cắt ngang năm 2012 về thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng người
bệnh tại các khoa lâm sàng bệnh viện Hữu Nghị. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
ĐDV đã thực hiện tương đối tốt các công tác với 4 trong 5 nội dung chăm sóc người
bệnh được đánh giá đều đạt trên 90%. Tuy nhiên, công tác tư vấn, hướng dẫn giáo
dụcsức khỏe chỉ đạt 66,2%; còn có tới 46,2% người chăm sóc người bệnh thực hiện
việc vệ sinh cá nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thiếu nhân lực, trình độ và quá
tải công việc của ĐDV ảnh hưởng đến việc thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm
sóc người bệnh. Cần bổ sung nhân lực ĐDV và tăng cường một số hoạt động của


18
ĐDV cũng như công tác quản lý để tiếp tục cải thiện công các chăm sóc người bệnh
[14].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Minh Tâm năm 2009. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, công tác đào tạo tập huấn và giám sát về cách ghi chép phiếu chăm sóc có
ảnh hưởng đến kết quả công tác ghi chép phiếu chăm sóc. Cụ thể trước khi đào tạo
tập huấn tỷ lệ này chỉ đạt 81,5% sau khi đào tạo và tập huấn tỷ lệ này đạt rất cao
chiếm 98,6% [18].
Nghiên cứu của Lê thị Hằng về đánh giá thực trạng ghi chép các biểu mẫu của
ĐDV tại viện lão khoa Trung ương năm 2015. Kết quả cho thấy, công tác ghi chép
phiếu chăm sóc của ĐDV chưa đầy đủ, xảy ra ở tất cả các biểu mẫu của ĐDV. Nội
dung ghi chép sơ sài, thiếu thông tin chiếm tỷ lệ trên 20%, nội dung ghi chép về
đánh giá người bệnh trong phiếu chăm sóc lên tới 55,8% [10].
Nghiên cứu liên quan về PHCN cho người bệnh
Nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên Năm 2012, tiến hành nghiên cứu can thiệp

về hiệu quả can thiệp chăm sóc điều dưỡng và vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoát vị
đĩa đệm cột sống thắt lưng tại trung tâm phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai,
kết quả cho thấy, hiệu quả chăm sóc của ĐDV và VLTL cho 30 người bệnh thoát vị
đĩa đệm CSTL trong thời gian 30 ngày như sau: 100% số người bệnh có tiến triển
tốt về các triệu chứng: giảm đau, giảm sự chèn ép rễ thần kinh, tăng độ chun giãn
của CSTL, thực hiện tốt các cử động gập khớp háng và CSTL, tăng góc của cử động
khớp háng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tất cả các bệnh nhân đều có tiến triển
tốt, trong đó: rất tốt chiếm 46,7%, tốt chiếm 46,7% và trung bình chiếm 6,6% [15].
Năm 2012, nghiên cứu của Lưu Thị Thu Hà tiến hành bằng phương pháp mô
tả, điều tra phỏng vấn kết hợp nghiên cứu can thiệp có đối chứng về thực trạng đau
thắt lưng ở công nhân nhà máy luyện thép Thái nguyên và áp dụng một số giải pháp
can thiệp. Kết quả cho thấy, hiệu quả của các phương pháp PHCN cho bệnh nhân
đau thắt lưng trong đó tầm vận động cột sống phục hồi tốt là:94, 5%, phục hồi khá
là 4, 6%. Có 82,7% số bệnh nhân không còn đau thắt lưng, không có trường hợp
nào đau trầm trọng sau can thiệp. Kết quả cũng cho thấy, tỷ lệ người bệnh thực hiện


19
các chức năng sinh hoạt bình thường là 85%, tỷ lệ thực hiện còn hạn chế là 10,9%
và có tới 91, 8% phục hồi tốt độ giãn cột sống thắt lưng, 83,6% không còn có điểm
đau ở cạnh cột sống, 87,3% không còn điểm đau gai sống, 84,5% cơ cạnh sống
không còn bị phản ứng sau can thiệp. Hiệu quả của can thiệp: phục hồi tốt 32,7%,
phục hồi khá 54,6%, phục hồi mức trung bình 12,7 % và không có trường hợp nào
phục hồi mức độ kém. Từ kết quả của nghiên cứu cho thấy, tác dụng của các
phương pháp điều trị VLTL trên bệnh nhân đau thắt lưng rất có hiệu quả [9].
1.7. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu
1.7.1. Thông tin chung về bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc
Bệnh viện PHCN tỉnh Vĩnh Phúc là bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến
tỉnh. Bệnh viện được thành lập từ năm 1969 với tên gọi ban đầu là viện điều dưỡng
cán bộ tỉnh, năm 1996 để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, bệnh viện

đổi tên thành bệnh viện điều dưỡng và PHCN. Đến 17/4/2015, bệnh viện được đổi
tên thành bệnh viện PHCN tỉnh vĩnh phúc. Bệnh viện với quy mô 150 giường kế
hoạch, 12 khoa phòng (bao gồm 04 phòng chức năng, 06 khoa lâm sàng và 02 khoa
cận lâm sàng), 127 cán bộ (108 cán bộ biên chế, 19 cán bộ hợp đồng). Bệnh viện có
đầy đủ các chuyên khoa lâm sàng với các trang thiết bị chuyên nghành hiện đại như
máy oxy cao áp, máy kéo giãn, máy điện trường cao áp, máy cao tần HCPT cắt trĩ
công nghệ cao… đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và PHCN của người bệnh trong
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và một số khu vực lân cận.
Tuy gặp nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình hoạt động, nhưng với
tinh thần đoàn kết và thống nhất cao của lãnh đạo bệnh viện cùng với toàn thể cán
bộ viên chức trong toàn Bệnh viện phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
1.7.2. Hệ thống tổ chức và hoạt động
- Cơ cấu nhân lực: Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có: 140 cán bộ (cán bộ
biên chế: 121; cán bộ hợp đồng: 19).
Trong đó: Bác sĩ CKII: 02; Bác sĩ CKI: 06; Bác sĩ: 18; Dược sĩ đại học: 02;
Kỹ thuật viên đại học: 02; Kỹ thuật viên cao đẳng: 02; Cử nhân đại học điều dưỡng:
03; Cao đẳng điều dưỡng: 09; Đại học khác: 06; Y tá - KTV: 69 ; Cán bộ khác: 21.


20
Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh phúc
- Mô hình phân công chăm sóc theo đội áp dụng tại bệnh viện Phục hồi
chức năng tỉnh Vĩnh phúc
Một đội chăm sóc bao gồm các nhóm hoặc các thành viên sau: Điều dưỡng;
Bác sỹ; KTV PHCN; Hộ lý; Người bệnh (là trung tâm chăm sóc); Người nhà của
người bệnh.
Nguyên tắc làm việc của đội chăm sóc: Đội chăm sóc hoạt động trên nguyên
tắc phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên, mỗi thành viên, nhóm thành viên chủ

động thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Mỗi


21
thành viên của đội được phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp tình hình bệnh tật từng
bệnh nhân, phù hợp từng thời điểm, phân cấp chăm sóc. Mọi diễn biến được theo
dõi chặt chẽ để kịp thời thay đổi cấp độ chăm sóc và có những can thiệp kịp thời.
Nhiệm vụ của các thành viên trong đội chăm sóc: Đội trưởng: Là một điều
dưỡng chăm sóc trực tiếp người bệnh kiêm quản lý đội chăm sóc, chịu trách nhiệm
phân công và điều phối các hoạt động chăm sóc của các thành viên trong đội chăm
sóc, giám sát các hoạt động chăm sóc BN. ĐDV: Được phân công một số buồng
bệnh nhất định và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo thông tư 07/ 2011/ TTBYT về hướng dẫn công tác chăm sóc trong bệnh viện và các quy định của đội
chăm sóc [5].
1.8. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết cho thấy công tác chăm sóc, PHCN người bệnh đau lưng của
ĐDV và KTV chịu tác động bởi những yếu tố như: Yếu tố cá nhân; Tổ chức giám
sát; Sự phối hợp của đồng nghiệp; Sự quan tâm của lãnh đạo. Khung lý thuyết được
vẽ dựa trên một số qui định về nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh theo
thông tư 07/2011 của Bộ Y tế và nhiệm vụ chuyên môn của KTV VLTL trong quy
chế bệnh viện ban hành kèm theo QĐ 1895 của Bộ Y tế.


×