Tải bản đầy đủ (.pptx) (39 trang)

cong nghiep vung bac trung bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.46 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI THẢO LUẬN. CÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ Nhóm sinh viên thực hiện: Tổ 4 - lớp Địa 4A. GVGD: TS. Phạm Viết Hồng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CẤU TRÚC TRÌNH BÀY. I. VAI TRÒ. CÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ. II. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI VÙNG BẮC TRUNG BỘ Vùng BTB là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam, bao gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp, tuy nhiên ngành công nghiệp của vùng chưa phát triển mạnh. Mặt khác công nghiệp lại đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng: Cung cấp một phần hàng hóa tiêu dùng cho đời sống con người; có khả năng sản xuất ra các máy móc, thiết bị, vật tư, công cụ lao động cơ khí cho tất cả các hoạt động kinh tế xã hội;.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị nhằm tích lũy nguồn vốn cho phát triển kinh tế của vùng. Làm tăng khả năng khai thác của vùng. Ngoài ra còn có khả năng thúc đẩy quá trình đô thị hóa, thu hút lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đáp ứng yêu cầu an ninh quốc phòng,bảo vệ tổ quốc. Thúc đẩy sự phát triển của tất cả những ngành khác như Nông- Lâm-Ngư, dịch vụ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, trong vùng cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở BẮC TRUNG BỘ. Vị trí địa lí: Phiá Bắc: giáp Đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía bắc Phía Nam: giáp Duyên hải Nam trung Bộ Phía Tây: giáp Lào Phía Đông: giáp biển đông.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. KHÓANG SẢN: Bắc Trung Bộ có nguồn khoáng sản đa dạng, chiếm 60% trữ lượng sắt; 80% thiếc; 100% cromit và 40% trữ lượng đá vôi toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, phải kể đến một số mỏ có giá trị lớn như mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); mỏ cromit Cổ Định (Thanh Hóa); mỏ thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An),… tạo ra cơ sở thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp Bắc Trung bộ cũng là nơi cung cấp đá hoa cương và đá vôi trữ lượng lên tới hàng tỷ tấn cho thị trường cả nước. Đây là cơ sở tốt để phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, và sản xuất vật liệu xây dựng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1. THANH HÓA _ Theo số liệu của sở tài nguyên và môi trường Thanh Hóa đưa ra năm 2004 thì nguồn tài nguyên của tỉnh như sau: . Cát xây dựng: Trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh. . Đá ốp lát: Trữ lượng 2-3 tỉ khối, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ bền cao. . Đá bột: Làm phụ gia xi măng . Quặng sắt: Có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn. . Vàng gốc: Tập trung chủ yếu ở làng Nèo huyện Bá Thước . Đá quý: Tập trung ở tây nam tỉnh, chưa có điều kiện kiểm chứng, khảo sát. . Phốt pho rit: Trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình. . Secpentin: Trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bảng một số loại khoán sản của Thanh Hóa Khoáng sản Đá vôi làm xi măng. Trữ lượng 370 triệu tấn. Sét làm xi măng. 85 triệu tấn. Sét làm gạch ngói. 20 triệu khối. Quặng Crom. 21.898 triệu tấn. Phân bố Quan Hóa, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bỉm Sơn, Hà Trung. Hà Trung, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Tĩnh Gia. Thạch thành, Hà trung, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Triệu Sơn và Ngọc Lặc.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> _ Ngoài ra còn có một số loại khoáng sản như: . Đô lô mit: Trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt. . Than đá: Trữ lượng không đáng kể. .Than bùn: Trữ lượng 2 triệu tấn, là nguyên liệu chính để làm phân bón vi sinh. . Nước mặt: Với các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông Bưởi, sông Bạng, sông Yên,...Tổng chiều dài là 881 km, với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km². Tổng lượng nước ngọt trung bình hằng năm là 19,52 tỷ m³. .Muối biển: Nước biển Thanh hóa có độ mặn cao từ 2,52,8 % vào các tháng từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng từ 3,2-3,3 %..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. NGHỆ AN Có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ và 171 điểm quặng, nổi bật là: than, thiếc, bauxit, đá vôi, đá oplat, sét gạch ngói, sét xi măng và một số khoáng sản khác Than mỡ ở mỏ than Khe Bố sản lượng khai thác hàng năm từ 30 - 40 ngàn tấn. Than nâu ở mỏ than Việt Thái (Nghĩa Đàn) và mỏ Đôn Phục (Con Cuông) với trữ lượng gần 1 triệu tấn. _ Kim loại đen: . Sắt: ở Vân Trình (Nghi Lộc) và Võ Nguyên (Thanh Chương). Trữ lượng cả 2 mỏ hơn 1,8 triệu tấn với hàm lượng Fe = 41,53 - 67,05%. Manngan: ở Rú Thành (Hưng Nguyên) trữ lượng C1 là 91.735 tấn, C2 là 131.296 tấn..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> . Kim loại màu quý hiếm: . Thiếc: Tập trung ở vùng Quỳ Hợp và Quế Phong. Vùng Quỳ Hợp có 10 mỏ thiếc sa khoáng đã được điều tra với trữ lượng cấp C1+C2 là 33.678 tấn. . Mỏ sa khoáng Na-Ca (Quế Phong) trữ lượng B + C1 + C2 loại SnO2 từ 367 đến 2027 g/m3 là 9760 tấn . Vàng được phát hiện ở nhiều nơi trong tỉnh gồm vàng sa khoáng, vàng gốc và vàng đã được điều tra ở nhiều mức độ khác nhau. . Monazit ở huyện Quỳ Hợp trữ lượng C2 đạt gần 3 triệu tấn Khoáng sản phi kim: . Barit có ở nhiều nơi, trong đó mỏ Sơn Thành trữ lượng cấp C1 là 55.623 tấn quặng, 35.029 tấn Barit, cấp C2 là 108.997 tấn quặng, 66.398 tấn barit . Kaolin: sét ở huyện Nghi Lộc trữ lượng cấp C2 là 6.982.812 tấn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bảng trữ lượng một số loại khoáng sản của Nghệ An Khoáng sản Đá vôi. Trữ lượng 1 tỷ tấn. Phân bố Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,… Đá xây dựng Trên 1 tỷ m3 Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương Than 5 triệu tấn Tương Dương, Con Cuông Đá bazan 260 triệu m3 Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp Đá trắng 982 triệu tấn Quỳ Hợp, Quỳ Châu Đá Granite 160 triệu tấn Tân Kỳ Than bùn trên 10 triệu Tân Kỳ, Yên Thành tấn Sét làm gốm sứ cao trên 300 triệu Nghi Lộc, Đô Lương, Yên cấp tấn Thành, Tân Kỳ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> . Đá vôi có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, chủ yếu tập trung tại Phúc Sơn (Anh Sơn) và Hoàng Mai (Quỳnh Lưu). nguồn đá vôi trên 1 tỷ m3 ở các khu vực Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Con Cuông. Nhiều nhất là đá xây dựng trên 1 tỷ m3 ở Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Đô Lương, Nghĩa Đàn... Sét đã tìm thấy ở 4 mỏ lớn với tổng trữ lượng 9 triệu tấn. Đá Marble và Granitte ở huyện Quỳ Hợp gồm nhiều loại và có màu sắc đẹp Photphorits phân bô ỏ các núi đá vôi Đa quý (rubi) có ở Quỳ Châu ĐÁNH GIÁ: Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v...

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3. QUẢNG BÌNH Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105oC. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 4. QUẢNG TRỊ Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Đây là điều kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp xi măng và VLXD..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Bảng một số loại khoáng sản chính của Quảng Trị Khoáng sản Đá vôi xi măng. Trữ lượng. Phân bố. Trên 3 tỷ tấn Tân Lâm, Cam Thành (Cam Lộ), Tà Rùng, Hướng Lập (Hướng Hóa); sét xi măng ở Cam Tuyền, Tà Rùng…. Đá xây dựng, ốp 500 triệu m3 Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở lát về phía Tây Sét gạch ngói 82 triệu m3 Vĩnh Linh, Gio Linh, Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng. Cát, cuội, sỏi xây 3,9 triệu m3 Thượng nguồn các sông dựng Cát thủy tinh 125 triệu m3 Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng. Than bùn. 400 ngàn tấn Hải Lăng và Gio Linh. Ti tan. 500.000 tấn. Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 5. HÀ TĨNH Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản trong đó Khoáng sản. Trữ lượng. Phân bố. Mỏ sắt. Ước tính 544 triệu tấn. Mỏ Titan. 4,6 triệu tấn Từ Nghi Xuân đến Kỳ (chiếm hơn 1/3 Anh trữ lượng của cả nước). Hạn chế Hương Khê, Đức Thọ. Than nâu, than đá. Thạch Khê - Thạch Hà.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 6. THỪA THIÊN HUẾ Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. - Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối. - Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc - Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> * Bắc Trung bộ có khoảng 670km bờ biển với nhiều cửa sông, thềm lục địa rộng, nhiều tài nguyên. Ước tính trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm 2.750 tấn, mực 5.000 tấn, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển tổng hợp đồng thời là nguồn nguyên liệu cơ bản cho ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản......cảng Vũng Áng, Cửa Lò, Nhật Lệ, Chân Mây… LÂM NGHIỆP Hiện Bắc Trung bộ quản lý 3.436 ngàn hécta đất, trong đó đất rừng có 1.633 ngàn héc ta, đất không rừng gần 1.600 ngàn ha là tiềm năng lớn cho phát triển nghề rừng. Năm 2009, toàn tỉnh Quảng Trị có 220.797 ha đất lâm nghiệp có rừng với tổng trữ lượng gỗ khoảng 11 triệu m 3.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> _ Nghệ An: Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý. » là nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ. SÔNG NGÒI: Nhiều hệ thống sông để phát triển thủy điện như; sông Mã, sông Cả,…. Bản Vẽ là công trình thủy điện lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ tính đến thời điểm hiện nay với công suất thiết kế 320 MW, tổng mức đầu tư 6.740 tỉ đồng do Chính phủ đầu tư xây dựng. Công trình khởi công từ tháng 8.2004. Ngoài việc sẽ cung cấp 1.084,2 triệu kWh điện/năm, thủy điện Bản Vẽ còn có chức năng đẩy mặn, chống lũ cho vùng hạ du sông Lam..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> B. KINH TẾ - XÃ HỘI 1. NGUỒN LAO ĐỘNG _ Về nguồn lao động, với dân số 11 triệu người, trong đó gần 6 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 13% lực lượng lao động cả nước. Theo dự báo đến năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động là 12,5 triệu người, chiếm 63% dân số Bắc Trung bộ và chiếm 12% lực lượng lao động cả nước…. _ Tỉ lệ lao động qua đào tạo cao đẳng, đại hoc chỉ có 5,3%, phần lớn thanh niên được đào tạo ở nơi khác và rất ít người trở lại quê hương khi ra trường. _ Người lao động cần cù, chịu thương, chịu khó, biết khắc phục khó khăn do tự nhiên mang lại. ĐÁNH GIÁ: Bắc Trung Bộ có nguồn lao động dồi dào, tương đối rẽ, có kinh nghiệm sản xuất truyền thống lâu năm. Tuy nhiên trình độ chuyên môn đã qua đào tạo nghề nghiệp còn thấp.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2. CƠ SỞ HẠ TẦNG _ Mạng lưới giao thông của vùng chủ yếu gồm: quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7,8,9), đường Hồ Chí Minh. _ Hàng loạt cửa khẩu được mở để phát triển giao thương với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng. _ Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây). _ Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) đựơc nâng cấp. _ Bắc Trung bộ có tới 5 khu kinh tế ven biển làNghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Đông Nam Nghệ An (Nghệ An), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây (Huế) và 3 khu kinh tế cửa khẩu: Lao Bảo (Quảng Trị), Cha Lo (Quảng Bình), Cầu Treo (Hà Tĩnh)..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Các khu kinh tế của khu vực này đang đóng vai trò là cái nôi thu hút nguồn vốn đầu tư, đồng thời là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế vùng phát triển ĐÁNH GIÁ: Tạo ra những ưu thế trong giao lưu kinh tế với các vùng lớn của cả nước như Hà Nội, TP.HCM, khu vực Tây Nguyên và giao lưu quốc tế sang Lào, Đông Bắc Thái Lan, và Myanmar,….

<span class='text_page_counter'>(24)</span> III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ Nhìn chung công nghiệp Bắc Trung Bộ có quy mô nhỏ so với các vùng khác trên cả nước (trừ Tây Bắc và Tây Nguyên) và phát triển chậm. Ngay từ đầu thế kỉ XX đã có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp ở Thanh Hóa, Nghệ An đặc biệt là ở Vinh như: nhà máy các hộp, nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi...Đáng chú ý nhất là công ty vô danh Rừng và Diêm(nhà máy cưa xẻ gỗ, nhà máy diêm Bến Thủy).  Mặc dù là một trong những vùng có sản xuất công nghiệp phát triển sớm nhất nước ta, Nhưng đến năm 2009 Bắc Trung Bộ chỉ chiếm 2,2 % giá trị công nghiệp của cả nước với tổng giá trị sản xuất công nghiệp là 50.526,1 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp tăng chậm..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> B1. Tỉ trọng giá trị sản xất công nghiệp Bắc Trung Bộ so với cả nước giai đoạn 2005-2009 (đơn vị %). Năm 2005. Tỉnh Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên-Huế Tổng. 2006 0.97 0.49 0.15 0.22 0.10 0.42 2.4. 2007 0.92 0.47 0.15 0.21 0.10 0.39 2.2. 2008 0.86 0.45 0.16 0.21 0.11 0.40 2.2. 2009 0.92 0.47 0.16 0.22 0.12 0.38 2.3. Nguồn: tổng cục thống kê. 0.88 0.44 0.17 0.20 0.12 0.39 2.2.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> B 2. Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương (đơn vị %) Năm 2006. Tỉnh Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa ThiênHuế. 2007. 2008. 2009. Sơ bộ 2010. 110.8 105.9 88.3 118.1 129.0. 93.0 105.2 103.4 125.0 121.1. 106.3 101.6 107.8 90.6 109.3. 102.8 104.7 104.9 121.5 113.2. 119.3 120.4 100.4 75.9 105.3. 79.9. 136.4. 106.8. 92.8. 110.4. Nguồn: Tổng cục thống kê.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Biểu đồ: Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương (đơn vị %) %. 160.0 140.0. Thanh Hoá. 120.0. Nghệ An. 100.0. Hà Tĩnh Quảng Bình. 80.0. Quảng Trị. 60.0. Thừa Thiên Huế. 40.0 20.0 0.0 2006. 2007. 2008. 2009. 2010Năm.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Trong cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm. Gần như vắng bóng các ngành cơ khí và chế tạo máy, ngành công ngệ cao... Phần lớn các ngành này có quy mô nhỏ và giá trị kinh tế thấp. Nguyên nhân: Hạn chế về nguồn nguyên nhiên liệu. Hạn chế về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Đặc biệt là thiếu hụt nguồn vốn đầu tư. Đây là vùng ít hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài..

<span class='text_page_counter'>(29)</span>  Các ngành công nghiệp chủ yếu: Ngành Sản xuất vật liệu xây dựng. Phân bố Xi Măng: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Gạch, ngói: tất cả các tỉnh với những cơ sở quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu phục vụ nội vùng. Khai khoáng, luyện kim. Thạch Khê-Hà Tĩnh (hiện đang xây dựng khu liên hợp thép công suất thiết kế 4,6 triệu tấn/năm). Chế biến thực phẩm Sản xuất hàng tiêu dùng. Nghệ An, Thanh Hóa, TT-Huế... Ngành mũi nhọn là dệt kim, may mặc ở Vinh, Huế....

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Nhà máy xi măng Sông Gianh.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Nhà máy đường Lam Sơn. Nhà máy bia Hu đa.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Nhìn chung các cơ sở sản xuất công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô nhỏ lẻ, ngoại trừ ngành sản xuất Xi măng còn hầu hết các ngành còn lại chỉ phục vụ nhu cầu nội tỉnh và nội vùng.. Phân bố lãnh thổ sản xuất công nghiệp. Sản xuất công nghiệp của vùng chủ yếu tập trung ở 3 tỉnh: Thanh Hóa (40%), Nghệ An (19,9%) và TT- Huế (17,5%). Các cơ sở sản xuất chủ yếu tập trung trong các đô thị như: Thanh Hóa, Vinh, Huế và một số đô thị khác. Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị công nghiệp còn kém phát triển chủ yếu là các điểm công nghiệp với quy mô một vài nhà máy, xí nghiệp. Cho đến nay trong vùng đã có 13 khu công nghiệp với diện tích 2.200ha dược quyết định thành lập.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Tỉnh Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị TT-Huế. Khu công nghiệp Lễ môn, Đình Hương-Tây Ga, Bỉm Sơn... Nam Cấm, Bắc Vinh, Cửa Lò... Hạ Vàng, Vũng Áng I Tây bắc Đồng Hới, Hòn La Nam Đông Hà, Quán Ngang, Lao Bảo Phú Bài, Hương Sơ, Phong Điền..... Nhìn chung, giá trị sản xuất của các khu công nghiệp không cao (do chủ yếu là các ngành chế biến thực phẩm và hàng tiêu dùng, lợi nhuận thấp).

<span class='text_page_counter'>(34)</span> KCN Phú Bài. KCN Cửa Lò.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> KCN Vũng Áng.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ _ Phát triển kinh tế- xã hội vùng BTB phải phát triển với tốc độ nhanh và bền vững, sớm tiến kịp các vùng khác trong nước, trở thành khu vực phát triển năng động. tăng cường mở rộng mối quan hệ giao lưu hợp tác với các vùng trong nước và quốc tế.để cải thiện đời sống vật chất và nâng cao trình độ dân trí người dân trong vùng. + chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đến năm 2020 về cơ bản là một vùng công nghiệp lớn của cả nước với các trung tâm dịch vụ hiện đại . + giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, _ Phải nâng cấp các tuyến đường giao nhằm đảm bảo trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh với nhau và trao đổi hàng hóa vơi các vùng khác trong nước..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> _ Đánh thức hết những tiềm năng còn rất lớn của vùng _ Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai,và phải bảo vệ môi trường sinh thái. _ Công nghiệp. + tận dụng triệt để các lợi thế của vùng về tài nguyên thiên nhiên để phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến (xi măng,chế biến thủy sản, mía đường,…)để vừa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của vùng và các vùng lân cận, đồng thời mở rộng xuất khẩu khi có điều kện. + tập trung nguồn lực để đẩy nhanh việc phát triển công nghiệp hóa dầu.xây dựng ngành công nghiệp này thành một các trụ cột công nghiệp của vùng và trở thành một trong các trung tâm hóa dầu lớn của cả nước. + tập trung phát triển công nghiệp hướng xuất khẩu như đóng tàu, cơ khí chế tạo, diệt-may , da-giày,….

<span class='text_page_counter'>(38)</span> + từng bước tạo dựng, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. + chú trọng phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghiệp nhiều tầng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng sản phẩm, từng địa phương. + phát triển mạnh công nghiệp nông thôn theo hướng khuyến khích các ngành nghề truyền thống như sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng,chế biến lương thực,thực phẩm….phục vụ nhu cầu tại chỗ, du lịch và xuất khẩu nhằm thu nhập cho lực lượng lao động nông thôn, giải quyết việc làm và góp phần từng bước đô thị hóa nông thôn..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!. Huế tháng 9 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(40)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×