Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

3600 bài tập hóa vô cơ phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.37 KB, 100 trang )

1. Hệ nhiệt phân muối cacbonat, hiđrocacbonat, hiđroxit
Câu 1. Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá
trị của m là
A. 8

B. 14

C. 12

D. 16

Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn 7,8 gam Al(OH)3 thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 1,8.

B. 2,7.

C. 5,1.

D. 10,2.

Câu 3. Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe(OH)2 và 0,1 mol BaSO4 ngồi khơng khí tới khối lượng
khơng đổi, thì số gam chất rắn còn lại là
A. 39,3 gam

B. 16 gam.

C. 37,7 gam

D. 23,3 gam

Câu 4. Khi nhiệt phân hoàn tồn 5 gam đá vơi thì thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc?


A. 4,48 lít.

B. 3,36 lít.

C. 1,12 lít.

D. 2,24 lít.

Câu 5. Một lị nung vơi thủ cơng sử dụng 7500 kg đá vôi (giả thiết chỉ chứa CaCO 3) để sản xuất vôi sống
với hiệu suất 95%.
Thể tích khí CO2 (đktc) đã tạo ra từ phản ứng nhiệt phân đá vôi là
A. 1596 m3.

B. 1680 m3.

C. 1868 m3.

D. 2850 m3.

Câu 6. Nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mẫu đá vơi thu được 20,37 lít CO 2 ở đktc. Tìm hàm lượng phần
trăm của CaCO3 có trong mẫu đá vôi trên.
A. 53,62%.

B. 81,37%.

C. 95,67%.

D. 90,94%.

Câu 7. Một loại đá vơi chứa 80% CaCO 3, phần cịn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá một thời gian thu

được chất rắn nặng 0,78m gam. Hiệu suất phân huỷ CaCO3 bằng
A. 58,8%

B. 65,0%

C. 78,0%

D. 62,5%

Câu 8. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm CaCO 3, Na2CO3 được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí ở
đktc. % khối lượng của CaCO3 trong X là
A. 30,1%

B. 60,9%

C. 62,5%

D. 37,5%

Câu 9. Hòa tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO 3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít khí CO 2 (đktc). Khối
lượng (gam) mỗi muối ban đầu là
A. 1,48 và 6,72.

B. 4,0 và 4,2.

C. 4,2 và 4,0.

D. 6,72 và 1,48.

Câu 10. Chất khoáng đolomit (dolomite) gồm CaCO 3.MgCO3. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tỉ lệ

số mol giữa CaCO3 với MgCO3 khác 1 : 1. Có một mẩu đolomit coi là hỗn hợp gồm CaCO 3 và MgCO3.
Đem nung 20,008 gam một mẩu đolomit này cho đến khối lượng khơng đổi thì cịn lại 11,12 gam chất
rắn. Phần trăm khối lượng của CaCO3 trong mẩu đolomit trên là:
A. 54,35%

B. 52%

C. 94,96%

D. 80,5%

Câu 11. Nung 13,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong
nhóm IIA thu được 6,8 gam hai oxit. Công thức của muối và phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợp là
A. MgCO3 (62,69%) và CaCO3 (37,31%).

B. BaCO3 (62,7%) và CaCO3 (37,35%).

C. MgCO3 (63,5%) và CaCO3 (36,5%).

D. MgCO3 (62,69%) và BaCO3 (37,31%).
Trang 1


Câu 12. Nung nóng 81 gam Ca(HCO3)2 tới khối lượng khơng đổi thu được V lít khí CO 2 (đktc). Giá trị
của V là
A. 5,6.

B. 33,6.

C. 22,4.


D. 11,2

Câu 13. Natri hiđrocacbonat được dùng làm bột nở cho bánh kẹo vì dễ bị nhiệt phân sinh ra khí và hơi
làm tăng thể tích. Nung nóng 3,36 gam NaHCO 3 đến phản ứng hồn tồn, cịn lại m gam chất rắn. Giá trị
của m là
A. 4,24.

B. 2,12.

C. 2,48.

D. 3,00.

Câu 14. Nung 49,2 gam hỗn hợp Ca(HCO 3)2 và NaHCO3 đến khối lượng không đổi, được 5,4 gam H 2O.
Khối lượng chất rắn thu được là
A. 43,8 gam.

B. 30,6 gam.

C. 21,8 gam.

D. 17,4 gam.

Câu 15. Nung 34,6 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2, NaHCO3 và KHCO3, thu được 3,6 gam H2O và m gam
hỗn hợp các muối cacbonat. Giá trị của m là:
A. 43,8

B. 22,2


C. 17,8

D. 21,8

Câu 16. Hỗn hợp X gồm NaHCO3 và Na2CO3. Nung 27,40 gam hỗn hợp X đến phản ứng hoàn toàn thu
được 21,20 gam chất rắn. Thành phần % về khối lượng của Na2CO3 trong hỗn hợp X là:
A. 61,31%

B. 56,23%

C. 38,69%

D. 25,37%

Câu 17. Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đổi còn lại 69
gam chất rắn. % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là
A. 63% và 37%

B. 42% và 58%

C. 16% và 84%

D. 84% và 16%.

Câu 18. Đun nóng hỗn hợp rắn gồm 2 muối (NH 4)2CO3 và NH4HCO3 thu được 13,44 lít khí NH3 và 11,2
lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Thành phần % về khối lượng của NH4HCO3 trong hỗn hợp là
A. 23,3%.

B. 76,7%.


C. 75,0%.

D. 25,0%.

Câu 19. Nung m gam hỗn hợp gồm NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 6,72
lít khí NH3 (đktc) và 5,6 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 16,1.

B. 20,6.

C. 17,75.

D. 23,15.

Trang 2


Đáp án
1. D
11. A

2. C
12. C

3. A
13. B

4. C
14. C


5. A
15. B

6. D
16. C

7. D
17. C

8. C
18. B

9. B
19. B

10. C

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án D
t�
Phản ứng: 2Fe(OH)3 ��
� Fe2O3 + 3H2O.

Giả thiết có số mol Fe(OH)3 là 0,2 mol ⇒ nFe2O3 = 0,1 mol.
m gam oxit là 0,1 mol Fe2O3 ⇒ m = 0,1 × 160 = 16 gam ⇝ Chọn đáp án D. ♠
Câu 2. Đáp án C
t�
Phản ứng nhiệt phân: 2Al(OH)3 ��
� Al2O3 + 3H2O.


Số mol Al(OH)3 là 0,1 mol ⇒ theo tỉ lệ phản ứng có 0,05 mol Al2O3.
⇒ m = 0,05 × 102 = 5,1 gam ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 3. Đáp án A
BaSO4 không bị nhiệt phân.
Fe(OH)2 bị nhiệt phân trong khơng khí theo phản ứng:
t�
4Fe(OH)2 + O2 ��
� 2Fe2O3 + 4H2O.

⇒ m gam chất rắn sau phản ứng gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol BaSO4.
⇒ m = 0,1 × 160 + 0,1 × 233 = 39,3 gam ⇝ Chọn đáp án A. ♥
Câu 4. Đáp án C
đá vôi có cơng thức là CaCO3.
t�
Phản ứng nhiệt phân: CaCO3 ��
� CaO + CO2↑.

5 gam đá vôi tương ứng với 0,05 mol CaCO3 ⇒ nCO2 thu được = 0,05 mol.
VCO2 = 0,05 × 22,4 = 1,12 lít ⇝ Chọn đáp án C. ♣
Câu 5. Đáp án A
t�
Phản ứng nhiệt phân: CaCO3 ��
� CaO + CO2↑.

Với hiệu suất 95%, nếu lấy 100 gam ⇄ 0,1 kg đá vơi ⇄ 1 mol CaCO3
thì tương ứng thu được 0,95 mol CO2 ⇄ 21,28 lít ⇄ 0,02128 m3 CO2↑.
Theo đó, nếu dùng 7500kg CaCO3 thì thu được 7500 × 0,02128 = 1596 m3.
Câu 6. Đáp án D
t�
Phản ứng: CaCO3 ��

� CaO + CO2↑.

VCO2 = 20,37 lít ⇒ nCO2↑ = 0,909375 mol = Ans mol.
⇒ nCaCO2 = nCO2 = Ans mol
⇒ %mCaCO3 trong mẫu đá vôi = Ans ì 100 ữ 100 ì 100% 90,94 %.
Câu 7. Đáp án D
t�
Phản ứng nhiệt phân: CaCO3 ��
� CaO + CO2↑.

Trang 3


Giả sử lấy 100 gam đá; tức m = 100 gam thì tương ứng có 80 gam CaCO3 ⇄ 0,8 mol.
Sau phản ứng chất rắn giảm 0,22m gam tương ứng là 22 gam CO2 ⇄ 0,5 mol.
⇒ Hiệu suất phân hy CaCO3 l: H = 0,5 ữ 0,8 ì 100% = 62,5%.
Câu 8. Đáp án C
Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3, Na2CO3 được 11,6 gam chất rắn và 0,1 mol CO2
o

t
CaCO3 ��
� CaO  CO2

nCO2 = 0,1 mol → nCaO = 0,1 mol → nCaO = 0,1 × 56 = 5,6 gam → m Na2CO3 = 11,6 - 5,6 = 6 gam; m CaCO3 =
0,1 × 100 = 10 gam
%CaCO3 

10
 0,625  62,5% → Đáp án đúng là đáp án C

10  6

Câu 9. Đáp án B
nCaCO3  nMgCO3  0, 09
nCaCO3  0, 04 �
mCaCO3  4





��
��

100nCaCO3  84 nMgCO3  8, 2
nMgCO3  0, 05 �
mMgCO3  4, 2


⇒ Đáp án B
Câu 10. Đáp án C
Đặt số mol CaCO3 là x, số mol MgCO3 là y
100 x  84 y  20, 008 �x  0,19

��
��
56 x  40 y  11,12

�y  0, 012
� %mCaCO3 


0,19.100
 94,96%
20, 008

⇒ Đáp án C
Câu 11. Đáp án A
Gọi đại diện hai muối cacbonat là MCO3.
t�
Phản ứng nhiệt phân: MCO3 ��
� MO + CO2↑.

Từ giả thiết, ta có mCO2↑ = 13,4 – 6,8 = 6,6 gam ⇒ nCO2 = 0,15 mol.
Tương ứng nMCO3 = 0,15 mol ⇒ M + 60 = 13,4 ÷ 0,15 ⇒ M ≈ 29,33333.
Do hai kim loại thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong nhóm IIA
⇒ Chúng là Mg (24) và Ca (40) với tỉ lệ mol tương ứng (40 – M) ÷ (M – 24) = 2 : 1.
⇒ 13,4 gam hỗn hợp gồm 0,1 mol MgCO3 và 0,05 mol CaCO3.
⇒ %mMgCO3 ≈ 62,69% và %mCaCO3 ≈ 37,31%. ❒
Câu 12. Đáp án C
t�
Phản ứng: Ca(HCO3)2 ��
� CaO + 2CO2 + H2O.

Thật lưu ý: sản phẩm đến không đổi là CaO chứ không phải là CaCO3 nhé.!
Theo tỉ lệ, 81 gam Ca(HCO3)3 tương ứng 0,05 mol sinh ra 0,1 mol CO2
⇒ V = 0,1 × 22,4 = 2,24 lít.
Trang 4


Câu 13. Đáp án B

t�
Phản ứng: 2NaHCO3 ��
� Na2CO3 + CO2 + H2O.

3,36 gam NaHCO3 tương ứng 0,04 mol sinh ra 0,02 mol Na2CO3.
⇒ m = 0,02 × 106 = 2,12 gam.
Câu 14. Đáp án C
Gọi số mol của Ca(HCO3)2 và NaHCO3 lần lượt là x, y
t�
Ca(HCO3)2 ��
� CaO +2CO2 + H2O
t�
2NaHCO3 ��
� Na2CO3 + CO2 + H2O

162 x  84 y  49, 2 �x  0, 2

��
Ta có hệ : �
�x  0,5 y  0,3
�y  0, 2
→ m = mCaO + mNa2CO3 = 0,2. 56 + 0,1. 106 = 21,8 gam. Đáp án C.
Câu 15. Đáp án B
Ca( HCO3 ) 2


Nung 34,6 gam � NaHCO3 → 0,2 mol H2O + m gam
� KHCO
3



�CaCO3

�Na2CO3
�K CO
� 2 3

o

t
Ca( HCO3 )2 ��
� CaCO3  CO2  H 2O
o

t
2 NaHCO3 ��
� Na2CO3  CO2  H 2O
o

t
2 KHCO3 ��
� K 2CO3  CO2  H 2O

nCO2 = nH2O = 0,2 mol
• Theo bảo tồn khối lượng
mNa2CO3 + mK2CO3 + mCaCO3 = mCa(HCO3)2 + mNaHCO3 + mKHCO3 - mCO2 - mH2O
= 34,6 - 0,2 × 18 - 0,2 × 44 = 22,2 gam → Đáp án đúng là đáp án B.
Câu 16. Đáp án C
► Note: Thật thật chú ý Na2CO3 không bị nhiệt phân.
t�

Chỉ xảy ra phản ứng: 2NaHCO3 ��
� Na2CO3 + CO2↑ + H2O.

Khối lượng giảm 6,2 gam (21,2 gam so với 27,4 gam) là do NaHCO3 nhiệt phân
⇒ Ghép 1CO2 + 1H2O = 1H2CO3 nên 6,2 gam giảm ⇄ 0,1 mol H2CO3
⇒ số mol NaHCO3 theo tỉ lệ là 0,2 mol
⇒ %mNa2CO3 trong X = 100% – 0,2 × 84 ÷ 27,4 × 100% ≈ 38,69%. ❒
Câu 17. Đáp án C
Gọi số mol của Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt là x, y
Chỉ có NaHCO3 tham gia phản ứng nhiệt phân:2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
� 8
106 x  84 y  100

�x 
� � 53
Ta có hệ �
106 x  106.0,5 y  69 �

�y  y  1
Trang 5


% NaHCO3=

84.1
.100% = 84% , %Na2CO3 = 16%
100

Đáp án C.
Câu 18. Đáp án B

Đặt n(NH4)SO4 = x mol, nNH4HCO3 = y mol.
Bảo tồn N có : 2x + y = 0,6 mol.
Bảo tồn C có : x + y = 0,5 mol.
→ x = 0,1 mol; y = 0,4 mol → ∑ khối lượng 2 muối là : 41,2 gam và m NH4HCO3 = 31,6 gam → %
NH4HCO3 = 76,7 %.
Câu 19. Đáp án B
Các phản ứng nhiệt phân xảy ra:
t�
� NH3 + CO2 + H2O
• NH4HCO3 ��
t�
� 2NH3 + CO2 + H2O.
• (NH4)2CO3 ��

Theo đó, gọi số mol NH4HCO3 và (NH4)2CO3 lần lượt là a, b mol ta có:
• Tổng số mol NH3 thu được là a + 2b = 0,3 mol.
• Tổng số mol CO2 thu được là a + b = 0,25 mol
⇒ Giải ra a = 0,2 và b = 0,05 ⇒ m = 0,2 × 79 + 0,05 × 96 = 20,6 gam.

2.1. Cơ bản nhất – một kim loại tác dụng với một phi kim
Câu 1. Thể tích khí clo (đktc) vừa đủ để phản ứng hết với 4,8 gam Mg là
A. 2,24 lít

B. 6,72 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Câu 2. Thể tích khí clo (đktc) cần dùng để điều chế 13,35 gam nhôm clorua là

A. 5,60

B. 4,48

C. 3,36

D. 6,72

Câu 3. Khối lượng bột sắt cần dùng để phản ứng vừa đủ với 6,72 lít khí clo (đktc) là
A. 12,2 gam

B. 14,2 gam

C. 13,4 gam

D. 11,2 gam

Câu 4. Cho 0,15 mol bột Fe tác dụng với 0,15 mol Cl2, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,125.

B. 16,250.

C. 12,700.

D. 19,050.

Câu 5. Đốt cháy hết 12 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 20 gam magie oxit MgO. Biết
rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 trong khơng khí. Khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là
A. 6 gam.


B. 8 gam.

C. 16 gam.

D. 32 gam.

Câu 6. Cho 5,4 gam nhôm tác dụng vừa đủ với oxi tạo ra m gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 25,5 gam.

B. 20,4 gam.

C. 15,3 gam.

D. 10,2 gam.

Câu 7. Cho 2,7 gam một miếng nhơm để ngồi khơng khí một thời gian, thấy khối lượng tăng thêm 1,44
gam. Phần trăm miếng nhơm đã bị oxi hóa bởi oxi của khơng khí là:
Trang 6


A. 60%.

B. 40%.

C. 50%.

D. 80%.

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 12,8 gam đồng trong bình chứa khí oxi, thu được 16 gam đồng (II) oxit . Thể

tích oxi (ở đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 2,42 lít.

B. 4,48 lít.

C. 3,36 lít.

D. 2,24 lít.

Câu 9. Biết rằng, kẽm tác dụng với oxi tạo ra kẽm oxit. Thế tích khí oxi (ở đktc) vừa đủ để phản ứng hết
với 3,25 gam kẽm là
A. 0,28 lít.

B. 0,56 lít.

C. 1,12 lít.

D. 2,24 lít.

Câu 10. Cho m gam Fe tác dụng với oxi thu được 23,2 gam Fe3O4. Giá trị của m là
A. 16,8.

B. 11,2.

C. 8,4.

D. 5,6.

Câu 11. Để 28 gam bột sắt ngoài khơng khí một thời gian thu được 34,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe 3O4.
Thành phần phần trăm khối lượng sắt đã bị oxi hóa là

A. 99,9%.

B. 60%.

C. 81,4%.

D. 48,8%.

Câu 12. Nung nóng (khơng có khơng khí) hỗn hợp gồm 3,6 gam Al và 6,4 gam S. Sau một thời gian phản
ứng, thu được hỗn hợp chất rắn có chứa 3,6% Al về khối lượng. Hiệu suất phản ứng giữa Al và S là
A. 90%.

B. 30%.

C. 60%.

D. 80%.

Câu 13. Cho 8,4 gam sắt tác dụng với 6,4 gam lưu huỳnh trong bình chân khơng sau phản ứng thu được
m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 17,6.

B. 13,2.

C. 14,8.

D. 11,0.

Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 2,40 gam kim loại M (chỉ có hóa trị II) bằng khí O 2, thu được 3,36 gam oxit.
Kim loại M là

A. Ca.

B. Mg.

C. Zn.

D. Cu.

Câu 15. Cho 3,0 gam một kim loại R có hóa trị khơng đổi khi tác dụng với oxi tạo ra 5,0 gam oxit. Kim
loại R là
A. Mg.

B. Ca.

C. Fe.

D. Zn.

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam kim loại R (hóa trị n) bằng khí O 2, thu được 3,4 gam oxit. Kim loại
R là
A. Mg.

B. Ca.

C. Cu.

D. Al.

Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn m gam kim loại R (hóa trị n) trong khí O 2 dư, thu được


5m
gam oxit. Kim
3

loại R là
A. Al.

B. Cu.

C. Mg.

D. Ca.

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 1 gam đơn chất R cần 0,7 lít khí oxi (ở đktc) thu được hợp chất X. Công thức
của hợp chất X là
A. SO2.

B. CO2.

C. FeO.

D. MgO.

Câu 19. Cho một lượng khí clo dư tác dụng với 5,85 gam kim loại hóa trị I sinh ra 11,175 gam muối.
Muối sinh ra có cơng thức là
Trang 7


A. LiCl.


B. KCl.

C. NaCl.

D. RbCl.

Câu 20. Để oxi hóa hết 6,0 gam kim loại R hóa trị 2 cần vừa đủ 0,15 mol khí Cl2. Kim loại R là
A. Ba.

B. Be.

C. Mg.

D. Ca.

Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam kim loại M (hóa trị n) trong khí Cl 2 dư, thu được 26,64 gam muối.
Kim loại M là
A. K

B. Ca

C. Al.

D. Mg.

Câu 22. Cho 7,80 gam một kim loại M (hóa trị II khơng đổi) phản ứng hồn tồn với Cl 2 dư thu được
16,32 gam muối clorua. Kim loại M là:
A. Ca

B. Mg


C. Cu

D. Zn

Câu 23. Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hồn tồn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại
M là
A. Zn.

B. Al.

C. Fe.

D. Mg.

Câu 24. Đốt một kim loại trong bình kín đựng khí clo, thu được 32,5g muối clorua và nhận thấy thể tích
khí clo trong bình giảm 6,72 lít (ở đktc). Hãy xác định tên của kim loại đã dùng.
A. Đồng

B. Canxi

C. Nhơm

D. Sắt

Câu 25. Trong một bình kín dung tích khơng đổi 16,8 lít chứa khí Cl 2 (đktc) và một ít bột kim loại R. Sau
khi phản ứng hoàn toàn giữa Cl 2 và R, áp suất khí trong bình cịn lại 0,8 atm, lượng muối tạo thành là
16,25 gam. Nhiệt độ bình khơng đổi 0oC; thể tích kim loại R và muối rắn của nó không đáng kể. Hãy
chọn đúng kim loại R.
A. Al;


B. Mg;

C. Fe;

D. Cu.

Đáp án
1. D
11. B
21. B

2. C
12. A
22. D

3. D
13. C
23. B

4. B
14. A
24. D

5. B
15. A
25. C

6. D
16. D


7. A
17. C

8. D
18. A

9. B
19. B

10. A
20. D

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án D
t�
� MgCl2.
Phản ứng: Mg + Cl2 ��

Số mol Mg là 4,8 ÷ 24 = 0,2 mol ⇒ nCl2 cần = 0,2 mol ⇒ VCl = 4,48 lít.
Câu 2. Đáp án C
HD• Al + V lít Cl2 → 0,1 mol AlCl3
• 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
nCl2 = 3/2 × nAlCl3 = 3/2 × 0,1 = 0,15 mol → VCl2 = 0,15 × 22,4 = 3,36 lít → Chọn C.
Câu 3. Đáp án D
Phản ứng xảy ra: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
Giả thiết nCl2 = 0,3 mol ⇒ nFe cần dùng = 2nCl2 ÷ 3 = 0,2 mol.
⇝ tương ứng khối lượng sắt cần dùng là 0,2 × 56 = 11,2 gam. ❒
Trang 8



Câu 4. Đáp án B
t�
� 2FeCl3
Giải: Ta có phản ứng: 2Fe + 3Cl2 ��

lập tỉ lệ ⇒ phản ứng tính theo Cl2 nFeCl3 = 0,15ì2 ữ 3 = 0,1 mol
⇒ mMuối = mFeCl3 = 0,1 × 162,5 = 16,25 gam ⇒ Chọn B
Câu 5. Đáp án B
Ta có sơ đồ phản ứng: Mg + O2 → MgO.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mMg + mO2 = mMgO ⇔ mO2 = mMgO – mMg = 20 – 12 = 8 gam.
Chọn B.
Câu 6. Đáp án D
4Al + 3O2 → 2Al2O3.
nAl 

mAl 5, 4

 0, 2 mol.
M Al 27

nAl2O3 

1
nAl = 0,1 mol.
2

⇒ mAl2O3 = nAl2O3.MAl2O3 = 0,1. 102 = 10,2 gam.
Câu 7. Đáp án A
Khối lượng tăng thêm là khối lượng oxi phản ứng → nO2 = 1,44 : 32 = 0,045 mol

Bảo toàn electron → 3nAl = 4nO2 → nAl = 0,06 mol
Phần trăm miếng nhôm đã bị oxi hóa bởi oxi của khơng khí là:

0, 06
x100% = 60%
0,1

Câu 8. Đáp án D
PTHH: 2Cu + O2 → 2CuO
Áp dụng ĐLBTKL: mCu + mO2 = mCuO
⇒ mO2 = mCuO - mCu = 16 - 12,8 = 3,2 gam
⇒ nO2 =

m 3, 2

= 0,1 mol
M 32

⇒ VO2 = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Câu 9. Đáp án B
2Zn + O2 → 2ZnO.
nZn = 0,05 mol.
nO2 =

1
nZn = 0,025 mol ⇒ VO2 = 22,4.nO2 = 0,56 lít.
2

Câu 10. Đáp án A
BTNT(Fe): m ữ 56 = 23,2 ữ 232 ì 3 ⇒ m = 16,8 gam ⇒ chọn A.

Câu 11. Đáp án B
nFe ban đầu = 0,5 mol.
Trang 9


nO = (34,4-28)/16 = 0,4 mol ⇒ nFe pư = 0,3 mol
⇒ %Fepư = 0,3/0,5 = 60%.
Câu 12. Đáp án A
3,6 gam Al ⇒ nAl = 2/15 mol || 6,4 gam S ⇒ nS = 0,2 mol.
⇒ mhỗn hợp răn = 3,6 + 6,4 = 10 gam ⇒ mAl dư = 0,36 gam ⇒ nAl dư = 1/75 mol.
• phản ứng: 2Al + 3S → Al2S3.
⇒ hiệu suất tính theo số mol Al: H = 100% – 0,36 ÷ 3,6 × 100% = 90%.
Câu 13. Đáp án C
t�
� FeS.
Phản ứng: Fe + S ��

Giả thiết: nFe = 0,15 mol; nS = 0,2 mol ⇒ Fe hết, S còn dư.
► Tuy nhiên, thật chú ý dù chất nào đủ hay dư thì cuối cùng đều trong m gam chất rắn.
Theo đó, m = 8,4 + 6,4 = 14,8 gam.
Câu 14. Đáp án A
t�

2 M  O2 ��
� 2MO �
3,36  2, 40
 0,03 mol

� nO2 
32

0, 06
0, 03



M

2, 40
 40  Ca 
0, 06

Câu 15. Đáp án A
Bảo toàn khối lượng → mO2 = 5- 3 =2 gam → nO2 = 0,0625 mol
Bảo toàn electron → anR = 4nO2 = 0,25 → a.

3
= 0,25
R

Thay các giá trị a = 1,2, 3. Thấy a= 2 → R = 24 ( Mg)
Đáp án A.
Câu 16. Đáp án D
o

t
1,8 gam R + O2 ��
� 3,4 gam oxit (R; O).

⇒ BTKL có nO trong oxit = (3,4 – 1,8) ÷ 16 = 0,1 mol.
Bấm máy: 1,8 ữ 0,1 = 18 = 27 ì 2 ữ 3

⇝ cho biết kim loại R là Al (M = 27) và oxit tương ứng là Al2O3. ❒
Câu 17. Đáp án C
Tùy chọn đơn vị: m = 1 gam
t�

4 R  n O2 ��
� 2 R2On �
1

� m  5  1  2 gam ��

n

mol
n
1
O
O
2
2


3
3
48


12
48




n
m  R �  1 ��
� R  12n ��
� n  2, R  24  Mg 
12
Câu 18. Đáp án A
Trang 10


4R + nO2 → 2R2On
nO2 = 0,03125 mol ⇒ nR =
MR =

0,125
.
n

m
= 8n.
n

Nhận thấy n = 4 thì MR = 32 ⇒ lưu huỳnh, S2O4 = SO2.
Câu 19. Đáp án B
Gọi kim loại đã cho là R.
PTPƯ: 2R + Cl2 → 2RCl
mCl2 = mRCl – mR = 5,325g ⇒ nCl2 = 0,075 mol.
nR = 2nCl2 = 0,15 mol.
MR =


m
= 39 ⇒ R là Kali ⇒ muối là KCl.
n

Câu 20. Đáp án D
Giải: Bảo tồn e ta có nR = 2×nCl2 ÷ 2 = 0,15 mol
⇒ MR = 6 ÷ 0,15 = 40 ⇔ R là Ca
Câu 21. Đáp án B
Phản ứng: 2M + nCl2 → 2MCln.
Bảo toàn khối lượng ta có: mCl = 26,64 – 9,6 = 17,04 gam
⇒ nCl2 = 0,24 mol ⇒ nCl = 0,48 mol.
Tỉ lệ: 9,6 ÷ 0,48 = 20 = 40 ÷ 2 cho ta biết M = 40; n = 2 ứng với kim loại là Ca.
Câu 22. Đáp án D
Phản ứng: M + Cl2 → MCl2.
bảo tồn khối lượng có mCl2 = 16,32 – 7,80 = 8,52 gam
⇒ nCl2 = 0,12 mol ⇒ nM = 0,12 mol.
⇒ M = 7,8 ÷ 0,12 = 65 cho ta biết kim loại M là Zn.
Câu 23. Đáp án B
t�
� 2MCln.
Phản ứng: 2M + nCl2 ��

Bảo toàn khối lượng ta có mCl2 phản ứng = 42,6 gam nCl2 = 0,6 mol.
T l: 10,8 ữ (0,6 ì 2) = 9 = 27 ÷ 3 cho biết M = 27, n = 3 ứng với kim loại Al.
Câu 24. Đáp án D
t�
� 2MCln.
Phản ứng: 2M + nCl2 ��


Số mol Cl2 phản ứng là 0,3 mol ⇒ mkim loại = 32,5 – 0,3 × 71 = 11,2 gam.
Tỉ lệ 11,2 ÷ 0,6 = 56 ÷ 3 cho ta biết M = 56, n = 3 tương ứng là kim loại sắt (Fe).
Câu 25. Đáp án C

Trang 11


Thể tích khí cịn lại trong bình là nCl2 =

0,8.16,8
= 0,6 mol
0, 082.273

Vậy số mol Cl2 tham gia phản ứng là 0,75-0,6 = 0,15 mol
Goi công thức muối tạo thành có dạng MCln
Bảo tồn electron ta có 2. 0,15 = n.

16, 25
M  35,5n

Thay lần lượt các giá trị của n = 1, 2,3. thấy n = 3 → M = 56 ( Fe)

2.2. Làm khó – Tăng số lượng chất vào các thành phần trong hệ
Câu 1. Khi cho 9,2 gam hỗn hợp Zn và Al tác dụng vừa đủ với 0,25 mol khí Cl 2 thì khối lượng muối
clorua thu được là
A. 13,475 g.

B. 20,5 g.

C. 30,2 g.


D. 26,95 g

Câu 2. Đốt cháy 5,64 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong khí Cl 2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được 25,52 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 3,136 lít.

B. 4,928 lít.

C. 12,544 lít.

D. 6,272 lít.

Câu 3. Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tác dụng với khí Cl 2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thành phần phần trăm về số mol của Zn trong hỗn hợp ban đầu

A. 33,33%.

B. 66,67%.

C. 54,62%.

D. 45,38%.

Câu 4. Oxi hố hồn tồn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị
của m là
A. 7,4 gam.

B. 8,7 gam.


C. 9,1 gam.

D. 10 gam.

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ V lít khí O 2 (đktc), thu được 5,4
gam hỗn hợp oxit. Giá trị của V là
A. 1,120.

B. 1,680.

C. 1,344.

D. 1,792.

Câu 6. Cho 2,2 gam hỗn hợp sắt và nhôm tác dụng vừa đủ với 2,56 gam bột lưu huỳnh. Phần trăm về
khối lượng của sắt trong hỗn hợp đầu là
A. 76,3%.

B. 23,7%.

C. 50,9%.

D. 49,1%.

Câu 7. Cho 2,88 gam hỗn hợp gồm Cu và kim loại M (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng hết với khí Cl 2 (dư), thu
được 7,14 gam muối clorua. Kim loại M là
A. Mg.

B. Fe.


C. Al.

D. Ca.

Câu 8. Đốt cháy hết 15,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Zn cần vừa đủ V lít khí O 2 (ở đktc) thu được 20,1
gam chất rắn Y chứa MgO, CuO, ZnO. Giá trị của V là
A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 6,72 lít.
Trang 12


Câu 9. Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với V lít (đktc) hỗn hợp gồm X gồm O 2 và Cl2, thu được 18,45
gam hỗn hợp gồm oxit và muối. Giá trị của V là
A. 3,36.

B. 5,04.

C. 4,48.

D. 6,72.

Câu 10. Cho 2,97 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl 2 và O2 chỉ thu được m
gam hỗn hợp oxit và muối clorua. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10,2.


B. 8,5.

C. 9,7.

D. 5,8.

Câu 11. Đốt cháy hồn tồn 2,88 gam kim loại M (có hố trị khơng đổi) trong hỗn hợp khí O 2 và Cl2, thu
được 9,20 gam chất rắn. Biết thể tích của hỗn hợp khí đã phản ứng là 2,24 lít (đktc). Kim loại M là
A. Mg.

B. Ca.

C. Be.

D. Cu.

Câu 12. Hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 29. Cho a mol X tác dụng vừa đủ với
2,88 gam kim loại R, thu được 9,84 gam chất rắn chỉ chứa oxit và muối clorua. Kim loại R là
A. Mg.

B. Ca.

C. Al.

D. Be.

Câu 13. Cho Al tác dụng vừa đủ với 1,344 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) gồm O2 và Cl2, dY/H2 = 27,375. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn gồm oxit và muối clorua. Khối lượng của oxit
trong hỗn hợp là
A. 2,55 gam.


B. 5,10 gam.

C. 1,70 gam.

D. 1,02 gam.

Câu 14. Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ với 9,6 gam S. % khối lượng của Fe và
Mg trong hỗn hợp là:
A. 52,76% và 47,24%. B. 53,85% và 46,15%. C. 63,8% và 36,2%.

D. 72% và 28%.

Câu 15. Cho 1,12 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm oxi và ozon có tỉ khối so với H 2 bằng 19,2. Hỗn hợp X
oxi hố hồn tồn một lượng a gam Ag kim loại, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với
H2 bằng 16,8. Giá trị của a là ?
A. 3,24

B. 0,54

C. 1,08

D. 2,16

Câu 16. Hỗn hợp X gồm 0,3 mol Zn và 0,2 mol Al phản ứng vừa đủ với 0,45 mol hỗn hợp Y gồm khí Cl 2
và O2, thu được x gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của O2 trong Y và giá trị của x tương ứng là
A. 18,39% và 51.

B. 21,11% và 56.


C. 13,26% và 46.

D. 24,32% và 64.

Câu 17. Cho 7,84 lit (đktc) hỗn hợp khí oxi và clo tác dụng vừa đủ với hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,3
mol Al thu được m (gam) hỗn hợp muối clorua và oxit. Giá trị của m là:
A. 21,7.

B. 35,35.

C. 27,55.

D. 29,5.

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 3,24 gam Al và 3,84 gam Mg trong hỗn hợp khí gồm Cl 2 và O2
có tỉ khối so với H2 bằng 27,375. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp rắn
gồm các muối và oxit (khơng thấy khí thốt ra). Giá trị của m là
A. 16,42 gam

B. 18,12 gam

C. 13,65 gam

D. 20,22 gam

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa 2,4 gam Mg và 1,8 gam Al trong 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí
gồm O2 và Cl2, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam hỗn hợp gồm các muối và oxit (khơng thấy khí
thốt ra). Giá trị của m là
Trang 13



A. 11,16 gam

B. 8,32 gam

C. 9,60 gam

D. 12,44 gam

Câu 20. Cho V lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm Clo và Oxi phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg
và 8,1 gam Al tạo thành 37,05 gam hỗn hợp các sản phẩm. Tính V.
A. 11,2 lít

B. 10,08 lít

C. 5,6 lít

D. 8,4 lít

Câu 21. Cho 7,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Ca phản ứng vừa đủ với 4,48 lit hỗn hợp khí Y (đktc) gồm
Cl2 và O2 thu được 19,85 gam chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Khối lượng của
Mg trong 7,6 gam hỗn hợp X là
A. 2,4 gam.

B. 4,6 gam.

C. 3,6 gam.

D. 1,8 gam.


Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí E
gồm O2 và Cl2, thu được 8,84 gam chất rắn. Phần trăm thể tích khí O2 trong E là
A. 20%.

B. 40%.

C. 60%.

D. 80%.

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hỗn hợp T gồm Al và Cu cần vừa đủ 1,456 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm
O2 và Cl2, thu được 6,64 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al trong T là
A. 64%.

B. 36%.

C. 60%.

D. 80%.

Câu 24. Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl 2
và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất. Phần trăm thể tích của oxi trong Y là
A. 40%.

B. 50%.

C. 60%.

D. 70%.


Câu 25. Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp B gồm
Mg và Al tạo ra 42,34 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của hai kim loại. Phần trăm khối lượng của Mg
có trong B là
A. 56,54%.

B. 76,46%.

C. 22,26%.

D. 77,74%.

Câu 26. Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl 2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm
Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68%.

B. 24,32%.

C. 51,35%.

D. 48,65%.

Câu 27. Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng vừa đủ với 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm O 2 và
Cl2, dY/H2 = 27,375. Sau phản ứng thu được 5,055 gam chất rắn. Khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp
ban đầu lần lượt là:
A. 0,81; 0,72.

B. 0,81; 0,96.

C. 0,27; 0,24.


D. 0,81; 0,24.

Câu 28. Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl 2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm
kim loại M và Mg, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Biết trong hỗn hợp Y số mol của M nhỏ hơn số mol của
Mg, kim loại M là kim loại tồn tại phổ biến trong vỏ trái đất dưới dạng hợp chất. Kim loại M là
A. Li.

B. Be.

C. B.

D. Al.

Câu 29. Cho 10,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe tác dụng với V lít hỗn hợp Cl 2, O2 có tỷ khối so với H 2 là
25,75. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15,75 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 3,36

B. 5,60

C. 2,24

D. 1,12

Trang 14


Đáp án
1. D
11. A
21. C


2. D
12. C
22. A

3. A
13. C
23. B

4. C
14. B
24. C

5. B
15. A
25. D

6. C
16. A
26. B

7. B
17. C
27. B

8. C
18. D
28. D

9. B

19. C
29. C

10. C
20. B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án D
Zn + Cl2 → ZnCl2 (1).
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (2).
Cách 1:
Đặt số mol của Zn và Al lần lượt là a và b mol.
mkim loại = mZn + mAl ⇔ 65a + 27b = 9,2 (*).
Theo phương trình (1): nCl2(1) = nZn = a. Theo phương trình (2): nCl2(2) =
Theo đề bài ta có nCl2 = 0,25 mol ⇔ nCl2(1) + nCl2(2) = 0,25 ⇔ a +

3
3
nAl = b.
2
2

3
b = 0,25 (**).
2

Từ (*) và (**) giải hệ phương trình được: a = 0,1 và b = 0,1.
nZnCl2 = nZn = 0,1 mol ⇒ mZnCl2 = 13,6 gam. || nAlCl3 = nAl = 0,1 mol ⇒ mAlCl3 = 13,35 gam.
Vậy mmuối = mZnCl2 + mAlCl3 = 26,95 gam.
Cách 2:

Tóm tắt: 9,2 gam (Zn, Al) + 0,25 mol Cl2 (vừa đủ) → muối (ZnCl2, AlCl3).
mCl2 = MCl2.nCl2 = 71.0,25 = 17,75 gam.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mkim loại + mCl2 = mmuối ⇔ mmuối = 9,2 + 17,75 = 26,95 gam.
Chọn D.
Câu 2. Đáp án D
Giải: + BTKL ta có mCl2 = 25,52 – 5,64 = 19,88 gam.
⇒ nCl2 = 0,28 mol ⇒ VCl2 = 6,272 lít ⇒ Chọn D
Câu 3. Đáp án A
PTPƯ: Zn + Cl2 → ZnCl2; Al + 1,5Cl2 → AlCl3.
Đặt số mol của Zn, Al lần lượt là x và y (mol).
Ta có hai phương trình: 65x + 27y = 11,9 và 136x + 133,5y = 40,3.
Giải ra được x = 0,1; y = 0,2.
⇒ %nZn =

0,1
= 33,33%.
0,1  0, 2

Chọn A.
*** Ngoài phương pháp giải theo cách viết PTPƯ,
ta có thể dùng bảo tồn ngun tố Zn và Al để tính ra số mol muối ZnCl2 và AlCl3.
Trang 15


Câu 4. Đáp án C
Gọi số mol của Cu và Al lần lượt là x, x mol.
Hỗn hợp 2 oxit gồm CuO : x mol và Al2O3 : 0,5x mol
Có 80x + 0,5x . 102 = 13,1 → x = 0,1 mol → m = 0,1. 64 + 0,1. 27 = 9,1 gam
Đáp án C.
Câu 5. Đáp án B

nO2 

5, 4  3, 0
 0, 075 mol ��
�VO2  0, 075 �22, 4  1, 68 L
32

Câu 6. Đáp án C
Các phản ứng hóa học xảy ra:
t�
t�
Fe + S ��
� FeS || 2Al + 3S ��
� Al2S3.

Gọi số mol Fe, Al tương ứng là a, b mol thì: mhỗn hợp = 56a + 27b = 2,2 gam.
Số mol S phản ứng là ∑nS = a + 1,5b = 0,08 mol ⇒ giải ra: a = 0,02; b = 0,04.
%mFe trong hn hp u = 0,02 ì 56 ữ 2,2 ì 100% ≈ 50,9%.
Câu 7. Đáp án B
Cu



t�
Cl2 ��
� CuCl2

a
2M


a


t�

nCl2 ��
� 2MCln
na
2

a

na 7,14  2,88

nCl2  a 

 0,06

2
71


64a  Ma  2,88


64  M 2,88

 24 ��
� M  24n  16 ��
� n  3, M  56  Fe 

2n
0,12
Câu 8. Đáp án C
Ta có sơ đồ phản ứng: X (Mg, Cu, Zn) + O2 → Y (MgO, CuO, ZnO).
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mX + mO2 = mY ⇔ mO2 = mY – mX = 20,1 – 15,3 = 4,8 gam.
⇒ nO2 = 0,15 mol ⇒ VO2 = 22,4.nO2 = 3,36 lít.
Chọn C.
Câu 9. Đáp án B
PTPƯ: 4Al + 3O2 → 2Al2O3 (1); 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (2).
Gọi số mol của O2 và Cl2 lần lượt là x và y (mol).
nAl (1) =

4
4
2
2
4
2
nO2 = x; nAl (2) = nCl2 = y ⇒ 27( x + y) = 5,4.
3
3
3
3
3
3

nAl2O3 =

2

2
2
2
2
nO2 = x; nAlCl3 = nAl (2) = y ⇒ 102. x + 133,5. y = 18,45.
3
3
3
3
3

Giải ra được x = 0,075 và y = 0,15.
⇒ V = 22,4.(0,075 + 0,15) = 5,04.
Trang 16


Chọn B.
*** Nếu đặt số mol Al phản ứng ở (1) và (2) lần lượt là a và b (mol) rồi giải sẽ "đỡ" phân số hơn.
Lưu ý là đặt số mol Al thì sau khi giải ra cần tính thêm số mol O2 và Cl2.
Câu 10. Đáp án C
Chỉ thu được hỗn hợp oxit và muối colrua nên 0,11 mol Al phản ứng hết lên Al3+ trong hợp chất.
||→ Bảo tồn electron có 2nCl2 + 4nO2 = 3nAl = 0,33 mol.
Lại có nCl2 + nO2 = 0,12 mol ||→ giải nCl2 = 0,075 mol và nO2 = 0,045 mol.
||→ m = 2,97 + 0,075 × 71 + 0,045 × 32 = 9,735 gam. Chọn đáp án C. ♣.
Câu 11. Đáp án A
2,88 gam M + (Cl2 + O2) → 9,2 gam (muối + oxit)
⇒ BTKL có: mO2 + mCl2 = 9,2 – 2,88 = 6,32 gam.
Lại có: nO2 + nCl2 = 0,1 mol ⇒ giải: nO2 = 0,02 mol mol và nCl2 = 0,08 mol.
bảo tồn electron có: nelectron cho, nhận = n.nM = 4nO2 + 2nCl2 = 0,24 mol.
2,88 ì n ữ M = 0,24 M = 12n → ứng với n = 2 → M = 24 là kim loại Mg.!

Câu 12. Đáp án C
M X  29 �2  58 . Sơ đồ chéo:

nCl2
nO2



32  58 2
 .
71  58 1

��
� nCl2  2 x mol ; nO2  x mol .
� mCl2  mO2  142 x  32 x  9,84  2,88 � x  0, 04 mol
ne  n.nR  2nCl2  4nO2  0,32 ��


2,88n
 0,32 ��
� R  9n
R

→ ứng với n  3; R  27 là kim loại Al.
Câu 13. Đáp án C
Từ tỉ khối hơi ta có tỉ lệ số mol giữa O2 và Cl2 là 5 : 7.
Đặt số mol O2, Cl2 lần lượt là x và y (mol).
Ta có hai phương trình: 22,4.(x + y) = 1,344 và

x 5

 .
y 7

Giải ra được x = 0,025 và y = 0,035.
Bảo toàn nguyên tố O ta có: nAl2O3 =

2
1
nO2 =
⇒ moxit = 1,7 gam.
3
60

Chọn C.
Câu 14. Đáp án B
Gọi số mol của Fe và Mg lần lượt là x, y
56 x  24 y  10, 4 �x  0,1

��
Ta có hệ �
�x  y  9, 6 : 32
�y  0, 2
Trang 17


% Fe=

0,1.56
.100% = 53,85% và % Mg = 46,15%
10, 4


Câu 15. Đáp án A
Ta có: nX  0,05 mol ; M X  38, 4 g � nO2  0, 03; nO3  0, 02 mol
Phương trình:
2 Ag  O3 ��
� Ag 2O  O2
2 x � x ��


x

 mol 

→ M Y  33, 6 g   1,92  16 x  / 0,05 � x  0, 015
� a  mAg  3, 24 g
Câu 16. Đáp án A
Giải: ► Đặt nCl2 = a; nO2 = b ⇒ nY = a + b = 0,45 mol.
Bảo toàn electron: 2a + 4b = 0,3 × 2 + 0,2 × 3 ||⇒ giải hệ cho:
a = 0,3 mol; b = 0,15 mol ⇒ %mO2 = 18,39%.
● Bảo toàn khối lượng: x = 51(g) ⇒ chọn A.
Câu 17. Đáp án C
HD• 0,35 mol hh O2, Cl2 + 0,1 mol Mg; 0,3 mol Al → m g muối clorua và oxit
• Đặt nO2 = x mol; nCl2 = y mol
Ta có nhh = nO2 + nCl2 = x + y = 0,35 (*)
Theo bảo tồn e: 4 × nO2 + 2 × nCl2 = 2 × nMg + 3 × nAl → 4x + 2y = 2 × 0,1 + 3 × 0,3 (**)
Từ (*), (**) → x = 0,2 mol; y = 0,15 mol.
mmuối = mkim loại + mO2 + mCl2 = 0,1 × 24 + 0,3 × 27 + 0,2 × 32 + 0,15 × 71 = 27,55 g → Chọn C>
Câu 18. Đáp án D
Sơ đồ chéo tính tỉ lệ mol hai khí:
nCl2 ÷ nO2 = (54,75 – 32) ÷ (71 – 54,75) = 7 ÷ 5.

Theo đó, gọi số mol Cl2 là 7a mol thì tương ứng số mol O2 là 5a mol.
Bảo toàn electron: 3nAl + 2nMg = 2nCl + 4nO2 ⇒ 14a + 20a = 0,12 × 3 + 0,16 × 2
Giải a = 0,02 mol ⇒ m = ∑mkim loại + ∑mkhí = 3,24 + 3,84 + 0,14 × 71 + 0,1 × 32 = 20,22 gam.
Câu 19. Đáp án C
Gọi số mol Cl2, O2 lần lượt là a, b mol thì ∑nkhí = a + b = 0,12 mol.
Bảo tồn electron ta có: 3nAl + 2nMg = 2nCl + 4nO2
⇒ 2a + 4b = 0,4 mol. Giải ra: a = 0,04 và b = 0,08.
Theo đó, m = 2,4 + 1,8 + 0,04 × 71 + 0,08 × 32 = 9,6 gam.
Câu 20. Đáp án B
HD• V lít hhA gồm Cl2 và O2 + 0,2 mol Mg và 0,3 mol Al → 37,05 gam hh sản phẩm.
• Đặt nCl2 = x mol; nO2 = y mol.
Trang 18


71x  32 y  37, 05  4,8  8,1 �x  0, 25

��
Ta có hpt �
� 2 x  4 y  0, 2 �2  0,3 �3
�y  0, 2
→ V = (0,25 + 0,2) x 22,4 = 10,08 lít → Chọn B.
Câu 21. Đáp án C
Gọi số mol Cl2 và O2 là x và y mol:
� mY  71x  32 y  mZ  m X  12, 25 g
Và nY  x  y  0, 2 mol
� x  0,15; y  0, 05 mol
Gọi số mol Mg và Ca là a và b mol
=> Bảo toàn e: 2a  2b  2 x  4 y  0,5 mol
Và mX  24a  40b  7, 6 g
� a  0,15 mol � mMg  3, 6 g

Câu 22. Đáp án A
Bảo toàn khối lượng: mE  8,84  2,52  6,32 gam.
O :x

�x  y  0,1
�x  0, 02
0, 02
E�2
��
��
��
��
��
� %VO2 
�100%  20%
Cl2 : y
32 x  71y  6,32
0,1

�y  0, 08

Câu 23. Đáp án B
3 gam T (Al, Cu) + 0,065 mol (O2; Cl2) → 6,64 gam (muối; oxit).
⇒ BTKL có mO2 + mCl2 = 3,64 gam ⇒ giải nO2 = 0,025 mol và nCl2 = 0,04 mol.
Gọi số mol Al, Cu lần lượt là x, y mol ⇒ mT = 27x + 64y = 3,0 gam.
bảo tồn electron có: 3nAl + 2nCu = 4nO2 + 2nCl2 ⇒ 3x + 2y = 0,18 mol.
⇒ giải hệ có: x = 0,04 mol; y = 0,03 mol ⇒ %mAl trong T = 36%. Chọn B. ♦.
Câu 24. Đáp án C
Đặt số mol Cl2 và O2 trong Y lần lượt là a và b mol.
nY = Cl2 + nO2 = V/22,4 = 0,25 ⇔ a + b = 0,25 (1).

Tóm tắt đề bài: 7,8g X(Mg, Al) + 0,25 mol Y(Cl2, O2) → 19,7g Z(MgO, Al2O3, MgCl2, AlCl3).
Áp dụng ĐLBTKL ta có: mX + mY = mZ ⇔ mY = 11,9 ⇔ 71a + 32b = 11,9 (2).
Từ (1) và (2) giải ra được a = 0,1 và b = 0,15 ⇒ VO2 = 22,4b = 3,36 lít.
%VO2 =

VO  2
= 60%. Chọn C.
VY

Câu 25. Đáp án D
Giải: Đặt nCl2 = a và nO2 = b ta có hệ:
nCl  0, 24
a  b  0,5


�� 2

nO2  0, 26
71a  32b  25,36 �

Trang 19


⇒ ∑ne nhận = 2nCl2 + 4nO2 = 1,52 mol.
Tiếp tục đặt đặt nMg = a và nAl = b
24a  27b  16,98 �nMg  0,55

��
Ta có hệ: �
2a  3b  1,52

nAl  0,14


⇒ %mMg/hh =

0,55.24.100
≈ 77,74%
16,98

⇒ Chọn D
Câu 26. Đáp án B
Gọi số mol O2 và Cl2 lần lượt là x, y mol
�x  y  0,35
�x  0,15
��
Ta có hệ �
32 x  71 y  30,1  11,1 �y  0, 2

Gọi số mol của Al, Mg lần lượt a, b mol
27a  24b  11,1
a  0,1


��
Ta có hệ �
3a  2b  0,15.4  0, 2.2 �
b  0,35

%mAl =


0,1.27
×100% = 24,32%. Đáp án B.
11,1

Câu 27. Đáp án B
�Al a mol
HD• Hỗn hợp X gồm �
+ 0,06 mol hỗn hợp Y
�Mg b mol

�O2 x mol
→ 5,055 gam chất rắn.

Cl2 y mol


→ mAl + mMg = 27a + 24b = 5,055 - 0,06 × 27,375 ì 2 (*)
ã 0,06 mol hn hp khớ Y gồm O2 và Cl2, dY/H2 = 27,375.
x  y  0,06

�x  0, 025mol

��
Ta có hpt �32 x  71 y
� x  y  27,375 �2 �y  0, 035mol

ã Theo bo ton electron: 3 ì nAl + 2 × nMg = 2 × nCl2 + 4 × nO2
→ 3a + 2b = 4 × 0,025 + 2 × 0,035 (**)
Từ (*) và (**) → a = 0,03 mol; b = 0,04 mol
→ mAl = 0,03 × 27 = 0,81 gam; mMg = 0,04 × 24 = 0,96 gam → Đáp án đúng là đáp án B.

Câu 28. Đáp án D
Gọi số mol của Cl2 và O2 lần lượt là x, y mol
�x  y  0,35
�x  0, 2
��
Ta có hệ �
71x  32 y  30,1  11,1 �y  0,15

Gọi số e hóa trị của M là a
Bảo toàn electron → 2nCl2 + 4nO2 = 2nMg + anM → 2nMg + anM= 1 (1)
Có 24nMg + M. nM = 11,1 (2); nM < nMg
Thay giá trị a và M của các đáp án vào (1) và (2)→ cả 4 đáp án thỏa mãn
Trang 20


Kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất là Al chiếm khoảng 1/3 hàm lượng các kim loại trong trái đất.
Đáp án D.
Câu 29. Đáp án C
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mkhi  15, 75  10, 6  5,15 g
⇒V

5,15
.22, 4  2, 24l
2.25, 75

⇒ Chọn đáp án C

3.1. Cơ bản nhất – Hệ 1CO (hoặc 1H2) khử một oxit kim loại
Câu 1. Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96.


B. 13,44.

C. 6,72.

D. 4,48.

Câu 2. Dẫn V lít khí CO (đktc) qua ống sứ đựng lượng dư CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn,
khối lượng chất rắn giảm 4,0 gam so với ban đầu. Giá trị của V là
A. 2,24.

B. 3,36.

C. 5,60.

D. 4,48.

Câu 3. Cho một luồng hiđro dư qua ống sứ đựng 0,8g CuO nung nóng. Sau thí nghiệm thu được 0,672g
rắn. Hiệu suất khử CuO thành Cu đạt :
A. 60%

B. 75%

C. 80%

D. 95,23%

Câu 4. Cho V lít H2 (ở đktc) đi qua bột CuO dư đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hồn tồn thu được
6,4 gam Cu. Giá trị của V là
A. 1,12.


B. 2,24.

C. 3,36.

D. 4,48.

Câu 5. Cho 1,12 lít khí hiđro đi qua 8,0 gam bột CuO đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng kim loại thu được là
A. 3,2 gam.

B. 4,8 gam.

C. 6,4 gam.

D. 8,0 gam.

Câu 6. Dẫn 3,36 lít khí H2 (ở 25oC và 1 atm) qua ống nghiệm đựng 1,6 gam CuO nung nóng. Biết rằng
phản ứng xảy ra hoàn toàn và ở 25oC và 1 atm, 1 mol chất khí bất kì chiếm thể tích là 24 lít. Khối lượng
Cu thu được sau phản ứng là
A. 2,56 gam.

B. 9,60 gam.

C. 8,96 gam.

D. 1,28 gam.

Câu 7. Cho H2 đi qua ống sứ chứa 11,52 gam FeO nung nóng thu được 9,44 gam chất rắn. Hiệu suất phản
ứng trên có giá trị gần nhất với

A. 78.

B. 81.

C. 71.

D. 88.

Câu 8. Khử hoàn toàn 7,2 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 1,008.

B. 3,024.

C. 2,016.

D. 2,240.

Câu 9. Cho 16 gam Fe2O3 tác dụng với CO dư đun nóng, khối lượng sắt thu được là
A. 5,6 gam.

B. 8,4 gam.

C. 11,2 gam.

D. 16,8 gam.

Câu 10. Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 1,68 gam Fe.
Giá trị của m là
Trang 21



A. 4,80 gam.

B. 2,40 gam.

C. 1,60 gam.

D. 7,20 gam.

Câu 11. Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản
ứng là
A. 5,6.

B. 16,8.

C. 8,4.

D. 2,8.

Câu 12. Cho luồng khí H2 đi qua ống đựng 20 gam Fe 2O3 thu được 4,5 gam H2O và m gam chất rắn. Giá
trị của m là
A. 15,5.

B. 16,0.

C. 18,0.

D. 8,0.

Câu 13. Khử hoàn toàn m gam oxit sắt từ ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), thu được 4,2

gam Fe. Giá trị của V là
A. 2,24.

B. 1,68.

C. 1,12.

D. 2,80.

Câu 14. Khử hoàn toàn một lượng oxit sắt từ bằng 0,5 mol khí CO thu được m gam sắt. Giá trị m là
A. 21.

B. 14.

C. 28.

D. 42.

Câu 15. Khử hồn tồn 8 gam một oxit kim loại hố trị II bằng H 2 thì cần 2,24 lít H2 (đktc). Oxit kim loại
đó là
A. CuO.

B. PbO.

C. MgO.

D. ZnO.

Câu 16. Khử hoàn toàn một oxit kim loại ở nhiệt độ cao bằng khí H 2, thu được 2,24 gam kim loại và 0,63
gam H2O. Công thức của oxit kim loại là

A. CuO.

B. MgO.

C. FeO.

D. Fe2O3.

Câu 17. Khử hoàn toàn 7,2 gam một oxit kim loại ở nhiệt độ cao cần vừa đủ 3,024 lít khí CO (đktc).
Cơng thức của oxit kim loại là
A. FeO.

B. Fe2O3.

C. CuO.

D. MgO.

Câu 18. Nung nóng 29 gam oxit sắt với khí CO dư, sau phản ứng, khối lượng chất rắn cịn lại là 21 gam.
Cơng thức oxit là
A. FeO

B. Fe3O4

C. Fe2O3

D. FeO hoặc Fe3O4

Câu 19. Khử một oxit sắt X bằng CO ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 448 ml khí
CO2 (đktc). X là chất nào dưới đây ?

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe3O4.

D. FeO hoặc Fe3O4.

Câu 20. Khử hoàn toàn m gam một oxit sắt Fe xOy bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu được 6,72 gam Fe và
7,04 gam khí CO2. Cơng thức của oxit sắt và giá trị của m là:
A. Fe3O4 và m = 9,28 gam
gam

B. Fe2O3 và m = 6,4 gam

C. FeO và m = 8,64

D. Fe2O3 và m = 9,6 gam

Câu 21. Để khử hồn tồn 12 gam CuO cần vừa đủ V lít NH3 ở đktc. Giá trị của V là ?
A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Câu 22. Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X
(giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng Cu trong X là

A. 85,88%.

B. 14,12%.

C. 87,63%.

D. 12,37%.
Trang 22


Câu 23. Dẫn V lít khí NH3 đi qua ống đựng lượng dư bột CuO (m gam) nung nóng thu được (m – 4,8)
gam chất rắn X và V’ lít khí Y (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48

B. 2,24

C. 8,96

D. 6,72

Câu 24. Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam bột CuO nung nóng thu được chất rắn X và
khí N2. Thể tích khí N2 (đktc) sinh ra là
A. 2,240 lít.

B. 1,120 lít.

C. 3,360 lít.

D. 1,344 lít.


Đáp án
1. A
11. A
21. B

2. C
12. B
22. D

3. C
13. A
23. A

4. B
14. A
24. B

5. A
15. A

6. D
16. A

7. B
17. B

8. B
18. B

9. C

19. C

10. B
20. A

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án A
t�
Giải: Ta có phản ứng: CuO + CO ��
� Cu + CO2

⇒ nCO pứ = nCuO = 32 ữ 80 = 0,4 mol.
VCO = 0,4 ì 22,4 = 8,96 lít ⇒ Chọn A
Câu 2. Đáp án C
Giải: CO + [O] → CO2 ⇒ khối lượng rắn giảm là khối lượng [O] phản ứng.
⇒ nCO = n[O] = 4 ÷ 16 = 0,25 mol ⇒ V = 0,25 × 22,4 = 5,6(l) ⇒ chọn C.
Câu 3. Đáp án C
t�
CuO  H 2 ��
� Cu  H 2O

a mol

a mol

� a mol Cu

→ 0,672g rắn gồm: �
�0,8


�  a �  0, 01  a  mol CuO

�80


→ 64a + 80(0,01 – a) = 0,672
→ a = 0,008
→ Hiệu suất khử CuO =

0, 008.80.100
 80%
0,8

Câu 4. Đáp án B
H2 + CuO → Cu + H2O.
CuO dư nên H2 phản ứng hết.
nCu = 0,1 mol.
nH2 = nCu = 0,1 mol ⇒ VH2 = 2,24 lít.
Vậy V = 2,24.
Chọn B.
Trang 23


Câu 5. Đáp án A
H2 + CuO → Cu + H2O.
nH2 = 0,05 mol; nCuO = 0,1 mol.
Lưu ý: đề bài cho dữ kiện của 2 chất tham gia, mà khơng nói phản ứng vừa đủ nên phải xét chất hết,
chất dư (hoặc cũng có thể là vừa đủ).
Để ý rằng, trong phương trình phản ứng: nH2 = nCuO.
→ H2 hết, CuO dư, mọi tính tốn sản phẩm phải theo chất hết là H2.

nCu = nH2 = 0,05 mol ⇒ mCu = 3,2 gam.
Chọn A.
Câu 6. Đáp án D
LG:
nH2 =

3,36
= 0,14 mol (Vì ở đk đã cho, 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít).
24

nCuO =

1, 6
= 0,02 mol
80

PTHH: H2 + CuO → Cu + H2O (1)
Xét tỉ lệ:

0,14
0, 02

⇒ CuO phản ứng hết.
1
1

Theo PTHH (1): nCu = nCuO = 0,02 mol ⇒ mCu = 0,02.64 = 1,28 gam.
→ Đáp án D.
Câu 7. Đáp án B
Phản ứng: H2 + FeO –––to–→ Fe + H2O.

Đọc - nhẩm: H2O lấy O trong oxit làm giảm khối lượng 11,52 → 9,44.
⇒ mO bị lấy = 2,08 gam ⇒ nO bị lấy = 0,13 mol.
Lại có nFeO = 11,52 ÷ 72 = 0,16 mol.
⇒ Hiệu suất phản ứng là 0,13 ÷ 0,16 × 100% = 81,25%. ❒
Câu 8. Đáp án B
t�

� 2 Fe  3CO2
�Fe2O3  3CO ��
� VCO  0,135 �22, 4  3, 024 lit

0, 045 ��
� 0,135


Câu 9. Đáp án C
t�
Phản ứng: 3CO + Fe2O3 ��
� 2Fe + 3CO2.

Số mol Fe2O3 là 0,1 mol ⇒ mFe thu được = 0,1 × 2 × 56 = 11,2 gam.
Câu 10. Đáp án B
t�
Fe2O3 + 3CO ��
� 2Fe + 3CO2.

Số mol Fe là 1,68 ÷ 56 = 0,03 mol ⇒ nFe2O3 = 0,015 mol ⇒ m = 2,40 gam. ❒
Câu 11. Đáp án A
Trang 24



Giải: Ta có phản ứng: Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2↑.
Ta có nCO = 0,15 mol ⇒ nFe = 0,15ì2ữ3 = 0,1 mol.
mFe = 0,1ì56 = 5,6 gam ⇒ Chọn A
Câu 12. Đáp án B
t�
Phản ứng: 3H2 + Fe2O3 ��
� 2Fe + 3H2O.

Đọc nhẩm: 1H2 lấy 1O trong oxit tạo 1H2O || đề cho nH2O = 0,25 mol.
⇒ số mol O trong oxit bị lấy là 0,25 mol tương ứng 4 gam.
⇒ m = mFe2O3 – mO bị H2 lấy = 20 – 4 = 16,0 gam. ❒
Câu 13. Đáp án A
công thức của oxit sắt từ là Fe3O4.
Phản ứng: 4CO + Fe3O4 → 4CO2↑ + 3Fe.
Giả thiết cho: nFe = 0,075 mol ⇒ nCO cần = 4/3.nFe = 0,1 mol
⇒ V = 0,1 × 22,4 = 2,24 lít. Chọn đáp án A. ♥.
Câu 14. Đáp án A
Oxit sắt từ là Fe3O4.
t�
Phản ứng: 4CO + Fe3O4 ��
� 3Fe + 4CO2.

Từ tỉ lệ phản ứng có nFe = 3nCO ÷ 4 = 0,375 mol
Theo đó, khối lượng sắt thu được là m = 0,375 × 56 = 21,0 gam.
Câu 15. Đáp án A
MO + H2 → M + H2O
Có M + 16= 8/0.1=80
M= 64 vậy M là Cu
Câu 16. Đáp án A

Phản ứng: H2 + Ocủa oxit → H2O. ||⇒ nO trong oxit = nH2O = 0,035 mol.
kết quả 2,24 ÷ 0,035 = 64 → cho biết kim loại là Cu và oxit là CuO. Chọn A. ♥.
Câu 17. Đáp án B
t�
�M 2On  nCO ��
� 2M  nCO2 �


�0,135

0,135


� n


M

0,135
 7, 2
n

 2M  16n  �

56n
��
� n  3, M  56  Fe 
3

Câu 18. Đáp án B

Gọi số mol CO tham gia phản ứng là x → số mol CO2 tạo thành là x mol
Vì lượng CO dư → chất rắn chỉ chứa Fe → nFe = 0,375 mol
Bảo toàn khối lượng → 29 + 28x = 44x + 21 → x= 0,5 mol → nO = 0,5
→ nFe : nO = 0,375 : 0,5 = 3:4 → Công thức của oxit sắt là Fe3O4 .
Trang 25


×