Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

VĂN học QUAN hệ GIỮA văn học và văn hóa QUA góc NHÌN của các NHÀ NGHIÊN cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.09 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

CHUYÊN ĐỀ VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HỌC
GVHD GS.Ts. Phan Thị Thu Hiền

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA QUA GĨC NHÌN CỦA CÁC
NHÀ NGHIÊN CỨU

Lớp: NCS Văn học Việt Nam
Họ tên: Trần Huỳnh Tuyết Như
MSHV: 176222012101

TP. HỒ CHÍ MINH ngày 15 tháng 7 năm 2019


QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ VĂN HỐ QUA GĨC NHÌN CỦA CÁC
NHÀ NGHIÊN CỨU
Chúng ta thấy rằng văn học là một trong những bộ phận quan trọng nhất của
văn hóa. Xem xét diện mạo chung của văn học, người đọc sẽ nhận ra rất nhiều các hệ
giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa tinh thần. Từ mối quan hệ này, chúng ta không
những có điều kiện nhận ra quá trình tiếp nhận và tái hiện các giá trị văn hoá của nhà
văn vào tác phẩm, mà ngược lại cịn nhận ra thị hiếu thẩm mỹ của chính mình trong
quá trình tiếp nhận. Nói một cách khác, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, nhìn
chung là một vấn đề tuy cũ nhưng lại rất mới. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
mối quan hệ này ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trong khuôn khổ bài viết
này, chúng tôi sẽ điểm qua ý kiến khái quát của những học giả trong và ngoài nước về
đề tài có tính chất quan trọng trong nghiên cứu này.

1. Khái niệm về văn hoá


Văn hóa là một khái niệm đã có từ lâu đời và có nội hàm rất rộng. Theo
A.L.Kroeber và C.L.Kluckhohn trong cuốn Văn hóa: Cái nhìn phân tích về Khái niệm
và Định nghĩa, thống kê có khoảng hơn 200 định nghĩa về văn hóa. Sở dĩ số lượng
định nghĩa văn hóa phong phú như vậy vì một phần văn hóa là một phạm trù hết sức
rộng. Phần khác, mỗi nhà nghiên cứu xuất phát từ mục đích và phương pháp của mình
đều có quyền đưa ra một định nghĩa thích hợp. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân chủng
học người Mỹ, A.L. Kroeber và Clyde Kluckholn đã sưu tập được 164 định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Thú vị hơn, định nghĩa này có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Điều đó chứng tỏ đề tài nghiên cứu này ngày càng phát triển và thu hút giới nghiên
cứu trong và ngoài nước. Theo thống kê của hai tác giả Kroeber và Kluckholn, số
lượng định nghĩa về khái niệm văn hóa xuất hiện liên tục suốt nhiều năm, từ năm 1871
đến 1920, là sáu; trong thập niên 1920, là 22; trong thập niên 1930, là 35; còn trong


thập niên 1940, là một trăm [1, tr.501]. Dựa trên những khuynh hướng chính, chúng ta
có thể phân chia theo các khuynh hướng sau:
- Theo đề tài (topical approaches): nhìn văn hóa theo từng phạm trù như tôn
giáo, ẩm thực, văn học, điêu khắc, kiến trúc, v.v...
- Theo lịch sử (historical approaches): nhìn văn hóa như một truyền thống hay
di sản vốn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
- Theo cách ứng xử (behavioural approaches): nhìn văn hóa như những phong
thái ứng xử được học tập và chia sẻ trong một cộng đồng.
- Theo quy phạm (normative approaches): nhìn văn hóa như những lý tưởng
hoặc quy luật cần thiết cho cuộc sống.
- Theo chức năng (functional approaches): nhìn văn hóa như những cách thức
ứng xử nhằm thích nghi hoặc đối phó lại môi trường và những điều kiện sống nhất
định.
- Theo tâm thức (mental approaches): nhìn văn hóa như những thói quen được
di truyền từ đời này sang đời khác.
- Theo cấu trúc (structural approaches): nhìn văn hóa như hệ thống các biểu

tượng, ý tưởng và thực hành.
- Theo biểu tượng (symbolic approaches): nhìn văn hóa như một hệ thống ý
nghĩa tuy mơ hồ nhưng được cả xã hội chia sẻ. Ngoài ta, theo định hướng nghiên cứu
về mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, chúng ta có thể điểm qua một số định nghĩa
về văn hóa tiêu biểu. Cụ thể như nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Từ Chi tiến hành xem
xét văn hóa từ hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất xuất phát từ góc độ hẹp, mà nhà
nghiên cứu gọi là “góc nhìn báo chí”. Từ góc nhìn này, văn hóa sẽ là toàn bộ tri thức
của con người và xã hội. Quan điểm thứ hai xuất phát từ “góc nhìn dân tộc học”. Với
góc nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống -cả vật chất, xã hội, tinh thần-


của từng cộng đồng[3]; và văn hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó
được hình thành ở những tộc người khác nhau trong những môi trường sống khác
nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm sốt của xã hội thơng qua gia đình
và các tổ chức xã hội, trong đó có tơn giáo. Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam do
Trần Quốc Vượng chủ biên, văn hóa được định nghĩa là “sản phẩm do con người sáng
tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người” [16, tr. 17]. Rất nhiều nhà nghiên cứu
rất đồng tình với ý kiến trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của tác giả Trần
Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình.” [8, tr. 27]. Rõ ràng, khái niệm
văn hoá đã được nhìn nhận như một thước đo của hệ giá trị trong khuôn khổ của một
hệ trục toạ độ (không gian, con người, thời gian). Với định nghĩa này, người ta có được
một

khái

niệm

tương


đối

dễ

hình

dung

về

văn

hố.

2. Khảo sát ý kiến về mối quan hệ giữa văn học và văn hoá
Dựa trên các bài nghiên cứu của sáu vị tác giả có uy tín trong nước, chúng tôi sẽ
tiến hành khảo sát và điểm qua những ý kiến quan trọng cho đề tài mối quan hệ giữa
văn hoá và văn học. Từ đó, góp thêm cho chúng ta một cách nhìn tổng hợp và toàn vẹn
hơn cho vấn đề có tính chất đa chiều này.
2.1. Quan điểm của GS-TS Huỳnh Như Phương
Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương, giữa văn học và văn hố ln tồn tại
mối quan hệ song song và tương quan: “Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo
điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là
“nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá cuả một
xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định...” Với GS - TS Huỳnh Như Phương, văn
hố là mơi trường quan trọng nhất để hình thành nên văn học. Bản thân mỗi nhà văn
và thế giới quan tinh thần cá nhân của họ đều là một sản phẩm của nền văn hoá bản địa
quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Song song đó, trong quá trình “đồng sáng
tạo” với nhà văn, người đọc cũng được rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ, nhắc nhớ các tri



thức về văn hoá đã và đang được tiếp thu trong đời sống. Hơn như thế, văn hố cịn là
“thước đo” để đánh giá và kiểm chứng chất lượng và trình độ văn hố của một cộng
đồng người. Cũng vì thế, mà theo GS - TS Huỳnh Như Phương, nhiều nhà khoa học đã
căn cứ vào các hiện tượng văn chương để nhận biết và thấu suốt các bức tranh văn hoá
của một thời kỳ. Các nghiên cứu văn hoá có thể dựa vào dữ liệu văn học để thực hiện
những khảo sát đáng tin cậy cho chuyên ngành của mình. Tuy nhiên, theo tác giả,
phương pháp nghiên cứu có đôi phần “thực dụng” này sẽ dẫn đến nguyên nhân khiến
nền văn hoá nuốt chửng nguyên giá trị văn học và thủ tiêu chính nội dung toàn vẹn của
văn học. Rõ ràng, đây là một nhận xét tinh tế của nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương
khi nhận ra văn hoá là một phần quan trọng của văn học, nhưng không phải là tất cả.
Văn học vốn là một thực thể riêng biệt với rất nhiều hệ giá trị đan xen và những đối
tượng phản ánh khác nhau, chứ không hề khu biệt trong một cơ sở văn hoá khái quát
nào.
Trong một tiến trình ngược lại, nếu văn hố tác động đến văn học, thì văn học
cũng tác động đến văn hóa. Những tác gia vĩ đại của dân tộc bao giờ cũng là những
nhà văn hố lớn. Thơng qua các biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các tác giả thể hiện
quyết tâm đấu tranh, phê phán những biểu hiện phi văn hoá. Song song đó, khẳng định
những giá trị văn hoá dân tộc, nhân bản và khai phóng. Cũng theo tác giả Huỳnh Như
Phương khi đề cập đến quan hệ giữa văn học và đạo đức chính là nói đến quan hệ giữa
cái đẹp và cái Thiện. Xưa nay, từ Đông sang Tây, mỹ học truyền thốnh luôn đề cao sự
thống nhất của hai phạm trù văn học và đạo đức. Đồng thời họ cũng khẳng định rằng
văn học là một nhân tố cơ bản để kiến tạo mọi hệ giá trị về đạo đức cũng như nhân
sinh quan của mọi cá thể trong xã hội.
Chúng tôi hoàn toàn tán đồng quan điểm của GS-TS Huỳnh Như Phương khi
cho rằng đạo đức, phong tục và những truyền thống nhân văn tốt đẹp của xã hội được
đề cao thì văn học sẽ tiếp nhận thêm nguồn động lực để bày tỏ hầu hết những sự thật
về cuộc đời và về lòng người. Kỳ thực, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhiều lĩnh vực khác nhau của văn hoá truyền thống. Chúng ta có thể khẳng định nhà

văn đích thực là một nhà hoạt động văn hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn


hoá và người đọc là một người thụ hưởng văn hoá. Ở thời đại ngày nay, khi thế giới
ngày một “phẳng” hơn, đa số quốc gia đều là xã hội đa văn hố, văn học vì vậy cũng
đa dạng như văn hoá.
2.2. Quan điểm của TS Đỗ Lai Thuý
Theo tác giả, khi xem xét mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, chúng ta nên
nhìn nhận dưới góc độ tương hỗ, góp phần cùng nhau phát triển. Người nghiên cứu
văn hóa xem văn học như một nguồn tài liệu phong phú, đa dạng để hiểu về nền tảng
và môi trường kiến tạo văn học. Song song đó, những nhà nghiên cứu văn học thì lại
tìm thấy ở văn hóa rất nhiều những chủ đề văn hóa, mà theo tác giả cũng là một kiểu
tài liệu. Như vậy, văn hóa và văn học trở thành hai cơ sở dữ liệu nghiên cứu bỗ trợ cho
nhau.Nhà nghiên cứu tinh tế này cũng đồng thời nhận ra băn khoăn của bản thân rằng:
“Nếu văn học chỉ là một bộ phận của văn hóa, một yếu tố trong hệ thống văn hóa thì
nó không thể và không có quyền "vượt mặt" hệ thống để tiếp xúc hoặc tác động trực
tiếp đến hệ thống xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa...”. Từ đây, chúng tơi
khá đồng tình với tác giả Đỗ Lai Thúy khi ông cho rằng văn học nếu có chức năng
phản ánh hiện thực thì cũng khơng thể phản ánh trực tiếp được mà chỉ có thể phản ánh
thông qua thế giới quan của các hệ giá trị văn hóa phổ quát và riêng biệt. Cũng vì lẽ đó
mà tránh được sự phản ánh một cách quá “trần trụi”. Do đó, mà tạo cho tác phẩm văn
học một phương thức phản ánh đặc trưng, mang đậm tính nghệ thuật. Nhưng chúng ta
vẫn nên hồ nghi về vấn đề phản ánh một sự việc, hiện tượng nào đó qua q nhiều lăng
kính văn hố, có cịn giữ ngun hệ giá trị như nó vốn có hay không.
Từ đó, nhà nghiên cứu chỉ ra một hạn chế của vấn đề nghiên cứu văn học dưới góc
nhìn văn hố tại Việt Nam. TS Đỗ Lai Thúy cho rằng nghiên cứu văn học tại Việt Nam
ngày nay hầu hết chỉ được tiến hành trên một nền tảng duy nhất là năm hình thái kinh
tế - xã hội. Do sự khập khiễng của phương pháp nghiên cứu này, nhiều học giả đã gặp
rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta nên tìm một hướng nghiên cứu phù hợp hơn.
Từ lý luận này, và trên thực tế một số cơng trình của các tác giả, nhà nghiên cứu đề

xuất xây dựng một cách tiếp cận văn học mới: phê bình văn học từ văn hóa. Nhà
nghiên cứu đánh giá rằng đây một phương pháp có nhiều thuận lợi. Phương pháp này


hướng dẫn người ta đi từ cái đã biết đến cái chưa biết, cái biết nhiều đến cái biết ít, cái
toàn thể đến cái bộ phận bằng con đường loại suy. Chúng tôi cho rằng khi áp dụng
phương pháp này phần nhiều cũng sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, độc giả tìm thấy
cho mình một con đường sáng mới mẻ, soi rọi được hiện thực muôn màu của tác phẩm
văn học trên bề mặt của văn hoá. Những lớp trầm tích văn hố cũ, những hệ giá trị văn
hố mới đều có thể được vận dụng để kiến giải các tác phẩm văn học.
Nhìn chung, theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy, về mặt lý luận, bản chất của mối quan
hệ văn hóa và văn học có thể hỗ trợ cho giới nghiên cứu văn học Việt Nam giải quyết
được một số trường hợp vướng mắc, khắc phục được mâu thuẫn do cách tiếp cận cũ để
lại. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng thật sự đồng tình khi nhà nghiên cứu này cho rằng từ
quan hệ giữa văn học và văn hóa, các học giả sẽ có cơ sở để kiến tạo nên một phương
pháp phê bình văn học mới: Tiếp cận văn học từ văn hoá. Thiết nghĩ, đây là một việc
cần và đủ để làm mới các nghiên cứu về văn học.
2.3. Quan điểm của PGS-TS Trần Lê Bảo
Trong khuôn khổ của bài viết Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học, PGS TS Trần Lê Bảo cho rằng: “Văn học là sự tự ý thức văn hoá”. Kỳ thực, quả như nhà
nghiên cứu nhận định văn học vốn là một bộ phận vô cùng quan trọng của văn hóa. Nó
không những phản ánh trực tiếp những hệ giá trị xuyên suốt qua các thời đại của nền
văn hóa mà còn là một trong những cơ sở kế thừa và bảo lưu văn hóa. Là kết quả của
văn hóa thời đại, người ta có thể tìm thấy ở văn học những hệ giá trị truyền thống của
văn hóa dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung. Xuyên suốt các tác phẩm văn học là
những dấu ấn tâm lý văn hóa riêng biệt không những riêng một thời đại mà là cả một
cộng đồng dân tộc. Từ vô số hệ thống giá trị văn hóa được tìm thấy, người ta sẽ ghi
nhận được rất nhiều mơ thức văn hóa riêng biệt của một cộng đồng dân tộc. Những hệ
giá trị riêng biệt, mang tính đặc thù dân tộc (phong tục, tập quán, thói quen, lối ứng
xử...) được mọi người trong cộng đồng tôn trọng và tuân thủ qua nhiều thời đại, đều
phản ánh đầy đủ và rõ nét trong bức tranh đa diện của văn học. Đọc văn học của một

quốc gia sẽ nhận thấy rõ chân dung tính cách và số phận của con người tại thời đại ấy.
Văn học thật sự là một tấm gương phản ánh văn hoá.


Cũng từ đó, tác giả bắt đầu luận giải về khái niệm “giải mã văn hóa”. Theo
PGS-TS Trần Lê Bảo thì đây là cơng việc đầu tiên vơ cùng quan trọng trong q trình
tìm hiểu phân tích văn hóa trong tác phẩm văn học cụ thể. Dựa vào các hệ thống hình
thức ngơn ngữ được thể hiện trong văn bản mà các nhà nghiên cứu thường có thể phân
tích lý giải, bóc tách các tầng nghĩa văn hóa hàm ẩn trong tác phẩm. Khảo sát q trình
thao tác phân tích cụ thể, các nhà phê bình nên dựa vào những mơ hình biểu đạt ngơn
ngữ đặc thù trong tác phẩm văn học như: từ ngữ, cú pháp, chương mục, hình tượng và
các quan hệ khác nhau của văn bản, để phân tích lý giải nhiều giá trị thuộc về tâm lý
và thẩm mỹ được chuyển tải qua các hình thức ngôn ngữ. Từ đó, nhà nghiên cứu có cơ
sở để đi sâu khai thác những nội hàm văn hóa đã ngưng tụ từ lâu trong đó. Tác giả tin
tưởng rằng khi phân tích dưới góc độ này sẽ mở ra những kiến thức vô cùng phong
phú về triết học, tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán… của một cộng đồng người
nhất định.
Cũng theo tác giả, các nhà nhân học văn hóa đã dựa vào những dẫn chứng ấy
để khẳng định nguồn gốc của việc hình thành cấu trúc tâm lý dân tộc bắt nguồn từ văn
hóa của cả dân tộc ấy. Các nhà nhân học văn hóa có cơ sở để tin rằng cội nguồn của
mọi nền văn hóa đều có tính người và mang tính nhân loại cao. Kể từ khi hình thành
xã hội loài người cho tới nay, văn hóa các dân tộc đã ra đời đại để giống nhau đều là
do con người sáng tạo ra những giá trị văn hóa trong quá trình tiếp xúc, ứng xử với tự
nhiên và xã hội, làm cho trong tầng sâu tâm lý văn hóa nhân loại vốn đã có sự tương
đồng, những tính chung của con người.
2.4. Quan điểm của GS Phan Ngọc
Nhà nghiên cứu GS Phan Ngọc trong khuôn khổ bài nghiên cứu Quan hệ giữa
văn chương và văn hoá Việt Nam đã khẳng định tinh thần yêu nước, đoàn kết, chia
ngọt sẻ bùi chính là nền tảng của văn hoá Việt Nam trong văn chương dân tộc. Tỏ ra
tin tưởng vào sự bền bỉ, kiên cường của văn hóa Việt, GS Phan Ngọc đồng thời cũng

lý giải cả tư tưởng yêu nước, đoàn kết như những thành viên trong một gia đình,


không phân biệt sang giàu, nhưng đều phải gắn bó đoàn kết với nhau, chia ngọt sẻ bùi
để cùng sống cho độc lập dân tộc.
Theo dòng lịch sử, GS Phan Ngọc tỏ rõ sự am tường của một bậc học giả say
mê lịch sử văn hóa dân tộc. Ông lý giải các nguyên cớ dẫn đến thói quen say mê văn
học của người Việt Nam đa phần khá nhiều. Một trong những nguyên nhân có thể
dùng để lý giải có lẽ bắt nguồn từ chế độ thi cử vào đời Lý năm 1070. Tuy chế độ thi
cử học tập chủ yếu bằng chữ Hán nhưng nó cũng góp phần tạo nên lòng đam mê văn
học rất lớn ở các thế hệ người Việt Nam. Giấc mộng khoa bảng đã khiến các thí sinh
ngày đêm miệt mài đèn sách, xem trọng chữ nghĩa. Xã hội chú trọng sách vở, người
người yêu quý văn chương. Đó cũng là điều đương nhiên, không gì có thể bàn cãi.
Một số dấu mốc của lịch sử đã được GS Phan Ngọc điểm qua ( hiện tượng bác bỏ chế
độ cải cách của thời Tây Sơn chống xu hướng Hán hố, lấy chữ Nơm làm văn tự chính
thức của nhà Nguyễn, hiện tượng con người cá nhân xuất hiện trong văn chương nước
ta khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta hoặc những đóng góp to lớn của văn học
khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến toàn dân...) như một cách để chúng ta dễ
dàng hình dung quá trình kiến tạo, xây dựng và đổi thay các hệ giá trị của văn hoá Việt
Nam. Ngày nay, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về Việt Nam - một quốc gia có
truyền thống văn hoá trong lịch sử, và đặc biệt có những kinh nghiệm từ năm 1945 đến
nay, chắc chắn sẽ khắc phục được nhiều trở ngại để xây dựng một nền văn hoá tiến bộ,
vừa hiện đại lại rất đậm đà bản sắc dân tộc.
2.5. Quan điểm của nhà nghiên cứu Lã Nguyên
Nhà nghiên cứu Lã Nguyên trong khuôn khổ bài viết Vị thế của văn học trên
sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử đã cho rằng một trong những chức năng quan
trọng bậc nhất của lí luận văn học là nghiên cứu, khám phá lơ gíc nội tại của tiến trình
văn học. Từ sự khẳng định ấy, nhà nghiên cứu đã nhận ra điểm khó khăn và hạn chế
của các nghiên cứu văn học là hơn nửa thế kỉ qua nền văn học đã xuất hiện rất nhiều
biến chuyển lớn lao. Vốn nảy sinh từ đời sống, tiếp nhận mọi chuyển biến bộn bề của

thời đại, vơ tình đã khiến văn học trở thành một đối tượng làm đau đầu các nhà nghiên


cứu. Thậm chí, đơi khi, theo tác giả Lã Ngun, người nghiên cứu văn học chẳng còn
đủ tự tin để phân tích một cuốn tiểu thuyết hoặc một bài thơ đang làm xôn xao dư luận.
Dường như, sự cách biệt thậm chí trở nên xa lạ của văn học ngày càng nhiều hơn đối
với các quan niệm lí thuyết mà ta vẫn thừa nhận như những chân lí bất di bất dịch. Do
đó, nếu người nghiên cứu chưa phân tích thấu đáo bối cảnh văn học và thời đại hiện
nay mà vẫn cứ tự tin bàn về con đường phát triển của lí luận văn học hoặc về những
vấn đề trọng đại ví như bản chất hay chức năng của văn chương, thì chắc chắn chỉ là
những câu chữ sáo rỗng vô nghĩa. Về ý kiến này, rõ ràng, thấy rõ được sự thấu đáo của
tác giả Lã Nguyên trong quá trình chiêm nghiệm và nghiên cứu văn chương. Đồng
thời cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai chuyên nghiên cứu sáo rỗng, rập khuôn.
Cũng từ đó, tác giả Lã Nguyên đã đưa ra những hình dung về bối cảnh văn học của
một thời đại qua hai bình diện. Bình diện thứ nhất, xem xét văn học như một tiếng nói
quyền lực trên sân chơi văn hố. Bình diện thứ hai nhìn nhận văn học như một thực tế
diễn ngơn. Nhìn chung, trong khn khổ bài viết này, nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào
bình diện thứ nhất: vị thế của văn học trên sân chơi văn hoá. Thiết nghĩ, giữa đời sống
hiện nay, dù không đi sâu nghiên cứu, nhưng nếu nhìn thẳng vào sự thật, văn giới, báo
giới và các phê bình đều có thể nhận ra trên vị thế ngày càng xa rời, thậm chí tiến hẳn
ra khu vực ngoại vi của văn học. Chúng ta đều biết rằng ngơn từ là chất liệu chính của
văn học. Nền văn học của bất kì một dân tộc nào cũng sáng tạo dựa trên tiếng nói của
dân tộc mình. Từ đó, chúng ta rất đồng tình với ý kiến rằng bản thân mỗi nhà văn đều
xuất phát từ cái nôi bản thể của nền văn hóa dân tộc. Ngôn ngữ, nhìn một cách tổng
qt, chính là nơi lưu giữ tất cả thế giới quan, cảm xúc, tư tưởng, triết lý của mỗi dân
tộc. Từ ngôn ngữ, vốn tri thức văn hóa ấy đã được thâm nhập trực tiếp vào mỡi cá
nhân nhà văn. Bắt nguồn từ chính các hình tượng thật của thế giới và dân tộc lại là cơ
sở giúp nhà văn lí giải vũ trụ và thực tại xã hội. Bên cạnh đó, việc phân tích các bước
đi của lịch sử, tâm lý của con người lại giúp nhà văn tìm hiểu được sự vận động của
các ý niệm về tôn giáo – huyền thoại, về tư tưởng – chính trị cùng sự phát triển của

phong tục, tập quán và văn hoá trong đời sống thường nhật. Nói tóm lại, thông qua
việc sử dụng vốn ngôn ngữ dân tộc đã khiến văn học thành tấm gương phản chiếu


trung thành trình độ tự nhận thức của nhân dân, cách thức ứng xử văn hố và tâm tính
của dân tộc.
Từ đó, tác giả hướng người đọc đến vấn đề trọng tâm: vị thế của văn học trên
sân chơi văn hoá dọc theo trục lịch sử, từ cổ – trung đại, qua hiện đại đến thời đương
đại. Cũng chính vì xem xét văn học như tác phẩm của nghệ thuật ngôn từ, nên vị thế
của văn học đã được tác giả xem xét trên các tương quan cơ bản: 1. Lời nghệ thuật và
toàn bộ hoạt động tinh thần của xã hội; 2. Lời nghệ thuật và lời xã hội (như phê bình
văn học, tiếng nói chính trị, tư tưởng hệ); 3. Lời nghệ thuật và các tiếng nói ngoài lời
(các phương tiện nghe – nhìn và sức mạnh của văn hố tiêu dùng trong tương quan đối
lập “lời”/“vật”). Nhìn chung quan điểm của nhà nghiên cứu Lã Nguyên khá thú vị và
mới mẻ. Kết hợp nhiều lý thuyết của phê bình văn học Nga (tư tưởng của Iu.Lotman,
I.Kondakov...) đã giúp người đọc có thêm nhiều cứ liệu xác đáng để hiểu thêm về mối
quan hệ giữa văn hoá và văn học tại Việt Nam và thế giới.
2.6. Quan niệm của tác giả Phạm Quang Trung
Trong một bài góp ý có tên Chung quanh bài “Về mối quan hệ văn hóa và văn
học”, tác giả Phạm Quang Trung đã bày tỏ quan điểm của mình về mối quan hệ giữa
văn hóa và văn học. Tác giả đã có những phản biện sắc sảo xoay quanh bài viết Về mối
quan hệ văn hóa và văn học của Nguyễn Duy Bắc đăng trên số 24 ra ngày 12-6-1993.
Cụ thể tác giả cho rằng khái niệm văn hóa cần được xác định trên cả ba phương diện
sau:
1. Các hoạt động văn hóa.
2. Các sản phẩm văn hóa.
3. Ý thức và phẩm chất văn hóa.
Trong khi tác giả bài báo trước đề xuất khái niệm văn hóa có lẽ chỉ đúng với
phương diện cuối cùng. Chúng ta lại nhận ra rằng hai phương diện 1.2 trong khái niệm



rõ ràng có thể tồn tại. Chẳng hạn, hoạt động của các nghệ nhân và các sản phẩm mĩ
nghệ của họ.
Hoặc trường hợp tác giả dùng câu văn: Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự chi
phối, ảnh hưởng và quy định của văn hóa đối với văn học" (tác giả viết nghiêng). Tác
giả Phạm Quang Trung đã dẫn ra việc nhầm lẫn hai từ “chi phối” và “quy định”. Theo
lẽ thường, chúng ta hay hiểu các từ này với hai sắc thái ý nghĩa gắn bó
1. Luôn định hướng rõ rệt.
2. Tính tự giác cao và thường trực.
Ví dụ như câu văn ta thường sử dụng: "Tư tưởng chi phối sáng tác". Nhưng có
lẽ, vì chưa xác định thật rõ các khái niệm này, nên ngay sau đó tác giả giải thích: "Bởi
vì mỡi thời kỳ văn học, mỡi loại hình văn học đều gắn liền với một kiểu, một loại hình
văn hóa". Theo tác giả Phạm Quang Trung, ở trường hợp này, có lẽ nên dùng từ cơ sở
hay nền tảng để thay cho các từ chi phối và quy định thì thỏa đáng hơn. Rõ ràng, trong
lời góp ý ngắn gọn này, tác giả nhận ra nhiều điều chưa thật sự ổn thoả và lẽ dĩ nhiên
là có sự điều chỉnh xác đáng trong bài báo Về mối quan hệ văn hóa và văn học, đăng
trên số 24 ra ngày 12-6-1993.
3. Kết luận
Như chúng ta đã biết, văn học là một trong những bộ phận quan trọng nhất của
văn hóa. Từ diện mạo chung của văn học, chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều các hệ giá trị
văn hóa, đặc biệt là văn hóa tinh thần. Với sứ mệnh là một sản phẩm mang tính đại
diện cho văn hóa, văn học qua nhiều thời đại vẫn luôn hoàn thành chức trách giữ gìn,
phát huy các giá trị văn hóa bản địa nói riêng và nhân loại nói chung. Tiến hành khảo
sát mối quan hệ giữa văn hóa và văn học qua quan điểm của sáu tác giả, các nhà
nghiên cứu đồng thời là những học giả uyên bác của văn học Việt Nam, để thấy được
sự gắn bó sâu sắc và chặt chẽ giữa hai đối tượng này.


Khơng chỉ hiện diện trên bề mặt, văn hóa cịn có khả năng chi phối, tác động ở
bề sâu đối với văn học, đặc biệt thể hiện trong thế giới quan và ý thức sáng tạo của nhà

văn. Tác phẩm văn chương vì thế chắc chắn đã thể hiện những dấu ấn văn hóa nhất
định. Qua đó, vấn đề cứu văn chương từ góc nhìn văn hố đã và đang là một hướng
tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vì trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, việc bảo tồn và giữ
gìn bản sắc văn hố dân tộc đã và đang đặt ra nhiều thách thức trước xu hướng toàn
cầu hoá.
Tài liệu tham khảo
1. Karen Risager (2006), Language and Culture: Global Flows and Local

Complexity, Clevedon: Multilingual Matters.
2. Trần Lê Bảo (2009), “Giải mã văn hoá trong tác phẩm văn học”, in trong

tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (90), tr.68.
3. Nguyễn Đức Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người,

NXB Chính trị Quốc gia.
4. Ngơ Văn Lệ (2004), Tộc người và văn hóa tộc người, NXB Đại học Quốc

gia TP.HCM.
5. Phan Ngọc, “Quan hệ giữa văn chương và văn hoá ở Việt Nam”,

.
6. Lã Nguyên (2009), “Vị thế của văn học trên sân chơi văn hoá trong tiến

trình lịch sử”, in trong tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
7. Huỳnh Như Phương (2009), “Văn học và văn hoá truyền thống”, in trong

Tạp chí Nhà Văn, số 10, tr.20-28.
8. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Tổng Hợp

TPHCM.



9. Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại,

NXB Văn hoá văn nghệ TPHCM.
10. Đỗ Lai Thuý (1999), Từ cái nhìn văn hoá, NXB Văn hố dân tộc.
11. Đỡ Lai Th (2000), Hồ Xn Hương hoài niệm phồn thực, NXB Văn hố

thơng tin.
12. Đỗ Lai Thuý (2004), Sự đỏng đảnh của phương pháp, NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
13. Đỗ Lai Thuý (2006), Theo vết chân những người khổng lồ: Tân Guylivơ du ký về
các lý thuyết văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội
14. Đỗ Lai Thúy: “Mối quan hệ văn học - văn hóa nhìn từ lý thuyết hệ thống”.
/>15. Phạm Quang Trung: “Chung quanh bài “Về mối quan hệ văn hóa và văn học”.
/>16. Trần Quốc Vượng (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
17. Trần Ngọc Vương (1995), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Giáo

dục.



×