Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu hệ thống thông tin chuyển tiếp sử dụng đa truy nhập không trực giao thu thập năng lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QN SỰ

TRẦN MẠNH HỒNG

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THƠNG TIN CHUYỂN TIẾP
SỬ DỤNG ĐA TRUY NHẬP KHÔNG TRỰC GIAO
THU THẬP NĂNG LƯỢNG VÔ TUYẾN TẠI NÚT CHUYỂN TIẾP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QN SỰ

TRẦN MẠNH HỒNG

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THƠNG TIN CHUYỂN TIẾP
SỬ DUNG ĐA TRUY NHẬP KHÔNG TRỰC GIAO
THU THẬP NĂNG LƯỢNG VÔ TUYẾN TẠI NÚT CHUYỂN TIẾP

Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
Mã số: 9.52.02.03


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRUNG TẤN
TS. LÊ THẾ DŨNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan các kết quả trình bày trong luận án là cơng trình nghiên
cứu của tơi dưới sự định hướng của các giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận án là hồn tồn trung thực và chưa được cơng bố
bởi bất kỳ tác giả nào hay trong bất kỳ cơng trình nào trước đây. Các kết
quả sử dụng tham khảo đều đã được trích đầy đủ và theo đúng quy định.
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2019
Tác giả

Trần Mạnh Hoàng


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án này, tác giả đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ và đóng góp quý báu.
Trước hết NCS xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến TS Lê Thế Dũng, TS
Nguyễn Trung Tấn đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS trong suốt q trình nghiên
cứu để hồn thành luận án này. Nghiên cứu sinh cảm ơn sự đóng góp ý kiến của
PGS.TS Trần Xuân Nam, TS Phạm Thanh Hiệp để các cơng trình nghiên cứu

của NCS đảm bảo chất lượng và hàm lượng khoa học.
Cảm ơn PGS.TS. Võ Nguyễn Quốc Bảo đã tạo tiền đề và rèn luyện cho NCS
tính kiên trì, nghiêm túc, trong tiếp cận các vấn đề khoa học và GS. Seong-GonChoi đã tài trợ một phần kinh phí cho nghiên cứu này.
Nghiên cứu sinh cũng chân thành cảm ơn các Thầy giáo trong Ban chủ nhiệm
Khoa Vô tuyến điện tử, Tập thể Bộ môn Thông tin, các đồng nghiệp nghiên cứu
sinh đã giúp đỡ, chia sẽ tạo điều kiện để NCS có thể hồn thành cơng tác nghiên
cứu của mình.
Tác giả cũng xin cảm ơn thủ trưởng Bộ Tư lệnh Thông Tin Liên Lạc và
Trường Sĩ Quan Thông Tin là đơn vị chủ quản, đã tạo điều kiện cho tác giả
tham gia nghiên cứu và học tập trong thời gian làm nghiên cứu sinh.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, các đồng chí,
đồng nghiệp đã ln động viên, chia sẻ, giúp đỡ tác giả vượt qua khó khăn để
đạt được những kết quả nghiên cứu như ngày hôm nay.


MỤC LỤC

MỤC LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

iv

DANH MỤC HÌNH VẼ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

vii

DANH MỤC KÝ HIỆU TOÁN HỌC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

ix


MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

Chương 1. TỔNG QUAN THU THẬP NĂNG LƯỢNG VÔ TUYẾN
VÀ ĐA TRUY NHẬP KHÔNG TRỰC GIAO . . . . . . . . . . . . . . . . .

17

1.1. Khái niệm và ứng dụng thu thập năng lượng RF . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

17

1.1.1. Khái niệm thu thập năng lượng RF . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

17

1.1.2. Ứng dụng năng lượng thu thập từ RF . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

18

1.2. Cấu trúc, sơ đồ khối của mạng thu thập năng lượng RF . . . . . . . . . . .

19

1.2.1. Cấu trúc mạng thu thập năng lượng RF . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

19

1.2.2. Sơ đồ khối máy thu thập năng lượng RF . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


20

1.2.3. Các nguồn phát năng lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

21

1.2.4. Kỹ thuật thu thập năng lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

22

1.3. Những ảnh hưởng trong thu thập năng lượng RF . . . . . . . . . . . . . . . . . .

25

1.4. Các mơ hình truyền lan năng lượng sóng vơ tuyến . . . . . . . . . . . . . . . . .

27

1.5. Hệ thống đa truy nhập không trực giao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

28

1.5.1. Khái niệm và phân loại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

28

1.5.2. Kỹ thuật SIC tín hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

33


1.5.3. Ứng dụng kỹ thuật NOMA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

33

i


ii

1.5.4. Ưu điểm của kỹ thuật NOMA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

34

1.6. Các tham số đánh giá phẩm chất hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

35

1.6.1. Xác suất dừng hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

35

1.6.2. Dung lượng hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

35

1.6.3. Xác suất lỗi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

36


1.7. Kết luận chương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

37

Chương 2. PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG HỆ THỐNG CHUYỂN TIẾP
ĐƯỜNG XUỐNG KHÔNG TRỰC GIAO ỨNG DỤNG LỰA CHỌN
CHUYỂN TIẾP ĐƠN PHẦN VÀ THU THẬP NĂNG LƯỢNG VÔ
TUYẾN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

38

2.1. Động lực nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

38

2.2. Mơ hình hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

41

2.3. Phân tích phẩm chất hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

46

2.3.1. Xác suất giải mã không thành công x1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

47

2.3.2. Xác suất giải mã không thành công x2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

49


2.3.3. SIC khơng hồn hảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

51

2.3.4. Xác suất lỗi symbol . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

52

2.3.5. Dung lượng trung bình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

53

2.4. Kết quả mô phỏng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

60

2.5. Kết luận chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

70

Chương 3. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CHUYỂN TIẾP ĐƯỜNG XUỐNG
SONG CƠNG KHƠNG TRỰC GIAO CĨ ỨNG DỤNG THU THẬP
NĂNG LƯỢNG VÔ TUYẾN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

72

3.1. Mơ hình hệ thống hai người dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

72


3.1.1. Động lực nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

72


iii

3.1.2. Cấu hình hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

75

3.1.3. Mơ hình kênh và tín hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

77

3.1.4. Phân tích phẩm chất hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

81

3.1.5. Kết quả số và thảo luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

89

3.2. Mơ hình hệ thống tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

99

3.2.1. Cấu hình hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


99

3.2.2. Mơ hình kênh và tín hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

101

3.2.3. Xác suất dừng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

104

3.2.4. Kết quả số và thảo luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

105

3.3. Kết luận chương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

108

KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

110

PHỤ LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

112

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ . . . . . . . . . . .

115



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

AC

Alternating Current

Dòng diện xoay chiều

AF

Amplify and Forward

Khuếch đại và chuyển tiếp

AWGN

Additive White Gaussian

Tạp âm trắng cộng tính

Noise

chuẩn


BER

Bit Error Rate

Tỷ lệ lỗi bit

BPSK

Binary Phase Shift Keying

Khóa dịch pha nhị phân

BTS

Base Transceiver Station

Trạm thu phát gốc

CR

Cognitive Radio

Vô tuyến nhận thức

CSI

Channel State Information

Thơng tin trạng thái kênh

truyền

DC

Direct Current

Dịng điện một chiều

DF

Decode and Forward

Giải mã và chuyển tiếp

EE

Energy Efficiency

Hiệu suất năng lượng

EH

Energy Harvesting

Thu thập năng lượng

FCC

Federal


Ủy ban truyền thông liên

Communications

Commission

bang

FD

Full-Duplex

Song công

GSM

Global System for

Hệ thống thơng tin

Mobile Communications

di động tồn cầu

HD

Half-Duplex

Đơn cơng


HSU

Harvesting-Storage-Use

Thu thập-lưu trữ-sử dụng

HU

Harvesting-Use

Thu thập - sử dụng

HUS

Harvesting-Use-Storage

Thu thập-sử dụng -lưu trữ

iv


v

ID

Information-Decode

Giải mã thông tin

IoT


Internet of Thing

Internet vạn vật

IP

Interference Probability

Xác suất can nhiễu

MAC

Medium Access Control

Điều khiển truy nhập môi
trường

MIMO

Multiple Input and Multi-

Đa đầu vào và đa đầu ra

ple Output [1]
QAM
MRC

Quadrature


Amplitude

Điều

chế

biên

độ

cầu

Modulation

phương

Maximal Ratio Combining

Kỹ thuật kết hợp theo tỷ lệ
lớn nhất

NOMA

Non-Orthogonal

Multiple

Đa truy nhập không trực

Acces


giao

OP

Outage Probability

Xác suất dừng

OFDMA

Orthogonal

Đa truy nhập phân chia

Frequency-

Division Multiple Access

theo tần số trực giao

Pattern Division Multiple

Đa truy nhập phân chia

Access

theo mẫu

PS


Power Splitting

Phân chia công suất

PU

Primary User

Người dùng sơ cấp

QoS

Quality of Service

Chất lượng dịch vụ

RF

Radio Frequency

Tần số vô tuyến

ROC

Receiver Operating Charac-

Hàm đặc tính cơng tác máy

teristic


thu

SC

Selection Combining

Kỹ thuật kết hợp lựa chọn

SDF

Selection Decode and For-

Kỹ thuật giải mã và chuyển

ward

tiếp có lựa chọn

Spatial Division Multiple

Đa truy nhập phân chia

Access

theo khơng gian

PDMA

SDMA



vi

SDR

Software Defined Radio

Vô tuyến định nghĩa bằng
phần mềm

SE

Spectrum-Efficiency

Hiệu suất phổ tần

SIC

Successive

Khử nhiễu nối tiếp

Interference

Cancellation
SISO

Single Input-Single Output


Đơn đầu vào đơn đầu ra

SNR

Signal to Noise Ratio

Tỷ số tín hiệu trên tạp âm

SU

Secondary User

Người dùng thứ cấp

SWIPT

Simultaneous Wireless In-

Biến đổi đồng thời thông tin

formation and Power Trans-

và năng lượng vô tuyến

fer
TS

Time Switching

Chuyển mạch thời gian



DANH MỤC HÌNH VẼ

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8

Cấu trúc mạng thu thập năng lượng . . . . . . . . . . . . .
Sơ đồ khối thu thập năng lượng vô tuyến. . . . . . . . . . . .
Tỉ lệ khoảng thời gian thu thập năng lượng và xử lý tín hiệu
Phân chia cơng suất tại máy thu khơng có CSI tại máy phát.
So sánh SEP hệ thống MIMO chuyển tiếp EH và không EH. .
Các phương thức NOMA. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
NOMA đường xuống hai người dùng. . . . . . . . . . . . . .
NOMA đường lên hai người dùng. . . . . . . . . . . . . . . .

2.1
2.2
2.3
2.4

Mơ hình hệ thống NOMA lựa chọn chuyển tiếp đường xuống.
Cấu trúc chuyển mạch thời gian thu năng lượng và tín hiệu. .
Tỉ lệ khoảng thời gian thu thập năng lượng và xử lý tín hiệu.

So sánh hàm phân bố tích lũy của SINR chặng 1 và chặng 2
của hệ thống EH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.5 Xác suất giải mã không thành công x1 khi N khác nhau. . .
2.6 Xác suất giải mã không thành công x2 khi N khác nhau. . .
2.7 So sánh SIC hồn hảo và khơng hồn hảo tại R và D2 với
ρ1 = 0.01 và ρ2 = 0.04 tác động đến hiệu suất người dùng 2.
2.8 Ảnh hưởng khác nhau của ρ1 và ρ2 lên hiệu năng hệ thống. .
2.9 Ảnh hưởng của số nút chuyển tiếp đến khoảng thời gian thu
thập năng lượng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.10 Xác suất lỗi symbol tại D1 , D2 trong điều kiện SIC hoàn hảo
với N khác nhau. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.11 Dung lượng hệ thống và dung lượng mỗi người dùng khi N=1
và SIC hoàn hảo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.12 Tổng dung lượng trung bình của hệ thống khi số nút chuyển
tiếp khác nhau N = 1, 2, 3. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

vii

.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.

.
.
.
.
.

20
20
24
25
27
29
31
31

. . 41
. . 41
. . 41
. . 55
. . 61
. . 62
. . 63
. . 64
. . 65
. . 66
. . 67
. . 68


viii


2.13 Thông lượng tại nút D2 khi số nút chuyển tiếp khác nhau N
= 1, 2, 3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
3.1
3.2
3.3
3.4

3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11

3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17

Mơ hình hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
Cấu trúc sơ đồ khối mạch thu năng lượng và xử lý tín hiệu tại
nút chuyển tiếp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
Tỉ lệ khoảng thời gian thu thập năng lượng và xử lý tín hiệu. . . 76
Xác suất dừng hệ thống NOMA-SWIPT Full-duplex với ρ =
0.1, α = 0.33 và các tham số m khác nhau, các hệ số phân bổ
công suất tương ứng là a1 = 0.7, a2 = 0.3. . . . . . . . . . . . . 90

Tác động của ρ lên OP hệ thống với mi = 2 và κ = 0.2, hệ số
phân bổ công suất a1 = 0.7, a2 = 0.3 và α = 0.33. . . . . . . . . 92
Khảo sát OP theo các hệ số α lượng khác nhau, hệ số phân bổ
công suất a1 = 0.7, a2 = 0.3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
Khảo sát tác động của α đến xác suất dừng hệ thống. . . . . . . 94
So sánh OP của D1 và D2 với tác động của nhiễu dư và sai số
ược lượng kênh với mi = 2, PS = 15[dB], α = 0.33. . . . . . . . 95
Tác động của nhiễu dư và sai số ước lượng kênh đến xác suất
dừng với các tham số pha-đinh mi khác nhau, α = 0.33. . . . . . 96
Ảnh hưởng của phân bổ cơng suất đến tối ưu xác suất dừng
của nút đích D2 với α = 0.33. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
Tác động của SINR/SNR đến tỉ lệ thời gian thu thập năng
lượng và xử lý tín hiệu để cực đại thông lượng của hệ thống
với r2 = 1, ρ = 0.02 và κ = 0.1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
Tác động của tốc độ truyền r đến thông lượng hệ thống với
giá trị tối ưu α∗ và PS = 20 [dB]. . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
Mơ hình hệ thống tổng quát nhiều người dùng NOMA . . . . . . 99
Cấu trúc song công một ăng-ten thu/phát. . . . . . . . . . . . . 100
OP theo công suất phát của BS với số ăng-tenna khác nhau. . . . 106
Xác suất dừng của từng người dùng theo công suất phát của
nguồn với số lượng ăng-ten tại BS N=2. . . . . . . . . . . . . . . 107
Khảo sát OP của hệ thống FD và HD theo số ăng-ten phát tại BS. 107


DANH MỤC KÝ HIỆU TOÁN HỌC

Ký hiệu

Ý nghĩa


Pr(·)

Xác suất

FX (x)

Hàm phân bố xác suất tích lũy của X

fX (x)

Hàm mật độ phân bố xác suất của X

E{·}

Ký hiệu toán tử trung bình

Ek (·)

Ký hiệu tích phân hàm mũ

2

F1

Ký hiệu hàm Hypergeometric

G.,.
.,. (.|.)

Hàm MeijerG


Kn

Hàm Bessel sửa đổi bậc n loại hai

Wn

Hàm Whittacker

CN (0, σ 2 ) Phân bố chuẩn trung bình khơng, phương sai σ 2
Γ(·)

Hàm Gamma

Γ(x, n)

Hàm Gamma khơng hồn chỉnh khuyết dưới

γ(x, n)

Hàm Gamma khơng hồn chỉnh khuyết trên

κ

Hệ số nhiễu dư trong hệ thống full-duplex

γth

Ngưỡng độ nhạy máy thu


α

Hệ số thu thập năng lượng

η

Hiệu suất mạch tái tạo năng lượng

ρ

Hệ số tương quan giữa kênh hoàn hảo và khơng hồn hảo

N
n

Tổ hợp chập n của N phần tử
ix


MỞ ĐẦU

1. Bối cảnh nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của ngành viễn thơng và khoa học máy tính, hệ
thống thông tin vô tuyến đã trải qua những bước phát triển vượt bậc cả về
công nghệ phần cứng cũng như phần mềm. Kiến trúc hệ thống ngày càng
hiện đại và tối ưu, đặc biệt là hệ thống thông tin tế bào và mạng cảm biến
khơng dây. Sự phát triển đó dẫn đến việc triển khai nhiều thiết bị đan xen
lẫn nhau về không gian và thời gian [1, 2]. Do vậy, trong khơng gian vơ tuyến
xác định1 , sẽ có nhiều nguồn bức xạ năng lượng điện trường đến với thiết bị.
Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn năng lượng bức xạ này trước đây chưa được

quan tâm một cách đầy đủ, nhưng trong những năm gần đây đã có nhiều
nghiên cứu tập trung vào kỹ thuật thu thập năng lượng từ nguồn bức xạ đó.
Đây là một kỹ thuật mới để kéo dài thời gian hoạt động cho các thiết bị có
nguồn năng lượng cung cấp hữu hạn.
Phương pháp truyền thống cấp nguồn cho các thiết bị hoạt động là kết
nối với mạng điện lưới. Trong một số trường hợp, cấp nguồn bằng điện lưới
không thể thực hiện được, một biện pháp đảm bảo cấp nguồn thay thế để
duy trì hoạt động là sử dụng pin. Nhưng hạn chế của biện pháp này là nguồn
pin sẽ suy giảm theo thời gian và tỷ lệ cấp nguồn cho thiết bị. Có thể khắc
1 Được

hiểu theo khu vực địa lý, trong các phạm vi có nguồn năng lượng vơ tuyến bức xạ

1


2

phục điều này bằng cách thay thế hoặc nạp lại định kỳ, dẫn đến chi phí cao
và trong một số trường hợp thực hiện gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Đây
chính là động lực thơi thúc để các nhà khoa học trả lời câu hỏi: Từ đâu, và
bằng cách nào để có thể bổ sung năng lượng thiếu hụt cho thiết bị điện tử?.
Thu thập nguồn năng lượng vô tuyến bức xạ đến thiết bị là một biện pháp
đầy hứa hẹn, như là một công cụ tiên phong để bổ sung năng lượng cho các
thiết bị điện tử mà ở đó u cầu nguồn cung cấp nhỏ (cỡ µW đến mW ). Đặc
biệt cung cấp cho các thiết bị cảm biến, mạng thông tin cơ thể, các thiết bị
giám sát ở vùng sâu/vùng xa. Sự thành công của việc nghiên cứu cách thức
khai thác hiệu quả nguồn năng lượng này trong tương lai sẽ tạo ra sự trải
nghiệm vượt trội cho người dùng thiết bị di động vì giải phóng họ khỏi sự
phụ thuộc vào việc cấp nguồn được coi là kém thuận tiện như hiện nay.

Để khẳng định nghiên cứu này là khả thi, chúng ta hãy ngược dòng lịch
sử với các phương thức thu thập năng lượng trước đây. Vào khoảng thế kỷ
thứ IX, thu thập năng lượng gió để chuyển thành cơ năng đã xuất hiện, tiếp
theo đó thu thập năng lượng mặt trời để chuyển thành điện năng phục vụ
cho nhu cầu của con người cũng được triển khai. Đây là những nguồn năng
lượng vô tận, sạch, vĩnh cửu; nhưng sự cồng kềnh, chi phí cao khơng thể áp
dụng vào các thiết bị di động kích thước nhỏ. Dung lượng các thiết bị lưu
trữ năng lượng không thể vô cùng lớn để lưu trữ một lần rồi sử dụng vĩnh
viễn. Hơn nữa các nguồn năng lượng từ môi trường tự nhiên phụ thuộc rất
nhiều vào thời gian xuất hiện của mặt trời và hướng gió dẫn đến hoạt động
thu thập sẽ bị gián đoạn theo thời gian. Thêm vào đó, do ra đời đã lâu và
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên thu thập năng lượng từ mặt trời, gió,
các loại năng lượng từ sự hóa thạch, sự chuyển động và các hiện tượng vật lý


3

khác đã khơng cịn là vấn đề mang tính thời sự.
Năm 2008 tại Hội nghị Quốc tế về Lý thuyết Thơng tin ở Canada (ISIT
2008), Lav R. Varshney đã trình bày chủ đề về biến đổi đồng thời năng lượng
vô tuyến và thông tin [3]. Một điều thật đáng tiếc ý tưởng này đã không
được quan tâm đúng mức trong những năm sau đó. Như một lẽ tự nhiên của
sự phát triển, khi nhu cầu năng lượng đảm bảo cho các thiết bị điện tử, các
hệ thống vi điều khiển, thiết bị cảm biến trở nên bức thiết, kết hợp với thí
nghiệm thành cơng của giáo sư Manos Tentzeris vào năm 2012 về biến đổi
thông tin và năng lượng đồng thời thì ý tưởng được trình bày trước đây của
Lav R. Varshney mới thực sự được quan tâm.
Trong vài năm trở lại đây, các nghiên cứu về biến đổi năng lượng và truyền
tín hiệu đồng thời là chủ đề được nghiên cứu sôi động của cộng đồng các nhà
khoa học. Các kết quả nghiên cứu không chỉ dừng lại việc cơng bố lý thuyết

mà cịn có các sản phẩm thí nghiệm đã thành cơng [4–6].
Bên cạnh đó, mạng 5G (5G: Fifth Generation) sẽ được triển khai vào năm
2020, như một hệ quả hiển nhiên là nhu cầu phổ tần sẽ tăng đột biến. Để đáp
ứng nhu cầu đó thì các nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phổ đã
và đang được thực hiện, như công nghệ vô tuyến nhận thức (CR: Cognitive
Radio), kỹ thuật truyền dẫn song công (FD: Full-Duplex), đa truy nhập phân
chia theo tần số trực giao (OFDMA: Orthogonal Frequency-Division Multiple
Access). Nhưng quá trình ứng dụng những kỹ thuật này đã bộc lộ những hạn
chế cần phải được khắc phục bằng các giải pháp kĩ thuật mà không được
làm thay đổi cấu trúc hoặc quy hoạch mạng đã triển khai. Sự phát triển là
nguyên lý tất yếu để khắc phục những hạn chế đã bộc lộ, do đó ý tưởng sử
dụng kĩ thuật đa truy nhập không trực giao thay thế cho các kỹ thuật đa


4

truy nhập trực giao đã được nghiên cứu trong vài năm trở lại đây.
Nhằm cải thiện phạm vi phủ sóng mà không tăng công suất phát là nền
tảng của ý tưởng triển khai các mạng truyền thông hợp tác trong vài thập
kỉ qua. Các mơ hình mạng chuyển tiếp đã được triển khai ứng dụng và cho
thấy hiệu quả vượt trội của nó so với các hệ thống truyền thơng điểm-điểm.
Luận án được nghiên cứu trong bối cảnh nhu cầu kết nối tăng vọt. Đặc biệt
khi các thiết bị điện tử kích thước nhỏ được sử dụng để thay thế hoạt động
trực tiếp của con người, mạng cảm biến không dây và mạng thông tin quanh
cơ thể được triển khai. Nhằm mục đích cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng
cho các thiết bị Internet kết nối vạn vật (IoT: Internet of Things), đồng thời
cải thiện hiệu quả sử dụng phổ tần vốn được coi là hạn chế như hiện nay. Do
đó, phương thức đa truy nhập khơng trực giao sẽ thay thế cho đa truy nhập
trục giao sẽ được áp dụng. Trên cơ sở các công bố khoa học trước đây, nghiên
cứu sinh tiếp tục đề xuất các mô hình mới, dựa vào phân tích giải tích và

mơ phỏng Matlab để kiểm chứng hệ thống. Đây là phương pháp tin cậy được
các nhóm nghiên cứu trên thế giới và trong nước áp dụng. Tuy nhiên, trong
thời điểm hiện tại các nhà khoa học trong nước nghiên cứu về ứng dụng thu
thập năng lượng vô tuyến và kỹ thuật đa truy nhập khơng trực giao chưa
nhiều, điều kiện thí nghiệm và kiểm tra kết quả đề xuất trên phần cứng thực
tế chưa thể triển khai.
2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan
Để bổ sung những nội dung nghiên cứu về thu thập năng lượng vô tuyến
và kỹ thuật đa truy nhập khơng trực giao, trong phần này NCS trình bày
các kết quả nghiên cứu đã đạt được trên thế giới cũng như trong nước đối


5

với hai kỹ thuật đầy hứa hẹn này. Từ đó để thấy được những đóng góp khoa
học cũng như những vấn đề chưa được giải quyết để luận án hướng tới giải
quyết một phần những tồn tại của các công trình trước đây. Tính đến thời
điểm bắt đầu thực hiện đề tài, các cơng trình cơng bố về hệ thống vơ tuyến
có ứng dụng thu thập năng lượng đã có nhiều giao thức, kịch bản và mục
tiêu khác nhau được đề xuất. Trong luận án này chỉ tập trung khảo sát các
hệ thống vơ tuyến chuyển tiếp có ứng dụng thu thập năng lượng vơ tuyến và
các mơ hình ứng dụng kỹ thuật đa truy nhập không trực giao, làm cơ sở để
NCS đề xuất các mơ hình trong luận án.
2.1 Các nghiên cứu thu thập năng lượng vô tuyến
Hiện tại, việc nghiên cứu thu thập năng lượng vô tuyến khơng chỉ thực hiện
ở các hệ thống điểm-điểm mà cịn được nghiên cứu trong các mạng chuyển
tiếp và hệ thống hợp tác đa người dùng.
Năm 2013, cơng trình [7] lần đầu tiên nghiên cứu ứng dụng thu thập năng
lượng vô tuyến (RF: Radio Frequency) ở giao thức chuyển tiếp đơn đầu vào
đơn đầu ra (SISO: Single Input-Single Output). Trong công trình này Nasir

và cộng sự đã đề xuất sử dụng hai kĩ thuật thu thập năng lượng tại nút
chuyển tiếp đó là kỹ thuật chuyển mạch thời gian (TSR: Time Switching
Relay) và kỹ thuật phân chia công suất (PSR: Power Splitting Relay). Các
tác giả đã xác định được biểu thức tường minh (chỉ chứa các hàm cơ bản) xác
suất dừng (OP: Outage Probability), so sánh phẩm chất của TSR với PSR
cho thấy PSR có hiệu quả dung lượng tốt hơn nhưng OP kém hơn. Trên cơ
sở phương thức TSR các tác giả trong [8] đã phân tích biểu thức OP cho hai
giao thức khuếch đại và chuyển tiếp (AF: Amplify and Forward) và giải mã
chuyển tiếp (DF: Decode and Forward), nhưng các tác giả đã không đưa ra


6

sự so sánh hoặc kết luận nào giữa hai giao thức đã khảo sát.
Tác giả có nhiều cơng trình cơng bố về hệ thống truyền thông chuyển tiếp
ứng dụng kỹ thuật thu thập năng lượng mà việc khảo sát hệ thống dựa vào
phương pháp giải tích là I. Krikidis [9–17] và một số cơng trình khác. Tuy
nhiên mỗi cơng trình chỉ khảo sát một giao thức và thông số cụ thể nhằm
đánh giá phẩm chất của hệ thống, trong đó chủ yếu tập trung vào tìm biểu
thức OP hoặc tốc độ truyền tối đa đạt được.
Bài báo [9] đã khảo sát và so sánh các phương pháp điều phối năng lượng
RF thu thập được đó là: thu thập-sử dụng (HU: Harvest-Use), thu thậpsử dụng-lưu trữ (HUS: Harvest-Use-Store), thu thập-lưu trữ-sử dụng (HSU:
Harvest-Store-Use). Đưa ra các khuyến nghị sử dụng hình thức quản lý năng
lượng phù hợp cho từng yêu cầu dịch vụ khác nhau.
Các nghiên cứu đối với mạng hợp tác ứng dụng thu thập năng lượng trên
cơ sở các giao thức AF và DF cho những mơ hình đơn giản (hệ thống chỉ có
một nút chuyển tiếp) đã được trình bày trong [7, 15, 18]. Tuy chỉ là các mơ
hình có cấu trúc đơn giản nhưng là nền tảng để phát triển các mơ hình có
cấu hình phức tạp hơn [19–21].
Trên nền tảng các mơ hình đã đề xuất, tác giả trong [14] tiếp tục phát

triển hệ thống nhiều ăng-ten mà có độ phức tạp thấp trong điều kiện kênh
truyền pha-đinh phẳng. Đây có thể được coi là cơng trình nghiên cứu khởi
đầu để tăng hiệu suất thu thập năng lượng thông qua việc kết hợp tổng các
nhánh tại mạch thu.
Để đảm bảo hai hoạt động đồng thời là thu thập năng và xử lý tín hiệu,
phương thức lựa chọn đồng thời hai nút chuyển tiếp trong một khe thời gian
đã được đề xuất trong [22]. Hai nút được lựa chọn để thực hiện hai mục đích


7

khác nhau đó là một nút thu thập năng lượng, một nút chuyển tiếp tín hiệu.
Mục tiêu đặt ra trong đề xuất này là đảm bảo độ bền vững và tin cậy cho hệ
thống, trong khi đó chấp nhận một thuật toán lựa chọn phức tạp hơn.
Bài báo [23] đã đề xuất phương thức xử lý tín hiệu tại nút chuyển tiếp
hoàn toàn mới kết hợp với thu thập năng lượng RF, theo đó chu kỳ các tín
hiệu được chia cho phần thu thập năng lượng là cố định, khoảng còn lại được
sử dụng để giải mã và chuyển tiếp tín hiệu tại tất cả các nút chuyển tiếp.
Khi tất cả các nút chuyển tiếp giải mã thành công mới thực hiện chuyển tiếp
tín hiệu đến nút đích. Bài báo kết luận rằng, mặc dù đã sử dụng một khoảng
thời gian để thu thập năng lượng nhưng với phương thức chuyển tiếp này vẫn
có thể đạt độ lợi phân tập tốt hơn phương thức chuyển tiếp truyền thống.
Tuy nhiên, các tác giả trong [23] cũng đã chỉ ra hệ thống có độ trễ lớn và
đồng bộ phức tạp.
Phân tích theo độ lợi phân tập hệ thống trên cơ sở lựa chọn chuyển tiếp
theo tiêu chuẩn max-min, bài báo [24] đã đề xuất mơ hình có nhiều cặp
nguồn-đích thực hiện truyền thông qua một nút chuyển tiếp thu thập năng
lượng. Kết quả được trình bày trong bài báo là biểu thức OP tương ứng của
mỗi cặp nguồn-đích có độ lợi kênh khác nhau.
Để khắc phục việc gián đoạn liên lạc của hệ thống, khi nút chuyển tiếp

cạn kiệt nguồn năng lượng (vì trong q trình thu thập, sẽ có một số nút
không thu thập được, hoặc đã sử dụng hết nhưng chưa được bổ sung). Do
đó bài báo [25] đề xuất phương pháp lựa chọn nút chuyển tiếp có đủ năng
lượng để truyền dữ liệu, như vậy, có thể coi đây là một phương pháp lựa chọn
chuyển tiếp theo tiêu chuẩn năng lượng. Trong cơng trình [26], các tác giả đã
khảo sát một hệ thống mà ở đó nút chuyển tiếp thu thập năng lượng ở đường


8

xuống để phục vụ chuyển tiếp dữ liệu ở đường lên. Bằng việc giải bài toán
tối ưu xác định vị trí nút chuyển tiếp nhằm mục đích thu thập năng lượng
đạt lớn nhất đã được trình bày trong các cơng trình [27, 28].
Sự tác động của thơng tin trạng thái kênh truyền (CSI: Channel State
Information) khơng hồn hảo và sự phi tuyến của mạch thu thập năng lượng
đến chất lượng hệ thống chuyển tiếp có ứng dụng thu thập năng lượng đã
được khảo sát trong [29, 30], hai bài báo này đã phân tích biểu thức OP
của hệ thống cho giao thức DF trên kênh truyền có phân bố Nakagami-m.
Phân tích mạng chuyển tiếp hai chiều với thu thập năng lượng tại nút chuyển
tiếp [31, 32], trong đó hai nút đầu cuối sử dụng nhiều ăng-ten, nút chuyển
tiếp sử dụng một ăng-ten. Kết quả của các bài báo đã xác định được giá trị
tối ưu khoảng thời gian thu thập năng lượng và xử lý tín hiệu theo mục tiêu
thơng lượng đạt lớn nhất.
Cùng với nghiên cứu về hệ thống chuyển tiếp bán song công, các hệ thống
chuyển tiếp song cơng có ứng dụng thu thập năng lượng vơ tuyến cũng được
nghiên cứu [13, 33]. Các kết quả đã chứng minh rằng khi cân bằng thời gian
thu thập năng lượng và chuyển tiếp dữ liệu thì mơ hình chuyển tiếp song
công cho hiệu suất tốt hơn, hiệu năng hệ thống ổn định hơn.
Trên cơ sở những nghiên cứu lý thuyết đã công bố, các thiết kế phần cứng
đã được thực hiện như: thiết kế ăng-ten, bộ chỉnh lưu để hoàn thiện cấu trúc

máy thu [34–36].
2.2 Các nghiên cứu về hệ thống NOMA
Các nghiên cứu về thu thập năng lượng không những khảo sát ở các mạng
được cấp phép tần số mà cịn khảo sát trên các hệ thống vơ tuyến nhận thức;
các giao thức định tuyến và đa truy nhập cũng đã được nghiên cứu [37–39].


9

Đặc biệt các hệ thống đa truy nhập không trực giao (NOMA: Non-Orthogonal
Multiple Acces) có ứng dụng thu thập năng lượng vơ tuyến đã có những cơng
bố ban đầu [40–44].
Khác với đa truy nhập trực giao (OMA: Orthogonal-Multiple-Access),
nhiều người dùng trong hệ thống NOMA được chia sẻ cùng tài nguyên thời
gian, tần số hoặc mã. Ý tưởng chính trong kỹ thuật NOMA là sử dụng đa
truy nhập trên miền công suất hoặc miền mã, tức là tại đầu phát phân bổ
các mức cơng suất hoặc sử dụng mã hóa khác nhau để phân biệt các tín
hiệu của từng người dùng. Ngồi ra có thể sử dụng tính chất đặc trưng trong
nguyên lý trải phổ mật độ thấp tại đầu phát để xếp chồng các tín hiệu trước
khi truyền. Ở phía thu sử dụng kỹ thuật khử nhiễu nối tiếp (SIC: Successive
Interference Cancellation) hoặc sử dụng phương pháp giải trải phổ để tách
tín hiệu [45].
Các tác giả trong [46] đã đề xuất và khảo sát mạng truyền thông hợp tác
hai chặng sử dụng kĩ thuật NOMA. Ở đó, hai nút nguồn truyền thơng với hai
nút đích tương ứng thơng qua nút chuyển tiếp trên cùng một thời gian, băng
tần. Trong công trình [43], các tác giả đã khảo sát một hệ thống NOMA, với
hai tập hợp người dùng đó là tập những người dùng gần và tập những người
dùng xa so với nút nguồn. Các tác giả đã khảo sát những người dùng gần
như là các nút chuyển tiếp thực hiện thu thập năng lượng để cấp nguồn, trợ
giúp chuyển tiếp tín hiệu cho các nút ở xa. Trong hệ thống này, tác giả đã

đề xuất chọn đối tượng để phục vụ là người dùng có kênh truyền tốt nhất.
Như vậy, khi xem xét hệ thống theo phương diện NOMA thì việc lựa chọn
này sẽ khơng có ý nghĩa vì mục tiêu của hệ thống NOMA là phục vụ đồng
thời nhiều người dùng.


10

Xác suất dừng hệ thống NOMA thu thập năng lượng tại nút chuyển tiếp
với việc lựa chọn ăng-ten phát đã được khảo sát trong [40], sử dụng phương
thức thu thập năng lượng theo PSR. Trong [40], các tác giả đã so sánh hiệu
suất của phương thức NOMA với phương thức OMA. Kết quả của cơng trình
này đã xem xét biểu thức OP tường minh của hệ thống và hiệu quả sử dụng
năng lượng.
Tác động của việc phân bổ công suất thu thập được tại nút chuyển tiếp
trong mạng phục vụ đồng thời hai người dùng đã được khảo sát trong [44].
Trong mơ hình này để cho đơn giản trong phân tích giải tích, Yang và cộng
sự đã đề xuất hai phương pháp phân bổ cơng suất, đó là phân bổ cố định và
phân bổ theo ràng buộc không gây ra can nhiễu đến mạng sơ cấp, vì các tác
giả coi một người dùng trong hệ thống như là người dùng sơ cấp. Các tác giả
xem xét hệ thống trên quan điểm mạng vô tuyến nhận thức, nhưng sẽ không
hợp lý khi mục tiêu, phương thức của hai mạng này hoàn tồn khác nhau
thậm chí có các sơ đồ điều chế khác nhau.
Với các hệ thống có cấu hình phức tạp hơn như là MISO, MIMO hoạt
động theo nguyên tắc NOMA cũng đã được nghiên cứu trong [42], trong đó
người dùng có độ lợi kênh tốt hơn hoạt động như nút EH và trợ giúp chuyển
tiếp dữ liệu cho người dùng có điều kiện kênh kém. Để cực đại tốc độ của các
người dùng theo điều kiện kênh truyền và thỏa mãn yêu cầu chất lượng dịch
vụ (QoS: Quality of Service) các tác giả trong [42] đã đề xuất tối ưu phân
bổ công suất theo phương pháp chia sẻ năng lượng, và sử dụng kĩ thuật tạo

búp sóng (beamforming) để tăng hiệu suất hệ thống.
Trong [47, 48], các tác giả đã trình bày hai hệ thống NOMA chuyển tiếp
chia sẻ phổ tần có ứng dụng thu thập năng lượng ở hệ thống thứ cấp mà


11

năng lượng được bức xạ bởi hệ thống sơ cấp như là nguồn bổ sung cho mạng
thứ cấp hoạt động.
Tóm lại hệ thống NOMA đã được khảo sát theo từng kịch bản khác nhau
tùy thuộc vào mục đích sử dụng và cấu hình mạng. Vấn đề đặt ra hiện nay là
giải quyết bài tốn tái cấu hình mạng đã triển khai sang phương thức NOMA
mà không phá vỡ cấu trúc hiện có. Người dùng có thể điều khiển nhiều đầu
cuối đồng thời mà các tín hiệu điều khiển được tích hợp trong một thiết bị.
Bên cạnh đó, phương thức đảm bảo năng lượng cho hệ thống khi triển khai
và đề xuất sử dụng các giao thức hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất hệ
thống là những nội dung cần được quan tâm nghiên cứu.
Qua khảo sát các cơng trình đã cơng bố NCS thấy rằng, mặc dù đã có
nhiều nhóm nghiên cứu đề xuất và phân tích các mơ hình hệ thống vơ tuyến
chuyển tiếp có ứng dụng kĩ thuật thu thập năng lượng vô tuyến cũng như hệ
thống NOMA nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đó là:

• Các mơ hình truyền thơng hợp tác có ứng dụng kỹ thuật thu thập năng
lượng vơ tuyến chưa có cơng trình nào khảo sát đầy đủ các tham số đánh
giá chất lượng hệ thống, các cơng trình hiện tại chỉ phân tích tham số
xác suất dừng thơng qua biểu thức giải tích mà chưa xây dựng biểu thức
tính tỉ lệ lỗi, biểu thức dung lượng kênh trung bình cho các hệ thống;

• Các hệ thống MIMO chuyển tiếp kết hợp với thu thập năng lượng có ít
cơng trình khảo sát do sự phức tạp trong các bước phân tích tốn học,

mạng chuyển tiếp sử dụng kỹ thuật thu thập năng lượng vô tuyến kết
hợp kỹ thuật đa truy nhập khơng trực giao chưa có nhiều đề xuất, hơn
nữa khảo sát các kênh truyền chủ yếu là kênh pha-đinh Rayleigh. Việc


12

khảo sát các mơ hình lựa chọn chuyển tiếp chưa có nhiều cơng bố;

• Các phân tích hệ thống trên kênh truyền có sai số thơng tin trạng, hoặc
tn theo phân bố Nakagami ít cơng trình khảo sát, đặc biệt là khảo sát
hệ thống NOMA chuyển tiếp có ứng dụng EH-RF tại nút chuyển tiếp
mà hệ thống xảy ra lỗi ước lượng kênh hoặc trễ hồi tiếp chưa được tập
trung nghiên cứu. Đặc biệt, cách tiếp cận và giải quyết bài tốn hệ thống
EH-RF bằng phương pháp phân tích giải tích gặp nhiều khó khăn nên
số lượng cơng bố cịn ít;

• Nghiên cứu kĩ thuật NOMA trong hệ thống truyền song công theo thời
gian trên cùng băng tần kết hợp với EH-RF chưa được tập trung nghiên
cứu nhiều. Sử dụng bộ đệm dữ liệu tại nút chuyển tiếp và thực hiện phân
bổ lại công suất thu thập được để truyền cho chặng kế tiếp trong NOMA
chưa được xem xét;

• Phần lớn các nghiên cứu đang tập trung việc phân tích hệ thống thu
thập năng lượng từ nút nguồn, các nguồn năng lượng xung quanh như
các kênh can nhiễu, thiết bị phát năng lượng chuyên dụng đang là nội
dung ít được quan tâm.
Vì vậy, việc nghiên cứu hồn thiện lý thuyết cho các hệ thống vô tuyến chuyển
tiếp, hợp tác ứng dụng kĩ thuật thu thập năng lượng và các hệ thống NOMA
cần được tiếp tục nghiên cứu. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa thời sự và đang

được nhiều nhóm nghiên cứu quan tâm. Do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn
và thực hiện đề tài: "Nghiên cứu hệ thống thông tin chuyển tiếp sử
dụng đa truy nhập không trực giao thu thập năng lượng vô tuyến
tại nút chuyển tiếp". Kết quả của đề tài góp phần hồn thiện hơn lý


×