Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

VĂN học một số vấn đề về THI PHÁP NGHỆ THUẬT CỦA TÁC GIẢ TRONG MIẾNG DA lừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.98 KB, 5 trang )

Họ và tên: Trần Phượng Linh
Lớp: Cao học Văn học nước ngoài – khóa 2013 đợt 2
TIỂU LUẬN MÔN “TRÀO LƯU HIỆN THỰC PHÁP VÀ HONORÉ DE BALZAC”

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THI PHÁP NGHỆ THUẬT CỦA TÁC GIẢ
TRONG TIỂU THUYẾT MIẾNG DA LỪA
Đề cương bài tiểu luận:
1. Hình tượng nghệ thuật
- Hình tượng con người – Những chân dung hỗn độn của thời đại vật chất
- Biểu tượng huyền thoại – Thi pháp huyền thoại và trí tưởng tượng phong phu
của tác gia
2. Không – thời gian nghệ thuật
- Không gian nghệ thuật: 2 không gian nghệ thuật
+ Không gian phù hoa, gia tạo
+ Không gian ấm cung, chân thành, nghèo nàn
+ Một số không gian khác: không gian đô thị, không gian huyền thoại
- Thời gian nghệ thuật:
+ Thời gian bám sát sự kiện hiện thực
+ Thời gian hồi tưởng, kí ức
3. Điểm nhìn trần thuật
- Điểm nhìn chủ yếu đặt vào Raphael, song ngôi trần thuật là ngôi thứ 3 – bên
ngoài nhân vật => but pháp hiện thực qua việc miêu ta tâm lý chi tiết, điển hình.
***
BÀI LÀM
Mở đầu
Honoré De Balzac tự xưng rằng “xã hội Pháp là sử gia, tôi chỉ được làm người thư
ký” , và bộ Tấn trò đời chính là sự hiện thực hóa một tham vọng mãnh liệt nơi ông, khi dựng
nên một vở Hài kịch nhân loại (La Comedie Humaine) vĩ đại, một sự “bắt chước Chua” (“La
Comedie Humaine, c’est l’Imitation de Dieu le Pere” – dẫn theo lời Albert Thibaudet). Di san
tiểu thuyết đồ sộ mà Balzac để lại gần như là một pho sử thi bao quát toàn bộ hiện thực xã hội
Pháp thế kỷ XIX, mà tại đó, Balzac dường như đã vừa là Đấng sáng tạo của thế giới nghệ


thuật, vừa là người thư ký cần mẫn. Xưa kia một Dante tạo lập nên Hài kịch thần thánh, nay
lại tới Balzac quay về trong chính sự thực cuộc đời để viết nên Hài kịch nhân loại. Khát vọng
1

1

Trích theo Đỗ Đức Dục (2002), Hônôrê Đơ Banzăc – một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, NXB Hai Phòng, tr.97.

1


nơi ông đâu kém gì Raphael de Valentin – nhân vật chính của ông trong Miếng da lừa. Được
xếp vào phần Khao cứu triết học, Miếng da lừa là một trong những tác phẩm khởi nên bộ Tấn
trò đời hùng vĩ, trong đó tập trung vô số ý niệm triết học và cam quan thế sự, cam quan thế
giới của tác gia, kèm theo sự phát triển về but pháp sáng tác, khi đẩy mạnh lối viết hiện thực
và một số kĩ thuật tự sự. Ở đây, bài viết sẽ đi vào tìm hiểu một số vấn đề về thi pháp nghệ
thuật của Balzac trong Miếng da lừa.
Theo Từ điển văn học: “Thi pháp học miêu ta, nghiên cứu các phương thức, phương
tiện nghệ thuật cụ thể. Thi pháp đây là hệ thống các nguyên tắc làm việc, sáng tạo của bất ky
tác gia nào…”2. Như vậy, nghiên cứu thi pháp nghệ thuật của tác gia trong một tác phẩm
chính là khám phá và phân tích những phương pháp, kĩ thuật văn chương có hệ thống và có
giá trị nghệ thuật, được chính họ vận dụng trong quá trình tạo lập nên “đứa con tinh thần”. Ở
đây, chung tôi sẽ đi vào một số vấn đề cụ thể về thi pháp sáng tạo của Balzac trong Miếng da
lừa – một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của văn hào Pháp.
1. Hình tượng nghệ thuật
Nổi bật trong lối viết hiện thực của Miếng da lừa chính là kĩ thuật miêu ta nhân vật
mang tính điển hình hóa sắc nét. Mỗi chủ thể hiện lên qua tác phẩm đều được khắc họa bằng
những chi tiết phong phu và sống động, và đa phần đều được đẩy lên mức tập trung cao độ
của một loại tính cách, một loại tâm thức, một loại người.
Raphael de Valentin, nhân vật chính, chứa đựng trong mình phức hợp nhiều canh

huống: người quý tộc sa sut trước canh đao điên của thời cuộc kim tiền, người thanh niên vừa
thông thái vừa mù quáng và chứa đựng bao nhiêu cao vọng, hãnh tiến, phù du của tuổi trẻ,
của kiếp người chán đời cũng chỉ vì quá ham đời, thất vọng cũng tại bởi lắm mức dục vọng.
Trưởng thành trong canh khắc kỉ của việc giáo dục từ gia đình, từ những quý tộc thất thế tàn
tạ, dồn nén trong chàng là những khao khát mãnh liệt, những tham vọng dữ dội đã phai kìm
chế bấy lâu và bởi thế, càng thêm nung nấu. Mọi phương diện trạng thái nơi Raphael đều
thường trực được đẩy lên cao trào, đến tầm mức tới hạn của nó: háo hức tri thức, danh vọng,
tiền tài mãnh liệt, kiêu hãnh dữ dội, yêu cuồng si, giàu có đột khởi và rồi cũng tuyệt vọng
cùng cực. Raphael thuộc kiểu nhân vật cuồng si điển hình trong thế giới nghệ thuật của
Balzac nói chung và của Tấn trò đời nói riêng. Sự cuồng si trên những phương diện vừa thực
dụng, vừa phù du nhất của đời sống chính là “cánh cửa tử” giết chàng lần mòn, đưa chàng đến
cái chết. Thực chất, ban thân Raphael cũng cam thụ được tình người và sự ấm áp chân thật từ
mẹ con Pauline, song ban chất cuồng si đã khiến chàng chối bỏ, và theo đuổi việc thỏa mãn
sự say mê dữ dội của ban thân. Trong khi, Foedora, lại chính là biểu trưng điển hình cho toàn
bộ sự phũ phàng và phù phiếm của đời sống đó. “Đêm qua nàng ở rạp Bouffons, tối nay nàng
2

Nhiều tác gia (2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới, tr.1067.

2


sẽ tới Viện Ca kịch, ở đâu cũng thấy nàng, nếu anh muốn, nàng chính là cái Xã hội này”.
Foedora, không gì hơn, chính là hiện thân cho mọi nỗi khao khát cuồng si và đồng thời cũng
là thứ độc dược chết người, tiêu hủy toàn bộ kiêu hãnh, ý chí và niềm yêu đời chân thành của
con người. “Người đàn bà không tim” – Balzac đã gọi nàng như vậy, và như thế, chính là gọi
tên toàn bộ ban chất xã hội này: gia tạo, vô cam và tham lam dữ dội.
Trái lại, đối nghịch với bóng tối và sự hỗn độn của thế giới đó là một Pauline – biểu
trưng cho nhân tính, tình người và đức tin. Pauline và mẹ, tồn tại mong manh, yếm thế trước
cõi đời, là dòng chay nhỏ nhoi, len lỏi, xoa dịu sự cuộn trào, hỗn độn của thế giới truyện.

Ngoài ra, Miếng da lừa còn viền lên thi pháp huyền thoại khi tái sinh “miếng da lừa”
truyền thuyết và ban cho nó quyền lực điên đao suốt câu chuyện. Thực chất, miếng da lừa,
không gì khác, là kí hiệu cô đọng cho ý hướng dục vọng, cho sức mạnh hành động để thỏa
mãn khao khát si mê, để đạt tới đỉnh cao quyền lực, danh lợi. Càng vận động tới tham vọng,
sẽ càng tiến gần đến hủy diệt, đến hư vô, đến sa đọa, tàn tạ – đó có lẽ chính là ý niệm mà
Balzac cô đọng vào biểu tượng này.
2. Không – thời gian nghệ thuật
Tồn tại trong Miếng da lừa là song song hai loại không gian đối lập. Một bên là dạng
không gian vật chất lên ngôi với sự vương gia, xa hoa, đậm đặc màu sắc kim tiền, ái dục,
hãnh tiến, đặc biệt gia tạo. Đấy chính là anh hình về thế giới lý tưởng mà những tính cách
cuồng si kia khao khát, là thứ xã hội vật chất kia tôn thờ, ngưỡng vọng và dấn thân kiệt cùng
để đạt tới. Cũng chính nó, là thứ đẩy người ta vào chốn tuyệt vọng của đức tin và tình yêu
cuộc sống, khi sa lầy vào đầy rẫy những ao anh phù du, những canh tượng gia tạo. Nó hiện
diện trong những rạp hát, những phòng khách lộng lẫy, những buổi tiệc hỗn độn người và tiền
và tình, v.v, là đỉnh cao của hưởng thụ song cũng là vực thẳm của tha hóa, hư huyễn, tàn phai.
Trái lại, bên kia là thứ không gian nghèo mọn, rách rưới, cũ kĩ của cái nghèo, sự thiếu thốn và
trạng thái yếm thế trong đời sống. Tuy vậy, đó lại là nơi tồn tại tình nghĩa, lòng thương yêu,
sự chân thành và niềm hy vọng tràn trề, mà điển hình, chính là căn khách sạn nhỏ bé, cũ nát
của những thân phận nhỏ nhoi như mẹ con Pauline. Raphael chính là chủ thể luôn tồn tại
trong trạng thái lưỡng lự, phân vân giữa hai không gian. Chính vì mắc kẹt, hoang mang, mà
chàng thường xuyên rơi vào trạng thái mâu thuẫn, tự đối nghịch, tự tra vấn chính mình khôn
nguôi. Raphael tôn trọng, rung động trước tính thuần lành, sự cao thượng của thế giới tình
nghĩa, song vẫn vô cùng tôn thờ, khao khát sức bật, độ kiêu hãnh mãnh liệt của thế giới phù
hoa. Bởi vậy, “miếng da lừa” xuất hiện chính là thử thách khắc nghiệt để chàng dấn thân trọn
vẹn và tra giá trọn vẹn cho khối giằng xé cao độ bên trong mình.
Bên cạnh đó, với việc tuân thủ chặt chẽ phương thức hiện thực, thời gian nghệ thuật
Balzac thực hiện trong Miếng da lừa đa phần đều tuân theo trạng huống tuyến tính. Thời gian
3



bám sát sự kiện, sự kiện theo đuổi dòng thời gian thực, cho nên, dòng chay cấu truc của tác
phẩm vốn tựa trên độ tuyến tính của hiện thực để tạo lập nên. Tuy nhiên, đan xen trong đó
còn là mạch thời gian kí ức khi tác gia để Raphael thực hiện một số trường đoạn hồi tưởng
dài, nằm trong các mẩu đối thoại dài hơi đến độ gần tiệm cận mức độc thoại, khi kể lại những
biến động trước đó trong con người mình, và vì sao hình thành nên mình hôm nay.
3. Điểm nhìn trần thuật
Có thể thấy, điểm nhìn chủ đạo của Miếng da lừa đều đặt vào Raphael, nhân vật chính,
trong khi tác gia vẫn giữ ngôi trần thuật thứ ba, bên ngoài nhân vật. Tức là, Balzac cho mạch
truyện trôi chay theo góc độ, nhãn quan, hành động và số mệnh của nhân vật Raphael, song
vẫn giữ sự khoang cách nhất định với nhân vật ở phương thức tự sự khi đặt giọng kể bên trên
xã hội đó, thế giới đó. Vì vậy, giữ vai trò là người quan sát, thông qua việc quan sát nhân vật
cuồng si điển hình, con người điển hình vẫy vùng trong thời cuộc bấy giờ, tác gia đã phóng
chiếu lại toàn bộ cõi đời phù duu, gia hiệu và đầy rẫy mâu thuẫn, cay đắng, tha hóa.
Raphael, chính là chủ thể, là nhân vật mang “tấm gương thần”, không chỉ soi chiếu
toàn bộ ngõ ngách Paris với đầy đủ sáng tối muôn mặt, đê hèn và xa hoa, tiền tài và rách rưới,
mà còn rọi tỏ những ngóc ngách sâu xa trong tâm thức con người, với mọi tham muốn và
hững hờ, kiêu hãnh và định kiến, hy vọng và tuyệt vọng. Việc đặt điểm nhìn và chọn ngôi kể
của Balzac đã cho thấy but pháp hiện thực điêu luyện trong tác phẩm Miếng da lừa.
Kết luận
Nhìn chung, với Miếng da lừa, Balzac đã vận dụng uyển chuyển thi pháp hiện thực
trong phương thức sáng tác, kết hợp với phần nào yếu tố huyền thoại và yếu tố lãng mạn. Hệ
thống nhân vật chính là những mẫu thức điển hình cho con người cuồng si, cho toàn bộ diện
mạo hỗn độn, phù phiếm, méo mó của xã hội đương thời. Trong đó, không gian, thời gian
nghệ thuật và điểm nhìn trần thuật càng viền đậm chất thế sự, hiện thực và sự mâu thuẫn đến
mức bí bách, bùng nổ tự nội tại bối canh sống bấy giờ: mâu thuẫn giàu nghèo, tình tiền, được
mất, thực hư, sống chết,... Thực chất, đó cũng là xung đột của mọi thời đại nơi dục vọng con
người luôn tồn tại như một ám anh truyền kiếp. Tính hiện thực vượt thời của Balzac chính
nằm ở điểm ấy.

4



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Honoré De Balzac – Trọng Đức dịch (2013), Miếng da lừa, NXB Văn học.
2. Đỗ Đức Dục (2002), Hônôrê Đơ Banzac – một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực,
NXB Hai Phòng.
3. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà Văn.
4. Thái Thu Lan (2002), Các tác gia lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX, NXB Giáo
dục.
5. Nhiều tác gia (2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới.
6. Nhiều tác gia (2009), Văn học Phương Tây, NXB Giáo dục.

5



×