Chương IV
Phát triển kinh tế với
phúc lợi xã hội
cho con người
Nội dung chính:
I.Tăng trưởng kinh tế và mức độ đáp ứng phúc
lợi cho con người trong phát triển kinh tế.
II.Phát triển con người và phát triển kinh tế.
III.Bất bình đẳng và phát triển kinh tế:
1.Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu
nhập.
2.Các mô hình về sự bất bình đẳng và tăng
trưởng kinh tế.
IV.Nghèo khổ ở các nước đang phát triển.
I.Tăng trưởng kinh tế và mức độ đáp ứng
phúc lợi cho con người trong phát triển
kinh tế:
1. TTKT tạo điều kiện vật chất cần thiết để nâng cao phúc lợi cho con người:
Nhu cầu vật chất.
Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ.
Nhu cầu giáo dục đào tạo.
Nhu cầu việc làm.
2. TTKT chưa tạo ra điều kiện đủ để nâng cao phúc lợi xã hội cho con người:
Trên thế giới : Hơn 1,3 tỷ người có mức thu nhập dưới mức tối thiểu theo
tiêu chuẩn của LHQ.
•
Tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp khoảng 30% lực lượng lao động và có
xu hướng gia tăng.
•
Trong phân phối thu nhập có xu hướng gia tăng khoảng cách giàu nghèo,
20 % người dân giàu có thu nhập cao hơn từ 5-10 lần 40% người dân
nghèo nhất.
Việt Nam:
•
Khoảng cách giàu nghèo năm 98 tăng gấp 11,3 lần so với năm 96.
•
Hiện nay khoảng cách giàu nghèo đã tăng gấp 14 lần.
Nguyên nhân:
Kết quả của tăng trưởng sử dụng chủ yếu vào
các hoạt động phi kinh tế.
Kết quả của tăng trưởng sử dụng chủ yếu vào
mục đích tiêu dùng.
Kết quả của tăng trưởng sử dụng chủ yếu vào
mục đích tích luỹ.
Mục đích của tăng trưởng là tăng sự giầu có
cho một số người, đại bộ phận không được
hưởng kết quả của tăng trưởng.
=>Do cách thức phân phối thu nhập.
Phương thức phân phối theo chức năng:
•
Là phương thức phân chia thu nhập quốc dân trên
cơ sở mức độ sử dụng và tỷ lệ đóng góp của từng
yếu tố vào quá trình sản xuất. Trong đó tỷ lệ đóng
góp của từng yếu tố chính là mức giá cả thị trường
của yếu tố đó.
•
Cụ thể:
Người lao động sở hữu yếu tố sức lao động hưởng
tiền công, tiền lương (w).
Người sở hữu vốn cho vay hưởng lãi suất từ vốn vay
(In)
Người sở hữu vốn đầu tư hưởng lợi nhuận ( Pr).
Người sở hữu đất hưởng địa tô ( R ).
•
Phân phối thu nhập theo chức năng phụ
thuộc vào chính sách phân phối, đặt trọng số
vào yếu tố nào của hoạt động sản xuất:
Theo CNTB thì nên đặt trọng số vào tài sản
vì vốn là yếu tố quan trọng nhất.
Theo CNXH thì nên đặt trọng số vào lao
động vì lao động mới là yếu tố quyết định cho
quá trình sản xuất.
Phương thức phân phối theo nhu nhập:
•
Là phương thức phân phối dựa trên cơ sở
điều hoà giữa những nhóm thu nhập của dân
cư. Phương thức này được thực hiện sau khi
đánh thuế thu nhập, trợ cấp, chi tiêu công
cộng của Chính Phủ nhằm giảm bớt thu nhập
của người giầu và nâng cao thu nhập của
người nghèo.
•
Phương thức này không xét đến nguồn gốc
của thu nhập, những người có thu nhập cá
nhân như nhau đều được xếp vào cùng một
nhóm.
Nhận xét:
•
Trong XH tài sản thường tập trung trong tay một nhóm
người giàu có do đó phân phối sẽ làm tăng phần thu nhập
cho người giàu và giảm tương đối phần thu nhập của
người nghèo.
•
Nếu mục tiêu tăng trưởng là nâng cao mức sống người
dân, phân phối theo lao động là chính thì phải quan tâm
đến việc tạo ra việc làm để có thu nhập cao cho người
lao động, tạo điều kiện tăng thu nhập.
•
Với mục đích giảm bất công trong phân phối thu nhập có
thể áp dụng một số biện pháp sau:
Định giá lại K và L theo hướng đưa các yếu tố sản xuất
về phần giá thị trường, loại bỏ sự méo mó của giá cả.
Tái phân phối lại tài sản để tạo sự đồng đều về tài sản.
Điều chỉnh việc phân phối theo quy mô giữa người giàu
và người nghèo bằng cách:
Trực tiếp : đánh thuế thu nhập và thuế tài sản luỹ tiến, trợ
cấp XH.
Gián tiếp : tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đến
các hoạt động phúc lợi công cộng như y tế, giáo dục , …
Tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần chứ
chưa phải điều kiện đủ để cải thiện mức
sống của người dân. Muốn nâng cao mức
sống dân cư cần phải có đường lối và chính
sách phù hợp của Chính Phủ để tạo ra sự
tiến bộ trong cơ cấu KT-XH.
II.Phát triển con người và phát
triển kinh tế:
1.Quan điểm về phát triển con người:
LHQ : phát triển con người là một quá trình nhằm mở rộng
khả năng lựa chọn của người dân.
Sự lựa chọn của người dân bao gồm sự tự do kinh tế, xã
hội, chính trị để con người có được cơ hội trở thành
người lao động sáng tạo, có năng xuất, được tôn trọng
cá nhân và được đảm bảo quyền con người.
Như vậy phát triển con người gồm hai mặt : sự hình thành
các năng lực của con người và mặt khác là việc sử
dụng các năng lực con người tích lũy được cho các
hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị.