Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.38 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm vững vàng nhằm thực hiện chức năng đó. Để có thể tìm ra phương pháp dạy học một cách khoa học , mang lại hiệu quả và chất lượng cao như mong muốn, ngoài việc hướng dẫn học sinh nắm bắt và khai thác nội dung kênh chữ, người giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức kênh hình, làm cho mỗi một học sinh đều được hoạt động, suy nghĩ, tìm tòi, khám phá nhằm phát huy được tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của mình. Trong những năm qua việc hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ địa lí nói chung, và việc hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ địa lí nói riêng, hầu hết chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt từ khi đổi mới sách giáo khoa lớp 9 đến nay, sự đổi mới trong phương pháp dạy học chưa được phát huy tích cực và khai thác tri thức từ bản đồ hiệu quả chưa cao. Thời gian để hướng dẫn cũng như khai thác tri thức từ bản đồ trong tiết học còn quá ít, chỉ có một số tiết thực hành mới có thời gian nhiều để khai thác kĩ năng đó, nhưng kết quả khai thác tri thức từ bản đồ còn yếu do những nguyên nhân khách quan và chủ quan của người học và người dạy ảnh hưởng phần nào đến sự hình thành kĩ năng về bản đồ của học sinh. Năm 2005-2006 thực hiện chương trình thay sách lớp 9 bằng đổi mới phương pháp dạy học, thì việc hướng dẫn cho học sinh khai thác tri thức từ bản đò lớp 9 có sự chuyển biến hoạt động dạy và học đã có những nét tích cực. Song hiệu quả vẫn chưa cao, chất lượng và kĩ năng của học sinh nói chung và học sinh học môn địa lí 9 trường THCS Ngô Mây nói riêng còn hạn chế hiểu biết về bản đồ của học sinh mang tính chất đối phó, sự hứng thú trong việc tìm những kiến thức trong bản đồ, cách dạy của thầy và cách học của trò chưa phát huy hết khả năng của mình. Do đó tôi quyết định chọn đề tài “ Một số phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ- môn địa lí 9”, để góp phần nâng cao trong việc khai thác kiến thức từ bản đồ có hiệu quả cao hơn.. I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Cơ sở lí luận: Bản đồ là phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái đất mà họ chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát. - Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí đã được mã hóa, trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt- ngôn ngữ bản đồ. + Bản đồ được phân ra 2 nhóm lớn: Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế xã hội. Trong mỗi nhóm lại có bản đồ chuyên đề, thể hiện những thông tin về một loại yếu tố hoặc hiện tượng địa lí như: bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ thủy văn, bản đồ dân cư, bản đồ nông nghiệp, bản đồ công nghiệp… - Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là những phương tiện trực quan giúp học sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lí. - Để khai thác được những tri thức trên bản đồ, trước hết học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, trên cơ sở đó có được những kĩ năng làm việc với bản đồ. Đối với lớp 9, đòi hỏi mức độ hiểu bản đồ các khối dưới. Vì vậy, việc hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập địa lí cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên địa lí.. 2. Cơ sở thực tiễn: - Chất lượng thực tiễn của 5 lớp 9 về kỹ năng khai thác tri thức từ bản đồ: + Giỏi: 18- 8,3% + Khá : 46- 21,1% + Trung bình: 68- 31,1% + Yếu: 70- 32,1% + Kém: 16- 7,3% - Khi học sinh có kỹ năng sử dụng bản đồ thì các em có thể tái tạo lại được hình ảnh các lãnh thổ nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực tiếp ngoài thực địa. - Làm việc với bản đồ, học sinh sẽ rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, không chỉ trong học tập, nghiên cứu mà còn trong cuộc sống, đặc biệt đối với lĩnh vực quân sự, trong các ngành kinh tế khác nhau..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Khi phân tích một nội dung các bản đồ rồi đối chiếu so sánh chúng với nhau, học sinh sẽ phát hiện được tư duy lôgíc, biết thiết lập các mối quan hệ nhân quả giữa chúng. - Kỹ năng xuất phát từ tri thức, nên muốn dạy học cho học sinh các kỹ năng hiểu, đọc và vận dụng bản đồ… thì việc dạy các tri thức tối thiểu về bản đồ là cần thiết. - Tri thức bản đồ sẽ giúp học sinh giải mã các ký hiệu bản đồ và biết xác lập các mối quan hệ giữa chúng. Từ đó phát hiện ra các kiến thức địa lý mới ẩn tàng trong bản đồ. Tất nhiên ở đây chỉ có những tri thức bản đồ không cũng chưa đủ, mà còn cần phải có cả những tri thức địa lý. * Khi làm việc với bản đồ trong sách giáo khoa, học sinh cần đối chiếu kết hợp với bản đồ trong tập át lát và bản đồ giáo khoa treo tường để quan sát, phân tích và rút ra nhận xét về các đối tượng sự vật và hiện tượng địa lý sâu sắc hơn.. II. Thực trạng tình hình: Môn địa lý 9 là môn thay sách đã hơn 5 năm, do đó bản thân tôi luôn quan tâm tình hình học tập của học sinh, đặc biệt là việc khai thác tri thức từ bản đồ. Để biết được khả năng khai thác tri thức từ bản đồ của học sinh, bản thân tôi đã kiểm tra, khảo sát, chất lựơng của học sinh từ bản đồ. Thời điểm đánh giá đầu tuần 5 năm 2010, kết qủa như sau:. 1. Về chất lượng: Lớp 9A3. Giỏi: 2/43: 4,7% Khá: 6/43: 14% TB: 15/43: 34,8% Yếu: 16/43: 37,2% Kém: 4/43: 9,3%. 2. Vê nhận thức: Theo tìm hiểu và điều tra bản thân tôi nhận thấy, học sinh khai thác tri thức từ bản đồ kết quả chưa cao là vì các nguyên nhân. a. Nguyên nhân từ học sinh: - Ý thức học tập của học sinh chưa cao. - Kỹ năng đọc bản đồ còn yếu. - Kỹ năng vận dụng bản đồ vào bài học còn kém. - Cách ghi nhớ đối tượng trên bản đồ còn hạn chế. - Cách mô tả đối tượng địa lý trên bản đồ còn mơ hồ. - Kỹ năng phân tích bản đồ còn chậm. - Về nhà không nghiên cứu thêm các kiến thức trên bản đồ, không có sự tìm tòi sáng tạo bản đồ trong sách giáo khoa hay các tài liệu tham khảo khác..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> b. Nguyên nhân từ người dạy: * Qua tìm hiểu nhiều trường tôi nhận thấy. - Một số giáo viên trong giờ dạy chỉ quan tâm đến kiến thức kênh chữ, nội dung chính của bài và những kiến thức nào cần học thuộc. - Muốn khai thác bản đồ có hiệu quả mất rất nhiều thời gian và giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách khai thác, trong khi đó thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút. - Một giáo viên khi lên lớp không mang theo bản đồ, trong khi bài học hôm đó rất cần bản đồ để học sinh học và giáo viên giảng dạy. - Một số trường hợp không đủ các loại bản bản đồ đối với yêu cầu bài học, phải dùng bản đồ chung, hoặc bản đồ lâu năm, hư hỏng nên giáo viên không có phương tiện để dạy. - Một số giáo viên chỉ lúc thao giảng, dự giờ, chuyên đề mới đầu tư vào việc khai thác bản đồ, vì vậy hiệu quả khai thác tri thức từ bản đồ của học sinh chưa cao. * Thực trạng trên đòi hỏi bản thân tôi phải có những giải pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.. III. Những giải pháp thực hiện: 1. Phương thức hình thành kỉ năng sử dụng bản đồ cho hoïc sinh: Vì không được coi là môn học riêng trong kế hoạch dạy học ở trường phổ thông nên phương thức dạy các kiến thức, kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh cũng có nhiều điểm đặc biệt so với việc dạy kiến thức và kỹ năng ở các môn học khác. Việc dạy kiến thức Địa lý 9 để hiểu bản đồ là những khái niệm quan trọng nhất liên quan đến cơ sở toán học và ngôn ngữ bản đồ. Những kiến thức còn lại chủ yếu phải dạy trong quá trình giáo viên sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường hoặc sử dụng bản đồ trong sách giáo khoa và át lát.. Ví dụ :Dựa vào H14.1 (SGK 9) hoặc át lát Việt Nam (Trang 18) xác định tuyến đường bộ xuất phát từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: Các tuyến đường sắt chính; các cảng biển , sân bay lớn của cả nước. Từ đó phân tích ý nghĩa kinh tế của một số.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo viên gợi ý cho học sinh cách khai thác bản đồ. Từ những gợi ý và hướng dẫn của giáo viên đường sắt thống nhất và đường quốc lộ 1A Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh là trục xương sống của giao thông vận tải nước ta, các cảng biển lớn ở Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu; sân bay lớn ( quốc tế) Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số sân bay trong nước. Giáo viên vừa hướng dẫn vừa chỉ bản đồ, học sinh khai thác và tìm được tri thức từ bản đồ. Việc rèn luyện kỉ năng khai thác, sử dụng bản đồ cho học sinh chủ yếu còn được tiến hành qua hình thức các câu hỏi, bài thực hành trên lớp, tham quan địa lí và các bài tập làm ở nhà. Ví dụ: Dựa vào H 24.3 và H26.1 SGK hoặc át lát hãy xác định những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.. 2. Các biện pháp hình thành kỉ năng sử dụng bản đồ cho hoïc sinh: a. Dạy học và hiểu bản đồ: - Khái niệm hiểu bản đồ nghĩa là có kiến thức về bản đồ, biết bản đồ là cái gì, đặc trưng tính chất của nó ra sao, nội dung chức năng của nó, mỗi một ký hiệu quy ước trên bản đồ có nghĩa gì? Cần phải sử dụng bản đồ như thế nào và ích lợi nào được rút ra từ việc này..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hiểu bản đồ còn bao gồm cả một số kỹ năng đầu tiên từ lớp 6 đến lớp 9 cần hình thành cho học sinh, đó là các kỹ năng ban đầu thiên về bản đồ học như các kỹ năng xác định phương hướng, đo độ cao, độ dốc trên bản đồ. - Xác định mục đích của việc làm. - Xác định những kiến thức có liên quan cần dựa vào để tiến hành công việc (nhắc lại kiến thức đã học và nêu lý do tại sao phải dựa vào các kiến thức đó) - Quy tắc về trình tự tiến hành công việc. - Kiểm tra, đánh giá khi thực hiện. Sau khi làm mẫu giáo viên yêu cầu học sinh giải thích, nhắc lại trình tự công việc đã làm và ghi trình tự đó vào vở để về nhà thực hiện một bài tập tương tự theo mẫu mà giáo viên đã làm trên lớp. b. Dạy học sinh vận dụng bản đồ: - Khái niệm đọc bản đồ: Theo N.N. Bran xki, “ Đọc bản đồ là thông qua những ký hiệu trên bản đồ mà phân tích và nhìn thấy những nét thực tế của khu vực bề mặt Trái Đất được biểu hiện trên bản đồ” - Hiểu bản đồ là kỹ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh. Trong kỹ năng này, các em đã vận dụng đồng thời cả những kiến thức về bản đồ cũng như những kiến thức về địa lý. Trên cơ sở hiểu biết tính quy ước và tính khái quát của bản đồ, học sinh có thể tìm ra được những tri thức địa lý ẩn tàng trên bản đồ. - Để giúp học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, giáo viên phải hướng dẫn các công việc sau: + Giáo viên hướng dẫn các ký hiệu và biểu tượng rõ ràng về các sự vật và hiện tượng địa lý thể hiện qua các ký hiệu đó trên bản đồ. + Giáo viên hướng dẫn cách làm sáng tỏ tính chất của các đối tượng và hiện tượng riêng biệt được biểu hiện và miêu tả trên bản đồ. + Giáo viên hướng dẫn những biểu tượng không gian cần thiết về sự phân bố sắp xếp tương hỗ giữa các sự vật và hiện tượng địa lý. + Giáo viên hướng dẫn cách so sánh phân tích các đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ nhằm mục đích có được một biểu tượng tổng quát về các đối tượng hặc hiện tượng có trong các lãnh thổ nói chung để tìm ra mối quan hệ giữa chúng, tìm ra những đặc điểm và tính chất địa lý của lãnh thổ mà bản đồ không biểu hiện trực tiếp. - Đọc bản đồ có 3 mức độ khác nhau. b.1. Mức 1:.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> -. Mức sơ đẳng nhất chỉ mới thể hiện được ở chỗ đọc được vị trí các đối tượng địa lý,. có được biểu tượng về các đối tượng đó thông qua hệ thống các ước hiệu ghi trong bản chú giải. -. Tuy đơn giản nhưng muốn thể hiện được kỹ năng học sinh cũng phải nắm được quy. trình sau đây: -. Nắm được mục đích của việc làm:. Ví dụ: Dựa vào H.17.1 SGK lớp 9 xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ranh giới, tên các tỉnh thành, tiếp giáp).. - Đọc bản chú giải để biết được các ký hiệu quy ước chỉ các đối tượng cần tìm trên bản đồ. - Tái hiện các biểu tượng địa lý dựa vào các ký hiệu. - Căn cứ vào các ký hiệu, tìm vị trí của chúng trên bản đồ. Trong phần này giáo viên có thể hướng dẫn cách ghi nhớ đối tượng địa lý trên bản đồ bằng các biện pháp như: - Khi nói đến địa danh, giáo viên phải vừa chỉ, vừa đọc nhiều lần một cách rõ ràng, hoặc viết nhiều địa danh cần nhớ lên bảng…. - Để giúp học sinh ghi nhớ vị trí các đối tượng địa lý trên bản đồ, giáo viên khi dạy có thể dán các ký hiệu bằng giấy màu lên bản đồ với những sự vật cụ thể các em thường thấy để tạo biểu tượng không gian hoặc vạch ra các mối tương quan giữa vị trí của đối tượng trên bản đồ với đối tượng khác. Ví dụ 2: Để học sinh dễ nhớ giáo viên có thể nói “ Việt Trì là một thành phố ngã ba sông” và chỉ trên bản đồ Việt Trì nằm trên ngã ba của các con sông. - Cũng có trường hợp giáo viên kết hợp với bản đồ treo tường, vẽ lên bảng hình dáng vị trí của từng đối tượng để học sinh dễ nhận hơn. - Đối với một số địa danh, giáo viên có thể giải thích hoặc nói rõ nguồn gốc của chúng để gây một ấn tượng dễ nhớ..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tuy nhiên để học sinh nhớ kỹ các đối tượng địa lý trên bản đồ, giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh thực hành nhiều trên bản đồ trong quá trình học tập trên lớp cũng như tự học ở nhà. b.2/ Mức độ thứ 2 cao hơn: Đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết về bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lý để tìm ra được những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ. Ví dụ: Dựa vào H.17.1 SGK địa lý 9: Xác định vị trí các mỏ than, sắt, thiếc, Apatit và các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện sông Đà, Lô, Gâm, Chảy? - Nói chung ở mức độ này học sinh có thể mô tả được các đối tượng địa lý trên bản đồ với các đặc điểm chung của chúng. Để thực hiện đọc bản đồ ở giai đoạn này, quy trình cần thiết như sau: + Nắm được mục đích của việc làm. Ví dụ: Quan sát H 20.1 SGK địa lý 9 nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển của nông nghiệp và đời sống dân cư ở đồng bằng sông Hồng. + Đọc bản chú giải trên bản đồ để biết ký hiệu ( tái hiện biểu tượng về dòng chảy của sông dựa vào ký hiệu đường uốn khúc màu lam). + Tìm tên và vị trí đối tượng trên bản đồ. Ví dụ: Quan sát H 20.1 SGK địa lý 9 hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở đồng bằng sông Hồng. Như vậy là ở giai đoạn 2 khác ở giai đoạn 1 là có thêm một bước nhận xét tính chất và đặc điểm của đối tượng sau khi đã tìm thấy nó trên bản đồ. + Ở giai đoạn một mới chỉ ghi nhớ đối tượng thì giai đoạn 2 phải mô tả được đối tượng địa lý trên bản đồ. + Để hỗ trợ cho học sinh đọc bản đồ giáo viên có thể dạy học sinh cách mô tả các đối tượng địa lý trên bản đồ. + Giáo viên trước tiên có thể mô tả mẫu một trung tâm kinh tế nào đó trên bản đồ, sau đó đưa ra những trình tự vấn đề cần mô tả hoặc ngược lại. Ví dụ: Cách mô tả trung tâm kinh tế theo quy trình. + Vị trí địa lý của trung tâm kinh tế. + Kích thước ngang dọc của trung tâm kinh tế. + Độ cao của nó so với mặt biển. + Những đặc điểm trên bề mặt của trung tâm kinh tế. b.3/ Mức độ thứ 3:.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đòi hỏi khi đọc bản đồ học sinh cần phải biết kết hợp những kiến thức bản đồ với kiến thức địa lý sâu hơn để so sánh, phân tích tìm ra được các mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ và rút ra những kết luận địa lý ẩn thấy trên bản đồ. Ví dụ: Quan sát bản đồ địa lý Việt Nam, thấy được mối quan hệ kinh tế ( trao đổi) giữa vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng với vùng Băc Trung Bộ Muốn rút ra được những kết luận này, học sinh không những kết hợp những kiến thức bản đồ với kiến thức địa lý mà còn phải nắm chắc mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý trên bản đồ rồi vận dụng tư duy, so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận, từ đó có được kiến thức địa lý mới. Ngoài thực hiện các bước của giai đoạn 1 và 2 thì giai đoạn này còn 2 bước nữa: + Tổng hợp các đối tượng địa lý trong khu vực để tái tạo biểu tượng chung về khu vực. + Dựa vào các kiến thức địa lý đã có trước đây, phân tích các mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện trên bản đồ rồi rút ra kết luận mới. Rõ ràng từ cách dạy của thầy ảnh hưởng trực tiếp tới cách học của học sinh. Một khi giáo viên quan tâm việc hình thành kỹ năng bản đồ cho học sinh trong học tập địa lý thì việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng khả năng thuận lợi và có kết quả hơn. Học sinh nắm được cách thức học tập, tự mình giải quyết các nhiệm vụ học tập trên cơ sở đối chiếu so sánh các bản đồ, để rút ra những kiến thức cần thiết. Đó là cách dạy và học tốt nhất, phù hợp với phương pháp dạy học phát triển ngày nay.. 3. Soạn bài địa lý theo hướng tích cực hóa, hoạt động khai thác tri thức từ bản đồ của học sinh: 3.1. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá tri thức từ bản đồ cần rất nhiều thời gian. Vì vậy việc đầu tiên khi soạn bài cần xác định các kiến thức cơ bản để hướng dẫn học sinh tìm ra tri thức từ bản đồ một cách nhanh nhất. Sau đây là cách tiếp cận một số kiến thức khai thác cơ bản của bản đồ địa lý 9. Khai thác các đối tượng địa lý trên bản đồ dân cư, kinh tế, tự nhiên và các vùng trên lãnh thổ Việt Nam. Những kiến thức cơ bản trên bản đồ được học sinh quan sát lĩnh hội, tìm tòi một cách hứng thú có hiệu quả qua những đối tựơng thể hiện trên đó. Ví dụ: Quan sát lược đồ H 3.1 SGK lớp 9, thấy được dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển, thưa thớt ở vùng núi. (bài 3). 3.2 Thiết kế một số hệ thống các hoạt động học tập và xác định hình thức tổ chức học tập để hướng dẫn học sinh tìm ra tri thức mới trong bản đồ. Ví dụ: Bài trung du và miền núi Bắc Bộ..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Những hoạt động học tập của học sinh và cách tổ chức thực hiện các hoạt động đó cụ thể như sau: Hoạt động 1: Vị trí và giới hạn lãnh thổ Hoạt động của giáo viên Giáo viên treo bản đồ tự nhiên vùng trung. Hoạt động của học sinh Quan sát bản đồ tự nhiên trung du và miền. du và miền núi Bắc Bộ. Yêu cầu học sinh. núi Bắc Bộ.. quan sát và kết hợp H 17.1 Hướng dẫn học sinh thảo luận cặp.. Thảo luận cặp.. Quan sát bản đồ kết hợp H 17.1, hãy. Quan sát bản đồ xác định được vị trí. xác định vị trí địa lý của vùng? ( ranh. địa lý của vùng trung du và miền núi Bắc. giới, tên các tỉnh thành tiếp giáp)?. Bộ. Nêu được vị trí của vùng đối với kinh tế và xã hội .. Vị trí địa lý của vùng có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên kinh tế, xã hội ?. Học sinh quan sát bản đồ và phân tích ý nghĩa của vị trí ( giao lưu thuận lợi với. Đại diện các nhóm trả lời.. các tỉnh phía nam Trung Quốc, thượng. Giáo viên chuẩn xác kiến thức. Lào, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Có vùng biển giàu tiềm năng du lịch và hải sản).. 1-2 học sinh trả lời. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hoạt động của giáo viên Dựa vào bản đồ treo tường, H 17.1 SGK và át lát địa lý Việt Nam, bảng 17.1 kênh. Hoạt động của học sinh Học sinh quan sát bản đồ, H 17.1 và kiến thức SGK.. chữ SGK và vốn hiểu biết. Thảo luận nhóm ( 3p).. Tiến hành chia nhóm thảo luận.. Nhóm 1: Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc?. Nhóm 1: Dựa vào bản đồ và kiến thức ở sách nêu lên sự khác nhau của đặc điểm tự nhiên của 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Nhóm 2: Trình bày những thế mạnh kinh tế và những khó khăn trong sự phát triển kinh tế do điều kiện tự nhiên? Nhóm 3: Tại sao nói vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu có nhất nước ta về tài nguyên khoáng sản và thủy điện?. . ( khác nhau về thiên nhiên, tài nguyên). Nhóm 2: Nêu được những ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến kinh tế. Nhóm 3: Nêu ra các tài nguyên của vùng, khoáng sản xác định trên bản đồ và.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Xác định các mỏ khoáng sản và tiềm năng. các tài nguyên đó.. thủy điện trên bản đồ? Nhóm 4: Vì sao việc phát triển kinh tế Nhóm 4: Phát triển kinh tế ảnh hưởng đến. phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?. môi trường và tài nguyên. Đại diện nhóm báo cáo.. Đại diện các nhóm trình bày các nhóm. Các nhóm khác tranh luận. khác bổ sung. Giáo viên nhận xét, kết luận. 3.3 Chuẩn bị đồ dùng dạy học để khai thác có hiệu quả tri thức từ bản đồ. - Các loại bản đồ mà bài học cần đến. - Thước chỉ bản đồ. - Giấy trong. - Đèn chiếu. - Tranh ảnh các địa danh. - Bảng phụ. 3.4 Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập địa lý. - Hệ thống câu hỏi bài tập, củng cố bằng cách cho học sinh lên xác định trên bản đồ trống, hay xác định các đối tượng địa lý trên bản đồ treo tường để nâng cao hiệu quả khai thác tri thức từ bản đồ. Ví dụ: Điền vào bản đồ trống Việt Nam các trung tâm công nghiệp Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Nha Trang, Quảng Ngãi, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa- Vũng Tàu. ( bài 12). - Hệ thông câu hỏi và bài tập về nhà cho học sinh . - Có nhiều kiểu dạng bài tập nhằm phát huy khả năng khai thác bản đồ của học sinh , xác định các đối tượng trên bản đồ, hoặc phân tích bản đồ về một đối tượng, hay một lãnh thổ. Ví dụ: Dựa vào H 12.2, 12.3 hoặc át lát địa lý Việt Nam, trang 16,17 hoàn thành sơ đồ sau: Ngành - Khai thác. - Điện - Cơ khí – Điện tử. - Hóa chất. - Sản xuất vật liệu xây dựng.. Phát triển dựa trên. Cơ cấu sản phẩm. thế mạnh. chủ yếu. Phân bố.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Chế biến lương thực, thực phẩm. - Dệt may.. IV. Kết quả đạt được: Qua một năm thực hiện các giải pháp đề ra và hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ kết quả đạt được như sau:. 1. Về mặt định lượng: -. Giỏi : 07- 16,3%. -. Khá: 17- 39,5%. -. TB: 15- 34,9%. -. Yếu: 04- 9,3%. -. Kém : 0. 2. Veà maët ñònh tính: - Đa số học sinh đã có ý thức học tập và chú trọng vào việc học tập khai thác tri thức trên bản đồ. - Kỹ năng đọc bản đồ được cải thiện. - Vận dụng bản đồ vào nội dung của bài. - Cách ghi nhớ đối tượng trên bản đồ nhiều tiến bộ. - Việc phân tích bản đồ được nâng cao. - Hứng thú với bản đồ để tìm tòi những kiến thức trên bản đồ.. V. Baøi hoïc kinh nghieäm: Qua thực tiễn dạy học môn địa lý 9 hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ tôi đã rút ra được các bài học sau: - Làm tốt việc điều tra, khảo sát tình hình để nắm chắc đối tượng học sinh dạy, từ đó phân loại đối tượng để lập kế hoạch dạy học. - Phải nắm chắc các kỉ năng đọc, phân tích bản đồ để hướng dẫn học sinh dễ hiểu nhất. - Khai thác các tri thức ở bản đồ với những giải pháp có hiệu quả. - Cách soạn giáo án cũng như cách đưa ra các câu hỏi hợp lý để tạo hứng thú và phát huy khả năng khai thác bản đồ của học sinh . - Phải xây dựng được phương pháp khai thác tri thức từ bản đồ cho học sinh . - Mỗi giáo viên phải thường tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để không ngừng trau dồi về kiến thức, kỹ năng và giải pháp khai thác tri thức từ bản đồ.. VI. Keát luaän:.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Khai thác tri thức từ bản đồ là phương pháp khá quan trọng trong dạy và học địa lý, đặc biệt là đối với học sinh lớp 9 đòi hỏi mức độ cao hơn vì vậy phải có những cách học, cách dạy phù hợp để khai thác hiệu quả. - Ngoài mục đích nâng cao đào tạo, giảm dần tỉ lệ học sinh yếu, kém về kỹ năng khai thác tri thức từ bản đồ, với tầm nhìn hạn chế và kinh nghiệm còn non, chắc chắn rằng bài viết còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp gốp ý bổ sung nhằm thực hiện tốt hơn. - Trên đây là những suy nghĩ, những việc đã làm, đang làm, đang thực hiện trong quá tình công tác giảng dạy tại trường. Những kết quả gặt hái được chỉ là bước đầu xin được trình bày để đồng nghiệp tham khảo và mong những góp ý chân thành để bản thân hoàn thiện hơn góp phần nhỏ vào phong trào chung trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. - Cuối cùng chẳng có gì hơn, xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường trung học cơ sở Ngô Mây đã giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài này. - Chân thành cảm ơn bạn đọc đã bỏ chút thời gian quý báu để đến với đề tài và xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng nghiệp. Ngô Mây ngày 16 tháng 3 năm 2012. Giáo viên baùo caùo. Maïc Vi Ngaân. MỤC LỤC A- PHẦN MỞ ĐẦU B- NỘI DUNG 1.. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. 2.. Thực trạng tình hình. 3.. Những giải pháp thực hiện. 4.. Kết quả đạt được. 5.. Bài học kinh nghiệm. 6.. Kết luận. 7.. Trong sáng kiến kinh nghiệm có sử dụng các tài liệu sau:. 8.. Nghị quyết TƯ4 khóa VII. 9.. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực.. 10. Sách giáo khoa địa lí 9 11. Sách giáo viên địa lí 9. 12. Sách giáo khoa địa lí 6.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> --------------------//--------------------.
<span class='text_page_counter'>(15)</span>