Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ THU

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ THU

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN

Đà Nẵng - Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 6
6. Bố cục luận văn ..................................................................................... 6
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG ...................................................................................................................... 11
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .......................... 11
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế ................................ 11
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế giá trị gia tăng ........ 14
1.1.3. Các yếu tố cơ bản của thuế giá trị gia tăng ................................... 17
1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ....................... 20
1.2.1. Khái niệm, nội dung và nguyên tắc quản lý thuế ......................... 20
1.2.2. Khái niệm, sự cần thiết của quản lý thuế GTGT .......................... 22
1.2.3. Mục tiêu, đặc điểm và nguyên tắc quản lý thuế GTGT ................ 23
1.2.4. Nội dung hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng ......................... 26
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý thuế GTGT........ 30

1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý thuế GTGT ......... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................. 36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH ........................................... 37
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH ....................................... 37
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển Cục thuế Quảng Bình ............ 37


2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế
Quảng Bình ..................................................................................................... 38
2.1.3. Kết quả hoạt động của Cục thuế Quảng Bình............................... 40
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CỤC
THUẾ QUẢNG BÌNH .................................................................................... 43
2.2.1. Đặc điểm môi trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý thuế
GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình .................................................................... 43
2.2.2. Mục tiêu quản lý thuế GTGT của Cục Thuế Quảng Bình ............ 52
2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng
Bình ................................................................................................................. 52
2.3. KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT
TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH .................................................................... 72
2.3.1. Mục đích khảo sát .......................................................................... 72
2.3.2. Cách thức xây dựng bảng hỏi điều tra .......................................... 73
2.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu .................................. 74
2.3.4. Xây dựng thang đo ........................................................................ 74
2.3.5. Kết quả phân tích dữ liệu ............................................................... 75
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH ............................... 79
2.4.1. Những thành cơng đạt đƣợc .......................................................... 79
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................. 86

CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH ............... 87
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ .................................................... 87
3.1.1. Định hƣớng hoàn thiện hoạt động quản lý thuế của ngành thuế .. 87


3.1.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu hoàn thiện hoạt động quản lý thuế
GTGT tại Cục thuế Quảng Bình ..................................................................... 89
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH ........................................... 93
3.2.1. Khuyến nghị đối với Cục Thuế Quảng Bình ................................ 93
3.2.2. Khuyến nghị đối với Tổng cục thuế ........................................... 105
3.2.3. Khuyến nghị đối với các Bộ, Ngành của Chính phủ và Quốc hội
....................................................................................................................... 106
3.2.4. Khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng trên địa bàn .......... 108
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................... 110
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCC

Cán bộ công chức

CQT

Cơ quan thuế


CT

Cục Thuế

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐBT

Hội đồng Bộ trƣởng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HH-DV

Hàng hóa - dịch vụ

KBNN

Kho bạc Nhà nƣớc

KT-XH


Kinh tế - xã hội

MST

Mã số thuế

NNT

Ngƣời nộp thuế

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

QB

Quảng Bình



Quyết định

QLT

Quản lý thuế

SX-KD

Sản xuất kinh doanh


TCT

Tổng cục Thuế

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.

Kết quả thu ngân sách tại Cục Thuế Quảng Bình

42

Kết quả thực hiện dự tốn thu thuế GTGT từ năm 2016-

53


2018 tại Cục Thuế Quảng Bình
Số lƣợng doanh nghiệp thuộc Cục Thuế QB quản lý

56

giai đoạn 2016- 2018
Tình hình kê khai nộp thuế tại Cục Thuế Quảng Bình

57

giai đoạn 2016 - 2018
Kết quả hồn thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình

59

giai đoạn 2016 - 2018
Tình hình thanh tra, kiểm tra chấp hành Luật thuế

2.6.

Trang

64

GTGT tại trụ sở DN thuộc Cục Thuế Quảng Bình
quản lý giai đoạn 2016 - 2018

2.7.
2.8.
2.9.

2.10.
2.11.

Tình hình kiểm tra hồn thuế GTGT giai đoạn 2016 2018
Tình hình nợ thuế GTGTcủa các DN thuộc Cục Thuế

67

Quảng Bình quản lý giai đoạn 2016 - 2018
Tình hình hỗ trợ NNT qua các năm tại Cục Thuế Quảng

71

Bình
Thơng tin chung về đối tƣợng khảo sát tại Cục Thuế

76

Quảng Bình
Kết quả đánh giá về hoạt động quản lý thuế GTGT tại

77

Cục Thuế Quảng Bình
Kết quả đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của các nhân

2.12.

65


tố liên quan đến hoạt động quản lý thuế GTGT tại
Cục Thuế Quảng Bình

78


DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
2.1.
2.2.

Mơ hình tổ chức bộ máy Cục Thuế Quảng Bình
Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp tại tỉnh Quảng
Bình năm 2018

Trang
38
46


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc vừa là một công cụ

quan trọng để Nhà nƣớc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Tại
Việt Nam, theo số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục Thuế, các loại thuế
gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc, đặc biệt là
thuế GTGT. Thuế GTGT là một loại thuế tiến bộ, đƣợc điều tiết rộng rãi trên
hầu hết mọi đối tƣợng nhân dân - những ngƣời tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế. Do đó, thuế GTGT có vai trị rất lớn trong các lĩnh vực về kinh tế,
chính trị, xã hội. Những kiến thức về thuế và QLT vừa là nhu cầu cần thiết
đối với các nhà hoạch định, các nhà quản lý và các doanh nghiệp, vừa cần
thiết với tất cả mọi công dân, những ai đang chịu sự điều chỉnh của các sắc
thuế hiện hành.
Luật thuế GTGT tại nƣớc ta có hiệu lực thi hành đầu tiên từ ngày
01/01/1999 theo Luật thuế GTGT số 57/1997/L-CTN của Quốc hội ban hành.
Sau hơn 20 năm thực hiện cùng với các bổ sung và sửa đổi, bên cạnh những
thành tựu đạt đƣợc, Luật thuế GTGT vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
Các hình thức ngày càng tinh vi trong các vụ gian lận thuế GTGT cho thấy
vấn đề gian lận thuế GTGT đã trở nên vô cùng nguy hiểm và đáng báo động.
Do nhiều ngƣời chƣa hiểu rõ về thuế GTGT, ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp
thuế cũng nhƣ ý thức trong việc góp phần tham gia chống thất thu thuế GTGT
chƣa cao. Đồng thời, trong thời gian áp dụng, Luật thuế GTGT vẫn cịn nhiều
thay đổi chƣa hồn thiện, một số bất hợp lý chƣa phù hợp với điều kiện của
Việt Nam hiện nay. Do đó, phải khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý thuế GTGT cho các cơ quan thuế từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm
tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.
Quảng Bình là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển mạnh về


2

kinh tế và du lịch thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Với số lƣợng lớn doanh
nghiệp trên địa bàn và con số này đang ngày một tăng nhanh thì cơng tác quản

lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng là một trong những cơng
tác đáng đƣợc quan tâm hàng đầu của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình. Đến nay,
hoạt động quản lý thuế GTGT tại địa phƣơng đã phát huy tác dụng tích cực
trong việc khuyến khích xuất nhập khẩu, khuyến khích phát triển kinh doanh
và đầu tƣ, tạo nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nƣớc. Cục Thuế
tỉnh Quảng Bình đã triển khai thực hiện tốt Luật quản lý thuế, Luật thuế
GTGT, các quy định của Tổng cục Thuế về quản lý thuế GTGT, có biện pháp
quản lý, thu thuế GTGT đối với các đối tƣợng khó thu, thực hiện các biện
pháp thu nợ một cách kiên quyết, theo phƣơng châm thu đúng, thu đủ và thu
kịp thời và tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp phát triển. Nhờ đó, số
thuế GTGT thu đƣợc tăng nhanh qua các năm và có đóng góp tích cực vào
cân đối ngân sách địa phƣơng. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng và thực
hiện hoạt động quản lý thuế GTGT trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số
hạn chế nhƣ: công tác quản lý trong một số lĩnh vực và địa bàn chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức; cơng tác quản lý phí, lệ phí, thuế GTGT của một số đơn
vị cịn có nhiều hạn chế chƣa đƣợc xử lý kịp thời; trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, một số đơn vị có lúc chƣa thật sự chủ
động tham mƣu kịp thời với cấp uỷ, chính quyền về các biện pháp quản lý
thuế GTGT để khai thác tốt nguồn thu nên việc quản lý nguồn thu chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu đề ra; các hành vi vi phạm về thuế diễn biến càng ngày
càng phức tạp; nợ đọng thuế của một số đơn vị còn khá cao; việc giám sát kê
khai thuế GTGT, các thơng tin, phân tích, đánh giá rủi ro trên hồ sơ khai thuế
vẫ còn nhiều hạn chế; một số doanh nghiệp kê khai các khoản thuế chƣa đúng
với thực tế phát sinh, làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý và nguồn thu; một
bộ phận cán bộ, cơng chức có trình độ và năng lực chƣa đáp ứng yêu cầu nên


3

hiệu quả công việc chƣa cao. Hoạt động quản lý thuế GTGT hiện nay vẫn còn

nhiều bất cập, còn gây thất thu trong quản lý thu thuế GTGT và phần nào
đang có những hiện tƣợng làm phiền hà doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn
trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia
tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện
hoạt động QLT GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động quản lý thuế
GTGT của cơ quan thuế.
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục
Thuế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018.
Đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế
GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình trong thời gian đến.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra để giải quyết
bao gồm:
- Hoạt động quản lý thuế GTGT bao gồm những vấn đề nào? Kết quả
hoạt động quản lý thuế GTGT của cơ quan thuế đƣợc phản ánh qua các tiêu
chí nào? Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý thuế GTGT
của cơ quan thuế?
- Hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã và
đang diễn ra nhƣ thế nào? Những thành công, hạn chế cùng nguyên nhân
trong hoạt động này tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình?
- Cục Thuế tỉnh Quảng Bình và các chủ thể liên quan cần làm gì để hồn


4


thiện hoạt động quản lý thuế GTGT của Cục Thuế này?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Thực tiễn hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục
Thuế Quảng Bình.
Đối tƣợng khảo sát: Tác giả tiến hành phỏng vấn các lãnh đạo, các
trƣởng phịng, các phịng trực thuộc Cục Thuế Quảng Bình nhằm thu thập các
thông tin và dữ liệu về hoạt động quản lý thuế cũng nhƣ những vấn đề còn tồn
tại trong hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình. Ngồi ra,
tác giả cịn khảo sát ý kiến của các chủ DN và kế toán các DN do Văn phịng
Cục Thuế tỉnh Quảng Bình trực tiếp quản lý để tìm ra những vƣớng mắc và
hạn chế trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế của DN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Do các đối tƣợng thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT
tại Cục Thuế là DN nên đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản
lý thuế GTGT đối với DN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.
Phạm vi về khơng gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Văn phịng Cục
Thuế tỉnh Quảng Bình khơng bao gồm các Chi cục Thuế của các huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động này trong giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau:
4.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu thứ cấp
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc thu thập các tài liệu, bài báo
có liên quan đến đề tài dự định nghiên cứu, giáo trình, luận văn cao học, bản
thân sẽ chọn lọc, tham khảo các lý luận mà các tác giả đã đƣa ra, từ đó lựa


5


chọn các nội dung liên quan đến đề tài đang nghiên cứu để viết nội dung lý
luận cơ bản của luận văn.
Phƣơng pháp này cũng sẽ đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp từ
các báo cáo hoạt động của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình. Đồng thời tham khảo
những ý tƣởng đề xuất của các nghiên cứu trƣớc đây để kết hợp với những
nhận định về thực trạng của Cục Thuế này từ đó đề xuất những khuyến nghị
phù hợp.
4.2. Phương pháp phỏng vấn
Tác giả tiến hành phỏng vấn các lãnh đạo, các trƣởng phòng, các phòng
trực thuộc Cục Thuế Quảng Bình nhằm thu thập các thơng tin và dữ liệu về
hoạt động quản lý thuế cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động
quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình. Ngồi ra, tác giả còn khảo sát
ý kiến của các chủ doanh nghiệp và kế tốn các doanh nghiệp do Văn phịng
Cục Thuế tỉnh Quảng Bình trực tiếp quản lý để tìm ra những vƣớng mắc và
hạn chế trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
4.3. Phương pháp phân tích thống kê
Phƣơng pháp này sử dụng các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình qn
của các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động quản lý thuế GTGT của Cục Thuế
Quảng Bình. Các số liệu này đƣợc so sánh theo thời gian, so sánh với kế
hoạch, để làm rõ những nhận định về kết quả hoạt động quản lý thuế GTGT
của Cục Thuế này.
4.4. Phương pháp phân tích diễn giải
Phƣơng pháp này sử dụng để phân tích và tổng kết kinh nghiệm để phát
hiện các vấn đề cần giải quyết, nêu lên giả thiết về mối liên hệ có tính nhân
quả giữa các tác động và kết quả của hoạt động quản lý thuế GTGT của Cục
Thuế Quảng Bình, đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý
thuế GTGT của Cục Thuế này.



6

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hoạt động quản lý
thuế GTGT của cơ quan Thuế.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý
thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình, đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện
hoạt động quản lý thuế GTGT của Cục Thuế này.
6. Bố cục luận văn
Nội dung chính của luận văn đƣợc chia làm các chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về hoạt động quản lý thuế GTGT
Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế QB.
Chƣơng 3. Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động quản lý thuế GTGT tại
Cục Thuế Quảng Bình.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để có thơng tin cần thiết cho đề tài, tác giả đã tìm hiểu và tham khảo nội
dung một số bài báo khoa học, luận văn thạc sĩ đã đƣợc cơng nhận có mối
quan hệ với đề tài lựa chọn làm nền tảng cho quá trình hoàn thành luận văn,
cụ thể nhƣ sau:
7.1. Các bài viết trên tạp chí khoa học
Đã có nhiều nghiên cứu nổi bật về vấn đề quản lý thuế đƣợc đăng trên
các tạp chí khoa học nhƣ:
- Bài viết “Báo cáo kinh nghiệm cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng
của một số nƣớc trên thế giới” (kèm theo Tờ trình Quốc hội số 161/TTr-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2013) trình bày 8 nội dung của chính sách thuế GTGT ở
một số nƣớc trên thế giới gắn với những nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung
trong Luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam. Báo cáo cũng nêu lên xu hƣớng



7

của các nƣớc trên thế giới trong lộ trình cải cách thuế suất và cơ cấu biểu thuế
GTGT, phạm vi áp dụng thuế suất 0%, hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế
GTGT, ngƣỡng kê khai áp dụng thuế GTGT, thuế GTGT đối với đối tƣợng
không cƣ trú… Qua báo cáo cho chúng ta thấy xu hƣớng chung của các nƣớc
hiện nay là tăng cƣờng vai trò của thuế GTGT, đồng thời từng bƣớc giảm dần
thuế suất thuế thu nhập để tăng tính hấp dẫn của mơi trƣờng đầu tƣ và Việt
Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Do đó ngồi việc cải cách chính
sách thuế thì việc tìm kiếm các nguồn thu mới, quản lý chặt chẽ căn cứ tính
thuế sẽ góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.
- Bài viết “Kinh nghiệm quản lý rủi ro về thuế của một số nƣớc” của TS
Nguyễn Thị Thùy Dƣơng – Đại học Kinh tế quốc dân đăng trên Tạp chí tài
chính kỳ 1 tháng 7 năm 2017. Bài viết phân tích kinh nghiệm quản lý rủi ro về
thuế của một số nƣớc trên thế giới nhƣ Bugrari, Italia và Hà Lan dựa trên bốn
khía cạnh: Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý rủi ro tuân thủ; các mục tiêu
của cơ quan quản lý rủi ro tuân thủ; các bộ phận chịu trách nhiệm về quản lý
rủi ro tuân thủ; vai trò của các cơ quan quản lý cấp trung ƣơng và cấp địa
phƣơng trong quản lý rủi ro tuân thủ. Qua đó, bài viết gợi mở cho Việt Nam
một số phƣơng thức quản lý rủi ro và kinh nghiệm về quản lý thuế trong bối
cảnh mới.
7.2. Một số luận văn về hoạt động quản lý thuế GTGT trong những
năm 2016 – 2018
Đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động quản lý thuế GTGT ở cấp
Cục và Chi cục Thuế tại các tỉnh, thành phố khác nhau trong cả nƣớc, dù xuất
phát từ nhiều góc độ nghiên cứu nhƣng điểm chung nhất là các đề tài đều
hƣớng đến giải quyết vấn đề hồn thiện cơng tác quản lý thuế tại địa phƣơng,
đều dựa trên số liệu hoạt động qua các năm tại cơ quan thuế để đánh giá thực
trạng quản lý thuế GTGT và đƣa ra các kiến nghị phù hợp. Cụ thể:



8

- Luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Thành phố Đà
Nẵng”, của tác giả Đồng Thị Mỹ Dung, Đại học Đà Nẵng, trƣờng Đại học
Kinh tế, năm 2016. Tác giả đã nêu lên đƣợc cơ sở lý luận về quản lý thuế,
đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế thành
phố Đà Nẵng thông qua các chức năng quản lý, từ đó rút ra đƣợc những ƣu
điểm và nhƣợc điểm trong hoạt động quản lý thuế GTGT và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế thành phố
Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế GTGT tại Chi cục
Thuế thành phố Quy Nhơn” của tác giả Phạm Thị Hồng Nhung, Đại học Đà
Nẵng, trƣờng Đại học Kinh tế, năm 2017. Trong đề tài này, tác giả đã hệ
thống hóa các cơ sở lý luận về cơng tác quản lý thuế GTGT, nêu lên thực
trạng công tác quản lý thuế và các kết quả đạt đƣợc trong hoạt động quản lý
thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2014 - 2016. Tác
giả đƣa ra những đánh giá chung về những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế
còn tồn tại và những nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đƣa ra những
giải pháp khắc phục phù hợp. Nhƣng luận văn vẫn chƣa phân tích đƣợc môi
trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý thuế GTGT tại địa bàn, cũng nhƣ
chƣa làm rõ đƣợc sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng của Chi cục trong
công tác quản lý thuế GTGT.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế GTGT tại Chi cục
Thuế quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Võ Phan Hoàng Linh,
Đại học Đà Nẵng, trƣờng Đại học Kinh tế, năm 2018. Trong nội dung luận
văn này, một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT và hoạt động quản lý thuế
GTGT đã đƣợc hệ thống hố trên cả khía cạnh lý luận và liên hệ thực tiễn ở
quận Cẩm Lệ. Luận văn cũng đƣa ra một số khuyến nghị để góp phần giải

quyết những vấn đề hạn chế trên và hoàn thiện hoạt động QLT GTGT tại Chi


9

cục Thuế quận Cẩm Lệ nhƣ: tăng cƣờng việc xác minh hóa đơn GTGT; nâng
cao chất lƣợng cơng tác kiểm tra, kế hoạch hóa cơng tác quản lý nợ, giám sát
chặt kê khai của NNT, xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuế, tăng cƣờng
và đổi mới công tác tuyên truyền - hỗ trợ NNT và tăng cƣờng phối hợp với
các cơ quan chức năng trong công tác quản lý thuế.
7.3. Một số luận văn về hoạt động quản lý thuế GTGT trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng đã có một số nghiên cứu về hoạt
động quản lý thuế GTGT nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất những giải
pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT:
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” của Đồn Văn
Linh, đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng
hoạt động quản lý thuế GTGT với doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục
Thuế Đồng Hới quản lý. Từ việc phân tích hiện trạng tác giả đƣa ra đánh giá
về những kết quả đạt đƣợc, nhận diện những hạn chế cịn tồn tại, trên cơ sở đó
tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động quản lý thuế
GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình, bao gồm: Cải cách chính sách thuế GTGT, hồn thiện quản
lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế Đồng Hới.
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý thu thuế GTGT tại các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình” của tác giả Đoàn Chánh Thi, Đại học Đà Nẵng, trƣờng
Đại học Kinh tế, năm 2014. Nghiên cứu đã trình bày lý luận về các sắc thuế
nói chung và thuế GTGT nói riêng, luận văn cũng đã đánh giá đƣợc thực
trạng công tác quản lý thuế GTGT tại các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh

Quảng Bình quản lý. Tác giả đƣa ra những đánh giá chung về những thành
tựu đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân của những


10

hạn chế đó, để đƣa ra những giải pháp khắc phục phù hợp. Nhƣng luận văn
vẫn chƣa phân tích đƣợc môi trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý thuế
GTGT tại địa bàn, cũng nhƣ chƣa làm rõ đƣợc sự phối hợp giữa các bộ phận
chức năng của Cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế GTGT.
Khoảng trống nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến cơng tác kiểm sốt
thuế GTGT ở một số Cục và Chi cục Thuế, đồng thời cũng chỉ ra các kinh
nghiệm trong việc cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý thuế. Nhìn chung, các cơng trình trên đã nêu rõ đƣợc các căn cứ pháp
lý, cơ sở lý luận về luật thuế GTGT, quản lý thuế GTGT và cũng đƣa ra một
số biện pháp, kiến nghị có ý nghĩa thực tiễn đối với cơng tác quản lý thu thuế
GTGT. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn chƣa xây dựng đƣợc đầy đủ bộ
tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý thuế GTGT, cũng nhƣ chƣa làm rõ đƣợc
sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng của cơ quan thuế trong công tác quản
lý thuế GTGT. Hơn nữa, đối với mỗi quốc gia, địa phƣơng, cấp ngành khác
nhau thì việc vận dụng chính sách và áp dụng các giải pháp khơng hồn tồn
giống nhau. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có một số cơng trình nghiên cứu
về hiệu quả quản lý thu thuế GTGT, tuy nhiên một số giải pháp còn chƣa sâu
sát với thực tiễn tại địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống và tồn diện để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý
thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc góp phần chống thất thu ngân sách Nhà nƣớc.



11

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế
a. Khái niệm về thuế
Từ trƣớc đến nay, trên thế giới vẫn chƣa có sự thống nhất khái niệm về
thuế. Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế đƣa ra mới nhìn nhận từ
những khía cạnh khác nhau của thuế, do đó chƣa phản ánh đầy đủ bản chất
chung nhất của phạm trù này.
Theo từ điển tiếng Việt thì thuế là khoản tiền hay hiện vật mà ngƣời
dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp v.v...
buộc phải nộp cho Nhà nƣớc theo mức quy định.
Nhƣ vậy, có thể hiểu: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc được Nhà nước
quy định để mọi người dân và các tổ chức kinh tế phải nộp cho NSNN. Hoặc
thuế là hình thức động viên, phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân do các cá nhân và các tổ chức kinh tế nộp cho Nhà nước hình thành
các quỹ tiền tệ tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
b. Đặc điểm của thuế
Thuế ra đời gắn liền với Nhà nƣớc, do đó Thuế ở chế độ xã hội nào thì
mang bản chất của Nhà nƣớc đó. Tuy nhiên, thuế có những thuộc tính bên
trong, vốn có làm cho nó có tính tƣơng đối ổn định qua từng giai đoạn phát
triển và tạo nên những đặc trƣng riêng để phân biệt thuế với các công cụ tài
chính khác. Các đặc điểm của thuế bao gồm:
- Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập mang tính bắt buộc phi hình
sự của các tầng lớp trong xã hội cho Nhà nƣớc. Tính bắt buộc phi hình sự là
thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệt thuế với các hình thức huy



12

động tài chính khác của ngân sách nhà nƣớc. Ở bất cứ một quốc gia nào, hệ
thống thuế cũng bao gồm nhiều loại thuế nhằm điều chỉnh đối với nhiều đối
tƣợng khác nhau. Có loại thuế điều chỉnh thu nhập, có loại thuế điều chỉnh
tiêu dùng, có loại thuế điều chỉnh tài sản..., nhƣng suy cho cùng thì chúng đều
điều chỉnh đối với thu nhập của các tầng lớp trong xã hội. Các khoản thu nhập
đó biến đổi trong quá trình kinh tế, hình thành các loại thu nhập khác nhau.
- Thuế là một khoản đóng góp khơng mang tính chất hồn trả trực
tiếp. Nghĩa là khoản đóng góp của cơng dân bằng hình thức thuế khơng địi
hỏi phải hồn đúng số lƣợng và khoản thu mà nhà nƣớc thu từ cơng dân đó,
nhƣ là khoản vay mƣợn. Nó sẽ đƣợc hồn trả lại cho ngƣời nộp thuế thơng
qua cơ chế đầu tƣ của ngân sách nhà nƣớc, suy cho cùng Nhà nƣớc sẽ cung
cấp các giá trị lợi ích cho cả cộng đồng, giá trị phần dịch vụ đó không nhất
thiết tƣơng đồng với khoản tiền thuế mà ngƣời nộp thuế đã nộp cho Nhà nƣớc.
- Các khoản chuyển giao thu nhập dƣới hình thức thuế đƣợc giới hạn
trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của Nhà nƣớc đối với
con ngƣời và tài sản. Việc chuyển giao thu nhập khơng mang tính chất tuỳ
tiện mà dựa trên cơ sở khoa học và đã đƣợc xác định trong các luật thuế. Nhà
nƣớc mà đại diện là cơ quan quản lý thu thuế không thể lạm dụng quyền hành
một cách tùy tiện trong hoạt động thu thuế. Việc thu thuế của Nhà nƣớc phải
đƣợc các tầng lớp dân cƣ thừa nhận thông qua ngƣời đại diện cao nhất của
mình là Quốc hội. Quốc Hội xác lập quyền thu thuế của Chính phủ bằng hệ
thống pháp luật về thuế.
- Thuế là khoản thu nhập của Nhà nƣớc chịu ảnh hƣởng trực tiếp của
các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ nhất
định. Thuế là hình thức động viên thu nhập từ các hoạt động kinh tế của các
thể nhân và pháp nhân. Do đó thuế chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các yếu tố về

kinh tế, đó là: mức độ tăng trƣởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu


13

ngƣời, giá cả thị trƣờng, sự biến động của NSNN... Tuy nhiên, thuế cũng có
những tính độc lập riêng. Nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế để điều tiết vĩ mô
nền kinh tế, tác động trở lại nền kinh tế, ƣu tiên, khuyến khích hay kìm hãm sự
phát triển một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế theo yêu cầu chiến lƣợc phát
triển kinh tế của Đảng, Nhà nƣớc.
c. Chức năng của thuế
Thuế không chỉ là một nguồn thu chủ yếu của NSNN mà nó cịn gắn
liền với các vấn đề về: tăng trƣởng kinh tế, tạo sự công bằng và ổn định trong
xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và NSNN, chúng
ta sẽ xem xét thuế với các chức năng cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho
NSNN, kích thích tăng trƣởng kinh tế, phân phối lại thu nhập và điều tiết vĩ
mô nền kinh tế.
- Chức năng đảm bảo nguồn thu cho NSNN: Mỗi một loại thuế mà nhà
nƣớc ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho NSNN. Trong
nền kinh tế thị trƣờng vai trò này của thuế càng nổi bật bởi thuế là nguồn thu
chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên để phát huy tốt vai trò này cần
phải đặt thuế trong mối quan hệ với tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công
bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế.
- Chức năng kích thích tăng trƣởng kinh tế: Đây là vai trị khơng kém
phần quan trọng bởi vì chính sách thuế ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập, giá
cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tƣ và đến sự phát triển hoặc suy thối của
một nền kinh tế. Nhìn chung trong q trình cải cách hệ thống thuế của nƣớc
ta nhà nƣớc đã chú trọng xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế, xác
định hợp lý các đối tƣợng chịu thuế, thuế suất và chế độ miễn giảm cho nên

hệ thống thuế hiện hành đã phát huy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tƣ,
phát triển những ngành sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế, hƣớng dẫn


14

sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,
bảo vệ và phát triển sản xuất hàng hóa trong nƣớc và tạo điều kiện cho hàng
hóa trong nƣớc xâm nhập, cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng thế giới.
- Chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản: Trong nền kinh tế thị
trƣờng, nếu khơng có sự can thiệp của nhà nƣớc, để thị trƣờng tự điều chỉnh
thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao tạo ra hai
cực đối lập nhau: một thiểu số ngƣời sẽ giàu có lên nhanh chóng, cịn cuộc
sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế, sự phát triển
của một đất nƣớc là kết quả nỗ lực của cả một công đồng, sẽ không công bằng
nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi ngƣời. Bởi vậy cần có
sự can thiệp của nhà nƣớc vào quá trình phân phối thu nhập, sự can thiệp này
đặc biệt hiệu quả bằng cách sử dụng công cụ thuế.
- Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Thuế là một cơng cụ của chính
sách kinh tế có thể đóng vai trị khuyến khích, hạn chế hoặc ổn định kinh tế.
Thuế có thể đƣợc sử dụng để khắc phục những bất cân bằng của thị trƣờng, ví
dụ, dựa trên cơ sở các phân tích kinh tế vi mơ để quốc tế hóa những tác động
nội tại của nền kinh tế. Thuế cũng có thể góp phần thực hiện các cân bằng
tổng thể trong khn khổ chính sách ngân sách dựa trên cơ sở các phân tích
kinh tế vĩ mô.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế giá trị gia tăng
a. Khái niệm thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (hay còn gọi là VAT-Value Added Tax) đƣợc phát
kiến bởi một ngƣời Đức tên là Carl Friedrich Von Simens vào đầu những năm
50 của thế kỷ XX, tuy nhiên tại thời điểm đó lý luận của ơng khơng đủ sức

thuyết phục Chính phủ Đức. Ban đầu, thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế
doanh thu, quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành luật thuế GTGT là Cộng
hòa Pháp vào năm 1954. Qua nghiên cứu cho thấy, số lƣợng quốc gia áp dụng


15

thuế GTGT trên thuế hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140
nƣớc năm 2004 lên hơn 160 nƣớc trong năm 2018.
Ở nƣớc ta luật thuế GTGT đƣợc ban hành ngày 10/5/1997 tại kỳ họp thứ
11 Quối hội khóa IX và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/1999, nhằm khắc
phục nhƣợc điểm của thuế doanh thu là thu thuế trùng lắp, nhiều mức thuế
suất, hạn chế xuất khẩu để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
công tác quản lý thuế.
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hố, dịch
vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng (Bộ Tài Chính,
năm 2008). Thực chất thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các
loại thuế gián thu khác, điều này thể hiện qua các đặc điểm dƣới đây của thuế
GTGT (Tổng cục Thuế, 2008).
b. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là một loại thuế độc lập nên thuế GTGT có những đặc điểm
riêng biệt để phân biệt nó với các loại thuế khác đó là:
- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ.
Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu
khác. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà khơng phải đối với tồn
bộ giá trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế GTGT áp dụng trong mỗi khâu của
q trình lƣu thơng khơng gây ra những đột biến về giá cả cho ngƣời tiêu dùng.
Nếu nhƣ thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất hay nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ; thuế xuất, nhập khẩu chỉ đánh ở khâu xuất hoặc nhập khẩu thì

thuế GTGT lại đánh ở tất cả các khâu của q trình sản xuất, lƣu thơng hàng hóa.
- Thuế GTGT có đối tƣợng chịu thuế rất lớn. Mọi đối tƣợng tồn tại trong
xã hội, kể cả cá nhân và tổ chức đều phải chi trả thu nhập của mình để thụ hƣởng
kết quả SXKD tạo ra cho xã hội. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi


16

đối tƣợng trong nhân dân thể hiện thể hiện thái độ của Nhà nƣớc đối với các loại
tiêu dùng trong xã hội, đồng thời thể hiện đặc tính cơng bằng của thuế. Đối với
trƣờng hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của ngƣời
tiêu dùng, Nhà nƣớc sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp
nhất.
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu. Tính gián thu của thuế GTGT
đƣợc biểu hiện ở việc ngƣời nộp thuế và ngƣời chịu thuế không đồng nhất với
nhau. Ngƣời mua hàng hóa, dịch vụ là ngƣời phải trả thuế GTGT thơng qua
giá mua hàng hóa, dịch vụ. Ngƣời bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện nộp khoản
thuế GTGT “đã đƣợc ngƣời mua trả” vào ngân sách nhà nƣớc.
c. Chức năng của thuế giá trị gia tăng
- Thuế GTGT là công cụ rất quan trọng để Nhà nƣớc thực hiện chức
năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, có tác dụng điều tiết vĩ mơ đối với
nền kinh tế, có tác dụng điều tiết thu nhập của các tổ chức, cá nhân tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
- Thuế GTGT tạo đƣợc nguồn thu lớn và tƣơng đối ổn định cho ngân
sách nhà nƣớc.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ, xuất khẩu, thúc đẩy sản
xuất kinh doanh, chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất nâng cao hiệu quả
kinh tế, phù hợp với phát triển kinh tế thị trƣờng.
- Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thơng qua áp dụng thuế
suất 0%. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ không phải chịu thuế

GTGT ở khâu xuất khẩu và cịn đƣợc hồn số thuế GTGT đầu vào đã thu ở
khâu trƣớc nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh về giá hàng hóa xuất khẩu trên thị trƣờng quốc tế.
- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và
thanh tốn qua ngân hàng.


×