Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý nhà nước về đầu tư công đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĂN THUẬN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG
ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĂN THUẬN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG
ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 834 04 10
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Cử

Đà Nẵng - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thuận


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .............................................................................................. 6
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU
TƯ CÔNG ...................................................................................................... 12
1.1. ĐẦU TƯ CÔNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CƠNG
ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI ............................................... 12
1.1.1. Đầu tư cơng và đầu tư cơng các cơng trình thủy lợi ..................... 12
1.1.2. Quản lý nhà nước về đầu tư cơng đối với các cơng trình thủy lợi 17
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI
CƠNG TRÌNH THỦY LỢI ........................................................................ 21
1.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư cơng cơng trình thủy lợi .. 21
1.2.2. Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư
dự án đầu tư công công trình thủy lợi ..................................................... 25
1.2.3. Tổ chức thực hiện dự án đầu tư cơng cơng trình thủy lợi............. 28
1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư
cơng cơng trình thủy lợi .......................................................................... 39

1.2.5. Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong thực hiện dự án đầu tư
cơng cơng trình thủy lợi .......................................................................... 40
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẦU TƯ CƠNG ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI .................. 41
1.3.1. Nhân tố khách quan....................................................................... 41
1.3.2. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 42


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẦU TƯ CƠNG ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NAM........................................................................... 44
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI CÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ....... 44
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 44
2.1.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................ 47
2.1.3. Tình hình kinh tế ........................................................................... 48
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
CÔNG ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM ............................................................................................ 51
2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư cơng cơng
trình thủy lợi ............................................................................................ 51
2.2.2. Thực trạng công tác lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư
và quyết định đầu tư dự án đầu tư cơng cơng trình thủy lợi ................... 55
2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện dự án đầu tư cơng cơng trình
thủy lợi .................................................................................................... 63
2.2.4. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước liên quan đến hoạt
động đầu tư cơng cơng trình thủy lợi ...................................................... 76
2.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong thực
hiện dự án đầu tư cơng cơng trình thủy lợi ............................................. 81

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU
TƯ CÔNG ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................. 83
2.3.1. Ưu điểm......................................................................................... 83
2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 85
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 86


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CƠNG ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ...................................................... 89
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................... 89
3.1.1. Định hướng của Nhà nước về Chiến lược thủy lợi Việt Nam và đầu
tư cơng các cơng trình thủy lợi ............................................................... 89
3.1.2. Định hướng của tỉnh Quảng Nam về phát triển thủy lợi .............. 90
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư cơng đối với
các cơng trình thủy lợi của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 ........ 92
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẦU TƯ CƠNG ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NAM ........................................................................ 95
3.2.1. Hồn thiện cơng tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư cơng
cơng trình thủy lợi ................................................................................... 95
3.2.2. Hồn thiện cơng tác lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư
và quyết định đầu tư dự án đầu tư cơng cơng trình thủy lợi ................... 97
3.2.3. Hồn thiện cơng tác tổ chức thực hiện dự án đầu tư cơng cơng trình
thủy lợi .................................................................................................... 98
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước liên quan đến hoạt
động đầu tư cơng cơng trình thủy lợi .................................................... 103
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong thực
hiện dự án đầu tư cơng cơng trình thủy lợi ........................................... 105

3.2.6. Một số giải pháp khác ................................................................. 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTL

Cơng trình thủy lợi

DAĐT

Dự án đầu tư

ĐTC

Đầu tư công

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTXH

Kinh tế - xã hội


NSNN

Ngân sách nhà nước

PTNT

Phát triển nông thôn

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCT

Xây dựng cơng trình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1


2.2

Một số chỉ tiêu xã hội của tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2016-2019
Tổng sản phẩm xã hội theo giá so sánh 2010 phân theo
ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2019

Trang

47

49

Tổng hợp ý kiến của cán bộ có liên quan đến cơng tác
2.3

QLNN về ĐTC đối với các CTTL về công tác xây dựng

52

quy hoạch ĐTC CTTL
2.4

Tổng hợp kế hoạch ĐTC các CTTL 2016-2019

54

Tổng hợp ý kiến của cán bộ có liên quan đến công tác
2.5


QLNN về ĐTC đối với các CTTL về công tác xây dựng

54

kế hoạch ĐTC CTTL
2.6

Tổng hợp tình hình quyết định chủ trương đầu tư công
CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2019

57

Tổng hợp ý kiến của cán bộ QLNN về ĐTC các CTTL
2.7

về công tác lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu

58

tư dự án ĐTC CTTL
2.8

Tổng hợp tình hình phê duyệt dự án ĐTC CTTL trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2019

61

Tổng hợp ý kiến của cán bộ có liên quan đến cơng tác
2.9


QLNN về ĐTC đối với các CTTL về công tác lập, thẩm
định, quyết định đầu tư dự án ĐTC CTTL

62


Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Tổng hợp tình hình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán
2.10

xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn

64

2016-2019
Tổng hợp ý kiến của cán bộ có liên quan đến cơng tác
2.11

QLNN về ĐTC đối với các CTTL về công tác lập, thẩm

65

định, phê duyệt thiết kế, dự tốn xây dựng cơng trình

2.12

Tổng hợp tình hình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu các
CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2019

67

Tổng hợp ý kiến của cán bộ có liên quan đến cơng tác
2.13

QLNN về ĐTC đối với các CTTL về công tác tổ chức

68

đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
2.14

Tình hình sử dụng vốn ĐTC các CTTL trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2016-2019

69

Tổng hợp ý kiến của cán bộ có liên quan đến cơng tác
2.15

QLNN về ĐTC đối với các CTTL về công tác quản lý,

70

sử dụng vốn ĐTC

Tổng hợp tình hình kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành đưa
2.16

vào sử dụng các CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai

71

đoạn 2016-2019
Tổng hợp ý kiến của cán bộ có liên quan đến cơng tác
2.17

QLNN về ĐTC đối với các CTTL về công tác quản lý
chất lượng cơng trình

72


Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.18

Tổng hợp tình hình quyết tốn dự án hoàn thành các
CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2019

Trang

74


Tổng hợp ý kiến của cán bộ có liên quan đến công tác
2.19

QLNN về ĐTC đối với các CTTL về cơng tác quyết tốn

75

dự án hồn thành
Tổng hợp ý kiến của cán bộ có liên quan đến cơng tác
2.20

QLNN về ĐTC đối với các CTTL về tổ chức bộ máy và

80

trình độ, năng lực của cán bộ quản lý
2.21

Tổng hợp tình hình thực hiện thanh tra các DAĐT CTTL
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2019

81

Tổng hợp ý kiến của cán bộ có liên quan đến cơng tác
2.22

QLNN về ĐTC đối với các CTTL về công tác thanh tra,
kiểm tra và xử lý vi phạm trong thực hiện dự án đầu tư


82


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
2.1
2.2

2.3

2.4

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
Biểu đồ quy mơ và tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2016-2019
Biểu đồ cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2016-2019
Tổ chức bộ máy QLNN liên quan đến hoạt động ĐTC
đối với các CTTL tại tỉnh Quảng Nam

Trang
44
49

50


76


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư cơng (ĐTC) là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương
trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KTXH) và các chương
trình, dự án phục vụ phát triển KTXH. ĐTC có vai trị quan trọng trong việc
tạo lập môi trường cho hoạt động KTXH, là đầu tư có tính chất mở đường, dẫn
dắt, thể hiện vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. ĐTC là động
lực cho phát triển kinh tế và có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế cũng như đời
sống nhân dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ĐTC có vai trị to lớn trong việc xây dựng
cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ĐTC các cơng
trình thủy lợi (CTTL) có tầm quan trọng đặc biệt đối với đảm bảo tưới, tiêu
phục vụ sản xuất nơng nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động, chuyển
đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất và có
ảnh hưởng đến đời sống của dân cư nông thôn.
Phần lớn các CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trước đây được đầu tư
xây dựng (ĐTXD) trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, đầu tư không đồng
bộ, chưa kiên cố và thi công bằng biện pháp thủ công nên công trình khơng
đảm bảo chất lượng. Ngồi ra, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa lũ xảy
ra với cường độ lớn và rất bất thường làm cho nhiều CTTL nhanh xuống cấp,
hư hỏng. Vì vậy, trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã bố trí nguồn
lực rất lớn để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, nhờ đó nhiều CTTL đã được kiên cố
hóa, khắc phục hư hỏng, một số cơng trình có quy mơ lớn đã hồn thành đưa
vào sử dụng.
Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về ĐTC đối với các CTTL trên địa

bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm qua đã đạt được kết quả nhất định, góp
phần dần hình thành cơ sở hạ tầng nơng nghiệp đồng bộ, cung cấp nước tưới


2
cho trên 78.000 ha đất trồng lúa, khoảng 10.000 ha đất hoa màu, cây cơng
nghiệp, ngồi ra các CTTL cịn thực hiện nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt và công
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường, thu hút du lịch,... góp phần thúc
đẩy phát triển nền nơng nghiệp theo hướng bền vững hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về ĐTC
đối với các CTTL trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định
như: việc xây dựng quy hoạch đầu tư CTTL cịn lúng túng; cơng tác lập, thẩm
định dự án đầu tư (DAĐT) CTTL cịn nhiều sai sót; dự toán ban đầu của một
số dự án chưa sát với thực tế nên phải điều chỉnh nhiều lần; quá trình tổ chức
thực hiện nhiều cơng trình tiến độ cịn chậm, dây dưa kéo dài so với kế hoạch
ban đầu hoặc chậm được đưa vào sử dụng; tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC chậm, đạt
tỷ lệ thấp,...
Với mục tiêu xây dựng ngành nơng nghiệp phát triển tồn diện, theo
hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa và phục vụ
đời sống dân cư nơng thơn. Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết phải
nâng cao và hồn thiện cơng tác QLNN về ĐTC đối với các CTTL trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đầu tư cơng đối
với các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” nghiên cứu cho
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về ĐTC đối với các
CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị
nhằm hồn thiện cơng tác QLNN về ĐTC đối với các CTTL trên địa bàn tỉnh

trong thời gian đến.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến QLNN về ĐTC.
Hai là, đánh giá thực trạng, phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế của công tác QLNN về ĐTC đối với các CTTL trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2019.
Ba là, đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QLNN về ĐTC đối
với các CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác
QLNN về ĐTC đối với các CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu công tác QLNN về ĐTC đối với các
CTTL và chỉ xem xét đối với các CTTL được đầu tư từ nguồn vốn NSNN.
Phạm vi về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về
ĐTC đối với các CTTL trong giai đoạn 2016-2019 và đề xuất các giải pháp,
kiến nghị trong giai đoạn 2020-2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Nguồn dữ liệu sơ cấp
Tác giả thu thập trực tiếp dữ liệu thông qua lấy ý kiến khảo sát từ đối
tượng là cán bộ, công chức cơng tác tại các cơ quan chun mơn có liên quan
đến công tác QLNN về ĐTC đối với các CTTL, chủ đầu tư. Căn cứ để tác giả
lựa chọn các đối tượng khảo sát dựa vào các tiêu chí về phẩm chất đạo đức,

thâm niên công tác và mức độ liên quan đến các hoạt động QLNN về ĐTC đối
với các CTTL.


4

Nội dung khảo sát bao gồm các công tác: xây dựng quy hoạch, kế hoạch
ĐTC; lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án;
lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán XDCT; tổ chức đấu thầu, lựa chọn
nhà thầu; quản lý, sử dụng vốn ĐTC; quản lý chất lượng cơng trình; quyết tốn
dự án hồn thành; tổ chức bộ máy QLNN liên quan đến hoạt động ĐTC CTTL;
thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong thực hiện dự án ĐTC CTTL. Ngồi
ra, tác giả cịn tham vấn một số giải pháp để hồn thiện cơng tác QLNN về ĐTC
đối với các CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Cỡ mẫu (trong trường hợp biết được tổng thể) như sau:
Theo Trung tâm Thơng tin và phân tích dữ liệu Việt Nam (VIDAC):
Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn:
n=

100
1 + N ∗ (e)2

Với N = 100 đối tượng khảo sát, sai số tiêu chuẩn ± 5%. Cỡ mẫu sẽ là:
n=

100
1 + 100 ∗ (0,05)2

Kết quả tính tốn n = 80, vậy cần tiến hành điều tra khoảng 80 phiếu.
Mục đích khảo sát nhằm đánh giá thực trạng công tác QLNN về ĐTC

đối với các CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua một cách
khách quan, chính xác.
b. Nguồn dữ liệu thứ cấp
Tác giả thu thập số liệu, dữ liệu được công bố trong 04 năm (2016-2019)
từ cơ quan thống kê, các báo cáo của tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan; kế
thừa kết quả các cơng trình nghiên cứu trong nước, tạp chí và Trang thơng tin
điện tử về kinh tế, tài chính.
4.2. Phương pháp phân tích
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp: thống kê, mơ tả; phân tích,
tổng hợp và so sánh để phân tích đối tượng nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu


5
Luận văn đề ra. Các phương pháp được sử dụng trong Luận văn như sau:
a. Phương pháp thống kê, mô tả
Sau khi thu thập, lựa chọn các thông tin, dữ liệu cần thiết để phục vụ cho
quá trình nghiên cứu; tác giả sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu. Thơng
qua các số liệu thống kê, có thể mơ tả được tình trạng thực tế của đối tượng
nghiên cứu. Phương pháp này phân tích số liệu thay đổi theo thời gian kết hợp
với phương pháp phân tích để đánh giá đặc điểm xã hội, tình hình tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công tác QLNN về ĐTC đối với các
CTTL qua các năm.
b. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thơng
tin từ các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, gồm: văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến ĐTC; kế thừa kết quả các cơng trình nghiên
cứu trong nước, tạp chí và Trang thơng tin điện tử về kinh tế, tài chính. Qua đó,
cụ thể hóa cơ sở lý luận liên quan đến QLNN về ĐTC nói chung, làm rõ khái
niệm, đặc điểm, vai trị ĐTC các CTTL, tiêu chí đánh giá từng nội dung trong
cơng tác QLNN về ĐTC đối với các CTTL nói riêng.

Thơng qua việc xây dựng phiếu điều tra, khảo sát để thu thập trực tiếp
dữ liệu từ đối tượng là cán bộ, cơng chức tại các cơ quan chun mơn có liên
quan đến công tác QLNN về ĐTC đối với các CTTL; dựa trên kết quả khảo sát,
tổng hợp, sử dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối, số tương đối, số bình
quân để đánh giá mức độ thực hiện các nội dung QLNN về ĐTC đối với các
CTTL. Trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả nghiên cứu để rút ra các đánh giá,
nhận xét về những ưu điểm, hạn chế, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
có tính khả thi theo mục tiêu đã xác định của luận văn.
c. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh diễn biến và sự biến đổi của


6
đối tượng cần nghiên cứu theo thời gian. Phương pháp này dùng để so sánh các
chỉ tiêu về công tác quản lý hoạt động ĐTC đối với các CTTL qua các năm,
tình hình triển khai thực hiện các dự án ĐTC CTTL so với quy hoạch, kế hoạch
ĐTC CTTL đã đề ra và so với chủ trương ĐTC CTTL được cấp thẩm quyền
phê duyệt,...; so sánh các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, tình hình tăng trưởng kinh
tế qua các năm; so sánh điểm bình qn từng tiêu chí đánh giá trong các nội
dung QLNN về ĐTC đối với các CTTL để đưa ra nhận xét.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung
chính của Luận văn được chia thành 03 chương, như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận của QLNN về ĐTC.
Chương 2. Thực trạng QLNN về ĐTC đối với các CTTL trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN về ĐTC đối với các
CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đối với công tác QLNN về ĐTC được thực hiện theo quy định của Luật

Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, các Nghị định của Chính phủ và
các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Do vậy, trong quá trình
thực hiện Luận văn, ngoài sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan, tác giả nghiên cứu và sử dụng một số tài liệu chính trong đề tài như sau:
Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thơng tin
và Truyền thơng. Giáo trình trình bày những kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận
về lý thuyết tăng trưởng kinh tế, nguồn lực phát triển kinh tế, mô hình và chính
sách phát triển kinh tế của các quốc gia. Tác giả đã nêu khái niệm, đặc điểm,
vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế. Tác giả đưa ra giải pháp đầu tư
cho nông nghiệp, đặc biệt đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như cải tạo và đầu tư


7
mới hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn. Đồng thời, để tiếp tục phát triển
nông thôn, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thơn, về
thủy lợi cần tiếp tục phát triển và hồn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi, ngăn
mặn, giữ ngọt, kiểm sốt lũ, bảo đảm tưới tiêu an tồn, chủ động cho sản xuất
nông nghiệp, phấn đấu tưới tiêu chủ động cho 60-80% diện tích (kể cả cây cơng
nghiệp, ni, trồng thủy sản) và đời sống nơng dân.
Đỗ Hồng Tồn, Mai Văn Bưu (2017), Giáo trình Quản lý nhà nước về
kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả đã khái niệm “QLNN về kinh
tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế
nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước”,
Nhà nước sử dụng các công cụ (pháp luật, kế hoạch, chính sách) để tác động
lên mọi chủ thể kinh tế trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế.
Vì vậy, “QLNN về kinh tế là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự
thắng lợi trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia”.
Tác giả cho rằng, để quản lý kinh tế hiệu quả nhất phải biết lựa chọn đúng đắn
và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý gồm: phương pháp hành chính,
phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Quản lý
kinh tế, NXB Lý luận Chính trị. Giáo trình nêu một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay; vai trò của Nhà nước trong quản
lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (khắc phục
khuyết tật của thị trường, hỗ trợ thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa đối với
nền kinh tế thị trường, thực hiện nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ
doanh nghiệp) và chức năng chính của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế (tạo
lập môi trường, định hướng, hướng dẫn, tổ chức, điều tiết, kiểm tra và xử lý vi
phạm); trình bày bản chất, nội dung, bộ công cụ, cơ chế tác động và ưu, nhược
điểm của từng chính sách kinh tế vĩ mơ (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,


8
chính sách thương mại quốc tế, chính sách đầu tư); lý luận cơ bản về bộ máy
QLNN về kinh tế và giải pháp hoàn thiện bộ máy QLNN về kinh tế hiện nay.
Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2018), Giáo trình Kinh tế đầu tư,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình đã trình bày những vấn đề cơ bản
của đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư, QLNN về đầu tư, môi trường đầu tư,
đầu tư công,... Tại chương 4, tác giả định nghĩa “Quản lý đầu tư là sự tác động
liên tục, có tổ chức, có định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư và các yếu tố
đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp KTXH, tổ chức kỹ thuật và
các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả KTXH
cao nhất trong điều kiện cụ thể xác định”, đồng thời trình bày nguyên tắc, hệ
thống tổ chức bộ máy quản lý đầu tư, phương pháp và công cụ quản lý đầu tư,
nội dung QLNN hoạt động đầu tư.
Nguyễn Hồng Thắng, Nguyễn Thị Huyền (2010), Giáo trình Thẩm định
dự án đầu tư khu vực công, NXB Thống kê. Thẩm định dự án có phạm vi rất
rộng, bao gồm: thẩm định tài chính, thẩm định kinh tế, phân tích mơi trường
kinh tế quốc gia, ngành và địa phương, thẩm định căn cứ pháp lý của dự án,
đánh giá năng lực của chủ dự án và các bên tham gia dự án, đánh giá tác động

môi trường. Tuy nhiên, giáo trình chỉ trình bày những nội dung cơ bản về phân
tích tài chính và phân tích kinh tế trong thẩm định dự án công. Tác giả định
nghĩa “Dự án cơng là những dự án do Chính phủ tài trợ (cấp vốn) toàn bộ hay
một phần hoặc do dân chúng tự nguyện góp vốn bằng tiền hay bằng ngày cơng
nhằm đáp ứng mọi nhu cầu mang tính cơng cộng. Thẩm định DAĐT là một nội
dung trong quản lý đầu tư cơng”. Nội dung của giáo trình chủ yếu đánh giá hiệu
quả của một quy trình trong cơng tác QLNN về quản lý đầu tư cơng hơn là cung
cấp cái nhìn tổng quát tất cả các khâu trong QLNN về đầu tư khu vực công cộng.
Phan Huy Đường, Phan Anh (2017), Giáo trình Quản lý nhà nước về
kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nêu khái niệm QLNN về


9

kinh tế, nội dung của QLNN về kinh tế bao gồm: xây dựng pháp luật về kinh
tế; xây dựng phương hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
của xã hội; cung ứng dịch vụ công cho mọi hoạt động kinh tế; kiểm tra, kiểm
soát hoạt động của các chủ thể kinh tế. Tác giả cũng đã xác định các phương
pháp quản lý kinh tế của nhà nước như: hành chính, kinh tế, tâm lý giáo dục;
các cơng cụ quản lý như: đường lối, chiến lược, hệ thống pháp luật, kế hoạch
hóa, các chính sách kinh tế.
Thái Bá Cẩn (2017), Lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và điều hành
DAĐT xây dựng, NXB Tài chính. Theo tác giả, hoạt động đầu tư rất phức tạp,
dễ gây ra thất thốt, lãng phí dẫn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư
thấp. Do đó, phải nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng,
trước hết là quản lý tốt DAĐT kể từ khi có chủ trương đầu tư, phê duyệt DAĐT,
quản lý và điều hành dự án trong quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc
xây dựng, dự án được nghiệm thu đưa vào khai thác và sử dụng. Trong tài liệu
này, tác giả đã hệ thống lại những kiến thức cơ bản về lý luận, phân tích, quản
lý và điều hành DAĐT; cụ thể hóa cách thức, trình tự thực hiện những công

việc cụ thể của dự án qua 03 giai đoạn trong chu kỳ hoạt động của dự án, gồm:
giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn vận hành, khai
thác dự án; hướng dẫn phân tích kinh tế tài chính DAĐT; thể hiện nội dung,
quyền hạn, trách nhiệm QLNN của cơ quan nhà nước có liên quan đến đầu tư.
Nguyễn Thị Ngọc Nga (2019), Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông
nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương, Hà Nội. Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về ĐTC trong lĩnh vực
nơng nghiệp, các tiêu chí đánh giá hiệu quả ĐTC trong lĩnh vực nông nghiệp;
kinh nghiệm của các nước về nâng cao hiệu quả ĐTC trong lĩnh vực nông
nghiệp. Phân tích thực trạng quản lý ĐTC trong nơng nghiệp ở Việt Nam giai
đoạn 2008-2017; nêu những thành quả (kinh tế, xã hội, tài chính), những hạn


10
chế yếu kém và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả ĐTC trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030.
Cáp Văn Hoàng (2019), Quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn
huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về
ĐTC và quản lý ĐTC; phân tích các nội dung QLNN về ĐTC. Tác giả sử dụng
bảng câu hỏi thu thập với số lượng 120 mẫu, dựa vào kết quả thu thập được để
phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý ĐTC trên địa bàn huyện Tu Mơ
Rông, tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2015-2018, đưa ra những nội dung đạt
được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế làm cơ sở đề
xuất giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về ĐTC trên địa bàn huyện Tu Mơ
Rông, tỉnh Kon Tum.
Lê Ngọc Trường (2019), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản
lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Luận văn nêu một số
vấn đề lý luận về quản lý vốn ĐTXD cơ bản từ NSNN. Nội dung và tiêu chí

đánh giá quản lý vốn ĐTXD cơ bản từ NSNN. Phân tích thực trạng, những
thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế, trên cơ sở đó tác giả đề
xuất một số giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý vốn ĐTXD cơ bản từ
NSNN tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Nguyễn Hữu Tuân (2019), Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn
vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Pleiku, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống cơ sở lý
luận về quản lý dự án ĐTXD cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách; phân tích các
nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý ĐTXD cơ bản bằng nguồn vốn NSNN;
phân tích thực trạng trong công tác quản lý ĐTXD cơ bản bằng nguồn vốn ngân
sách trên địa bàn thành phố Pleiku, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và


11
nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản
lý ĐTXD cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Pleiku.
Trương Hồng Hải (2018), Thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ NSNN của tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Chính sách cơng,
Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý
luận cơ bản về quản lý vốn ĐTXD cơ bản từ NSNN; trình bày nội dung và các
tiêu chí đánh giá việc quản lý vốn ĐTXD cơ bản từ NSNN; phân tích, đánh giá
thực trạng thực hiện chính sách quản lý vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn vốn NSNN
của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2017, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn
chế và nguyên nhân hạn chế chủ yếu để từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện chính sách quản lý vốn ĐTXD cơ bản từ nguồn vốn NSNN
của tỉnh Quảng Nam.
Có thể thấy rằng các cơng trình nghiên cứu nói trên là hết sức đa dạng,
kết quả nghiên cứu đã làm rõ được nhiều vấn đề lý luận của QLNN đối với
ĐTC ở những lĩnh vực khác nhau, tiếp cận nhiều góc độ khác nhau và ở các địa
phương khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu

về QLNN về ĐTC đối với các CTTL tại tỉnh Quảng Nam. Do đó đề tài nghiên
cứu của tác giả khơng bị trùng lắp và đây cũng chính là khoảng trống cho nghiên
cứu của tác giả.


12
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẦU TƯ CÔNG
1.1. ĐẦU TƯ CÔNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CƠNG
ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1.1. Đầu tư công và đầu tư công các công trình thủy lợi
a. Khái niệm đầu tư cơng
Đầu tư là q trình sử dụng phối hợp các nguồn lực (có thể là tiền, là tài
nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ) trong một khoảng thời gian xác
định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều
kiện KTXH nhất định. Kết quả đạt được của hoạt động đầu tư có thể có những
kết quả trực tiếp và có những kết quả gián tiếp. Lợi ích do các kết quả đầu tư
mang lại có thể là lợi ích trực tiếp cho chủ đầu tư, tuy nhiên cũng có thể là các
lợi ích gián tiếp cho toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội [24, tr.5].
“ĐTC là việc sử dụng vốn Nhà nước (bao gồm cả vốn NSNN, vốn tín
dụng của nhà nước cho đầu tư và vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước) để
đầu tư vào các chương trình, dự án khơng vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) khơng
có khả năng hoàn vốn trực tiếp”. Ngoài ra, Luật Đầu tư cơng năm 2014 giải
thích: “ĐTC là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng KTXH và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ
phát triển KTXH” [9], [24, tr.236].
ĐTC nhằm mục tiêu tạo mới, nâng cấp, củng cố năng lực hoạt động của
nền kinh tế thông qua gia tăng giá trị các tài sản công. Hoạt động ĐTC bao gồm

tồn bộ q trình từ lập, phê duyệt kế hoạch, chương trình, dự án ĐTC; đến
triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng các dự án ĐTC, đánh
giá sau ĐTC. Thông qua hoạt động ĐTC, năng lực phục vụ của hệ thống hạ
tầng kinh tế, hạ tầng xã hội dưới hình thức sở hữu toàn dân sẽ được cải thiện


13
và gia tăng [24, tr.236].
Dự án ĐTC là DAĐT sử dụng vốn nhà nước để thực hiện các mục tiêu
phát triển KTXH khơng có khả năng hồn vốn trực tiếp. Các dự án ĐTC bao
gồm: dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc
phịng, an ninh; các DAĐT khơng có điều kiện xã hội hóa thuộc các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo...; dự án phục vụ hoạt động của các
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp; các
DAĐT của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật
[24, tr.242].
- Theo Luật Đầu tư công năm 2014, dự án ĐTC được phân loại như sau:
“(1) Căn cứ tính chất, dự án ĐTC được phân loại thành: dự án có cấu
phần xây dựng và dự án khơng có cấu phần xây dựng;
(2) Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án ĐTC được phân loại
thành: dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm
C” [9].
Ngồi ra, theo Luật Đầu tư công năm 2014 quy định HĐND tỉnh quyết
định tiêu chí dự án ĐTC trọng điểm nhóm C phù hợp với mục tiêu, định hướng
phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.
Việc phân chia các nhóm dự án nhằm mục đích phân cấp trong quản lý
hoạt động ĐTC.
b. Đầu tư công các công trình thủy lợi

Luật Thủy lợi năm 2017 giải thích: “CTTL là cơng trình hạ tầng kỹ thuật
thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển
nước, kè, bờ bao thủy lợi và cơng trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy
lợi” [13].


14

- Vai trị của các CTTL:
Thứ nhất, góp phần quan trọng trong việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, làm tăng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng.
Thứ hai, cung cấp nước thô cho các nhà máy nước sản xuất nước sạch
để cấp nước cho các khu dân cư, đơ thị góp phần đảm bảo nguồn nước sinh
hoạt cho người dân. Ngồi ra, cịn đóng vai trị phục vụ tích cực, có hiệu quả
cấp thốt nước cho nuôi trồng thủy sản.
Thứ ba, thu hút các dự án phát triển du lịch, cải thiện môi trường sinh
thái và góp phần phát triển nơng thơn tồn diện.
Thứ tư, góp phần hạn chế ngập úng đất sản xuất nông nghiệp, giảm ngập
lụt vùng hạ du trong mùa mưa lũ, đồng thời điều tiết, bổ sung nước để chống
hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa cạn.
Qua tổng hợp các khái niệm về ĐTC và CTTL, căn cứ vào mục tiêu và
phạm vi nghiên cứu, tác giả tiếp cận: ĐTC các CTTL là hoạt động đầu tư sử
dụng nguồn vốn NSNN để thực hiện các dự án ĐTXD cơng trình hạ tầng kỹ
thuật thủy lợi phục vụ phát triển KTXH.
- Đặc điểm ĐTC các CTTL:
ĐTC vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH góp
phần tạo đòn bẩy đối với một số ngành, đồng thời giải quyết các vấn đề về xã
hội, văn hóa, mơi trường. Do đó, đặc điểm ĐTC các CTTL cũng mang những
đặc điểm của ĐTC, cụ thể:
Thứ nhất, ĐTC các CTTL luôn gắn với chủ thể là Nhà nước

Theo Luật Đầu tư công năm 2014, “Nhà nước quản lý hoạt động
ĐTC bao gồm: lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định,
quyết định chương trình, dự án ĐTC; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai
thực hiện kế hoạch ĐTC; quản lý, sử dụng vốn ĐTC; theo dõi và đánh giá, kiểm
tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án ĐTC” [9]. Các hoạt động ĐTC nêu


×