Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Đặc điểm đồ gỗ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.12 KB, 3 trang )

Đặc điểm đồ gỗ:
Đồ gỗ được làm bằng loai gỗ tự nhiên:
Có các đặc điểm nổi trổi sau:
Bền theo thời gian : gỗ tự nhiên luôn là vật liệu bền theo thời gian , và một số loại
gỗ còn gia tăng giá trị theo thời gian
Đẹp : gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên , khó có thể thay thế bởi các sản phẩm gỗ
nhân tạo.
bền với nước: so với gỗ công nghiệp đây là ưu điểm nổi trội của gỗ tự nhiên .Gỗ tự
nhiên khi được sơn bả kỹ không hở mộng thì rất bền với nước.
chắc chắn và có nhiều hoa văn trạm khắc phong phú điều này thường không làm
được ở gỗ công nghiệp do gỗ công nghiệp được sản xuât theo tấm có độ dày cố
định và giới hạn , mà không thể ghép những tấm gỗ vào với nhau được.
Tuy nhiên đồ gỗ tự nhiên thường có giá thành cao do giá nhập khẩu gỗ tăng , do
chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao mà không thể sản xuất hàng loạt được nên
giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công nghiệp.
Có hiện tượng cong vênh sau một thời gian sử dụng
Đồ gỗ công nghiệp
Ít cong vênh hơn gỗ tự nhiên, chống mối mọt, dễ trùi rửa, giá thành thấp hơn gỗ
tự nhiên và sản xuất nhanh hơn đồ gỗ tự nhiên.
Đồ gỗ công nghiệp có khá nhiều mặt hạn chế so với đồ gỗ tự nhiên như:
không bền với nước, dễ hư hỏng khi có va chạm mạnh, không có được những hoa
văn trạm khắc nghệ thuật với nhiêu hình dáng đa dạng, không đẹp và âm cúng.
Khách hàng của các sản phẩm đồ gỗ
Khách hàng về đồ gỗ rất đa dạng Do đồ gỗ thường đa dạng về kiểu dạng và
có nhiều ứng dụng cho đời sống từ các vật dụng hàng ngày như chiếu,
bàn ghế đến các đồ gỗ dành cho văn phòng, tranh ảnh trạm khắc, … nên
đối tượng khách hàng của các sản phẩm đồ gỗ là hết sức phong phú, từ
những người tiêu dùng bình thường đến các tổ chức bệnh viện, trường
học công ty, các cơ quan chính phụ,…Và khách hàng thị trường của đồ gỗ
cũng hết sức phong phú và tiềm năng từ khách hàng trong nước đến khách
hàng các nước EU, Đông Âu, Mỹ, Nhật Bản …


Năng lực san xuất và yêu cầu về vốn
Việt Nam, hiện cả nước có 2.600 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có 300 doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, sử dụng 170.000 lao động trực tiếp và có năng
lực sản xuất tăng gấp bốn lần so với năm 2003, thời điểm mà công nghiệp gỗ Việt
Nam bắt đầu bứt phá. Năng lực chế biến gỗ của Việt Nam tăng lên không chỉ về số
lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn ở thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng
sản phẩm. Giờ đây nghành gỗ trở thành 1 trong 5 ngành hàng xuất khẩu mũi
nhọn của Việt Nam. Đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 trong khối
ASEAN và có mặt trên thị trường hơn 120 nước trên thế giới.
Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách
thức. Bên cạnh công nghệ dây chuyền thiết bị, máy móc làm đồ gỗ lạc hậu;
có tới 80% nguyên liệu cũng như các phụ liệu cho sản xuất như sơn, keo,
các loại giấy... phải nhập khẩu thì điểm yếu lớn nhất khiến cho năng lực
cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam yếu thế hơn so với các sản phẩm
gỗ của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia vì năng suất lao đông thấp, thiếu
đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.
Vì là nghành đứng thứ năm trong các ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt
Nam và là nghành khó chủ động được về nguồn nguyên liệu nên yêu cầu
vốn cho các công ty hoạt động trong ngành gỗ rất cao.
Khả năng sinh lợi
Do nghành gỗ là một nghành mới phát triển mạnh ở việt Nam và thị trường
tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ rất lớn, đồ gỗ Việt Nam đang được ưa chuộng tại
nhiều nước, nên nghành gỗ việt Nam đang có một khả năng sinh lời rất
cao.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng gỗ xuất khẩu phát triển
vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu cao:
Năm 2004 tăng 86,89% so với năm 2003.
Năm 2005 và 2006 duy trì mức tăng trưởng 36,8% và 23,72%
Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu tăng 10 lần so với năm 2000, tăng 4 lần so
với năm 2003 và là một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất Đông

Nam Á.
Mặt hàng đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 5 của VN sau dầu
thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 2,34 tỷ USD tăng 21,1% so với
năm 2006. Và dù nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng năm nhưng
2008 kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm
2007.

×