Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu tác động của hiệp định đối tác kinh tế việt nam nhật bản đến nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ DIỄM TRINH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN
ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng, năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ DIỄM TRINH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN
ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60 31 01 05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Đà Nẵng, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối
tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận
văn là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng.

Học viên

Huỳnh Thị Diễm Trinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 5
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu .................................. 6
8. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................... 7
9. Kết cấu luận văn .................................................................................. 11
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN NỀN KINH TẾ .......................................... 12
1.1. TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI ................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm tự do hóa thƣơng mại .................................................. 12
1.1.2. Nội dung chủ yếu của tự do hoá thƣơng mại ................................ 12
1.2. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO...................................................... 14
1.2.1. Khái niệm Hiệp định thƣơng mại tự do ........................................ 14
1.2.2. Phân loại các FTA ......................................................................... 15

1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển của các FTA trên thế giới ...... 17
1.2.4. Các FTA mà Việt Nam đang tham gia ......................................... 19
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC FTA ĐẾN NỀN KINH TẾ .............................. 24
1.3.1. Tác động của các FTA đến tăng trƣởng kinh tế............................ 24
1.3.2. Tác động của các FTA đến xuất khẩu, nhập khẩu ........................ 24
1.3.3. Tác động của các FTA đến cơ cấu ngành kinh tế ......................... 25


1.3.4. Tác động của các FTA đến phân phối thu nhập và phúc lợi hộ gia
đình .................................................................................................................. 25
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 26
2.1. MƠ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ DẠNG ĐỘNG ............................ 26
2.1.1. Khối c n ằng động ...................................................................... 27
2.1.2. Khối cân bằng tạm thời ................................................................. 30
2.1.3. Khối cân bằng dài hạn................................................................... 40
2.2. DỮ LIỆU CHO MƠ HÌNH DCGE .......................................................... 41
2.2.1. Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam .............................................. 41
2.2.2. Sam vĩ mô Việt Nam năm 2012.................................................... 41
2.3. XÂY DỰNG KỊCH BẢN NGHIÊN CỨU .............................................. 47
2.3.1. Sơ lƣợc FTA Việt Nam – Nhật Bản.............................................. 47
2.3.2. Kịch bản nghiên cứu ..................................................................... 53
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FTA VIỆT NAM-NHẬT
BẢN ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ...................................................... 54
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2017 ................................................................. 54
3.1.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2017
qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.......................................................................... 54
3.1.2. Tình hình thƣơng mại giữa Việt Nam – Nhật bản ........................ 58
3.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VJEPA ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT
NAM................................................................................................................ 64

3.2.1. Tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ...................................... 64
3.2.2. Tác động đến các ngành kinh tế.................................................... 69
3.2.3. Tác động đến phúc lợi của các hộ gia đình ................................... 73
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 75
1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA LUẬN VĂN .............................. 78


2. HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN .................................................................... 78
3. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN VĂN .............................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nội dung đầy đủ

TT

Chữ viết tắt

1

FTA

2

VJEPA

3


AJCEP

4

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

5

AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

6

AKFTA

7

ASEAN

8

GATT

8

CGE


Mơ hình cân bằng tổng thể

10

SAM

Ma trận hạch tốn xã hội

11

GTAP

Mơ hình Dự án Ph n tích Thƣơng mại Tồn cầu

12

VSAM2012

Ma trận hạch tốn xã hội Việt Nam năm 2012

13

HGĐ

Hiệp định thƣơng mại tự do
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN –
Nhật Bản


Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN – Hàn
Quốc
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp ƣớc chung về thuế quan và mậu dịch

Hộ gia đình


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các hiệp định thƣơng mại tự do tại Việt Nam ...................................... 21
Bảng 2.1. SAM vĩ mô Việt Nam năm 2012 (tỷ đồng) .......................................... 46
Bảng 2.2. Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam cho Nhật Bản................... 50
Bảng 2.3. Lộ trình cắt giảm thực tế của Việt Nam dành cho Nhật bản ................ 52
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2000-2008 ................................................................................................ 54
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2009-2017 ................................................................................................ 56
Bảng 3.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn
2000-2008................................................................................................................. 59
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn
2009-2017................................................................................................................. 60


DANH MỤC HÌNH
Bảng 1.1. Các hiệp định thƣơng mại tự do tại Việt Nam ...................................... 21
Hình 2.1. Cấu trúc cơ ản của mơ hình CGE động ............................................... 27
Hình 2.2. Các nhóm thị trƣờng trong mơ hình ....................................................... 31
Hình 2.3. Cung, cầu trên thị trƣờng hàng hóa ........................................................ 32
Hình 2.4. Phân phối thu nhập cho các nhóm HGĐ trong mơ hình....................... 36
CGE động ................................................................................................................. 36

Hình 2.5. Phân loại Hộ gia đình trong VSAM2012 .............................................. 42
Bảng 2.1. SAM vĩ mô Việt Nam năm 2012 (tỷ đồng) .......................................... 46
Bảng 2.2. Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam cho Nhật Bản................... 50
Bảng 2.3. Lộ trình cắt giảm thực tế của Việt Nam dành cho Nhật bản ................ 52
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2000-2008 ................................................................................................ 54
Hình 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2000-2008 ..................................... 55
Hình 3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2008 ......... 56
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2009-2017 ................................................................................................ 56
Hình 3.3. Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2009-2017 ..................................... 57
Hình 3.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2017 ......... 58
Bảng 3.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn
2000-2008................................................................................................................. 59
Hình 3.5. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn
2000-2008................................................................................................................. 60
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn
2009-2017................................................................................................................. 60


Hình 3.6. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản giai đoạn
2009-2017................................................................................................................. 61
Hình 3.7. Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm của các ngành từ Nhật Bản giai đoạn
2000-2016................................................................................................................. 62
Hình 3.8. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của các ngành từ Việt Nam sang Nhật
ản giai đoạn 2000-2016......................................................................................... 63
Hình 3.9. Thay đổi tốc độ tăng trƣởng GDP và GTSX ......................................... 65
Hình 3.10. Thay đổi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đối với Nhật Bản ........ 66
Hình 3.11. Thay đổi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nƣớc ................. 67
Hình 3.12. Thay đổi thu ngân sách chính phủ (%) ................................................ 68

Hình 3.13. Thay đổi thu từ thuế nhập khẩu (%) .................................................... 68
Hình 3.14. Thay đổi thu từ thuế TNDN, TNCN, VAT ......................................... 69
Hình 3.15. Thay đổi kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của các ngành sang ........... 70
thị trƣởng Nhật Bản và các nƣớc khác trong dài hạn ............................................ 70
Hình 3.16. Tỷ lệ % thay đổi kim ngạch xuất khẩu của các ngành trong dài hạn. 71
Hình 3.17. Thay đổi kim ngạch nhập khẩu từ thị trƣờng Nhật Bản và các nƣớc
khác trong dài hạn .................................................................................................... 72
Hình 3.18. Thay đổi kim ngạch nhập khẩu của các ngành trong dài hạn............. 72
Hình 3.19. Tỷ lệ % thay đổi giá trị sản xuất của các ngành trong dài hạn ........... 73
Hình 3.20. Tỷ lệ % thay đổi phúc lợi của các hộ gia đình .................................... 74


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau đổi mới kinh tế năm 1986, Việt nam bắt đầu tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 16 Hiệp định
thƣơng mại tự do (FTA), trong đó có 10 FTA đã có hiệu lực.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) là hiệp định
FTA song phƣơng đầu tiên của Việt Nam, đƣợc ký kết 25/12/2008 và chính
thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Hiệp định VJEPA không những chỉ tập
trung vào tự do hóa thƣơng mại hàng hóa và thƣơng mại dịch vụ mà còn thỏa
thuận hợp tác về đầu tƣ và các hợp tác kinh tế khác giữa hai nƣớc. Tham gia
vào các FTA nói chung, VJEPA nói riêng mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh
tế, nhƣ (1) mở rộng thị trƣờng, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã
hội, tạo việc làm; (2) tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải
thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút đầu tƣ vào nền
kinh tế; và (3) làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nƣớc tiếp cận thị
trƣờng quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Tuy nhiên, thực hiện

các FTA có thể tìm ẩn các nguy cơ cho nền kinh tế, nhƣ (1) làm gia tăng cạnh
tranh khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là
phá sản; (2) làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trƣờng
bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thƣơng trƣớc những biến động của thị
trƣờng quốc tế; (3) trong quá trình hội nhập, các nƣớc đang phát triển phải đối
mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hƣớng
tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhƣng
có giá trị gia tăng thấp.
Nhật Bản là thị trƣờng xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ và
Trung Quốc. Hàng hóa của Nhật Bản và Việt Nam mang tính bổ sung. Nhật
Bản nhập các mặt hàng thủy sản, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng nhƣ:


2

dệt may, da giày, thực phẩm chế biến. Ngƣợc lại, Việt Nam nhập khẩu từ
Nhật Bản máy móc, thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất.
Trong năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật
Bản đạt 37,860 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017.Trong đó, xuất
khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật đạt 18,850 tỷ USD, tăng 11,8% so với
cùng kỳ và nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản là 19,010 tỷ USD, tăng 12,0%.
Trong các năm qua, Nhật Bản ln nằm trong nhóm bốn đối tác thƣơng mại
lớn nhất (Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ) trong hơn 200 quốc gia có xuất
nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam (Tổng cục Hải quan).
Vì những lý do trên, cần thiết phải quan t m đến tác động của VJEPA
đến đến nền kinh tế Việt Nam. Tác động của các FTA đến nền kinh tế ngày
càng đƣợc các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh kế học nghiên cứu ở
nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Nhìn chung,
có 2 nhóm phƣơng pháp đƣợc sử dụng đánh giá tác động của các hiệp định
FTA đến nền kinh tế. Nhóm thứ nhất dựa vào cách tiếp cận hậu nghiệm, sử

dụng các mơ hình kinh tế lƣợng để kiểm chứng và đánh giá hiệu quả của các
hiệp định. Nhóm thứ hai sử dụng cách tiếp cận tiên liệu, cơ ản sử dụng mơ
hình cân bằng tổng thể CGE để dự áo các tác động đến nền kinh tế. Cách
tiếp cận dựa trên mơ hình CGE có nhiều ƣu việt hơn vì cho phép xem xét tổng
thể các mối liên kết trong nền kinh tế, giúp dự đoán xu hƣớng và lý giải các
cơ chế phân bổ nguồn lực khi thực thi các hiệp định FTA đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong bối cảnh và điều kiện cụ thể, đặc thù của mỗi nƣớc. Đặc
biệt, mô hình CGE động là một cơng cụ rất phù hợp, cho phép mô phỏng các
hoạt động kinh tế quốc tế nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ và dịch chuyển các yếu tố
sản xuất theo từng ngành, ph n tích xu hƣớng biến động và cách thức chuyển
dịch của các ngành và cả nền kinh tế trong dài hạn.
Ở Việt Nam, đến thời điểm hiện nay đã có một số nghiên cứu sử dụng


3

mơ hình CGE để nghiên cứu tác động của các “cú sốc” đến nền kinh tế Việt
Nam. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào sử dụng mơ hình CGE động để
đánh giá tác động của hiệp định VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, tơi
chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam –
Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá tác động Hiệp định VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó
đề xuất các giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời phát huy các
tác động tích cực của Hiệp định VJEPA.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Phân tích và dự báo mức độ tác động của việc thực thi VJEPA đối với
toàn nền kinh tế Việt Nam, đến cơ cấu ngành kinh tế, thu ngân sách của chính
phủ và phúc lợi của các nhóm hộ gia đình.

Rút ra các hàm ý chính sách nhằm tận dụng cơ hội và giảm thiểu những
thiệt hại nếu có từ việc thực thi VJEPA, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển
và nâng cao phúc lợi Hộ gia đình.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Hiệp định VJEPA có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tăng trƣởng kinh tế, cơ
cấu ngành kinh tế, thu ngân sách của chính phủ và phúc lợi của các nhóm hộ
gia đình Việt Nam?
Làm thế nào để tận dụng cơ hội và giảm thiểu những thiệt hại từ việc
thực thi VJEPA, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao phúc lợi Hộ
gia đình?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của việc thực thi Hiệp định VJEPA đến nền


4

kinh tế Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: luận văn chỉ nghiên cứu tác động của việc thay đổi thuế
suất thuế nhập khẩu trong Hiệp định VJEPA đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
(GO, GDP, xuất nhập khẩu, ngân sách), đến các ngành, và phúc lợi hộ gia
đình.
Về khơng gian: Nền kinh tế Việt Nam
Về thời gian: Xây dựng kịch bản giảm đồng thời thuế nhập khẩu của
Việt Nam đối với hàng hóa của Nhật Bản và thuế nhập khẩu của Nhật Bản đối
với hàng hóa của Việt Nam theo lộ trình đã cam kết từ năm 2012 – 2025. Các
kết quả mô phỏng đƣợc đánh giá cả trong ngắn hạn và dài hạn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong đề tài luận văn là phƣơng pháp

mơ hình hóa và mơ phỏng các “cú sốc thuế suất thuế nhập khẩu” thơng qua
mơ hình cân bằng tổng thể dạng động (DCGE).
Sau khi thực hiện mô phỏng tác động của các cú sốc thuế suất thuế nhập
khẩu bằng mơ hình DCGE, nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp thống kê
mô tả bằng công cụ bảng và đồ thị để tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả
mơ phỏng.
Ngồi ra, nghiên cứu này cịn sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp, đối
chiếu, so sánh để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tác động của các FTA đến
nền kinh tế, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các FTA
đến cơ cấu ngành kinh tế, đánh giá các dữ liệu thứ cấp liên quan đến thực
trạng, xu hƣớng, mối quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam – Nhật Bản. Trên cơ
sở đó, x y dựng các giả thuyết nghiên cứu và lựa chọn mơ hình nghiên cứu
phù hợp khi ph n tích tác động của các cú sốc thuế suất theo lộ trình cam kết
trong Hiệp định VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam.


5

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để chỉ ra cơ chế tác động và phƣơng
pháp ph n tích tác động của việc thực thi các FTA đến nền kinh tế.
Ph n tích rõ cơ chế tác động của sự thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu
đến nền kinh tế. Đ y là cơ sở cho các nghiên cứu về tác động của các cú sốc
thuế suất luận giải nguyên nhân và kết quả tác động trong các nghiên cứu thực
nghiệm.
Mở ra hƣớng nghiên cứu mới tại Việt Nam khi sử dụng mơ hình DCGE
trong phân tích và dự áo tác động của các FTA.
6.2. Về mặt thực tiễn
Tổng hợp các nội dung và lộ trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam

đối với hàng Nhật ản và lộ trình giảm thuế nhập khẩu của Nhật ản đối với
hàng Việt Nam để xây dựng các kịch bản mô phỏng về thay đổi thuế suất phù
hợp với bối cảnh hiện tại.
Tổng hợp, phân tích thực trạng quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Nhật Bản, làm cơ sở để đánh giá tác động của Hiệp định VJEPA đến nền kinh
tế Việt Nam.
Phát triển mô hình cân bằng tổng thể dạng động, đa ngành, đa nhóm Hộ
gia đình, đa đối tác (Nhật Bản, các đối tác cịn lại), cho phép mơ phỏng và
phân tích ảnh hƣởng của các cú sốc thuế suất lên từng ngành, từng nhóm Hộ
gia đình, cách thức chuyển dịch của các ngành và cả nền kinh tế trong dài
hạn. Đ y là mơ hình thực nghiệm cần thiết cho các nhà nghiên cứu thực hiện
mô phỏng tác động của việc thay đổi các mức thuế suất khác nhau theo các
FTA khác nhau đến nền kinh tế Việt Nam.
Góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, ứng dụng lý luận về đánh giá
và dự áo tác động của các FTA với điều kiện cụ thể của Việt Nam.


6

Phân tích và dự áo tác động của Hiệp định VJEPA đến nền kinh tế
thông qua việc xây dựng, mô phỏng và đánh giá các kịch bản thuế suất khác
nhau tác động đến nền kinh tế. Đ y là ằng chứng thực nghiệm, minh họa cho
các vấn đề lý thuyết về tác động của các FTA. Kết quả nghiên cứu cho thấy
việc thực thi Hiệp định VJEPA có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và nâng cao phúc lợi Hộ gia đình.
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
Theo Bùi Quang Bình (2012), nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế cho
các nƣớc đang phát triển có ý nghĩa quan trọng nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng
trƣởng cao và vững chắc dựa trên khai thác các tiềm năng nguồn lực và nâng
cao năng lực của các ngành kinh tế. Bên cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu các

kiến thức cơ ản về cơ sở lý luận xung quanh các lý thuyết tăng trƣởng kinh
tế, nguồn lực phát triển kinh tế, mô hình cũng nhƣ chính sách phát triển kinh
tế của quốc gia hay của từng địa phƣơng; chỉ ra cách thức phân bổ nguồn lực,
cách thức sử dụng và phát triển các nguồn lực hợp lý để tăng trƣởng kinh tế
một cách bền vững; cách thức xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục y tế.
Từ Thuý Anh (2013) đã cung cấp những lý luận cơ ản về kinh tế học
quốc tế, lý thuết về Mơ hình RICARDO về năng suất lao động, Mơ hình
HECKSCHER-OHLIN về trang bị nguồn lực,.. bên cạnh đó cịn đƣa ra các
khái niệm về thuế quan, rào cản phi thuế quan, cán c n thƣơng mại… Đ y là
nền tảng để ph n tích, đánh giá các nội dung liên quan đến hiệp định thƣơng
mại tự do..
Nhóm tác giá giả Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng (2012), đã chỉ
ra tính tất yếu khách quan của việc hình thành những vấn đề có tính chất tồn
cầu để Việt Nam tận dụng đƣợc nhiều nguồn lực nhằm phát triển kinh kế đối
ngoại và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó cần có các điều kiện và giải


7

pháp nhất định. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra các cơng cụ chủ yếu của
chính sách thƣơng mại quốc tế nhƣ thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, trợ cấp
xuất khẩu, đặc biệt tác giả đã nêu đƣợc thuế quan nhập khẩu và những tác
động của nó là nền tảng để hiểu s u hơn về thƣơng mại tự do.
8. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
8.1. Các công trình nghiên cứu liên quan
Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản là một đề tài thu hút đƣợc
khá nhiều sự quan tâm chú ý của các cấp, các ngành, nhiều nhà quản lý, nhà
khoa học trong và ngoài nƣớc. Đã có nhiều chuyên đề, hội thảo đƣợc tổ chức
ở các cấp khác nhau, các luận văn và các ài nghiên cứu, có thể kể đến:
Lê Thị Lan Anh (2007), quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản giai

đoạn từ năm 1986 đến 2007, tác giả đi s u ph n tích hoạt động thƣơng mại
hai nƣớc từ những năm Việt Nam mới chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng, lý
do mà đến nay quan hệ thƣơng mại hai nƣớc ngày càng phát triển.
Buổi hội thảo do Bộ Công Thƣơng phối hợp với MUTRAP tổ chức vào
tháng 9/2010, thảo luận về tác động của các hiệp định thương mại tự do đối
với kinh tế Việt Nam.Theo kết luận của Báo cáo nghiên cứu do chuyên gia
trong và ngoài nƣớc của Dự án MUTRAP thực hiện đã chỉ ra rằng “các Hiệp
định Thƣơng mại tự do (FTA) có lợi cho tăng trƣởng xuất khẩu và mang lại
nhiều cơ hội phía trƣớc”.
ùi Đức Hƣng (2010), Phát triển quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt
Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành hiệp định thương mại song
phương giữa hai nước. Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tổng
hợp nhƣ: Phƣơng pháp hệ thống hóa, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp
luận giải, phƣơng pháp ph n tích và đặc biệt là phƣơng pháp so sánh để đi s u
ph n tích đặc điểm của Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản
(VJEPA) mà bản chất chính là BFTA, những tác động của Hiệp định này tới


8

hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc, từ đó đề ra các giải pháp phát
triển hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc trong suốt q trình thực
thi Hiệp định
Đồn Thị Bích Thủy (2014), nghiên cứu xuất khẩu của Việt Nam sang
Nhật Bản sau Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước; Tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp thống kê, tổng hợp đƣợc sử dụng nhƣ là một cơng cụ phân tích
số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. So sánh kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng trƣớc năm 2008 và sau khi hiệp định có hiệu lực để thấy
đƣợc sự thay đổi, và tác giả cũng sử dụng kết hợp phƣơng pháp ph n tích để
đánh giá những tác động tích cực, những hạn chế chƣa phát huy đƣợc từ hiệp

định. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về Hiệp định thƣơng mại tự do
(FTA), tác động của FTA đến các bên tham gia, luận văn đã ph n tích đặc
điểm của Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA), so
sánh tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trƣớc và sau Hiệp định
để thấy những tác động tích cực và những mặt cịn hạn chế, từ đó đề ra các
giải pháp phát huy lợi ích của Hiệp định đối với hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản. Tuy nhiên luận văn chỉ đi s u ph n tích tình hình xuất
khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản dựa
phƣơng pháp định tính chƣa sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để phân tích
các vấn đề cần nghiên cứu.
8.2. Các mơ hình nghiên cứu liên quan
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu sử dụng mơ hình trong lực để
đánh giá tác động của các FTA mà Việt Nam tham gia. Đỗ Trí Thái (2006),
phân tích thương mại giữa Việt Nam và 23 nước Châu Âu (EC23) thơng qua
sử dụng mơ hình trọng lực và dữ liệu bảng. Tác giả đã sử dụng các biến gồm:
GDP của Việt Nam và các nƣớc đối tác, dân số, tỷ giá hối đoái, khoảng cách
địa lý và biến giả lịch sẻ để đƣa vào mơ hình nghiên cứu. Từ Thúy Anh và


9

Đào Nguyên Thắng (2008), đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập
trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3, nhóm tác giả đã sử
dụng ba nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến luồng thƣơng mại nhƣ: Nhóm yếu tố ảnh
hƣởng đến cung (GDP và dân số của nƣớc xuất khẩu) và nhóm yếu tố hay cản
trở (khoảng cách địa lý) vào mơ hình nghiên cứu để đánh giá tác động của các
FTA.
Nghiên cứu về tác động của tự do hóa thƣơng mại, Phạm Lan Hƣơng
và David Vanzetti (2006), đánh giá tác động của tự do hóa của Việt Nam sử
dụng mơ hình GTAP cho thấy rằng: “Cả nhập khẩu và xuất khẩu tăng trong tất

cả các ngành, đặc biệt là trong dệt may; và mức phúc lợi khá cao, đặc biệt là
từ tự do hóa đơn phƣơng. Lao động phổ thông tăng 38% với đa số lao động
làm việc trong các ngành dệt may, may mặc, sản phẩm gỗ và viễn thông. Tuy
nhiên, kết quả này có vẻ khơng thực tế với sự đánh đổi giữa việc sử dụng lao
động và tiền lƣơng, nên cần có một cách đóng mơ hình thực tế hơn. ên cạnh
mơ hình GTAP, đã có các mơ hình CGE khác sử dụng để ƣớc tính các tác
động kinh tế của tự do hóa thƣơng mại của Việt Nam”.
Đối với các mơ hình CGE động, Roland-Holst và cộng sự (2002), mơ
phỏng một mơ hình CGE động từ giai đoạn 2000 đến năm 2020 để phân tích
các tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO. Nhóm tác giả đã tập trung vào
tầm quan trọng của cải cách trong nƣớc cũng nhƣ tự do hóa thị trƣờng vốn cùng
với việc gia nhập WTO. Các tác giả nhận thấy rằng: “ Nếu Việt Nam gia nhập
WTO theo phong cách thụ động mà khơng có bất kỳ cải cách trong nƣớc, điều
này sẽ mang lại lợi ích khơng đáng kể cho nền kinh tế vì nếu khơng có cải cách
trong nƣớc, nền kinh tế Việt Nam sẽ chỉ tăng cƣờng lợi thế so sánh trong các
ngành lƣơng thấp, dẫn đến xói mịn lợi ích chung của Việt Nam từ thƣơng mại.
Ngồi ra, tự do hóa thị trƣờng vốn sẽ thúc đẩy tăng trƣởng nếu nó đƣợc thực hiện
cùng với các cải cách trong nƣớc và gia nhập WTO”.


10

Đối với một ngành/lĩnh vực cụ thể, trong Báo cáo Đánh giá tác động
tổng thể của tự do hóa thương mại dịch vụ đối với nền inh tế Việt Nam
(2/2011) của nhóm chuyên gia: Joseph Francois; Miriam Manchin; Lƣơng
Văn Tự; Lê Triệu Dũng; Hoàng Mạnh Phƣơng; Hoàng Minh Chiến, Mutrap
III, các tác giả đã đánh giá tác động tổng thể của tự do hóa thƣơng mại dịch
vụ đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhóm tác giả đã chỉ ra “Việc đánh giá ao
gồm xác định các rào cản đối với dịch vụ ở Việt Nam, sử dụng mơ hình định
lƣợng (mơ hình cân bằng tổng thể khả tính - CGE) cho các tình huống chính

sách. Các tình huống đựợc xem xét ao gồm tự do hóa đơn phƣơng và khu
vực”.
Nguyễn Mạnh Toàn (2010) đã giới thiệu cụ thể cấu trúc cơ ản của mơ
hình CGE động để giúp những ngƣời mới bắt đầu tìm hiểu có thể nắm bắt
đƣợc nguyên lý hoạt động của nó.

ài nghiên cứu cũng nhận định mơ hình

CGE là một cơng cụ rất hữu hiệu để phân tích các chính sách kinh tế ở tầm vĩ
mơ, giúp giải thích các nhân tố tác động đến cung, cầu và giá cả trên tất cả các
thị trƣờng trong toàn bộ nền kinh tế. Đề tài đã kế thừa mơ hình cân bằng tổng
thể dạng động đƣợc phát triển trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn để
thực hiện nghiên cứu của mình.
8.3. Nhận xét, đánh giá về các cơng trình nghiên cứu đã được tổng
quan
Trên cơ sở tổng quan các cơng tình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận văn có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau:
Các cơng trình nghiên cứu trên đã chỉ rõ: Trong bối cảnh tồn cầu hố
và hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá thƣơng mại là một xu thế tất yếu khách
quan và có vai trị quan trọng đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia.
Hầu hết cơng trình nghiên cứu tác động của các FTA sử dụng phƣơng


11

pháp định tính, phƣơng pháp quy nạp, phân tích thống kê so sánh để đi s u
nghiên cứu tác động của Hiệp định tới hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh
tế Việt Nam từ đó đƣa ra giải pháp để phát triển mối quan hệ thƣơng mại, hợp
tác kinh tế giữa hai nƣớc.

Một số cơng trình nghiên cứu khác có sử dụng phƣơng pháp định lƣợng
nhƣ mơ hình GTAP, mơ hình trọng lực, mơ hình CGE để ph n tích tác động
của các hiệp định thƣơng mại đến nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên chƣa có cơng trình nghiên cứu nào sử dụng mơ hình cân bằng
tổng thể CGE dạng động (DCGE) để nghiên cứu về “ Tác động của Hiệp định
đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đến nền kinh tế của Việt Nam”. Đ y
chính là khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Do đó luận văn một mặt kế
thừa các kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên, mặt khác sử dụng mơ
hình DCGE để nghiên cứu làm rõ tác động của Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam – Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm có 4 chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do
đến nền kinh tế Việt Nam.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Đánh giá tác động của FTA Việt Nam – Nhật Bản đến nền
kinh tế Việt Nam.
Chƣơng 4. Kết luận và Hàm ý chính sách.


12

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN NỀN KINH TẾ
1.1. TỰ DO HỐ THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm tự do hóa thƣơng mại
Với sự phát triển của xu thế tồn cầu hố kinh tế đòi hỏi các nƣớc phải

cạnh tranh hiệu quả trên thị trƣờng quốc tế. Q trình tồn cầu hóa đã thúc
đẩy xu hƣớng tự do thƣơng mại giữa các quốc gia trên khắp thế giới với các
hệ thống kinh tế đa dạng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tự do hoá
thƣơng mại là chế độ thƣơng mại mà trong đó khơng có sự phân biệt đối xử
nào đối với việc án hàng trong nƣớc và xuất nhập khẩu. Các hoạt động cải
cách để đƣa chế độ thƣơng mại của một quốc gia đến trạng thái thƣơng mại tự
do đƣợc gọi là tự do hoá thƣơng mại. Theo Giáo trình Kinh tế học quốc tế,
“Về bản chất, tự do hố thƣơng mại là q trình dỡ bỏ dần dần mọi rào cản
đối với thƣơng mại, bao gồm thuế quan và các phi thuế quan, trƣớc hết nhằm
đạt đƣợc sự đối xử cơng bằng giữa hàng hố dịch vụ sản xuất trong nƣớc với
hàng hoá dịch vụ nhập khẩu từ nƣớc ngoài, giữa các nhà sản xuất trong nƣớc
với những nhà sản xuất nƣớc ngoài, và sau cùng là đạt đƣợc chế độ thƣơng
mại tự do”.
1.1.2. Nội dung chủ yếu của tự do hoá thƣơng mại
Thứ nhất, là quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan. Một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ một FTA nào chính là
các điều khoản quy định việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan đối với hàng hố có xuất xứ từ các thành viên khác. Khơng tính tới các
mặt liên quan tới an ninh, văn hoá cũng nhƣ phong tục tập quán của riêng mỗi
quốc gia hay một số nông phẩm, ngày càng có nhiều loại hàng hố đƣợc liệt
kê trong danh mục cắt giảm thuế.


13

Thứ hai, là quy định danh mục mặt hàng đƣa vào cắt giảm thuế quan.
Hiệp định GATT tại điều XXIV điểm 8 ghi rõ: “Một khu vực mậu dịch tự do
đƣợc hiểu một nhóm gồm hai hay nhiều các lãnh thổ thuế quan. Trong đó,
thuế và các quy định mang tính hạn chế và thƣơng mại sẽ bị dỡ bỏ đối với
phần lớn các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và đƣợc trao đổi thƣơng

mại giữa các lãnh thổ thành lập Khu vực mậu dịch tự do”. WTO khơng có
định nghĩa cụ thể cho khái niệm “Phần lớn các mặt hàng thƣơng mại” nhƣng
thông lệ áp dụng chung là 90% thƣơng mại. Tuy nhiên 90% số dòng thuế hay
90% theo kim ngạch thƣơng mại hoặc kết hợp cả hai yếu tố này thì khơng có
sự áp dụng hoặc cách hiểu thống nhất mà tuỳ thuộc vào khả năng và kết quả
đàm phán từng FTA.
Thứ a, là quy định lộ trình cắt giảm thuế quan. Các quốc gia khơng thể
tiến hành gỡ bỏ hồn tồn những biện pháp thuế cũng nhƣ phi thuế quan đối
với một số mặt hàng trong thời hạn một sớm một chiều. Chính vì vậy, các
FTA ln có những điều khoản quy định lộ trình cắt giảm mà các nƣớc thành
viên phải tuân thủ nghiêm ngặt. Lộ trình này dài hay ngắn đƣợc các nƣớc đàm
phán tùy thuộc đặc thù của một số mặt hàng cụ thể hoặc cũng có thể dựa vào
khả năng tự do hóa của của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên khoản thời
gian cắt giảm thuế thƣờng kéo dài khơng q 10 năm, chỉ có một số trƣờng
hợp ngoại lệ mới vƣợt quá 10 năm đối với mặt hàng nhậy cảm, đối với nƣớc
có trình độ kém phát triển.
Thứ tƣ, là quy định về quy tắt xuất xứ. Để có thể xác định chính xác
nguồn gốc của các mặt hàng, FTA thƣờng nêu lên những vấn đề về quy tắt
xuất xứ. Theo đó, hàng hóa khi lƣu thơng vào thị trƣờng các nƣớc thành viên
cần có một hàm lƣợng nội địa nhất định mới đủ tiêu chuẩn đƣợc hƣởng ƣu đãi
nhằm tránh tình trạng nƣớc khơng tham hiệp định sử dụng cách tái xuất hoặc
chỉ lắp ráp tại một nƣớc tham gia hiệp định mà có thể xuất khẩu sang nƣớc


14

cịn lại của hiệp định khơng phải chịu thuế.
Bên cạnh các nội dung chính của FTA nêu trên, các FTA ngày nay cịn
có các nội dung khác đề cập tới vấn đề tự xúc tiến và tự do hóa đầu tƣ, chuyển
giao công nghệ, lao động, môi trƣờng, … Tuy vậy, mức độ tự do đối với hai

lĩnh vực này khơng cao nhƣ trong hàng hóa.
1.2. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
1.2.1. Khái niệm Hiệp định thƣơng mại tự do
Cho tới nay có rất nhiều các tổ chức và quốc gia khác nhau đƣa ra các
khái niệm khác nhau về hiệp định thƣơng mại tự do (FTA); Trong số các khái
niệm về FTA đã đƣợc đƣa ra thì đa số các nƣớc và các tổ chức trên thế giới
chấp thuận một số khái niệm sau:
Hiệp ƣớc chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) tại điều XXIV
điểm 8 ghi rõ: “Một khu vực mậu dịch tự do đƣợc hiểu là một nhóm gồm hai
hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan. Trong đó, thuế và các quy định mang tính
hạn chế về thƣơng mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế
đƣợc phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) sẽ bị
dở bỏ đối với phần lớn các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và đƣợc
trao đổi thƣơng mại giữa các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do”. (Ủy
ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, 2007).
Theo quan điểm của Chính phủ Nhật Bản về FTA: “FTA là hiệp định
chung có mục tiêu dở bỏ thuế quan, thực hiện tự do hoá thƣơng mại hàng hoá
và dịch vụ giữa các nƣớc và khu vực xác định. FTA là một trƣờng hợp ngoại
lệ của Hiệp định WTO và Quy chế Tối huệ quốc” (WTO)
Theo quan điểm của Chính phủ Singapore về FTA: “FTA là một thoả
thuận pháp lý ràng buộc giữa hai hay nhiều quốc gia để giảm hoặc loại bỏ các
rào cản thƣơng mại và tạo thuận lợi cho sự chuyển dịch hàng hoá và dịch vụ
qua biên giới giữa các vùng lãnh thổ của các ên”.


15

Theo quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ về FTA: “FTA là sự đàm phán
giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm cắt giảm tất cả các hàng rào thuế quan và
phi thuế quan đối với thƣơng mại giữa các thị trƣờng của các nƣớc thành

viên. Mỗi nƣớc vẫn có thể áp dụng các rào cản thuế và rào cản thƣơng mại
khác đối với các quốc gia không tham gia ký kết hiệp định”.
Các khái niệm trên đều hàm chứa một nội dung cốt lõi xuyên suốt:
“FTA là một thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ)
nhằm mục đích tự do hố thƣơng mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào
đó ằng việc cắt giảm thuế quan, tạo lập các quy định tạo thuận lợi cho trao
đổi hàng hoá, dịch vụ và di chuyển vốn giữa các quốc gia thành viên”.
1.2.2. Phân loại các FTA
Có nhiều cách phân loại FTA, phân loại theo quy mô số lƣợng các quốc
gia tham gia đàm phán ký kết là một cách phân loại cho thấy sự khác biệt
tƣơng đối giữa các FTA. Theo cách này, các FTA đƣợc chia làm 3 loại: FTA
song phƣơng, FTA đa phƣơng, FTA tổng hợp.
a. FTA song phương
FTA song phƣơng đƣợc hiểu đơn giản là FTA chỉ có 2 quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ tham gia đàm phán và ký kết. Nhƣ vậy chỉ có 2 nƣớc trong
suốt q trình đàm phán cũng nhƣ ký kết một FTA và cũng chỉ có 2 nƣớc này
chịu sự ràng uộc của những điều khoản đƣợc quy định trong FTA song
phƣơng. Đ y là loại hình FTA phổ iến nhất hiện nay và sẽ tiếp tục phát triển
mạnh mẽ trong tƣơng lai ởi những ƣu thế của nó về q trình đàm phán
nhanh gọn, đơn giản, dễ đạt đƣợc sự thống nhất với phạm vi hợp tác rộng
hơn, khơng chỉ giới hạn và tự do hố đầu tƣ, hợp tác chuyển giao cơng nghệ,
thuận lợi hố thủ tục hải quan, x y dựng năng lực và nhiều nội dung mới
khác nhƣ lao động, mơi trƣờng ví dụ nhƣ: FTA song phƣơng giữa Chile với
Hoa Kỳ, FTA song phƣơng giữa Peru với Singapore, …


×