Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận phân tích chính sách thuế tác động của hiệp định đối tác xuyên thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.08 KB, 18 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-------------------------

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN
THÁI BÌNH DƢƠNG

Giảng viên: TS Nguyễn Ngọc Hùng
Học viên thực hiện: Phạm Thị Quỳnh Nhƣ
MSHV: 7701240422A

Niên khóa: 2015
1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................2
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT ....................................................................................2
1.1 Khái niệm ......................................................................................................2
1.2 Lịch sử hình thành TPP .....................................................................................2
1.3 Mục tiêu của TPP ..........................................................................................2
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG .................................................................4
2.1 Những tác động chung ..................................................................................4
2.2 Những tác động đến Việt Nam......................................................................6
2.3 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi gia nhập vào TPP ..........................8
CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ ....................................................................................12


PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................15

i


i


PHẦN MỞ ĐẦU
Sau 5 năm tích cực đàm phán, sáng ngày 05/10/2015 đã trở thành thời khắc lịch sử
đối với 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dƣơng (gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Cana-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa
Kỳ và Việt Nam) với tuyên bố chính thức hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dƣơng (TPP).
Với tƣ duy mở cửa chƣa từng có, TPP vừa đƣợc 12 nƣớc thống nhất sẽ mở ra cơ
hội tiếp cận thị trƣờng, hỗ trợ phát triển sản xuất trong toàn khu vực và xác lập tiêu
chuẩn mới cho thƣơng mại toàn cầu. Bộ trƣởng Thƣơng mại của 12 nƣớc tham gia
đàm phán TPP đã thống nhất đạt một hiệp định với tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn
diện và cân bằng, qua đó giúp thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúc đẩy
sáng tạo, hiệu quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế. Các nƣớc cũng kỳ vọng thỏa
thuận này sẽ giúp nâng cao mức sống của ngƣời dân, giảm nghèo, khuyên khích sự
minh bạch, hiệu quả điều hành cũng nhƣ cải thiện việc bảo vệ ngƣời lao động, môi
trƣờng. TPP cũng đƣợc xem là bƣớc quan trọng trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc
đẩy thƣơng mại tự do trong khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng.
Vậy việc gia nhập TPP có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến Việt Nam, những ảnh hƣởng
đó tác động tiêu cực hay tích cực? Do đó, tôi đã chọn đề tài : “Tác động của Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng ” để làm rõ vấn đề này.

1



PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (tiếng Anh: TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp đinh thỏa
thuận thƣơng mại tự do đƣợc ký kết giữa 12 nƣớc với mục đích hội nhập các nền kinh tế
thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei,
Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật
Bản
1.2 Lịch sử hình thành TPP
Thỏa thuận ban đầu đƣợc các nƣớc Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào
ngày 03/06/2005 và có hiệu lực ngày 28/05/2006.
Sau đó, thêm 5 nƣớc đàm phán để gia nhập, đó là các nƣớc Australia, Malaysia, Peru,
Hoa Kỳ, và Vietnam. Ngày 14/11/2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thƣợng đỉnh APEC
tại Nhật Bản, lãnh đạo của 9 nƣớc (8 nƣớc trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của
tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị
thƣợng đỉnh APEC năm 2011 diễn ra tại Hoa Kỳ
Trƣớc đây, TPP đƣợc biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic
Partnership (P3-CEP) và đƣợc tổng thống Chile Ricardo Lagos, thủ tƣớng Singapore Goh
Chok Tong và thủ tƣớng New Zealand Helen Clark đƣa ra thảo luận tại một cuộc họp các
nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos, Mexico. Brunei nhanh chóng tham gia đàm
phán ở vòng 5 vào tháng 04/2005. Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Hiệp định
Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPSEP hoặc P4).
1.3 Mục tiêu của TPP
Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các
nƣớc thành viên trƣớc ngày 01/01/2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một
thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thƣơng mại tự
do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao
đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền..
2



Tiến trình đàm phán cho hiệp định bị đình hoãn nhiều lần do thiếu tiếng nói chung
xoay quanh nhiều vấn đề nhƣ: giảm thuế xuất-nhập khẩu, bảo trợ hàng hóa nội địa, quyền
sở hữu trí tuệ v.v... Ngày 05/10/2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ, tiến trình đàm phán hiệp định
đã kết thúc thành công.
Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26%
lƣợng giao dịch hàng hóa toàn cầu.
WTO hiện có tới 161 thành viên, vì vậy một trong những nhƣợc điểm của mô hình
này là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn
đề gì.
Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra đƣợc các luật lệ quốc tế mà vƣợt qua phạm vi WTO nhƣ:
chính sách đầu tƣ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nƣớc, chất
lƣợng sản phẩm và lao động….
Hầu hết các thỏa thuận quốc tế là về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, ví dụ nhƣ: Ta
có thể nhập khẩu số lƣợng X hàng hóa với giá Y khi các mặt hàng này đã đủ tiêu chuẩn về
chất lƣợng hoặc lao động. TPP khác vậy. Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc
tế có khả năng điểu chỉnh chính sách và hƣớng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành
viên. Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định
hƣớng của TPP.
Nhiều điều luật trong TPP còn có ảnh hƣởng thay đổi chế độ pháp lý của các quốc gia.
Ví dụ nhƣ điều luật khuyến khích các thành viên của TPP mở một cơ quan chính phủ, có
cơ chế và cách thức hoạt động giống tại Mỹ, thực hiện phân tích ƣu-nhƣợc điểm trƣớc khi
ban hành các điều luật mới trong nƣớc.
Thỏa thuận TPP bao gồm 29 chƣơng, trong đó chỉ có 5 chƣơng là trực tiếp liên quan
đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chƣơng còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan
đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trƣờng, chất lƣợng lao động, luật lệ tài
chính, thực phẩm và thuốc men…

3



CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
2.1 Những tác động chung
Hầu hết chúng ta chỉ biết TPP - Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng nhƣ là một
hiệp định thƣơng mại sẽ thúc đẩy và mở rộng thị trƣờng quốc tế của các nƣớc thành viên.
Tuy vậy, còn hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra các quy tắc thƣơng mại tiêu chuẩn cao và xử lý
các vấn đề kinh tế toàn cầu của thế kỷ 21.
Đây là những vấn đề điển hình mà TPP sẽ đề cập và thay đổi trong nền kinh tế, xã hội
và chính sách luật pháp của toàn bộ 12 nƣớc thành viên:
 Thƣơng mại hàng hóa
TPP sẽ xoá bỏ thuế quan và giúp cho các sản phẩm của một nƣớc thành viên có thể dễ
dàng xuất khẩu sang các nƣớc TPP khác.
Các hàng rào hạn chế khác (nhƣ: yêu cầu về giấy phép nhập khẩu) cũng sẽ đƣợc xóa bỏ.
 Dệt may
Dệt may đang là một trong những vấn đề nổi bật nhất tại các vòng gặp mặt giữa các
thành viên TPP
Có khả năng cao TPP sẽ áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi”, đòi hỏi các sản phẩm dệt
may phải đƣợc sản xuất từ các loại sợi và vải của các quốc gia TPP để đảm bảo lợi ích
của hiệp định TPP, và đảm bảo rằng hàng dệt may không đủ tiêu chuẩn từ các nƣớc ngoài
TPP không đƣợc hƣởng những ƣu đãi dành riêng cho các nƣớc thành viên TPP;
 Dịch vụ
TPP sẽ mang lại quyền tiếp cận tự do hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vƣc dịch vụ (kể cả dịch vụ tài chính) để họ đƣợc đối xử tốt hơn hoặc bình đẳng tại sân
chơi chung giữa các nƣớc thành viên.
TPP có thể sẽ có các điều khoản cho phép các nhà cung cấp dịch vụ đƣợc cung cấp
dịch vụ mà không cần thành lập văn phòng ở mỗi nƣớc TPP;
 Đầu tƣ
TPP sẽ tự do hoá thị trƣờng đầu tƣ các nƣớc TPP, áp dụng các quy định không phân
biệt đối xử và giảm hoặc xoá bỏ các rào cản đối với việc thành lập và thực hiện các khoản

đầu tƣ ở các nƣớc TPP.
4


Ngoài ra, TPP sẽ giới hạn những quyền lợi của các công ty nhà nƣớc trong lĩnh vực
đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn có thể kiện chính phủ các nƣớc thành viên ra tòa
án đặc biệt của TPP
 Lao động
Yêu cầu tuân thủ đối với các quyền lao động cơ bản đƣợc công nhận bởi Tổ chức lao
động quốc tế cũng nhƣ các điều kiện lao động có thể chấp nhận đƣợc.
 Môi trƣờng
TPP sẽ đƣa ra các quy định mới điều chỉnh buôn bán động vật hoang dã; khai thác gỗ
bất hợp pháp và đánh bắt trái phép.
 Thƣơng mại điện tử và viễn thông
Các nƣớc thành viên sẽ cam kết không áp thuế hải quan, và phân biệt đối xử đối với
các sản phẩm số (ví dụ: phần mềm, âm nhạc, video, sách điện tử).
TPP sẽ hỗ trợ một mạng Internet toàn cầu, duy nhất bao gồm đảm bảo thông suốt dữ liệu
qua biên giới, phù hợp với lợi ích chính đáng của các chính phủ trong việc bảo vệ quyền
riêng tƣ.
Ngoài ra, TPP sẽ có các điều khoản khuyến khích sự lựa chọn công nghệ và giải pháp
thay thế mang tính cạnh tranh nhằm giải quyết vấn đề chi phí cao của việc chuyển vùng
điện thoại quốc tế.
 Chính sách cạnh tranh và doanh nghiệp nhà nƣớc
TPP sẽ đảm bảo các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động theo những tính toán thƣơng
mại và cạnh tranh một cách bình đẳng mà không có sự ƣu đãi quá mức nào từ chính phủ,
trong khi vẫn cho phép chính phủ đƣợc hỗ trợ và cho những doanh nghiệp nhà nƣớc cung
cấp dịch vụ công ở trong nƣớc.
 Quyền sở hữu trí tuệ
TPP sẽ bảo vệ mạnh mẽ các bằng sáng chế,nhãn hiệu,vản quyền và bí mật thƣơng mại,
bao gồm cả các biện pháp tự vệ chống lấy trộm qua mạng các bí mật thƣơng mại.

 Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại và các biện pháp kiểm dịch động thực vật
Các nƣớc thành viên sẽ có các cam kết tăng cƣờng tính minh bạch,giảm chi phí thử
nghiệm và chứng nhận không cần thiết,mở rộng hơn nữa việc xây dựng các tiêu chuẩn.
5


 Minh bạch hóa ,chống tham nhũng và gắn kết môi trƣờng chích sách
TPP sẽ lập ra các cam kết về những thông lệ tốt trong xây dựng chính sách, và các
cam kết ngăn cản tham nhũng và thiết lập những quy tắc ứng xử đê nâng cao các tiêu
chuẩn đạo đức của công thức.
 Hải quan,thuận lợi hóa thƣơng mại và các quy tắc xuất xứ
TPP sẽ đảm bảo việc giải phóng hàng nhanh,thủ tục giải quyết nhanh cho các lô hàng
chuyển phát nhanh,xác nhận trƣớc,và các quy định hải quan minh bạch,dễ dự đoán;
Ngoài ra, TPP sẽ đƣa ra đƣợc một quy tắc xuất xứ chặt và thông dụng để đảm bảo chỉ
dành những lợi ích của TPP cho các nƣớc TPP
 Mua sắm chính phủ
TPP sẽ đƣa ra đƣợc các cam kết tự do hóa các thị trƣờng mua sắm chính phủ của các
nƣớc TPP.
 Giải quyết tranh chấp
TPP sẽ thiết lập một cơ chế, tòa án đặc biệt giải quyết tranh chấp công bằng và minh
bạch để áp dụng xuyên suốt hiệp định.
Ngoài những vấn đề trên, TPP sẽ còn ảnh hƣởng đến rất nhiều vấn đề, yếu tố khác để
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trên diện rộng của toàn bộ thành viên TPP. Khi TPP chính
thức có hiệu lực, các doanh nghiệp của tất cả các nƣớc thành viên, bao gồm cả các doanh
nghiệp vừa và nhỏ sẽ có những cơ hội to lớn hơn bao giờ hết để tham gia vào nền thƣơng
mại toàn cầu
2.2 Những tác động đến Việt Nam
6 tác động lớn nhất của TPP vào nền kinh tế Việt Nam.
 Thứ nhất, nhập khẩu gia tăng, trong khi xuất khẩu có xu hƣớng giảm.
 Thứ hai, khi TPP đƣợc thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần về 0% khiến

doanh thu về thuế giảm.
 Thứ ba, việc tham gia TPP không chỉ đòi hỏi các nƣớc tham gia cắt giảm các hàng
rào thuế quan mà còn đòi hỏi cắt giảm hàng rào phi thuế quan nhƣ chi phí vận
chuyển, thủ tục chờ đợi nhập khẩu...

6


 Thứ tƣ, Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, trong
khi nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng lên. Sự dịch chuyển tự do của lao động
không chỉ trong nƣớc, mà cả giữa các nƣớc.
 Thứ năm, các nƣớc sẽ có xu hƣớng áp dụng các hàng rào kỹ thuật thay thế, để bảo
vệ các ngành sản xuất nội địa của mình. Trong bối cảnh chất lƣợng các sản phẩm
của Việt Nam chƣa cao, điều này sẽ hạn chế xuất khẩu.
 Thứ sáu, với những ƣu đãi khi gia nhập TPP, các nƣớc trong khối sẽ tăng cƣờng
đầu tƣ trực tiếp vào Việt Nam.
Trƣớc đây, Việt Nam gia nhập WTO đã từng nhận đƣợc rất nhiều kỳ vọng. xuất khẩu
và đầu tƣ nƣớc ngoài tăng trƣởng mạnh mẽ, nhƣng nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam
đi kèm với chính sách tiền tệ thiếu kinh nghiệm đã góp phần thổi phồng bong bóng bất
động sản, và khiến lạm phát hai chữ số trở lại những năm 2008-2011.
Sự phụ thuộc lớn của Việt Nam vào nhập khẩu và đầu tƣ nƣớc ngoài và những yếu kém
nội tại kéo dài giai đoạn hậu WTO đã gióng lên hồi chuông rằng, Việt Nam không nên
quá tự mãn với việc ký kết những FTA đầy hứa hẹn nhƣ TPP, hay ở mức độ thấp hơn nhƣ
AEC.
Hiện nay, TPP đang đƣợc đàm phán rất nhanh, nếu không chuẩn bị kỹ, những lợi
thế và bất lợi của TPP sẽ đan xen vào nhau, dẫn đến những mất kiểm soát.
Khi TPP đƣợc ký kết và thực thi, những ngành kém lợi thế, sức cạnh tranh yếu sẽ
bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt với các ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, sản
phẩm gỗ, khai khoáng, công nghiệp.
Khi TPP đƣợc thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần về 0% khiến doanh thu về

thuế giảm. Điều này ảnh hƣởng đến nguồn thu ngân sách, khiến cho Chính phủ có thể tìm
cách bù đắp nguồn thâm hụt nhằm giữ ổn định ngân sách.
Tuy nhiên, một số chính sách có thể cản trở nỗ lực hồi phục nền kinh tế, tăng khả
năng xảy ra bất ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc thực hiện theo các cam kết trong TPP đòi hỏi những thay đổi về chính sách và
pháp luật trong nƣớc. Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ pháp lý để thúc đẩy phát
triển những ngành có lợi thế so sánh.
7


Với những ngành sẽ đƣợc lợi sau khi TPP có hiệu lực nhƣ: dệt may, thủy sản, nông
sản... cần chủ động các nhân tố lao động, vốn, đất đai và các tài nguyên khác. Với các
ngành kém đƣợc lợi thế nhƣ chăn nuôi, lâm nghiệp, công nghiệp... cần tái cơ cấu để tăng
năng suất, hiệu quả hơn.
Nhà nƣớc cần có những chính sách hợp lý khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Các
chính sách nên tập trung vào chi tiêu thƣờng xuyên.
Đặc biệt, sau khi tham gia TPP, Việt Nam cần phải điều chỉnh cả những yếu tố thƣơng
mại nhƣ những nội dung liên quan tới lao động, quyền sở hữu trí tuệ... khẳng định sự cấp
thiết phải tiến hành cải cách thể chế, tự do hóa thị trƣờng các yếu tố đầu vào nhƣ lao
động, vốn, đất đai.
2.3 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi gia nhập vào TPP
2.3.1 Cơ hội
Cho đến nay, hầu hết các phân tích đều có xu hƣớng đồng tình rằng Việt Nam sẽ đƣợc
hƣởng lợi đáng kể từ TPP. Một số thậm chí còn cho rằng Việt Nam có thể nổi lên thành
“ngƣời hƣởng lợi lớn nhất” trong số các nƣớc thành viên TPP
Việt Nam có vai trò quan trọng đối với các nƣớc trong đàm phán TPP, bởi Việt Nam
là quốc gia có thị trƣờng đáng kể, có thể đem lại giá trị gia tăng tƣơng đối lớn cho các
nƣớc tham gia đàm phán. Kể cả với Australia, Nhật Bản, Chile, New Zealand và
Singapore – những nƣớc đã có FTA với nƣớc ta – việc Việt Nam vào TPP vẫn mang lại
nhiều lợi ích, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà Việt Nam chƣa có nhiều cam kết với

họ, ví dụ nhƣ dịch vụ và đầu tƣ. Đối với Việt Nam, việc tham gia vào TPP có thể đem lại
một số tác động tích cực nhƣ sau:
Đầu tiên, TPP sẽ giúp Việt Nam cân bằng đƣợc quan hệ thƣơng mại với các khu vực
thị trƣờng trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trƣờng nhất định. Số
liệu thống kê cho thấy, khu vực Đông Á, bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam, thƣờng xuyên ở mức trên 60%, nếu tính riêng nhập khẩu thì lên tới
trên 75%. Với sự gần gũi về vị trí địa lý, việc Đông Á chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ
thƣơng mại với Việt Nam là việc khó tránh. Tuy nhiên, tỷ trọng trên là quá lớn, có thể
tiềm ẩn rủi ro khi kinh tế Đông Á có biến động bất lợi. Đàm phán và ký kết FTA với một
8


số thị trƣờng trọng điểm nhƣ Mỹ, EU có thể giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất cân
đối này.
Thứ hai, quan hệ thƣơng mại tự do với các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, Canada và việc
Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú hích thực sự cho
xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu thuế nhập khẩu đƣợc
hạ về mức 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam sẽ đứng trƣớc cơ hội lớn trong việc
mở rộng thị phần trên thị trƣờng các nƣớc TPP, trong đó có thị trƣờng Mỹ. Cơ hội cho
các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác nhƣ thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn.
Lợi ích thứ ba là cơ hội tiếp cận các thị trƣờng rộng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada
với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trƣờng
đầu tƣ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài vào Việt Nam, nhất là của các tập đoàn lớn. Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt
Nam sẽ hƣởng lợi lớn từ làn sóng đầu tƣ mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành
năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị
trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại.
Cuối cùng nhƣng rất quan trọng, với các cam kết sâu và rộng hơn WTO, TPP sẽ giúp
nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hƣớng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ tích

cực cho quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trƣởng. Ngoài ra, do TPP hƣớng tới
môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hóa quy trình xây dựng chính sách và
khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình này, cho nên sẽ có tác dụng rất
tốt để hoàn thiện thể chế kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng cải cách hành chính.
2.3.2 Thách thức
Bên cạnh các yếu tố tích cực đã nêu ở trên, việc tham gia vào TPP cũng tiềm ẩn một
số thách thức, trong đó đƣợc nói tới nhiều nhất là sức ép cạnh tranh. Thách thức này xuất
phát từ việc giảm thuế nhập khẩu về 0%, mở cửa thị trƣờng dịch vụ, đầu tƣ và mua sắm
chính phủ trong khuôn khổ TPP. Trong thực tế, thách thức về sức ép cạnh tranh do giảm
thuế nhập khẩu về 0% là có nhƣng không lớn, bởi trong số 11 đối tác TPP hiện tại, nƣớc
ta đã có quan hệ FTA với 7 nƣớc, bao gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Australia,
Chile, New Zealand, Nhật Bản.
9


Trong tƣơng lai gần, dù có tham gia hay không tham gia TPP, thuế nhập khẩu áp dụng
cho hàng hóa của những nƣớc này vẫn đƣợc hạ về 0%, nên tác động tăng thêm của việc
tham gia vào TPP, nếu có cũng không lớn. Với những nƣớc mà ta chƣa có quan hệ FTA,
gồm: Mỹ, Canada, Mexico và Peru thì hoặc là có cơ cấu xuất nhập khẩu mang tính bổ
sung hơn là cạnh tranh với cơ cấu xuất nhập khẩu của ta (nhƣ Mỹ và Canada) hoặc là
không có triển vọng thâm nhập thị trƣờng Việt Nam với mức độ đủ lớn để gây ra sức ép
cạnh tranh (nhƣ Peru, Mexico).
Nếu đi sâu phân tích cơ cấu xuất khẩu của các nƣớc TPP, có thể thấy những ngành sản
xuất của Việt Nam thực sự gặp khó khăn sẽ là ôtô, thịt lợn, thịt bò và đƣờng. Các ngành
bị tác động tƣơng đối mạnh bao gồm thực phẩm chế biến, rƣợu và hóa phẩm tiêu dùng.
Các mặt hàng vốn vẫn đƣợc bảo hộ cao nhƣ muối, lá thuốc lá, trứng gia cầm, thép, giấy…
có thể không đáng ngại, lý do là các nƣớc TPP hoặc không xuất khẩu hoặc hƣớng đến
phân khúc thị trƣờng khác so với sản xuất trong nƣớc. Riêng với xăng dầu, nếu xóa bỏ
thuế nhập khẩu Việt Nam sẽ mất đi một trong các công cụ điều hành giá quan trọng. Đây
là tác động mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ phải tính đến một cách cẩn trọng. Trong

lĩnh vực dịch vụ, cần nhớ rằng, sau 7 năm thực hiện cam kết gia nhập WTO, thị trƣờng
Việt Nam đã tƣơng đối mở. Sức ép cạnh tranh từ TPP, nếu có sẽ xuất hiện ở ba ngành
chính: ngân hàng, phân phối và phần nào đó là viễn thông giá trị gia tăng.
Trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, tác động của việc mở cửa thị trƣờng tuy có, nhƣng
ở mức chấp nhận đƣợc bởi với một số thiết kế đặc thù trong bản chào, việc mở cửa thị
trƣờng sẽ diễn ra từ từ, giúp các nhà thầu Việt Nam có thêm thời gian để làm quen với sức
ép cạnh tranh. Một thách thức nữa cũng hay đƣợc nhắc tới, nhất là trong bối cảnh khó
khăn của ngân sách nhà nƣớc năm 2013, chính là rủi ro thất thu ngân sách. Giảm thuế
nhập khẩu sẽ dẫn tới giảm thu ngân sách, nhƣng tính toán của các chuyên gia cho thấy
thách thức này không lớn và việc giảm thu từ thuế nhập khẩu, nếu có cũng sẽ đƣợc bù đắp
từ các nguồn khác.
Tuy nhiên, có hai việc cần lƣu ý ở đây. Thứ nhất, việc giảm thu sẽ diễn ra từ từ bởi
Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình. Thứ hai, khi Việt Nam giảm thuế nhập
khẩu, hàng nhập từ Mỹ và các nƣớc TPP có khả năng tăng lên và số thu từ thuế giá trị gia
tăng (loại thuế không phải xóa bỏ trong các FTA), vì vậy cũng tăng lên. Thậm chí không
10


loại trừ khả năng không những đủ bù đắp cho thuế nhập khẩu bị giảm mà còn tăng thu
cho ngân sách nhà nƣớc. Hiệu ứng này đã đƣợc kiểm định trên thực tế. Cụ thể, sau khi gia
nhập WTO, dù ta giảm thuế nhập khẩu nhƣng tổng thu từ hàng hóa nhập khẩu vẫn tăng
đều qua các năm.
Tóm lại, đánh giá đầy đủ tác động của một hiệp định thƣơng mại toàn diện, có mức độ
cam kết sâu nhƣ Hiệp định TPP là việc khó và phức tạp. Những gì đã trình bày ở trên, vì
vậy chỉ góp phần đƣa ra một góc nhìn về cơ hội và thách thức của việc Việt Nam tham gia
vào TPP.

11



CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực do TPP mang lại về nông nghiệp, Việt Nam sẽ
phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội để đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ
cấu lại nền kinh tế. Trong đó, Việt Nam cần đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông
nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi sang
mô hình kinh doanh trang trại, đồn điền lớn để giảm chi phí sản xuất, dễ quản lý chất
lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng nhƣ dễ ứng dụng các công nghệ sinh học vào lĩnh
vực trồng trọt, canh tác, chăn nuôi, phù hợp với việc xây dựng các chiến lƣợc về nông
nghiệp.
Với những chƣơng trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhƣ việc triển khai cánh đồng
mẫu lớn, nƣớc ta cần sớm nhân rộng và phát triển hợp lý trong tƣơng lai. Đặc biệt, cần đổi
mới và tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi doanh nghiệp đều nhận thức
đƣợc cơ hội và thách thức của TPP nói riêng cũng nhƣ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
và tham gia các FTA thế hệ mới nói chung.
Về thể chế, để thực thi cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một
số quy định pháp luật về thƣơng mại, đầu tƣ, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi
trƣờng … Tuy nhiên, nhƣ kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm
túc và nỗ lực cao độ, Việt Nam có thể thực hiện thành công khối lƣợng công việc này,
nhất là khi nƣớc ta đƣợc quyền thực hiện theo lộ trình.
Về mặt xã hội, với cơ hội mới có đƣợc từ TPP, Việt Nam sẽ có điều kiện để tạo công ăn
việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành nƣớc ta thực sự có lợi thế
cạnh tranh.
Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng cần có các các biện pháp trợ giúp để chủ động xử lý kịp thời
các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong đó có việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động.
Với thời gian, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tăng lên, cơ cấu sản xuất sẽ đƣợc điều chỉnh và
nhiều việc làm mới sẽ đƣợc tạo ra.
Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập từ khá lâu, gia nhập ASEAN từ năm
1996, tham gia Hiệp định BTA với Hoa Kỳ năm 2001, Hiệp định BIT với Nhật Bản năm
2003, gia nhập WTO vào năm 2007 và tiếp theo đó là rất nhiều hiệp định thƣơng mại tự
12



do (FTA) với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế thế giới. Gần đây nhất, trong năm
2015, Việt Nam đã ký kết thêm 2 Hiệp định FTA với Hàn Quốc và Liên minh Á-Âu, kết
thúc đàm phán FTA với EU. Nhƣ vậy, có thể nói, nƣớc ta không còn quá xa lạ với hội
nhập kinh tế quốc tế. Tất nhiên, với tƣ cách là nƣớc có trình độ phát triển thấp nhất trong
TPP, Việt Nam cũng là nƣớc sẽ gặp phải thách thức lớn nhất, nhƣng cũng là nƣớc dự kiến
có đƣợc cơ hội cao nhất khi TPP đƣợc đƣa vào thực thi.
Trên thực tế, chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng đang hƣớng tới
một nền hành chính công hiệu quả, minh bạch, dễ dự đoán, phù hợp với các nguyên tắc cơ
bản của tất cả các hiệp định quốc tế nên việc Việt Nam tham gia TPP là hoàn toàn phù
hợp với nguyên tắc và định hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc. Việc
tham gia TPP với các tiêu chuẩn cao cũng giúp đẩy nhanh các quá trình xây dựng lại các
thực thể kinh tế, đẩy mạnh cơ chế kinh tế theo định hƣớng thị trƣờng, trong đó có cả vấn
đề về cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nƣớc. Việc chấp nhận các tiêu chuẩn cao trong TPP
cũng là một trong những cách để gây sức ép đối với quá trình đổi mới, hoạch định chính
sách, sửa đổi pháp luật theo hƣớng minh bạch hóa hơn, dễ dự đoán, không gây phân biệt
đối xử, qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, tạo môi
trƣờng kinh doanh trong sạch, lành mạnh, nâng cao chỉ số cạnh tranh, giảm bớt thủ tục
hành chính phiền hà, cắt giảm các chi phí hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, cắt giảm
chi phí sản xuất, thƣơng mại. Từ những thay đổi nói trên sẽ giúp Việt Nam trở nên hấp
dẫn hơn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tiến tới mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy phát
triển kinh tế một cách tổng thể, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định xã hội. Các tiêu
chuẩn cao này cũng gây ra sức ép buộc các nƣớc khi phát triển kinh tế phải tính đến các
yếu tố phát triển bền vững nhƣ bảo vệ môi trƣờng, lao động, sức khỏe con ngƣời, động
thực vật và các lợi ích công cộng khác. Đây cũng là những mục tiêu mà Việt Nam đang
hƣớng tới.

13



PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, TPP có thể sẽ tạo ra một số tác động tích cực đối với Việt Nam, nhƣng
điều này không nên đƣợc phóng đại quá mức, và cơ hội nên đƣợc đánh giá cùng với thách
thức. Câu hỏi quan trọng cho Việt Nam là liệu nó có thể tiến hành một cách kịp thời và có
hiệu quả các cải cách trong nƣớc, cả về kinh tế và chính trị, để đáp ứng những thách thức
và tận dụng cơ hội mà hiệp định đem lại hay không. Dù thế nào đi chăng nữa, TPP vẫn
nên đƣợc coi là một trƣờng hợp “lạc quan thận trọng” đối với Việt Nam.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Toàn văn bản tóm tắt hiệp định TPP bằng tiếng Việt trên Website

 Đánh giá sơ bộ tác động của TPP đối với Việt Nam trên Website:

 Website />
15



×