Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện sa thầy, tỉnh kontum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.73 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM ĐÌNH TRIỀU

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HUYỆN SA THẦY, TỈNH KONTUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM ĐÌNH TRIỀU

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HUYỆN SA THẦY, TỈNH KONTUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Chí Dũng

Đà Nẵng – 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Đình Triều


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................... 4
6. Kết cấu luận văn .................................................................................... 5
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CÁ NHÂN KINH
DOANH VÀ KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM .......................................... 10
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................. 10
1.1.1. Tín dụng Ngân hàng...................................................................... 10
1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại .............................. 13
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ
NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM ............................................................ 21

1.2.1. Nhóm nhân tố bên ngồi Ngân hàng ............................................ 21
1.2.2. Nhóm nhân tố bên trong NH ......................................................... 25
1.3. KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ
NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM ............................................................ 29
1.3.1. Mục tiêu phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của
NHTM ............................................................................................................. 29
1.3.2. Nội dung và tiêu chí phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh của NHTM ........................................................................................... 29


1.3.3. Phƣơng pháp phân tích.................................................................. 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH HUYỆN SA THẦY, TỈNH

KONTUM ...................................................................................................... 34
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN SA
THẦY, TỈNH KONTUM................................................................................ 34
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam – Chi

nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum

(Agribank chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum). .................................... 34
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................... 35
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý ........................................................... 37

2.1.4. Kết quả hoạt động chủ yếu của Chi nhánh trong 3 năm 2015 2017 ................................................................................................................. 38
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH HUYỆN SA THẦY, TỈNH KONTUM TRONG THỜI
GIAN QUA (2015 – 2017) ............................................................................. 42
2.2.1. Bối cảnh chung của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của
Agribank huyện Sa Thầy trong những năm qua ............................................. 42
2.2.2. Phân tích các hoạt động Chi nhánh đã thực hiện trong cho vay cá
nhân kinh doanh thời gian qua ........................................................................ 44
2.2.3. Phân tích kết quả của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại
Agribank Sa Thầy, Tỉnh KonTum trong thời gian qua ................................... 52


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI AGRIBANK SA THẦY, TỈNH KONTUM TRONG THỜI
GIAN QUA ..................................................................................................... 62
2.3.1. Những mặt thành công .................................................................. 62
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.................... 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 68
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
HUYỆN SA THẦY, TỈNH KONTUM ........................................................ 69
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ................................................... 69
3.1.1. Định hƣớng hoạt động của Agribank ............................................ 69
3.1.2. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những
năm tiếp theo ................................................................................................... 70
3.2. KHUYẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN SA THẦY,
TỈNH KONTUM ............................................................................................. 72

3.2.1. Chú trọng công tác nghiên cứu thị trƣờng, chủ động xây dựng
chiến lƣợc cạnh tranh khai thác đƣợc lợi thế, gia tăng thị phần. .................... 72
3.2.2. Đa dạng hóa ngành nghề cho vay, hoàn thiện cơ cấu bảo đảm tiền
vay, nâng cao tỷ trọng cho vay trung dài hạn ................................................. 75
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay cá nhân kinh doanh. .................................................................................. 77
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ thông qua khắc phục những điểm hạn
chế, bất cập và hồn thiện cơng tác chăm sóc khách hàng trong cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh ................................................................................. 83


3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác nhân sự kết hợp đồng bộ với việc
hoàn thiện cơ chê động lực ............................................................................. 85
3.3. KHUYẾN NGHỊ VỚI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH KONTUM VÀ
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM................................................................................................................ 88
3.4. KHUYẾN NGHỊ VỚI UBND HUYỆN SA THẦY, TỈNH KONTUM .. 89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

NHNNo và PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn

TCTD

: Tổ chức tín dụng

NHNN

: Ngân hàng nhà nƣớc

NHTMCP

: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

KD

: Kinh doanh

CNKD

: Cá nhân kinh doanh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

Tình hình huy động vốn tại Agribank Chi nhánh huyện

Sa Thầy, tỉnh KonTum, giai đoạn 2015-2017.

2.2.

Tình hình cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Sa
Thầy, tỉnh KonTum trong giai đoạn 2015-2017

2.3.

Kết quả kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Sa
Thầy, tỉnh KonTum giai đoạn 2015-2017

2.4.

Dƣ nợ và Tỷ trọng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân

Trang

38

40

41
52

kinh doanh
2.5.

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch và tăng trƣởng dƣ nợ cho


53

vay cá nhân KD
2.6.

Số lƣợng khách hàng và dƣ nợ bình quân /KH

54

2.7.

Cơ cấu dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh theo kỳ hạn

55

2.8

Cơ cấu cho vay CNKD theo hình thức đảm bảo tiền vay

56

2.9.

Tỷ trọng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh theo ngành

57

nghề
2.10.


Thị phần cho vay CNKD của Agribank Sa Thầy trên địa

58

bàn
2.11.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân kinh doanh

59

2.12

Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân KD

60


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Về thực tiễn
Cho vay cá nhân kinh doanh là một hoạt động cho vay phù hợp với xu
hƣớng đẩy mạnh bán lẻ của các NHTM hiện nay. Đối với NHNo và PTNT do
gắn bó với khu vực kinh tế nơng nghiệp – nông thôn lâu dài nên hoạt động
này cũng càng đƣợc chú trọng.
Mặt khác, sự ra đời của Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN cũng đặt ra nhiều
vấn đề mới trong hoạt động cho vay với các đối tƣợng cá nhân mà một trong
những vấn đề lớn là sự thay đổi về đối tƣợng giao kết hợp đồng, trong đó, cá
nhân kinh doanh là một đối tƣợng cho vay chủ yếu của NHNNo và PTNT chỉ

đƣợc phép giao kết với tƣ cách cá nhân. Tƣơng tự nhƣ vậy là trƣờng hợp
doanh ngjhiệp tƣ nhân.
Hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt nam – Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh KonTum
trong thời gian qua đã gặt hái đƣợc nhiều thành tựu. Qua đó, một mặt góp
phần đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh, mặt khác, tác động
tích cực đến sự phát triển kinh tế của địa bàn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên,
trên thực tế, hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của Chi nhánh vẫn chƣa
khai thác đƣợc hết các tiềm năng, nhất là với các quy định pháp lý mới. Sở dĩ
có điều này là vì vẫn cịn tồn tại những hạn chế, bất cập cần đƣợc khắc phục
cũng nhƣ cần nhận diện những mặt lợi thế để phát huy.
1.2. Về học thuật
Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này nhằm đáp ứng việc nghiên cứu về
các khoảng trống nghiên cứu nêu ở mục tổng quan tài liệu nghiên cứu.
Căn cứ vào tính cấp thiết về thực tiễn và học thuật nói trên, học viên
chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân


2
hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh huyện
Sa Thầy, tỉnh KonTum” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thơng qua phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, luận văn
rút ra các nhận định để trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị có căn cứ khoa
học và thực tiễn nhằm Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum.
Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay cá nhân và khung
phân tích hoạt động này.

- Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh
KonTum nhằm chỉ rõ những vấn đề hạn chế, bất cập, những vƣớng mắc cần
tháo gỡ làm cơ sở đề xuất các khuyến nghị.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh tại Chi nhánh nói trên.
Để hồn thành đƣợc mục tiêu nghiên cứu đó, đề tài phải giải quyết các
câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh là gì? Nội dung khung lý luận
phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh nhƣ thế nào?
- Kết quả và tình hình diễn biến của hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh KonTum thời gian qua
đã đạt đƣợc những thành cơng gì? Những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế trong quá trình cho vay cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh
ngân hàng nói trên?
- Trên cơ sở kết quả phân tích nhằm hồn thiện hoạt động cho vay cá


3
nhân kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh KonTum cần
đề xuất những khuyến nghị với các chủ thể nào? Và nội dung các khuyến nghị
đó là gì?
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực tiễn hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh
KonTum.
Về đối tƣợng nghiên cứu cụ thể:
+ Phòng Kế hoạch – kinh doanh.
+ Khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn tại Agribank Chi nhánh

huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum.
+ Các cán bộ trực tiếp phụ trách cho vay đối tƣợng khách hàng cá nhân
kinh doanh tại Chi nhánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
kinh doanh phù hợp với nội dung của các quy định pháp lý mới mà trƣớc hết
là Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN
- Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực tiễn hoạt động
cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum.
- Về thời gian: Việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay
cá nhân kinh doanh tập trung vào các dữ liệu trong giai đoạn 3 năm từ năm
2015 - 2017. Các khuyến nghị đƣợc đề xuất cho giai đoạn từ thời điểm hiện
tại đến những năm tiếp theo.


4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra ở trên, luận văn dự kiến sử
dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
a. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, so sánh,
đối chiếu, khái quát hóa và hệ thống hóa: Đƣợc sử dụng trong q trình hệ
thống hóa cơ sở lý luận. Các phƣơng pháp này cũng đƣợc vận dụng trong
q trình phân tích thực trạng và xây dựng các khuyến nghị.
b. Phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn chuyên sâu, tham vấn ý kiến,
Nội dung của phƣơng pháp quan sát là thơng qua quan sát thực tế q
trình hoạt động của các bộ phận và nhân viên liên quan đến quá trình hoạt
động cho vay cá nhân kinh doanh nhằm phát hiện các vấn đề tồn tại làm cơ sở
thực tiễn cho việc rút ra các nhận định về thực trạng cho vay cá nhân kinh

doanh tại Chi nhánh. Tƣơng tự là phƣơng pháp phỏng vấn chuyên sâu các đối
tƣợng liên quan trực tiếp nhƣ khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng, cán bộ
quan hệ khách hàng.
Phƣơng pháp tham vấn ý kiến đƣợc thực hiện đối với các cán bộ quản
lý nhằm xây dựng hoặc kiểm chứng các khuyến nghị.
c. Phƣơng pháp thống kê
Các phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng bao gồm : số bình quân, số
tƣơng đối, phân tích sự biến động theo thời gian; phân tích kết quả hoạt động
cho vay cá nhân kinh doanh của Agriabank Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh
KonTum trong thời gian qua. Để phân tích thực trạng hoạt động cho vay cá
nhân kinh doanh trong thời gian qua.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay
cá nhân kinh doanh, qua đó cũng cập nhật một số vấn đề liên quan đến các


5
quy định pháp lý.
Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tiễn cho vay cá nhân kinh doanh tại
một Chi nhánh loại 2 hoạt động tại một huyện miền núi cũng đóng góp vào
các nghiên cứu nhƣ một trƣờng hợp nghiên cứu điển hình với những đặc thù
nhất định.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng cho việc hoàn thiện
hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum. Ngồi
ra, các khuyến nghị đề xuất cũng có thể đƣợc các Chi nhánh Ngân hàng có
cùng điều kiện tƣơng tự tham khảo.
6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc bố cục thành ba chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh và
khung lý luận về phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM
- Chƣơng 2: Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam – Chi nhánh huyện Sa
Thầy, tỉnh KonTum.
- Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
7.1. Các bài báo khoa học
a. Đƣờng Thị Thanh Hải (2018), Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
tín dụng cá nhân ở Việt Nam, Tạp Chí Tài chính số 4 - 2014
Bài báo nêu nhận định khái quát hoạt động tín dụng cá nhân đã, đang
và sẽ ngày càng phát triển trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Nội dung


6
trọng tâm của bài báo bàn về đặc điểm và các nhân tố ảnh hƣởng đến tín dụng
cá nhân tại hệ thống ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay.
Theo đó, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng cá nhân bao
gồm :
- Các nhân tố ngân hàng nhƣ : Chiến lƣợc kinh doanh; Các chính sách,
quy định của ngân hàng; Chất lƣợng cán bộ tín dụng; Công tác thông tin;
Công nghệ của ngân hàng.
- Các nhân tố khách hàng nhƣ : năng lực tài chính của khách hàng; nhu
cầu, thói quen và đạo đức khách hàng
- Các nhân tố ngoài ngân hàng nhƣ : đặc điểm thị trƣờng nơi ngân hàng
hoạt động; môi trƣờng kinh tế, chính trị.
b. Đồn Thái Sơn (2017), Những thay đổi cơ bản của pháp luật về cho
vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Trang Web Ngân hàng Nhà

nƣớc ngày 13/02/2017
Nội dung trọng tâm của bài viết tập trung giới thiệu những khác biệt về
phƣơng diện pháp lý chủ yếu của cơ chế cho vay mới của TCTD đối với
khách hàng theo Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN. Thông tƣ 39 đƣợc ban hành
nhằm khắc phục các bất cập đã nảy sinh trong quá trình thực hiện Quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN, thực hiện các quy định tại các luật liên quan nhƣ Bộ
luật dân sự 2015, Luật Các tổ chức tín dụng 2010; đồng thời tạo lập khuôn
khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nƣớc ngoài (TCTD) đối với khách hàng.
Bài báo đã phân tích những thay đổi về các quy định của Thông tƣ 39
về chủ thể vay vốn; Về áp dụng pháp luật trong hoạt động cho vay; Về điều
kiện vay vốn và hồ sơ vay vốn; Về mục đích vay vốn; Về nhu cầu không
đƣợc cho vay; Về đồng tiền cho vay và trả nợ; Về loại cho vay và thời hạn
cho vay; Về lãi suất cho vay và phí liên quan hoạt động cho vay; Về minh


7
bạch hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của ngƣời vay vốn; Về thứ tự thu
hồi nợ gốc lãi; Về quy định nội bộ; Về thỏa thuận cho vay; Về sử dụng ngôn
ngữ; Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Về chuyển nợ quá hạn; Về phạt vi phạm và
bồi thƣờng thiệt hại; Về phƣơng thức cho vay
c. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Đức Anh (2017), Đánh giá khả năng
tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nơng thơn và một số khuyến nghị, Tạp
chí Ngân hàng số 1 và 2 năm 2017.
Bài viết cung cấp một cái nhìn khách quan về các nhân tố ảnh hƣởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình nơng thơn tại 8 tỉnh
thành thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Kết quả thực nghiệm hàm hồi quy
Logic chỉ ra rằng các đặc tính của hộ nhƣ trình độ học vấn, thu nhập, tình trạng
sở hữu đất ở và đặc trƣng vùng miền có tác động rõ nét tới khả năng tiếp cận
tín dụng nơng hộ. Các tính khảo sát đƣợc lựa chọn trên cơ sở đảm bảo phản

ánh đƣợc thực trạng tín dụng hộ gia đình tại tất cả các vùng, miền trên cả nƣớc
với những đặc trƣng, trình độ phát triển khu vực nông thôn khác nhau.
d. Bùi Đức Giang (2017), “Bàn về chủ thể giao kết hợp đồng tài chính
theo quy định mới”, Tạp chí Ngân hàng, số 22
Nội dung bài báo đề cập đến các vấn đề đặt ra sau Thông tƣ 39/2016/TTNHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về hoạt
động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi đối với
khách hàng quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá
nhân. Quy định này làm nảy sinh một số vấn đề cần đƣợc làm rõ thêm. Bài báo
đặc biệt tập trung làm rõ vấn đề Doanh nghiệp tƣ nhân tham gia giao kết hợp
đồng tín dụng nhƣ thế nào trong điều kiện thực hiện quy định mới.
Các tạp chí: Kinh tế phát triển, Phát triển Kinh tế, Khoa học và Công
nghệ, Khoa học kinh tế, trong 3 năm từ 2015 đến 2017 khơng tìm thấy bài
viết liên quan trực tiếp đến đến đề tài nghiên cứu.


8
7.2. Các đề tài luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng trong 3
năm gần đây
a. Phan Thị Bích Phƣợng (2015), “Mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại
NHTMCP Đại chúng Việt Nam – CN Bình Định”,
Đề tài hƣớng đến mục tiêu mở rộng quy mô cho vay hộ kinh doanh tức
mục tiêu tăng dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh là trọng tâm.
Tuy nhiên, đề tài cũng đề cập đến các mục tiêu khác nhƣ hạn chế rủi ro
tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh và tăng thị phần, tăng thu nhập từ cho
vay hộ kinh doanh.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại Chi
nhánh NHTMCP Đại chúng Việt Nam – CN Bình Định, luận văn đã đề xuất
một số giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại
Chi nhánh. Đề tài đã đề cập hoạt động cho vay hộ kinh doanh ở một NH
tƣơng đối có tính đặc thù.

b. Vũ Ngọc Anh (2017), “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Buôn Hồ”
Trong luận văn này, tác giả tập trung phân tích tình hình cho vay hộ
kinh doanh tại một Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn. Theo đó, luận văn đã đề xuất nội dung phân tích và bám sát nội dung
này để phân tích sâu về hoạt động cho vay hộ kinh doanh. Từ đó, có những
nhận định sâu về hoạt động này làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp hoàn
thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh.
c. Nguyễn Minh Thiện (2017), “Hoàn thiện hoạt động kiểm sốt rủi
ro tín dụng trong cho vay hộ trồng cà phê tại NH Nông nghiệp và PTNT - CN
huyện Krơng Ana, Daklak”
Luận văn này có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn nên có điều kiện đi sâu


9
vào những chủ đề. Luận văn chỉ giới hạn trong hoạt động kiểm sốt rủi ro tín
dụng chứ khơng phải toàn bộ hoạt động cho vay hộ. Mặt khác, về đối tƣợng
vay luận văn chỉ tập trung vào lĩnh vực cho vay hộ trồng cà phê.
d. Đỗ Lê Huy (2017), Hoàn thiện hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam – CN tỉnh
Quảng Nam
Luận văn đặt mục tiêu đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và
thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi
nhánh NHNN và PTNT Quảng Nam.
Do các doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn mà luận văn nghiên cứu phần
lớn cũng là doanh nghiệp nhỏ và vừa mà doanh nghiệp tƣ nhân theo thông tƣ
39 của NHNN cũng là một chủ thể vay vốn vứoi tƣ cách cá nhân nên kết quả
nghiên cứu của luận văn có nhiều điểm có thể kế thừa đối với đề tài cho vay
cá nhân kinh doanh.

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể thấy khoảng trống
nghiên cứu mà đề tài của học viên sẽ đáp ứng là:
- Thơng tƣ 39/TT-NHNN có nhiều vấn đề mới nảy sinh về phƣơng diện
pháp lý liên quan đến cho vay cá nhân kinh doanh chƣa đƣợc giải quyết triệt
để tại một Chi nhánh
- Về phạm vi không gian nghiên cứu: Chƣa có nghiên cứu về cùng chủ
đề tại Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum
- Các nghiên cứu vẫn chƣa cập nhật dữ liệu đến thời điểm hiện nay.


10
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH
VÀ KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM
1.1. CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1.1. Tín dụng Ngân hàng
a. Khái niệm Tín dụng và Tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, có quá trình ra đời, tồn
tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nó phản ánh mối
quan hệ vay mƣợn giữa các chủ thể dựa trên ngun tắc hồn trả. Theo đó,
ngƣời cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ thuộc
sở hữu của mình sang ngƣời vay và ngƣời vay có nghĩa vụ hồn trả lại ngƣời
cho vay một lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu đã nhận.
Về phƣơng diện lý luận, Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa ngƣời
cho vay và ngƣời đi vay, là sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng một lƣợng giá
trị hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên thoả thuận.
Từ khái niệm Tín dụng cho thấy bản chất tín dụng thể hiện qua các đặc

trƣng chủ yếu sau:
- Quan hệ tín dụng là giao dịch chỉ chuyển dịch quyền sử dụng tài sản.
Thơng thƣờng tín dụng chủ yếu là cho vay bằng tiền. Nhƣng do nhu cầu của
ngƣời vay ngày càng đa dạng nên cần có sự đa dạng hố trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng và đó cũng chính là cơ sở cho sự ra đời của các hình thức
tín dụng nhƣ cho th vận hành, cho th tài chính bằng tài sản hữu hình nhƣ
máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, văn phịng làm việc...
- Quan hệ tín dụng là quan hệ kinh tế dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả


11
vốn lẫn lãi. Nghĩa là, các chủ thể trong nền kinh tế đƣợc cấp tín dụng có trách
nhiệm hồn trả vô điều kiện cả vốn và lãi cho bên cấp tín dụng khi đến hạn
thanh tốn.
- Quan hệ tín dụng là quan hệ dựa trên niềm tin vào khả năng hồn trả
của ngƣời đi vay. Khả năng trả nợ món vay một cách tốt nhất, đƣợc coi là
thƣớc đo mức độ tín nhiệm của ngƣời đi vay đối với ngƣời cho vay.
Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế - xã hội tồn tại
các hình thức tín dụng sau:
- Tín dụng thƣơng mại
Là quan hệ tín dụng giữa các cơng ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với
nhau, đƣợc thực hiện dƣới hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau. Đây là
hình thức tín dụng ra đời sớm nhất và là cơ sở cho các hình thức tín dụng
khác. Tín dụng thƣơng mại ra đời thúc đẩy sự phát triển mạnh của nền kinh tế
hàng hóa, đẩy nhanh q trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đảm bảo tiến
trình sản xuất kinh doanh đƣợc thực hiện liên tục.
Tín dụng thƣơng mại là tín dụng giữa những ngƣời có nhu cầu sản xuất
kinh doanh, có uy tín và mối quan hệ quen biết với nhau. Hơn nữa, tín dụng
thƣơng mại cịn chịu ảnh hƣởng vào sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất
hàng hóa.

- Tín dụng Ngân hàng
Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức, cá nhân đƣợc
thực hiện dƣới hình thức: Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho
vay (cấp tín dụng) với các đối tƣợng trên.
- Tín dụng nhà nƣớc
Là quan hệ tín dụng giữa nhà nƣớc với các đơn vị và cá nhân đƣợc thực
hiện dƣới hình thức: Nhà nƣớc sẽ đứng ra huy động vốn của các tổ chức, cá
nhân bằng cách phát hành các trái phiếu, công trái để sử dụng vì mục đích và


12
lợi ích chung của tồn xã hội. Tín dụng nhà nƣớc có thể đƣợc thực hiện bằng
hiện vật (nhƣ: thóc, gạo, trâu, bò,…) hoặc bằng hiện kim (tiền, vàng, bạc,…),
nhƣng bằng tiền là chủ yếu. Tín dụng nhà nƣớc phát triển ở những nƣớc có thị
trƣờng tài chính mạnh (đặc biệt là thị trƣờng chứng khốn).
- Tín dụng quốc tế
Đây là quan hệ tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức tài chính
tiền tệ đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng thức khác nhau nhằm trợ giúp lẫn
nhau để phát triển kinh tế xã hội của một nƣớc, nhƣ: việc vay mƣợn giữa các
quốc gia, giữa các Ngân hàng hay các tổ chức tài chính ở các nƣớc khác
nhau,...Thời kỳ kinh tế mở, Việt Nam đã mở ra một kỷ nguyên mới: mối quan
hệ quốc tế giữa các nƣớc đƣợc mở rộng về kinh tế lẫn chính trị. Hiện nay, các
tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, nhƣ: Tổ chức Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệ
Quốc tế, Ngân hàng Thế giới,... đã cấp nhiều hạn mức tín dụng cho Việt Nam
với thời gian và lãi suất ƣu đãi, nhằm mục đích đầu tƣ vào các dự án có giá trị
lớn, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc, nhƣ xây dựng cầu - đƣờng,
cơng trình thủy điện, dự án khai thác dầu,... Ngồi ra, hình thức tín dụng
quốc tế cịn bao gồm hình thức tín dụng giữa Ngân hàng nƣớc ngoài cấp cho
các tổ chức hay cá nhân trong nƣớc,... Quan hệ tín dụng quốc tế phát triển ở
những nƣớc có nền kinh tế mở, hội nhập cùng kinh tế thế giới, nhất là trong

xu thế kinh tế thế giới ngày nay, tín dụng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến.
b. Bản chất Tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là hoạt động mà ngân hàng cấp tín dụng cho khách
hàng dƣới hình thức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có
giá, cho th tài chính và các hình thức khác.
Bản chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử
dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định
với một khoản chi phí nhất định.


13
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, định nghĩa hoạt động Cấp
tín dụng là “việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại
a. Khái niệm cho vay
Cho vay của NHTM là quan hệ giữa một bên là ngƣời cho vay(NHTM)
bằng cách chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên ngƣời vay (Khách hàng vay)
để sử dụng trong một thời gian nhất định với cam kết của ngƣời vay là hoàn
trả cả gốc và lãi khi đến hạn.
Về phƣơng diện pháp lý, các hình thức cấp tín dụng theo quy định của
Luật Tổ chức tín dụng hiện hành bao gồm:
- Cho vay
- Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên
mua hàng thơng qua việc mua lại có bảo lƣu quyền truy đòi các khoản phải
thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín

dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và
hồn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
- Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lƣu quyền truy địi
các cơng cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc
khi đến hạn thanh toán.
- Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ


14
có giá khác đã đƣợc chiết khấu trƣớc khi đến hạn thanh tốn.
- Hoạt động cho th tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn
trên cơ sở hợp đồng cho th tài chính và phải có một trong các điều kiện sau
đây:
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đƣợc nhận
chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của
hai bên;
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đƣợc quyền
ƣu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của
tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;
+ Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần
thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;
+ Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài
chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
b. Phân loại hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của NHTM có thể đƣợc phân loại theo nhiều tiêu
thức. Những cách phân loại phổ biến bao gồm:
(1) Phân loại theo thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và

đƣợc sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lƣu động của các doanh nghiệp và các
nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn: Có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 5 năm. Tín
dụng trung hạn dùng để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới
thiết bị, mở rộng sản xuất…
- Cho vay dài hạn: Có thời hạn cho vay trên 5 năm và thời hạn tối đa có
thể lên đến 20 – 30 năm, cá biệt lên tới 40 năm. Tín dụng dài hạn dùng để đáp
ứng các nhu cầu dài hạn nhƣ xây dựng nhà ở, phƣơng tiện vận tải có quy mơ


15

lớn.
(2) Phân loại theo hình thức bảo đảm
- Cho vay có bảo đảm: là cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có
bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Hình thức này áp dụng đối với những khách hàng
khơng đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc có ngƣời bảo lãnh.
Tài sản bảo đảm hay bảo lãnh của ngƣời thứ ba là căn cứ pháp lý để Ngân
hàng có thêm nguồn thu dự phịng khi nguồn thu chính của khách hàng thiếu
hụt.
Theo bộ luật dân sự 2015, các hình thức cho vay có bảo đảm gồm có:
+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay.
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản (cho vay bảo đảm không bằng
tài sản) : là cho vay khơng có tài sản cầm cố, thế chấp hay khơng có bảo lãnh
của ngƣời thứ ba.
Theo quy định hiện hành, cho vay bảo đảm không bằng tài sản đƣợc
thực hiện trong các trƣờng hợp sau:
+ Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay

khơng có bảo đảm bằng tài sản.
+ Tổ chức tín dụng nhà nƣớc đƣợc cho vay khơng có bảo đảm bằng tài
sản theo chỉ định của Chính phủ.
+ Tổ chức tín dụng cho cá nhân hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh
bằng tín chấp của tổ chức đồn thể chính trị xã hội.
(3) Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay
- Cho vay tiêu dùng: là khoản cho vay cấp cho cá nhân, hộ gia đình để
mua sắm những hàng hóa tiêu dùng đắt tiền nhƣ phƣơng tiện đi lại, trang thiết
bị trong nhà, cho vay du học, chữa bệnh. Tín dụng tiêu dùng đƣợc gọi là tín


16
dụng bán lẻ vì những cá nhân thƣờng vay với những khoản vay có giá trị nhỏ
nhằm vào mục đích tiêu dùng.
- Cho vay sản xuất - kinh doanh: Mục đích của loại cho vay này là
Ngân hàng cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh vay để phục vụ
hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhu
cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp.
(4) Phân loại theo phƣơng pháp hoàn trả
- Cho vay hoàn trả nhiều lần: Loại cho vay này áp dụng cho những
khoản vay lớn và có thời hạn dài. Trong đó, cho vay trả góp là loại cho vay
mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay định kỳ thành những khoản
bằng nhau.
- Cho vay hoàn trả một lần: Loại cho vay này khách hàng chỉ hoàn trả
vốn gốc và lãi vay một lần cho đến khi đến hạn. Loại tín dụng này áp dụng
cho những khoản vay nhỏ và có thời hạn ngắn.
- Cho vay hồn trả theo u cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thể
hồn trả nợ vay bất cứ khi nào. Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản
vay thấu chi, thẻ tín dụng.
(5) Phân loại theo phƣơng thức giải ngân trực tiếp hay gián tiếp

- Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng cấp vốn
trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả
nợ vay trực tiếp cho Ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thơng qua trung gian nhƣ
tín dụng ủy thác, tín dụng thơng qua các tổ chức đồn thể.
(6) Phân loại theo phƣơng thức cho vay
Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng, các
phƣơng thức cho vay gồm có:


×