Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

SKKN một số giải pháp tổ chức những thí nghiệm vui góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trường MN nga giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁPTỔ CHỨC NHỮNG THÍ NGHIỆM VUI GĨP
PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
KHOA HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
TRƯỜNG MN NGA GIÁP

Người thực hiện: Trịnh Thị Nụ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Giáp
SKKN thuộc lĩnh vực: Chun mơn

THANH HĨA, NĂM 2021


MỤC LỤC
T
T
1

NỘI DUNG

Trang

Mục lục

2


3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
2.2.2. Khó khăn:
2.2.3. Kết quả thực trạng:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các thí nghiệm vui theo các chủ
15 đề của năm học và dự kiến chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
thí nghiệm.
16 2.3.3. Xây dựng mơi trường giáo dục tổ chức hoạt động thí nghiệm vui.

17 2.3.4. Tổ chức thực hiện hoạt động thí nghiệm khoa vui.
2.3.5.Phối hợp với phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng tổ
17
chức hoạt động thí nghiệm vui:
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt đông giáo dục,
18
đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
19 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1
1
2
2
2
2
2
3
3
4
5
5
6
7
7
10
17
17
19

20


3.1. Kết luận

19

21

3.2. Kiến nghị

20

22

Tài liệu tham khảo

21


1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trong mọi thời đại, giáo dục mầm non chiếm một vị
trí quan trọng trong xã hội.Trong hệ thống giáo dục quốc dân, người giáo viên
mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con
người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thông.
Giai đoạn trẻ mầm non là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với nhận thức. Ở giai
đoạn này, cần phải hình thành cho trẻ các mặt của phát triển nhân cách con
người mới.
Mục tiêu giáo dục mầm non theo thông tư 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30
tháng 12 năm 2016là: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào

lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng
lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với
lứa tuổi; khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho
việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.”[1]
Đối với trẻ Mẫu Giáo lĩnh vực phát triển nhận thức là một trong 5 lĩnh vực
phát triển của trẻ và cũng một lĩnh vực quan trọng đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách cho trẻ. Mục tiêu của lĩnh vực phát triển nhận thức là: “Trẻ ham
hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi các sự vật, hiện tượng xung quanh; có khả
năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định; có khả
năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau…”
“Hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ nhận biết về các sự vật, hiện
tượng ở xung quanh và đây là con đường cơ bản để tiến hành phát triển nhận
thức cho trẻ..Hoạt động khám phá khoa học bao gồm: Tìm hiểu, khám phá, thử
nghiệm, thí nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, làm
thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.”[2]
Trong các nội dung của hoạt động khám phá khoa học thì nội dung thí
nghiệm là phương pháp và biện pháp tổ chức cho trẻ hoạt động để tìm tịi kiến
thức mới hay vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, vừa để củng cố tri thức,
vừa tạo nên một hệ thống kĩ năng, kĩ xảo thực hành.Thơng qua hoạt động thí
nghiệm giúp trẻ nhận thức về bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
xung quanh, thu hút được sự chú ý của trẻ sẽ kích thích được khả năng tư duy
sáng tạo, góp phần tích cực phát triển lĩnh vực nhận thức cũng như phát triển
toàn diện đối với trẻ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ, mặc dù tôi đã áp dụng
lồng ghép tổ chức những thí nghiệm vui vào sau các hoạt động như: Hoạt động
khám phá khoa học, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiềunhưng việc tổ chức
chưa được thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy, chính vì vậy đa số trẻ chưa có
kỹ năng thực hiện, thao tác các thí nghiệm cịn hạn chế trẻ khơng có hứng thú
với hoạt động thí nghiệm.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động khám phá khoa học đối với

sự phát triển toàn diện của trẻ, năm học 2020 - 2021 trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tơi luôn chú trọng quan tâm đến
1


việc làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thơng
qua những thí nghiệm vui. Bởi thí nghiệm là cơng cụ, phương tiện giúp bé làm
quen với thế giới xung quanh và biểu đạt những suy nghĩ, tư duy của mình. Xuất
phát từ lý do đó nên tơi đã quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số
giải pháp tổ chức những thí nghiệm vui góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Nga Giáp”.nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình giáo dục mầm
non hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Tìm ra những giải pháp để hướng dẫn cho trẻ kỹ năng thực hành những
thí nghiệm.
+ Nâng cao nhận thức của bản thân về cách tổ chức, lồng ghép những thí
nghiệm cho trẻ.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giảo 5 6 tuổi thông qua tổ chức thực hành những thí nghiệm.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trungnghiên cứu “Một số giải pháp tổ chức những thí nghiệm vui
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
trường mầm non Nga Giáp”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận:
+ Phân tích, tổng hợp lý thuyết: Sách lý luận, chương trình giáo dục mầm non,
tài liệu về phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động khám phá
khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Quan sát điều tra, ghi chép: Quan sát quá trình trẻ tham gia các hoạt động

giáo dục và mức độ hứng thú của trẻ nhằm điều tra khảo sát khả năng và nhu
cầu phát triển nhận thức của trẻ tại lớp. Sau khi quan sát thu thập những vấn đề
liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với từng trẻ.
+ Trị chuyện: Để khảo sát, đánh giá trẻ và cung cấp các kiến thức, kỹ năng
phát triển hoạt động khám phá khoa học cho trẻ thơng qua thực hành các thí
nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
“Trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn các loại tư duy đã hình thành tương đối đầy đủ,
nhưng tư duy trực quan- hình tượng vẫn chiếm ưu thế các phẩm chất tư duy
từng bước phát triển như tính sáng tạo, tính độc lập, tính linh hoạt và độ mềm
dẻo nhờ đó mà trẻ có thể học các hoạt động học một cách tích cực’’[3]
Đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, ý thức bản ngã đã được hình thành, khả năng
tập trung chú ý của trẻ lâu hơn, bền vững hơn, ghi nhớ của trẻ phong phú. Khả
năng tổng hợp và khái quát những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng được
trẻ thực hiện tương đối tốt. Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung
2


quanh của trẻ rất lớn. Trẻ có thể khám phá các mối liên hệ phức tạp bên trong sự
vật, hiện tượng và giữa nó với mơi trường xung quanh. Ý thức của trẻ đạt được
bước tiến mới nhờ sự phát tình cảm và vốn hiểu biết ngày càng tăng.
Trẻ ham học hỏi và thích tìm tịi, khám phá trải nghiệm. Các thí nghiệm
khoa học trở thành một nguồn hứng thú vơ cùng q giá với trẻ. Đó là điều kiện
để trẻ tiếp thu nguồn tri thức nhân loại. Để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ nội dung tổ chức thí nghiệm khoa học ở trường mầm non cũng có những thay
đổi. Sự thay đổi này nhằm nhấn mạnh vai trị của các hoạt động thí nghiệm khoa
học trong quá trình học tập của trẻ trong trường mầm non.
“Trẻ 5- 6 tuổi xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng: Trẻ
tị mị tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như: Đặt câu hỏi về

sự vật, hiện tượng: “Tại sao có mưa?”…Làm thử nghiệm và sử dụng các cơng
cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận như: Thử
nghiệm gieo hạt, trồng cây được tưới nước và không tưới nước, theo dõi và so
sánh sự phát triển. Phân loại các đối tượng theo các dấu hiệu khác nhau. Nhận
xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật và hiện tượng như: Nắp cốc có những
giọt nước do nước bốc hơi…” [4]
Tuy vậy, hoạt động thí nghiệm khoa học vẫn cịn nhiều hạn chế, đơn điệu,
chưa thu hút trẻ. Đồng nghiệp chưa thực sự chú ý đến thí nghiệm khoa học. Phụ
huynh chưa tin tưởng vào khả năng của con em mình. Trải qua rất nhiều thời
gian tìm hiểu, băn khoăn, trăn trở tơi quyết định tìm ra nhiều giải pháp giúp trẻ
tự tin và tích cực trong các thí nghiệm khoa học.
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục
mầm non từ 3-36 tháng tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5- 6 tuổi của nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam: “Tổ chức môi trường giáo dục hoạt động của trẻ trong trường,
nhóm, lớp có vai trị quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí
tuệ, tình cảm - xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy xây dựng, bố
trí và tổ chức môi trường cho trẻ chơi và hoạt động cần đảm bảo trên nguyên tắc
cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động:
“Chơi mà học ” “Học bằng chơi”...
Như vậy qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng: Tổ chức cho trẻ thực
hành các thí nghiệm là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đốivới bậc
học mầm non cả nước nói chung và trường mầm non Nga Giáp nói riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
* Đối với nhà trường:
- Là trường chuẩn quốc gia, tổ chức nuôi bán trú 100% tại trường nên có
đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho q trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trường có khn viên thống mát, sạch sẽ nên trẻ có một mơi trường học
tập tốt.
- Trường nằm ở trung tâm xã, nên thuận tiện cho các cháu đến trường.

- Được Đảng ủy - UBND, các ban ngành đoàn thể xã rất quan tâm đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.
* Đối với ban giám hiệu:
3


Ban giám hiệu luôn luôn sát sao chỉ đạo về chuyên môn, thường xuyên dự
giờ, thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
* Đối với giáo viên:
- Bản thân tơi đã tốt nghiệp ĐHSPMN, ln nhiệt tình trong cơng việc, hết
lịng u thương trẻ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục
trẻ, hiểu tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non và nhiều năm liền được phân công dạy
lớp 5 - 6 tuổi.
- Năm học 2020 - 2021 tôi tiếp tục được phân công giảng dạy tại lớp 5 6tuổi là điều kiện tốt để tơi tìm hiểu và đưa ra các phương pháp tốt để áp dụng
cho trẻ của mình.
- Thường xuyên thao giảng những buổi dự giờ, thi giáo viên giỏi cấp
trường, cấp huyện và cấp tỉnh nên cũng đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân.
- Phụ huynh trong trường. Đặc biệt là ban đại diện hội cha mẹ học sinh rất
quan tâm đến tất cả các hoạt động trong trường trong đó có đầu tư tu sửa cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng - chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
* Đối với trẻ:
- Trẻ trong lớp tôi phụ trách đa số các cháu ngoan ngỗn, thơng minh, vâng
lời cơ giáo.
- Là lớp 5 - 6 tuổi nên trẻ ra lớp từ năm 4 tuổi 100%, đa số trẻ ngoan ngoãn,
lễ phép và nhanh nhẹn trong mọi hoạt động.
2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên cịn có một số khó khăn như sau:
* Đối với giáo viên:
- Vì điều kiện thiếu giáo viên nên các thí nghiệm chưa được tổ chức thường
xuyên liên tục.

- Nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động
thí nghiệm khoa học của các độ tuổi.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học theo hình thức trải nghiệm thể
hiện qua các thí nghiệm khoa học mà chỉ quan tâm đến việc học chữ cái, con số.
- Đa số phụ huynh điều kiện kinh tế cịn khó khăn, chưa cập nhật công
nghệ thông tin, đa phần trẻ ở nhà ơng bà vì bố mẹ đi làm ăn xa nên khi giáo viên
nhờ phụ huynh ôn cho trẻ làm thí nghiệm ở nhà đều khơng thực hiện được.
* Đối với trẻ:
- Trong q trình giảng dạy, tơi nhận thấy hoạt động khám phá khoa học của
trẻ còn hạn chế, trẻ chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động thí nghiệm.
- Khả năng nhận biết tên gọi đặc điểm của đối tượng, so sánh nhận xét giữa
các đối tượng, phân nhóm phân loại theo dấu hiệu của đối tượng, suy luận giải
thích về mối liên hệ giữa các đối tượng, cũng như khả năng suy luận giải thích
về mối liên hệ giữa các đối tượng của trẻ còn hạn chế.
- Trẻ trong lớp hiếu động, trong các hoạt động của lớp trẻ chưa thật sự hứng
thú 100%. Nhiều trẻ còn làm việc riêng và chưa biết cách thao tác thực hiện thí
nghiệm.
4


2.2.3. Kết quả thực trạng:
Trong quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này
và tơi cho rằng mình phải tìm tịi, suy nghĩ, nghiên cứu các tài liệu để tìm ra các
giải pháp nâng cao hoạt động khám phá khoa học cho trẻ một cách có hiệu quả
nhất để có thể giúp trẻ phát triển nhận thức một cách toàn diện nhất.
Đầu năm học 2020 -2021 sau khi học xong tuần đầu tiên của chủ đề
“Trường Mầm non- Ngày hội bé đến trường” tơi cho trẻ thực hành thí nghiệm:
“Vật chìm- Vật nổi”; tôi đã tiến hành khảo sát các nội dung về mức độ hứng thú
của trẻ, khả năng tìm tịi khám phá, khả năng nhận biết tên gọi của đối tượng,

khả năng so sánh, nhận xét giữa các đối tượng; phân nhóm phân loại theo dấu
hiệu và khả năng suy luận giải thích về mối liên hệ các đối tượng trong thí
nghiệm.
Số liệu điều tra khả năng thực hành và tiếp thu của trẻ về các nội dung thí
nghiệm đầu năm khi chưa áp dụng biện pháp như sau:
* Bảng khảo sát đầu tháng 9 năm 2020 khi chưa áp dụng biện pháp.
S
Tổng Trước khi áp dụng các giải pháp
Nội dung
TT
số
Đạt
Chưa đạt
trẻ Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ
Tỉ lệ
1 Khả năng tìm tịi khám phá
31
13
42%
18
58%
Khả năng nhận biết tên gọi đặc
2
31
10
32%
21
68%
điểm của đối tượng
Khả năng so sánh nhận xét giữa

3
31
12
39%
19
61%
các đối tượng
Khả năng phân nhóm phân loại
4
31
10
32%
21
68%
theo dấu hiêu của đối tượng.
Khả năng suy luận giả thích về
5
31
10
32%
21
68%
mối liên hệ giữa các đối tượng
6 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt
31
12
39%
19
61%
động thí nghiệm.

* Bảng khảo sát chất lượng thực hành thí nghiệm của cá nhân trẻ
thơng qua hoạt khám phá khoa học đầu năm học
(Xem phụ lục 1).
Vi deo minh chứng cho thực trạng của trẻ đầu năm học.
(Đĩa CD kèm theo bản giấy báo cáo sáng kiến)
Nhìn vào bảng kết quả khảo sát, tỷ lệ trẻ đạt bình quân12/31 chiếm 39%,
tỷ lệ trẻ chưa đạt cao chiếm 19/31 chiếm 61% con số này cho thấy thực trạng
của trẻ do trẻ khơng có hứng thú với các thí nghiệm nên khi thực hành thí
nghiệm trẻ khơng tập trung chú ý nên không biết làm.
Từ những thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu tìm hiểu để đề ra giải pháp
giải quyết cụ thể, tôi đã nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đồ dùng và tổ chức thực
hành các thí nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5


2.3.1. Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho bản thân.
Có thể nói rằng, để nắm được cách tổ chức, lồng ghép cácthí nghiệm cho
trẻ thì việc bồi dưỡng chuyên môn của bản thân là rất cần thiết và phải thường
xuyên liên tục.
Với mong muốn đạt được hiệu quả cao trong cơng tác chăm sóc giáo dục
trẻ nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thơng qua
những thí nghiệm nói riêng, bản thân tơi ln có ý thức khơng ngừng học tập,
nghiên cứu để nâng cao trình độ bắt kịp với sự thay đổi của bậc học cũng như sự
phát triển của xã hội, và tổ chức những thí nghiệm làm sao cho có quả là một
trong những nội dung được quan tâm đặc biệt, chính vì vậy ngay từ đầu năm
học, tơi đã có ý thức học hỏi từ đồng nghiệp, học tập nghiên cứu từ các tài liệu
về cách tổ chức những thí nghiệm của các nhà xuất bản.
Ví dụ:
+ Sách 100 đề tài khám phá khoa học và khám phá xã hội dành cho trẻ mẫu

giáo của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Tâm Thanh (Chủ biên)- Thanh Hà.
+ Tổ chức một số hoạt động khám phá thí nghiệm mơi trường xung quanh
cho trẻ mầm non của Joung Soong (Hàn Quốc) trên mạng intơnet.
+ Tâm lý học trẻ em.
+ Chương trình giáo dục mầm non theo thơng tư 28 năm 2017/ TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tưởng Bộ GD và ĐT sửa đổi bổ
sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non
+ Một số thí nghiệm với nước của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Lã Thị
Thanh Thủy (Chủ biên).
+ Phương pháp hướng dẫn một số thí nghiệm đơn giản. Nhà xuất bảnđại
học sư phạm. Tác giả: Nguyễn Thị Phương Nga.
Ngoài ra tơi ln tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chun mơn củanhà
trường; tích cực trao đổi cùng đồng nghiệp, ln học hỏi cấp trên những điều
cịn vướng mắc, chưa hiểu về cách tổ chức, lựa chọn những thí nghiệm cho trẻ.

Hình ảnh: Bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ tại văn phòng nhà trường.
6


Bên cạnh đó tơi cũng tìm hiểu thêm các thơng tin, các tài liệu trên mạng,
trong sách báo, đặc biệt là trên các tập san của giáo dục Việt Nam, giáo dục
Thanh Hóa…để dạy cho phù hợp với trẻ của nhóm lớp mình phụ trách
Kết quả: Qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu đã giúp tơi có thêm kinh
nghiệm lựa chọn và tổ chức các thí nghiệm và các hoạt động giáo dục trẻ sao
cho phù hợp với chủ đề, với nhận thức của trẻ cũng như phù hợp với điều kiện
của trường, của lớp và khả năng của trẻ.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các thí nghiệm vui theo các chủ đề
của năm học và dự kiến chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho thí nghiệm.
Có thể nói rằng việc tổ chức những thí nghiệm vui vào hoạt động khám phá
khoa học rất quan trọng trong quá trình hoạt động của trẻ.
Dựa vào phân phối chương trình năm học và các giai đoạn phát triển của

trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng việc lên kế hoạch
chi tiết cho việc thực hiện lồng ghép các thí nghiệm vui vào hoạt động khám phá
khoa học, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều mỗi tuần 2 - 3 lần một cách phù
hợp theo chủ đề (từ 9/2020 đến tháng 5/2021).
Sau khi xây dựng kế hoạch, trong buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, tôi
cùng các đồng nghiệp trong khối mẫu giáo bàn bạc, chỉnh sửa và đi đến thống
nhất. Bản kế hoạch giáo dục trẻ các nội dung tiết kiệm năng lượng theo chủ đề
đã được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao và tạo những điều kiện tốt nhất
để tơi và trẻ cùng thực hiện.
Bên cạnh đó, tơi chuẩn bị đồ dùng,trang bị thí nghiệm cho hoạt động thật
hấp dẫn tôi chuẩn bị các loại đồ dùng như: Ống nhịm, thước đo, cân, ca, cốc,
các vật mẫu thí nghiệm cần thiết cho các thí nghiệm đảm bảo an tồn vệ sinh,
tính sư phạm, tính thẩm mỹ và đặc biệt là độ an toàn phải cao để cho trẻ thực
hiện.
Ví dụ:Kế hoạch thực hiện nội dung thí nghiệm vui và chuẩn bị đồ
dùng, đồ chơi phục vụ thí nghiệm vào các chủ đề năm học 2020 - 2021
(Xem phụ lục 2)
Kết quả: Sau khi lên kế hoạch thí nghiệm khoa học theo chủ đề bản thân
tơi tích cực lồng ghép vào các hoạt động trong mỗi chủ đề mà trẻ đang học khiến
trẻ vơ cùng thích thú và hưởng ứng tích cực đạt tỉ lệ 97%.
2.3.3.Xây dựng mơi trường giáo dục tổ chức hoạt động thí nghiệm vui:
Như chúng ta đã biết: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo
dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà
giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo,
tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều
này, các nhà giáo dục (giáo viên) cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả
năng, thế mạnh của từng trẻ trong lớp, đánh giá đúng và tơn trọng trẻ.Trên cơ sở
đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân
trẻ. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có
7



hiệu quả nhất thì xây dựng mơi trường giáo dục trong các trường mầm non là
việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được.
Môi trường giáo dục tại trường lớp là một trong những điều kiện quan
trọng để tổ chức hoạt động cho trẻ học tập vui chơi nói chung và hoạt động
khám phá khoa học nói riêng. Nhận thức được điều đó và căn cứ vào nội dung
yêu cầu từng chủ đề, tôi đã quan tâm đặc biệt để xây dựng môi trường tác động
đến hoạt động khám phá khoa học ở mỗi chủ đề cụ thể. Bao gồm mơi trường
trong lớp, mơi trường ngồi lớp
* Xây dựng môi trường trong lớp theo chủ đề
Với mục tiêu xây dựng môi trường trong lớp phục vụ cho hoạt động khám
phá khoa học, tôi xây dựng lồng ghép trong xây dựng môi trường giáo dục
chung. Nhưng để phục vụ riêng cho tổ chức những thí nghiệm, tơi đã quan tâm
tới việc sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các các thí nghiệm, tận
dụng các nguyên vật liệu sẵn có làm nguyên vật liệu cho trẻ thực nghiệm trải
nghiệm để trẻ được làm, tạo sự hứng thú và phát triển ở trẻ tư duy lơgic tính
kiên nhẫn…
Ví dụ:Chủ đề “Thế giới thực vật- Tết và mùa xuân” Sau khi cho trẻ khám
phá Cây xanh và môi trường sống… tôi cho trẻ làm đồ dùng như: lấy lá mít, lá
bàng làm gáo múc nước để cho trẻ thực hành thí nghiệm nước chảy.
Hoặc: Hướng dẫn trẻ làm con cá bằng lá cây:
- Vật liệu: Lá cây, giấy mầu, kim chỉ, keo dán.
- Cách làm:
+ Lấy 2 lá hình trái tim to ghép vào nhau làm thân cá.
+ Ghép đơi tờ giấy mầu cắt hình trịn làm mắt cá.
+ Dùng kim chỉ đính 2 hình trịn vào đầu lá thành mắt cá.
+ Dùng lá có hình xẻ nhánh thành đi cá.
Ví dụ:Chủ đề “Thế giới động vật”. Bằng nửa quả bóng + bìa cát tơng bằng
kỹ năng tạo hình tôi đã làm thành con rùa thật ngộ nghĩnh để làm vật mẫu khi

cho trẻ làm quen với các con vật sống dưới nước. Hay từ 2 vỏ hộp sữa chua tôi
sử dụng thêm xốp để làm chân, đuôi và tạo thành con lợn thật đẹp sử dụng khi
cho trẻ làm quen về các con vật sống trong gia đình.
* Xây dựng góc khám phá khoa học: Tơi quan tâm đến xây dựng góc
khám phá khoa học trong lớp. Nội dung của góc phù hợp với nội dung hoạt động
tìm hiểu khám phá cụ thể theo chủ đề. Thường xuyên thay đổi để tạo sự mới lạ
thu hút sự chú ý của trẻ. Đồ chơi tại góc cũng được thay đổi theo nội dung chủ
đề, để thuận tiện cho trẻ thực hành các thí nghiệm.
Ví dụ: Chủ đề Gia đình: Ở góc khám phá khoa học, tơi chuẩn bị các đồ
dùng trong gia đình bằng nhựa, inox, sắt, xứ… sau đó cho trẻ thực hành thí
nghiệm nam châm hút gì..

8


Hình ảnh 2: Mơi trường tại góc khám phá khoa học
- Tương tự, các chủ đề khác cũng vậy. Khi chuẩn bị sang một chủ đề mới,
tôi đều quan tâm lên kế hoạch về xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với chủ
đề. Kế thừa môi trường giáo dục của chủ đề trước và xây dựng bổ sung cho chủ
đề sau.
* Xây dựng mơi trường ngồi lớp:
Ngay từ đầu năm học, đầu mỗi chủ đề tơi hệ thống hóa các yêu cầu môi
trường cần phải đáp ứng để phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học của trẻ
trong chủ đề đó.
Thơng qua việc tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội trong hoạt động ngồi
trời góp phần hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu chân thực về thế giới
khách quan, giúp trẻ tích lũy kiến thức và ứng dụng chúng vào thực tiễn, phát
triển và rèn luyện cho trẻ các kỹ năng nhận thức như quan sát, so sánh, phán
đốn, đo lường,..ngồi ra cho trẻ hoạt động ngồi trời cịn giúp trẻ tăng cường
sức khỏe và thể lực cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với phong cảnh đẹp thiên

nhiên, hít thở bầu khơng khí trong lành và những vận động tích cực của trẻ trong
một khơng gian rộng, thống.
Tận dụng khu vườn thiên nhiên của nhà trường, ở khu này tôi xin phép ban
giám hiệu đầu tư một chiếc giá để trưng bày các chậu nhựa nhỏ gieo các hạt lạc,
hạt đậu để trẻ theo dõi được sự phát triển của cây. Một góc nhỏ khác tôi đặt chậu
cá và các chậu cây cảnh để cho góc thật sự đẹp và sinh động.
Khu vườn của bé với các loại cây cảnh, cây ăn quả, các loại rau để trẻ có thể
tham quan và khám phá. Tôi thường xuyên cho tổ chức cho trẻ nhặt lá, tưới rau.
Cùng với trẻ thực hiện thí nghiệm “Cây cần gì để lớn lên và phát triển”. Làm
cho trẻ ln ln phấn khởi và thích thú khi tham gia.
9


Hình ảnh: Trẻ thực hiện các thí nghiệm và thực hành chăm sóc cây tại
khu vườn thiên nhiên, vườn rau của trường
Kết quả:Qua việc tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học mà tôi đã tổ
chức thực hiện, đã đem lại cho trẻ sự hứng thú cao trong hoạt động học tập nói
chung và hoạt động khám phá khoa học nói riêng. Từ sự hứng thú đó trẻ đã tiếp
thu được kiến thức kỹ năng dễ dàng trẻ nhớ lâu, nhớ sâu và có hệ thống.
2.3.4. Tổ chức thực hiện hoạt động thí nghiệm khoa vui:
Tổ chức những thí nghiệm khoa học vui vào sau hoạt động khám phá khoa
học, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều là việc làm không thể thiếu được đối
với giáo viên. Đây là hình thức giáo dục phù hợp với tâm lý của trẻ, mơi trường
có lạ, đẹp thì mới hấp dẫn, khơi gợi được tính tị mị ham hiểu biết của trẻ, từ đó
trẻ mới khát khao được tìm hiểu, khám phá.Với sự hiểu biết và ý tưởng như trên
tôi đã tiến hành thực hiện lồng ghép những thí nghiệm vui vào sau hoạt động
khám phá khoa học, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều cụ thể như sau:
2.3.4.1.Lồng ghép tổ chức các thí nghiệm vui vào hoạt
động khám phá khoa học:
Hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động chính để cung cấp các kiến

thức mới cho trẻ. Đây là hoạt động địi hỏi ở giáo viên phải có sự sáng tạo, linh
hoạt và sự khéo léo khi vận dụng, tạo thêm những hoạt động cụ thể của lớp mình
và khả năng của trẻ. Hoạt động này cần phải lồng ghép, tích hợp các hoạt động
khác trong q trình cung cấp kiến thức cho trẻ, q trình tích hợp cần lựa chọn
nội dung phù hợp, lôgic, nhẹ nhàng, đặc biệt phải lơi cuốn, kích thích được trẻ
hứng thú tham gia vào hoạt động, và ln chú ý tích hợp nhưng không làm mất
đi phần trọng tâm của bài. Với những đề tài có thể tích hợp được những thí
nghiệm vui để tạo hứng thú cho trẻ khắc sâu những kiến thức đã học, tơi ln
chú ý tích hợp vào phần củng cố sau khi tổ chức hoạt động.
Việc tổ chức, hướng dẫn trẻ thực hành các thí nghiệm là khâu tương đối vất
vả vì trẻ lứa tuổi mầm non đang còn rất nhỏ, chưa khéo léo và rất vụng về vì vậy
10


khi hướng dẫn trẻ tôi phải hướng dẫn thật tỉ mỉ, chu đáo và nhắc nhở trẻ cẩn
thận, khéo léo trong quá trình làm.
Khi hướng dẫn trẻ thực hiện các thí nghiệm, tơi lấy các đề tài thí nghiệm
trong bản kế hoạch đã được tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường thơng
qua.
Ví dụ: Tổ chức thí nghiệm “Vật chìm, vật nổi”
Với thí nghiệm này tơi tích hợp vào đề tài: “Khám phá đồ dùng, đồ chơi
trong lớp học” của chủ đề Trường mầm non.
Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá, trẻ biết được tên đồ
dùng đồ chơi, biết 1 số đặc điểm, kích thước, màu sắc, chất liệu, biết cách sử
dụng, công dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc trong lớp. Từ đó tơi giáo dục
trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp.
Đến phần củng cố tôi tổ chức cho trẻ thực hiện thí nghiệm “Vật chìm, vật
nổi” như sau:
- Mục đích của thí nghiệm:
+ Trẻ gọi tên được các vật chìm vật nổi hiểu được vì sao vật này chìm vật

kia nổi. Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, dự đoán và đưa ra kết luận.
- Chuẩn bị cho thí nghiệm:
+ Một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp: Đồ chơi nhựa, lá cây khô. Vỏ ngao,
vỏ hến, sắt, sỏi, đá…
+ 1 thau nước to, 1 thau nước nhỏ,
- Tiến hành thí nghiệm:
Tơi đư hộp q ra và nói: Trong hộp q bí ẩn này của cơ có những gì?
(Tơi giơ từng đồ vật ra cho trẻ quan sát và hỏi về chất liệu, tác dụng của mỗi loại
đồ vật)
+ Vật nổi: Các loại quả nhựa, xốp, lá cây khơ, chai nhựa…
. Tơi cho trẻ phán đốn trước: Những đồ chơi này khi thả vào nước thì điều
gì sẽ xảy ra?
. Cơ cháu mình cùng nhau khám phá điều đó nhé!
.Tơi cho trẻ lần lượt thả những vật đó vào nước
. Cho trẻ quan sát và trả lời được khi thả những vật đó vào nước thì điều gì
sẽ xảy ra. (Nó nổi trên mặt nước)
+ Vật Chìm: Sỏi, nam châm, vỏ ngao, mẩu gỗ…
. Lần lượt tơi cho trẻ cùng nhau làm thí nghiệm với từng đồ vật: Sỏi, nam
châm, mẩu gỗ, vỏ ngao....
. Các con vừa thả vật gì vào nước? Khi thả vào nước nó như thế nào? Vì
sao con biết ? (Vì nó chìm xuống đáy chậu).
. Vì sao vật này nó nổi cịn vật kia nó lại chìm được?
+ Khái qt - Mở rộng:
. Hơm nay chúng mình đã làm thí nghiệm gì?
. Vật nổi là gì? Ngồi ra cịn có đồ dùng, đồ chơi gì trong lớp mình có thể
nổi khi thả vào nước nữa?(Lá cây, giấy, một số đồ vật làm từ nhựa ,...)

11



. Cịn ngồi những vật chìm trong lớp mà hơm nay chúng mình khám phá
ra thì cịn có những đồ vật gì nữa có thể chìm trong nước? (Ổ khóa, chốt cửa, vỏ
hến. hạt na, hạt gấc...)
=> Như vậy các con đã biết được đồ dùng, đồ chơi trong lớp chúng ta có
những vật khi thả vào nước thì nó sẽ nổi và có những vật sẽ chìm dưới nước.

Hình ảnh: Tổ chức thí nghiệm“Vật chìm, vật nổi”.
Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là q trình tích cực tham gia hoạt động
thăm dị, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Ở giai đoạn này, không nhất thiết phải dạy
hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ
nhiều hơn về những gì mà chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát,
xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và thảo luận, chia sẻ
điều trẻ nhìn thấy, trẻ nghĩ hoặc điều cịn băn khoăn, thắc mắc.
Ví dụ: Thí nghiệm: “ Tan hay khơng tan” của chủ đề: “Bản thân- Vui hội
Trung Thu- Ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam”.
+ Chuẩn bị: 1 bát đường, 1 bát muối, 1 bát sỏi, 1 bát hạt, 1 bát xốp,cốc
nhựa trong và nước lọc.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Cho 2 trẻ lên lấy một ít đường cho vào cốc nước thứ nhất, cho
muối vào cốc nước thứ 2 và cho cho một ít cát vào cốc nước thứ 3 lần lượt với
các cốc tiếp theo đã ghi sẵn tên.
Bước 2: Hướng dẫn cho trẻ lên hòa tan từng cốc sau đó cho trẻ quan sát.
Hỏi trẻ xem vật gì đã tan trong nước cịn vật gì khơng tan được. Sau đó cho trẻ
nếm vị của nước đường, nước muối để cho trẻ so sánh vị: Đường hòa tan trong
nước có vị ngọt, muối hịa tan trong nước có vị mặn.
12


Hình ảnh: Tổ chức thí nghiệm “Tan hay khơng tan”.
Ngồi việc lồng ghép, tích hợp sau hoạt động khám phá có những đề tài tơi

cho là hoạt động chính của hoạt đơng khám phá ln.
Ví dụ: Đề tài:” Điều kỳ diệu của những viên sỏi”
(Xem phụ lục 3)
Kết quả:Thông qua việc lồng ghép các thí nghiệm vào chính hoạt động
khám phá khoa học có 100% trẻ đã nhận biết tên gọi đặc điểm của đối tượng;
97,2% trẻ biết so sánh nhận xét giữa các đối tượng và 91,8% trẻ có khả năng suy
luận giả thích về mối liên hệ giữa các đối tượng
2.3.4.2. Lồng ghép tổ chức các thí nghiệm vui vào hoạt động ngoài trời:
Trẻ em nào cũng vậy, các con ln tị mị khao khát muốn tìm hiểu thế giới
xung quanh mình bằng một vạn câu hỏi vì sao đặc biệt là trẻ mầm non. Có một
cách truyền đạt những kiến thức một cách khoa và dễ hiểu chính là việc làm các
thí nghiệm đơn giản. Các thí nghiệm không chỉ giúp các trẻ hiểu vấn đề một
khoa học và sáng tạo. Mà còn truyền cảm hứng cho trẻ đam mê học hỏi, khám
phá, tìm hiểu nhiều hơn nữa về thế giới này.
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi
mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất đặc biệt là với lứa tuổi mẫu
giáo nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng. Đây là hoạt động
mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế
giới xung quanh.Trẻ khi tham gia các hoạt động ngoài trời được
nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu,
khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung
quanh mình.
Khi tổ chức thực hiện các thí nghiệm tơi cũng chú trọng tích
hợp vào các đề tài phù hợp một cách nhẹ nhàng.Từ đó tạo hứng thú cho trẻ khắc
sâu những kiến thức đã học, và tiến hành thí nghiệm sau khi tổ chức hoạt động.
13


Ví dụ:Thực hành thí nghiệm: Gió có từ đâu ?
Với thí nghiệm này tơi tích hợp vào đề tài “Khám phá về gió” ở chủ đề

nước và các hiện tượng tự nhiên.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát, khám phá hiện tượng của gió giúp
trẻ biết một số đặc điểm đặc trưng của gió, biết được ích lợi và tác hại của gió,
cách phịng chống khi có gió bão mạnh. Bên cạnh đó trẻ hiểu được các loại gió,
đâu là gió nhân tạo, đâu là gió tự nhiên. Sau khi tổ chức các nội dung chính của
hoạt động xong,tơi tiến hành cho trẻ thực hiện thí nghiệm.
- Mục đích của thí nghiệm:
+ Trẻ nhận biết được gió có từ đâu và cảm nhận được gió thổi như thế nào?
- Chuẩn bị cho thí nghiệm :
+ Quạt điện, quạt nan, quạt giấy, giấy xé nhỏ, xé thành dải mảnh, chong
chóng làm bằng lá dừa.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Tơi hỏi trẻ: “Làm thế nào để tạo ra gió mát?”(nếu trẻ khơng trả lời được
thì cơ chỉ vào các vật có sẵn và hỏi: Những đồ vật này thì sao?, Có tạo ra gió
được khơng? Tại sao?. Sau đó cho trẻ thực hành tạo ra gió bằng cách cầm quạt
mo, quạt nan, quạt giấy… và trẻ quạt. Trẻ nêu nhận xét khi cầm các vật quạt.
+ Cô hỏi trẻ: “Từ bộ phận cơ thể, làm thế nào có thể tạo ra gió?”, trẻ nêu trả
lời phỏng đốn. Sau đó cho trẻ làm hành động để tạo ra gió (thổi, lấy bàn tay
phe phẩy…). Cho trẻ thổi vào băng giấy, thổi các mảnh giấy vụn để trên bàn…
+ Tôi hướng dẫn trẻ chơi với chong chóng và yêu cầu trẻ trong khi chơi tìm
hiểu xem vì sao chong chóng lại quay được? (là có gió thổi)
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, chong chóng quay chậm? (chong
chóng quay nhanh khi có gió thổi mạnh, chong chóng quay chậm khi có gió thổi
nhẹ).
+ Làm thế nào để chong chóng quay? (Cần chạy nhanh, tạo ra gió. Gió làm
quay chong chóng)

14



Hình ảnh: Trẻ thực hành thí nghiệm và chơi với chong chóng
Kết quả: Thơng qua hoạt động ngồi trời, trẻ được thỏa mãn
nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá, được quan sát
thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên
nhiên, được tự do hoạt động được thực hành những thí nghiệm
vui, bổ ích. Từ đó giúp trẻ tăng thêm những kiến thức sơ đẳng,
đơn giản và đoàn kết chung sức cùng bạn để hoàn thành mọi
cơng việc.
2.3.4.3. Lồng ghép tổ chức các thí nghiệm vui vào hoạt động chiều:
Với phương châm học đi đối với hành, lý thuyết đi đôi với thực tế nên việc
tổ chức các hoạt động dạy học và chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm thường
xuyên, bên cạnh đó củng cố, rèn luyện các kỹ năng tổ chức hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ. "Hoạt động chiều" - một trong những hoạt động quan trọng trong
chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Hoạt động chiều bắt đầu từ sau khi trẻ ngủ
dậy, diễn ra các hoạt động: Vệ sinh cá nhân sau khi ngủ dậy; ăn quà chiều, tiếp
đến là ơn bài cũ, chơi trị chơi, chơi tự do...
Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với trẻ vì: Sau khi ngủ dậy, trẻ lại
được thực hiện 1 loạt các công việc đơn giản: Vận động nhẹ nhàng; Rửa mặt
mũi chân tay, chải đầu tóc gọn gàng; Ăn q chiều; Ơn bài cũ hoặc tìm hiểu bài
mới; Chơi trị chơi...
Ví dụ: Thực hành thí nghiệm “Nam châm hút gì”
Với thí nghiệm này tơi thực hiện ở chủ đề “Gia đình”.
Sau giờ vệ sinh ăn quà chiều, tơi cho trẻ làm thí nghiệm “Nam châm hút gì”
để ôn lại các kiến thức trong giờ hoạt động học có chủ định buổi sáng khám phá
đồ dùng gia đình. Qua đó trẻ được củng cố lại các kiến thức về tên gọi, chất liệu,
công dụng của một số đồ dùng trong gia đình hay sử dụng hàng ngày.
- Mục đích của thí nghiệm:
+ Trẻ được trải nghiệm và khám phá, đặc tính của nam châm đó là hút các
vật bằng sắt, và không hút được các vật như nhựa, gỗ, xốp. Biết được ứng dụng
của nam châm trong đời sống con người.

+ Kích thích khả năng tìm tịi khám phá của trẻ.
- Chuẩn bị cho thí nghiệm:
+ Nam châm cho cô: 2 thanh.
+ Mỗi trẻ 1 viên nam châm nhỏ, 4 chiếc hộp để các đồ vật: Thìa nhựa, thìa
sắt, cốc nhựa, cốc sắt, bát nhựa, bát sắt, chìa khóa, khóa cửa, mi lấy cơm bằng
gỗ, miếng xốp rửa bát…...(lưu ý chọn các vật không gây nguy hiểm cho trẻ).
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Tơi mời 1 trẻ lên lấy đồ dùng gia đình là một chiếc bát sắt sau đó hướng
dẫn trẻ cho bát đó tiến lại gần nam châm. Cho trẻ cả lớp phán đoán xem nam
châm có thể hút được bát sắt khơng?
+ Tiếp theo tơi mời trẻ về 4 nhóm khám phá cùng nam châm: Gợi ý để trẻ
thực hiện cho nam châm hút vào tất cả các đồ dùng gia đình cốc nhựa, cốc sắt,
thìa nhựa, thìa sắt, chìa khóa, khóa cửa, mi lấy cơm bằng gỗ, miếng xốp rửa
bát..... Trẻ sẽ được cùng nhau thử nghiệm, thảo luận và biết được những đồ dùng
15


gì, làm bằng chất liệu nào thì bắt được với nam châm; cịn những đồ dùng làm
bằng chất liệu gì thì khơng bắt được với nam châm.
Tơi đến từng nhóm đặt câu hỏi: Nam châm hút được những đồ dùng bằng
chất liệu gì? Vì sao?. Nam châm khơng hút được những đồ dùng bằng chất liệu
gì? Vì sao?
+ Sau đó tôi cho hai trẻ ngồi cạnh quay mặt vào nhau, dùng nam châm của
mình hút với nam châm của bạn.
+ Giải thích: Vì nam châm có hai cực: Cực dương, cực âm nếu để hai cực
này ở gần nhau chúng sẽ hút nhau, nếu để cực dương với cực dương hoặc cực
âm với cực âm thì chúng sẽ đẩy nhau, vì vậy trong cuộc sống hàng ngày nam
châm được ứng dụng rất nhiều như dùng để gắn miệng túi, gắn tranh giấy bút
lên bảng, làm sạch cốc,…
Cuối cùng tôi chốt lại: Như vậy nam châm chỉ hút được những đồ dùng gia

đình có chất liệu làm bằng sắt, Cịn những đồ vật bằng nhựa, xốp, gỗ thì nam
châm khơng hút được và thơng qua thí nghiệm này, củng cố lại cho trẻ kiến thức
đã học, trẻ nắm được đặc điểm, công dụng và phân loại được chất liệu đồ dùng
trong gia đình.

Hình ảnh: Tổ chức cho trẻ thực hành thí nghiệm
“Nam châm hút gì”
Tận dụng thời gian buổi chiều, căn cứ vào tình hình trẻ và điều kiện thực tế
của lớp mình, tơi tổ chức cho trẻ thực hành những thí nghiệm vui nhằm tạo cho
trẻ sự thoải mái, giúp trẻ tích cực, hứng thú trong các hoạt động, ln vui vẻ khi
đến lớp cho đến lúc phụ huynh đón.
Kết quả: Sau một thời gian tiến hành cho trẻ tham gia các thí nghiệm ở lớp,
khơng chỉ được sự hưởng ứng nhiệt tình của trẻ mà cịn giúp trẻ phát triển khả
năng tư duy. Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “ tại sao?, như thế nào?...trước những
hiện tượng lạ, biết để ý những biến đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh, biết
tự khám phá bằng những giác quan và có sự trao đổi với cơ. Hầu hết tất cả các
16


trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập trung cao độ để quan sát hiện
tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả.
2.3.5. Phối hợp với phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng tổ chức
hoạt động thí nghiệm vui:
Để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa họccho trẻ trong trường
mầm non thì cần phải có sự giáo dục tồn bộ giữa gia đình và nhà trường.Đây là
một việc làm hết sức cần thiết tôi thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập
khơng thể thiếu được vai trị giải quyết khó khăn của phụ huynh vì thế ngay từ
đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về các hoạt động của trẻ trong trường
mầm non trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh và tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh.

Bản thân tôi là một cộng tác viên tuyên truyền của nhà trường ngoài việc
tuyên truyền các chuyên đề của nhà trường giao về lớp tôi đã làm tốt công tác
tuyên truyền tới các bậc phụ huynh như thường xuyên trao đổi về tình hình học
tập của trẻ đặc biệt qua các buổi đón trả trẻ tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh
về trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã cấp nhu cầu lớp cịn thiếu
những gì từ đó vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các
loại đồ dùng như có phụ huynh đã sưu tầm các loại tranh ảnh về các con vật hoa
quả, một số lanh lam thắng cảnh để ủng hộ, có bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây
cảnh, cây hoa và một số loại cây ăn quả để trồng ở vườn trường và góc thiên
nhiên.
Trong năm học, tơi thường kết hợp với các bậc phụ huynh để có nhiều biện
pháp giáo dục con em mình. Hoạt động thí nghiệm khoa học chưa thực sự được
các bậc phụ huynh quan tâm chính vì vậy tơi càng phải cố gắng giải thích, động
viên phụ huynh thay đổi suy nghĩ theo kiểu lối mòn truyền thống áp đặt trẻ.
Trong các buổi họp phụ huynh học sinh và qua các giờ đón, trả trẻ, tôi
mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về những ưu điểm của việc áp dụng các thí
nghiệm khoa học vào dạy trẻ như những cách thức đơn giản để thực hiện các thí
nghiệm khoa học và khuyến khích phụ huynh nên hướng dẫn, động viên trẻ tự
làm thí nghiệm phù hợp với khả năng của trẻ. Qua đó, trẻ tự khám phá những tri
thức khoa học một cách hứng thú say mê.
Ví dụ: Khi về nhà trẻ cùng người lớn nấu ăn có thể sử dụng các thí nghiệm
về “quả trứng kì diệu” hay “Chiếc đũa gãy”.
Hoặc khi cùng anh chị thu gom chai phế thải có thể làm các thí nghiệm:
“Đàn tự chế từ nước”. Khi cùng mẹ chăm tưới cây trong vườn có thể làm thí
nghiệm: “cây cần gì để phát triển”
Thật sự là đơn giãn thôi nhưng việc làm này của cha mẹ trẻ đã dần dần vun
đắp cho một trí tuệ sáng tạo thơng minh cho chính con em mình.
Kết quả: sau khi tơi áp dụng biện pháp này, nhiều phụ huynh đã rất tích
cực hướng dẫn, tạo điều kiện co trẻ làm các thí nghiệm khoa học nhỏ ở nhà. Có
nhiều phụ huynh đã phấn khởi khi khám phá ra con em mình thực sự lại thông

minh đến như vậy.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17


2.4.1. Đối với trẻ:
- Đối với trẻ: Lớp 5- 6 tuổi do tôi phụ trách sau khi áp dụng các giải pháp
nâng cao hiệu quả của các thí nghiệm khoa học trẻ rất tự tin với lĩnh vực khám
phá khoa học đặc biệt là làm thí nghiệm.
- Trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động thí nghiệm vui vì vậy mà giờ
khám phá khoa học đạt chất lượng cao.
- Trẻ tự tin, nhanh nhẹn và thực hành các thí nghiệm rất tốt, làm đúng theo
yêu cầu của cô đặt ra.
- Sau khi áp dụng biện pháp trong công tác giảng dạy“Một số giải pháp tổ
chức những thí nghiệm vui góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám
phá khoa học”trong cả năm học tơi thấy có những chuyển biến rõ rệt, và nó
được hiển thị kết quả đạt được như sau:
* Tổng hợp kết quả khảo sát trẻ cuối năm học. (tháng 4 năm 2021)
S
TT Nội dung
1
2
3
4
5
6

Tổng Sau khi áp dụng giải pháp
số

Đạt
Chưa đạt
trẻ Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ
29
94,5%
2
5,5%
Khả năng tìm tịi khám phá
31
31
100%
0
Khả năng nhận biết tên gọi đặc 31
điểm của đối tượng
30
97,2%
1
2,8%
Khả năng so sánh nhận xét giữa 31
các đối tượng
29
94,6%
2
5,4%
Khả năng phân nhóm phân loại 31
theo dấu hiêu của đối tượng.
28
91,8%
3
8,2%

Khả năng suy luận giả thích về 31
mối liên hệ giữa các đối tượng
31
100%
0
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt 31
0
động thí nghiệm.

* Bảng khảo sát chất lượng thực hành thí nghiệm của cá nhân trẻ
thông qua hoạt khám phá khoa họccuối năm học
(Xem phụ lục 1- Bảng 2).
Vi deo minh chứng cho thực trạng của trẻ đầu năm học.
(Đĩa CD kèm theo bản giấy báo cáo sáng kiến)
Qua bảng khảo sát minh chứng trên thì cho thấy rằng: Tỷ lệ chênh lệch của
các cháu đạt về các nội dung sau khi áp dụng biện pháp lên tới trên 52 % và cháu
chưa đạt giảm rõ rệt.
2.4.2. Đối với bản thân:
- Dạy thành cơng các buổi thí nghiệm khám phá khoa học và được nhà
trường đánh giá cao. Có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy, thỏa mãn
nhu cầu thích được khám phá của trẻ.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường theo quan điểm
xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
18


2.4.3. Đối với đồng nghiệp:
- Được áp dụng rộng rãi trong giáo viên và trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi và 5 - 6
tuổi tại nhà trường mà tôi đã triển khai và được đồng nghiệp áp dụng và có thể
áp dụng rộng rãi trong tồn Huyện và Tỉnh.

- Được trau dồi thêm nhiều kiến thức trong sử dụng các thí nghiệm lồng
ghép trong các hoạt động dạy học. Tự tin và thường xuyên trao đổi với nhau
trong các cuộc họp chuyên môn của nhà trường.
2.4.4. Đối với nhà trường:
- Đã tổ chức được nhiều buổi chuyên đề có chất lượng, thao giảng về vấn
đề thực hành các thí nghiệm khoa học.
- Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học thơng qua
những thí nghiệm vui được cốt cán chuyên môn nhà trường đánh giá là giải pháp
tốt có thể áp dụng trong các trường Mầm non trong Huyện Nga Sơn.
- Nhà trường liên tục được Phịng giáo dục đánh giá cao về cơng tác chăm
sóc giáo dục trẻ đặc biệt là nhiệm vụ phát triển nhận thức cho trẻ.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Giáo dục mầm non giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển của
xã hội, trong quá trình hình thành nhân cách con người. Do vậy trong công tác
giáo dục mầm non phải tiến hành một cách khoa học có mục đích, có hệ thống
nhằm tạo dựng nền móng ban đầu vững chắc cho quá trình phát triển sau này
của mỗi cá nhân trẻ. Trẻ em được coi là “chủ nhân tương lai của đất nước”.
Có thể nói rằng cho trẻ tổ chức những thí nghiệm khoa học vui góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học là việc làm không thể thiếu
được ở độ tuổi mầm non bởi thông qua hoạt động này làm tăng vốn hiểu biết
cho trẻ, khả năng nhận thức của trẻ được nâng cao.
Nhận thức được điều đó sau khi vân dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình
vào thực tế giảng dạy hướng dẫn hoạt động, bản thân tơi thấy mình cần phải
không ngừng học hỏi nghiên cứu thêm nhiều tài liệu, vận dụng linh hoạt hơn
nữa các phương pháp, biện pháp, hình thứ phù hợp để tổ chức những thí nghiệm
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học từ đó giúp trẻ phát
triển tồn diện về mặt đạo đức, nhân cách, trí tuệ, và thể chất …một cách tốt
nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Để làm tốt được điều này giáo viên cần:
+ Nắm bắt tâm lý và khả năng vốn có của trẻ để có biện pháp phù hợp.

Khơng ngừng học tập nghiên cứu tài liệu tham gia các lớp chuyên đề để nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện nhất.
+ Việc lựa chọn cũng như thực hiện những thí nghiệm khoa học phải đảm
bảo tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là đảm bảo an tồn cho trẻ.
+ Tích cực sưu tầm, làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động thí
nghiệm của trẻ ngày một phong phú và hấp dẫn.
19


+ Thực hiện tốt công tác chuyên môn, tham mưu để có sự quan tâm, động
viên kịp thời vá chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với nhà trường
Tăng cường thêm công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm
kinh phí mua sắm thêm đồ dùng dạy học, đồ chơi, thiết bị phục vụ cho các hoạt
động của trẻ. Đặc biệt là các hoạt động thí nghiệm khoa học cho trẻ.
* Đối với phòng giáo dục:
Tổ chức chuyên đề, hội thảo, cung cấp tài liệu về thí nghiệm khoa học cho
giáo viên mầm non thực hiện các hoạt động giáo

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Mai Thị Mỵ

Nga giáp, ngày15 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình không sao
chép nội dung của người khác
Người viết

Trịnh Thị Nụ

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo
thơng tư 28/28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số nội
dung của Chương trình giáo dục mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt
nam.”Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình
thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi;
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học
ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.” [1] Trang 3
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp
vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý và giáo viên mầm non . Năm học
2019- 2020.Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Tháng 7/2019.
3.Sách 100 đề tài khám phá khoa học và khám phá xã hội dành cho trẻ
mẫu giáo của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Tâm Thanh(Chủ biên)- Thanh
Hà. “Hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ nhận biết về các sự vật, hiện tượng
ở xung quanh và đây là con đường cơ bản để tiến hành phát triển nhận thức cho
trẻ..Hoạt động khám phá khoa học bao gồm: Tìm hiểu, khám phá, thử nghiệm,
thí nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, làm thỏa mãn
nhu cầu nhận thức của trẻ.” [2] Trang 1.
4. Tổ chức một số hoạt động khám phá thí nghiệm môi trường xung quanh
cho trẻ mầm non của Joung Soong (Hàn Quốc) trên mạng intơnet.
5. Tâm lý học trẻ em. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Tác giả: Nguyễn
Ánh Tuyết: “Trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn các loại tư duy đã hình thành tương đối
đầy đủ, nhưng tư duy trực quan- hình tượng vẫn chiếm ưu thế các phẩm chất tư

duy từng bước phát triển như tính sáng tạo, tính độc lập, tính linh hoạt và độ
mềm dẻo nhờ đó mà trẻ có thể học các hoạt động học một cách tích cực’’[3]
Trang 30.
6. Một số thí nghiệm với nước của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Lã Thị
Thanh Thủy (Chủ biên).
7. Phương pháp hướng dẫn một số thí nghiệm đơn giản. Nhà xuất bản đại
học sư phạm. Tác giả: Nguyễn Thị Phương Nga. “Trẻ 5- 6 tuổi xem xét và tìm
hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng: Trẻ tị mị tìm tịi, khám phá các sự
vật, hiện tượng xung quanh như: Đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng: “Tại sao có
mưa?”….Làm thử nghiệm và sử dụng các công cụ đơn giản để quan sát, so
sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận như: Thử nghiệm gieo hạt, trồng cây được
tưới nước và không tưới nước, theo dõi và so sánh sự phát triển. Phân loại các
đối tượng theo các dấu hiệu khác nhau. Nhận xét được mối quan hệ đơn giản
của sự vật và hiện tượng như: Nắp cốc có những giọt nước do nước bốc hơi…”
[4]. Trang 16


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Nụ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Mầm Non Nga Giáp
STT

1

2

Tên đề tài SKKN


Cấp đánh giá xếp
loại (Phòng, Sở,
Tỉnh…)

Nâng cao chất lượng
cho trẻ 4 - 5 tuổi
Trường Mầm Non Nga - Phịng GD&ĐT
Giáp thơng qua hoạt huyện Nga Sơn
động tạo hình.
Một số biện pháp lồng
- Phịng GD&ĐT
ghép tích hợp nội dung
huyện Nga Sơn.
giáo dục dinh dưỡng và
vệ sinh ATTP cho trẻ
-Sở GD&ĐT Tỉnh
mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Thanh Hóa.
Trường Mầm Non Nga
Giáp.

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, C)

Năm học
đánh giá xếp
loại


B

2013 - 2014

A
C

3

Biện pháp nâng cao
chất lượng các nội
dung giáo dục tiết
kiệm năng lượng cho
trẻ 5-6 tuổi trong
trường Mầm Non
Nga Giáp.

- Phòng GD&ĐT
huyện Nga Sơn

A

4

Một số giải pháp tổ
chức những thí
nghiệm vui góp phần
nâng cao chất lượng
hoạt động khám phá

khoa học cho trẻ 5-6
tuổi trường mầm non
Nga Giáp

- Phòng GD&ĐT
huyện Nga Sơn

A

2014 - 2015

2018 - 2019

2020 - 2021


Phụ lục 1:
Bảng 1: Bảng khảo sát chất lượng thực hành thí nghiệm của cá nhân trẻ
thơng qua hoạt khám phá khoa họcđầu năm học. (Tháng 9/2020)

ST
T

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Họ và tên trẻ

Mai Văn Đông
Phạm Phương Nam
Đào Thanh Tâm

Đỗ Ngọc Thảo
Đỗ T Quỳnh Anh
Nguyễn Văn Huy
Nguyễn Sang Sang
Đỗ Mai Duy
Đỗ Minh Đức
Đỗ Trọng Lĩnh
Bùi Hà Dung Nhi
Mai Tường Vy
Mai Vũ Hoàng
Trịnh T Thu Phương
Nguyễn Minh Hùng
Bùi Thị Kiều Vy
Nguyễn Lan Nhi
Phạm Phương Thảo
Mai Ng Đức Quang
Phạm Khánh Ngọc
Nguyễn Đức Mạnh
Nguyễn P Thu Thủy
Mai Tiến Sang
Phạm Thảo Vân
Lã Thị Hải Yến
Đặng Gia Bảo
Mai Ng Kim Anh
Nguyễn Minh Châu
Mai T Xuân Phương
Mai T Thu Thảo
Mai T Trâm Anh
Tổng cộng
Tỉ lệ %


Khả
Khả
Khả
năng tìm
năng
năng so
tịi khám nhận biết
sánh
phá
tên gọi
nhận xét
đặc điểm giữa các
của đối
đối
tượng
tượng
Đ C
Đ
C
Đ
C
Đ
Đ
Đ
X
X

X
X

X
X
X

X
X
X
X
X
X
X

X
X

X
X
X
X

X
X
X
X
X

X

X
X

X

X

X
X

13
42

X
X
X

X
X
X
X
X
X

X
X

X

X
X
21
68


12
39

X
X
19
61

10
32

X
X

X

X
X

X
21
68%

X
X
X
X
X
X

X
X
X
X

X
X
X

X
X
X

X

X
X
X

X

X
X
X

X
X

X
X


X

X
X

X

X

X
X
X

X

X

X
X

X

X

X
X

X


X
X

X

X

X

X

X

X

X
X

X

X

X

X

10
32

X

X

X
X
10
32



X

X

X

X
X
X
X

X
X
X
X
X
18
58

X
X

X

X

Đ

X
X

X
X
X
X

X
X

X

X

X

X

X
X
X
X


X
X

X

X

X

X

X

Trẻ hứng
thú tham
gia vào
hoạt
động thí
nghiệm

X
X
X

X

X
X

X


X
X

X

X
X
X
X

X
X
X

X
X

Khả năng
suy luận
giả thích
về mối
liên hệ
giữa các
đối tượng
Đ


X


X

X

X
X
X

X
X

Khả năng
phân
nhóm
phân loại
theo dấu
hiêu của
đối tượng
Đ


21
68%

X
X
X
12
39


19
61


×