Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỘT SỐ KINH THỦ THUẬT GÂY HỨNG THÚ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 56 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.89 KB, 15 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN YÊN
TRƯỜNG MẦM NON SONG VÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH THỦ THUẬT GÂY HỨNG THÚ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

Tân Yên, tháng 10 năm 2012
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển tồn diện về thể chất
tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con
Nguyễn Thị Huệ
Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 1


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
người, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, đặc
biệt là trẻ 5- 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về
ngôn ngữ, về tình cảm... thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn,
có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và cịn có những điều trẻ tị mị muốn được
khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục
thế hệ trẻ.
Cho trẻ “Khám phá khoa học” mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú,
đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ. Cho trẻ “Khám phá khoa học” sẽ
cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết thế giới xung quanh mình, từ môi trường tự
nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi
người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau) và trẻ hiểu biết về
chính bản thân mình, từ đó giúp trẻ có những hiểu biết về cuộc sống xung quanh
mình.


Việc gây hứng thú cho trẻ khám phá khoa học là một nghệ thuật để thu hút
trẻ tham gia vào các hoạt động. Tôi luôn nghĩ rằng để trẻ tiếp thu bài tốt điều
quan trọng trẻ phải thực sự thích thú và hứng thú vào bài. Để có được điều đó,
cơ phải là người khéo léo, có năng lực tổ chức, có giọng truyền cảm, nhẹ nhàng
gây hứng thú cho trẻ hoạt động.
Thực tế cơ sở vật chất ở trường còn nhiều thiếu thốn, một số hoạt động
“Khám phá khoa học” cho trẻ 5- 6 tuổi còn rất tẻ nhạt, giáo viên còn nhiều hạn
chế, lúng túng chưa biết cách dẫn dắt để vào bài làm cho tiết học không hấp dẫn,
trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động học.
Xuất phát từ thực tiễn của lớp, về cơ sở vật chất, điều kiện thực tế. Là một
giáo viên trực tiếp giảng dạy, tơi thấy việc tìm tịi những thủ thuật gây hứng thú
cho trẻ nhằm nâng cao hoạt động “Khám phá khoa học” là rất cần thiết, chính vì
vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Một số thủ thuật gây hứng thú nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
trường mầm non”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 2


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Nghiên cứu tìm ra một số thủ thuật nhằm gây hứng thú cho trẻ, giúp tiết
học sôi nổi, trẻ hào hứng tham gia hoạt động. Từ đó trẻ u thích mơn học và
đạt kết quả cao trong hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ mầm non 5- 6 tuổi
trong trường Mầm non.
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gây hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5– 6 tuổi trong
trường Mầm non.

2. Phạm vi nghiên cứu
Các lớp 5 - 6 tuổi trường Mầm non Song Vân – Tân Yên – Bắc Giang.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sưu tầm, đọc sách, phân tích, tổng hợp các tài liệu khám phá khoa học của
giáo dục Mầm non.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan sát các hoạt động và đánh giá trẻ hàng ngày.
3. Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm vào các tiết dạy hoạt động Khám phá khoa học hàng
ngày cho trẻ.
4. Phương pháp thống kê tốn học
Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm.
Phương pháp tính trung bình cộng.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 . Cơ sở lí luận
Trẻ Mầm non vốn ham hiểu biết, thích khám phá, tòm tòi các sự vật hiện
tượng xung quanh. Khám phá khoa học đã thỏa mãn nhu cầu phát triển đó của
trẻ. Qua hoạt động khám phá, trẻ có khả năng quan sát so sánh, phân loại... Từ
đó, trẻ có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo nhiều cách khác
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 3


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
nhau. Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật hiện tượng xung
quanh.
Từ những mục tiêu đó, tơi băn khoăn, suy nghĩ về hoạt động khám phá
khoa học. Cơ ln nghiên cứu tìm tịi đưa ra những phương pháp, hình thức đổi

mới, nội dung khám phá mới lạ để thu hút trẻ tiếp thu bài được tốt. Tôi nhận
thấy việc gây hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá khoa học là hết sức cần thiết
và quan trọng. Nó quyết định đến cả q trình trẻ tiếp thu bài được tốt hơn hay
khơng. Thực tế hiện nay, việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động khám phá
khoa học ở trường Mầm non cịn rất hạn chế về hình thức, phương pháp và nội
dung vào bài. Vì vậy khi vào bài trẻ khơng hứng thú tham gia hoạt động. Từ đó
tơi đã chọn “một số thủ thuật gây hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường Mầm non”.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Phòng giáo dục & đào tạo huyện Tân Yên, thường
xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành đồn thể
trong thôn, các bậc phụ huynh học sinh và BGH nhà trường đã giúp đỡ, hỗ trợ
trang thiết bị dạy học cho cô và trẻ.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn nâng
cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Tổng số phòng học kiên cố giành cho lớp
5T : 5 phòng, các phòng học đảm bảo diện tích, đảm bảo ánh sáng, đồ dùng, đồ
chơi khá đầy đủ.
Giáo viên: Nhà trường có đội ngũ giáo viên dạy lớp 5- 6 tuổi nhiều năm
đạt giáo viên giỏi cấp huyện, nhiều giáo viên có trình độ Cao đẳng, Đại học. Đội
ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao về năng lực giảng dạy.
Thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ hoạt động giáo dục trẻ.

Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 4



S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Về trẻ: Số trẻ trong líp đều cã cïng mét ®é ti nên nhận thức của trẻ khá
đồng đều, lại là trẻ thuộc khu vực nông thôn nên trẻ được tiếp xúc với môi
trường tự nhiên nhiều qua các hoạt động ngoại khóa và mơi trường xung quanh.
Về phụ huynh: Phụ huynh cũng đã hiểu và giáo dục quan tâm tới phong
trào giáo dục mầm non, quan tâm tới trẻ, ủng hộ một số đồ dùng để phục vụ cho
công tác giáo dục trẻ.
Hoạt động khám phá khoa học được nhà trường quan tâm tạo mọi điều
kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cô và trẻ hoạt động. Ban giám hiệu, tổ
chuyên môn luôn bồi dưỡng xây dựng phương pháp, đổi mới hình thức đưa ra
những thủ thuật, những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khám phá khoa học.
Cơ giáo có tinh thần trách nhiệm và đầy lịng nhiệt tình, tâm huyết với
nghề, luôn yêu nghề mến trẻ đã xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc gây hứng thú, tị mị lịng ham hiểu biết của trẻ. Tơi thường sử
dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động nhằm kích thích hứng thú, tị mị lịng
ham hiểu biết của trẻ.
2. Khó khăn
Cơ sở vật chất thiết bị dạy học: Trang thiết bị nghèo nàn đồ dùng phục vụ
tiết dạy khám phá khoa học, những vật mẫu, tranh ảnh ít, đồ vật...Góc thiên
nhiên cịn nghèo, số cây ít, loại cây chưa phong phú. Đặc biệt là CNTT phục vụ
cho hoạt động của cơ và trẻ cịn thiếu.
Tạo mơi trường cho trẻ hoạt động ở bên ngoài lớp học chưa đa dạng, phong
phú.
Ví dụ: Góc thiên nhiên chưa đảm bảo, số cây ít, loại cây chưa phong phú,
chưa có bể cát, bể nước cho trẻ khám phá ...
Đồ dùng phục vụ tiết dạy còn nghèo nàn, đồ chơi của trẻ cũng rất ít, thiếu
những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát, khám phá.
Giáo viên: Một số giáo viên chưa linh hoạt trong giảng dạy, chưa biết cách
gây hứng thú vào bài, chưa sáng trong việc làm đồ dùng, đồ chơi.
Nguyễn Thị Huệ


Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 5


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Về trẻ: Nhận thức của trẻ 5 tuổi không đồng đều. Trẻ ở nông thôn nên
nhún nhát,chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động học.
Về phụ huynh: Điều kiện kinh tế của phụ huynh khó khăn dẫn đến việc
quan tới trẻ còn hạn chế, đa số các gia đình mải lo làm kinh tế nên chưa quan
tâm đúng mức đến trẻ.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã có những tiết cho trẻ làm quen với Khám
phá khoa học, tôi thấy vốn biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ cịn ít, đặc
biệt trẻ rất rễ nhầm lẫn.
Một số giáo viên chọn đề tài chưa phù hợp, chưa đi sâu về một đối tượng
cụ thể. Nhiều giáo viên chưa nghiên cứu kỹ các tiết dạy. Hình thức vào bài đôi
khi vào bài quá tẻ nhạt khiến trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động.
Số lượng đồ dùng phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học còn hạn chế
nhất là những vật thật, việc sử dụng cơng nghệ thơng tin cịn ít.
3. Một số thủ thuật gây hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khám
phá khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non
3.1.Thủ thuật sử dụng các phương tiện trực quan:
Dùng đồ thật vật thật, dùng tranh ảnh, mơ hình, băng đĩa, máy vi tính vào
việc gây hứng thú cho trẻ. Đây là hình thức vào bài hết sức hứng thú đối với trẻ.
Sử dụng đồ thật vật thật: Cô có thể sưu tầm đồ thật vật thật quanh trẻ phù
hợp với đề tài mà trẻ được làm quen như: rau, củ, quả… vừa gần gũi lại gây
hứng thú cho trẻ.
Trẻ quan sát tìm tịi, khám phá và hoạt độn với đồ vật thật, tạo hình ảnh
chọn vẹn về những gì xung quanh trẻ được khám phá gây được hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Cơ và trẻ tìm hiểu cây hoa hồng, hướng trẻ nhận biết màu sắc cánh
hoa. Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, các mép của lá có răng cưa, nên cho

trẻ ngửi hoa có mùi thơm .
Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ
so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh .

Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 6


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Tranh, ảnh, mơ hình: Có kích thước, chất liệu khác nhau, tranh ảnh đẹp
sinh động.
Có thể tổ chức cho trẻ xem theo nhóm hoặc cá nhân.
Khi xem giáo viên có thể trị chuyện với trẻ về nội dung của tranh, ảnh, mơ
hình hoặc có thể giao nhiệm vụ cho trẻ để trẻ nói được các đối tượng trong
tranh, ảnh, mơ hình.
Ví dụ: Xem tranh ảnh con gà mái đang ấp trứng, có thể đặt ra các câu hỏi:
Con gà mái đang làm gì? Nó ấp trứng như thế nào? Vì sao nó phải ấp trứng?

.
Hình ảnh: “Gà mái ấp trứng”
Băng đĩa, sách, máy vi tính: Có nội dung phù hợp, có hình ảnh sắc nét,
màu sắc rõ ràng, âm thanh trong sáng.
Có thể tổ chức cho trẻ xem Băng đĩa, sách, máy vi tính theo nhóm hoặc cá
nhân.
Khi sử dụng băng đĩa, máy vi tính, màn hình nên để ngang tầm mắt của trẻ,
cách trẻ khoảng 3m. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà có thể dùng lời thuyết minh kết
hợp với việc đặt câu hỏi trong quá trình cho trẻ xem hoặc cho trẻ xem xong rồi mới
thảo luận, nhận xét. Tuy vậy việc sử dụng máy vi tính cần phải phối hợp với việc
sử dụng các phương tiện trực quan khác như tranh, ảnh sách và băng đĩa.

Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 7


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Ví dụ: Cơ giáo có thể thiết kế các phần mềm để chơi trị chơi, gồm có các
trị chơi: Tìm vật cùng loại, tìm thức ăn cho con vật, tìm quả theo dấu hiệu, tìm
các đồ dùng có cùng chức năng…vừa giúp trẻ khám phá được những điều bổ
ích, vừa giúp trẻ được rèn luyện các thao tác sử dụng chuột của máy vi tính.
3.2.Thủ thuật sử dụng truyện kể, thơ, ca dao tục ngữ, câu đố bài hát
Tuỳ theo từng chủ đề từng đối tượng, cô có thể sử dụng bài đồng dao, ca
dao, câu đố… phù hợp. Cách vào bài như vậy vừa nhẹ nhàng nhưng lại gây
hứng thú cho trẻ.
Thường xuyên học tập bạn bè, đồng nghiệp, luyện tập giọng nói sao cho
thật truyền cảm, tác phong sư phạm nhẹ nhàng, linh hoạt.
Truyện kể, thơ, ca dao tục ngữ, câu đố, bài hát, bản nhạc:
Truyện kể, thơ, ca dao tục ngữ, câu đố, bài hát, bản nhạc: Khi gây hứng thú
cho trẻ vào bài hoặc cho trẻ khám phá xung quanh. Những câu truyện, thơ, ca dao
tục ngữ, câu đố, bài hát có thể sử dụng trong tuyển chọn bài hát, bài thơ, truyện,
câu đố dành cho trẻ mầm non, ca dao tục ngữ trong kho tàng câu đố dân ca Việt
Nam hoặc câu đố, bài hát, thơ, ca dao đồng dao… do giáo viên tự sáng tác.
Ví dụ: Cho trẻ khám phá về “ Quả khế, quả mít ”
Sử dụng câu đố : “Qủa gì năm cánh
Xếp thành hình sao
Bé nếm thử nào
Ơi sao chua quá”
Ví dụ: Cho trẻ khám phá con cua, tơi đã dùng câu đố:
“Con gì tám cẳng hai càng.
Đầu thì khơng có bị ngang cả đời”.

Trẻ đốn ngay được đó là con cua. Nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con
cua được chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân này, lại bị ngang nữa.
Vì cho trẻ Khám phá khoa học, nên trong mỗi tiết với mỗi mẫu vật, hay
tranh ảnh, tôi đều cho trẻ khám phá kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý kiến nhận xét để
tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu.
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 8


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Ví dụ: Làm quen với con cua, trẻ đã tìm được đặc điểm của con cua có hai
càng to, tám chân… Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “Các con có biết con cua nó đi
như thế nào khơng”? Trẻ trả lời được là con cua bị ngang, tơi dùng que chỉ rõ,
cua có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng.
Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ cịn
biết mơi trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như thế nào?) các bộ phận
cơ thể ra sao. Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát rễ hơn từ đó so sánh rất rõ ràng và
phân loại cũng rất tốt.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với con cá, tơi dùng câu đố.
“Con gì có vẩy có vây
Khơng đi trên cạn mà đi dưới hồ”.
Trẻ trả lời đó là con cá. Nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể,
có vây có đi, vẩy, mơi trường sống của chúng…
Từ đó trẻ có thể so sánh xem con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau,
có đặc điểm gì khác nhau? Sau đó trẻ có thể phân nhóm.
3.3.Thủ thuật sử dụng trị chơi
Cơ sử dụng hình thức chơi mà học, học mà chơi. Một số trò chơi gây hứng
thú cho trẻ như: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi sáng tạo.
* Trò chơi học tập

Trò chơi bằng vật thật: Hoa, lá, cỏ, cây, quả, hột, hạt, đồ dùng, đồ chơi.
Ví dụ: Chơi Thêm bớt, Cái túi kì lạ, Tìm cây qua lá… dùng để chơi vào
phần củng cố.
Trò chơi bằng tranh ảnh mơ hình: Đó là mơ hình bằng bìa, gỗ, nhựa, các
con giống, các bộ lô tô…dùng để chơi vào phần củng cố.
Ví dụ: Chơi lơ tơ về các loại hoa, ghép hình, ghép tranh hoa..
Trị chơi dùng lời nói:
Ví dụ: Đúng. sai, kể đủ 3 thứ, v.v.. dùng để chơi vào phần củng cố.
Những trò chơi củng cố sự nhận biết một đối tượng cụ thể:
Ví dụ: Hãy đánh dấu đúng, xếp tranh theo đúng thứ tự v.v… dùng để chơi
vào phần củng cố.
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 9


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Những trị chơi củng cố sự nhận biết phân biệt các đối tượng:
Ví dụ: Đơminơ, nói thật nhanh v.v.. dùng để chơi vào phần củng cố

Trò chơi này giúp bé rèn luyện khả năng quan sát, tập làm quen với con số, so
sánh, chọn hình giống nhau và xếp đúng vị trí, biết kiên nhẫn đợi đến lượt mình.
Ngồi ra, bạn có thể cùng bé chơi trị xây dựng lâu đài với các quân đôminô,
hoặc giúp bé làm quen với “hiệu ứng đôminô” vô cùng thú vị bằng cách xếp
thành bức tường dài.
Trò chơi rèn luyện khả năng phân nhóm các đối tượng
Ví dụ: xếp nhanh thành các nhóm, tìm nhà, xếp lơ tơ theo nhóm v.v.. dùng
để chơi vào phần củng cố.
* Trị chơi vận động:
Ví dụ: chơi gieo hạt nảy mầm, từ đó trẻ hứng thú chơi và hình thành cho

trẻ biết được quá trìmh phát triển của cây.
Trò chơi: trời nắng trời mưa, mèo đuổi chuột v.v…dùng để gây hứng thú
hoặc chơi củng cố, tạo sự hứng thú cho trẻ, trẻ được chơi được hoạt động và giải
toả căng thẳng cho trẻ.
*Trò chơi sáng tạo:
Ví dụ: chơi đóng vai bác sỹ, đóng vai chú công an v.v... dùng để chơi vào
phần củng cố.
Tôi thường tổ chức các trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò chơi
tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát
nhanh nhẹn.
3.4.Thủ thuật sử dụng thí nghiệm
Để cho trẻ thấy được điều kì diệu từ những thay đổi của thế giới xung
quanh, cơ sử dụng thí nghiệm như: Thí nghiệm sự nảy mầm của cây ( về thế
giới thực vật ), sự bay hơi của nước ( nước và hiện tượng tự nhiên )…
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 10


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Ví dụ: Thí nghiệm với thực vật: Hỏi trẻ hạt này có nảy mầm thành cây
được khơng? hạt nảy mầm như thế nào? Hoa hút nước được khơng? vì sao hoa
héo...
Ví dụ: Nước và hiện tượng tự nhiên: Cơ cho trẻ quan sát thí nghiệm “ sự bay hơi
của nước” rồi cho trẻ nhận xét, điều gì sẽ xảy ra từ đó gây hứng thú cho trẻ về sự
bay hơi của nước.
Sự cần thiết của nước với cây, cơ có thể làm thí nghiệm: cơ chuẩn bị 2
chậu cây khơ thiếu nước, sau đó cho trẻ tưới nước vào 1 chậu cây. Một lúc sau,
cây tươi lại cho trẻ quan sát rồi đưa ra nhận xét.
Ví dụ: Trong khám phá đồ dùng gia đình, cơ làm thí nghiệm: cô chuẩn bị

thau nước rồi cho trẻ thả một số đồ dùng bằng nhựa và bằng sứ. Từ đó, cơ cho
trẻ đưa ra nhận xét về đặc tính riêng của sứ và nhựa.
Như vậy thủ thuật sử dụng thí nghiệm trẻ trực tiếp làm, hay trực tiếp quan
sát tạo ghi nhớ lâu ở trẻ. Trẻ đưa ra được những kết luận từ thực tế.Tùy theo đề
tài cụ thể ,cô đưa thí nghịêm phù hợp, tạo sự tị mị tìm hiểu ở trẻ. Đồng thời trẻ
ghi nhớ lâu và nắm vững được kiến thức đó
3.5.Thủ thuật sử dụng hoạt động tạo hình, làm đồ dùng đồ chơi
Từ những nguyên vật liệu từ thiên nhiên cơ có thể sử dụng làm sản phẩm
tạo hình như: vỏ ốc, hến, sị, vải vụn…, hay làm một số đồ chơi tượng trưng phù
hợp với chủ đề.
Cho nhóm hoặc tổ tạo sản phẩm từ đó cơ hỏi trẻ tạo được gì. Trẻ hứng thú
kể và có những biểu tượng về đối tượng được khám phá.
Nguyên vât liệu thiên nhiên như các loại lá, cánh hoa, củ quả, hạt cát, vỏ
trứng, vỏ hến, vỏ ốc…và các nguyên vật liệu khác như vải vụn, giấy các loại,
đất nặn, màu nước, phấn…
Tơi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt…
Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách (có que chỉ cho
việc đọc sách), đọc sách theo từng chữ, từng dịng, tơi sắp xếp các hộp đựng vỏ
cây khô hoa lá ép khô, các loại hạt…Có gắn ký hiệu và hình ảnh rõ ràng để trẻ
rễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy.
Nguyễn Thị Huệ
Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 11


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Ngồi ra tơi cũng dùng vỏ, hến, ốc trai, sò…vỏ trứng vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ
dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa rễ lấy.
Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa rễ lấy, rễ tìm.
Ví dụ: Tơi phân loại lô tô:
Lô tô con vật xếp vào một ô.

Lô tô các loại quả xếp vào một ô.
Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phân loại xếp
gọn gàng và rễ kiếm.
Ví dụ: Từ các loại lá cây trẻ xếp thành bông hoa, con rùa, con bướm, cái
quạt, cái đồng hồ...
Ví dụ: Từ vỏ sị ghép hình bơng hoa, hay từ những giấy mút xốp vụn ghép
thành hoa đồng tiền, cô hỏi trẻ tạo được sản phẩm gì? Từ đó trẻ có biểu tượng
ban đầu về đối tượng khám phá và tạo hứng thú cho trẻ.
Cô và trẻ cùng làm một số đồ chơi tượng trưng: Làm con chuồn chuồn,
con cào cào từ lá dừa, hay gấp con én và hỏi trẻ làm được cái gì? Trẻ hứng
thú trả lời kể về những nét cơ bản của loại côn trùng ( hay con chim) mà trẻ
vừa tạo được.
Trong giờ củng cố lại kiến thức cô cũng cho trẻ làm sản phẩm tạo hình làm
đồ dùng, đồ chơi, từ đó trẻ hứng thú tái tạo lại những biểu tượng cơ bản mà trẻ
vừa được khám phá và khắc sâu thêm cho trẻ.
Khi trò chuyện về con vật ni trong gia đình, cơ cho trẻ làm con trâu. Từ
đó, trẻ có biểu tượng cơ bản về con trâu có 2 sừng, buộc chạc để dắt đi.
Với thủ thuật sử dụng sản phẩm tạo hình, làm đồ dùng đồ chơi, trẻ được
trực tiếp tạo sản phẩm, hình thành và củng cố những biểu tượng cơ bản về đối
tượng. Cô sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên làm cho trẻ hào hứng tham gia
hoạt động và được gần gũi xung quanh mình. Bên cạnh đó, chúng cịn phát huy
tính sáng tạo ở trẻ.
3.6 Kết hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ KPKH
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 12


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ qn, nếu khơng được luyện tập thường

xun thì sau ngày nghỉ sẽ qn lời cơ dạy.
Vì thế tơi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu
được tính cách, năng lực, trình độ của từng cá nhân trẻ và để phụ huynh luyện
thêm cho trẻ khi về nhà.
Thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ thơng qua phụ huynh.
Cháu A, cháu B rất thích đọc câu đố cho bố mẹ nghe.
Cháu C, cháu D rất hay hỏi về những gì lạ xung quanh.
Động viên các cháu không chỉ biết bảo vệ môi trường xung quanh mà cịn
giữ gìn, giúp đỡ cha mẹ những cơng việc vệ sinh nhỏ.
Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quyển tranh về con vật, cây cỏ
… phù hợp với lứa tuổi. Trẻ được làm quen với hình ảnh, với chữ viết.
Việc kết hợp với phụ huynh là không thể thiếu được, giúp trẻ luỵên tập
nhiều hơn, từ đó trẻ có được vốn kiến thức về thiên nhiên, về xã hội phong phú
và đa dạng hơn. Vì trẻ ở môi trường là nông thôn, nên ở nhà trẻ được tiếp xúc
với nhiều thiên nhiên, cỏ cây hoa lá rất nhiều, được bố mẹ thường xuyên cung
cấp và củng cố những gì đã có thì hiệu quả việc cho trẻ làm quen với khám phá
khoa học là rất cao .
VI.KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Như chúng ta được biết sự nghiệp giáo dục là nền móng, là cơ sở vững
chắc để chúng ta xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa, là chìa
khố đa năng để mở cánh cửa tiến vào lĩnh vực khoa học công nghệ. Vì thế
Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu”. Đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển kinh tế. Đối với GDMN, trách nhiệm của các thầy,
cô giáo mầm non là vô cùng lớn lao. Làm sao chúng ta giáo dục được thế hệ trẻ
thành những con người mới xã hội chủ nghiã con người chủ nghĩa, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm, có tri thức, có trình độ để ln thích ứng với mọi thay đổi
của môi trường cũng như sự phát triển của nền kinh tế. xã hội trong thời đại
ngày nay.
Nguyễn Thị Huệ


Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 13


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
Qua 5 tháng cho các cháu làm quen với hoạt động khám phá khoa học theo
các thủ thuật như: Thủ thuật sử dụng các phương tiện trực quan, thủ thuật dùng
truyện kể, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, bài hát; Thủ thuật sử dụng trò chơi; Thủ
thuật sử dụng thí nghiệm; Thủ thuật sử dụng hoạt động tạo hình ở trên. Tơi nhận
thấy trẻ trở nên thơng minh, nhanh nhẹn rõ rệt, trẻ tích cực và chủ động trong
mọi hoạt động tìm tịi và khám phá thế giới xung quanh.trẻ biết suy nghĩ và đặt
ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời.
Trên đây là một số thủ thuật, kinh nghiệm tôi đã nghiên cứu, nhằm tổng
kết kinh nghiệm và sự tích luỹ kiến thức cho bản thân mà tôi đã thực nghiệm để
“Nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học” dành cho trẻ 5 - 6 tuổi, trong
trường Mầm non, nhằm nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, nhận xét,
suy luận, phán đoán, hợp tác ở trẻ khi được khám phá khoa học. Đồng thời tôi
hy vọng rằng đề tài này, phần nào giúp được đồng nghiệp làm tư liệu tham khảo.
Trong q trình nghiên cứu khơng tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót rất mong
được sự góp ý, bổ xung chân thành của Hội đồng khoa học.
Cuối cùng tôi xin được nói lời cảm ơn chân thành tới các thành viên của hội
đồng khoa học.
Song Vân, ngày 01 tháng 11 năm 2012
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Huệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Ninh. Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh,

Hà Nội, 1990.
Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 14


S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
2. Nguyễn Ánh Tuyết, Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực
tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
3. Nguyễn Thị Thư, Khám phá bí mật thiên nhiên quanh ta, Nhà xuất bản
Giáo dục, 1999.
4. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Lê Thị Thanh Nga, Các hoạt động trị chơi với
chủ đề mơi trường tự nhiên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004.
5. Nguễn Thị Thanh Thuỷ,Tổ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh,
Đề tài cấp Bộ, mã số B2001.47.03.TĐ,TP Hồ Chí Minh.
6. Trần Thị Thanh, Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm quen với môi
trường xung quanh, Nhà xuất bản Giáo dục, 1994.
7. Trần Thị Ngọc Châm, Bé đến với khoa học qua trò chơi, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2007.
8. Việc chiên lược và chương trình giáo dục, Đổi mới hình thức tổ chức các
hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề, Nhà xuất bản giáo
dục, 2005.
9. Vụ giáo dục mầm non, Hướng dẫn thực hiện chương trình thực hiện
chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5. 6 tuổi.
10. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2009.
11. Hồng Cơng Dụng, Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non,
Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.
12. TS. Hoàng Thị Oanh, TS. Nguyễn Thị Xuân, Phương pháp cho trẻ mầm
non khám phá khoa học vế môi trường xung quanh. Nhà xuất bản Giáo dục,

2004.
13. Sở giáo dục và đào tạo, tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo
viên mầm non, 2012- 2013.

Nguyễn Thị Huệ

Trường mầm non Song Vân-Tân Yên-Bắc Giang 15



×