Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non quảng hưng, thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.68 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BỒI DƯỠNG CẢM XÚC TÍCH CỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG HƯNG, THÀNH PHỐ THANH
HÓA

Người thực hiện: Hồng Thị Lan
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Quảng Hưng
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý


MỤC LỤC
MỤC

NỘI DUNG

1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3


2.3.1

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ
năng kiềm chế cảm xúc cho đội ngũ giáo viên
Giải pháp 2: Nắm bắt tâm tư, tình cảm, điều kiện gia đình,
sức khỏe… để phân cơng cơng việc phù hợp
Giải pháp 3: Xây dựng quy chế, quy định về việc kiểm soát
hành vi, cảm xúc của giáo viên
Giải pháp 4: Chỉ đạo, động viên, khuyến khích giáo viên tìm
hiểu kĩ tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm riêng của từng trẻ.
Giải pháp 5: Đảm bảo điều kiện làm việc hợp lý, quan tâm
chế độ đời sống của giáo viên, hạn chế các yếu tố làm nảy
sinh cảm xúc tiêu cực ở giáo viên.
Xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở, bình đẳng giữa
giáo viên với cán bộ quản lý, giáo viên với giáo viên, giáo
viên với phụ huynh
Giải pháp 7: Tổ chức hội thảo, giao lưu…, tổ chức các hoạt
động vui chơi vào cuối tuần.
Giải pháp 8: Tăng cường, đổi mới công tác kiểm tra giám sát
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên đẻ kịp
thời khích lệ những cảm xúc tích cực, điều chỉnh, giải tỏa

cảm xúc tiêu cực của giáo viên
2.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2.3.2
2.3.3
2.2.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7
2.3.8

2.4
3
2.1
3.2

TRANG
1
1
2
2
3
3
3
4
5

5
7
8
9
10
11
12
13
14
15
15
16
17


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: Hiện nay, ở các nước phát triển cũng như đang phát
triển, trong đó có Việt Nam xuất hiện một nghịch lý: Khoa học - công nghệ càng
phát triển thì đời sống tình cảm của con người càng nghèo nàn, nhiều hiện tượng
tiêu cực trong đời sống cá nhân, nhà trường và xã hội gia tăng đến mức báo
động mà nguyên nhân chủ yếu là do cá nhân chưa biết chế ngự những xúc cảm
tiêu cực, không nhận ra được xúc cảm của bản thân và người khác, không biết
chủ động tạo ra xúc cảm tích cực với tư cách là động lực để giải quyết vấn đề
của bản thân và người khác... Để xóa đi nghịch lý đó, giáo dục Việt Nam cần đặt
ra nhiệm vụ phải đưa giáo dục cảm xúc vào nhà trường, đưa giáo dục cảm xúc
đến với mọi tầng lớp xã hội. A.A Leonchiev, A.A Bogaliov, A.V Petrovxki...
trong các nghiên cứu về hoạt động sư phạm đã đi đến khẳng định rằng: Việc tổ
chức tốt mối quan hệ qua lại với trẻ đảm bảo hiệu quả của hoạt động dạy học và
giáo dục. Theo B.Ph Lomov, có thể xét chức năng của hoạt động sư phạm bao

gồm: truyền đạt thông tin, điều chỉnh và xúc cảm. Giáo dục mầm non là bậc học
đầu tiên đặt nền móng tạo lập nhân cách của mỗi cá nhân, tạo cơ sở cho sự phát
triển lâu dài của xã hội. Sự định hình nhân cách và xu hướng phát triển lâu dài
của trẻ phụ thuộc rất lớn vào giáo viên. Tính chất đặc thù của giáo dục mầm non
địi hỏi ở người giáo viên khơng chỉ có chun mơn vững vàng mà cịn cần có cả
sự nhạy cảm, linh hoạt, khả năng làm chủ, điều khiển hành vi, biết khơi dậy
những cảm xúc tích cực của trẻ và của chính bản thân mình để giúp trẻ phát triển
hài hịa cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Vì vậy, việc tìm hiểu cảm xúc của giáo viên
mầm non cũng như đưa ra biện pháp tác động hiệu quả sẽ giúp chúng ta có cơ sở
thực tiễn quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục
mầm non
Từ những năm cuối thế kỷ XX trở lại đây, những nghiên cứu về cảm xúc đã
ngày càng được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các trường
học. Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về cảm xúc cũng chỉ ra những biểu hiện
cảm xúc và nguyên nhân có những cảm xúc đó một cách chung chung. Các tài
liệu về phương pháp để quản lý cảm xúc nhằm giải tỏa các cảm xúc tiêu cực và
bồi dưỡng cảm xúc tích cực chưa nhiều.
Ở Việt Nam, nghiên cứu vấn đề cảm xúc nói chung, kỹ năng quản lý cảm
xúc nói riêng đang trên bước đường hình thành và phát triển, cịn là một lĩnh vực
mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Những nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm
xúc bản thân của giáo viên mầm non còn chưa nhiều và các nghiên cứu mới chỉ
xoay quanh thực trạng nhu cầu, hạn chế của hoạt động này ở tầm khái quát.
Trong khi đó, cảm xúc lại là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cảm xúc tích cực có ảnh
hưởng rất lớn đến các quyết định của giáo viên mầm non, giúp giáo viên có thể
làm chủ được cảm xúc của mình, suy nghĩ và hành động tốt, chính xác và đạt
được thành công.
Để thực hiện tốt công việc của mình giáo viên mầm non cần: Yêu thương,
ân cần với trẻ, không cáu gắt, đánh mắng, trách phạt trẻ; đối xử công bằng với
tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ; luôn cởi mở, vui vẻ với trẻ,

1


tích cực tìm hiểu, phát hiện khả năng và sự khác biệt của trẻ, giúp đỡ trẻ trong
các tình huống cụ thể; thấu hiểu trẻ, nắm bắt được nhu cầu cá nhân của trẻ, trạng
thái, diễn biến tâm lý tình cảm, nhận ra những thay đổi nhỏ của trẻ để giúp trẻ
biết thể hiện tình cảm, thái độ của mình với mọi người xung quanh. Đồng thời,
giáo viên cần tạo được niềm tin ở trẻ, gần gũi với trẻ, có lịng u nghề, tận tụy,
tâm huyết, kiên nhẫn và có khả năng quản lý cảm xúc tốt.
Tuy nhiên: Nghề giáo viên mầm non hiện nay là nghề có cường độ lao
động cao, thời gian giáo viên làm việc thường từ 7h đến 17h hằng ngày với các
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ liên tục nối tiếp nhau: Đón trẻ, tổ chức cho trẻ
thể dục sáng, tổ chức cho trẻ chơi ngồi trời, trẻ học, trẻ chơi ở các góc, trẻ ăn,
trẻ ngủ, vệ sinh, hoạt động chiều, trả trẻ....
Như vậy, công việc áp lực, cường độ lao động cao dễ dẫn tới nảy sinh
những cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm
hay hoạt động nào trong ngày và những cảm xúc tích cực giảm dần trong ngày.
Giáo viên mầm non rất dễ phải đương đầu với các tình huống liên tục quấy
khóc, nghịch phá, la hét, khơng nghe lời, khơng chịu ăn…ở trẻ cộng với cả núi
công việc chuyên môn khác. Tình trạng này nếu kéo dài khiến họ rơi vào trạng
thái căng thẳng về tâm lý, dẫn đến mất kiểm soát về nhận thức, cảm xúc, hành vi
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập của trẻ. Đây là nguy cơ dễ dẫn tới
các hành vi bạo hành trẻ, chất lượng thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ bị giảm sút và có thể dẫn tới tỷ lệ giáo viên bỏ nghề tăng lên.
Vì vậy: Bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non là hoạt động
cần thiết của mỗi nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ. Xuất phát từ lý do trên, bản thân tôi mạnh dạn lựa chọ đề tài “Một số
giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho đội ngũ giáo
viên trường mầm non Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa” để nghiên cứu với
mong muốn tìm ra giải pháp góp phần xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non

thành "trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Trường mầm non hạnh phúc"
ở đó mọi trẻ em, các cơ giáo hạnh phúc, gắn bó với trường, lớp và hun đúc tình
yêu nghề ở mỗi cán bộ quản lý, giáo viên cấp học mầm non chung tay vì thế hệ
trẻ mai sau.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non, xây
dựng được bầu khơng khí tâm lý thoải mái, vui vẻ, hào hứng, tích cự khi tổ chức các
hoạt động cho trẻ cũng như khi giao tiếp với phụ huynh, đồng nghiệp và mọi người
xung quanh
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Cảm xúc của giáo viên Trường mầm non Quảng Hưng ở các thời điểm tổ chức
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong ngày
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận; Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tạp
chí giáo dục mầm non, mạng Internet có liên quan đến đề tài
- Phương pháp điều tra thực trạng: Điều tra thực trạng cảm xúc của giáo
viên thơng qua các phiếu thăm dị với hệ thống câu hỏi soạn sẵn để tìm ra biện
2


pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại trong việc bồi dưỡng cảm xúc tích cực
cho đội ngũ giáo viên nhà trường
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Quan sát các biểu hiện cảm xúc của giáo
viên trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê các biểu hiện cảm xúc ở
các thời điểm làm việc trong ngày của giáo viên.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo cuốn sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra E.

Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành phần
riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc
biểu cảm.
Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của
yếu tố ngoại cảnh. Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong mơi trường của
bạn và bộ não của bạn diễn giải nó. Nếu nó được coi là một mối đe dọa, não sẽ
tiết ra các hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Những điều
này sẽ dẫn bạn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng và / hoặc tức giận. Nếu não diễn
giải tình huống là bổ ích, nó sẽ giải phóng các hc mơn khiến bạn cảm thấy tốt
như oxytocin, dopamine và serotonin. Bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc như hạnh
phúc, vui vẻ, hứng thú và / hoặc kích thích.
Cảm xúc tích cực là cảm xúc chúng ta thường cảm thấy dễ chịu khi trải
nghiệm. Cẩm nang Tâm lý học Tích cực Oxford định nghĩa chúng là "những
phản ứng hài lịng và mong mỏi thuộc về hồn cảnh.... khác biệt với cảm giác
vừa lịng và ảnh hưởng tích cực không phân biệt" (Cohn & Fredrickson, 2009).
Về cơ bản, định nghĩa này nói rằng những cảm xúc tích cực và những phản
ứng hài lịng đối với mơi trường (hay đối thoại nội tâm) mà phức tạp và có mục
tiêu hơn là những cảm xúc đơn thuần.
Quan niệm của nhà tâm lý học Barbara Fredrickson, Đại học Stanford (Mỹ)
xem những cảm xúc tích cực là những cảm xúc tốt cho thấy sự hưng thịnh của
con người.
Cảm xúc tích cực là cảm xúc chúng ta thường cảm thấy dễ chịu khi trải
nghiệm. Cẩm nang Tâm lý học Tích cực Oxford định nghĩa “cảm xúc tích cực là
những phản ứng hài lịng và mong mỏi thuộc về hoàn cảnh...." (Cohn &
Fredrickson, 2009).
Như vậy, có thể hiểu cảm xúc tích cực là các cảm xúc hướng cá nhân mỗi
người đến những điều tốt đẹp, mang chiều hướng phát triển đi lên, góp phần
hình thành nên một cá nhân với nhân cách tốt đẹp.
Theo thạc sĩ Hoàng Thế Hải, khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Đà Nẵng, giáo viên mầm non cũng là một trong những đối tượng

dễ bị những tác động gây stress, bởi họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn,
thách thức trong cuộc sống và trong hoạt động nghề nghiệp.
Trong khi đó, đây là đối tượng chủ yếu là nữ, có tính nhạy cảm cao, dễ xúc
động, dễ tổn thương. Những đặc điểm đó khiến giáo viên mầm non dễ nhạy cảm
với những thay đổi và trong những hoàn cảnh nhất định, họ dễ chịu tác động của

3


các nhân tố gây stress. Khi không vượt qua được, họ dễ rơi vào trạng thái rối
loạn cảm xúc, mức độ nặng hơn có thể là rối nhiều hành vi, bạo hành với trẻ.
Nói cách khác: Trong cơng tác giáo dục nói chung, ni dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ mầm non nói riêng, cảm xúc tích cực có vai trị đặc biệt quan
trọng. Cảm xúc tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của giáo viên
mầm non. Những cảm xúc vui vẻ giúp giáo viên đưa ra những quyết định đúng,
tăng hiệu quả làm việc trong chăm sóc và giáo dục trẻ; ngược lại, cảm xúc tiêu
cực dễ khiến giáo viên đưa ra những quyết định sai, thiếu sáng suốt và không
phù hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, bồi dưỡng về cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non một cách
bài bản, đầy đủ về cơ sở lý luận và thực hành trải nghiệm là việc làm hết sức cần
thiết, giúp họ có thể nhận diện, thấu hiểu, vận dụng và quản lý cảm xúc một
cách tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng
a) Thuận lợi:
- Nhà trường có đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị (tivi, máy chiếu,
phòng chức năng…) để tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cảm xúc tích cực (hội
thảo, học chuyên đề…) cho giáo viên.
- Năm học 2020 – 2021, bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên trường
mầm non được đưa vào nội dung chuyên đề tập huấn đến 100% giáo viên .

- Nhà trường đã bước đầu chú trọng đến cơng tác bồi dưỡng về cảm xúc, trí
tuệ cảm xúc cho cán bộ, giáo viên
- Nhà trường luôn tạo cơ hội, điều kiện và xây dựng môi trường thân thiện
để duy trì và nâng cao cảm xúc tích cực cho giáo viên
- Giáo viên có mong muốn được bồi dưỡng về cảm xúc tích cực, cách giải
tỏa cảm xúc tiêu cực.
- Đa số giáo viên có thâm niên trong nghề nên bước đầu đã có những kinh
nghiệm về kiểm sốt cảm xúc trong các tình huống phát sinh khi thực hiện cơng
tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
b) Khó khăn:
- Giáo viên mặc dù đã nhận biết được cảm xúc của mình và người khác
trong các mối quan hệ song năng lực sử dụng các hiểu biết về cảm xúc vào các
tình huống đột xuất cịn hạn chế.
- Một số giáo viên còn trẻ về tuổi đời, tuổi nghề nên còn hạn chế trong
việc tìm ra biện pháp giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình; chưa linh hoạt, khéo
léo trong xử lý các tình huống về cảm xúc xảy ra trong q trình chăm sóc, giáo
dục trẻ
- Giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều với các chuyên gia tâm lý, nghe tư
vấn tâm lý và cảm xúc một cách có hệ thống.
- Thực tế cho thấy, đặc thù công việc của giáo viên mầm non chịu nhiều áp
lực, cảm xúc tích cực của giáo viên mầm non giảm dần và cảm xúc tiêu cực tăng
dần qua các hoạt động trong ngày.
- Một số giáo viên đã có ý thức tự tìm hiểu và tự bồi dưỡng về giải tỏa cảm
xúc tiêu cực nhưng hiệu quả chưa cao
4


c) Kết quả khảo sát thực trạng cảm xúc của giáo viên trường mầm non
Quảng Hưng:
Kết quả khảo sát

Số
Nội dung khảo sát
Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
lượng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
- Khả năng nhận biết của bản
thân, trẻ và mọi người xung Khảo
26/26
100%
0
0
quanh
sát
- Khả năng hiểu và sử dụng trên
24/26
93%
2
7%
26
cảm xúc trong các hoạt động.
- Khả năng quản lý và điều giáo
15/26
58%
11/26
42%
viên
khiển cảm xúc
- Khả năng duy trì cảm xúc
10/26
39%

16/26
61%
tích cực ổn định trong ngày.
Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung giáo viên có khả năng nhận biết,
hiểu và sử dụng cảm xúc. Tuy nhiên, khả năng quản lý và điều khiển cảm xúc,
duy trì cảm xúc tích cực ổn định trong ngày cịn nhiều hạn chế.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non
Quảng Hưng, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng
kiềm chế cảm xúc cho đội ngũ giáo viên
Cán bộ quản lý cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề bồi dưỡng
để tăng cường cảm xúc tích cực cho giáo viên.
Giáo viên mầm non phải nắm vững lí thuyết về giáo dục phát triển trẻ mầm
non, có kỹ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp và phải yêu thích trẻ em. Hơn
thế mỗi giáo viên mầm non luôn phải hiểu rằng mỗi sự tức giận, buồn chán, kích
động của họ đều có thể ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ. Họ phải học cách để
kiềm chế các cảm xúc tiêu cực….Để thực hiện có hiệu quả giải pháp trên tôi đã
tham mưu với Ban giám hiệu chủ động đưa ra các nội dung bồi dưỡng cho giáo
viên, cụ thể:
* Tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn cho giáo viên nghiên cứu về các văn bản
của ngành, trong đó tập trung nghiên cứu các văn bản liên quan đến đạo đức nhà
giáo: Các tiêu chuẩn quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
(Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT); Điều lệ trường mầm non quy định các hành vi
giáo viên và nhân viên không được làm:
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng
nghiệp.
+ Xuyên tạc nội dung giáo dục.
+ Bỏ giờ; bỏ buổi dạy; tùy tiện cắt xén chương trình ni dưỡng, chăm sóc
giáo dục.

+ Đối xử khơng cơng bằng đối với trẻ em.
+ Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền.
+ Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em. Làm việc riêng khi đang tổ chức các
5


hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
* Bồi dưỡng để giáo viên nhận thức rõ ràng, đầy đủ về phẩm chất nghề
nghiệp của người giáo viên mầm non, cụ thể:
Yêu trẻ là yếu tố quyết định: Chẳng lạ khi nói cơ giáo mầm non u trẻ là
yếu tố then chốt để thành công với nghề sư phạm mầm non vì cơng việc này
diễn ra mỗi ngày, có lúc trở nên ức chế vì trẻ khơng nghe lời hoặc chịu tác động
xung quanh, nếu không yêu và nâng niu con trẻ thì khó để bạn đi đến nghề này
lâu dài
Tính kiên nhẫn và kiềm chế bản thân: Làm cơng việc này sẽ có lúc rất căng
thẳng, bạn cần rèn luyện được khả năng kiên nhẫn với trẻ và kiềm chế được tính
nóng nảy của bản thân mình, trẻ em dễ tổn thương nên bạn càng cần phải mềm
mỏng.
Phải có những kiến thức, kỹ năng sư phạm cần thiết: Giáo viên mầm non
cần đảm bảo kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho mình để ni dạy trẻ tốt hơn. Phải
biết chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho bé như kỹ năng cắt, vẽ, xé dán trang trí lớp
sinh động. Phải biết múa, kiêm biên đạo và vừa hát, vừa múa vừa tự biên đạo
múa cho các con.
Giáo viên mầm non có cách ứng xử khéo léo cũng rất quan trọng trong việc
hình thành nhân cách của trẻ.
- Tập huấn, thảo luận, trao đổi về các tình huống đã xảy ra trong thực tế để
đưa ra những bài học, những cách thức giải quyết vần đề nhằm kiềm chế cảm
xúc.
Đối với một số người khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khó địi hỏi phải
có sự giúp đỡ của đồng nghiệp vì khi diễn ra hành vi bạo hành trẻ thì là thời

điểm người giáo viên đang rơi vào trạng thái căng thẳng về mặt tâm lý, dẫn đến
mất kiểm soát về mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi. Lúc này họ cũng không nhận
thức được hành vi của mình là đúng hay sai và dẫn tới hậu quả gì? Thường trong
một lớp có từ 2 cơ trở lên, họ phải luôn chia sẻ học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau, kể cả
việc kiềm chế cảm xúc của nhau trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
Trong thực tế, có rất nhiều tình huống dễ gây bức xúc cho cơ giáo, nếu
khơng biết tiết chế cảm xúc thì sẽ có nhiều hành vi khơng mong muốn xảy ra và
mọi thiệt thịi sẽ ln thuộc về cơ giáo. Hàng ngày, giáo viên thường xuyên gần
gũi, tiếp xúc với trẻ từ bữa ăn đến giấc ngủ của trẻ, vì cơng việc của giáo viên
mầm non rất vất vả - không giống như những giáo viên ở các bậc học khác, phải
làm việc quần quật từ sáng sớm cho đến buổi chiều muộn mới được về khi gặp
những tình huống như trên rất dễ bị stress, khơng kiểm sốt được hành vi của
mình.
* Bồi dưỡng, định hướng cho giáo viên cách giải tỏa tâm lý khi gặp các
tình huống khó kiềm chế cảm xúc.
Khi trẻ liên tục quấy khóc, nghịch phá, la hét, không nghe lời, không chịu
ăn... mà bản thân giáo viên cảm thấy bất lực, không biết cách giải quyết tình
huống. Đặc biệt là khi tình trạng này bị lặp đi lặp lại khiến giáo viên bị ức chế
khó kiểm sốt cảm xúc và hành vi. Có những tình huống thường gặp phải như
trẻ đùa với bạn bị ngã, hoặc đánh bạn gây thương tích… giáo viên khơng nhận
được sự thơng cảm của phụ huynh, có khi cịn nhận những lời nói, hành động
6


xúc phạm… Đây cũng là nguyên nhân tích tụ gây ra những hành vi mất kiểm
sốt trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ vì vậy giáo viên ln phải chủ động
điều chỉnh hành vi và thậm chí họ phải biết cách dập tắt cảm xúc đang trỗi dậy
có thể bằng một số cách sau đây:
- Rời khỏi vị trí đang tạo ra cho mình áp lực hoặc khó chịu
- Hạn chế cầm các đồ dùng, vật dụng trong tay: Thước, gậy thể dục…

- Hãy nghĩ đến người hoặc điều khiến chúng ta dễ chịu nhất
- Chia sẻ với đồng nghiệp về cảm xúc của mình để giải tỏa sự giận dữ, giải
phóng được phần nào sự đè nén.
- Viết suy nghĩ của mình ra giấy hoặc rửa nước lạnh lên mặt để làm “sạch”
những ức chế trong lịng.
- Khơng được hồi tưởng về quá khứ: cháu này hôm trước cũng đánh bạn,
cũng vứt đồ chơi, đến lớp hay khóc…..vì điều đó sẽ dễ làm bùng phát cơn giận
dữ thành cơn thịnh nộ…
Kỹ năng kiềm chế của giáo viên mầm non rất quan trọng để xử lý được
những tình huống xấu nêu trên. Tuy nhiên, kỹ năng này cần phải được rèn luyện
lâu dài và có sự hỗ trợ, động viên, chia sẻ kịp thời của đồng nghiệp. Để rèn
luyện kỹ năng kiềm chế sự tức giận, tránh xung đột giáo viên cần nuôi dưỡng tư
duy, cảm xúc tâm hồn; trau dồi ngơn ngữ giao tiếp tích cực, rèn luyện khả năng
chịu áp lực cao…
Do vậy, tôi cùng với Ban giám hiệu nhà trường đã lập các kế hoạch để tiếp
tục bồi dưỡng và giúp giáo viên nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực một cách
thường xuyên, liên tục. Ví dụ: Tập huấn chun mơn của Phịng giáo dục, trao
đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt tổ chuyên môn, tạo không khí vui vẻ ở nhà
trường bằng những câu chuyên vui vẻ, hài hước, phiếu thăm dò ý kiến của phụ
huynh về cán bộ giáo viên nhà trường,…động viên khen ngợi kịp thời,…
2.3.2. Giải pháp 2: Nắm bắt tâm tư, tình cảm, điều kiện gia đình, sức
khỏe… để phân cơng cơng việc phù hợp
Người xưa khẳng định "Thuật trị quốc chính là việc dùng người". Người
lãnh đạo làm nên sự nghiệp, thành cơng chính là nhờ ở chỗ biết dùng người.
Tuyển dụng được người tài, tìm được người phù hợp với cơng việc là rất khó
khăn, nhưng vấn đề quan trọng là người lãnh đạo phải sử dụng nguồn nhân sự
này như thế nào để phát huy tốt nhất khả năng của họ, giúp họ thành công trong
công việc mang lại hiệu quả tốt cho nhà trường. Nghệ thuật dùng người là biết
phân công, sắp xếp, sử dụng đúng người vào đúng việc là phát huy được tối đa
khả năng, mặt mạnh, sở trường của mỗi người. Đó là việc phức tạp và khó nhất

của người quản lý, nó có quan hệ lớn đến sự hưng, suy, thành, bại của nhà
trường và sự nghiệp của người cán bộ quản lý. Vì vậy, mỗi người quản lý phải
chủ động dồn tinh thần, sức lực vào việc quản lý và sử dụng cán bộ dưới quyền.
Phân công và sử dụng tốt người lao động là điều kiện quan trọng để lãnh đạo có
hiệu quả. Việc phân công công việc hợp lý là tiền đề để tạo động lực cho giáo
viên, giúp giáo viên có cảm xúc tích cực khi làm việc.
- Tuy nhiên để bồi dưỡng được những cảm xúc tích cực khơng phải là
chuyện dễ dàng, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể:
+ Yếu tố chủ quan của mỗi người như: Tích cách mỗi người khác nhau,
7


yếu tố bẩm sinh di truyền, tuổi đời, trình độ, kinh nghiệm bản thân,…
+ Yếu tố khách quan: nếp sống mỗi nhà, mối quan hệ của các giáo viên ở
gia đình, điều kiện làm việc của giáo viên, áp lực công việc nhiều, số đầu việc
mỗi ngày giáo viên phải làm,…
Trong trường mầm non việc phân công, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân
viên hợp lý, đúng người, đúng việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý giáo viên
khi thực hiện nhiệm vụ. Chỉ khi nắm bắt được đặc điểm tính cách, điều kiện cá
nhân, tâm tư nguyện vọng, năng lực, sở trường… của giáo viên mới có thể phân
cơng việc hợp lý, qua đó khơi gợi được cảm xúc tích cực ở giáo viên. Nếu giáo
viên có tâm lý vui vẻ, thoải mái khi làm việc thì chất lượng các hoạt động chăm
sóc giáo dục sẽ cao hơn; ngược lại, nếu phân công không hợp lý dễ gây nên tâm
lý ức chế, bất mãn cho giáo viên, ảnh hưởng đến chất lượng công việc hàng
ngày.
Để thu thập các thơng tin về giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau như quan sát, tự quan sát, ghi chép các sự kiện quan trọng, nhật kí
cơng việc, phỏng vấn, sử dụng các bản câu hỏi được thiết kế sẵn, hội thảo
chuyên gia… Khi phân công công việc cho từng thành viên trong nhà trường, tôi
tham mưu cho hiệu trưởng căn cứ vào điều lệ trường mầm non, luật giáo dục,

vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những nguyên tắc và yêu cầu của việc
phân công để đạt được mục tiêu của nhà trường đồng thời quan tâm đến nguyện
vọng của cá nhân. Kết hợp nhiều hình thức phân công để khai thác thế mạnh của
mỗi người.
2.3.3: Giải pháp 3: Xây dựng quy chế, quy định về việc kiểm soát hành
vi, cảm xúc của giáo viên
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ những cảm xúc
của mình trong một tình huống nào đó, hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đó đối
với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể
hiện cảm xúc một cách phù hợp.
Trong thực tế, đôi khi con người không hành động theo lí trí mà hành động
theo cảm xúc. Cảm xúc tích cực sẽ giúp con người lạc quan và hạnh phúc. Còn
cảm xúc tiêu cực sẽ dễ dàng phá hủy những mối quan hệ xung quanh và đôi khi
làm tổn thương đến chính bạn. Vì vậy, chúng ta rất cần quản lý tốt cảm xúc để
chúng ta có thể cân bằng và đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Vì thế,
xây dựng quy chế, quy định về việc kiểm soát hành vi, cảm xúc của giáo viên là
việc làm hết sức cần thiết
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu cho hiệu trưởng phối hợp với các tổ
chuyên môn đề ra những chế tài, quy định bắt buộc giáo viên phải thực hiện, nếu
gặp khó khăn thì phải nhờ đến chuyên gia tư vấn hỗ trợ...đồng thời phối hợp với
gia đình để có xử lí tình huống kịp thời.
- Trẻ khóc, quấy thì khơng được dọa, nạt...
- Khơng được giam, hãm trẻ trong phòng kho, phòng vệ sinh, cầu thang
máy, tủ…
- Không sao nhãng, thờ ơ với trẻ
- Không được bắt trẻ nhịn ăn
- Không được cấm cho trẻ đi vệ sinh
8



- Khơng sử dụng những hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ sợ hãi,
tổn thương về tinh thần
- Không sử dụng thước, gậy để trừng phạt, để dạy trẻ làm tổn thương, đau
đớn đến thể xác và tinh thần trẻ…
Tóm lại: Kỹ năng kiềm chế, kiểm sốt cảm xúc của giáo viên mầm non rất
quan trọng để xử lý được những tình huống xấu nêu trên. Tuy nhiên, kỹ năng
này cần phải được rèn luyện lâu dài và có sự hỗ trợ, động viên, chia sẻ kịp thời
của đồng nghiệp. Để rèn luyện kỹ năng kiềm chế sự tức giận, tránh xung đột
giáo viên cần nuôi dưỡng tư duy, cảm xúc tâm hồn; trau dồi ngôn ngữ giao tiếp
tích cực, rèn luyện khả năng chịu áp lực cao… Việc đưa ra các quy định bắt
buộc sẽ giúp cho Ban giám hiệu nhà trường có cơ sở để theo dõi, đánh giá giáo
viên và giáo viên từ đó phải điều chỉnh cảm xúc, hành vi đảm bảo đáp ứng theo
các quy định đã đề ra.
2.3.4. Giải pháp 4: Chỉ đạo, động viên, khuyến khích giáo viên tìm hiểu
kĩ tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm riêng của từng trẻ.
Chúng ta biết rằng: sự khác biệt về nhận thức, kinh nghiệm, khả năng...
giữa người lớn và trẻ em có thể dẫn dến các xung đột về nhận thức nếu người
lớn khơng có kiến thức sâu sắc về trẻ, về sự phát triển, về việc trẻ học, chơi, về
nhu cầu hứng thú của chúng.
Mặt khác, trẻ mầm non đang trong giai đoạn đầu tiên của quá trình hình
thành nhân cách. Sự phát triển của trẻ được quyết định bởi một tổ hợp các điều
kiện là: đặc điểm phát triển cơ thể trẻ, điều kiện sống, mối quan hệ của trẻ với
mơi trường xung quanh, mức độ tích cực hoạt động của bản thân trẻ.
Có thể nói: Mơi trường tâm lý của trẻ không sờ thấy như môi trường vật
chất, nhưng lại dễ dàng cảm nhận được vì đó là không gian chứa đầy cảm xúc.
Trong môi trường, trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau, rơi vào các tình
huống khác nhau, với các mối quan hệ khác nhau và đó cũng là bấy nhiêu lần
tạo nên các cung bậc cảm xúc đa dạng, đôi khi đối lập. Do vậy, nếu giáo viên
khơng thấu hiểu sẽ khó giúp trẻ vượt qua những khó khăn khi rơi vào các trạng
thái cảm xúc tiêu cực, thậm chí những cảm xúc tiêu cực ở trẻ cịn có thể tạo nên

cảm xúc tiêu cực trở lại cho chính giáo viên.
Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn, động viên, khuyến
khích giáo viên tìm hiểu kĩ đặc điểm chung về tâm sinh lý độ tuổi ở nhóm lớp
được giao phụ trách cũng như đặc điểm riêng biệt về tính cách, khả năng, gia
đình…của riêng từng trẻ. Tơi cho rằng: Nếu giáo viên có sự hiểu biết sâu sắc về
đặc điểm riêng của từng trẻ sẽ đưa ra được những biện pháp chăm sóc, giáo dục
phù hợp, hiệu quả. Nhờ vậy, giáo viên sẽ tạo mọi cơ hội cho trẻ chủ động, độc
lập, tích cực trong các hoạt động; đồng thời phải quan tâm, tôn trọng và thương
yêu trẻ như con em mình, ln sẵn sàng cảm thơng với những hạn chế, sai sót
của trẻ, tránh được sự nảy sinh cảm xúc tiêu cực khi trẻ không đạt được các yêu
cầu mà giáo viên đưa ra.
Bên cạnh đó, việc nắm được đặc điểm chung của độ tuổi và đặc điểm cá
nhân của trẻ còn giúp giáo viên dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra; từ
đó có sự chuẩn bị tâm lý, tránh nảy sinh cảm xúc tiêu cực dẫn đến những hành
động thiếu bình tĩnh khi trẻ mắc lỗi hay khi phát sinh các tình huống có vấn đề.
9


Ví dụ:
- Lớp Chồi 1, cơ giáo biết cháu Thanh Trúc thường hay nơn trớ khi ăn, cơ
sẽ tìm biện pháp chăm sóc giờ ăn phù hợp giúp cháu bớt bị nôn, đảm bảo sức
khỏe cho trẻ và cũng không bị ức chế mỗi khi cho cháu ăn.
- Lớp lá 2, cô giáo biết cháu Nam thường ương bướng, trêu chọc bạn do
cháu bị thiếu thốn tình cảm gia đình (bố mẹ ly hôn, cháu ở với ông bà), cô giáo
sẽ gần gũi, quan tâm cháu, tạo cho cháu cảm giác ấm áp. Cô hiểu rằng, đôi khi
cháu trêu bạn chỉ để thu hút sự chú ý của cô, lúc cháu hờn dỗi là lúc cháu cần
được cô vỗ về… Như vậy, giáo viên sẽ tránh được sự tức giận dẫn đến hành vi
trách mắng trẻ khi trẻ phạm lỗi.
- Lớp Hoa Lan có cháu Quang được sinh ra trong gia đình có điều kiện tốt
về kinh tế nhưng bố mẹ lại muộn có con. Cháu được sinh ra sau nhiều năm cố

gắng chạy chữa của gia đình. Vì vậy mẹ cháu thường bao bọc cháu thái quá, đôi
lúc dẫn đến những yêu cầu thiếu hợp lý đối với cô giáo chủ nhiệm. Hiểu được
điều đó, giáo viên đã khéo léo thông qua giao tiếp với phụ huynh, giúp phụ
huynh hiểu rằng: Con xứng đáng được thương yêu và dành cho những gì tốt đẹp
nhất; nhưng con cũng cần có một số kĩ năng cơ bản để hòa đồng với các bạn
trong lớp cũng như môi trường xã hội sau này. Nhờ vậy, mối quan hệ giữa phụ
huynh và cô giáo trở nên thân thiện, gần gũi hơn. Giáo viên tránh được cảm giác
bức xúc khi vì chiều con mà phụ huynh có những u cầu thiếu hợp lý, đơi khi
thái q đối với cơ giáo.
Tóm lại: Khi đã thực sự thấu hiểu trẻ, cô giáo sẽ là người giáo viên mầm
non tuyệt vời, có thể dự kiến trước những tình huống bất lợi có thể xảy ra bất
cứ lúc nào. Nhờ vậy, giáo viên có thể linh hoạt để đối phó với sự thay đổi, có
thể bằng cảm xúc tích cực mà đưa ra những hành vi hợp lý trong q trình chăm
sóc giáo dục trẻ.
2.3.5. Giải pháp 5: Đảm bảo điều kiện làm việc hợp lý, quan tâm chế độ
đời sống của giáo viên, hạn chế các yếu tố làm nảy sinh cảm xúc tiêu cực ở
giáo viên.
Yếu tố gây lo lắng nhất cho giáo viên mầm non là công việc nhiều áp lực,
căng thẳng về thời gian và thu nhập quá thấp so với khối lượng công việc. Ngồi
việc đứng lớp cả ngày họ cịn phải tham gia vào các hoạt động chung như tham
gia các hội diễn văn nghệ, soạn giáo án, làm đồ chơi… nhưng thu nhập của họ
khá thấp. Hai yếu tố có sự nhất trí cao này là những yếu tố khách quan nhưng
phản ánh một phần đời sống tâm lý, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thực
hiện nhiệm vụ của giáo viên. Lo lắng khả năng của bản thân không đáp ứng kịp
xu thế phát triển của xã hội cũng khiến nhiều giáo viên trăn trở
Ban giám hiệu nhà trường cùng tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà
trường cùng xây dựng cơ chế chính sách và quy chế lao động nhằm tạo điều
kiện cho mọi thành viên trong trường có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý,
giúp cho mọi người tái tạo sức lao động.
Tạo điều kiện về thời gian để giáo viên được luân phiên thư giãn khi có

biểu hiện cảm xúc ức chế (đi bộ thư giãn, ngồi thiền….) trong ít phút, đảm bảo
khơng ảnh hưởng đến cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Quan tâm, đảm bảo chế độ đời sống cho cán bộ giáo viên cũng là một trong
10


những hình thức tạo tâm lý vui vẻ thoải mái cho giáo viên khi thực hiện nhiệm
vụ. Năm học 2020 – 2021, trường mầm non Quảng Hưng có 26 giáo viên. Trong
đó có 24 giáo viên thuộc diện biên chế nhà trường, chế độ lương ổn định; 2 giáo
viên là giáo viên hợp đồng trường. Đối với giáo viên hợp đồng, tôi tham mưu
với hiệu trưởng nhà trường chi trả lương hợp lý, đảm bảo cho giáo viên có thể
ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.
Tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường, tạo một môi trường làm
việc thoải mái trên cơ sở cải tiến các phương pháp và điều kiện làm việc cho
giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu có thể cho giáo viên trong việc tổ chức
thực hiện và đổi mới hoạt động nghề nghiệp như: Tăng cường và hiện đại hóa
phịng học đa năng; đảm bảo cho giáo viên có đủ các thiết bị hành nghề như:
máy tính sách tay, tài liệu dạy và học, phịng làm việc, các phương tiện nghe
nhìn khác…
Điều kiện làm việc thuận lợi và tiện nghi giúp giáo viên làm việc bớt căng
thẳng. Khi cần thực hiện hoạt động nào đó với trẻ, nếu đồ dùng tiện lợi, sẵn sàng
thì giáo viên khơng mất thời gian chuẩn bị nhiều, làm việc cũng dễ dàng hơn;
ngược lại, làm việc trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn sẽ dễ khiến giáo viên
cảm thấy bức bối, mệt mỏi...dẫn đến mất dần cảm xúc vui vẻ, lạc quan.
2.3.6. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở, bình đẳng giữa giáo
viên với cán bộ quản lý, giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh
Chúng ta biết rằng: Nếu môi trường làm việc áp lực, giáo viên sẽ có xu
hướng thể hiện nhiều hành vi tiêu cực hơn; trái lại, làm việc trong môi trường
sẵn sàng hỗ trợ và cởi mở, giáo viên sẽ có khuynh hướng kiểm sốt thành công
sự căng thẳng và yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.

Trong nhà trường, cảm xúc của giáo viên chịu sự chi phối của nhiều mối
quan hệ: quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, trẻ và phụ huynh. Sự không thuận
lợi trong các mối quan hệ này cũng khiến giáo viên cảm thấy căng thẳng, mệt
mỏi, bực bội, điều đó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giao tiếp và ứng xử với
trẻ. Ví dụ: Sự chỉ đạo khơng nhất qn và khách quan từ cấp trên; quan hệ với
đồng nghiệp không tốt, có nhiều bất đồng; việc phối kết hợp với phụ huynh
trong chăm sóc và giáo dục trẻ chưa tốt... khiến cho giáo viên thấy lo lắng,
không biết cân bằng cảm xúc bản thân như thế nào, không biết cân đối giữa các
công việc tạo tâm lý không thoải mái và việc quản lý cảm xúc không thể phát
huy được.
Giáo viên dù hồn hảo thế nào cũng khơng tránh khỏi những căng thẳng từ
phía phụ huynh, đồng nghiệp, lãnh đạo trường. Phụ huynh có địi hỏi ngày càng
cao về chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, đơi khi phụ huynh vì
chưa thấu hiểu hoặc hiểu nhầm một vấn đề nào đó, có thể có những lời lẽ khơng
thiện chí, thiếu cảm thơng khiến giáo viên khơng thể làm chủ được cảm xúc và
gây mất lòng phụ huynh học sinh. Những lúc như vậy, giáo viên cần được nhắc
nhở, hướng dẫn cách giải tỏa nhằm làm dịu bớt cảm xúc tiêu cực, nâng dần cảm
xúc tích cực.
Để giáo viên ln có suy nghĩ và hành động tích cực, việc khen thưởng cần
phải đảm bảo chính xác, cơng khai, công bằng, dân chủ và kịp thời trên cơ sở
đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể và cá nhân, tạo động lực cho
11


giáo viên phấn đấu. Hàng tháng, thông qua cuộc họp hội đồng cán bộ giáo
viên, ban giám hiệu cần kịp thời biểu dương những giáo viên có kĩ năng kiểm
sốt tốt cảm xúc của bản thân để đồng nghiệp học hỏi. Đây cũng là một trong
những yếu tố bồi đắp cảm xúc tích cực cho giáo viên.
Để xây dựng bầu khơng khí thân thiện, cởi mở, tơi khuyến khích giáo viên
thay vì kìm nén thì đừng ngại bộc lộ cảm xúc của bản thân, nhất là những cảm

xúc cơ bản có thể là nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc tiêu cực có thể gây
ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Động viên giáo viên thường
xuyên chia sẻ cảm xúc của mình với người mà mình thực sự tin tưởng để giải
tỏa cảm xúc tiêu cực, kiểm sốt và điều khiển cảm xúc.
Bầu khơng khí tâm lý, truyền thống làm việc của trường; ảnh hưởng của
đồng nghiệp và sự đánh giá khuyến khích của lãnh đạo các cấp cũng là những
yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lịng của giáo viên. Do đó, cần: Xây
dựng tập thể sư phạm lành mạnh, với những truyền thống tốt đẹp: Dạy tốt, học
tốt; đoàn kết, dân chủ; kỷ cương, nề nếp; tích cực, chia sẻ, giúp đỡ và ủng hộ
đồng nghiệp trong việc đổi mới hoạt động giảng dạy. Cần căn cứ vào những đặc
điểm tâm lý riêng của giáo viên để động viên kịp thời những đóng góp của
họ. Tìm những đặc điểm tốt để khuyến khích họ, đúng sở trường, sở đoản của
họ. Quan tâm tới đời sống của các giáo viên và mối quan hệ đồng nghiệp giữa
các giáo viên để tạo ra môi trường tâm lý tích cực cho các giáo viên trong quá
trình giảng dạy. Tế nhị, khéo léo trong ứng xử với giáo viên. Thuyết phục giáo
viên sẵn sàng hợp tác, vì cho dù mọi điều kiện vật chất có đảm bảo đến mức nào
nhưng nhân tố con người khơng tích cực, không hợp tác với nhau và không sẵn
sàng đổi mới thì hiệu quả hoạt động nghề nghiệp cũng sẽ khơng cao. Phát huy
tính cơng khai dân chủ, huy động được sự đóng góp tích cực của cán bộ giáo
viên về sự phát triển của nhà trường. Việc tạo lập bầu khơng khí văn hố dân
chủ trong nhà trường, ý kiến đóng góp tích cực xây dựng nhà trường của đội ngũ
giáo viên; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cán bộ quản lý nhà
trường cần ln có sự đổi mới; tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với việc
giảng dạy trẻ cần được nâng cao, đặc biệt thể hiện trong việc tổ chức các hoạt
động cụ thể gắn với trẻ, gần với trẻ và tôn trọng trẻ ngày, tạo được mối quan hệ
mật thiết giữa cán bộ quản lý và giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa
giáo viên với trẻ, góp phần tạo động lực tinh thần mạnh mẽ nâng cao chất hoạt
động nghề nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, cộng đồng và xã hội.
2.3.7. Giải pháp 7: Tổ chức hội thảo, giao lưu…, tổ chức các hoạt động
vui chơi vào cuối tuần.

Giải pháp này nhằm nâng cao hiểu biết cho giáo viên về cảm xúc, cảm xúc
tích cực. Tơi đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau như:
- Tổ chức buổi hội thảo khoa học - nghiệp vụ sư phạm. Trong đó giáo viên
mầm non nghe chuyên gia tâm lý nói chuyện chun đề về trí tuệ cảm xúc với
định hướng ứng dụng vào hoạt động sư phạm của họ.
- Tổ chức một số buổi mời chuyên gia sức khỏe tâm thần trao đổi với giáo
viên để giáo viên chia sẻ những khó khăn, bất lợi gặp phải hàng ngày. Những
buổi trao đồi như vậy, có thể giúp giáo viên nhận ra các phản ứng cảm tính vơ
ích và biết thêm nhiều cách để kiểm soát, phát triển cảm xúc lành mạnh, tích
12


cực.
- Tạo lập, kết nối đường dây liên lạc qua diện thoại với các chuyên gia tâm
lý để giáo viên được trao đổi, chia sẻ mỗi khi cần.
- Tổ chức cho giáo viên trao đổi, thảo luận, phân tích những trường hợp
điển hình (có trong thực tế hoặc sưu tầm) dưới góc độ tâm lý học về cảm xúc.
Các giáo viên nêu câu hỏi, thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm… để chuyên gia giải
đáp. Mọi hoạt động trong hội thảo này đều định hướng tăng cường nhận thức về
bản chất, vai trò, định hướng hành động của cảm xúc nhằm kích thích nhu cầu
cải thiện cảm xúc để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên
mầm non.
Tuy nhiên, để buổi thảo luận mang lại hiệu quả, chúng ta cần lựa chọn
người chủ trì buổi thảo luận, trao đổi có kiến thức, am hiểu về cảm xúc, cảm xúc
trong chăm sóc và giáo dục trẻ của giáo viên mầm non và đặc điểm lao động của
nghề giáo viên mầm non để dẫn dắt các vấn đề đi đúng hướng. Chủ đề thảo luận
cần đảm bảo tính thực tiễn và hấp dẫn, lôi cuốn giáo viên tham gia. Trong suốt
q trình thảo luận, cần khuyến khích ý kiến tham gia của tất cả giáo viên nhằm
tạo khơng khí sôi nổi, hiệu quả.
- Vào cuối giờ chiều ngày cuối tuần, Đồn Thanh Niên, Cơng đồn nhà

trường thường tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể như: kéo co, hai người ba
chân, thi khiêu vũ…để giáo viên có dịp gần gũi nhau, tạo khơng khí vui vẻ sau
một tuần làm việc.
Với biện pháp này, tôi nhận thấy bầu không khí trong nhà trường vui vẻ,
thân thiện hơn; giáo viên chủ động hơn trong việc tìm biện pháp phù hợp để giải
tỏa cảm xúc tiêu cực của bản thân. Nhờ vậy, chất lượng các hoạt động ni
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ không ngừng được nâng lên.
2.3.8. Giải pháp 8: Tăng cường, đổi mới công tác kiểm tra giám sát các
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên đẻ kịp thời khích lệ những
cảm xúc tích cực, điều chỉnh, giải tỏa cảm xúc tiêu cực của giáo viên
Hoạt động giám sát quản lý chất lượng hiệu quả sẽ giảm thiểu rất nhiều
hành vi bao lực trẻ. Thực hiện giám sát quản lý chất lượng chặt chẽ nghiêm túc
sẽ hạn chế được những hành vi đáng tiếc xảy ra. Trong thực tế, ban đầu việc bị
kiểm tra giám sát có thể khiến cho giáo viên khó chịu hoặc không thoải mái, tuy
nhiên những hành vi chuẩn mực được diễn ra thường xuyên và có sự giám sát sẽ
dần trở thành thói quen, nề nếp và các cán bộ, giáo viên sẽ quên và thực hiện các
hành vi chuẩn mực một cách tự nhiên thoải mái hơn
Tuy nhiên, đây là một giải pháp đòi hỏi người quản lý phải thật khéo léo
khi sử dụng. Bởi nếu việc giám sát quá cứng nhắc dễ gây tác động ngược lại:
Giáo viên có thể cảm thấy bị áp lực, từ đó dễ nảy sinh cảm xúc tiêu cực khơng
có lợi cho cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bản thân tơi cùng với Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác kiểm tra,
giám sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ dưới nhiều hình thức:
- Trao đổi, trị chuyện với trẻ để trẻ chia sẻ tình cảm của mình, của các bạn
về cô giáo.
- Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của lớp của
trẻ, nhất là khi thấy trẻ có biểu hiện quấy khóc, khơng chịu đi học, sợ cô
13



giáo...để từ đó nắm bắt được suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh để
nếu có vấn đề thì kịp thời chấn chỉnh, động viên giáo viên.
- Nhà trường có hịm thư góp ý đặt ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát để giúp
cho phụ huynh có thể phản ánh, trao đổi các nội dung liên quan đến chăm sóc
giáo dục trẻ của giáo viên, của nhà trường.
- Triển khai gắn camera giám sát ở khắp các vị trí trong trường: Hành lang,
sân chơi, lớp học để kịp thời phát hiện những hành vi chưa đúng của giáo viên.
Tuy nhiên để tránh phản tác dụng, khiến giáo viên cảm thấy bị áp lực, từ đó nảy
sinh cảm xúc tiêu cực, người quản lý (Ban giám hiệu) cần tránh việc sử dụng
camera như là phương tiện chỉ để theo dõi, bắt lỗi, xử lý kỷ luật giáo viên. Để
giáo viên khơng có tâm lý áp lực, người quản lý cần giải thích cho giáo viên
hiểu: camera chỉ là phương tiện hỗ trợ chăm sóc theo dõi các cháu tốt hơn ở lứa
tuổi này. Phải thông suốt tư tưởng cho các cơ, giúp các cơ nhận thức được rằng:
Khi có sự cố bất ngờ xảy ra trong lớp, từ hình ảnh camera ghi lại giúp cho việc xác
minh nguyên nhân. Bên cạnh đó, hình ảnh ghi lại ở camera giúp giáo viên thấy
được chân dung của mình trên lớp học, điều mà có khi vì bị chi phối bởi cảm
xúc, tình huống thực tế, đơi khi họ khơng tự cảm nhận hết được. Khi xem lại
camera, giáo viên có thể nhìn thấy chân dung, thấy sự tác động của mình đến
học trò, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, của giờ học, điểm
cần phát huy, điểm cần điều chỉnh. Ban giám hiệu có thể linh hoạt hình thức
kiểm tra, đánh giá thành tích…sang hỗ trợ, chia sẻ, hướng dẫn, định hướng, giúp
đỡ giáo viên thực hiện hiệu quả cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Lắng nghe và
tạo điều kiện cho giáo viên được chủ động, sáng tạo trong lập kế hoạch và tổ
chức các hoạt động phù hợp, tránh rập khn, máy móc…
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
* Với việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ:
- Khi có cảm xúc tích cực, cơ làm chủ được cảm xúc của mình, giải tỏa
được tâm trạng ức chế căng thẳng trong công việc, thấy yêu nghề hơn quan tâm ,
gần gũi chăm sóc trẻ được tốt hơn.

Ví dụ: Trong lớp có một trẻ tăng động luôn quậy phá trêu chọc bạn khi
học, khi chơi khiến cơ ức chế bực tức. Thay vì quát mắng trẻ, cô giáo kiềm chế
cảm xúc tiêu cực bằng cách bặm mơi lại, hít thở sâu, hướng trẻ đến một hoạt
động tập trung khác…
- Trẻ yêu cô, thân thiện với cô, dám gần gũi cô, cô điều khiển trẻ một cách
dễ dàng hơn.
- Trẻ ăn ngon miệng, ngủ yên giấc, hợp tác với cô giáo trong mọi hoạt
động.
- Giáo viên yêu thương, ân cần, không cáu gắt đánh mắng hay phạt trẻ, đối
xử công bằng tôn trọng sự khác biệt đối với cá nhân trẻ, luôn thấu hiểu biết được
nhu cầu cá nhân, trạng thái tâm lý của trẻ để xử lí hợp lí. Giáo viên tạo được
niềm tin yêu ở trẻ.
* Với bản thân:
Sau khi thực hiện đề tài, bản thân tơi có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong
việc bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên, qua đó, chất lượng cơng tác
14


quản lý chỉ đạo ngày một nâng lên.
Có thêm nhiều phương pháp giúp quản lý và điều khiển cảm xúc của bản
thân.
* Với đồng nghiệp và nhà trường:
- Khi có cảm xúc tích cực bản thân mỗi cơ giáo thấy yêu đời và thoải mái
hơn, tinh thần phấn chấn, yêu trường lớp, yêu các con học sinh, yêu quý đồng
nghiệp, yêu gia đình, hạn chế được những cảm xúc tiêu cực.
- Biết tự chuyển những cảm xúc tiêu cực thành tích cực, có thể đưa ra
những quyết định đúng đắn hơn, làm chủ được cảm xúc hoạt động chính xác
hơn.
Ví dụ: Khi bản thân gặp chuyện buồn sẽ tự điều tiết tâm trạng bằng cách
chia sẻ với một ai đó, tập trung vào một cơng việc, có thể ra 1 chỗ nào đó vắng

hét thật to, hoặc khóc, nghe nhạc, chăm sóc cây, con vật, viết nhật kí….để tự
trấn an tư tưởng ...
- Hòa đồng, thân thiện, hiểu nhau hơn, cởi mở, đồn kết và sẵn lịng chia sẻ
cùng nhau những chuyện vui buồn trong cuộc sống, giúp nhau giải tỏa tâm lí.
Ví dụ: Khi hai giáo viên cùng một lớp gặp sự bất đồng trong công việc sẽ
cùng nhau ngồi lại nói chuyện thẳng thắn, bày tỏ rõ quan điểm của từng cá nhân
để đi đến sự thống nhất.
- Nhiều chị em đồng nghiệp trước giờ hay mất đoàn kết, hay có ý nọ ý kia
với nhau, hay ganh đua nhau chứ khơng phải thi đua nhau thì nay hiểu nhau hơn,
bỏ qua cho nhau, rộng lượng, bao dung hơn, động viên nhau cùng cố gắng.
- Bầu khơng khí trong nhà trường vui vẻ, thân thiên hơn.
Cụ  thể  tôi đã tiến hành khảo sát cảm xúc của giáo viên sau khi thực hiện đề  tài. Kết quả
thu được cụ thể như sau:

Nội dung khảo sát
- Khả năng nhận biết của bản
thân, trẻ và mọi người xung
quanh
- Khả năng hiểu và sử dụng
cảm xúc trong các hoạt động.
- Khả năng quản lý và điều
khiển cảm xúc
- Khả năng duy trì cảm xúc
tích cực ổn định trong ngày.

Số
lượng
Khảo
sát
trên

26
giáo
viên

Kết quả khảo sát
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
26/26

100%

0

0

26/26

100%

0

0

25/26

97%

1/26


3%

25/26

97%

1/26

3%

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Cảm xúc của giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng có quan hệ
mật thiết trong hầu như mọi khía cạnh của q trình giảng dạy và học tập. Do đó
việc người giáo viên mầm non biết kiểm soát cảm xúc của mình trong các hoạt
động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ là vơ cùng cần thiết.
Vì vậy cần phải thường xuyên bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên,
giúp giáo viên tự điều chỉnh bản thân, có thể làm chủ được cảm xúc của mình,
15


suy nghĩ và hành động tốt, chính xác và đạt được thành công. Để giáo viên thực
hiện tốt được nhiệm vụ của mình sau khi tập huấn chuyên đề “bồi dưỡng cảm
xúc tích cực cho giáo viên mầm non” do phòng GD&ĐT thành phố tổ chức, Ban
giám hiệu trường Mầm non Quảng Hưng đã có những biện pháp chỉ đạo sát sao
để giáo viên áp dụng trong tất cả các hoạt động hàng ngày bằng những hành
động, việc làm cụ thể: Luôn yêu thương, ân cần với trẻ, đối xử công bằng với tất
cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ; luôn cởi mở, vui vẻ với trẻ,
tích cực tìm hiểu, phát hiện khả năng và sự khác biệt của trẻ, giúp đỡ trẻ trong
các tình huống cụ thể; thấu hiểu trẻ, nắm bắt được nhu cầu cá nhân của trẻ, trạng

thái, diễn biến tâm lý tình cảm, nhận ra những thay đổi nhỏ của trẻ để giúp trẻ
biết thể hiện tình cảm, thái độ của mình với mọi người xung quanh. Đồng thời,
giáo viên đã tạo được niềm tin ở trẻ, gần gũi với trẻ, có lịng u nghề, tận tụy,
tâm huyết, kiên nhẫn, thân thiện với phụ huynh và đồng nghiệp, có khả năng
quản lý cảm xúc tốt. Tích cực, sáng tạo những trị chơi hấp dẫn, vui nhộn tạo
cho trẻ những cảm xúc tích cực khi tham gia các hoạt động.
Tuy nhiên, để việc bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non
mang lại hiệu quả cao, người quản lý cần phái:
- Có kiến thức về cảm xúc và quản lý cảm xúc.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên phù hợp
với tình hình thực tế chung của nhà trường và đặc điểm riêng biệt của từng giáo
viên.
- Luôn quan tâm đến đời sống của giáo viên. Chủ động gần gũi để nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng, tính cách và điều kiện cá nhân của từng giáo viên.
- Khuyến khích giáo viên cởi mở, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc với đồng
nghiệp.
Có thể nói: Khi quản lý được cảm xúc của chính mình, giáo viên sẽ làm
chủ được suy nghĩ và hành động của mình. Cảm xúc khơng chỉ biểu hiện qua
thái độ mà cịn thể hiện qua lời nói, cử chỉ. Khi có hành động một cách chừng
mực, khéo léo thì giáo viên rất dễ dàng nhận được sự yêu thích của học sinh,
phụ huynh. Như vậy, cảm xúc tích cực là một trong những yếu tố giúp giáo viên
thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cảm xúc cho giáo viên mầm non, tôi
đưa ra một số kiến nghị sau:
* Đối với sở Giáo dục - Đào tạo:
- Tham mưu hỗ trợ kinh phí cho các trường Mầm non để trang cấp thiết bị
phục vụ cơng tác chăm sóc - ni dưỡng và giáo dục trẻ, tạo môi trường thuận
lợi cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ
* Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo Thành phố Thanh Hóa

- Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng hè, các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm
bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non
* Đối với đội ngũ giáo viên của trường:
- Khơng ngừng tự rèn luyện khả năng kiểm sốt cảm xúc, biết cách giải tỏa
cảm xúc tiêu cực, bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho bản thân.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đúc rút được trong quá trình bồi
16


dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên tại trường mầm non Quảng Hưng. Trong
quá trình thực hiện đề tài sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính
mong được sự quan tâm bổ sung góp ý để bản sáng kiến kinh nghiệm của tơi
được hồn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 02 tháng 3 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
17


1. Luật giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp
vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học
2020 – 2021. NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT “Quy định về đạo đức nhà giáo”;
4. Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non.

5. Trí tuệ cảm xúc – Làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành
trí tuệ? (dịch giả: Nguyễn Kiên Giang) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Những cảm xúc của con người (dịch giả: Nguyễn Hữu Chương, Nguyễn
Khắc Hiếu, Nguyễn Dương Khu), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam..

DANH MỤC
18


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Lan
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng trường mầm non Quảng Hưng
Tên đề tài SKKN
TT

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.


Một số kinh nghiệm
phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 4 – 5 tuổi
Một số kinh nghiệm
nâng cao chất lượng
cho trẻ 5 – 6 tuổi làm
quen với môi trường
xung quanh
Một số kinh nghiệm
nâng cao chất lượng
cho trẻ 5 – 6 tuổi làm
quen với tác phẩm văn
học
Một số biện pháp nâng
cao chất lượng giảng
dạy tạo hình cho trẻ
mẫu giáo
phương pháp sử dụng
đồ dùng dạy học bằng
vật thật trong tiết học
cho trẻ LQVMTXQ đối
với trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi
Một số biện pháp gây
hứng thú cho tẻ 5- 6
tuổi trong việc hình
thành các biểu tượng
tốn sơ đẳng
Một số biện pháp chỉ

đạo giáo viên trong nhà
trường làm tốt công tác
chuẩn bị cho trẻ vào
lớp 1.

Cấp đánh giá
xếp loại (Phòng,
sở, tỉnh…)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Phịng GD&ĐT
Thành Phố
Thanh Hóa

A

2006 - 2007

Phịng GD&ĐT
Thành Phố
Thanh Hóa


B

2008 - 2009

Phịng GD&ĐT
Thành Phố
Thanh Hóa

B

2009 - 2010

Phịng GD&ĐT
Thành Phố
Thanh Hóa

B

2011 - 2012

Phịng GD&ĐT
Thành Phố
Thanh Hóa

A

2012 - 2013

Phịng GD&ĐT
Thành Phố

Thanh Hóa

A

2013 - 2014

Phịng GD&ĐT
Thành Phố
Thanh Hóa

B

2014 - 2015

19


8.

9.

10.

11

12

Một số biện pháp chỉ
đạo giáo viên trong nhà Phòng GD&ĐT
trường làm tốt công tác

Thành Phố
phối kết hợp với cha
Thanh Hóa
mẹ học sinh.
Một số kinh nghiệm chỉ
Phịng GD&ĐT
đạo nâng cao chất
Thành Phố
lượng giáo dục ở
Thanh Hóa
trường mầm non.
Một số kinh nghiệm chỉ
Phịng GD&ĐT
đạo giáo viên xây dựng
Thành Phố
mơi trường giáo dục
Thanh Hóa
lấy trẻ làm trung tâm
Một số giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ
Sở GD&ĐT Tỉnh
giáo viên Trường Mầm
Thanh Hóa
non Quảng Hưng,
Thành phố Thanh Hóa
Một số giải pháp chỉ
đạo nâng cao chất
lượng sinh hoạt tổ
Sở GD&ĐT Tỉnh
chuyên môn ở Trường

Thanh Hóa
Mầm non Quảng Hưng,
Thành phố Thanh Hóa

B

2015 - 2016

A

2016 - 2017

A

2017 - 2018

C

2018 - 2019

C

2019 - 2020

20



×