Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 17 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm
xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh tiến kịp với sự phát triển của
nhân loại. Để đáp ứng với nhiệm vụ to lớn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn xác
định việc lấy “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Chiến lược phát triển giáo dục
của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định trong “ Mục tiêu giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kỹ năng
cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành
nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung và
nhà trường phổ thơng nói riêng đã đưa giáo dục Âm nhạc thành một nội dung
giảng dạy quan trọng trong nhà trường. Âm nhạc được coi là một trong những
bộ mơn cần thiết góp phần giáo dục con người trở nên tồn diện.
Âm nhạc là mơn học nghệ thuật có tính thẩm mĩ cao. Dạy âm nhạc trong
trường Tiểu học không nhằm đào tạo các em học sinh trở thành những người
hoạt động Âm nhạc mang tính chun nghiệp mà thơng qua mơn học hình thành
cho học sinh những kiến thức ban đầu về kiến thức âm nhạc, những kỹ năng
hoạt động Âm nhạc, giúp HS cảm thụ được cái hay cái đẹp của âm thanh qua
các bài hát, đồng thời phát hiện bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho
tương lai đất nước.
Học môn âm nhạc cịn có nhiệm vụ khơng kém phần quan trọng đó chính là
giúp các em tự tin hơn trước tập thể, muốn được thể hiện khả năng của mình mà
khơng còn cảm thấy e dè, nhút nhát giúp cho các em một thế giới tinh thần thoải
mái, phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp học sinh học tốt các môn học khác.
Là giáo viên đứng lớp và trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu
học, tôi nhận thấy ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức âm nhạc, dạy cho
các em biết hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát ... thì nhiệm vụ khơng kém
1




phần quan trọng đó chính là giúp các em tự tin hơn trước tập thể, muốn được thể
hiện khả năng của mình mà khơng cịn cảm thấy e dè, nhút nhát. Chính vì lí do
đó mà tơi đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện
pháp giúp học sinh lớp 3 tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ
họa theo nhạc”.
2. Mục đích nghiên cứu
* Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích đề ra một số biện pháp dạy học hiệu quả
nhất để giúp học sinh lớp3 u thích mơn âm nhạc, tạo cho các em phong cách tự
tin khi trình bày bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc trước tập thể lớp.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ nghiên cứu và tổng kết: Biện pháp giúp học sinh lớp 3 tự tin
trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

2


PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận
Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác
nhảy múa hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát tạo cho con người có được
sự cảm nhận về nhịp điệu góp phần tích cực vào việc phát triển tồn diện nhân
cách đặc biệt là các em học sinh tiểu học.
Vận động múa phụ họa có thể giúp cho các em có tinh thần thoải mái trong

hầu hết mọi lĩnh vực. Vậy làm thế nào để các em có thể thể hiện cảm xúc cũng
như cảm nhận các giai điệu bài hát qua hình thức vận động theo nhạc.
Múa là những dạng hoạt động góp phần phát triển tồn diện nhân cách học
sinh. “ Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật đặc thù”, phương tiện thể hiện
chính là con người, ngơn ngữ được biểu hiện bằng các động tác, dáng dấp, cử
chỉ điệu bộ nét mặt, cùng với sự chuyển động, hoạt động có tính logic, có thể
chuyển tải nội dung, một tư tưởng phản ánh một sự việc, một sự kiện, một tình
cảm nào đó. Múa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật múa là bức “điêu
khắc sống”. Các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp
điệu âm nhạc, lời ca. Tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựng thành
điệu múa. Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của các em mà múa có thể
là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên nhiên…Các
chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc Việt Nam, múa hiện đại cũng được
khai thác. Múa được sử dụng chủ yếu với nhiều độ tuổi khác nhau.
Trên cơ sở lí luận thực tiễn và nghiên cứu giáo trình, tài liệu giảng dạy
cùng với việc đúc kết kinh nghiệm qua những năm được phân công giảng dạy
môn Âm nhạc trong trường tiểu học, tôi đưa ra những việc làm cụ thể, một số
biện pháp khả thi nhằm giúp học sinh u thích mơn âm nhạc và đặc biệt là tự
tin trình bày hát và múa phụ họa cho bài hát trước tập thể lớp. Đó là điều mà tôi
cũng như bao giáo viên khác đã và đang cố gắng thực hiện dạy và học theo
phương pháp đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo, để đảm bảo nâng cao chất
lượng các giờ học nói chung và giờ âm nhạc nói riêng.
3


II. Thực trạng của vấn đề
Năm học 2019 – 2020, tôi được nhà trường phân công dạy năm khối lớp, từ
khối 1 đến khối 5 với tổng số học sinh toàn trường là 764 em.
a. Thuận lợi
- Phần lớn các em học sinh đều yêu thích âm nhạc và mong muốn được tham

gia đội văn nghệ của nhà trường.
- Ban Giám Hiệu nhà trường đã sắp xếp thời gian và các trang thiết bị như:
được lắp đặt đầy đủ hệ thống đèn thắp sáng, quạt điện, ổ cắm, tivi, đầu đĩa, đàn
organ, loa…
- Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ sư
phạm Âm nhạc và tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp mà cấp
trên đã triển khai.
b. Khó khăn
- Một số phụ huynh học sinh chỉ chú trọng vào việc học văn hóa. Sau giờ
học ở trường, các em cịn học phụ đạo những mơn học khác tại các trung tâm
như: Toán, Tiếng việt, ngoại ngữ… chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của hoạt
động âm nhạc mà vẫn quan niệm Âm nhạc là một môn phụ nên chưa quan tâm
tới con em.
- Các em hát đúng giai điệu nhưng cảm nhận nhịp điệu về bài hát chưa cao.
Khi vận động thì chỉ chú ý đến động tác chứ chưa chú ý đến sắc thái biểu cảm
để trình bày bài hát.
Từ thực trạng nêu trên, khi dạy âm nhạc cho học sinh, tơi gặp khơng ít khó
khăn vì khả năng tư duy cũng như năng lực tiếp thu âm nhạc của học sinh
trường chúng tơi cịn rất nhiều hạn chế.
c. Khảo sát
Đầu năm học 2019 – 2020, khi được nhà trường phân công phụ trách môn
Âm nhạc, tôi đã chọn học sinh khối lớp 3làm đối tượng thực nghiệm đề tài sáng
kiến kinh nghiệm. Tơi tiến hành tìm hiểu tình hình của học sinh khối lớp 3, nắm
4


bắt năng lực cảm thụ âm nhạc và khả năng tự tin trình diễn bài hát có kết hợp
vận động phụ họa của các em qua phiếu khảo sát cụ thể ở học sinh lớp 3A.
PHIẾU KHẢO SÁT MÔN ÂM NHẠC - LỚP 3
Đề bài: Em hãy trình diễn 1 bài hát mà em u thích nhất?


Khối

3A

Sĩ số

30

Hồn thành tốt (Hát
đúng giai điệu, tự tin
kết hợp với vận động
theo nhạc phù hợp)

Hoàn thành
(Hát theo giai điệu,
chưa thật sự tự tin kết
hợp với vận động
theo nhạc)

Chưa hoàn thành
(Hát chưa đúng giai
điệu, chưa tự tin kết
hợp với vận động
theo nhạc)

SL

TL


SL

TL

SL

TL

5

16,7

23

76,6

10

6,2

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy số học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành đã
đạt ở mức tương đối cao (93,3%). Tuy nhiên số học sinh thật sự tự tin trong trình
diễn bài hát chỉ mới đạt ở mức thấp (16,7%).
d. Nguyên nhân
* Về phía phụ huynh:
- Phần lớn phụ huynh mới quan tâm đầu tư cho con em các mơn học Tốn,
Tiếng Việt, ít đầu tư các mơn nghệ thuật.
* Về phía giáo viên:
- Trong giờ dạy, giáo viên thường tập trung thời gian để hướng dẫn học sinh
hát thuộc lời ca và hát đúng giai điệu, chưa chú trọng nhiều đến hình thức hát

kết hợp với vận động phụ họa dẫn đến học sinh ít được thể hiện mình.
* Về phía học sinh:
- Một số học sinh chưa nắm vững cao độ, trường độ của bài hát nên hát
chưa đúng giai điệu. Nhiều học sinh trình diễn vấp phải tình trạng các động tác
phụ họa khơng hợp với lời ca. Các em hát trật nhịp cho nên lúng túng khi phối
hợp với các động tác phụ họa. Chính vì vậy, các em đã thiếu tự tin khi trình diễn
bài hát có kết hợp cả vận động phụ họa.
5


III. Các biện pháp thực hiện
Để học sinh tự tin trình diễn bài hát trước lớp, trước hết các em phải có hứng
thú với mơn học, với mỗi tiết học, các em nắm được kĩ năng ca hát, hát đúng
giai điệu bài hát.
Hiểu được điều này, bản thân tôi đã luôn tự học cách sử dụng nhiều nhạc cụ.
Trong quá trình dạy các bài hát, tơi lựa chọn nhạc cụ khác nhau cho học sinh nghe
giai điệu bài hát. Cách làm này đã tạo hứng thú cho học sinh ngay đầu tiết học.
Ví dụ: Với bài Bài ca đi học, tôi sử dụng đàn hơi Suzuki Melodion kết hợp
đàn Organ; với bài Gà gáy, tôi sử dụng Sáo mèo kết hợp đàn Organ…).

GV cho HS nghe giai điệu bài hát
bằng các loại nhạc cụ

1. Hướng dẫn học sinh luyện hát theo nhiều hình thức hát khác nhau

6


- Thông qua các tiết học hát, tôi đã tập trung hướng dẫn học sinh các kỹ năng
ca hát cơ bản như: Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, phát âm tròn vành rõ chữ,

biết lấy hơi cho từng câu hát khác nhau, biết hát hoà giọng, biết hát kết hợp các
dụng cụ gõ đệm.
- Với hoạt động luyện hát, tơi tìm ra những cách luyện hát khác nhau giúp
học sinh hứng thú, dễ nắm bắt, ghi nhớ giai điệu và lời ca. Những cách luyện hát
hiệu quả mà tôi đã vận dụng đó là:
+ Hát giai điệu theo âm A, O, U, I.
+ Hát nối tiếp theo sự chỉ huy.
+ Hát to nhỏ, hát thầm dưới hình thức trị chơi.
+ Hát kết hợp bộ gõ cơ thể.
Ví dụ: Học bài hát: Bài ca đi học - Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
- Với cách luyện hát theo âm A, O, U, I tôi thực hiện như sau: Tôi hướng dẫn
học sinh các kí hiệu tay ứng với các âm A, O, U, I. Sau đó yêu cầu học sinh quan
sát theo kí hiệu tay của thầy và hát giai điệu bài hát theo âm.

Hướng dẫn học sinh hát theo âm A, O, U, I

7


- Với cách luyện hát nối tiếp theo sự chỉ huy, tôi chia dãy và hướng dẫn học
sinh: Khi thầy chỉ huy tay về dãy nào thì dãy đó đứng dậy hát, khi thầy chỉ huy
cả hai tay thì cả lớp cùng đứng dậy hát hòa giọng.

Hướng dẫn học sinh hát theo chỉ huy
- Với cách luyện hát to nhỏ, hát thầm dưới hình thức trị chơi, tơi thực hiện
trị chơi như sau: Khi tơi chỉ huy tay rộng thì học sinh hát to, khi tôi chỉ huy hẹp
tay dần, học sinh hát nhỏ dần, khi 2 tay chỉ huy của thầy chạm vào nhau, học
sinh hát thầm không thành tiếng, thực hiện thi theo từng tổ.
- Với cách luyện hát kết hợp bộ gõ cơ thể, tôi đánh dấu những câu cần vỗ
đệm tương ứng và hướng dẫn học sinh cách vỗ đệm.

Ví dụ: Học bài hát: Bài ca đi học - Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
Câu 1:

Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh
x

x
1

4

x
2

x

x
3

5
1) Đưa tay phải lên ngực trái.
2) Đưa tay trái lên ngực phải.
8


3, 4 ) Vỗ 2 tay vào nhau.
5) Vỗ 2 tay xuống đùi.

Hát kết hợp bộ gõ cơ thể
Với việc thực hiện các cách luyện hát như trên, học sinh của tôi đã nắm chắc

được giai điệu và đa số các em thuộc lời ca ngay ở tiết 1.
2. Trang bị cho học sinh các kỹ năng vận động phụ họa theo bài hát
Đây là kĩ năng nâng cao hơn của dạy âm nhạc. Muốn học sinh có các kĩ
năng vận động theo bài hát tốt thì giáo viên phải hướng dẫn.
* Cách tiến hành:
Đối với mỗi bài, tôi thường chuẩn bị kĩ những động tác vận động phụ họa
phù hợp với giai điệu và lời ca. Tôi dành thời gian nghiên cứu, tâp luyện chính
xác các động tác múa cơ bản như: Đi quả trám, hái đào, mõ mời, xịe Thái ...
- Tơi trình diễn bài hát cho học sinh quan sát hoặc cho các em xem video do
giáo viên thể hiện, do nhóm học sinh lớp trước thể hiện.
- Hướng dẫn từng động tác cụ thể ứng với từng câu hát.
Ví dụ: Hát và vận động theo nhạc bài hát: Bài ca đi học
Nhạc và lời Phan Trần Bảng
Bài hát gồm có 2 lời mỗi lời 4 câu hát:

9


- Phần nhạc dạo đầu: Giáo viên hướng dẫn cách đứng: Đứng thẳng, gót chân
chạm, mũi chân chếch hình chữ V và nhún nhịp nhàng sang phải, sang trái theo
nhịp.
* Lời 1
- Câu 1: Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh.
Động tác: Hai tay cùng đưa từ dưới lên cao phía trước ngực tạo thành vịng
trịn trên đầu rồi tỏa ra hai bên. Chân nhún đều theo nhạc.
- Câu thứ 2: Đàn bướm phơi phới lướt trên cành hoa rung rinh.
Động tác: Hai tay dang ngang vẫy nhịp nhàng như cánh bướm đang bay.

Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động phụ họa
Với việc hướng dẫn như vậy, các em rất thích thú và siêng năng luyện tập.

Các em có thể vận động theo nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn tùy theo ý tưởng. Các
em có thể tự sáng tạo các động tác múa phụ họa.
3. Tạo điều kiện, khuyến khích cho mọi đối tượng học sinh tự tin trình
bày bài hát
Mục đích cuối cùng của dạy học âm nhạc là giúp mọi đối tượng học sinh
được tự tin, được có cơ hội để trình diễn các bài hát.
Trong giờ dạy, tôi đã tạo mọi điều kiện khuyến khích cho các em được hát,
được biểu diễn dù có thể các em hát chưa thật đúng giai điệu.
10


Tôi thường cho học sinh được biểu diễn:
+ Trong các tiết dạy học hát và ôn tập bài hát: Cuối tiết học (Tơi cho học
sinh thành lập nhóm nhạc trong đó 1 bạn hát, 1 vài bạn gõ đệm và vận động phụ
họa), ở bước kiểm tra bài cũ (Cá nhân, nhóm).

Học sinh tham gia biểu diễn
11


+ Trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, các chương trình giao lưu.

Học sinh tham gia văn nghệ Ngày hội Bánh chưng xanh
12


Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng Hội thi Văn nghệ Chào mừng 20 - 11

Học sinh tham gia văn nghệ Ngày hội cơng nhận chương trình RLĐV
13



Học sinh tham gia văn nghệ trong Lễ tổng kết
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Với kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy của mình, tơi nhận thấy: Trước
đây học sinh ngại hát, ngại biểu diễn phụ họa trước lớp, thậm chí có em khơng
chịu hát thì nay học sinh tích cực học tập hơn, tự tin hơn trong khi trình diễn các
bài hát. Khơng những thế, các em đón nhận mơn Âm nhạc một cách thích thú vì
mơn học này đem đến cho các em sự thoải mái về tinh thần, và có hưng phấn để
nhẹ nhàng tiếp nhận thông tin của những môn học khác.
Cuối năm học 2019 - 2020 kết thúc đợt nghiên cứu áp dụng các biện pháp
vào giờ dạy kết quả khảo sát như sau:
PHIẾU KHẢO SÁT MÔN ÂM NHẠC - LỚP 3
(Thời gian khảo sát: Ngày 08 /7 /2020)
Đề bài: Em hãy trình bày một trong hai bài hát sau có kết hợp với một
số động tác vận động phụ họa theo nhạc
14


1. Chị Ong Nâu và em bé (Nhạc và lời: Tân Huyền)
2. Tiếng hát bạn bè mình (Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh)


Lớp

3A

số

30


Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

(Hát đúng giai điệu, tự

(Hát theo giai điệu,

(Hát chưa đúng giai

tin kết hợp với vận

chưa thật sự tự tin kết

điệu, chưa tự tin kết

động theo nhạc phù

hợp với vận động

hợp với vận động

hợp)

theo nhạc)

theo nhạc)


SL

TL

SL

TL

SL

TL

18

60

12

40

0

0

Như vậy là 100% các em đạt hoàn thành trở lên. Trong đó, các em tỏ ra tự
tin, những học sinh có năng khiếu biểu diễn ngày một tăng. Từ đấy, tơi có thể dễ
dàng chọn được đội văn nghệ khi cần biểu diễn hoặc giao lưu trong các hoạt
động của nhà trường.
Đầu năm học 2020 – 2021 nhà trường đã thành lập được một “Đội văn nghệ

xung kích” và cho đến nay đang hoạt động và phát triển rất hùng mạnh. Được
sự ủng hộ quan tâm chỉ đạo của BGH và các tổ chức giáo dục khác, có thể nói
tơi đã khơng chỉ hồn thành tốt nhiệm vụ nhà trường giao phó là làm thay đổi tư
tưởng, tác phong và diện mạo hoạt động văn hóa văn nghệ, mà cịn góp phần
khơng nhỏ vào các hoạt động chung của nhà trường. “Đội văn nghệ xung kích”
đã sẵn sàng đáp ứng tất cả các hoạt động phong trào giao lưu và biểu diễn của
nhà trường và địa phương trong các ngày lễ lớn.

PHẦN BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15


I. Kết luận
Bản thân tơi, qua q trình giảng dạy trên lớp, cùng với những trăn trở làm
thế nào để giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất và bồi dưỡng được tình yêu
quê hương đất nước giúp các em có tâm hồn đẹp và trong sáng hơn qua các tác
phẩm âm nhạc, tôi đã nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi
nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Để học sinh tự tin trình
diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc:
Giáo viên phải luôn luôn tạo cho các em một tâm thế học tập tốt nhất, thoải
mái, nhẹ nhàng mà không hề áp đặt. Phát huy hết được năng lực học tập của học
sinh và tạo được hứng thú cho các em.
Tổ chức dạy sao cho học sinh đều hoạt động một cách chủ động, tích cực, tự
lực trong từng khâu để đạt kết quả cao. Học sinh khơng chỉ biết trình bày bài hát
của mình mà cần bồi dưỡng cho học sinh cách nhận xét bạn trình bày bài hát.
- Trang bị cho học sinh các kĩ năng vận động phù hợp theo bài hát.
- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng ca hát giúp các em nắm chắc được giai
điệu và thuộc lời ca các bài hát.
II. Kiến nghị
1. Đối với giáo viên

Mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, sách giáo khoa
và tài liệu để trau dồi kiến thức cho bản thân.
Tích cực tham gia dự giờ, trao đổi, thảo luận với bạn bè đồng nghiệp để tìm
ra phương pháp giảng dạy cho có hiệu quả.
Nghiên cứu cụ thể từng bài dạy để có kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh.
Nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh, phân loại đối tượng học sinh có năng
khiếu và khơng có năng khiếu để từ đó tìm ra cho mình một phương pháp dạy
phù hợp nhất.
2. Đối với Ban Giám hiệu
Đối với nhà trường cần bổ sung tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cần
thiết cho việc dạy học môn Âm nhạc. Cụ thể là mua đàn Oóc- gan có chất lượng
để góp phần vào việc thực hiện phương pháp đổi mới giáo dục.
Với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân tơi, đến nay SKKN đã được hồn
thành. Nhưng do trình độ, thời gian và khả năng có hạn, nên không tránh khỏi

16


những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp, các
cấp lãnh đạo để SKKN của tơi được hồn thiện và áp dung rộng rãi hơn.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi về “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp
3 tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc”.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của nhà trường
HIỆU TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác

Người viết

17



×