Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giai de thi giao vien gioi Vat li THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.62 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Vĩnh Nam HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THCS HUYỆN YÊN PHONG NĂM HỌC 2012- 2013 Câu 1: Sử dụng công thức tổng hợp vận tốc: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ Trong đó cần xác định rõ: Vật 1 là xe A, vật 2 là giao lộ, vật 3 là xe B Ta biểu diễn các véc tơ như hình vẽ sau:. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ A. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗. B. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗. Tổng hợp 2 véc tơ trên, dễ thấy ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ => Chọn đáp án D. có độ lớn là 50 km/h và có hướng Tây- Nam.. Câu 2: - Khối nước đá cân bằng trên mặt nước thì: trọng lượng của toàn khối nước đá bằng với lực đấy Acsimet. - Lực đẩy Acsimet có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. => Chọn đáp án C. Câu 3: - Giả sử ban đầu thể tích của cầu sắt ngập trong thủy ngân (Hg) là V1. Khi quả cầu nằm cân bằng trên mặt thủy ngân thì trọng lực cân bằng với lực đẩy Acsimet. Ta có: P = Fa1 = dHg. V1 (1) - Đổ nước sao cho ngập toàn bộ quả cầu. Giả sử thể tích của quả cầu phần ngập trong thủy ngân lúc này là V’1, phần ngập trong nước là V2. Lúc này quả cầu chịu tác dụng của trọng lực P, lực đấy Acsimet F’a1 gây bởi thủy ngân và lực đẩy Acsimet Fa2 gây bởi nước. Khi quả cầu nằm cân bằng ta có: P = F’a1 + Fa2 = dHg. V’1 + dnước. V2 (2) So sánh (1) và (2) ta dễ thấy V’1 < V1. => Chọn đáp án C Câu 4: Từ S1 = Ta có: Vtb =. =. =. , và S2 =. =. = => Chọn đáp án D. Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học trò về tinh thần tự học và lòng say mê tri thức!. Page 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Vĩnh Nam Câu 5 : Gọi t0 = 0 là lúc xe số 1 xuất phát tại A, xe chuyển động từ A đến B hết 150 : 3 = 5 h, rồi từ B về A hết 5h. Sau 10h thì xe số 1 về đến A, trong khoảng thời gian đó có 20 xe xuất phát từ A (tính cả xe số 1). Vì xe số 1 đến A trước và quay về B đầu tiên nên trên đường về nó sẽ gặp các xe còn lại (19 xe). => Chọn đáp án C. Câu 6: Vật đặt trên mặt bàn nằm ngang, khi kéo vật theo phương ngang với một lực F = 30 N vật vẫn đứng yên trên bàn. Dễ thấy lực ma sát nghỉ cân bằng với lực kéo và bằng 30N => Chọn đáp án C. Câu 7: Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công. Theo định luật bảo toàn công: Khi sử dụng các máy cơ đơn giản, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiều lần về đường đi. Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng ta thiệt về đường đi nên được lợi về lực. => Chọn đáp án B. Câu 8: Vật nổi lên trên mặt chất lỏng khi F = P. Từ “nổi lên” ở đây phải được hiểu là vật đang từ phía dưới đi lên, lúc này F > P. Vậy A sai. => chọn đáp án A. Câu 9: Chọn đáp án D Mắc nối tiếp: R1 + R2 = 10 (1) Mắc song song:. = 2,4. Câu 10 : Mắc song song: Rtd =. (2). Từ (1) và (2) ta có R1 = 4Ω, R2 = 6Ω . Dễ thấy Rtd = R < R1 < R2. => Chọn đáp án C. Câu 11 : Hai đèn này có cùng hiệu điện thế định mức vì thế chúng có thể sáng bình thường khi mắc song song vào nguồn có hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức của chúng. => Chọn D. Câu 12 : Với giới hạn kiến thức của học sinh lớp 9 thì có thể coi các phương án A, B, C đều đúng. => Chọn D Câu 13 : Áp dụng công thức tính : - Hao phí trên đường dây ∆P = => Chọn đáp án C.. và H = 1-. ta dễ dàng tính được U và H. Câu 14 : Giả sử có n điện trở loại 3 Ω và m điện trở loại 5 Ω được mắc thành 1 dãy. Ta có : 3n + 5m = 50  n = (1) Giải phương trình (1) với m, n N* ta thấy có 3 giá trị của m là m = 1, 4, 7. => Chọn đáp án C Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học trò về tinh thần tự học và lòng say mê tri thức!. Page 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Vĩnh Nam Câu 15 : Chọn đáp án C Câu 16 : Chọn đáp án C Câu 17 : Chọn đáp án C Câu 18 : Chọn đáp án B Câu 19 : Chọn đáp án C Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật tăng lên thì : nhiêt độ của vật tăng, tức là nhiệt năng tăng. Mặt khác khi nhiệt độ tăng thì thể tích của vật tăng do hiện tượng giãn nở vì nhiệt. Chỉ có số phân tử cấu tạo của vật là không tăng nên khối lượng của vật không tăng. Câu 20 : Cơ sở lý thuyết : Độ dẫn nhiệt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của vật liệu. Trong phương trình của định luật Fourier (phương trình mô tả hiện tượng dẫn nhiệt trong vật liệu), độ dẫn nhiệt xuất hiện dưới dạng một hệ số đặc trưng cho vật liệu. Độ dẫn nhiệt được xác định bằng nhiệt lượng truyền qua một đơn vị diện tích vật liệu trong một đơn vị thời gian, dưới gradient của nhiệt độ. Thứ nguyên của độ dẫn nhiệt là [năng lượng].[diện tích]^-1.[thời gian]^-1.[nhiệt độ].[chiều dài]-1. 1. Đồng: 380 [W / (m · K)], 2. Thủy ngân: 8,3 [W / (m · K)], 3. Nước: 0,6 [W / (m · K)], 4. Không khí 0,024 [W / (m · K)] Khả năng dẫn nhiệt của các chất theo thứ tự giảm dần từ tốt đến kém là : Đồng – Thủy ngân- Nước- Không khí. => Chọn đáp án B. Câu 21 : Chọn đáp án A Tăng thêm 200 C Câu 22 : Chọn đáp án A Đồng Nhận xét : Căn cứ vào đáp án của đề bài mà thí sinh lựa chọn phương án A là gần đúng nhất. Thực tế thì nhiệt dung riêng của đồng xấp xỉ bằng nhiệt dung riêng của kẽm. Người ra đề kiểm tra trí nhớ giáo viên về khả năng nhớ số liệu là kiểm tra trí tuệ bậc thấp. Không nên ra những câu hỏi loại này. Câu 23 : Chọn đáp án D. Câu trả lời tùy thuộc vào nhiệt độ cuối cũng khi xảy ra cân bằng nhiệt. Thầy cô nào thắc mắc xin liên hệ với tôi, tôi sẽ chứng minh bằng các phương trình toán học và xây dựng hàm tổng quát tình nhiệt độ cân bằng giúp các thầy cô. Câu 24 : Chọn đáp án A 2,86 kg Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học trò về tinh thần tự học và lòng say mê tri thức!. Page 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Vĩnh Nam Câu 25 : Trước hết chúng ta phân tích nội dung câu hỏi : “ Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 150 C ?” Về tiếng Việt, khi phân tích câu trên chúng ta thấy có hai từ “bao nhiêu” xuất hiện trong câu hỏi. Vậy nên có một số cách hiểu là : a).Cách 1 :- Có 2 đối tượng được hỏi đến : + Đối tượng 1 : nước sôi + Đối tượng 2 : nước ở 150 C. Nếu câu hỏi hỏi về 2 đối tượng thì câu trả lời hợp lệ cũng phải là 2 đối tượng. Xem xét các đáp án ta thấy các phương án A, B, C chỉ có một đối tượng. Vậy nên người làm có quyền chọn D. (một kết quả khác). b). Cách 2 : Chỉ yêu cầu trả lời « bao nhiêu lít nước sôi » Để trả lời câu hỏi này, khi tính toán chúng ta cần giả thiết : coi 1 lít nước có khối lượng là 1kg (ở các nhiệt độ ta đang xét). Gọi : Với nước đang sôi có : nhiệt độ đầu t1 = 1000 C, khối lượng m1 chưa biết. Nước ở 150 C, nhiệt độ đầu là t2 = 150 C, khối lượng m2 chưa biết Nhiệt cân bằng của hỗn hợp nước là 350 C. Ta có : m1 + m2 = 100 (1) Mặt khác, khi bỏ qua hao phí nhiệt do hệ trao đổi nhiệt với môi trường thì Qtỏa = Qthu Nên : m1.c.(t1- tcb) =m2.c.(tcb – t2). Thay số : m1.c.(100- 35) =m2.c.(35 – 15) (2) Giải hệ (1) và (2) ta được m1 23,53 (kg), m2 76,47 (kg) Với giả thiết 1 lít nước có khối lượng 1 kg => V1 là thể tích nước sôi cần đổ vào là 23,53 lít. => Chọn đáp án C. Nhận xét: Người ra đề cần sửa lại lời văn để rõ nội hàm câu hỏi, đảm bảo chỉ tồn tại duy nhất 1 phương án chắc chắn đúng. Nhiều năm qua tôi phân tích và nhận xét đề thi giáo viên giỏi cấp THCS môn Vật lí ở Yên Phong- Bắc Ninh còn nhiều sai sót như câu trên. Vấn đề ở đây là lỗi do trình độ hoặc đạo đức, hoặc cả 2. Người ra đề cố tình đưa ra câu hỏi loại như trên để thực hiện thủ đoạn “đánh lừa người có trình độ”. Đáp án, lời giải chi tiết thì không cung cấp cho giáo viên sau khi thi để họ học hỏi thêm và tin tưởng vào sự khách quan khi chấm bài. Tôi thường lấy ví dụ cho học sinh một câu chuyện về “trình độ và đạo đức” của người ra câu hỏi với tình huống sau: Một giáo viên dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa xòe ra tạo thành hình chữ V (các ngón khác cụp lại) rồi hỏi học sinh. Các em “mấy đây?” Có học sinh trả lời 2- thầy nói sai. Học sinh khác trả lời 5 (ý là 5 viết theo số La Mã) – thầy bảo sai. Cuối cùng thầy bảo “các em còn dốt lắm, đáp án là 6” trước sự ngỡ ngàng của học trò (ý rằng 6 đốt ngón tay trên 2 ngón tay xòe). Sau đó có học sinh hỏi lại thầy câu đó, thầy biện luận đủ trường hợp 2, 5, 6…Cuối cùng trò đưa ra đáp án 1 (giải thích rằng 1 bàn tay). Theo tôi thì đó phải là một cái tát hay một nắm đấm cho ông thầy dốt nát và vô đạo đức.. Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học trò về tinh thần tự học và lòng say mê tri thức!. Page 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Vĩnh Nam Câu 26: Chọn đáp án A t1 = 9,50 C Câu 27: Chọn đáp án C Năng lượng mặt trời truyền xuống trái đất bằng bức xạ nhiệt. Câu 28 : Chọn đáp án C Sau 2h thì gặp nhau, vị trí gặp cách A 50 km. Câu 29 : Chọn đáp án B Một mẹo nhỏ để đổi nhanh 2 đơn vị vận tốc thường dùng là km/h sang m/s và ngược lại là : a. =. và ngược lại b. = b.3,6. Câu 30: Chọn đáp án D Trong đoạn mạch không phân nhánh gồm R1 nt R2 , theo tính chất đoạn mạch không phân nhánh thì: I = I1 = I2 nên ta có. =. =. hoặc. Tóm lại phép chia thế là phép chia tỉ lệ thuận, nó ngược lại với phép chia dòng trong đoạn mạch phân nhánh là phép chia tỉ lệ nghịch. Câu 31: Chọn đáp án A Câu 32: Chọn đáp án C Phép chia dòng là phép chia tỉ lệ nghịch. Khi mắc song song thì U1 = U2 I1.R1 = I2.R2 . =. Câu 33: Chọn đáp án B Câu 34: Chọn đáp án A Từ giá trị định mức của đèn là 6V- 3W ta có điện trở của đèn là R =. 12Ω. Để đèn sáng bình thường thì Uđ = 6V => Ub = 3 V Áp dụng phép chia thế như ở câu 30 ta có:. =. hay. =. Vậy Rb = 6 Ω Câu 35: Chọn đáp án A. = Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học trò về tinh thần tự học và lòng say mê tri thức!. Page 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Vĩnh Nam Câu 36: Chọn đáp án A Ảnh ảo, lớn hơn vật. Câu 37: Chọn đáp án D 2,4 cm Câu 38: Chọn đáp án D Trước hết ta phân tích ý nghĩa câu hỏi “đưa một vật ra thật xa thấu kính” ở đây ta tạm hiểu rằng: vật được dịch ra xa vô cùng d = , các tia sáng xuất phát từ vật đến thấu kính ta coi như chùm tia song song. Như chúng ta đã biết với thấu kính bất kì thì: khi vật ở xa vô cùng sẽ cho ảnh nằm ở tiêu diện ảnh. Tức là cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. Câu 39: Chọn đáp án D Theo hầu hết các tài liệu Y học và tài liệu Vật lí học đều cho rằng khoảng cách từ thể thủy tinh (thủy tinh thể- lens) đến màng lưới (võng mạc) vào cỡ 17 mm. Khoảng cách này không thay đổi được trong suốt quá trình mắt điều tiết. - Coi hệ quang học bao gồm thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ, để nhìn rõ vật thì ảnh của vật phải hiện rõ trên võng mạc (màng lưới). Tức là khoảng cách từ ảnh của vật tạo bởi thấu kính mắt chính là khoảng cách từ võng mạc đến thể thủy tinh. Gọi f là tiêu cự của thấu kính mắt, d là khoảng cách từ vật đến mắt (thể thủy tinh), d’ là khoảng cách từ thể thủy tinh tới màng lưới. Để mắt nhìn rõ một vật thì f, d, d’ phải thỏa mãn hệ thức : thay d’ = 17 mm ta có. (*). + Với mắt không có tật, khi nhìn xa vô cực, ta coi d = ∞ thay vào (*) ta được fmax = 17 mm. + Với mắt không có tật, khi nhìn vật ở cực cận của mình ta coi d = Đ = 25 cm thay vào (*) ta được fmin 15,92 mm Như vậy tiêu cự của thể thủy tinh có giá trị nằm trong khoảng : fmin 15,92 mm fmax = 17 mm Nhận xét :Thực chất thì cả 4 đáp án đều không chính xác, vì ở câu dẫn có cụm từ ‘‘cỡ vào khoảng’’nên ta chọn D. 22,8 mm thì gần với giá trị đúng hơn các đáp án còn lại. Các thầy cô có thể xem thêm cấu tạo của mắt dưới góc độ Y học- Vật lí học tại đây : Câu 40 : Chọn đáp án D Phạm vi quan sát càng lớn.. Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học trò về tinh thần tự học và lòng say mê tri thức!. Page 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×