Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng phân môn tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
TÊN
MỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2.
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7
2.3.7.1
2.3.7.2
2.4
3
3.1
3.2

NỘI DUNG

TRANG



Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận
Thực trạng của việc dạy và học Tập đọc ở trường Tiểu
học Ngư Lộc II
Nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Thực trạng của việc dạy và học của giáo viên trường
Tiểu học Ngư Lôc II
Các giải pháp đã sử dụng nhằm nâng cao chất lượng
phân môn Tập đọc lớp 3
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên
Giúp giáo viên nắm vững nội dung chương trình SGK
Tiếng Việt 3 đặc biệt là phân môn Tập đọc
Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị bài dạy để đạt hiệu quả cao
nhất
Chỉ đạo giáo viên cần linh hoạt để rèn kĩ năng đọc
cho học sinh trong giờ Tập đọc
Tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh
Tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng
nghiên cứu bài học: ( Theo công văn 1315/BGDĐT –
GDTH)
Đảm bảo tốt về cơ sở vật chất và sự phối hợp giữa các
tổ chức trong và ngoài nhà trường.
Đảm bảo tốt về điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị

và đồ dùng sách giáo khoa
Làm tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã
hội
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
6
6
6
7
9
14
15
18
18
19
19
20

20
20

1


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài:
Phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng cùng với các
phân môn học khác giúp môn Tiếng Việt đạt được mục tiêu đó là hình thành và
phát triển ở học sinh tiểu học các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc,
viết) để học tập và giao lưu trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thơng
qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác của tư duy logic và tư
duy sáng tạo của học sinh. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về
Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa
của Việt Nam và nước ngồi. Bồi dưỡng tình u Tiếng Việt và hình thành thói
quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đúng vậy, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở cấp Tiểu học. Đọc trở thành đòi
hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải học đọc,
sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong
giao tiếp và học tập. Nó là cơng cụ để học tập các mơn học khác. Nó tạo ra hứng
thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh
thần học tập suốt đời. Đó là một khả năng khơng thể thiếu được của con người
thời đại văn minh.
Trong chương trình lớp 3, phân mơn Tập đọc rèn cho học sinh kỹ năng đọc,
nghe và nói. Bên cạnh đó thơng qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu
hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho
học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ,
cách diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân

cách cho học sinh.
Như vậy có thể nói: Phân mơn tập đọc là chìa khóa vạn năng, là cầu nối tất
các phân mơn cịn lại của mơn tiếng việt nói riêng, của các mơn học trong cấp học
nói chung. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới của đất nước, nhằm cập nhật với thời
đại, đáp ứng được đặc điểm tâm lý lứa tuổi, với trình độ của học sinh, nhằm giúp
học sinh thích ứng với cuộc sống thực tiễn và sự phát triển mạnh mẽ của xã hội.
Đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động
dạy và học. Do vậy, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học.
Trong quá trình dự giờ giáo viên dạy Tập đọc lớp 3, tôi thấy chất lượng đọc
và khả năng hiểu văn bản của học sinh chưa cao, rất ít học sinh đọc diễn cảm tốt.
Một số giáo viên còn quan niệm dạy Tập đọc cứ theo quy trình mà dạy, khơng có
gì khó và đặc biệt cịn có quan điểm dạy phân mơn Tập đọc thì đổi mới cái gì.
Là người giáo viên nếu chỉ bằng lịng với những kiến thức mình đã có được ở
trong trường học và lượng kiến thức đã được tiếp thu chun đề thì đó sẽ là một
điều đáng tiếc. Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp
học. Mặt khác, phải tiếp tục tìm tịi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho
từng tiết học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh
nghiệm để rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy2


học theo quy trình hợp lý, linh hoạt và sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạyhọc đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Vì vậy, tơi đã nghiên cứu và tìm ra “Một
số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3.”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp cho cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học Tập đọc lớp 3.
- Nâng cao chất lượng phân mơn Tập đọc nói riêng, mơn Tiếng Việt nói chung,
góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu kỹ các phương pháp dạy học Tập đọc.Tìm các giải pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu
học Ngư Lộc II, huyện Hậu Lộc.

1.4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận:
Ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện nhận thức và
giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Ngôn ngữ luôn gắn chặt với tư duy “Ngôn
ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy”( Mark). Tư duy của con người không thể
phát triển nếu thiếu ngôn ngữ, việc chiếm lĩnh ngôn ngữ là tiền đề phát triển tư
duy. Nhờ có ngơn ngữ, con người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện
nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau… Nói đến sự phát triển của
xã hội khơng thể khơng nói đến vai trị đặc biệt quan trọng của ngơn ngữ.
Mục đích nghiên cứu ngơn ngữ trong nhà trường là giúp học sinh có thể sử
dụng ngơn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp. Ngôn ngữ học nói chung,
Tiếng Việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học. Phương
pháp dạy học dựa trên cơ sở văn học, lý thuyết văn học, trong q trình học sinh
phân tích các tác phẩm, mặc dù chưa học những kiến thức về lý luận văn học mà
khả năng đọc của học sinh phát triển. Việc đọc những bài văn, bài thơ ở tiết Tập
đọc đã được xây dựng trên cơ sở những quy luật chung nhất về tác phẩm và sự tác
động của nó đến người đọc.
“Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và
chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Đối với
người đọc phải đọc đúng (chuẩn về mặt chính âm, ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng các
hệ thống trong văn bản, đọc đúng giọng điệu), đọc có biêu cảm là sử dụng ngữ
điệu trong khi đọc (tiết tấu, cao độ, điều chỉnh âm lượng). Đọc thành tiếng tức là
hoạt động đọc sử dụng thị giác để tác động lên văn bản từ trên xuống dưới, từ
trái qua phải, đồng thời sử dụng trí óc để phân tích, tư duy, ghi nhớ. Sau đó sử

dụng cơ quan phát âm để phát ra thành tiếng nhằm mục đích hướng tới một đối
3


tượng nghe nào đó. Đọc thầm tức là hoạt động đọc sử dụng thị giác để tác động
lên văn bản từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, đồng thời sử dụng trí óc để phân
tích, tư duy, ghi nhớ. Đọc mang tính chất nghệ thuật về thực chất là việc đọc
trong quá trình hình thành các cơ chế đọc. Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình
thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng sai về logic, tức là
kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Nó là khái niệm bao chùm có nội dung
quan trọng trong q trình dạy văn, là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao
nhất của hoạt động học, đọc hiểu cũng chỉ năng lực của người đọc.”
Đối với học sinh lớp 3, tư duy trực quan cụ thể chiếm ưu thế, tư duy trừu
tượng đang hình thành. Chính vì thế, các em thích tận mắt thấy, tai nghe…..có
như vậy kiến thức mới đọng lại trong các em. Những hoạt động gây hứng thú sẽ
khuyến khích các em chủ động học tập, thích học, khơi dậy tính tị mị, phát triển
năng lực, tìm ra những điểm mới trong hệ thống kiến thức sẽ có tác dụng làm cho
học sinh nhớ lâu, nhớ kỹ, hiểu sâu trong việc lĩnh hội tri thức.
Mặt khác, tuổi của các em là tuổi chơi mà học, học mà chơi. Các cơ quan trong cơ
thể chưa phát triển hoàn thiện nên mức độ tập trung chú ý lâu chưa bền vững,
ngồi lâu trong một tiết học nếu khơng thay đổi hình thức tổ chức dạy học chắc các
em sẽ không thấy thoải mái. Bởi vậy, cần có những biện pháp tổ chức hoạt động
dạy và học linh hoạt để các em có cơ hội vừa học, vừa vận động cơ thể. Thông
qua trò chơi để học và trong một giờ học, mỗi em được gọi ít nhất hai lần đứng
dậy phát biểu ý kiến để có cơ hội thay đổi tư thế.
Hơn nữa học sinh tiểu học, và đặc biệt là học sinh lớp 3 cũng đang cịn mang
tính trẻ con, hay ưa những điều mới lạ, chính vì thế trong q trình tổ chức các
hoạt động dạy - học tránh dập khn máy móc, lặp đi lặp lại ngun bản quy trình
dạy - học phân mơn tập đọc mà nên thay đổi đôi chút về các bước trong các hoạt
động để tránh nhàm chán, thu hút sự chú ý của học sinh.

2.2. Thực trạng việc dạy phân môn Tập đọc lớp 3 ở trường Tiểu học Ngư Lộc
II huyện Hậu Lộc
2.2.1. Nội dung Sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Trong nội dung phân mơn tập đọc lớp 3 gồm có 93 bài tập đọc trong đó có 30
bài thơ, 63 bài văn xuôi (Truyện, văn miêu tả, văn bản khoa học, nghị luận và văn
bản thông thường), 18 bài là tác phẩm văn học nước ngồi hoặc có nội dung về
nước ngồi và người nước ngoài. Bám sát các chủ điểm, nội dung tập đọc phản
ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, từ gia đình, nhà trường, quê hương, các vùng miền
và các dân tộc anh em trên đất nước ta đến các hoạt động văn hóa, khoa học, thể
thao và các vấn đề lớn của xã hội như bảo vệ hịa bình, phát triển tình hữu nghị,
sự hợp tác giữa các dân tộc, bảo vệ môi trường sống, chinh phục vũ trụ, …
2.2.2. Thực trạng việc dạy và học của giáo viên và học sinh trường Tiểu học
Ngư Lộc II:
Xuất phát từ các thể loại văn bản khác nhau đòi hỏi người giáo viên cần có
biện pháp dạy học ứng với từng kiểu bài, từng thể loại bài. Để nâng cao chất
lượng dạy các thể loại văn bản trên tôi tiến hành dự giờ mỗi thể loại một bài xem
thực trạng dạy cuả giáo viên và phỏng vấn trò chuyện với học sinh:
4


Dự giờ tiết dạy: Thể loại Văn xuôi
Dự giờ (tiết 6 ): Cơ giáo tí hon ( Sách TV3 - Tập 1- trang 17)
- Người dạy: Nguyễn Thị Thủy - Dạy lớp 3A. - Ngày dạy: 15/9/2020
- Người dự cùng giáo viên khối 3 - Đơn vị trường Tiểu học Ngư Lộc II.
Sau đây là đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn:
* Ưu điểm:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học theo đúng quy trình của phân môn Tập
đọc, học sinh được luyện đọc nhiều, đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ hợp lí.
* Nhược điểm:
- Việc hướng dẫn luyện đọc của giáo viên còn hạn chế khi hướng dẫn học sinh

một số tiếng phát âm còn lẫn tr/ch, thanh hỏi/ thanh ngã. HS đọc phần chú giải chỉ
là hình thức máy móc. Phần tìm hiểu nội dung bài giáo viên hoàn toàn sử dụng
những câu hỏi ở SGK để khai thác, giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời, học
sinh khác nhận xét nhưng chỉ mang tính chất chiếu lệ, phần lớn là giáo viên nhận
xét chốt lại.
- Sử dụng đồ dùng dạy học còn đơn điệu (chỉ duy nhất tranh trong SGK)
- Phân bố thời gian chưa hợp lý, phần tìm hiểu baì 16 phút, phần luyện đọc lại 4
phút.
Dự giờ tiết dạy: Thể loại thơ
Dự giờ (Tiết 9): Quạt cho bà ngủ ( Sách TV3 - Tập 1 - trang 23)
- Người dạy : Đỗ Quang Vinh , dạy lớp 3B. Ngày dạy: 23/9/2020
- Người dự cùng giáo viên khối 3- Đơn vị trường Tiểu học Ngư Lộc II.
Sau đây là đánh giá nhận xét cuả tổ chuyên môn:
* Ưu điểm:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy- học theo đúng quy trình
- Học sinh thuộc lòng được bài thơ trên lớp.
- Giáo viên đã chú ý thay đổi hình thức dạy học để chống nhàm chán cho học sinh
như: Tổ chức học nhóm, thi đọc giữa các nhóm,
* Nhược điểm:
- Học sinh chỉ chăm chú đọc thuộc lịng khơng quan tâm đến việc luyện giọng
hay.
- Phân nhóm khơng đồng đều về trình độ, nhóm 1 phần lớn là học sinh đọc tốt
được đọc nhiều, nhóm 4 phần lớn là học sinh đọc yếu lại được đọc ít. Học sinh
được đọc thầm một cách hình thức.
- Phần đánh giá nhận xét của học sinh còn rụt rè. Diễn đạt câu chưa gọn dẫn dến
việc tìm hiểu bài của học sinh kém phần sơi nổi. Chỉ có học sinh học tốt làm việc,
học sinh tiếp thu bài chậm hầu như không động não. Điều đó ảnh hưởng rất lớn
đến kĩ năng đọc hiểu của các em.
Dự giờ ( Tiết 55): Báo cáo kết quả tháng thi đua: “ Noi gương chú bộ đội”
( TV 3 -tập 2 -trang 10)

- Người dạy: Đỗ Hoàng Nghĩa, dạy lớp 3B . Ngày dạy : 19/12/2021
- Người dự cùng: giáo viên khối 3 - Đơn vị trường tiểu học Ngư Lộc II
Sau đây là đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn:
5


* Ưu điểm:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học theo đúng quy trình, học sinh được
luyện đọc nhiều, đọc đúng tốc độ, biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở dấu phẩy, dấu chấm
* Nhược điểm:
- Việc hướng dẫn luyện đọc của giáo viên còn hạn chế, chưa thể hiện đúng đặc
trưng của văn bản, chưa đọc rõ ràng, rành mạch từng nội dung, chưa thể hiện cách
đọc một bản báo cáo.
Do đó, qua q trình dự giờ thăm lớp, thăm dò ý kiến của giáo viên và trò
chuyện với học sinh tôi nhận thấy :
Đối với văn bản hành chính giáo viên cịn chưa thể hiện đúng cách đọc, việc
hướng dẫn học sinh luyện đọc và phát âm tiếng khó giáo viên khơng chú ý đến
phương ngữ. Hướng dẫn học sinh cách đọc thể hiện đúng giọng các nhân vật
chưa đúng.Thời gian dành cho luyện đọc hay còn ít.
Quá trình tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên còn trung thành với kế hoạch
bài dạy đã vạch trước, mà kế hoạch bài dạy lại quá phụ thuộc vào SGV mà bỏ qua
tình hình thực tế của học sinh lớp mình. Tổ chức các hoạt động tách rời nhau. Ví
dụ: Hoạt động luyện đọc chỉ duy nhất tập trung vào luyện đọc hay hoạt động 3 chỉ
tập trung tìm hiểu bài…
Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới đơn điệu bằng cách cho học sinh cầm
SGK đọc phần chú giải. Như vậy, học sinh sẽ khó hiểu từ. Giáo viên không nhận
xét việc trao đổi học tập từng nhóm dẫn đến, kĩ năng nghe và nói của học sinh
chưa tốt. Sử dụng đồ dùng DH còn đơn điệu, chưa linh hoạt.
Ngồi việc dự giờ, tơi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh khối 3
trường Tiểu học Ngư Lộc II, tôi nhận thấy: Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc

đọc to nhưng mức độ đọc lưu lốt cịn một số em vẫn chưa đạt yêu cầu, các em
còn đọc nhát gừng, đọc lặp từ, thêm từ, bớt từ… Mức độ đọc hay chỉ có rất ít em
đạt được. Các em chưa thể hiện rõ giọng đọc của từng thể loại....
Bảng 1 -Thống kê chất lượng đọc của học sinh khối 3 (Tháng 10/2020):
Lớp

3


số

Chất lượng, mức độ đọc

Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các
150 cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng từ.
Đảm bảo tốc độ đọc
Hiểu nội dung văn bản
Giọng đọc có biểu cảm ( Đọc hay)

Số lượng

Tỷ lệ

110/150
90/150

73,3%
60%


100/150
80/150
75/150

66,6%
53,3%
50%

Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn thấp. Đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu
và đọc hay. Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn rất thấp. Trước yêu cầu
đổi mới của ngành, liên hệ thực tiễn việc tổ chức các hoạt động dạy- học trong
phân môn tập đọc lớp 3, trước thực trạng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong
nhà trường, tơi đã có biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn
6


tập đọc lớp 3.giúp cho giáo viên dạy tốt phân mơn Tập đọc khối lớp 3 và nhân
rộng trong tồn trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn
tâp đọc lớp 3:
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về tầm quan trọng của phân môn tập
đọc trong trường Tiểu học:
Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Ngư Lộc II có trình độ chun mơn
vững vàng, có lịng u nghề, trách nhiệm, tận tụy với học sinh. Hầu hết các thầy,
cô giáo đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đổi mới phương pháp dạy
học, luôn quan tâm thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Trong những năm qua,
ban giám hiệu triển khai, quán triệt đầy đủ và kịp thời các văn bản, chỉ thị của
ngành về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho cán bộ quản lý
và giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục phải có quan điểm đúng đắn về
đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và đổi mới PPDH mơn Tiếng

Việt nói riêng.
Xây dựng các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của việc đổi mới PPDH
góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, tránh tư tưởng ngại khó hoặc đổ
lỗi cho các điều kiện khách quan.
Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi
dưỡng và dự giờ thăm lớp của giáo viên. Tổ chức có hiệu quả các đợt sinh hoạt
chuyên môn, chuyên đề cấp tổ và cấp trường. Tiếp tục phát động giáo viên tự làm
đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trang bị những
kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học
của học sinh
2.3.2. Giúp giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung chương trình SGK Tiếng Việt
Lớp 3 đặc biệt là phân môn Tập đọc
Trong dạy học, để tổ chức các hoạt động dạy học tốt thì phải xác định đúng
mục tiêu của phân mơn đó, của từng bài cụ thể. Xác định càng rõ ràng, đúng đắn
thì tổ chức các hoạt động sẽ tốt.
Để tổ chức các hoạt động dạy - học phân mơn Tập đọc thì trước hết phải bố trí
thời gian nghiên cứu hệ thống chủ điểm trong SGK Tiếng Việt, nghiên cứu kĩ
từng tiết học, sự phân bố các bài tập đọc ở mỗi đơn vị học, phải xác định rõ vị trí
của từng bài trong chương trình, bài đó thuộc thể loại văn bản nào (Văn xuôi,
thơ, văn bản hành chính ) bài đó thuộc chủ đề gì? Bài trước đó là bài nào? Bố trí
như vậy sẽ tạo nên một số thuận lợi sau:
+ Xác định rõ được vị trí của từng bài sẽ giúp người giáo viên xác định rõ được
mục tiêu đúng, giọng đọc của từng của từng bài và mức độ yêu cầu học sinh học
xong bài đó đọc với giọng như thế nào ? Với bài học này học sinh của lớp mình
thường phát âm sai tiếng nào và cần hướng dẫn học sinh luyện đọc như thế nào
cho chuẩn.
Ví dụ: Bài “ Người mẹ ” là bài dạy thuộc tiết thứ 10, tuần 4 , chủ đề “ Mái ấm ”
– Chủ đề thứ hai của TV3 (tập I) và bài này được chia làm 2 tiết đó là Tập đọc 7



tập đọc kể chuyện. Chính vì thế, u cầu học sinh đọc thành tiếng ở mức độ: Biết
đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (Bà mẹ, Thần Đêm
Tối, bụi gai, hồ nước, thần chết), biết đọc thầm nắm ý cơ bản. Chú ý đọc các từ
ngữ mới, các từ dễ sai do ảnh hưởng phương ngữ như : lã chã, áo chồng, rơi
xuống…( SGV có thể yêu cầu các từ khác như: thiếp đi, hớt hải ...) giáo viên cần
chắt lọc từ ngữ khó đọc theo đặc điểm của địa phương lớp mình phụ trách không
nhất thiết theo SGV, biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.
Nhưng tới bài “Mồ côi xử kiện” ( Tiết 50 thuộc chủ đề: Thành Thị và nông
thôn tuần học thứ 17) ở mức độ bài này yêu cầu học sinh ở mức độ cao hơn đó là
biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với các lời nhân vật (Chủ quán, bác nông dân,
Mồ Côi), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật. Giọng kể của người dẫn chuyện :
Khách quan, giọng chủ quán: Vu vạ, thiếu thật thà, giọng bác nông dân: Phân
trần, thật thà, giọng Mồ Cơi thì nhẹ nhàng, thản nhiên…
+ Nghiên cứu được mục đích, yêu cầu của từng bài dạy thì sẽ lựa chọn được các
biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp với tiết dạy, lựa chọn được đồ dùng nào sẽ
phục vụ cho từng hoạt động trong tiết dạy.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị bài dạy để đạt hiệu quả cao nhất:
a) Chỉ đạo giáo viên lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài dạy.
- Giáo viên phải xác định rõ từng hoạt động cụ thể cần sử dụng đồ dùng nào? Đồ
dùng nào đã có sẵn? Đồ dùng nào có thể sưu tầm được? đồ dùng nào cần tự làm?
- Giáo viên phải vạch rõ kế hoạch để chuẩn bị đồ dùng dạy- học có chất lượng.
Cần xác định rõ đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học nào có thể sử
dụng trong phần giới thiệu bài , trong phần giảng từ hay trong khi giải nghĩa từ
khó hiểu.
VD: Khi dạy bài “Về quê ngoại ” để giúp học sinh hiểu nghĩa từ “hương trời”.
Giáo viên nên sử dụng tranh SGK phóng to để giảng từ giúp học sinh thấy được
mùi thơm của sen tỏa ngát trong không gian hịa quyện giữa trời và đất….Ngồi
ra việc sử tranh trong SGK ở bài này còn sử dụng vào phần giới thiệu bài.
VD: Dạy bài “ Nhà rông ở Tây nguyên” để giúp học sinh hiểu nghĩa từ “

rông chiêng” giáo viên chụp hình ảnh một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên
và sử dụng máy chiếu để giúp học sinh nhìn thấy và hiểu ngay nghĩa của từ: Đó là
một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên…..
b)Yêu cầu giáo viên lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hố
hoạt động của học sinh:
- Để thực hiện tốt hoạt động dạy - học thì học sinh phải là người trực tiếp tham gia
hoạt động học tập một cách tích cực. Học sinh học tập tích cực hay khơng tùy
thuộc vào bản thân … Trong đó là nhóm học tập.
Học trong nhóm có nhiều phẩm chất năng lực khác nhau, đủ trình độ sẽ tạo
điều kiện cho các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau, kèm cặp
nhau, bổ sung cho nhau để từng học sinh dần dần hồn thiện hơn. Chính vì thế
theo tơi trong phân môn tập đọc cũng như các phân môn khác nên tổ chức phân
nhóm đủ trình độ. Cịn nếu muốn dành thời gian cho từng đối tượng, giáo viên
cần phải phân nhóm cùng trình độ.
8


- Cấu tạo nhóm.
+ Mỗi nhóm 2 em ( phân cặp): phân kiểu này là hiệu quả vì hai em trao đổi, làm
việc được nhiều lần trong học nhóm. Các em hỗ trợ nhau, em đọc tốt hỗ trợ em
đọc yếu hơn mình để từ đó giúp cho bạn đọc tiến bộ.
+ Phần nhóm nhiều học sinh: Có thể nhóm 4 em hoặc 6 em tùy theo vị trí ngồi và
yêu cầu của giáo viên trong việc rèn luyện học sinh.
+ Phần nhóm số lượng người ứng với số lượng người đóng vai hoặc số đoạn trong
bài tập đọc, dùng trong hoạt động luyện đọc nhóm, luyện đọc lại.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc chạy đua trong rừng” phân học sinh mỗi nhóm 3 em
luyện đọc lại theo kiểu phân vai; 1 học sinh đọc lời của người dẫn chuyện, 1 học
sinh đọc lời của Ngựa con, 1 học sinh đọc lời của Ngựa cha. Qua cách đọc này
giúp học sinh trong nhóm tập trung đọc và giọng đọc thể hiện đúng lời của từng
nhân vật

- Cách phân nhóm:
Cứ hai tuần (ứng với một chủ đề), yêu cầu giáo viên thay đổi học sinh trong
nhóm. Các nhóm thay đổi nhóm trưởng, để học sinh có cơ hội được tiếp xúc, giao
lưu với mọi đối tượng, đồng thời học sinh có cơ hội tốt làm nhóm trưởng.
c) Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch bài học
Muốn đạt được kết quả cần phải có kế hoạch bài dạy cụ thể rõ ràng. Vậy xây
dựng kế hoạch bài học một bài tập đọc cần phải thể hiện như thế nào?
Kế hoạch phải vạch rõ được hoạt động của thầy, của trò, mục tiêu cụ thể của
từng hoạt động. Trong kế hoạch bài học cần phải định hướng đưa ra những tiếng
từ học sinh có thể phát âm sai(Theo phương ngữ), thời điểm sử dụng đồ dùng dạy
học, câu hỏi phù hợp từng đối tượng học sinh, thiết kế phiếu học tập để học sinh
tự mình hoặc thảo luận với bạn nắm nội dung bài. Phải vạch rõ phương án có thể
xảy ra và có định hướng cụ thể cho mỗi phương án đó.
Ví dụ: Khi lập kế hoạch bài học để dạy bài “Hội vật” giáo viên cần xác định rõ
mục tiêu yêu cầu cần đạt được của tiết dạy, từ mục tiêu trên vạch định ra các hoạt
động dạy và học của thầy và trò. Ở bài này hoạt động luyện đọc giáo viên cần
định hướng đưa ra những tiếng, từ học sinh phát âm sai chẳng hạn: Sới vật, Quắm
Đen, giục giã,… xác định đồ dùng dạy học: Tranh SGK ( sử dụng ở phần giới
thiệu bài), một số ảnh thi vật, tranh dùng để giảng từ: sới vật, khố …..
Tuỳ vào nội dung bài, kế hoạch bài học cần vạch ra trò chơi phục vụ cho việc
học tiết tập đọc đó, để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời giúp học sinh thư
giản và thơng qua trị chơi, học sinh nắm được kiến thức mới hay cũng cố kiến
thức đã học… Chính vì thế, cần có dự kiến cụ thể trị chơi có thể sắp xếp ở phần
giới thiệu bài, hay trước phần tìm hiểu bài hay củng cố, dặn dò …
d) Yêu cầu đọc mẫu của giáo viên.
Trước khi lên lớp, giáo viên phải đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo
nội dung bài đọc. Giáo viên có giọng đọc tốt sẽ góp phần đáng kể trong việc rèn
đọc cho học sinh rất nhiều. Bởi vì, các em ln ln lấy giọng đọc của thầy cô
giáo làm chuẩn. Bởi vậy, giáo viên phải nghiên cứu nội dung, cách đọc và tập đọc
nhiều lần. Tùy theo từng bài mà giáo viên đọc mẫu, đọc cả bài hay một đoạn,

9


nhưng trước hết người giáo viên phải đọc đúng, ngoài ra còn phải đọc diễn cảm
tốt bài văn, bài thơ. Muốn vậy giáo viên phải rèn luyện kỹ năng đọc cho mình một
cách nghiêm túc. Luyện đọc diễn cảm sao cho mỗi bài đọc của giáo viên xứng
đáng là bài đọc mẫu cho học sinh. Hoặc trong lớp có học sinh đọc có biểu cảm
tốt, giáo viên sẽ chuẩn bị trước là hướng dẫn học sinh đó giọng đọc của bài để các
em đọc thay giáo viên trong tiết học.
Có nhiều cách đọc mẫu :
- Đọc mẫu toàn bài để gây hứng thú cho học sinh.
- Đọc câu, đoạn giúp học sinh nhận xét, giải thích tìm ra cách đọc.
Tuỳ theo từng bài mà giáo viên đọc mẫu cả bài hoặc một đoạn.
Ví dụ: Khi đọc bài: “ Thư gửi bà” giọng đọc bộc lộ được tình cảm thân mật thích
hợp với từng kiểu câu (Câu kể, câu hỏi, câu cảm). Tồn bộ bài đọc với giọng nhẹ
nhàng tình cảm và đặc biệt thể hiện đúng cách đọc với các kiểu câu có trong bài,
ngắt nghỉ hơi hợp lý với từng dấu câu. Đặc biệt qua cách đọc của bài này học sinh
phải biết diễn tả tình cảm chân thành qua bức thư gửi người thân..
Hoặc Khi đọc bài “ Nhà bác học và bà cụ” giọng đọc thể hiện lời người kể và
lời các nhân vật :
Khi đọc đoạn 1: Đọc với giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng cụm từ ùn
ùn kéo đến thể hiện sự ngưỡng mộ của người dân với phát minh của Ê- đi - xơn.
Nhưng đến khi đọc đoạn 2: ( cuộc gặp gỡ giữa Ê-đi-xơn và bà cụ): Giọng
bà cụ chậm chạp, mệt mỏi. Ê- đi - xơn hỏi : giọng ngạc nhiên
Đến đoạn 3: Đọc với giọng Ê- đi - xơn thì reo vui khi sáng kiến chợt lóe lên.
Giọng bà cụ thì phấn chấn.
Ở đoạn 4: Giọng người dẫn chuyện thán phục, nhấn giọng những từ ngữ
miệt mài, xếp hàng dài ….Giọng Ê- đi - xơn vui, hóm hỉnh. Giọng cụ già phấn
khởi
Hay là bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua: “Noi gương chú bộ đội”. Đây là

văn bản hành chính nên giáo viên đọc với giọng đọc rõ ràng, rành mạch từng nội
dung dứt khoát, đúng giọng một bản báo cáo.
Qua việc đọc mẫu tốt của giáo viên sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và tự tin
hơn khi đọc, thể hiện đúng nội dung của mỗi bài tập đọc.
2.3.4.Chỉ đạo giáo viên cần linh hoạt để rèn các kỹ năng đọc cho học sinh
trong giờ Tập đọc:
a) Đọc đúng
“Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, khơng
có lỗi. Đọc đúng là khơng đọc thừa, khơng sót từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng
bao gồm: Phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ” [1].
* Cách thực hiện:
- Trước khi lên lớp, giáo viên phải dự kiến các lỗi của học sinh trong lớp dễ mắc.
Những tiếng, từ, những câu khó trong bài để hướng dẫn học sinh luyện đọc. Phần
dự kiến này phải dựa vào thực tế phát âm của học sinh trong lớp:
+ Luyện đọc đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn.
+ Đọc đúng các tiếng có chứa vần khó đọc.
10


+ Đọc đúng các tiếng có thanh ngã và thanh hỏi.
Phần luyện đọc này phải kết hợp luôn trong phần đọc cá nhân.
Ví dụ 1 : Khi dạy bài: “Bài tập làm văn” ( TV3 – Trang 46 tập 1)
Cho một học sinh đọc đoạn 1, gọi 1 học sinh khác nhận xét: Phát hiện bạn
đọc sai “ lay hay”; “ dửa bát”; “ mùi xoa”. GV cho học sinh đọc sai đọc lại cho
đúng: “ loay hoay”;“ rửa bát”; “mùi soa”. Sau đó giáo viên cho một số em hay
mắc lỗi phát âm sai phụ âm đầu r/d, x/s vần oay như trên rồi đọc lại.
- Ngoài việc luyện cho học sinh biết cách phát âm đúng, giáo viên còn phải chú
trọng cách ngắt nghỉ đúng như nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu
hai chấm, đặc biệt phải hướng dẫn học sinh ngắt hơi ở các cụm từ ngữ để tách ý.
Trong tiết dạy, giáo viên có nhiều hình thức để hướng dẫn học sinh, nhưng cần

phải linh hoạt, tránh để học sinh nhàm chán. Giáo viên linh hoạt lựa chọn ở các
hình thức hướng dẫn học sinh luyện cách đọc tùy vào mức độ khó dễ của câu văn
hoặc vào trình độ của học sinh để hướng dẫn:
Ví dụ 2: Trong bài : “ Ở lại với chiến khu” ( TV3 – Trang 13 tập 2)
Chẳng hạn học sinh đọc: “ – Chúng em cịn nhỏ, chưa làm được chi / nhiều thì
trung đồn cho chúng em ăn ít cũng được./Đừng bắt chúng em/ về, tội chúng em
lắm anh nờ….//”
GV đọc lại câu văn và yêu cầu học sinh lắng nghe, phát hiện chỗ cơ giáo ngắt
giọng: “ – Chúng em cịn nhỏ,/ chưa làm được chi nhiều /thì trung đồn cho
chúng em ăn ít cũng được./Đừng bắt chúng em/ về, tội chúng em lắm anh
nờ….//”Sau đó giáo viên yêu cầu 2-3 em đọc lại câu văn trên. Từ đó giúp học
sinh phát hiện cách đọc và ngắt nghỉ đúng.
Ví dụ 3: Khi đọc bài: “ Cậu bé thông minh”( TV3 tập 1 – trang 4)
Thực tế sẽ có học sinh ngắt câu văn như sau: “ Ngày xưa, có một ơng vua / muốn
tìm người / tài ra giúp nước./ Vua hạ lệnh /cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một
con gà trống biết đẻ trứng, nếu khơng có thì cả làng phải chiu tội.//” GV giúp học
sinh sửa lại bằng cách treo bảng phụ chép câu văn đã ngắt sẵn như sau: “ Ngày
xưa, / có một ơng vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh cho mỗi
làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu khơng có /thì cả
làng phải chiu tội.//”. Sau đó yêu cầu học sinh đọc lại để so sánh hai cách đọc
cách nào đọc đúng.
Ví dụ 4: Khi đọc bài “ Người lính dũng cảm” ( TV3 tập 1 trang 38)
Đối với câu: “ Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ
huy dũng cảm.” GV treo bảng phụ viết sẵn câu văn, yêu cầu một học sinh đọc tốt
lên bảng đánh dấu chỗ ngắt nghỉ và đọc để các bạn trong lớp nhận xét, thống nhất
cách đọc đúng như sau: “ Rồi,/ cả đội bước nhanh theo chú,/ như là bước theo
một người chỉ huy dũng cảm.//”
Đối với những bài thơ GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ cần đúng với nhịp thơ.
Với những bài thơ có thể thơ tự do. GV hướng dẫn HS chú ý tới vần nhịp để ngắt
nghỉ đúng và nhấn giọng.Với những bài thơ lục bát, nhịp thơ phổ biến là 2/4 và

4/4, tuỳ vào từng bài để ngắt cho phù hợp với âm điệu và nhịp
Ví dụ 5:
“ Con ong làm mật, / yêu hoa /
11


Con cá bơi,/ yêu nước;// con chim ca, /yêu trời/
Con người muốn sống, / con ơi
Phải yêu đồng chí, / yêu người anh em. //”
( Tiếng ru – TV3 tập 1 trang 94)
Như vậy, từ một số biện pháp trên đã giúp học sinh dần dần có ý thức tìm hiểu
giọng đọc, cách đọc đúng và tự tin hơn khi đọc.
b) Tốc độ đọc :
Đối với học sinh tiểu học, “đọc lưu lốt là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ,
đọc không ê a, ngắc ngứ”. Đối với lớp 3 tốc độ đọc 70 tiếng/ 1 phút. Khi đọc văn
bản có nội dung miêu tả một cơng việc dồn dập, khẩn trương thì phải đọc nhịp
nhanh. Cảm xúc phấn khởi, tự hào cũng cần thể hiện với tốc độ khơng q chậm.
Những bài văn xi trữ tình, chứa chan cảm xúc cần phải được đọc chậm. Những
chỗ có dấu ba chấm trong văn bản mô phỏng âm thanh kéo dài của giọng cần phải
được đọc kéo dài.
* Cách thực hiện:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách giáo viên đọc
để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn,
bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc.
- Ngoài ra cịn có biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của
thầy, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn
bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc độ như
thế nào cịn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc.
- Giáo viên còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi như: Thi đọc tiếp
sức, đọc thơ truyền điện, thả thơ,… Kết thúc chơi bao giờ giáo viên cũng cho học

sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc đúng nhất, nhanh nhất, giỏi nhất và gợi ý rút
kinh nghiệm về cách đọc. Em nào đọc còn chậm giáo viên giúp học sinh luyện
thêm sau vào thời gian hợp lý.
c) Đọc hiểu
Để giúp học sinh hiểu văn bản thì trong giờ Tập đọc phải chú ý rèn luyện khả
năng đọc hiểu cho học sinh. Có hiểu nội dung văn bản thì mới có cách đọc đúng,
đọc diễn cảm được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc
thầm. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thơng hiểu nội dung văn bản
đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu: kết quả đọc thầm
phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là tồn bộ những
gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc, bắt đầu từ
việc hiểu nghĩa từ. Việc chọn từ nào để giải nghĩa phụ thuộc nhiều vào đối tượng
học sinh. Giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương cũng như có vốn từ mẹ đẻ
của vùng mình dạy học để chọn từ giải nghĩa cho thích hợp, đồng thời phải chuẩn
bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu.
* Cách thực hiện:
- Trong quá trình lên lớp, giáo viên phải kết hợp chặt chẽ việc tìm hiểu bài với
luyện đọc. Giáo viên cho học sinh đọc đến đâu tìm hiểu bài đến đó, khơng tách rời
hai khâu tìm hiểu bài và rèn đọc.
12


Ví dụ : Khi dạy bài : “ Các em nhỏ và cụ già ” ( TV3 tập 1 trang 62), giáo viên
yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 1, đoạn 2, cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi 1 ở sách
giáo khoa qua chi tiết: Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi,
cặp mắt lộ vẻ u sầu từ đó giúp học sinh hiểu được vì sao trên đường đi đang vui
vẻ lại khiến các bạn nhỏ phải dừng lại.
Đối với câu hỏi 4 trong sách giáo khoa đó là : Vì sao trị chuyện với các bạn nhỏ,
ơng cụ thấy lịng nhẹ hơn ? Với câu hỏi này, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm
đoạn 3 và 4 thảo luận nhóm đơi để trả lời câu hỏi giúp học sinh hiểu được: Ông

cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ/ hoặc Ơng cảm thấy đỡ cơ đơn khi có người trị
chuyện/ Ơng cảm thấy lịng ấm lại trước những tình cảm của các bạn nhỏ …..học
sinh thảo luận và tìm ra nhiều cách trả lời ….
- Kết hợp đọc thành tiếng với đọc thầm nhiều lần và được xuyên suốt trong cả tiết
dạy để học sinh hiểu nội dung bài đọc. Khi đọc thầm giáo viên phải giao nhiệm vụ
để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
+ Đọc thầm lần 1: Khi giáo viên đọc toàn bài
+ Đọc thầm lần 2 : Đọc thầm kết hợp khi đọc nối tiếp câu, nối tiếp đoạn
+ Đọc thầm lần 3: Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Đọc thầm lần 4 : Kết hợp với đọc thành tiếng khi tìm hiểu bài.
+ Đọc thầm lần 5 : Kết hợp với khi luyên đọc hay .
Việc đọc thầm kết hợp với việc đọc cá nhân thành tiếng được luyện nhiều lần, kết
hợp nhuần nhuyễn trong một tiết học Tập đọc đã giúp học sinh nắm được nội
dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc
một khổ thơ, một đoạn văn giáo viên đều nhắc cả lớp đọc thầm theo.
- GV giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn,…để học sinh hiểu nội
dung bài đọc. Sử dụng đồ dùng dạy một cách hiệu quả để giúp học sinh hiểu
nghĩa từ, cụm từ.
Ví dụ : Khi dạy bài : “ Nhà rông ở Tây Nguyên” ( TV3 tâp 1 trang 127)
-Để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ: “ Rông chiêng” Giáo viên cho học sinh xem
clip hoặc hình ảnh, để học sinh hiểu rằng rông chiêng là một điệu múa của đồng
bào Tây Nguyên.

Qua bức tranh sinh động được giáo viên trình chiếu ở trên giúp học sinh hiểu về
từ tường minh hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Nhớ Việt Bắc” ( TV3 tập 1 trang 115)
13


Để giúp học sinh hiểu và hình dung ra được những cảnh đẹp của núi rừng Việt

Bắc đó là: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, ngày xuân mơ nở trắng rừng, ve kêu
rừng phách đổ vàng; Rừng thu trăng rọi hịa bình. Giáo viên trình chiếu các hình
ảnh:

Qua bức tranh sinh động được giáo viên trình chiếu ở trên giúp học sinh cảm nhận
những hình ảnh đẹp và tràn ngập sắc màu của núi rừng Việt Bắc. Qua đó giúp các
em yêu cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc.
- Ngoài ra để giúp học sinh đọc hiểu tốt, GV phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi, có
thể bổ sung thêm nội dung câu hỏi ngoài trong sách giáo khoa sao cho phù hợp
với từng bài học để học sinh nêu được nội dung, nghệ thuật, cách đọc, giọng đọc
từng bài.
Như vậy, tất cả những cách thực hiện trên nhằm giúp cho học sinh hiểu nội
dung, nghệ thuật của văn bản để có cách đọc đúng và vươn tới mức độ cao hơn đó
là đọc hay.
d) Đọc diễn cảm ( đọc hay)
Đọc diễn cảm ( đọc hay) là một yêu cầu đặt ra khi đọc những câu văn hoặc
các yếu tố của ngơn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ
ngữ điệu, chỗ ngừng, nghỉ, cường độ…..để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà
tác giả đã gửi gắm trong bài đọc. Đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ
của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ
cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
Cách tiến hành:
- Nội dung của bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên giáo viên khơng được
áp đặt sẵn giọng đọc của mỗi bài mà cần khuyến khích học sinh tự tìm hiểu và
nêu cách đọc và đọc trên cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa. Giáo viên chỉ là người lắng
nghe, sửa cách đọc cho từng học sinh. GV ln khuyến khích, động viên học sinh
cố gắng đọc hay dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo sự hứng thú cho các em.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Người liên lạc nhỏ” ( TV3 tâp 1 trang 112) .
GV yêu cầu học sinh nêu cách đọc của từng đoạn trong bài
14



Đoạn 1 : Đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả dáng đi nhanh nhẹn
của Kim Đồng, phong thái ung dung của ông ké ( hiền hậu, nhanh nhẹn, lững
thững……)
Đoạn 2 : Giọng hồi hộp
Đoạn 3 : Giọng bọn lính hống hách, giọng Kim Đồng tự nhiên, bình thản.
Đoạn 4 : Giọng vui, phấn khởi, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự ngu ngốc của
bọn lính( tráo trưng, thong manh)
Như vậy để hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng giọng nhân vật, giáo viên phải
giúp các em tìm hiểu bài tốt để nắm được đặc điểm, tính cách nhân vật.Từ đó
luyện cho các em có giọng đọc tốt, phù hợp với từng nhân vật, thay đổi và đan
xen cách đọc để tạo khơng khí sinh động hào hứng cho giờ học.
- Đọc hay được chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc hay yêu cầu
đọc đúng với nội dung văn bản như giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm… với
kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả,
phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Vì vậy ở mỗi bài tập đọc giáo viên cần quan
tâm hướng dẫn học sinh phát hiện những chỗ ngắt giọng, nhấn giọng, phát hiện ý
đồ nghệ thuật bằng cách tự các em tìm tịi, khám phá và tranh luận.
Đọc hay còn thể hiện ở những câu hỏi, câu biểu hiện cảm xúc…
Như vậy, để luyện đọc hay, GV cần làm các công việc sau:
- Cho HS làm quen với toàn tác phẩm, xác định giọng đọc chung của cả bài.
- GV tổ chức cho HS đàm thoại, nhận ra thể loại của văn bản, hiểu ý đồ của tác
giả, thảo luận với HS để xác định giọng điệu chung của cả bài.
- HS phân tích và xác định giọng đọc của từng đoạn.
- HS tập luyện để thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài hoặc nhân vật.
- Ngoài ra, cứ cuối mỗi giờ tập đọc GV cần hỏi học sinh:
+ Em hãy đọc đoạn văn (hoặc khổ thơ) mà em thích nhất và nói lên lí do vì sao
mình lại thích đoạn văn, khổ thơ đó.
+ Em hãy đọc diễn cảm cả bài văn ( hoặc bài thơ ).

+ Hoặc tổ chức các hình thức thi đọc diễn cảm, đọc phân vai, đóng kịch…
Giáo viên chỉ là người lắng nghe, sửa cách đọc của từng học sinh, ln kích
thích, động viên học sinh cố gắng đọc hay.
2.3.5 Tổ chức các hoạt động dạy - học nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh.
Theo tôi, tổ chức các hoạt động dạy- học tốt trước hết phải chủ động phân bố
thời gian trong một tiết dạy như đã phân rõ trong từng hoạt động cụ thể ở trong
thiết kế bài dạy, tránh tình trạng dạy theo quán tính, hoạt động này quá nhiều thời
gian, hoạt động khác q ít thời gian khơng đảm bảo cho học sinh nắm kiến thức.
Như vậy đòi hỏi tài năng sư phạm của giáo viên và vốn kiến thức về ngữ
âm học, ngôn ngữ học của giáo viên phải chắc để hướng dẫn cho học sinh phát
âm, phải chỉ rõ được vị trí của các bộ phận phát âm khi đọc phải đọc ở đâu VD:
hướng dẫn học sinh cách mở miệng, lưỡi đặt ở vị trí nào?... Đặc biệt khi phát âm,
giáo viên phải đứng ở vị trí trước lớp, ở giữa để học sinh có thể nhìn cơ phát
âm… Nếu lớp mình có nhiều học sinh phát âm chuẩn thì có những từ luyện đọc
15


mời học sinh đó phát âm mẫu để cả lớp nghe, quan sát, học tập. Đặc biệt khi cho
học sinh đọc nối tiếp câu theo tôi nên chọn học sinh yếu, trung bình đọc bài cịn
học sinh khá giỏi cùng cô giáo phát hiện và chữa lỗi nhằm phát huy năng lực của
tất cả các đối tượng học sinh. Về thao tác giải nghĩa từ theo tơi ngồi các từ đã
chú giải trong SGK giáo viên cần dự đoán trước một số từ ngữ học sinh có thể hỏi
thêm và đón trước một số từ ngữ cần giải thích tùy theo từng nội dung bài học đó.
Trong q trình tổ chức các hoạt động dạy- học ở tiết dạy tập đọc cần có những
câu chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác, nhằm thu hút sự ham học
hỏi của học sinh, tránh tách bạch các hoạt động trong tiết dạy.
VD: Trong bài “Nhớ Việt Bắc” nên tiến hành giúp học sinh hiểu từ: “Việt
Bắc” trong phần giới thiệu bài để học sinh hiểu được “Việt Bắc” là một chiến khu
của ta trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chông thực dân Pháp

và biết được “ Việt Bắc” gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kan, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang từ đó giúp học sinh có một ấn tượng mạnh khi
các em bước vào luyện đọc.
Hay trong hoạt động tìm hiểu bài nên kết hợp với luyện đọc đoạn, luyện phát
âm (nếu có). Để thực sự đổi mới phương pháp dạy- học trong việc sử dụng đồ
dùng dạy – học, GV phải biết lựa chọn đúng thời điểm để sử dụng, sử dụng triệt
để và có hiệu quả. Đồ dùng DH phải đa dạng như: Tranh ảnh ( vẽ, chụp hoặc máy
chiếu), vật thật, câu đố, phiếu học tập bài hát, câu ca dao.
Đặc biệt, trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy- học, giáo viên phải tạo
khơng khí lớp học thoải mái, vui vẻ ngay từ đầu cho đến kết thúc tiết học, tránh
gây khơng khí nặng nề, gây áp lực cho học sinh. Giáo viên phải khéo léo tổ chức
học sinh làm việc với SGK, đồ dùng DH, lắng nghe bạn đọc để nối tiếp, nhận xét
bạn đọc, trả lời câu hỏi. Học trong nhóm, học thơng qua trị chơi, học qua phiếu…
Yêu cầu học sinh tự đánh giá, đánh giá bạn đọc, giáo viên quan tâm những mặt
mạnh của học sinh để khen kịp thời, đúng lúc, tránh chê học sinh trước lớp.
2.3.6. Tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài
học: ( Theo công văn 1315/BGDĐT – GDTH)
Tôi đã chỉ đạo giáo viên khối 3, áp dụng các biện pháp trên để dạy thực nghiệm
thực hiện các bước sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cụ thể
theo các bước sau :
Bước 1: Xây dựng bài học minh họa:
- Tổ chức cho tổ chuyên môn lập kế hoạch bài học trước khi dạy thực nghiệm.
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu bài dạy.
+ Chuẩn bị chu đáo phương tiện, đồ dùng phục vụ tiết dạy.
+ Xác định lỗi phát âm do phương ngữ, tiếng khó, câu khó. (Đó thường là những
tiếng khó, những chỗ ngắt giọng biểu cảm hoặc câu quá dài).
+ Giọng điệu chung của cả bài như thế nào? Đoạn nào cần nhấn mạnh, cần đọc
diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì? Bài cần được đọc trong thời gian bao lâu? (Xác
định tốc độ).


16


+ Trong mỗi kế hoạch bài học cần đặt tình huống sư phạm có thể xảy ra, phải chú
ý đến mọi đối tượng nhằm tích cực hố việc học tập của học sinh và quan tâm đối
tượng những học sinh có kỹ năng đọc diễn cảm và cảm thụ tốt văn bản.
- Tuỳ vào nội dung bài, kế hoạch bài học cần vạch ra trò chơi phục vụ cho việc
học tiết tập đọc đó, để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời giúp học sinh thư
giãn và thông qua trò chơi, học sinh nắm được kiến thức mới hay củng cố kiến
thức đã học… Chính vì thế, cần có dự kiến cụ thể trị chơi có thể sắp xếp ở phần
giới thiệu bài, hay trước phần tìm hiểu bài hay củng cố, dặn dò.
- Thảo luận và thống nhất kế hoạch bài học:
Bài: “Về quê ngoại” ( Hà Sơn - TV3 - Tập 1- Trang 133)
Bài: “ Nhà bác học và bà cụ” ( TV3- tập 2- Trang 31)
Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ:
* Tiến hành dạy mẫu theo kế hoạch bài học đã thiết kế
- Lớp thực nghiệm: Lớp 3C; Phân công GV dạy: Đỗ Hoàng Nghĩa
Tiết 1: Bài dạy thực nghiệm bài: Bài: “Về quê ngoại” ( TV3 - Tập 1- Trang 133)
Ngày dạy: 15/12/2020
Tiết 2: Dạy bài : “ Nhà bác học và bà cụ” ( TV3- T 2- Trang 31)
- Lớp thực nghiệm: Lớp 3A; Phân công GV dạy: Nguyễn Thị Thủy
Ngày dạy: 16/2/2021
- Tiến hành dạy để chỉ đạo điểm, thể hiện giáo án đã thiết kế: Chuẩn bị chu đáo
các thiết bị dạy học, hỗ trợ giáo viên dạy thực nghiệm .
- Tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đều tham gia dự giờ.
Bước 3: Phân tích bài học:
Sau khi được dự giờ 2 tiết trên, toàn trường tập trung nhận xét chia sẻ như sau:
Tiết 1:
Ở phần giới thiệu bài giáo viên tiến hành cho học sinh quan sát tranh SGK ( Sử
dụng máy chiếu chụp hình ảnh SGK) yêu cầu học sinh quan tranh trả lời câu hỏi

và từ đó GV đặt vấn đề giúp các em đi vào bài học một cách nhẹ nhàng
- Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy – học theo kế hoạch đã vạch sẵn nhưng
không dập khuôn máy móc SGV.
- Các hoạt động được tổ chức diễn ra một cách nhẹ nhàng, các hoạt động được
lồng ghép vào nhau hỗ trợ cho nhau. Hoạt động “Tìm hiểu bài” có kết hợp luyện
đọc đoạn, luyện phát âm. Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa một số từ mới, giúp học
sinh hiểu nghĩa từ khó trong bài khơng nên u cầu HS đọc từ chú giải trong SGK
mà giáo viên nên cho HS phát hiện từ khó giúp học sinh hiểu trong quá trình học
sinh luyện đọc đoạn: Bài này tơi đề cập tới 2 từ khó và hỏi để HS trả lời: Quê
ngoại, bất ngờ các từ còn lại chuyển sang hoạt động “Tìm hiểu bài”. Cụ thể: Ví
dụ: Hoạt động tìm hiểu bài, tổ chức học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi SGK và bổ
sung thêm ý nhằm giúp học sinh phát hiện rõ và minh bạch trong câu trả lời sao
cho phù hợp hợp với đối tượng học sinh, học sinh tìm hiểu nội dung bài qua phiếu
học tập, trò chơi…

17


- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ “Hương trời” và từ “ Chân đất” bằng
tranh ảnh kết hợp với lời giảng của giáo viên, GV trình chiếu một số hình ảnh về
làng q nơng thơn cụ thể là:

Qua bức tranh sinh động được giáo viên trình chiếu ở trên giúp học sinh không
những hiểu về từ ngữ mà cịn giúp học sinh rõ được hình ảnh “Con đường đất
rợp màu rơm phơi”
+ Hoạt động “Củng cố bài học” bằng trị chơi “Đón ý giỏi, đọc thơ hay” học sinh
tìm những câu thơ nói lên những hình ảnh rất đẹp khi về thăm q ngoại, đồng
thời thơng qua trị chơi này giúp học sinh có cơ sở cho việc học tốt tiết luyện từ và
câu, tập làm văn tiếp theo.
+ Trong tiết học các em được làm việc nhiều, hứng thú học tập. Các em đã huy

động tất cả các giác quan, khứu giác, vị giác, xúc giác để học tập. Mỗi học sinh
đều được làm việc để tự mình nắm bài, biết tự nhận xét mình, tự nhận xét bạn
chính xác, các em được trao đổi thảo luận sôi nổi.
+ Giáo viên đã chú ý mọi đối tượng học sinh, học sinh trả lời câu hỏi bằng câu
văn của mình, các em được luyện nói nhiều, được liên hệ bản thân.
Rõ ràng học sinh phải động não và nói bằng lời của mình, thơng qua đó, giáo
dục các em tình yêu đối với quê hương, cảnh đẹp giản dị ở nông thôn giúp các em
yêu thêm cuộc sống và con người . Nó làm cơ sở cho việc học tốt tập làm văn tiếp
theo.
Tiết 2:
Với tiết học “Nhà bác học và bà cụ” tiến hành tổ chức các hoạt động dạy- học
với nhiều hình thức mới so với tiết trước.
- Giới thiệu bài bằng hình thức đố kết hợp với trình chiếu gây cho học sinh rất
hứng thú học.
- Hướng dẫn học sinh hiểu nghiã một số từ mới xen kẽ các hoạt động, ngay phần
giới thiệu bài đã giúp học sinh hiểu nghĩa “Nhà bác học”, ngoài ra chụp một số
18


hình ảnh về nhà bác học Ê- đi - Xơn trình lên màn hình cho học sinh được biết,
hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ : “Cười móm mém” bằng trực quan cụ thể:

- Qua hình ảnh trực quan ngồi việc giúp học sinh hiểu nghĩa từ mà còn giúp cho
tiết học thêm sinh động tạo khơng khí thoải mái nhẹ nhàng để học sinh từ từ lĩnh
hội kiến thức.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học không chỉ bằng những câu hỏi ở
SGK mà tôi đã thêm một số câu hỏi phụ ứng với các câu hỏi chính để giúp học
sinh nắm bài hệ thống và cuốn hút hơn.
- Trong mọi hoạt động, học sinh tự đọc, tự học sinh phát hiện ra từ khó đọc, tự
nêu ra cách đọc, HS nêu được cách đọc của từng nhân vật, thể hiện giọng đọc như

thế nào? Nhận xét theo các nhóm…. , tự luyện đọc. Giáo viên chỉ là người điều
khiển, tổ chức các em học (vì bài này thuộc tuần 22 của chương trình). Chính vì
thế, tiết học sơi nổi, học sinh rất thích học, tập chung hoàn toàn vào việc học, tự
các em chiếm lĩnh tri thức.
- Hoạt động tiếp nối, tổ chức học sinh tham gia trò chơi “Thi kể tên các nhà bác
học lớn” nhằm giúp học sinh liên hệ thực tế và sự hiểu của mình qua sách vở và
các phương tiện thơng tin. Qua đó giáo dục học sinh kỹ năng sống và sự hiểu biết
về mặt xã hội.
Bước 4: Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày:
- Giáo viên tự thiết kế kế hoạch bài học: Mỗi người 2 tiết theo tinh thần chỉ đạo.
- Tổ chức phân công dự giờ đến từng lớp.
- Sau mỗi tiết dự đều đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉ ra những cái đã làm được,
những cái chưa làm được để từ đó điều chỉnh uốn nắn kịp thời theo hướng đổi
mới.
- Trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy trong khối, tập trung đi sâu vào phân
từng phân môn, từ phương pháp dạy học tới các hình thức tổ chức của từng bài
dạy với từng kiểu loại văn bản cho phù hợp với đối tượng học sinh.
2.3.7. Đảm bảo tốt về điều kiện, cơ sở vật chất và sự phối kết hợp giữa các tổ
chức trong nhà trường và địa phương.
2.3.7.1.Đảm bảo tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, sách giáo khoa:
- Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa đây là điều kiện tối thiểu giúp các em
học tốt môn tập đọc.
19


- Tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương phải đảm bảo phòng
học và bàn ghế đúng qui cách cho học sinh, phòng học đủ về ánh sáng, bàn ghế
phải đảm bảo để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học theo nhóm một cách dễ
dàng.
- Đầu tư về trang thiết bị như máy chiếu đa năng, máy vi tính giúp giáo viên sử

dựng có hiệu quả các loại đồ dùng này phù hợp với từng tiết dạy, các tiết dạy sẽ
nhẹ nhàng hơn, sinh động hơn nâng cao chất lượng hiệu quả tiết học.
2.3.7.2. Làm tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Thông báo và nhận xét kết quả học tập của học sinh tới phụ huynh học sinh
thông qua sổ liên lạc, qua các kênh thông tin. Luôn luôn nắm bắt tình hình học tập
ở nhà của học sinh để có biện pháp phối kết hợp với gia đình bồi dưỡng học sinh.
- Cùng với hội khuyến học của thơn để nắm bắt tình hình gia đình các em để tìm
hiểu thêm về những nguyên nhân dẫn đến nhưng em đọc cịn yếu, chưa chăm học,
từ đó giáo viên chủ nhiệm tìm giải pháp để giúp đỡ các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong một khoảng thời gian không dài, với các biện pháp chỉ đạo nêu trên, tơi
thấy kÕt qu¶ thËt kh¶ quan, hiệu quả giờ dạy của đội ngũ giáo viên được
nâng lên rõ rệt. Các tiết dạy của giáo viên đã thực sự đổi mới. Học sinh hứng thú
học tập tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em đọc chưa đạt
u cầu khơng cịn nữa. Số em đọc đúng, đọc diễn cảm và hiểu văn bản được
tăng lên rất nhiều so với đầu năm. Qua việc đánh giá từ những tiết Tập đọc trên
lớp, kết quả tập đọc của khối 3 do tôi trực tiếp chỉ đạo đã đạt như sau:
Bảng 2 -Thống kê chất lượng đọc của học sinh khối 3 vào cuối tháng 3/2021
Lớp Sĩ số
Chất lượng, mức độ đọc
Số lượng
Tỷ lệ
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng
145/150
96,6%
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các 135/150
90 %
3
150 cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng từ.
Đảm bảo tốc độ đọc

145/150
96,6%
Hiểu nội dung văn bản
135/150
90%
Giọng đọc có biểu cảm ( Đọc diễn cảm) 120/150
80%
Qua bảng tổng hợp chất lượng cho thấy chất lượng của khối 3 được tăng lên
rõ rệt so với thời điểm chưa triệt để thực hiện các giải pháp trên. Điều đó chứng tỏ
rằng để năng cao chất lượng dạy- học phân môn Tập đọc lớp 3 cần phải tổ chức
các hoạt động dạy- học linh hoạt, sáng tạo áp dụng vào thực tiễn dạy- học.
Kết quả trên cho thấy, những biện pháp mà tơi đã áp dụng phần nào có giá trị
ứng dụng trong thực tế. Để chất lượng đạt cao, giáo viên phải biết kết hợp các
biện pháp và sử dụng có hiệu quả, có hệ thống kế hoạch đã vạch ra.
Từ kết quả thực nghiệm trên, tôi tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các biện pháp trên
ở phân môn Tập đọc lớp 2;3 trong thời gian tiếp theo để nâng cao chất lượng đọc
trong toàn trường.

20


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Để chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy - học phân môn tập đọc lớp 3 thì cần rút
ra được những điều bổ ích như sau:
- Người giáo viên phải hết sức coi trọng hoạt động dạy học của học sinh tập
trung hướng vào người học, phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên có
nghệ thuật sư phạm để hướng dẫn mỗi cá nhân học sinh chiếm lĩnh tri thức.
- Giáo viên cần tổ chức linh hoạt các hoạt động, tổ chức hoạt động này lồng trong
hoạt động kia. Các hoạt động chuyển tiếp bằng những câu nhẹ nhàng cuốn hút sự

tò mị của học sinh. Trong mỗi hoạt động phải có sự lựa chọn hình thức, biện pháp
đa dạng để học sinh tiếp thu bằng nhiều giác quan, đồng thời cần sử dụng triệt để
đồ dùng dạy học và phảiảư dụng
linh hoạt, phù hợp và mang tính hiệu quả.
- Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình của từng bài, cả mơn học, lập ra kế hoạch
cụ thể có thể cải tiến sáng tạo.
- Tổ chức trò chơi (chơi để học), trò chơi liên quan đến nội dung bài học.Tạo
khơng khí thi đua trong việc tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi thảo luận. Sau
mỗi hoạt động, cuối tiết học, tổ chức học sinh tự bình xét cá nhân, nhóm đọc tốt.
3.2. Kiến nghị:
a/ Đối với nhà trường:
- Thường xuyên mở các buổi hội thảo chuyên đề bồi dưỡng nâng cao trình độ cho
giáo viên. Có biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn hơn nữa.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy- học
b/ Đối với cấp trên:
- Phòng GD& ĐT nên tổ chức thường xuyên những hội thảo chuyên đề đi sâu vào
từng phân môn.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 27 tháng 3 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác..
Người thực hiện

Tô Thị Đằng


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt 3 ( Tập 1;2) Nhà xuất bản Giáo dục
2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 ( Tập 1;2) Nhà xuất bản Giáo dục
4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
Tác giả: Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga; Nhà xuất bản Giáo dục
5. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3
Theo công văn hướng dẫn số 5842/BGD&ĐT ngày 01/9/2011

22



×