Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho học sinh lớp 4, 5 thông qua việc tổ chức các trò chơi vận động khi dạy học môn thể dục ở trường tiểu học nga điền 2 – nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.53 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GD&ĐT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRỊ
CHƠI VẬN ĐỘNG TRONG MƠN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGA ĐIỀN 2 - NGA SƠN

Người thực hiện: Nghiêm Văn Thương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nga Điền 2
SKKN thuộc môn: Thể dục

THANH HÓA, NĂM 2021

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1/ Lí do chọn đề tài
1.2/ Mục đích nghiên cứu
1.3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4/ Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1/ Cơ sở lí luận
2.2/ Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
2.3/ Một số giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho học sinh lớp
4, 5 thông qua việc tổ chức các trị chơi vận động khi dạy học


mơn Thể dục ở Trường tiểu học.
Giải pháp 1: Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương
trình mơn thể dục khối lớp 4, 5 để hệ thống các trò chơi vận
động và thiết kế thêm các trò chơi khác giúp các em phát triển
thể lực và vận dụng các trò chơi vào bài học một cách hợp lý.
Giải pháp 2: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Giải pháp 3: Nắm vững các bước tổ chức trò chơi vận động phát
triển thể lực.
Giải pháp 4: Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường để tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao, các trò
chơi vận động ở các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho học sinh để tạo hứng thú học tập và nâng cao thể lực cho
học sinh.
2.4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1/ Bài học kinh nghiệm.
3.2/ Kết luận
3.2/ Kiến nghị đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
3
3
3
3
3
4
4
6
7

7

12
14
15

16
16
16
17
17
18

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng cơng tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Ngay từ năm 1941, dưới sự lãnh đạo của Người, chương trình Việt
Minh ghi: "Cần khuyến khích nền thể dục quốc dân, làm cho giống nịi ngày
càng thêm mạnh"[1]. Trên cơ sở hiểu một cách đúng đắn về sức khỏe và vị trí
của cơng tác luyện tập thể dục thể thao, Bác khẳng định: “Mỗi một người dân
yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước
mạnh khỏe”[1].
Thật vậy, mơn thể dục có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các
trường học nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Thể dục thể thao đã góp phần
tích cực để giáo dục, rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển tồn diện,
có tinh thần sáng suốt, có thể chất cường tráng.
Trị chơi vận động là một nội dung quan trọng trong môn học thể dục.

Các trị chơi vận động được sử dụng trong q trình giáo dục thể chất đều
mang tính mục đích rõ ràng: hoàn thiện các năng lực vận động, tạo cho các
em hứng thú và thực hiện các bài tập một cách tự giác tích cực, trong q
trình tham gia trị chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng, vui mừng khi
chiến thắng, buồn bã khi thua. Nên trong quá trình chơi, các em phải thể hiện
hết mọi khả năng về sức lực, tập trung chú ý chí, trí thơng minh, sự sáng tạo
của mình để giúp cho đội thắng cuộc. Đây chính là điểm thuận lợi trong q
trình giáo dục thể chất để nâng cao và phát triển các tố chất thể lực của học
sinh khi sử dụng các bài tập trò chơi vận động.
Mặc dù vậy, ở các trường Tiểu học, việc tổ chức các trò chơi vận động cho
học sinh vẫn cịn có nhiều bỡ ngỡ, bất cập. Đội ngũ giáo viên thể dục còn rất
hạn chế trong cơng tác tuyển chọn và huấn luyện trị chơi. Hầu hết các đồng chí
đều luyện cho học sinh theo sự hiểu biết của bản thân, chưa có kinh nghiệm và
kĩ thuật cơ bản. Trước thực trạng đó, bản thân tơi ln trăn trở, tìm tịi để có
những kiến thức quan trọng trong công tác hướng dẫn học sinh vui chơi. Với
tâm huyết, kinh nghiệm nhiều năm, tôi xin đề xuất “Một số giải pháp nhằm
nâng cao thể lực cho học sinh lớp 4, 5 thông qua việc tổ chức các trị chơi vận
động khi dạy học mơn Thể dục ở Trường tiểu học Nga Điền 2 – Nga Sơn”
với mong muốn nâng cao thể lực cho học sinh trong trường Tiểu học.
1.2: Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích của đề tài này là tìm ra được hệ thống bài tập trò chơi để phát
triển thể lực cho học sinh và ảnh hưởng của trị chơi vận động có tác dụng đến
sự phát triển thể lực cho học sinh.
- Tạo được cơ sở nền tảng vững chắc cho học sinh của nhà trường để sinh
hoạt và học tập.
1.3/. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp 4,5 Trường tiểu học Nga Điền 2- Nga Sơn
- Nghiên cứu các trị chơi vận động trong chương trình mơn thể dục ở lớp
4,5 nhằm phát triển thể lực cho học sinh.
1



1.4/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích
- Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
- Đọc nghiên cứu các tài liệu .
- Quan sát và điều tra tình hình tham gia học tập trước và sau khi thực hiện
đề tài.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận:
Thể dục là một môn khoa học quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ
thông, là hoạt động chủ yếu trong công tác giáo dục thể chất trong giáo dục toàn
diện của nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết
những kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khoẻ và đặc biệt nhằm nâng cao sức
nhanh, mạnh, bền, khéo léo cho học sinh.
Trò chơi vận động là một nội dung kiên thức trong các tiết dạy mơn thể dục
nhằm rèn luyện và hồn thiện các vận động cho học sinh. Nó là phương tiện chủ
yếu giáo dục thể lực cho các em, giải quyết các nhiệm vụ vận động dưới dạng
trò chơi nên các em vận động tích cực và thoải mái hơn. Trị chơi vận động là
phương tiện chủ yếu giáo dục thể lực có hiệu quả cho học sinh.
Trị chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục các phẩm chất
đạo đức (dũng cảm, kiên trì, mạnh dạn…) và làm cho tình cảm bạn bè thêm thân
thiện. Trị chơi vận động còn là phương tiện chống lại sự mệt mỏi, căng thẳng
của trẻ trong học tập (qua trò chơi vận động hình thành cho các em các phẩm
chất thể lực như sự nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai).
Chính vì vậy, trò chơi vận động là một nội dung rất quan trọng để phát
triển thể lực và kích thích thái độ học tập của các em, giúp nâng cao chất
lượng giáo dục nhà trường và giáo dục của đất nước ta trong giai đoạn phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Đối với các em học sinh TH ở độ tuổi từ 10 đến 12, việc lựa chọn bài tập

thể dục và trị chơi có vận động hợp lý với lứa tuổi này là rất quan trọng. Do
vậy đòi hỏi người giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và tâm lý lứa
tuổi này.
• Về đặc điểm sinh lý:
Hệ thần kinh: Q trình thần kinh đã có sức mạnh và sự ổn định,. Các em
có khả năng mơ tả và tiếp thu bằng ngôn ngữ, hấp thụ các cảm giác vận động.
Những ảnh hưởng điều chỉnh các vỏ não đối với các vùng dưới não cịn yếu vì
vậy sự tập trung chú ý chưa bền.
Quá trình trao đổi chất và năng lượng: Q trình đồng hố chiếm ưu thế
so với q trình dị hố. Sự tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với người lớn trong
cùng một hoạt động.
Hệ tuần hoàn: Khối lượng máu tỷ lệ với trọng lượng cơ thể cao hơn so với
người lớn. Kích thích tuyệt đối và tương đối của tim tăng dần theo lứa tuổi. Nhịp
tim của các em không ổn định, tim mạch của cơ thể trẻ tỷ lệ với sự tăng công
suất hoạt động, sự phụ hồi tim mạch sau hoạt động thể lực phụ thuộc vào độ lớn
2


của lượng vận động. Sau hoạt động lượng vận động nhỏ cơ thể trẻ phụ hồi
nhanh hơn người lớn. Nhưng sau lượng vận động lớn cơ thể trẻ phục hồi chậm
hơn người lớn.
Huyết áp: Cũng tăng dần theo lứa tuổi, trẻ em sự tăng huyết áp yếu hơn so
với người lớn.
Hệ hơ hấp: Có đặc điểm thở nhanh và khơng ổn định, thở rộng và có tỷ lệ
thở ra hít vào bằng nhau. Tầng số hô hấp vào khoảng 18 – 27 lần/1phút. Dung
tích của trẻ so với người lớn là lớn hơn. Tuy nhiên nếu tính dung tích sống trên
1kg da của trẻ thấp hơn so với người lớn.
• Về đặc điểm tâm lý:
Tri giác: Ở lứa tuổi từ 10 – 12 tuổi thường các em tri giác còn vội vàng,
thiếu chính xác. Vì vậy, các em thực hiện động tác dễ sai sót. Giáo viên cần sử

dụng phương tiện trực quan, hình vẽ, biểu bảng với nội dung đơn giản, dễ hiểu
cần nhấn mạnh những yếu tố cần thiết. Do tri giác không gian chưa phát triển
nên khi giảng dạy động tác, giáo viên cần xoay lưng cùng chiều với các em để
thực hiện động tác hoặc sử dụng theo kiểu soi gương thì phải giải thích cho các
em biết như: Thầy bước chân phải thì các em nhìn theo và bước chân trái. Tri
giác về nhịp độ có đặc điểm riêng khi làm sai khơng tự nhận thấy mà chỉ nhờ
nhịp điệu mới hoàn thành.
Khả năng tập trung chú ý: Ở lứa tuổi này chú ý không chủ định chiếm ưu
thế sức tập trung, chú ý thấp. Tuy nhiên cũng có nhiều em biết tập trung chú ý.
Sự di chuyển chú ý chưa linh hoạt, khối lượng chú ý chưa lớn. Sự phân phối chú
ý chưa đúng mức.
Trí nhớ: Đặc điểm trí nhớ ở lứa tuổi này là trí nhớ trực quan hình tượng,
các em dễ dàng nhớ sự việc với những hình ảnh cụ thể. Một đặc điểm nữa của trí
nhớ trong lứa tuổi này là: tính khơng chủ định chiếm ưu thế, trí nhớ vận động
chưa hồn thiện, chưa chính xác, tiếp thu động tác máy móc khơng có phê phán,
… nên các em hay lẫn lộn với những động tác có cử động giống nhau, do ức chế
phân biệt của các em chưa phát triển, cần giải thích kỹ sự khác nhau giữa các
động tác.
Tư duy: Do có sự chuyển biến, từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng, có
thể dạy các em phân tích q trình thực hiện động tác của bản thân và người
khác.
Tưởng tượng: Có những tiến bộ rõ rệt, quán trình tưởng tượng thường
phản ánh chủ quan được phát triển chủ yếu trong quá trình tập luyện và vui chơi.
Cảm xúc: Cảm xúc phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của hệ thần kinh. Quá
trình hưng phấn chiếm ưu thế nên dễ mệt mỏi. Do vậy, ảnh hưởng đến q trình
cảm xúc của các em. Cảm xúc ln xuất hiện trong vui chơi và tập luyện, thoải
mái khi làm được bài, nghi ngờ khi gặp khó khăn. Cảm xúc được biểu lộ ra bên
ngoài, chưa biết che dấu, vui buồn nhất thời. Tâm trạng đó thường gặp và
chuyển hố qua lại rất nhanh. Vì vậy giáo viên cần thận trọng nhận xét và phê
bình về mặt tâm lý, cần gây cảm xúc tình cảm cho các em khi có nhiệm vụ vận

động, cần có những tác dụng điều chỉnh cảm xúc, bài tập chuyên môn,…
3


Ý thức: Ý thức của các em chưa phát triển đúng mức, do đó khó đặt ra cho
mình một mục đích hành động, sự sẵn sàng khắc phục khó khăn, tính kỉ luật, sự
quyết tâm cịn yếu. Tính kiên trì chưa phát triển rõ rệt, các em chỉ dựa vào mục
đích trước mắt cịn mục đích lâu dài chưa xác định được. Các em rất dũng cảm,
biết khó cần thực hiện được, do chưa nhận thức được những khó khăn, nên dễ bị
chấn thương. Do vậy, khi giảng dạy giáo viên cần giải thích kỹ yêu cầu của từng
động tác và và nêu ra yêu cầu sao cho phù hợp với khả năng của các em.
Từ những đặc điểm sinh lý trên đây đối với các em học sinh TH khi giảng
thể dục cần chú ý những điểm sau:
Ở các em rất nhanh xuất hiện những mối liên hệ của các phản xạ có điều
kiện đối với các hoạt động thực tế thường gặp trong cuộc sống. Vì vậy đối với
các em bài tập càng cụ thể nhiệm vụ hoạt động càng hẹp, bài tập càng dễ hiểu thì
việc hồn thành càng nhanh, phải chú ý đến đặc điểm phát triển của cơ thể, cơ
quan vận động, cần tránh những bài tập tĩnh, kéo dài và các bài tập chấn động cơ
thể mạnh.
Cơ của các em giàu tính đàn hồi nhiều nước ít chất Anbumin và muối
khống hơn người lớn, mà lực của các em lại cịn yếu. Vì vậy các bài tập đòi hỏi
sự hoạt động quá căng thẳng là không phù hợp với các em.
Các bài tập dẻo cần phải hết sức chú ý đến đặc điểm phát triển cơ thể của
các em, bởi vì các bài tập nếu làm quá mạnh, sẽ làm giản dây chằng, dẫn tới làm
tư thế bị sai lệch.
Đối với các em 10 – 12 tuổi cần giải thích cụ thể và dễ hiểu, nhưng chủ yếu
vẫn là làm mẫu để các em tập theo, ví dụ: bật xa tại chỗ thì cần lưu ý cho các em
về tư thế chân trước khi giậm nhảy, tư thế tay khi dậm nhảy và rơi xuống đệm
hoặc cát tiếp xúc bằng 2 chân và phối hợp khuỵ gối và tay để giữ thăng bằng.
Điều cơ bản trong giảng dạy đối với các em ở lứa tuổi 10 – 12 là phải

nghiêm chỉnh thực hiện các bài tập theo thứ tự (Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, dần dần nâng cao độ khó). Khi giảng dạy bài tập khó phải dạy theo
từng phần sau đó mới tiến hành giảng dạy hồn chỉnh. Có như vậy, các em mới
tiếp thu một cách hiệu quả những kĩ năng, kĩ xảo vận động trong chương trình
học tập. Bên cạnh đó khi giảng dạy thể dục và trị chơi vận động cần tính tới các
đặc điểm của hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hồn và hơ hấp.
2.2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết.
* Về phía giáo viên.
- Q trình dạy học mơn học thể dục cịn cứng nhắc, chưa đáp ứng theo sở
thích, năng khiếu của học sinh. Nội dung chương trình mơn học thể dục nhiều
khi còn đơn điệu, thiếu sinh động, lặp lại, nhàm chán không hấp dẫn học sinh,
lượng vận động còn thấp, chủ yếu lặp lại là các nội dung của Điền kinh và Thể
dục, chiếm 75%. Công tác dạy học mơn thể dục trong trường vẫn cịn mang
nặng tính hình thức,nên khơng gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học.
- Việc chuẩn bị đồ dùng, cơ sở vật chất trong tiết dạy còn sơ sài, qua loa,
thậm chí khơng có.
- Thời gian dành cho việc tổ chức các trị chơi trong tiết dạy cịn bị cắt xén,
khơng đủ thời gian.
4


- GV cịn sử dụng mệnh lệnh, ít có hình thức tuyên dương, khen thưởng học
sinh.
* Về phía học sinh:
Học sinh rất u thích khi học mơn thể dục. Theo như chúng ta đã biết giờ
học thể dục của các em rất quý giá và cần thiết sau một thời gian phải ngồi trên
lớp và động não với nhiều môn thì các em lại muốn ra sân tập để chạy nhảy và
thay đổi bầu khơng khí giảm đi sự căng thẳng.
Tuy nhiên, thể lực học sinh chưa đạt được chỉ tiêu đề ra cả về cân nặng,
chiều cao.

Nguyên nhân: Phụ huynh xã Nga Điền nói chung và tại Trường TH Nga
Điền 2 nói riêng gia đình rất đơng con, người dân ở đây chủ yếu làm nghề nông
nên kinh tế đang cịn rất khó khăn. Chính vì vậy, sự quan tâm, săn sóc đến chế
độ ăn uống dinh dưỡng cho các em còn nhiều hạn chế nên dẫn đến tầm vóc,
chiều cao, cân nặng của nhiều em cịn kém so với các bạn cùng lứa tuổi ở các
trường khác trên địa bàn huyện. Thực tế giảng dạy thể dục trong nhà trường thì
chưa giúp ích được nhiều cho các em, chưa lơi cuốn các em, các em vận động
cịn ít vì vậy thể lực các em vẫn cịn yếu. Vì vậy trong những năm qua, học sinh
nhà trường tham gia dự thi học sinh giỏi môn thể dục thể thao cấp huyện nhưng
chưa đạt được kết quả cao như mong đợi vì thể lực của các em chưa đảm bảo.
* Cơ sở vật chất:
Các phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học phục vụ thể dục còn thiếu thốn,
sân bãi chưa đảm bảo chuẩn.
Vào đầu năm học Tôi đã cho khảo sát học sinh khối 4,5 trường TH Nga
Điền 2 năm học 2020- 2021 như sau:
Năm học
2020-2021

Số
HS
130

Thích học thể
dục
45
34,6%

Thích chơi trò
chơi vận động
85

65,4%

Thể lực tốt
50

38,4

Từ những thực trạng trên, để giúp học sinh u thích học mơn thể dục, phát
triển thể lực. Tơi đã nghiên cứu tìm ra “Một số giải pháp nhằm nâng cao thể lực
cho học sinh lớp 4, 5 thơng qua việc tổ chức các trị chơi vận động khi dạy học
môn Thể dục ở Trường tiểu học Nga Điền 2 – Nga Sơn” năm học 2020- 2021.
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho học sinh lớp 4, 5
thông qua việc tổ chức các trị chơi vận động khi dạy học mơn Thể dục ở
Trường tiểu học.
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình
mơn thể dục khối lớp 4, 5 để hệ thống các trò chơi vận động và thiết kế
thêm các trò chơi khác giúp các em phát triển thể lực và vận dụng các trò
chơi vào bài học một cách hợp lý.
a. Hệ thống các trị chơi vận động trong chương trình thể dục lớp 4,5.
5


Việc nghiên cứu các trò chơi vận động giúp giúp giáo viên nắm được mục đích
của từng trị chơi và vận dụng vào bài dạy một cách phù hợp và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Một số trị chơi được lựa chọn nhằm phát triển thể lực cho học sinh
Tiểu học ở lớp 4, 5 là:
TT

Tên trị chơi


Lượng vận
động

1

Dẫn bóng

15’

2

Bỏ khăn

15’

3

Chạy nhanh theo
số

15’

4

Chuyền và bắt
bóng tiếp sức

15’

5


Lăn bóng bằng
tay

15’

6

Lị cị tiếp sức

15’

7

Mèo đuổi chuột

10’

8

Nhanh lên bạn ơi

15’

9

Nhảy cừu

10’


10

Nhảy lướt sóng

15’

11

Chuyển nhanh,
nhảy nhanh
...........

15’

Mục đích của trị chơi
Nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn,
khéo léo linh hoạt và làm quen với
cách dẫn bóng.
Rèn luyện khả năng tập trung chú ý
và kĩ năng chạy, phát triển sức
nhanh khả năng linh hoạt, tính
nhanh nhẹn.
Rèn phản xạ, kĩ năng chạy và phát
triển sức nhanh.
Nhằm rèn luyện kĩ năng di chuyển
chuyền và bắt bóng, phát triển sức
mạnh của tay, sự phối hợp khéo léo
chính xác.
Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
Phát triển sức mạnh chân, khả năng

phối hợp nhanh nhẹn khéo léo.
Rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển
sức nhanh, sự thông minh sáng tạo.
Rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển
sức mạnh, sự khéo léo nhanh nhẹn.
Rèn luyện kĩ năng chạy kết hộp với
nhảy, phát triển sức nhanh, sức
mạnh chân phối hợp với tay, thân,
khéo léo chính xác.
Rèn luyện khả năng tập trung chú ý,
phản xạ nhanh, phát triển sức bật và
sức mạnh chân.
Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn,
phát triển sức mạnh của chân, giáo
dục tinh thần tập thể.
.........................................

b. Thiết kế các trò chơi vận động cho học sinh chơi trong tiết học.
Ngồi các trị chơi trên, giáo viên cịn có thể thiết kế thêm các trị chơi khác
nhằm tạo thêm hứng thú cho học sinh trong các tiết học.
6


Trò chơi 1: GẬY BAY
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, cho trên dưới 04-08 đội
tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác mơi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý tập trung mà tương trợ lẫn nhau một cách khéo léo, nhanh
nhẹn.

Luật chơi: Sân rộng. Đứng thành hàng đội, đều nhau. Mỗi đội có 1 cái gậy.
Cách mức khởi hành 20m để trước mỗi đội có đóng 1 gậy làm dấu“đích”.
* Tiếng còi xuất phát. Người thứ I của mỗi đội cầm gậy chạy vịng qua đích
rồi chạy về.
* Người thứ nhất về đến đội, người thứ hai tiếp lấy gậy, rồi cả 2 cầm gậy
đó chạy vịng qua đích và trở về đội. . Người thứ ba tiếp lấy gậy đó và cả 3 cùng
chạy qua đích và trở về đội... Cứ thế cho đến người cuối cùng của đội. Cả đội
cùng cầm gậy đó chạy vịng qua đích, rồi trở về vị trí cũ, tập hợp. Đội nào xong
trước thắng.

Trị chơi 2: THỎ CĨC THI ĐUA
Thể loại: Trị chơi vận động , ngồi sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác mơi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý vào tiếng còi mà thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Luật chơi: Số người chẵn, 1 người làm thỏ, 1 người làm cóc.
* Thỏ: đứng chống nạnh.
* Cóc: ngồi chống nạnh.
- Mức khởi hành cách mức tới 4m.
- Khi GV thổi 1 tiếng còi thì Thỏ bước.
* 1 bước dài tối đa có thể, cịn cóc thì nhảy 2 cái dài tối đa có thể.
7


* Ai đến mức trước thì thắng. Mục đích: Làm sơi động, phấn khởi và có sự
tranh đua.

Trị chơi 3: TÌM GIÀY
Thể loại: Trị chơi vận động mạnh, ngồi sân, có nhiều người (04-08 đội)
tham dự.

Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý vào tiếng còi mà tương trợ và sẵn sàng thừa kế lẫn nhau
để thực hiện một cách nhanh nhẹn.
Luật chơi: 1. Tập trung thành vòng tròn. Mọi người gom giày lại để giữa
vòng tròn, trộn giày lộn xộn. Bắt đầu một bài hát, đang khi hát vỗ tay, mọi người
di chuyển theo chiều kim đồng hồ. khi quản trò thổi 1 tiếng còi, mỗi người chạy
vào xỏ chân vào giày rồi chạy về chỗ cũ, không được dùng tay. Người sau cùng
sẽ bị phạt. 2. Hàng đội. Tập hợp hàng dọc.
* Gom giày của cả đội, để lộn xộn, cách xa người thứ nhất của đội 3m. Số
người mỗi đội bằng nhau.
* Có tiếng cịi, người thứ nhất của mỗi đội chạy đến xỏ chân vào giày
mình, rồi chạy về đánh vào người thứ hai, người thứ hai chạy lên... cứ thế tiếp
tục cho hết cả đội.
* Đội nào xong trước thì thắng.

8


Trò chơi 4: SĂN CỌP
Thể loại: Trò chơi vận động , ngồi sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác mơi trường xung quanh mà thực hiện một
cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Chú ý để thực hiện một cách nhanh nhẹn để tranh đua với đối
phương.
Luật chơi: 1 người làm thợ săn, 1 số người làm cọp. Thợ săn rượt đuổi
cọp, đánh vào người cọp bất cứ chỗ nào: cọp chết, ngồi xuống tại chỗ.
* Nếu cọp chạy khơng kịp, để khỏi bị đánh chết, thì cọp đưa tay phải vòng
xuống chân phải (co chân phải lên), rồi ngược tay lên, khum đầu xuống, bóp
mũi. Làm như thế, thợ săn không được quyền đánh cọp.

* Trong thời gian 3 phút, cọp nào chết sẽ bị phạt, cọp nào cịn sống sẽ được
thưởng.
Trị chơi 5: ĐUA XÍCH LƠ
Thể loại: Trị chơi vận động , ngồi sân, khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác mơi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác
trách nhiệm.
Luật chơi: . 3 người làm thành 1 xích lơ. . 2 người đứng sát nhau, chồng
tay trên vai, chân phải của người này cột với chân trái của người kia. 2 chân bị
cột này co lên. Người thứ ba, lái xích lơ, đứng sau 2 người kia, 2 tây cầm 2 chân
bị cột của họ làm cần lái. Nhiều chiếc xích lơ sẵn sàng ở mức khởi hành, cách
mức tới 4m, đợi còi hiệu xuất phát. . Chiếc nào đến đích trước: thắng. . Chiếc
nào lật giữa đường: thua. Những chiếc đụng nhau: thua.

9


Trò chơi 6: VƯỢT LẦY
Thể loại: Trò chơi vận động, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác mơi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác
trách nhiệm.
Lưu ý: cần sự nhẫn nại và tinh thần đồng đội. Càng tham càng dễ chết.
Luật chơi: Tập trung thành hàng đội. Mỗi đội phải vượt qua 1 vùng đất
sình lầy 5m, với điều kiện: chân không được đụng đất, tay không được chấm
đất, chỉ được mỗi người 1 giày.
Cách thực hiện: cả đội ngồi xuống theo hàng dọc. Chân mang giày. Người
cuối của đội co chân lên, tay lấy chiếc giày đó chuyền lên cho người đầu của

đội. Người đầu đặt chiếc giày đó, về trước 3 tấc, rồi bước 1 bàn chân lên giày
đó. Mọi người trong đội từ từ bước lên 1 chân. Người cuối tếp tục lấy 1 chiếc
lấy nữa (như lần trước) để chuyền lên cho người đầu... cứ thế tiếp tục cho đến
khi cả đội vượt qua vùng lầy.

10


Trò chơi 7: CHIM VỀ TỔ
Thể loại: Trò chơi vận động, ngoài sân, trên dưới 04-08 người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác mơi trường chung quanh mà thực hiện
một cách nhanh nhẹn và đúng cách.
Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện kịp thời và nhanh nhẹn.
Luật chơi: Ba người tạo thành một nhóm. Người số 1 và số 3 quay mặt
hướng vào nhau, người số 2 đứng giữa làm chim, khi có hiệu lệnh thì tổ sẽ mở
cửa, các con chim sẽ bay đến các tổ, mỗi tổ chỉ có một con chim. Chim nào
khơng tìm được tổ, thì thua cuộc và Chim về sau cùng là người thua cuộc.

Trị chơi 8: THỔI CỊI
Thể loại: Trị chơi vận động, ngồi sân, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác mơi trường xung quanh bằng thính giác
và xúc giác.
Giáo dục: Chú ý, tập trung một cách linh hoạt để bắt người thổi còi trộm.
Luật chơi: Đứng vòng tròn. Một dự chơi ở giữa vòng, bịt mắt, đeo cịi ở
phía sau lưng. Mọi người thi nhau đến thổi còi, sao đừng cho bị người này đánh
trúng. Ai bị đánh trúng sẽ thế người này. Người đeo còi được quyền di chuyển,
tay quơ lung tung, đụng ai, người đó phải thế chỗ.
11



Trị chơi 9: THỐT CHẠY
Thể loại: Trị chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác mơi trường xung quanh với tinh thần
đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ và sẳn sàng cùng nhau chu tồn trách nhiệm.
Luật chơi: Đứng vịng trịn. Một quả bóng mủ nhỏ vừa cầm tay. Một người
đứng giữa ném bóng.
* Giáo viên ra hiệu cịi, người đứng giữa cầm bóng tung lên cao 3m, khi
bóng rớt xuống vào người đứng giữa bắt được thì quản trị thổi hiệu cịi thứ hai.
* Trong khi nghe hiệu còi thứ nhất, mọi người cố chạy ra xa; nghe hiệu còi
hai, mọi người phải đứng lại tại chỗ. Và người đứng giữa cầm bóng cố ném cho
trúng một người nào đó (họ có thể uốn mình để né tránh). Nếu trúng, người đó
vào thay. Nếu hụt, người ném bóng tiếp tục, và trị chơi bắt đầu lại.

12


Trò chơi 10: DĨA BAY
Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều đội tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác mơi trường xung quanh và thực hiện với
tinh thần đồng đội.
Giáo dục: Tương trợ nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến
đích một cách nhanh chóng Luật chơi: Ấn định mức khởi hành (trái đất) và mức
tới (là 1 hành tinh nào đó).
* Mỗi đội đứng vòng tròn, quàng 2 tay lên vai nhau thật chặt, làm dĩa bay.
* Dĩa bay di chuyển bằng cách vừa quay tròn vừa đi tới hành tinh.
- Nghe hiệu còi, các dĩa bay bắt đầu di chuyển đến hành tinh đã định, rồi
bay về trái đất (điểm khởi hành). - Đang di chuyển, nghe hiệu cịi thì đổi vịng
quay.
- Các dĩa bay không được đụng nhau. Dĩa bay nào về đến trái đất trước, mà

khơng có hư hại gì thì thắng.

Kết luận: Khi tơi sử dụng thêm các trị chơi tự thiết kế, học sinh rất ham
chơi. Các em khơng nhàm chán vì chơi nhiều các trị chơi trong chương trình.
Do đó tiết học thể dục đạt thêm phần hiệu quả.
2.3.2. Giải pháp 2: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên công bố mục tiêu, nội dung, kế hoạch học
tập cho học sinh từng khối lớp, để học sinh chủ động lập kế hoạch học tập và
ngoại khoá.
Trong giờ dạy học: Giáo viên giảm tỷ lệ diễn giảng, tăng tỷ lệ tập luyện
lên. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học sao cho giờ học sinh động, hấp
dẫn, học sinh hứng thú tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý. Dạy theo
hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng cách tăng cường sử dụng
các phương pháp trò chơi, thi đấu.
13


Tăng cường nâng cao hiệu quả tự tập của học sinh bằng cách phân nhóm
hoặc quay vịng, có sự quản lí của giáo viên.
Tăng cường sự giúp đỡ của giáo viên đối với học sinh yếu.
Kết hợp giữa ý thức học tập của học sinh với năng lực thực sự của học sinh
để đánh giá cho điểm theo tiêu chuẩn rèn luyện thể thao.
a. Chuẩn bị đồ dùng , đồ chơi.
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vơ cùng đa dạng và phong
phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của
từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi
tương ứng mà thiếu nó thì trị chơi khơng thể tiến hành được.
– Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể
tổ chức được nếu khơng có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt. Trị chơi kéo co nếu
khơng có một sợi dây thừng, hoặc dây vải dài và to thì cũng khơng thể tổ chức

đợc trị chơi này…. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trị chơi
nào đó giáo viên cần tìm hiểu rõ về cách chơi để từ đó chuẩn bị đầy đủ các
yếu tố cần thiết cho trị chơi.
Ngồi những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ
dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội
dung chơi:
+ Mơ hình đầu xe ô tô, xe máy, xe đạp những mô hình phương tiện giao
thơng ứng dụng vào trị chơi “Tín hiệu” ở chủ điểm giao thông.
+ Mũ các con vật, tranh ảnh, các con rối là các con vật phục vụ cho trị chơi
“Tìm về đúng chuồng”; “Bắt bướm”. Và các đồ dùng đó được làm từ các
nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp sữa, bìa cứng, thùng cát
tơng, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp, ống nước nhựa, giấy màu, giấy báo, lốp xe
máy, lốp ô tô,… đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng trò
chơi tương ứng với từng chủ đề.
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trị chơi vận động nào đó,
giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay
khơng có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trị chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ
các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
b. Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi vận động.
Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng và
cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú khi
tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt về
thể lực. Mỗi trị chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính vì vậy
trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách
chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trị chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù
hợp. Có trị chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi
đơng địi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Đuổi bắt”; “Kéo co”;
“Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”; “Thả đỉa ba ba”; “Mèo và chim sẻ”;
14



“Ơ tơ và chim sẻ” tơi tổ chức cho trẻ chơi ngồi sân trường bằng phẳng có
lát gạch đảm bảo an tồn và đủ diện tích cho trẻ. Các trị chơi vận động có thể tổ
chức cho trẻ chơi ở bãi cỏ nhằm tạo cho trẻ được vui chơi tự do, gần gũi với
thiên nhiên và đảm bảo cho trẻ khi ngã sẽ không bị đau hoặc xước da như các
trò chơi: “Gà trong vườn rau”; “ Bịt mắt bắt dê”; “ Trốn tìm ”… Nhưng có
những trị chơi trẻ chơi theo nhóm nhỏ như trị chơi: “Tập tầm vơng”; “Chi chi
chành chành”; “Lộn cầu vồng ”; “Bắt bướm ”; “Đàn chuột con”…. tôi đã tổ
chức cho trẻ chơi trong lớp.
* Kết quả: Việc chuẩn bị địa điểm phù hợp để tổ chức các trò chơi vận
động và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các cho vận động. Sáng tạo ra nhiều
đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn giúp cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận
động một cách thoải mái, trẻ ghi nhớ trò chơi được lâu hơn và trẻ rất hứng thú
tham gia vào các trò chơi vận động.
c. Sáng tác lời ca đồng dao tạo hứng thú cho học sinh khi chơi trò chơi
vận động.
Để các trị chơi vận động khơng bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ,
kích thích trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, yêu cầu của giáo viên phải
ln điều chỉnh hình thức, nâng cao u cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơi mới
thay đổi nhịp độ đội hình…Và tơi đã tìm nhiều hình thức để lơi cuốn trẻ vào trị
chơi như: Giới thiệu và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi như đang chơi trong ngày
hội làng
VD: Để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” phù hợp với
chủ điểm “ Giao thơng” tơi thay đổi lời ca trị chơi:
Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Phố xá đông người
Em ơi nhớ nhé
Đèn xanh được đi

Vàng thì chậm lại
Đèn đỏ em nhớ
Mau dừng lại ngay.
+ Hay trò chơi “Nu na nu nống”; phù hợp với chủ đề: “ Nước và các hiện
tượng thiên nhiên”. Tôi đã thay đổi lời của trò chơi:
Nu na nu nống
Nu na nu nống
Sấm động mưa rào
Rủ nhau chạy vào
Chạy mau kéo ướt.
Nu na nu nống.
15


Kết luận: Sau khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đổi
mới phương tiện chơi và lồng ca dao vào trị chơi tơi thấy học sinh rất hứng thứ.
Các em chơi một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó xóa tan mọi vất vả của các tiết
học văn hóa.
2.3.3. Giải pháp 3: Nắm vững các bước tổ chức trò chơi vận động phát triển
thể lực.
Để học sinh nắm vững được trò chơi và chơi tốt các trò chơi như: lăn bóng
bằng tay, chạy tiếp sức ném bóng vào rổ, trị chơi dẫn bóng ….Tơi đã tiến hành
thực hiện các bước sau.
- Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi. Nêu mục đích của trị chơi.
- Bước 2: Nêu luật chơi, giải thích cho học sinh hiểu, ngơn từ rõ ràng mạch
lạc chính xác
- Bước 3: Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát, tư thế đứng làm mẫu
phải để học sinh dễ quan sát phù hợp với địa điểm.
- Bước 4: Giáo viên chia nhóm học sinh. Cho học sinh chơi thử nếu học
sinh vẫn chưa nắm bắt được thì giáo viên cho học sinh chơi thử lần 2 đồng thời

giải thích rõ hơn, kỹ hơn.
- Bước 5: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thật, có thi đua và khen
thưởng.
Ví dụ 1: Trị chơi lăn bóng bằng tay (lớp 4) tơi hướng dẫn học sinh chơi trò
chơi như sau:
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi: Lăn bóng bằng tay
Mục đích của trị chơi là nhằm rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, làm
quen cách di chuyển và tiếp xúc với bóng.
Bước 2: Giáo viên nêu luật chơi, cách chơi và lần lượt các bước còn lại.
16


Ví dụ 2: Trị chơi chuyển nhanh nhảy nhanh (lớp 5)
Bước 1: Giới thiệu trò chơi chuyển nhanh nhảy nhanh
Mục đích của trị chơi: Nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo,phát triển
sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể của các em
Bước 2: Nêu luật chơi, giải thích cách chơi

Việt sử dụng các bước, ảm bảo quy trình trong việc tổ chức các trò chơi vận
động giúp giáo viên tự tin hơn, vững vàng hơn trong khi tổ chức trò chơi cho các
học sinh trong tiêt học thể dục.
2.3.4. Giải pháp 4: Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường để tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi vận động
ở các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh để tạo hứng
thú học tập và nâng cao thể lực cho học sinh.
a. Phối hợp với các tổ chức đồn thể trong trường
Học sinh rất thích được tham gia các chương trình hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp. Đặc biệt là văn hóa, văn nghệ thể thao - ở đó các em được
giao lưu, thi đua, tranh tài và học hỏi lẫn nhau. Vì vậy tổ chức tốt được các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ giúp các em phát triển tốt về trí tuệ, óc sáng

tạo hơn thế nữa là các em phát triển được thể lực, rèn luyện sức khỏe và dáng
vóc cân đối.
17


Giải pháp cụ thể :
- Phát động phong trào thể dục thể thao trong tồn trường kết hợp với Cơng
đồn, Đồn đội, Đồn thanh niên thành lập đội cầu lơng, cờ vua, bóng chuyền
hơi, điền kinh của cán bộ giáo viên và học sinh.
- Kết hợp với Đoàn đội và giáo viên thể dục thể thao tổ chức cho học sinh
thường xuyên tập thể dục giữa giờ có kiểm tra và đánh giá xếp loại các lớp.
- Đề ra thời gian tập luyện trong một ngày, một tuần với học sinh. Để
thực hiện tốt hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao: Bộ mơn thể dục thể thao,
giữ vai trị tham mưu và là lực lượng nòng cốt trong hoạt động thể dục thể
thao của nhà trường.
b. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
Để cơng tác chăm sóc giáo dục thể chất ở trường Tiểu học đạt kết quả tốt
mà khơng có tình trạng trống đánh xi kèn thổi ngược thì nhất thiết phải có
sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Hiểu được
mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển toàn diện cơ
thể trẻ. Nhận thức rõ trách nhiệm của giáo viên thể dục, tôi suy nghĩ và vận
dụng với thực tế của học sinh của mình. Ngay từ đầu năm học, tôi luôn nhấn
mạnh và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc
phát triển thể lực đối với các em. Giải thích để phụ huynh kết hợp chặt chẽ
với giáo viên nhằm phát triển tốt thể lực cho trẻ đặc biệt là rèn luyện thơng
qua các trị chơi vận động.
Bên cạnh đó, tơi cũng thường xun lên mạng internet để tìm kiếm các bài
tuyên truyền hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh để tìm kiếm các loại
sách báo, các bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ nhằm phát
triển tốt về thể lực cho trẻ. Tôi treo ở bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh

đọc hàng ngày hoặc phát bài tuyên truyền cho từng phụ huynh theo từng chủ đề.
Qua đây phụ huynh cũng biết được một số nội dung và biện pháp rèn luyện cho
trẻ đồng thời kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện tốt công tác
chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo
viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin , nhanh nhẹn
có thể lực tốt để tích cực.
c. Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường đầu tư trọng điểm công tác
cải tạo xây dựng và tăng cường các trang thiết bị, dụng cụ sân bãi thể dục
thể thao.
Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của nhà trường về công tác Giáo dục
thể chất, để tham mưu với nhà trường quy hoạch xây dựng cơng trình thể
dục thể thao.
Bộ mơn thể dục thể thao xây dựng kế hoạch tu sửa sân bãi, dụng cụ và mua
sắm trang thiết bị cho giảng dạy và học tập trình ban lãnh đạo nhà trường.
Cải tiến bố trí sân tập, khu tập khoa học, tạo điều kiện cho giáo viên giảng
dạy và học sinh tập luyện.
* Tăng cường kinh phí cho hoạt động thể dục thể thao.
18


Bộ mơn thể dục trình lãnh đạo nhà trường cấp kinh phí để xây dựng, tu sửa,
mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập của học sinh.
Tranh thủ được sự giúp đỡ của hội phụ huynh học sinh, của các cơ quan có
liên quan với trường.
2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm.
- Sau một thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy một số trò chơi được lựa chọn
và áp dụng trong các giờ học của trường học, đa số là các em thích thú trong
các trị chơi các em nắm được cách chơi và tự tổ chức các trò chơi trong các giờ
học ngoại khóa, tuy nhiên do điều kiện dụng cụ, sân tập, cơ sở vật chất còn
nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến các vấn đế tổ chức các trò chơi.

- Năm học 2020- 2021 ở Trường tiểu học Nga Điền 2 tôi đã áp dụng những
biện pháp đã đề ra, tình trạng thể lực sức khỏe của các em cũng tốt hơn, thay đổi
vượt bậc; các em yêu thích học môn thể dục hơn.
Kết quả năm học 2020- 2021 áp dụng ở trường Tiểu học Nga Điền 2 với
những nội dung như trên, tôi thu được kết quả giữa học kì 2 như sau:
Năm học
2020-2021

Số
HS
130

Thích học thể
dục
16
12,3%

Thích chơi trị
chơi vận động
114
87,7%

Thể lực tốt
110

84,6

Số lượng học sinh thích học thể dục, thích chơi trị chơi và có thể lực tốt
tăng mạnh. Các em khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn. Từ đó các em học tập được
tốt hơn.

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1/ Bài học kinh nghiệm.
Để thực hiện tốt được cơng tác giảng dạy cũng như q trình học tập và tiếp
thu của học sinh nhằm phát triển thể lực cho các em. Người giáo viên cần.
- Nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp
- Nắm vững các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực và nội dung các
bài học cũng như trò chơi.
- Tạo một tâm thế tốt nhất cho học sinh để các em bước vào tiết học với tinh
thần sảng khoái, thoái mái.
- Phối hợp nhịp nhàng trò chơi trong tiết học thật sinh động. Cần tạo sự thi
đua cạnh tranh giữa các em, có thi đua khen thưởng.
3.2/ Kết luận
Giáo dục thể chất vận động cho học sinh tiểu học là một việc cần thiết, cấp
bách hiện nay. Vì con người muốn đảm báo, duy trì được sức khỏe tốt phải
thường xuyên tập luyện và phải co học tập, biết thực hành cho đúng cách. Do
vậy, là người thầy giáo tơi phải có lịng say mê với nghề nghiệp, u thích bộ
mơn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao,chịu khó tìm tịi, học hỏi ở các đồng
nghiệp khác để giáo dục thể chất, vận động có hiệu quả tốt cho học sinh trường
19


mình được giao. Đồng thời phải giáo dục cho các em tuyên truyền vận động mọi
người xung quanh ở cộng đồng học tập, luyện tập theo nhằm nâng cao và duy trì
tốt sức khỏe của mình.
3.3/ Kiến nghị đề xuất.
Đề nghị nhà trường tăng cường mua sắm thêm dụng cụ phục vụ cho giảng
dạy môn thể dục để đáp ứng được nhu cầu học và tập luyện hiện nay.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Nga Sơn, ngày 10 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết khơng sao chép của người khác
Người viết SKKN

Nghiêm Văn Thương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. Danh ngơn Hồ Chí Minh
2. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ, thể chất trong nhà
trường các cấp (Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 1993).
3. Phạm Vĩnh Thơng (chủ biên), Hồng Mạnh Cường, Phạm Hồng Dương.
Trị chơi vận động và trị chơi giải trí (NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội - 1999).
4. Luật thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006.
5. Tài liệu intonet về tổ chức trò chơi vận động.
6. Phương pháp dạy học Thể dục Tiểu học.

DANH MỤC
21


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nghiêm Văn Thương.
Chức vụ và đơn vị công tác: GV Trường TH Nga Điền 2- Huyện Nga Sơn.


TT
1.

2.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 3 học bài thể dục
phát triển chung đạt kết quả
cao ở Trường Tiểu học Nga
Điền 2.
Chiến thuật và phương pháp
huấn luyện học sinh giỏi
TDTT mơn bóng đá 5 người
ở Trường TH Nga Điền 2
Huyện Nga Sơn

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Cấp huyện
Cấp Tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,

hoặc C)
B
C

Năm học
đánh giá
xếp loại

2016-2017
2018-2019

----------------------------------------------------

22



×