Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN đổi mới phương pháp dạy học trong dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.66 KB, 25 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, ngành giáo dục đang tiến hành thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông 2018, đối với cấp tiểu học năm học 2020-2021 đã thực hiện dạy học chương
trình lớp 1 và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình lớp 2 vào năm học
2021-2022, đây là mục tiêu quan trọng, cụ thể hóa chủ trương đổi mới cơng tác giáo
dục mà Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng đã thông qua về đổi
mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Đào tạo con người có phẩm chất, năng
lực đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới chương trình giáo dục,
mục tiêu giáo dục, tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp giáo dục toàn diện,
chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh mà cụ thể là phát
triển năng lực và phẩm chất người học là việc làm hết sức cần thiết và phù hợp với
xu thế phát triển của thời đại. Cùng với việc đào tạo con người phát triển toàn diện là
dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà chương trình hiện hành đã và đang thực
hiện, quy định trong chương trình giáo dục phổ thông về kiến thức của môn học,
hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải đạt được. Trong đó phân mơn tập đọc góp
phần rất quan trọng trong q trình học tập và cơng tác đó là đọc và hiểu nội dung
các văn bản. Mục tiêu của dạy tập đọc là hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc cho
học sinh, bước đầu học sinh tiếp xúc với ngơn ngữ văn học, ngơn ngữ nghệ thuật và
hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ. Đầu tiên trẻ em phải học đọc, sau đó phải
đọc để học, thông qua đọc học sinh chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp và học
tập. Khi hiểu sâu sắc các văn bản thì các em mới có được cơng cụ hữu hiệu để lĩnh
hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có cơng cụ
lĩnh hội tri thức khoa học khi học các môn khác ở nhà trường. Kĩ năng đọc cần đạt là
đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm, đọc một cách có ý thức sẽ tác động
tích cực đến trình độ ngơn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp
các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các
em biết suy nghĩ một cách lơ gíc, tư duy tốt hơn, đồng thời giáo dục tư tưởng, đạo
đức, tính cách, thẩm mĩ cho các em. Xuất phát từ những u cầu đó, bản thân tơi
chọn đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học trong dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4”


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra biện pháp dạy học giúp học sinh lớp 4 nắm vững phương pháp đọc hiểu
văn bản nhằm giúp học sinh có khả năng đọc và hiểu các loại văn bản một cách sâu
sắc.
Đề xuất một số phương pháp và kỹ thuật dạy học trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học và dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4.
1


Tìm hiểu thực trạng dạy đọc hiểu thơng qua thực tế công tác trường Tiểu học
Trường Giang 1, thông qua dự giờ thăm lớp và chỉ đạo công tác chuyên môn.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Trường Giang 1- Nơng Cống – Thanh Hóa
2. Phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp và kỹ thuật dạy học trong dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
trường Tiểu học Trường Giang 1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp dạy thực nghiệm.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Thu thập và xử lý các tài liệu dạy học Tiếng Việt có liên quan đến đề tài
nghiên cứu nhằm tìm hiểu mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học và mục tiêu của
môn tập đọc lớp 4.

2


B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Như chúng ta đã biết, trong tất cả các hoạt động học tập thì hoạt động đọc
giúp con người thu được lượng thơng tin nhiều nhất, nhanh nhất, dễ dàng, thông
dụng và tiện lợi nhất để không ngừng bổ sung, nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống của
mình. Trong nhà trường, thơng qua hoạt động đọc, học sinh được mở rộng hiểu biết
về thiên nhiên, đất nước, cuộc sống con người, các nền văn hóa, văn minh, phong
tục tập quán của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Mục đích của người đọc là
làm rõ nghĩa các kí tự, làm rõ nội dung và mục đích thơng báo của văn bản. Lúc này
q trình đọc khơng chỉ là sự vận động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà
cịn là sự vận động của trí tuệ. Đọc hiểu là tiếp nhận, đọc cho mình. Đọc thành tiếng
khác đọc hiểu ở chỗ nó khơng chỉ là hoạt động tiếp nhận nhằm cho mình mà cịn là
hoạt động nhằm làm cho người khác cũng tiếp nhận được nội dung văn bản giống
mình. Vì vậy, khi đọc thành tiếng người đọc đã tham gia vào quá trình tái sinh văn
bản, tổng hợp, hoàn thiện và biểu cảm nội dung văn bản một cách khoa học, chính
xác.
Để dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học thì giáo viên cần phải nắm vững mục
tiêu, nội dung, phương pháp dạy tập đọc, hơn nữa là hiểu rõ bản chất của quá trình
dạy đọc hiểu. Bên cạnh đó giáo viên cần phải có cách nhìn nhận tổng thể chương
trình ở tiểu học nói chung, chương trình Tiếng Việt lớp 4 và các văn bản đã đưa vào
để dạy cho học sinh nói riêng. Qua quá trình thực hiện nhiện vụ dạy học và thực hiện
nhiệm vụ quản lí nhà trường, ta có thể nói rằng chất lượng sách giáo khoa Tiếng Việt
được đánh giá cao nhờ tuyển chọn nhiều bài tập đọc hay, có giá trị giáo dục cao, có
phần định hướng sư phạm rõ ràng. Các văn bản đã đề cập đến cuộc sống nhiều lĩnh
vực và được sắp xếp theo chủ điểm phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Nhiều bài thơ thuộc
kho tàng văn học trong và ngoài nước phù hợp với nhận thức của học sinh, đã gây
được cảm xúc mạnh và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn học sinh. Phần chú giải
và hệ thống câu hỏi, bài tập của bài tập đọc đã trở thành những chỉ dẫn, gợi ý rất
quan trọng để giáo viên và học sinh tìm hiểu nội dung bài.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, trẻ em có một trí tuệ tốt, nhanh
nhạy, nắm bắt cái hay, cái mới, nhớ lâu những gì các em cảm thấy hứng thú. Có rất
nhiều học sinh tiểu học thích học thuộc lịng các câu, đoạn, bài tập đọc hay, đọc diễn

cảm tốt, nhiều học sinh cảm nhận đúng nội dung và ý nghĩa của bài tập đọc. Từ đó,
chúng ta hiểu sâu hơn về q trình dạy tập đọc, đây cũng chính là đổi mới phương
pháp dạy tập đọc nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG DẠY ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG T.H TRƯỜNG GIANG 1
2.1. Tình hình nhà trường và địa phương.
3


Nhà trường đóng trên địa bàn xã Trường Giang, cách trung tâm huyện 12km,
là một xã thuần nơng có thêm nghề phụ nên đời sống nhân dân tương đối ổn định.
Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương ln quan tâm đến công tác giáo dục, đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất trường học. Nhà trường đã được công nhận trường chuẩn
Quốc gia, môi trường giáo dục thân thiện với học sinh và thầy cô giáo, đội ngũ giáo
viên nhiệt tình giảng dạy, tâm huyết với nghề, hăng say với cơng việc được giao, tập
thể sư phạm đồn kết, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao
so với chất lượng giáo dục của toàn huyện.
2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu ở nhà trường.
Trong những năm qua, với việc đổi mới phương pháp dạy học chất lượng học
tập của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Kĩ năng đọc của học sinh được rèn luyện
nhiều hơn, các em biết cách đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm một cách
khá nhuần nhuyễn. Các em đọc cho bạn nghe, nhóm nghe, cùng nhau luyện đọc và
thảo luận tìm hiểu nội dung bài. Song chúng ta vẫn mạnh dạn nhận thấy rằng kết quả
học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc nhất
là việc đọc và hiểu văn bản của học sinh. Giáo viên còn lúng túng trong khi dạy tập
đọc, cần đọc bài tập đọc cụ thể nào đó như thế nào, trong số giáo viên hiện đang
cơng tác tại trường, q trình chỉ đạo cơng tác chun mơn tơi nhận thấy có giáo
viên đã thực hiện đảm bảo các yêu cầu đề ra của giờ dạy tập đọc song có giáo viên
vẫn chưa thực hiện được, làm thế nào đọc diễn cảm hơn, làm thế nào để phối hợp
đọc thành tiếng và đọc hiểu trong tiết tập đọc. Từ đó, giúp các em hiểu văn bản được
đọc, nó tác động trực tiếp đến q trình nhận thức, học tập của các em. Quá trình dạy

học và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, dự giờ thăm lớp bản thân tôi trực tiếp
khảo sát học sinh, kết quả đạt được như sau:
Bảng 1:
Khảo sát kết quả đọc hiểu của học sinh lớp 4.
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Lớp
Số HS
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
4A
23
11
47,9%
7
30,4%
5
21,7%
4B
22
10
45,6%
8
36,3%
4
18,1%
Kết quả khảo sát chất lượng đọc hiểu của học sinh cho thấy chất lượng dạy

đọc hiểu cần tiếp tục được chú trọng. Vai trò quyết định chất lượng dạy đọc hiểu nói
chung cơ bản vẫn thuộc về giáo viên trực tiếp giảng dạy. Qua dự giờ, tôi nhận thấy
nguyên nhân quan trọng nhất mà chất lượng dạy đọc hiểu cho học sinh chưa tốt, hạn
chế của giáo viên là nhiều. Nhìn chung, hiện nay giáo viên vẫn cịn thiếu hụt các kĩ
năng đọc vì vậy khơng làm chủ hoặc thiếu tự tin về các nội dung dạy tập đọc, nhiều
giáo viên đọc khơng hay, cảm thụ văn bản cịn yếu, có biện pháp luyện đọc cho học
sinh nhưng cịn chưa đạt, cách tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh nội dung
văn bản đọc chưa phù hợp với từng dạng bài, một số tiết dạy còn quá sa vào giảng
4


văn, lúng túng trong xử lí tìm hiểu bài, chưa linh hoạt trong quá trình tìm hiểu bài,
giải nghĩa các từ, cụm từ, rút ra ý nghĩa, nội dung của mỗi bài đọc sau giờ học.
Về phía học sinh, khả năng đọc hiểu các bài thơ, các bài văn xuôi cịn kém.
Trong q trình dạy học, khi giáo viên đưa ra các câu hỏi học sinh trả lời còn chậm,
sai nhiều và thường là đọc lại cả đoạn dài, chưa chọn lọc được ý trả lời cho câu hỏi,
khi hỏi về ý nghĩa của bài thì ít học sinh trả lời được, vì vậy nên chất lượng đọc hiểu
cịn thấp so với yêu cầu.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
3.1. Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy đọc hiểu thông qua việc “Sử
dụng các kỹ thuật dạy học trong dạy đọc hiểu để nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học
sinh lớp 4”.
Đích cuối cùng của dạy đọc là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc với văn
bản, chiếm lĩnh được nội dung văn bản, biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lí thơng
tin. Chính vì vậy, dạy đọc hiểu có vai trị đặc biệt trong dạy học đọc nói riêng, trong
dạy học ở tiểu học nói chung. Để nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh, giáo
viên phải đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên giảng dạy cần hiểu sâu sắc hơn về
ý nghĩa của dạy đọc hiểu, văn bản với vấn đề đọc hiểu. Nâng cao ý thức của dạy đọc
hiểu, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống. Từ đó, hình thành thói quen, hứng thú
với việc đọc sách, với việc tự đọc.

Nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học của giờ tập đọc: Mục tiêu của giờ học
là cái đích mà thầy và trị cần đạt được sau giờ học, nó sẽ được cụ thể hóa thành các
nội dung dạy học. Để tiến hành dạy một giờ tập đọc, giáo viên cần có kỹ năng đầu
tiên vơ cùng quan trọng đó là kỹ năng xác định mục tiêu của giờ học. Giờ học chỉ
hoàn tất chừng nào học sinh chiếm lĩnh được các nội dung dạy học. Mục tiêu, nội
dung dạy học của giờ tập đọc sẽ được dùng để kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ dạy.
Để chất lượng giờ tập đọc được nâng cao giáo viên cần có kỹ năng “đọc” thành thục.
Kĩ năng là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi giờ học. Những
kĩ năng này trước hết phải có ở giáo viên. Đọc văn bản là giải mã âm thanh và giải
mã nghĩa, ý của văn bản đó, giải mã được nội dung bài đọc từ việc biết cách xác
định từ quan trọng đến việc hiểu được nghĩa, ý, tình của văn bản. Trong dạy học,
chúng ta khơng có quyền địi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân chúng ta không
làm được, giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm, hiểu được
nội dung bài khi chúng ta chưa có khả năng đó. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu
sâu sắc văn bản, giải mã được văn bản thì chúng ta mới có các biện pháp rèn để học
sinh hiểu được văn bản. Bên cạnh đó, với học sinh do vốn từ cịn ít, năng lực liên kết
thành câu, thành ý còn hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội dung cịn gặp khó khăn.
Giúp học sinh hiểu tác phẩm văn học với vấn đề đọc hiểu văn bản nghệ thuật
là: Dạy một kĩ năng Tiếng Việt và dạy văn bản. Từ đây, có thể suy ra dạy đọc hiểu
5


văn bản nghệ thuật gồm công việc làm cho học sinh nắm nội dung của văn bản, mục
tiêu của văn bản. Đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngơn từ,
hình tượng văn chương làm nên nội dung văn bản. Với ý nghĩa đó, dạy đọc hiểu văn
bản nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn học hay còn gọi là dạy cảm thụ văn học.
Bảng 2: Mức độ cần thiết phải “Đổi mới phương pháp dạy tập đọc nhằm nâng
cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh lớp 4”.
Tổng số
Rất cần đổi mới PP Cần đổi mới PP dạy Không cần đổi mới PP

GV(được dạy đọc hiểu cho HS
đọc hiểu cho HS
dạy đọc hiểu cho HS
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Khảo sát)
15
12
80,2%
2
13,2
1
6,6
3.2. Giải pháp 2: Mục tiêu “Đổi mới phương pháp dạy tập đọc nhằm nâng
cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh lớp 4”.
Với mục tiêu về lĩnh vực đọc của học sinh lớp 4 thì tốc độ đọc tối thiểu là 120
tiếng/phút. Đọc thành tiếng và đọc thầm, yêu cầu học sinh biết cách đọc với các loại
văn bản khác nhau (nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí…). Biết đọc một màn
kịch hoặc một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch.
Biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một đoạn văn đã học. Đọc thầm với tốc
độ nhanh hơn lớp 3.
Về đọc hiểu: Biết tìm nội dung, ý nghĩa, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn
ý của bài. Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện. Bước đầu biết đánh
giá nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị văn chương.
Kỹ năng phụ trợ: Biết dùng từ điển, biết ghi chép các thông tin đã đọc, thuộc
lịng một số bài văn vần và đoạn văn xi.

3.3. Giải pháp 3: Phối hợp các kỹ thuật dạy học, nghiên cứu chương trình
mơn học để lựa chọn nhiệm vụ vừa sức với học sinh trong dạy đọc hiểu.
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 được xây dựng trên 10 chủ điểm khác
nhau, mỗi chủ điểm thường gồm 3 đến 4 tuần học của học sinh. Các chủ điểm đó là:
Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đơi cánh ước mơ; Có chí
thì nên; Tiếng sáo diều; Người ta là hoa đất; Vẻ đẹp muôn màu; Những người quả
cảm; Khám phá thế giới; Tình yêu cuộc sống. Đối với phân môn tập đọc rèn cho học
sinh các kỹ năng đọc, nghe, nói cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài tập
đọc theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân mơn tập đọc cung cấp cho
học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng
cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học (như
đề tài, cốt truyện, nhân vật…) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tuy
vậy, các bài tập đọc ở lớp 4 có số lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc chú ý đến yêu
cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng khai thác hàm ý và nghệ thuật nhiều
6


hơn. Các văn bản mở đầu mỗi tuần thường là truyện kể, các văn bản giữa tuần
thường là thơ, văn bản khoa học, văn bản miêu tả.
3.4. Giải pháp 4: Một số công việc cần làm để tổ chức quá trình đọc hiểu cho
học sinh thơng qua “Đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng các kỹ thuật dạy
học nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu”.
Nắm vững quy trình dạy đọc hiểu bao gồm các công việc: Nhận diện ngơn
ngữ văn bản; Làm rõ nội dung văn bản, đích tác động của người viết; Đánh giá, bộc
lộ thái độ của người đọc đối với văn bản. Giúp học sinh nắm vững tên bài, từ, câu,
đoạn với tư cách là sản phẩm của hoạt động ngơn ngữ, văn bản có đề tài, nội dung,
đích tác động, để hiểu văn bản.
IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU:
Để dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4 đạt kết quả cao thì trước hết chúng ta phải
nói đến đọc thầm. Đọc thầm- hình thức đọc có nhiều lợi thế để hiểu văn bản. Đọc

thầm là hình thức đọc khơng phát ra thành âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí tự
sang nghĩa để hiểu văn bản. Lẽ tự nhiên đã nói đến đọc thành tiếng thì phải nói đến
đọc thầm bởi xét về mặt hình thức, đọc thành tiếng nằm trong thế đối lập, sóng đơi
với việc đọc thầm. Vì vậy, khi nói về dạy đọc hiểu cần phải nói đến việc tổ chức dạy
đọc thầm, giáo viên cần kiểm sốt q trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy
định thời gian đọc thầm cho từng bài, đoạn. Học sinh đọc xong thì báo cho giáo
viên, từ đó giáo viên nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm. Mục đích của đọc
thầm là để hiểu. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung
văn bản đọc. Do đó, xét về bản chất, nội dung bên trong, dạy đọc thầm chính là dạy
đọc hiểu, kết quả đọc thầm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, tức là
tồn bộ những gì được đọc. Chính vì vậy, giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh
hiểu bài, thông qua việc đổi mới phương pháp dạy tập đọc và sử dụng các kỹ thuật
dạy đọc hiểu nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh.
Như vậy, trong q trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng các kỹ thuật dạy
học vào việc dạy học các mơn học trong nhà trường nói chung và dạy đọc hiểu nói
riêng. Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống, hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá
trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy
học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương
pháp dạy học. Các kỹ thuật dạy học giáo viên có thể linh hoạt sử dụng đó là: Kỹ
thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ
thuật tia chớp, kỹ thuật động não… Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử
dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Các kỹ
thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát
huy sự tham gia tích cực của học sinh vào q trình dạy học, kích thích tư duy, sự
7


sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Quá trình thực hiện dạy đọc hiểu cho
học sinh lớp 4 bản thân đã sử dụng một số kỹ thuật vào dạy đọc hiểu.

4.1. Biện pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc “Sử dụng kỹ
thuật đặt câu hỏi trong dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4”.
Trong các kỹ thuật dạy học tích cực có kỹ thuật đặt câu hỏi. Kỹ thuật này
dùng trong hầu hết các mơn học trong nhà trường, trong đó có sử dụng trong dạy tập
đọc, phần đọc hiểu. Trước hết giáo viên cần lưu ý là việc đặt câu hỏi cần đảm bảo
những nguyên tắc sau:
Câu hỏi phải liên kết logic với bài học; Ngơn ngữ trình bày câu hỏi rõ vấn đề
hỏi (từ nghi vấn phù hợp); Phù hợp với trình độ tư duy của lứa tuổi học sinh; Kích
thích học sinh suy nghĩ (hạn chế câu hỏi nhắc lại thuần túy)
Đặt câu hỏi đúng lúc và đúng chỗ (đúng lúc học sinh đang suy nghĩ, đúng chỗ
có vấn đề trong bài học); Mỗi câu hỏi chỉ hỏi 1 vấn đề; Dùng từng câu hỏi một,
không dùng nhiều câu hỏi để hỏi cùng lúc. Sau đây là một số kỹ thuật đặt câu hỏi
bản thân áp dụng trong tổ chức dạy đọc hiểu cho học sinh:
Ví dụ 1: Biến đổi câu hỏi khó thành các câu hỏi nhỏ hoặc điều chỉnh câu hỏi
để các đối tượng học sinh dễ dàng trong tìm hiểu bài.
1) Hình ảnh ơng lão ăn xin đáng thương thư thế nào ? (trang 30-TV4-tập 1)
Giáo viên có thể thêm 1 câu hỏi trước đó và biến đổi câu hỏi trên thành các
câu hỏi nhỏ để học sinh dễ trả lời nội dung
Hỏi: Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào ?
Hỏi: Hình ảnh ông lão ăn xin hiện ra trước mắt cậu bé như thế nào ?
Hỏi: Điều gì đã khiến ơng lão thảm thương đến như vậy ?
2) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ
đẹp như thế nào ?
(Cánh diều tuổi thơ- trang 146 – Tiếng Việt 4 – tập 1)
+ Câu hỏi này khi trả lời rất nhiều nội dung, giáo viên có thể tách thành hai câu hỏi
nhỏ để học sinh dễ trả lời.
Hỏi: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?
Hỏi: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
3) Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra
sao? Vẻ đẹp có gì khác so với đêm trung thu độc lập?

(Trung thu độc lập - trang 66 – Tiếng Việt 4 – tập 1)
+ Với câu hỏi trên, giáo viên tách thành 2 câu hỏi:
Hỏi: Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
Hỏi: Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
4) Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người việt Nam?
+ Cần cù.
+ Đoàn kết.
+ Ngay thẳng
(Tre Việt Nam - trang 42 – Tiếng Việt 4 – tập 1)
8


Với câu hỏi trên giáo viên điều chỉnh thành các câu hỏi nhỏ, mỗi câu mỗi ý để
học sinh dễ trả lời và học sinh nắm được những phẩm chất tốt đẹp của con người
Việt Nam, giàu tình yêu thương, ngay thẳng, cần cù, đồn kết, chính trực.
Hỏi: Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho đức tính cần cù của người
Việt Nam ?
Hỏi: Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng của người
Việt Nam ?
Hỏi: Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt
Nam ?
5) Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần ? việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói
lên điều gì ?
(Nếu chúng mình có phép lạ- trang 76 – Tiếng Việt 4 – tập 1)
Giáo viên tách thành 2 câu hỏi nhỏ để học sinh dễ trả lời.
Hỏi: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ ?
Hỏi: Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
Ví dụ 2: Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi bằng cách thay hệ thống câu hỏi trong
bài tập đọc bằng các câu hỏi khác mà nội dung bài đọc vẫn đảm bảo chuẩn kiến
thức, kỹ năng. Chẳng hạn, đối với các câu hỏi áp đặt hoặc khó hiểu, giáo viên có thể

thay bằng các câu hỏi khác, có thể thay một câu, một số câu hay cả hệ thống câu hỏi
trong sách giáo khoa, miễn là học sinh hiểu đúng nội dung bài, đúng ý của tác giả đã
gửi vào bài học, đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng của mơn học. Sau đây là
một số ví dụ minh họa.
1) Với câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu
sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
(Mẹ ốm - trang 9 – Tiếng Việt 4 – tập 1)
+ Đối với câu hỏi này giáo viên có thể thay bằng câu hỏi như:
Hỏi: Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn
nhỏ đối với mẹ ?
Hỏi: Vì sao em cảm nhận được điều đó ?
Sau khi học sinh trả lời nội dung các câu hỏi giáo viên có thể trao đổi thêm:
Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa, những ngày vất vả nơi
ruộng đồng vẫn cịn hằn in trên khn mặt, dáng người mẹ, xót thương khi nhìn thấy
mẹ yếu phải lần giường để đi cho vững, xót thương mẹ vất vả ni con một mình.
2) Bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu – Tiếp theo (trang 16 – Tiếng Việt 4 – tập 1)
Trước khi trả lời câu hỏi 1 trong sách giáo khoa giáo viên cho học sinh đọc
bài, bổ sung thêm các câu hỏi:
Hỏi: Truyện xuất hiện thêm nhân vật nào ?
Hỏi: Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì ?
Hỏi: Dế Mèn đã hành động như thế nào để trấn áp bọn nhện, giúp đỡ Nhà
Trò?
9


3) Bài: Khuất phục tên cướp biển (trang 66-Tiếng Việt 4-tập 2)
Với câu hỏi 1 trong sách giáo khoa “Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp
biển) được thể hiện qua những chi tiết nào ? giáo viên thay bằng các câu hỏi sau:
Hỏi: Tìm những từ ngữ nói lên tính hung hãn của tên cướp biển ?
4) Bài: Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính (trang 71-Tiếng Việt 4-tập 2)

Thay thế câu hỏi “Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng
cảm và lịng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ?” trong bài tập đọc bằng các câu hỏi
khác: Hỏi: Qua lời thơ em hình dung điều gì về các chiến sĩ lái xe ?
Hỏi: Hình ảnh nào nói lên điều đó ?
Từ câu hỏi trên học sinh nhận thấy các chiến sĩ lái xe rất dũng cảm, lạc quan,
yêu đời, hăng hái đi chiến đấu của các chiến sĩ mà câu hỏi 1 trong sách giáo khoa
yêu cầu học sinh nêu các hình ảnh đó.
5) Bài: Dù sao trái đất vẫn quay (trang 85-Tiếng Việt 4-tập 2). Giáo viên có
thể thay đổi các câu hỏi trong sách giáo khoa bằng các câu hỏi khác để các đối tượng
học sinh đều trả lời được mà nội dung bài vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Hỏi: Ý kiến của mọi người lúc bấy giờ quan niệm về trái đất như thế nào ?
Hỏi: Ý kiến của Cơ-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
Hỏi: Cơ-péc-ních xuất bản cuốn sách khiến mọi người như thế nào ?
Hỏi: Năm 1632 Ga-li-lê viết cuốn sách mới nhằm mục đích gì ?
Hỏi: Vì sao tịa án lúc ấy xử phạt ơng ?
Hỏi: Lịng dũng cảm của Cơ-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện chỗ nào ?
Ví dụ 3: Bổ sung thêm các câu hỏi vào hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc:
Khi khai thác tìm hiểu nội dung bài, một số bài tập đọc trong sách giáo khoa các câu
hỏi đặt ra yêu cầu học sinh trả lời ngay vào nội dung đoạn, bài gây khó hiểu cho học
sinh, khi đó giáo viên cần đặt những câu hỏi phụ hoặc những câu hỏi gợi ý để học
sinh dễ dàng tìm hiểu bài.
1) Bài: Những hạt thóc giống (Tiếng Việt 4- trang 46 – tập 1).
Học sinh đọc đoạn 2: Hành động của chú bé Chơm có gì khác mọi người ?
Trước khi nêu câu hỏi trên, giáo viên cần bổ sung thêm câu hỏi vào hệ thống câu hỏi
trong bài tập đọc.
Hỏi: Theo lệnh vua, chú bé Chơm đã làm gì ? Kết quả ra sao ?
Hỏi: Đến kỳ phải nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì ? Chơm đã làm gì ?
Hỏi: Hành động của chú bé Chơm có gì khác mọi người?
2) Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tơ Hiến Thành thể hiện
như thế nào ?

(Một người chính trực- trang 36 – Tiếng Việt 4 – tập 1)
+ Bổ sung thêm câu hỏi vào hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc:
Hỏi: Tô Hiến Thành cử ai thay ơng trong việc giúp triều đình?
Hỏi: Vì sao Thái Hậu lại ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
10


Hỏi: Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của Tô Hiến Thành thể
hiện như thế nào ?
3) Bài: Đôi giày ba ta màu xanh (Tiếng Việt 4- trang 81 – tập 1).
Giáo viên bổ sung câu hỏi vào hệ thống câu hỏi bài tập đọc:
Hỏi: Nhân vật “tôi” là ai ?
Hỏi: Ngày bé chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì ?
Hỏi: Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong những ngày
đầu đến lớp ?
Hỏi: Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó ?
Hỏi: Chị phụ trách Đội được giao việc gì ?
Hỏi: Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì ?
Hỏi: Vì sao chị biết điều đó ?
Hỏi: Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm tự hào của Lái khi nhận
đôi giày.
Tương tự như vậy, trong quá trình dạy tập đọc phần tìm hiểu bài nhiều bài tập
đọc trong chương trình lớp 4 giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài dạy để bổ sung thêm
các câu hỏi trong quá trình khai thác, tìm hiểu nội dung bài, giúp học sinh dễ hiểu
nội dung bài đọc mà vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng của mơn học.
Ví dụ 4: Thay câu hỏi khó, bài tập khó bằng bài tập lựa chọn.
Với một số câu hỏi khó, giáo viên nên thay thế bằng bài tập lựa chọn để học
sinh thực hiện vào phiếu học tập, từ đó học sinh khẳng định được khả năng của các
em qua việc lựa chọn đáp án trả lời cho câu hỏi mà nếu để câu hỏi như thế thì học
sinh khơng trả lời được hoặc sử dụng các bài tập lựa chọn yêu cầu học sinh có những

hành động thực tế để hỏi đáp văn bản:
1) Bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca (Trang 55 – Tiếng Việt 4 - tập 1).
Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây- ca
mang thuốc về nhà ? Với câu hỏi này giáo viên chuyển câu hỏi thành bài tập lựa
chọn để học sinh dễ nhận biết và trả lời được, đặc biệt là học sinh có khả năng tư
duy cịn chậm.
Hỏi: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ? Em hãy đánh dấu
X vào trước câu trả lời đúng:
Ông bị đưa đi cấp cứu ở bệnh viện.
Ông đã qua đời.
Mẹ bị cảm nặng.
2) Bài: Chị tôi (Trang 59 - Tiếng Việt 4 - tập 1).
Hỏi: Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận ?
11


Sửa: Vì sao mỗi lần nói dối, cơ chị lại thấy ân hận ? Em hãy đánh dấu X vào
trước câu trả lời đúng.
Vì cơ bị phát hiện là nói dối.
Vì cơ thương ba, biết mình đã phụ lịng tin của ba.
Vì cơ đã quen nói dối.
3) Bài: Dịng sơng mặc áo (Trang 43- Tiếng Việt 4 - tập 2).
Hỏi: Hình ảnh nhân hóa “dịng sơng mặc áo” có tác dụng gì ? Tương tự với
cách làm trên giáo viên chuyển câu hỏi này thành bài tập lựa chọn.
Hỏi: Hình ảnh nhân hóa “dịng sơng mặc áo” có tác dụng gì ? Đánh dấu X vào
câu trả lời đúng:
Làm cho con sông trở nên gần gũi với con người.
Làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dịng sơng theo thời gian, theo màu trời,
màu nắng, màu cỏ cây.
Cả a và b đều đúng.

4) Bài: Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59-Tiếng Việt 4-tập 2).
Hỏi: Hai câu thơ cuối: “Mặt trời đội biển nhơ màu mới/Mắt cá huy hồng
mn dặm phơi” nói lên điều gì ? Hãy đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng thể hiện
đúng nội dung của hai câu thơ: “Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hồng
mn dặm phơi”.
Nói lên cơng việc lao động của người đánh cá.
Mơ tả hình ảnh thật đẹp của đồn thuyền đánh cá khi trở về.
Nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển.
5) Bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy (trang 71-Tiếng Việt 4-tập 2) với câu hỏi “Vì
sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên thần?”. Em hãy đánh dấu X vào ý trả lời
đúng:
Vì đạn đuổi theo Ga-vrốt nhưng chú bé nhanh hơn đạn, như chơi trò ú tim với
cái chết.
Vì thân hình Ga-vrốt nhỏ bé.
Vì chú bé có phép như thiên thần, đạn giặc khơng đụng tới được.
Tất cả các ý trên đều đúng.
4.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy đọc hiểu thông qua “Sử dụng kỹ
thuật khăn trải bàn trong dạy đọc hiểu”
Ví dụ: 1) Khi dạy bài “Người tìm đường lên các vì sao” (trang 125-Tiếng Việt
4–tập 1), với câu hỏi: Em hãy đặt tên khác cho truyện. Câu hỏi này giáo viên có thể sử
dụng kĩ thuật khăn trải bàn khi tìm hiểu nội dung câu hỏi. Giáo viên chia lớp thành
nhóm 4, mỗi người ngồi vào vị trí quy định của nhóm, viết vào ơ mang số của bạn đã
được quy định và ghi trên tờ phiếu câu trả lời hoặc ý kiến của bạn. Mỗi cá nhân làm
việc độc lập trong khoảng vài phút theo thời gian giao nhiệm vụ của giáo viên. Kết
12


thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả
lời và ghi ý kiến chung của cả nhóm về nội dung câu trả lời vào giữa tờ phiếu học tập
ý kiến sau khi đã thống nhất.

Học sinh trong nhóm có thể sử dụng các cách đặt tên khác nhau cho truyện.
Điều cần nhất là các em hiểu ý nghĩa của mỗi cái tên và giải thích được vì sao chọn
tên ấy. Chẳng hạn chọn tên: “Người chinh phục các vì sao//Quyết tâm chinh phục
các vì sao//Từ mơ ước bay lên bầu trời//Từ mơ ước biết bay như chim//Ông tổ của
ngành du hành vũ trụ…Học sinh mỗi nhóm thống nhất đặt tên cho truyện và giải
thích được vì sao các em lại chọn tên đó. Vì tên ấy nói lên được nội dung chính và ý
nghĩa của câu truyện hoặc hiểu được điều tác giả muốn nói: Ca ngợi nhà khoa học vĩ
đại Xi-ơn-cốp-xki nhờ khổ cơng nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực
hiện thành cơng mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2) Trong bài: Truyện cổ nước mình (trang 19-Tiếng Việt 4-tập 1)
Với câu hỏi: Em hiểu ý hai dịng thơ cuối bài như thế nào?
“Tơi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ơng cha dạy cũng vì đời sau”
Tương tự giáo viên chia lớp thành nhóm 4 học sinh, mỗi người ngồi vào vị trí
quy định của nhóm, viết vào ô mang số của bạn đã được quy định và ghi trên tờ
phiếu câu trả lời hoặc ý kiến của bạn. Mỗi cá nhân làm việc độc lập theo thời gian
giao nhiệm vụ của giáo viên. Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên
chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời và ghi ý kiến chung của cả nhóm về
nội dung câu trả lời vào giữa tờ phiếu học tập ý kiến sau khi đã thống nhất: Truyện
cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau, cha ông dạy con cháu cần
sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ.
3) Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta ? (Bài
Trống đồng Đông Sơn-trang 140-TV4-tập 2). Đây cũng là một trong những câu hỏi
khó, giáo viên chia lớp thành nhóm 4 học sinh, mỗi người ngồi vào vị trí quy định
của nhóm, viết vào ơ mang số của bạn đã được quy định và ghi trên tờ phiếu câu trả
lời hoặc ý kiến của bạn. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút theo
thời gian giao nhiệm vụ của giáo viên. Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các
thành viên chia sẻ, thảo luận, thống nhất các câu trả lời, ghi ý kiến chung của cả
nhóm về nội dung câu trả lời vào giữa tờ phiếu học tập ý kiến sau khi đã thống nhất:
Trồng đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là cổ vật quý giá phản ánh

trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc
Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, bền vững. Giáo viên có thể trao đổi
thêm để các em hiểu, những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh
nổi bật nhất, một số hình ảnh khác thể hiện con người làm chủ, hịa mình với thiên
nhiên, con người nhân hậu, con người khao khát cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
13


4.3. Biện pháp 3: Phối hợp kỹ thuật đặt câu hỏi và kỹ thuật chia nhóm trong
dạy đọc hiểu cho học sinh.
Để tiến hành dạy tập đọc nói chung, dạy đọc hiểu nói riêng, giáo viên phải
hiểu rõ các đối tượng học sinh của lớp mình dạy, tìm hiểu xem học sinh còn vướng
mắc chỗ nào, nắm vững học sinh của mình chưa hiểu, khó hiểu chỗ nào, khó hiểu từ
nào, nội dung nào trong bài… Sự hiểu biết này sẽ giúp chúng ta xác định tính vừa
sức, tính mức độ của nội dung và kĩ năng dạy học. Song song với việc đó, giáo viên
phải biết rằng mỗi trẻ em là một cá thể nên cần cá thể hóa trong dạy học tập đọc
nhưng có lúc cần phải có sự hợp tác giữa các bạn học sinh với nhau để các em hỗ trợ
nhau trong quá trình học tập. Giáo viên luôn cần phải biết dạy học, tạo điều kiện cho
việc phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Trên thực tế tỉ lệ học sinh chưa
hoàn thành nội dung phần đọc hiểu như đã tiến hành khảo sát còn chiếm tỉ lệ cao và
chênh lệch giữa các lớp, vẫn còn học sinh chưa hiểu một phần văn bản được đọc
hoặc cả văn bản được đọc, khả năng hiểu văn bản của các em rất kém. Vì vậy, việc
giao nhiệm vụ vừa sức cho từng đối tượng học sinh là một biện pháp tốt giúp giờ
dạy tập đọc đạt hiệu quả cao.
Trong tiết dạy tập đọc nói chung nhất là phần đọc hiểu để tất cả các đối tượng
học sinh đều được học và có hứng thú học tập, đối với các đối tượng học sinh thực
hiện nhiệm vụ còn chưa đạt yêu cầu cho các em đọc thầm một câu, đoạn và trả lời
các câu hỏi dễ hơn với những học sinh có khả năng tốt hơn thì các em trả lời hoặc
thực hiện nội dung kiến thức ở mức độ cao hơn. Đối với lớp 4 thì yêu cầu học sinh
phần đọc hiểu ở mức độ cao hơn, yêu cầu học sinh đánh giá cách biểu đạt của văn

chương. Các bài tập được xây dựng tùy thuộc vào trình độ học sinh từng lớp. Do đó,
trong q trình dạy học giáo viên có thể phối hợp các kỹ thuật dạy học trong quá
trình dạy.
Đối với kỹ thuật chia nhóm, giáo viên phải hiểu rằng kỹ thuật này dùng để dạy
học sinh học tập hợp tác. Nó có thể được dùng trong nhiều đoạn của bài học (chia sẻ
những trải nghiệm, khám phá kiến thức/kỹ năng mới, luyện tập thực hành, vận
dụng). Có nhiều cách chia nhóm, chia theo cách nào là tùy thuộc vào nhiệm vụ giáo
viên giao cho học sinh thực hiện. Có những cách chia nhóm sau: chia nhóm theo sở
thích; theo trình độ; nhóm hỗn hợp trình độ; nhóm ngẫu nhiên. Kỹ thuật này tạo cơ
hội cho những học sinh có trình độ khá hỗ trợ học sinh có trình độ thấp hơn.
Ví dụ: Một số câu hỏi trong bài tập đọc học sinh có thể thảo luận nhóm, vừa
sức với các đối tượng học sinh, đồng thời học sinh nắm vững nội dung bài học:
1) Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của
người mẹ đối với con ? (Bài Khúc hát ra những em bé lớn trên lưng mẹ - Trang 49 –
Tiếng Việt 4 – tập 2)
14


Học sinh thảo luận nhóm 4, xác định nội dung trả lời cho câu hỏi. Trong quá
trình học sinh thảo luận nhóm, giáo viên có thể gợi ý các em tách thành hai câu để
giảm độ khó và trừu tượng và có thể tách như sau:
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình u thương của mẹ đối với con ?
+ Tìm những từ ngữ nói lên niềm hy vọng của mẹ đối với con ?
2) Với học sinh khi trả lời câu hỏi sau trong bài tập đọc “Hoa học trò” (Trang
43 - Tiếng Việt 4 - tập 2)
Hỏi: Vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò” ?
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm ngẫu nhiên để học sinh
hỗ trợ nhau trong quá trình thảo luận để tìm ra nội dung câu trả lời và học sinh hiểu
được: Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường
được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa

phượng, học trị nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm
của rất nhiều học trò về mái trường. Với nhóm học sinh có trình độ và có khả năng
hồn thành tốt nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và thống nhất nội
dung câu trả lời vào giấy.
Nếu giáo viên chia nhóm theo đối tượng học sinh: Với nhóm học sinh yếu hơn
giáo viên có thể thay câu hỏi bằng bài tập lựa chọn sau đây để vừa sức với học sinh
và học sinh chiếm lĩnh được kiến thức. Chẳng hạn, yêu cầu nhóm học sinh lựa chọn
“Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng” để câu trả lời phù hợp với nội dung của câu
hỏi: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trị” ?
Vì phượng là lồi cây rất gần gủi, quen thuộc với học trị.
Vì hoa phượng nở vào mùa thi của học trị.
Vì hoa phượng gắn với nhiều kỉ niệm của học trò về mái trường.
Tất cả các ý trên.
Với nhóm học sinh có khả năng tốt hơn giáo viên để tự học sinh thảo luận, trả
lời và trong q trình đó giáo viên có thể nêu các câu hỏi bổ sung để học sinh hiểu
sâu sâu sắc hơn nội dung câu hỏi.
3) Trong bài: Thắng biển (trang 76–Tiếng Việt 4–tập 2). Giáo viên gợi ý một
số câu hỏi bổ sung và thay bằng các câu hỏi khác mà học sinh vẫn hiểu nội dung bài,
phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng của
môn học, thể hiện được tính vừa sức đối với học sinh trong quá trình học, các câu
hỏi sau cho học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi..
Hỏi: Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình
tự như thế nào ?
Hỏi: Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn
bão biển ?
15


Hỏi: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn
hai ? Sau khi học sinh trả lời được các câu hỏi trên, giáo viên chia nhóm đơi hoặc

nhóm 4 để học sinh thảo luận, thống nhất nội dung trả lời câu hỏi.
Hỏi: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
(Biện pháp so sánh: như con cá mập đớp con cá chim- như một đàn cá voi lớn)
Hỏi: Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ? (Tạo nên những hình ảnh
rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ).
Hỏi: Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lịng dũng cảm, sức
mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?
Qua đây, ta nhận thấy việc thay hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài, học sinh dễ
dàng hiểu được ý nghĩa của bài là ca ngợi lịng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con
người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình
yên.
Như vậy, việc giáo viên sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi, phối hợp với kỹ thuật
chia nhóm và điều chỉnh câu hỏi vừa sức với tất cả các đối tượng học sinh, hiệu quả
đạt được phần đọc hiểu đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng, học sinh nắm nội
dung bài sâu sắc hơn so với việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
4.4. Biện pháp 4: Phối hợp kỹ thuật đọc tích cực, thảo luận nhóm trong dạy
đọc hiểu cho học sinh.
Kĩ thuật đọc tích cực nhằm giúp học sinh tăng cường khả năng tự học và giúp
giáo viên tiết kiệm thời gian đối với những bài học, phần đọc có nhiều nội dung
nhưng khơng q khó đối với học sinh. Kỹ thuật được áp dụng với những bài học
được trình bày thành bài đọc tương đối dài. Khi tiến hành thực hiện kỹ thuật này,
giáo viên chia nhóm, nêu câu hỏi, yêu cầu định hướng học sinh đọc bài, sau khi học
sinh đọc xong học sinh sẽ tiến hành thảo luận nhóm. Để làm việc này, học sinh cần
đọc lướt qua bài đọc, đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ, cụm từ quan
trọng. Học sinh đọc bài và biết liên tưởng tới những gì mình đã biết và đốn nội
dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìm ra.
Tìm ý chính: Học sinh tìm ra ý chính của bài, phần đọc qua việc tập trung vào
các ý quan trọng theo cách hiểu của mình. Tóm tắt bài dựa trên ý chính, đề mục.
Kỹ thuật đọc tích cực được vận dụng để dạy nhiều dạng bài khác nhau và giáo
viên thường xuyên sử dụng trong quá trình dạy học. Nếu trường hợp học sinh đọc

bài, khó xác định nội dung trả lời câu hỏi đối với học sinh, giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh đọc, thảo luận nhóm sau khi đã đọc bài đọc, thảo luận xong đại diện
nhóm trình bày nội dung trả lời câu hỏi hoặc lựa chọn nội dung trả lời qua bài tập
lựa chọn.
Ví dụ: 1) Bài “Bốn anh tài” (trang 13- Tiếng Việt 4 - tập 2)
16


Với câu hỏi “Ý nghĩa của câu chuyện này là gì”. Học sinh đọc lại tồn bộ câu
chuyện sau đó thảo luận nhóm để rút ra ý nghĩa của câu chuyện. Học sinh các nhóm
khác nhau có thể trả lời khác nhau nhưng phải thể hiện các ý và nội dung sau: Câu
chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục
yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
Sau khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận giáo viên có thể giải thích bổ
sung thêm để xác định nội dung của bài tập đọc nếu học sinh chưa hiểu bài.
2) Trong bài: Sầu riêng (trang 35-Tiếng Việt 4-tập 2). Với câu hỏi: “Tìm
những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng”.
Học sinh đọc lại tồn bộ bài sau đó thảo luận nhóm để rút tìm ra những câu
văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng. Học sinh các nhóm khác
nhau có thể trả lời khác nhau nhưng phải tìm được các câu văn nội dung câu hỏi yêu
cầu. Những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng: Sầu riêng là
loại trái quý của miền Nam./Hương quyến rũ đến kì lạ./Đứng ngắm cây sầu riêng, tơi
cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.../Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị
ngọt đến đam mê. Đây cũng chính là những câu thể hiện sự đánh giá riêng của tác
giả đối với cây sầu riêng, loại trái quý của miền Nam, hương vị hết sức đặc biệt.
3) Tương tự trong bài Bè xi sơng La (TV4–tập 2–trang 26). Với câu hỏi:
Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì ?
Học sinh đọc khổ thơ cuối sau đó thảo luận nhóm để rút ra nội dung câu trả
lời. Học sinh các nhóm khác nhau có thể trả lời khác nhau nhưng phải thể hiện các ý
và nội dung sau: Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng đã nói lên tài trí,

sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc dựng xây đất nước, bất chấp bom đạn của
kẻ thù.
Sau khi học sinh thảo luận xong câu hỏi vừa nêu, giáo viên cho học sinh đọc
lại tồn bài, thảo luận nhóm để rút ra nội dung của bài đọc đó là bài thơ ca ngợi vẻ
đẹp của dịng sơng La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong
công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
Như vậy, chúng ta nhận thấy sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, có ý nghĩa
đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào q trình dạy học,
kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh, kích thích sự
tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm, nâng cao vai trị cá nhân trong
hợp tác, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân. Học sinh
hiểu rõ nội dung kiến thức và học sinh phát triển kỹ năng trình bày, giao tiếp hợp tác,
thể hiện năng lực cá nhân, tăng cường hiệu quả học tập, kích thích tư duy, sự sáng
tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của
mình về chủ đề đang thảo luận, khơng ỷ lại vào các bạn có năng khiếu, tư duy tốt.
17


Tóm lại: Để đạt được hiệu quả cao trong dạy đọc hiểu cho học sinh, giáo viên
phải đọc và hiểu được nội dung của văn bản, ý mà tác giả muốn gửi vào văn bản một
cách sâu sắc, hiểu được các dạng văn bản được đưa vào để giảng dạy, nắm vững nội
dung chương trình, mục tiêu của mơn học, đổi mới phương pháp dạy học, kỹ thuật
dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh, linh hoạt khi sử dụng hình thức tổ chức
dạy học. Đồng thời cần phải có sự sáng tạo trong khi khai thác, tìm hiểu nội dung
bài, nghiên cứu kĩ bài dạy, đối với các câu hỏi khó, nội dung gây khó khăn trong
việc trả lời của học sinh cần phải biết biến đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp, một số
bài cần phải nêu thêm các câu hỏi phụ, câu hỏi gợi ý, hoặc có thể thay thế các câu
hỏi và bài tập khó bằng bài tập lựa chọn nhằm mục đích để học sinh hiểu được nội
dung văn bản mình được đọc, nhằm khơi dậy sự hứng thú trong học tập cho học sinh
khơng những đọc hiểu văn bản mà cịn giúp các em đọc để hiểu và tự học để chiếm

lĩnh tri thức.
V. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
5.1. Kết quả:
Qua thực tế công tác và xuất phát từ thực trạng dạy đọc hiểu cho học sinh ở
trường những năm gần đây, việc tổ chức dạy đọc hiểu cho học sinh đã có nhiều tiến
bộ so với trước, hiệu quả của các tiết dạy được đánh giá qua việc học sinh tiếp thu
nội dung bài học. Qua việc trực tiếp giảng dạy, dự giờ thăm lớp, khảo sát kết quả
phần đọc hiểu của học sinh thông qua giờ tập đọc và điều đó đã phản ánh qua mỗi
lần học sinh thi kiểm tra định kì, học sinh làm bài đạt kết quả tốt tất cả các phần,
trong đó có phần đọc hiểu.
Kết quả khảo sát kiểm nghiệm qua tiết dạy tập đọc phần đọc hiểu và thực hiện
dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Trường Giang 1 thông qua đổi
mới phương pháp dạy tập đọc, sử dụng một số kỹ thuật vào dạy đọc hiểu cho học
sinh đồng thời phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học để dạy đọc hiểu nhằm
nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh lớp 4 đã mang lại hiệu quả nhất định.
Kết quả đạt được sau quá trình thực hiện đề tài như sau:
Bảng 3: Kết quả đạt được thông qua “Đổi mới phương pháp dạy học trong
dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4”
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Lớp
Số HS
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
4A
23

14
60,9%
9
39,1%
0
0
4B
22
14
63,7%
8
36,3%
0
0
5.2. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tế công tác và quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận, các biện pháp, kỹ
thuật dạy đọc hiểu cho học sinh. Đồng thới xuất phát từ thực trạng dạy đọc hiểu cho
học sinh trường Tiểu học Trường Giang 1. Để làm tốt công tác dạy học ở trường
18


Tiểu học nói chung, dạy đọc hiểu nói riêng, giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của dạy học, dạy chữ, dạy học sinh trở thành người có kiến thức,
hiểu biết sâu rộng nhất là việc đọc hiểu văn bản. Bởi vì đọc hiểu khơng những để
phục vụ các em học tập mà còn phục vụ trực tiếp và nhiều hơn nữa trong q trình
cơng tác, làm việc sau này. Nếu hiểu đúng nội dung văn bản thì việc thực hiện nhiệm
vụ học tập và các nhiệm vụ khác của các em mới đạt được hiệu quả. Giáo viên phân
loại đúng đối tượng học sinh, lên kế hoạch cụ thể để dạy đúng đối tượng. Biến đổi
câu hỏi, sử dụng hình thức dạy học theo cá nhân, nhóm, cả lớp, các trị chơi học tập,
khai thác triệt để các phương tiện dạy học, ngoài ra giáo viên cần nhiệt tình, tâm

huyết với nghề, nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học ở mỗi bài, mỗi câu hỏi, dự
kiến các tình huống xảy ra trong quá trình dạy học.
Trong quá trình vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy 2 tiết/tuần theo quy định và
chỉ đạo công tác dạy học trong nhà trường, bản thân tôi luôn khuyến khích giáo viên
trau dồi trình độ năng lực chun mơn nghiệp vụ, tận tình hướng dẫn giáo viên thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học, chỉ đạo, theo dõi nề nếp sinh hoạt chun mơn,
có biện pháp hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, điều chỉnh hệ thống câu
hỏi phù hợp với nội dung bài, định hướng các biện pháp dạy học phần đọc hiểu.
Qua quá trình thực hiện dạy học môn tập đọc phần đọc hiểu thông qua việc
phối hợp các phương pháp dạy học, sử dụng các kỹ thuật dạy học bản thân đã thực
hiện, cùng với giáo viên trong trường vận dụng thực hiện dạy học cho học sinh lớp 4
bước đầu thu được kết quả khả quan, học sinh hiểu nội dung bài khi thực hiện tìm
hiểu bài cụ thể trong các tiết tập đọc, giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình,
nâng cao chất lượng dạy đọc hiểu, được đồng nghiệp trong trường đánh giá cao.

19


C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học, nghiên cứu và kinh nghiệm mà bản
thân đã đúc rút được, thông qua đổi mới phương pháp dạy tập đọc, sử dụng các kỹ
thuật dạy học nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh lớp 4, giáo viên đã thực
hiện cụ thể trong các bài tập đọc nhất là phần tìm hiểu nội dung bài đọc. Đích tác
động cuối cùng là đem lại nhận thức, tình cảm, thái độ của học sinh đối với nội dung
mà tác giả muốn gửi gắm vào văn bản, đem lại cho học sinh cảm xúc thẩm mỹ, lòng
yêu cái đẹp, cái thiện và lòng ham thích sự biểu đạt tư tưởng bằng ngơn ngữ giàu
hình tượng của các thể loại văn bản, khơi dậy ở học sinh tính ham học, ham đọc để
có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về đất nước con người Việt Nam nói riêng và hiểu
biết về nhân loại nói chung mà các tác giả đã đúc kết thành kiến thức của nhân loại.

2. Đề xuất:
Đối với nhà trường: Sinh hoạt chuyên môn tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể,
từng phân môn cụ thể, mỗi buổi chỉ tập trung vào một chuyên đề thì hiệu quả sẽ cao
hơn. Cán bộ giáo viên tăng cường dự giờ thăm lớp, trao đổi ý kiến, đề xuất các biện
pháp hay trong dạy học, phương pháp dạy các phân môn, dạy học bám sát chuẩn
kiến thức kỹ năng của môn học, vận dụng các kỹ thuật dạy học để dạy mơn tập đọc
nói riêng và dạy các mơn học nói chung.
Đối với gia đình học sinh: Phụ huynh thường xuyên quan tâm đến việc học
tập của các em, trao đổi về việc học của các em đối với thầy cô giáo, tạo điều kiện
tốt nhất để các em có sức khỏe, có điều kiện về thời gian, tài liệu phục vụ học tập.
Đối với địa phương: Tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất trường học để nhà
trường có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ dạy học, thường xuyên quan tâm khuyến
khích các thầy cô giáo trong dạy học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để
nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
XÁC NHẬN
CỦA NHÀ TRƯỜNG

Nông Cống, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác

Ngô Cao Khiêm

20


PHỤ LỤC
Giáo án thực nghiệm
TẬP ĐỌC
THẮNG BIỂN

I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn
giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi lịng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người
trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ về tiểu đội xe khơng kính và trả lời câu hỏi về
nội dung bài.
Gọi học sinh nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Cho học sinh quan sát tranh minh họa, mơ tả những gì thể hiện trong tranh vẽ.
Giáo viên giới thiệu bài: Lịng dũng cảm của con người khơng chỉ được bộc lộ
trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh bảo vệ lẽ phải mà còn bộc lộ
trong đấu tranh chống thiên tai. Qua bài tập đọc Thắng biển của nhà văn Chu Văn,
các em sẽ thấy được lịng dũng cảm của những con người bình dị trong cuộc vật lộn
với cơn bão biển hung dữ, cứu sống quãng đê giữ vững cuộc sống bình yên cho dân
làng.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp nối từng đoạn của bài (2 lượt). Giáo viên
theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng em.
Học sinh đọc phần chú giải:
Học sinh luyện đọc theo cặp
2 học sinh đọc toàn bài.
Giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh, toàn bài đọc với giọng gấp gáp, căng thẳng

cảm hứng gợi ca.
* Đoạn 1: Câu đầu đọc chậm rãi. Nhanh dần ở những câu sau, nhấn giọng
những từ ngữ miêu tả sự đe dọa của cơn bão biển: Gió lên, dữ, mênh mơng, ầm ĩ,
nuốt tươi, mỏng manh.
21


* Đoạn 2: Giọng gấp gáp, căng thẳng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, các từ
tượng thanh, hình ảnh so sánh, nhân hóa gợi ra cảnh biển giận dữ, điên cuồng tấn
công con đê - thành quả lao động của con người: ào, dữ dội, như một đàn cá voi lớn,
sóng trào qua, vụt ào, rào rào, vật lộn giữ dội, giận giữ điên cuồng, hàng ngàn người,
quyết tâm chống giữ.
* Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện cuộc
chiến đấu với biển cả, gay go, quyết liệt, sự dẻo dai, ý chí quyết thắng của những
thanh niên xung lích: một tiếng reo to, ầm ầm, nhảy xuống, quật hàng rào sống, ngụp
xuống, trồi lên, cứng như sắt, cột chặt lấy, dẻo như chão, quấn chặt như suối, sống
lại. Câu cuối bài đọc với giọng tự hào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh, đọc thầm bài đọc và
hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài qua hệ thống câu hỏi.
Với những câu hỏi trong sách giáo khoa vừa khó hiểu đối với học sinh, vừa
trừu tượng, để tìm ra nội dung câu trả lời là khó đối với học sinh, giáo viên có thể
tách câu hỏi hoặc thay bằng hệ thống câu hỏi sau để vừa sức với tất cả các đối tượng
học sinh.
Hỏi: Tranh minh họa thể hiện nội dung nào trong bài ?
- Tranh minh họa thể hiện nội dung đoạn 3 trong bài, cảnh mọi người dùng
thân mình làm hàng rào ngăn dòng nước lũ.
Hỏi: Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự
thế nào ?
Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự: Biển

đe dọa con đê, biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng lũ cứu
sống đê.
Học sinh đọc thầm đoạn 1.
Hỏi: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển.
Các từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển: Gió bắt đầu mạnh,
nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mong manh như con cá mập đớp
con cá chim nhỏ bé.
Hỏi: Các từ ngữ hình ảnh ấy gợi cho em điều gì?
Các từ ngữ và hình ảnh ấy cho ta thấy cơn bão biển rất mạnh, hung dữ, nó có
thể cuốn phăng con đê mong manh bất cứ lúc nào.
Học sinh đọc thầm đoạn 2.
Hỏi: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cuộc tấn cơng dữ dội của cơn bão
biển ?
- Học sinh thảo luận nhóm đơi và nêu nội dung câu trả lời: Cuộc tấn công dữ
dội của cơn bão biển được miêu tả như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây
22


vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên
cuồng, một bên là hàng ngàn người với tinh thấn quyết tâm chống giữ.
Hỏi: Trong đoạn 1, đoạn 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu
tả hình ảnh của biển cả ?
- Tác giả đã dùng biện pháp so sánh: như con cá mập, đớp con cá chim, như
một đàn voi lớn và biện pháp nhân hóa: biển cả muốn nuốt tươi con đê mong manh,
gió giận dữ điên cuồng.
Hỏi: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
- Sử dụng các biện nghệ thuật ấy để được cơn bão biển hung dữ, làm cho
người đọc hình dung được cụ thể, rõ nét về cơn bão biển và gây ấn tượng mạnh mẽ.
+ Giáo viên: Cuộc tấn công của cơn bão được miêu tả rất rõ nét và sinh động
và sinh động về cơn bão có sức phá hủy tưởng như khơng có gì cản nổi: một bên là

biển, là gió trong cơn giận giữ điên cuồng. Một bên là con người với tinh thần quyết
tâm chống biền giữ đê. Tác giả đã tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động về cơn
bão biển và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc khi được sử dụng biện pháp nghệ
thuật so sánh và nhân hóa.
Học sinh đọc thầm đọan 3.
Hỏi: Tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện lịng dũng cảm, sức mạnh và chiến
thắng của con người trước cơn bão biển.
- Học sinh đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi: Những từ ngữ và hình ảnh thể
hiện lịng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển:
hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang
cuốn dữ, khốc vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước. Họ ngụp
xuống trồi lên, những bàn tay khốc vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột
chặt những cột tre đóng chắc, dẻo như chão, đám người không sợ chết đã cứu được
quãng đê sống lại.
Giáo viên yêu cầu học sinh, hãy dùng tranh minh họa và miêu tả lại cuộc
chiến đấu với biển cả của những thanh niên xung kích ở đoạn 3.
Học đọc thầm tồn bài, tìm nội dung chính của từng đoạn.
+ Đoạn 1: Cơn bão biển đe dọa
+ Đoạn 2: Cơn bão biển tấn công
+ Đoạn 3: Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão.
Học sinh thảo luận nhóm đơi tìm hiểu về nội dung của bài Thắng biển. Nếu
học sinh trả lời được thì cho học sinh trả lời, với lớp đối tượng học sinh yếu hơn,
giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác
nhận xét, giáo viên chốt lại nội dung của bài.
Hỏi: Bài tập đọc Thắng biển nói lên điều gì?
23


+ Bài ca ngợi lịng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu
tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.

Học sinh nêu, học sinh nhóm khác nhận xét.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
+ 3 Học sinh tiếp nối đọc từng đoạn của bài, cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp luyện đọc diễn cảm.
+ Học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm đoạn văn mình thích.
- Học sinh thi đọc trước lớp: Giáo viên cho học sinh thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét cách đọc, giọng đọc của bạn, giáo viên bổ sung, đánh giá.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
Học sinh nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
Giáo viên nhận xét giờ học, liên hệ thực tế hiện nay, trách nhiệm của học sinh.
* Với bài tập đọc này tôi đã thay đổi kỹ thuật đặt câu hỏi, tách một số câu hỏi
khi khai thác tìm hiểu nội dung bài, chỉ giữ nguyên một vài câu hỏi trong sách giáo
khoa đã soạn. Với các câu hỏi đã được điều chỉnh, học sinh trả lời dễ dàng hơn, nội
dung câu hỏi tường minh, sát hợp với nội dung bài, phù hợp với các đối tượng học
sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học. Học sinh nắm nội dung bài tốt.
Cũng qua bài tập đọc này học sinh nắm được: Bài ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí
quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ
gìn cuộc sống bình yên.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1.
2. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2.
3. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 1.
4. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 2.
5. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4 tập 1.

6. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4 tập 2.
7. Dạy học tập đọc ở Tiểu học của Lê Phương Nga.
8. Một số tài liệu về dạy đọc hiểu ở Tiểu học.
9. Tập san Giáo dục Tiểu học.
10. Văn học tuổi trẻ.
11. Một số tài liệu khác.

25


×