Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.63 KB, 22 trang )

0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3
GIẢM BỚT LỖI CHÍNH TẢ

Người thực hiện: Đỗ Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 2
Sáng kiến thuộc lĩnh vực (mơn): Tiếng Việt

THANH HĨA NĂM 2021


1

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

1

1. MỞ ĐẦU



1

2

1.1. Lí do chọn đề tài

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

6

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


2

7

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

8

3

9

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

10

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

16

11

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17


12

3.1. Kết luận

17

13

3.2. Kiến nghị

17

5


2

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Tiếng Việt là tài sản vô cùng quý báu của
dân tộc ta” hay như nhà phê bình văn học Hồi Thanh đã từng viết: “ Tiếng Việt
là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua”. Đúng thế, có biết bao nhiêu
anh hùng đã phải ngã xuống vì độc lập tự do hay nói đúng hơn là vì tiếng nói, vì
ngơn ngữ dân tộc – tiếng Việt. Hơn nữa, tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp
được thể hiện qua ngôn ngữ nói và viết. Mỗi từ, ngữ đều giàu hình ảnh và có
tính biểu tượng rất cao. Nhiệm vụ của các thế hệ người Việt Nam là phải giữ gìn
và phát huy được sự trong sáng của tiếng Việt. Muốn vậy phải nói, đọc, viết
đúng chuẩn tiếng Việt, gọi chung là đúng chính tả. Đó cũng là một trong những
mục tiêu quan trọng, đầu tiên của giáo dục Tiểu học ở Việt Nam. Bởi ngôn ngữ

không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà cịn là cơng cụ tư duy của
một dân tộc nói chung và của các em học sinh trong nhà trường nói riêng. Ngơn
ngữ đồng thời còn là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng nhất của một
nền văn hóa dân tộc, góp phần làm nên và thể hiện ra bản sắc, giá trị của nền
văn hóa ấy. Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có chức năng cố định
hố ngơn ngữ âm thanh, thay cho lời nói – chữ viết là phương tiện giao tiếp quan
trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói riêng. Vì vậy,
yêu cầu đầu tiên của chữ viết là cần phải đúng chính tả.
Chính tả được hiểu là hệ thống quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ
của một ngơn ngữ. Nói cách khác Chính tả là những chuẩn mực của một ngôn
ngữ được thừa nhận trong ngơn ngữ tồn dân. Mục đích của nó là làm phương
tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, đảm bảo cho người viết và người đọc
thống nhất những điều đã viết. Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp để dạy tốt
phân mơn Chính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay
nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt ở
trường tiểu học.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy nhiều học sinh cịn viết sai lỗi chính tả. Khi
viết sai chính tả, hiệu quả giao tiếp sẽ giảm và gây ra nhiều hệ lụy khó lường.
Với riêng bộ mơn Tiếng Việt, sai chính tả làm giảm đi nhiều hiệu quả thẩm mỹ,
làm sai lệch thông tin cần truyền đạt, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau với cùng
một văn bản, hạn chế mức độ cảm thụ của người đọc, thậm chí nội dung bị
xun tạc do có những lỗi về chính tả v.v... Vậy làm thế nào để nâng cao chất
lượng phân mơn chính tả cho học sinh lớp mình giảng dạy? Là giáo viên đứng
lớp tôi đã trăn trở rất nhiều. Đó cũng chính là lí do khiến tơi chọn đề tài sáng
kiến kinh nghiệm trong năm học 2020 - 2021 là: “Một số giải pháp giúp học
sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nắm bắt lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh, nguyên
nhân của các lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục.
- Vận dụng các nguyên tắc chính tả và luật chính tả, hình thành kĩ năng

viết đúng chính tả cho học sinh.
- Soạn giáo án theo hướng đổi mới phương pháp và nội dung bài dạy cho
sát thực và phù hợp với việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3.


3

- Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả
cho học sinh lớp ba để các bạn đồng nghiệp tham khảo và vận dụng trong q
trình dạy học nói chung và dạy học sinh lớp ba nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về giải pháp rèn kĩ năng nói, viết đúng chính tả cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra. (Dự giờ, đối chiếu. ...)
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Phân mơn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học vì giai đoạn
tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho
học sinh. Chính tả có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả,
hình thành năng lực và thói quen viết đúng, nhanh và đẹp. Chính tả được bố trí
thành một phân mơn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở
khơng có.
Phân mơn Chính tả ở chương trình tiểu học có hai kiểu bài là chính tả
đoạn bài và chính tả âm vần. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết
đúng chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài
tập chính tả âm vần dù là rất ngắn so với chính tả đoạn bài song việc rèn kĩ năng
qua bài tập đó có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. Qua các bài tập chính tả âm,

vần các em được rèn luyện để tránh việc viết sai chính tả các chữ ghi tiếng có
âm, vần, thanh dễ lẫn nhằm đạt mục tiêu mơn học.
Tính chất nổi bật của phân mơn chính tả là thực hành bởi vì chỉ có thể
hình thành các kĩ năng kĩ xảo cho học sinh thông qua thực hành, luyện tập.
Căn cứ vào mục tiêu dạy mơn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu
nói riêng của phân mơn Chính tả lớp Ba. Ngồi kĩ năng rèn học sinh đọc thơng
chúng ta cịn rèn cho học sinh viết thạo, viết đúng chính tả, rèn cho học sinh một
số phẩm chất như tính cẩn thận, tính thẩm mĩ. Ngồi việc nắm vững vị trí, nhiệm
vụ, tính chất, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, giáo viên
còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.
Dạy chính tả là một q trình rèn luyện lâu dài, khơng chỉ ở giờ Chính tả
mà có thể rèn luyện phân tích từ ở phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm
văn. Ví dụ một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả
thì bài văn đó khơng đạt điểm cao. Ví dụ cụ thể hơn nữa là học sinh dự thi viết
chữ đẹp cấp thành phố dù chữ có đẹp bao nhiêu nhưng mắc một vài lỗi chính tả
thì cũng khơng đem lại kết quả. Nếu một em viết sai nhiều lỗi chính tả (từ 5 lỗi
trở lên) thì khơng thể học tốt các mơn học khác.
Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ
pháp chung. Nhưng việc viết đúng chính tả trong học sinh tiểu học nói chung và
học sinh lớp ba nói riêng cịn nhiều khó khăn, tồn tại mà mỗi giáo viên và học
sinh cần phải nổ lực để khắc phục tồn tại trên


4

Với mong muốn hạn chế đến mức tối đa việc học sinh viết sai chính tả và
học tốt các mơn học khác ở lớp, bản thân tôi cố gắng sử dụng nhiều biện pháp,
nhiều hình thức để giảng dạy nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển và hồn
thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng
của Tiếng Việt”. Trong đó, nhà trường là mơi trường quan trọng đóng vai trị chủ

đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngơn ngữ và chữ viết. Rèn kĩ năng viết đúng
chính tả cho học sinh là một cơng việc mang tính lâu dài và liên tục, rèn cho các
em ý thức, thói quen và hồn thiện kĩ năng viết đúng chính tả nhằm nâng cao
chất lượng môn Tiếng Việt. Việc học sinh luyện kĩ năng viết đúng chính tả
khơng chỉ để học tốt mơn Chính tả mà cịn dùng nó để phục vụ cho các mơn học
khác. Dạy Chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết thành thạo chữ Tiếng
Việt theo các chuẩn chính tả và làm bài tập. Qua đó rèn các kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau
của đời sống.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
+ Đặc điểm tình hình:
Năm học 2020 – 2021 tơi được nhà trường phân cơng chủ nhiệm lớp 3A6.
Lớp 3A6 có 38 em trong đó có 17 em nữ và 21 em nam; có cả con gia đình cán
bộ cơng chức và con gia đình lao động tự do, bn bán.
* Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo và quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, luôn tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong cơng tác giảng dạy. Bên cạnh đó cịn có
sự trợ giúp của tổ chun mơn cùng đồng nghiệp luôn trao đổi, rút kinh nghiệm
trong các tiết dự giờ, thao giảng nhằm tìm ra những biện pháp hay để cùng nhau
học hỏi.
- Chương trình phân mơn Chính tả Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 có nội
dung phong phú, hấp dẫn; mỗi bài văn, đoạn văn, bài thơ viết chính tả đều có
tính giáo dục cao.
- Học sinh có đầy đủ vở chính tả và vở bài tập Tiếng Việt (ghi đầy đủ nội
dung bài tập chính tả).
- Giáo viên có kế hoạch rèn học sinh viết đúng chính tả ngay từ tuần đầu
năm học (thống kê phân loại học sinh học yếu chính tả để theo dõi thường xuyên
vào những giờ chính tả).
- Về phía học sinh, đa số các em chăm ngoan, có ý thức, tự tin trong học
tập và đã biết viết chính tả từ năm học lớp 1 và lớp 2 có tinh thần đồn kết giúp

đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Trong giảng dạy, giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, có
sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy, bài soạn phù hợp với đối tượng học
sinh trong lớp, luôn cố gắng tìm tịi nghiên cứu biện pháp tốt để giúp học sinh
viết đúng chính tả.
- Có mơi trường cho các em học tập tốt, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn cịn những khó khăn như sau:
- Vốn từ của học sinh lớp ba còn hạn chế. Các em chỉ hiểu nghĩa của các
từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ ngữ Tiếng Việt vô cùng phong phú.


5

- Học sinh trong lớp không chỉ tập trung ở thành phố Thanh Hóa mà cịn
có học sinh q ở miền Nam, Thái Bình, Bá Thước mới chuyển về phát âm ảnh
hưởng của tiếng địa phương; có em bị ngọng bẩm sinh.
- Trong lớp còn một vài học sinh đọc chậm và viết chậm; một số em chưa
ý thức được tầm quan trọng của mơn Chính tả nên các em chưa có sự chuẩn bị
và phương pháp học tốt; có em tư duy còn hạn chế, chưa nắm bắt được nội dung
bài chính tả nên dẫn đến việc viết sai; nhiều em chưa biết sắp xếp thời gian tự
bồi dưỡng và học tập tại nhà dẫn đến việc học của các em cịn hạn chế.
Đó là những khó khăn và thuận lợi để tơi áp dụng sáng kiến của mình.
+ Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu học sinh tơi thấy:
- Học sinh lớp ba viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo qui
định.
- Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp.
Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh cịn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ
học chính tả. Cụ thể:

- Có học sinh cịn nói ngọng: l - n, ch - tr, s - x… nên khi viết chính tả hay
mắc lỗi.
- Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả: ng-ngh, g-gh, c-k, nh-ng
nên khi gặp bài chính tả nghe - viết, học sinh dễ viết sai.
Qua khảo sát thống kê tôi thấy hầu hết các loại lỗi chính tả các em đều mắc số
lỗi mà các em mắc nhiều nhất là lỗi viết hoa, lỗi phụ âm đầu và lỗi âm chính. So
với yêu cầu về kĩ năng viết chính tả (khơng q 5 lỗi trong một bài) và chất
lượng của một trong những trường top đầu của thành phố Thanh Hóa thì trình độ
kĩ năng viết chính tả của một số học sinh chưa cao. Vì vậy, để nâng cao chất
lượng chính tả của học sinh, tơi cố gắng nghiên cứu và tìm ra biện pháp giúp đỡ
các em khắc phục lỗi chính tả.
+ Kết quả của thực trạng:
Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu “Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả”, tơi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế
việc viết chính tả của học sinh ngay từ đầu năm học. Cụ thể khảo sát chất lượng
mơn Tiếng Việt đầu năm trong đó có bài viết chính tả tơi thống kê số lỗi chính tả
như sau:
Khảo sát

Tổng số

Khơng sai

1-2 lỗi

3-4 lỗi

5-6 lỗi

Đầu năm


38

20

6

5

4

Trên 6 lỗi
3

Điều đó cho thấy kĩ năng viết của nhiều em còn hạn chế, làm ảnh hưởng tới
kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Trước vấn đề
trên, tơi đã tìm hiểu, suy nghĩ kết hợp với sự tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp,
cuối cùng tơi xin đưa ra ý kiến của mình để nâng cao chất lượng học sinh lớp ba
viết đúng chính tả.


6

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Giải pháp 1: Luyện phát âm
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát
âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm
cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với
nhau. Trước hết, giáo viên phải phát âm chuẩn và dạy học sinh phát âm chuẩn.
Như chúng ta đã, biết cách phát âm địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến việc

viết chính tả của các em, cách phát âm của các vùng miền đều có những chỗ
chưa chuẩn xác, cịn sai lệch. Từ đó giáo viên tập trung vào các lỗi phát âm sai
của học sinh để nhắc nhở các em lưu ý đọc cho đúng. Trong phần luyện phát âm
giáo viên yêu cầu học sinh tăng cường luyện đọc, luyện đọc bất kì một đoạn văn,
bài văn nào có trong chương trình hoặc khơng có trong chương trình, kết hợp
với tìm hiểu nghĩa của từ có trong đoạn văn. Song song với luyện đọc giáo viên
cũng cần dành một chút thời gian để hướng dẫn các em nghe đọc, nghe nói để
các em dần dần có được kĩ năng phân biệt cách phát âm. Trong các tiết học giáo
viên phải chú ý nhiều hơn việc luyện phát âm cho học sinh bằng cách đọc nhấn
giọng hoặc kết hợp khẩu hình miệng. Để phân biệt các thanh (thanh ngã đọc
nhấn giọng và dài hơi hơn thanh hỏi), âm đầu (âm tr cần đưa lưỡi lên vòm
miệng, âm s đọc cong lưỡi, phát hơi, âm r đọc cong lưỡi, lấy hơi, âm gi đọc xì
hơi ra…), âm chính, âm cuối…Ngồi ra tơi cịn chọn một số học sinh có giọng
phát âm tương đối chuẩn để đọc mẫu trước lớp và hỗ trợ tôi trong việc rèn phát
âm cho các bạn trong lớp.
Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà còn phải
thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập làm văn,…Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm
(nói ngọng, nói lắp,…) thì giáo viên lưu ý nhiều hơn cho các em chú ý nghe cơ
phát âm để viết cho đúng. Vì vậy giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độ đọc vừa
phải để học sinh viết đúng chính tả.
2.3.2. Giải pháp 2: Phân tích, so sánh
Kĩ năng phân tích, so sánh có vai trị rất quan trọng, nó quyết định học
sinh có viết đúng chính tả hay khơng. Để có được kĩ năng này các em phải hiểu
nghĩa của từ. Từ đó các em mới phân biệt được các từ mang nghĩa khác nhau.
Với những từ ngữ khó, dễ nhầm lẫn tơi hướng dẫn phân tích cấu tạo tiếng,
so sánh các tiếng đó với nhau để tìm ra những điểm khác nhau.
* Ví dụ: Phân biệt “dành” và “giành”
- dành: âm d - vần anh - thanh huyền. Nghĩa là khi ta muốn giữ lại cái
(điều) gì đó ( như: dành dụm, để dành,…).

- giành: âm gi - vần anh - thanh huyền. Nghĩa là nói đến sự nỗ lực, cố
gắng để đạt được điều gì đó ( như: giành giải thưởng, giành giật,…).
Bên cạnh đó, tơi cịn sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, vật thật,…
nhằm để phát huy tính tích cực, kích thích sự tị mị, tư duy tìm hiểu của học
sinh. Ví dụ:
* Dạy bài Chính tả (Tập chép): Cậu bé thông minh (TV3 -Tập 1, tr.4).
Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hơm sau …đến xẻ thịt chim”.


7

Trước khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng
dễ lẫn lộn như:
+ sắc ≠ sắt: sắc là sắc bén còn sắt là thanh sắt (vật kim loại).
+ xẻ (thịt chim) ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.
+ Bài tập: Điền vào chỗ trống vần an hay ang?
đ .`… hồng.
đ .`… ơng.
s...…lống.
Học sinh tiến hành làm bài tập, sau đó giáo viên sửa bài và cho học sinh phân
tích từ:
- đàng hồng ≠ đàn (tiếng đàn)
- đàn ơng ≠ đàng (đường)
- sáng lống ≠ sán (sán: giun, lãi) nghĩa khác là tiến đến gần.
* Dạy bài: Nghe – viết: Ông ngoại (TV3 - Tập 1, tr.34) – Chép đoạn 3
Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, …trong
đời đi học của tôi sau này”.
Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặn”, giáo viên yêu cầu học
sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- Lặng = L + ăng + thanh nặng

- Lặn = L + ăn + thanh nặng
So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm cuối là “ng” cịn tiếng “lặn”
có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.
2.3.3. Giải pháp 3: Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của từ
Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa
thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. Ví
dụ:
* Dạy Chính tả (Tập chép): Chị em - (TV3 tập1, tr.27)
Học sinh viết: Để chị trải chiếu, buông màn cho em.
Học sinh đọc “buôn màn” nhưng viết “buông màn”, do đó học sinh cần hiểu
“bng” có nghĩa là thả màn xuống, cịn “bn” là bn bán vì vậy phải viết là
“bng màn”.
* Dạy Chính tả (Nghe – viết): Người mẹ (TV3 tập 1, tr.30)
Nội dung viết: Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó
khăn, hi sinh cả đơi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.
Học sinh đọc “dành” nhưng viết “giành”. Giáo viên giúp học sinh hiểu
nghĩa: giành là tranh giành, giành phần hơn về mình cịn dành là để dành (dành
dụm, dỗ dành).
* Dạy Chính tả bài Nhà rơng ở Tây Ngun (TV3 tập 1, tr 127) có bài: Phân
biệt từ chiêng và chiên.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh cái chiêng và hình ảnh hoạt động
chiên/ rán món ăn. Từ đó học sinh phân biệt:
- Chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình trịn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội.
- Chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào chảo dầu, mỡ đun trực
tiếp trên bếp lửa.
Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để
giải nghĩa từ.


8


Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và
câu,Tập làm văn, nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi
mà học sinh khơng thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo
tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên chú giải từ mới ở
phân môn Tập đọc kết hợp đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã
hiểu nghĩa từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật
thật, mô hình, tranh ảnh,… Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó
trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
2.3.4. Giải pháp 4: Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính qui luật chi phối hàng
loạt từ. Khi giáo viên hướng dẫn kĩ phần này cho học sinh nắm vững sẽ giúp học
sinh khắc phục lỗi chính tả một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, lớp 2 các em
đã được học với luật chính tả đơn giản như các âm đầu : k, gh, ngh chỉ kết hợp
với âm i, e, ê và âm g chỉ kết hợp với : a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.. Đây cũng là điều
kiện tốt để học sinh tiếp tục học ở lớp 3. Để đạt được hiệu quả cao trong việc rèn
viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 thì giáo viên phải tiếp tục củng cố và
truyền đạt thêm cho học sinh những mẹo, luật chính tả sau:
* Quy tắc ghi phụ âm đầu:
- Qui tắc viết: k/c/q
Được ghi bằng ba hình thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất là bằng chữ
cái c.
+ C viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ưa.
Ví dụ: cái ca, căn dặn, cái cân, nằm co, cô giáo, cơ quan, ông cụ, cử tạ, cuộc
đua, cái cưa…
+ K viết trước nguyên âm i, e, ê, iê, ia.
Ví dụ: kỉ niệm, thước kẻ, truyện kể, kiên cố, ngoài kia…
+ Q viết trước âm đệm u được ghi bằng q.
Ví dụ: quả cam, cơ quan, quên làm, yêu quý…
- Qui tắc viết g, gh:

+ G viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ơ, ơ, u, ư.
Ví dụ: con gà, cố gắng, xa gần, gõ cửa, gốc cây, gờ, gụ, củ gừng…
+ Gh viết trước các nguyên âm i, e, ê.
Ví dụ: ghi nhớ, ghé vào, cái ghế…
- Qui tắc viết ng, ngh :
+ Ng viết trước nguyên âm: a, ă, â, o, ơ, ơ, u, ư, ưa, ưu.
Ví dụ: té ngã, ngăn tủ, ngân hàng, rau ngò, bỡ ngỡ, đi ngủ, cá ngừ, con
ngựa, ngưu…
+ Ngh viết trước nguyên âm: e, ê, i, iê, eo.
Ví dụ: lắng nghe, củ nghệ, nghỉ hè, nghiêng nghiêng, nhà nghèo…
* Mẹo nhóm nghĩa ch/ tr:
- Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết là ch.
Ví dụ: cha, chú, chị, cháu, chồng,…
- Những từ chỉ đồ vật trong gia đình và tên con vật đều bắt đầu bằng ch.
Ví dụ: chai, chum, chén, chổi, chảo, chiếu, chng, chiêng,… chuột, chồn,
chó, chuồn chuồn, châu chấu, chích chịe, chèo bẻo, chìa vơi,…


9

- Những từ chỉ vị trí viết là tr.
Ví dụ: trên, trong, trước,…
Ví dụ: Bài tập: Chọn tr hay ch điền vào chỗ trống:
Mặt trịn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng trên cao
Đêm về đi ngủ, chui vào trong mây.
* Mẹo nhóm viết s/ x:
- Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x.
Ví dụ: xơi, xúc xích, xì dầu, xoong,…

- Các động từ, tính từ thường viết là x
Ví dụ: xem, xách, xẻ, xay, xào, xoa, xúc, xanh,…
- Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s.
. Chỉ người: sứ giả, đại sứ, sư sải, giáo sư, gia sư,…
. Chỉ cây cối: sen, sung, sấu, sắn, sim, si,…
. Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải,…
. Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sông, suối, sấm sét,…
. Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng, túi
xách, xẻng, xã, trạm xá,…
* Mẹo nhóm viết d/r/gi:
Trong trường hợp này ta cần nhớ nghĩa và cách viết tương ứng, muốn xác
định cách viết đúng phải dựa vào sự đối lập về nghĩa:
- Gia (nghĩa là tăng thêm): gia hạn, gia tăng, tham gia, gia vị,…
- Gia ( nghĩa là nhà): gia đình, gia trưởng, gia tài, gia sư,…
- Da (lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da mặt, da dẻ,…
- Ra (sự di chuyển): ra vào, ra sân, ra chơi, ra ngoài,…
* Mẹo nhóm viết l/n:
Phân biệt nghĩa theo chữ ghi âm đầu l/n
Ví dụ: khơng lên / khơng nên, cái lá / cái ná, con la / quả na,…
* Quy tắc viết chính tả âm cuối n/ng:
Ví dụ: con trăn / ánh trăng, cái bàn / cây bàng, tan lễ / tang lễ,…
* Quy tắc viết âm đệm u, o:
- U viết sau chữ q:
Ví dụ: quang đãng, hành quân,…
- U đứng trước các nguyên âm â, ê, y, yê, ya:
Ví dụ: huân chương, luân chuyển, hoa huệ, trí tuệ, huy chương, lũy tre, luyện
tập, câu chuyện, trời khuya, …
- O đứng trước các nguyên âm a, ă, e:
Ví dụ: cái loa, bơng hoa, khỏe khoắn, tóc xoăn, sức khỏe, xịe tay,…
* Quy tắc viết một số nguyên âm là âm chính:

- Nguyên âm a khi đứng trước y và u.
Ví dụ: hát hay, bàn tay, hoa cau, bà cháu,
* Quy tắc viết nguyên âm đôi: iê, uô, ua, ưa, ươ, ia
- Viết iê liền sau âm đầu trước âm cuối.
Ví dụ: chiến công, tiên tiến, tiếng hát, xanh biếc, viết bài, …


10

- Viết khi có âm cuối.
Ví dụ: cái cuốc, tuốt lúa, quả chuối, luôn luôn, rau muống, nhuộm vải,…
- Viết ua khi khơng có âm cuối.
Ví dụ: con cua, của cải, mua bán,…
- Viết ưa khi khơng có âm cuối.
Ví dụ: trời mưa, quả dưa,…
- Viết ươ khi có âm cuối.
Ví dụ: u nước, lướt thướt, vườn hoa, tình thương, con bướm, tưới cây, quả
bưởi, cướp cờ,…
- Viết ia khi khơng có âm cuối.
Ví dụ: cây mía, chia tay,…
- Ngun âm đơi có âm cuối đi kèm.
Ví dụ: dưới, triều, nước, tướng, chiến, phương,...
- Ngun âm đơi khơng có âm cuối đi kèm.
Ví dụ: nửa, của,…
- Ngun âm đơi đi sau âm đệm.
Ví dụ: thuyền, quyền,…
+ Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy: (Luật bổng-trầm)
- Đối với học sinh thường viết sai thanh hỏi, thanh ngã tôi thường hướng dẫn các
em phân biệt cách phát âm hai dấu thanh này (thanh ngã đọc nhấn giọng và dài
hơi hơn thanh hỏi). Ngồi ra tơi cịn cho học sinh học thuộc luật chính tả với

thanh hỏi, thanh ngã là: ngang - sắc - hỏi (có nghĩa là tiếng khơng có dấu thanh
hoặc có thanh sắc thì thường đi với tiếng có thanh hỏi) huyền - ngã - nặng (có
nghĩa là tiếng có thanh huyền hoặc thanh nặng thường đi chung với tiếng có
thanh ngã). Nhưng luật trên chỉ mang tính tương đối, chứ không phải tuyệt đối.
Trong các từ láy đơi, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm (trầm)
huyền - ngã - nặng hoặc (bổng) sắc - hỏi - khơng dấu. Để học sinh nhớ được 2
nhóm này giáo viên có thể cho các em học thuộc câu thơ sau:
Chị Huyền mang nặng ngã đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.
* Bổng:
Ví dụ: Ngang + hỏi: nho nhỏ, vẩn vơ, mải mê, tuổi thơ,…
Sắc + hỏi: mải miết, chải chuốt, trút bỏ,…
Hỏi + hỏi: đủng đỉnh, hổn hển, thủ thỉ, rủ rỉ,…
* Trầm:
Ví dụ: Huyền + ngã: sững sờ, thẫn thờ, lững lờ, …
Nặng + ngã: nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo,…
Ngã + ngã: rỗi rãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo,…
Ví dụ: Bài Chính tả Chiếc áo len (Sách Tiếng Việt 3 - Tập 1 - Trang 22)
Bài tập 2/b: Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố.
Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp nhau kẻ chỉ, vạch đường thẳng băng.
(là cái thước kẻ)
Tên nghe nặng trịch
Lòng dạ thẳng băng


11

Vành tai thợ mộc nằm ngang
Anh đi học vẽ, sẵn sàng đi theo.

(là cái bút chì)
+ Mẹo (Mình nên nhớ viết là dấu ngã):
Mẹo, luật chính tả thường khó nhớ. Vì thế trong q trình giảng dạy tơi
thường xun nhắc nhở, khuyến khích các em luyện viết nhiều lần để tạo thói
quen dùng đúng từ, đúng dấu thanh,…Ở đây giáo viên có thể cho học sinh học
thuộc câu sau đây nhằm giảm bớt lỗi chính tả cho học sinh.
- Với m (mình): mẫn cảm, mãnh liệt, mạnh mẽ, mĩ thuật, mĩ mãn,…
- Với n (nên): nỗ lực, phụ nữ, nỗi niềm,…
- Với nh (nhớ): nhẫn nại, nhiễm bệnh, tham nhũng, truyền nhiễm,…
- Với v (viết): vĩ đại, vĩ nhân, vĩ tuyến, vỗ tay, vũ trụ, cổ vũ,…
- Với l (là): lã chã, thung lũng, lưỡng lự, lãng mạn, ông lão…
- Với d (dấu): dưỡng sinh, dũng cảm, dã man, diễm phúc, dã thú,…
- Với ng (ngã): té ngã, ngỡ ngàng, ngưỡng mộ, ngôn ngữ, đội ngũ,…
+ Quy tắc viết hoa danh từ riêng:
Viết đúng chính tả khơng chỉ là cách viết đúng tiếng từ mà gồm cả cách viết
hoa, cách dùng dấu câu. Vì thế tơi ln nhắc nhở học sinh khơng nên viết hoa
tuỳ tiện. Bên cạnh đó, tơi kết hợp với giảng dạy phân môn Luyện từ và câu để
hướng dẫn học sinh cách sử dụng dấu câu và viết hoa cho đúng.
 Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu câu
Ví dụ: Đường lên dốc trơn và lầy. Người nọ đi tiếp sau người kia.
 Viết hoa tên người Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Võ Thị Sáu,…
 Viết hoa tên địa lí Việt Nam
Ví dụ: Hà Nội, Hạ Long, Cần Thơ,…
 Viết hoa trong phiên âm tên người và tên địa lí nước ngồi: Ta cần viết
hoa chữ cái đầu tiên của tiếng thứ nhất, giữa các tiếng có gạch nối.
Ví dụ: Cơ-rét-ti, En-ri-cơ, Cam-pu-chia, In-đơ-nê-xi-a,…
 Viết hoa để tỏ sự tơn trọng
Ví dụ: Việt Nam đẹp nhất tên Người, Hai Bà Trưng,…
(Tiếng Người không phải tên riêng nhưng để bày tỏ sự tôn trọng đối với

Hồ Chủ Tịch thì viết hoa).
Điều quan trọng là giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh viết đúng
chính tả và chú ý chữa lỗi chính tả cho học sinh mặc dù đang học phân mơn
khác.
Trên đây là những mẹo luật chính tả cơ bản. Tuy nhiên những mẹo luật
này cũng có những trường hợp ngoại lệ không phải là tuyệt đối. Cho nên khi viết
chính tả giáo viên cũng phải nhắc nhở học sinh chú ý viết cho đúng.
Ngoại lệ: quỹ đạo, thủ quỹ, xã hội, kĩ thuật, mĩ thuật,…
2.3.5.Giải pháp 5: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập
Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp Ba trong HKI là các dạng bài:
Bài tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết); Bài tập tìm từ; Bài tập tìm tiếng;


12

Bài tập giải câu đố; Bài tập lựa chọn. Sang HKII có thêm dạng Bài tập đặt câu
(Bài tập phân biệt hai từ trong từng cặp từ).
Mỗi bài viết chính tả giáo viên cần luyện học sinh phát âm từ khó, phân tích
so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật chính tả. Ngồi nhiệm vụ
trên giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinh
tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ
thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ.
a) Bài tập điền vào chỗ trống
Với dạng bài tập này thường giúp học sinh điền đúng âm đầu, vần vào chỗ
chấm:
Ví dụ:
* Bài tập 2 a) – TV3, Tập 1, tr. 22
Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
- Cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ
* Bài tập 3a) –TV3, Tập 1, tr.48

Điền vào chỗ trống s hay x ?
Giàu đôi con mắt, đôi tay
Tay …iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm
Hai con mắt mở, ta nhìn
Cho sâu, cho …áng mà tin cuộc đời.
* Dạy Chính tả (Nghe – viết) : Ông ngoại (đoạn 3) - TV3, Tập 1, tr. 35
Nội dung viết: Ơng cịn nhấc bổng tơi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ
của chiếc trống trường.
Một số học sinh viết sai lỗi “da” viết là “gia”, cũng có em viết là “ra”. Tơi
phân biệt cho các em biết nghĩa của hai từ da và gia: da viết là d – với các nghĩa
có liên quan tới “da thịt”, trong “da diết”; còn gia viết là gi trong các trường hợp
còn lại, với các nghĩa là “nhà” (ví dụ: gia đình), chỉ người có học vấn, chun
mơn (ví dụ: chun gia), nghĩa khác (gia vị, gia súc,…) Sau phần bài viết tôi tự ra
bài tập để các em hiểu thêm. Nội dung bài tập như sau:
+ Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?
- …a vào; …a dẻ;…a đình.
- …a rả; …a thịt, tham …a.
+ Điền vào chỗ trống en hay eng ? (BT 2b – TV 3, tập 1, tr. 41)
Tháp Mười đẹp nhất bơng s…
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây ch…đá lá ch…hoa .
+ Điền vào chỗ trông iên hay iêng ? (Bài tập 2b – TV3, Tập 1, tr. 56)
Trên trời có g……. nước trong.
Con k….. chẳng lọt, con ong chẳng vào.
+ Điền vào chỗ trống en hay oen ? (Bài tập 2 – TV3, Tập 1, tr. 60)
- nhanh nh…..., nh….... miệng cười, sắt h….gỉ, h….... nhát.
b) Bài tập tìm từ



13

Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ
cùng nghĩa, trái nghĩa:
* Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr. 52
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với chăm chỉ : …..
- Trái nghĩa với gần : …..
- (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : …..
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1 tr. 31
Tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng có nghĩa như sau:
- Cơ thể của người: …..
- Cùng nghĩa với nghe lời: …..
- Dụng cụ đo trọng lượng (sức nặng) : …..
c) Bài tập tìm tiếng
* Bài tập 2b) - TV3, Tập 1, tr. 18
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- gắn, gắng
- nặn, nặng
- khăn, khăng
Giúp học sinh ghép đúng:
- gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết,…
- gắng: cố gắng, gắng sức, gắng lên,…
- nặn: nặn tượng, nặn óc nghĩ, nhào nặn,….
- nặng: nặng nhọc, nặng nề, nặng cân,…
- khăn: khăn tay, khăn quàng, cái khăn,…
- khăng: khăng khăng, khăng khít,…
d) Bài tập giải câu đố
* Bài tập 2b) - TV3, Tập 1, tr. 22
Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố sau:

Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp nhau ke chỉ, vạch đường thăng băng
(Là cái gì?)
Ngồi ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ
cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫn
học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ xảo chính tả, cần đưa ra những
trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học
sinh đi đến cái đúng.
đ) Bài tập lựa chọn
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1, tr. 132
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- (bão, bảo) : Mọi người ….. nhau dọn dẹp đường làng sau cơn …..
- (vẽ, vẻ) : Em ….. mấy bạn …..mặt tươi vui đang trò chuyện.
- (sữa, sửa): Mẹ em cho em bé uống ….. rồi …..soạn đi làm.
e) Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt)
Với dạng bài tập này sang HKII, học sinh làm quen với bài tập: tập đặt câu để
phân biệt hai từ trong từng cặp từ để hiểu nghĩa của từng cặp từ.


14

* Bài tập 3b) - TV3, Tập 2, trang 48 (Tuần 23).
Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau: trút – trúc; lụt – lục
Ví dụ: + trút: Trời mưa như trút nước.
+ trúc: Bố em có cây sáo trúc.
+ lụt: Năm nay ở nước ta có nhiều lũ lụt.
+ lục: Bé lục tung đồ đạt trong nhà.
g) Một số bài tập ngồi giờ học chính khóa
Ngồi các bài tập trên, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia trị chơi
viết đúng chính tả qua các tiết học buổi chiều với các dạng bài tập ngoài bài. Nội

dung các bài tập giáo viên đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh
nhằm gây sự hứng thú trong giờ học, cụ thể các bài tập sau:
● Bài tập trắc nghiệm :
Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng chính tả:
a - suy nghỉ
b - nghĩ hè
c - nghỉ phép
d - im lặn
e - lặn lội
g - vắng lặn
h - muối cam
i - hạt múi
k - sương muối
Đáp án: khoanh vào c, e, k
● Bài tập điền Đúng – Sai :
Điền chữ Đ vào ơ trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống
trước những chữ viết sai chính tả:
a chim xẻ
mổ xẻ
Đáp án:
S chim xẻ
Đ mổ xẻ
dìu dắt
dìu biếc
mải miết
mãi mãi
Đ dìu dắt
S dìu biếc
Đ mải miết


Đ mãi mãi

● Bài tập nối tiếng :
Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng
chính tả:
A
B
a. mong
trịn
(1)
b. rau
khổ
(2)
c. cuộn
muốn (3)
d. khuôn
cau
(4)
e. buồng
muống (5)
Đáp án: a - 3 ; b - 5 ; c - 1; d - 2 ; e - 4
● Bài tập phát hiện:
Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
- Dẫu các cháu khơng dúp gì được, nhưng ơng cũng thấy lịng nhẹ hơn.
- Một ngơi xao chẳng sáng đêm.
- Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm.
- Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng.
- Hơm đó, ơng lão đang ngồi sưỡi lửa thì con đem tiền về.



15

2.3.6. Giải pháp 6: Giúp học sinh viết dúng chính tả qua các môn học khác
Không những giúp học sinh viết đúng chính tả ở các giờ học chính tả mà
chúng ta cịn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các môn học khác như: Tập
làm văn, Luyện từ và câu, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Thủ công,… Đối với
các môn học ghi bài vào vở, học sinh thường ghi đề sai, giáo viên thường xuyên
theo dõi vở học hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời.
* Ví dụ: + Đạo đức: Tự làm lấy việc của mình
Học sinh lại viết: Tự làm lấy việt của mình
+ Tự nhiên và xã hội: Hoạt động nơng nghiệp
Có học sinh viết: Hoạt động nơng ngiệp
+ Thủ công: Gấp, cắt, dán bông hoa
Học sinh lại viết: Gấp, cắt, dáng bơng hoa
+ Dạy Tốn : Khi giải bài toán học sinh thường viết sai tên đơn vị như:
“quãng đường” lại viết “quảng đường” hay “qoãng đường”, “mét” lại viết “mết".
Khi gặp những trường hợp đó, giáo viên cần sửa chữa kịp thời để các em không
mắc lại lần nữa.
Giáo viên còn sửa chữa lỗi sai trong vở bài tập Luyện từ và câu và nhất là
phân môn Tập làm văn, giáo viên cần chú ý hơn vì nếu các em viết văn sai âm,
vần, thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ khơng hồn hảo và người đọc sẽ
khơng hiểu ý bài văn viết gì.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh khơng sai lỗi trong vở học sẽ được
khen thưởng bằng những phần thưởng nhỏ như: cục tẩy, nhãn tên, viên phấn,…
Với những em vở được xếp loại A cuối mỗi tháng, giáo viên tuyên dương trước
lớp để cả lớp nêu gương.
2.3.7. Giải pháp 7: Quan tâm, nhắc nhở, theo dõi học sinh thiếu tập trung
hoặc viết theo thói quen
Việc học sinh thiếu tập trung trong giờ viết chính tả cũng là một nguyên
nhân dẫn đến việc viết sai chính tả. Vì các em khơng chú ý lắng nghe giáo viên

đọc dẫn đến việc viết thiếu từ, viết không đúng từ, thiếu dấu, thiếu nét hoặc viết
dấu hỏi thành dấu ngã, dấu ngã thành dấu hỏi… Trong trường hợp này giáo viên
cần quan tâm nhắc nhở thường xuyên, hỗ trợ giúp các em chú ý hơn trong tiết
học. Tạo khơng khí lớp học vui tươi, thoải mái, thân thiện nhưng không kém
phần sôi nổi trong từng tiết học.
2.3.8. Giải pháp 8: Dạy chính tả gắn liền với việc phát triển tư duy
Phát triển tư duy cho học sinh gắn liền với sự hướng dẫn của giáo viên
trong quá trình dạy học nhằm đảm bảo kết quả việc tiếp thu và vận dụng lí
thuyết vào hoạt động thực tiễn. Khi phân tích luyện tập, sửa chữa hoặc cung cấp
kiến thức mới cần tiến hành theo một số thao tác tư duy để kích thích sự hứng
thú tìm hiểu của học sinh, giúp các em nắm chắc các hiện tượng và tìm ra cách
giải quyết đúng đắn các hiện tượng đó. Tránh áp đặt máy móc những qui tắc mà
học sinh chưa được gợi mở và suy nghĩ nên để các em thực hiện một cách tự
giác. Giúp học sinh nhận thức việc học là bổn phận của mình.Trong q trình
dạy Chính tả giáo viên thường xun dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các qui tắc
Chính tả và ghi nhớ áp dụng vào việc viết văn bản bằng thao tác hệ thống tư duy
hợp lí.


16

2.3.9. Giải pháp 9: Rèn cho học sinh có ý thức tự học, tự tin vào bản thân
Dựa vào tâm lí của học sinh tiểu học, đa phần các em thích được khen,
được tự khẳng định mình. Giáo viên giúp các em tự tin ở bản thân, hướng dẫn
các em tự luyện đọc, viết bài chính tả trước ở nhà dưới sự kiểm sốt của gia
đình. Đây là việc rèn luyện ý thức tự học của các em.
Giáo viên phải hồ mình gần gũi với học sinh khuyến khích động viên các
em học tập, khen thưởng kịp thời, nhắc nhở đúng lúc. Tổ chức các trò chơi cho
các em hứng thú trong học tập, tạo cho học sinh niềm vui, niềm tin trong học
tập. Các em cảm nhận nhà trường là mái ấm là nguồn vui không thể thiếu. Các

em ngày càng yêu trường mến lớp và ham thích học tập hơn.
2.3.10. Giải pháp 10: Đọc mẫu - Hướng dẫn cách viết
Việc đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc, đọc chuẩn của giáo viên cũng rất quan
trọng. Không những đọc đúng mà cịn phải viết đúng, đẹp, trình bày khoa học,
đúng quy cách chữ hiện hành do Bộ giáo dục quy định. Trong dạy học khi ghi
trên bảng lớp thì chữ viết của giáo viên chính là dụng cụ trực quan hữu hiệu mà
các em có thể dựa vào đó để bắt chước, rèn luyện. Vì vậy, khi hướng dẫn học
sinh viết chính tả thì giáo viên phải hướng dẫn thật cụ thể, tỉ mỉ. Thông thường
các em hay viết nhanh dẫn đến chữ viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, cách trình
bày vở chưa thẩm mĩ. Với trường hợp này giáo viên phải thật kiên nhẫn rèn chữ
viết cho học sinh, phải nhắc nhở thường xuyên, dần dần hình thành cho các em
có tính thẩm mĩ, kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày đẹp.
Ví dụ: Đối với bài thơ 4, 5 tiếng thì các chữ cái đầu dịng thơ phải viết
hoa, các chữ cái đầu dòng thơ phải viết thẳng hàng…
Bài thơ lục bát thì dịng thơ 6 tiếng viết lùi vào 2 ô li so với lề vở. Dịng
thơ 8 tiếng viết lùi vào 1 ơ li so với lề vở và cứ như thế cho đến hết bài thơ. Các
chữ đầu dòng thơ đều phải viết hoa…Với cách này sẽ giúp học sinh hạn chế tối
đa việc viết sai chính tả và trình bày vở có khoa học. Như câu nói “Mưa dầm
thấm đất”.
2.3.11. Giải pháp 11: Tổ chức “Đơi bạn giúp nhau tiến bộ”
Ngồi ra, trong giờ học tơi cịn tổ chức cho học sinh “đơi bạn giúp nhau
tiến bộ” đối với học sinh của lớp. Cụ thể:
+ Những học sinh đọc – viết đúng ch/ tr, s/x…sẽ giúp đỡ bạn còn đọc, viết
sai (nếu ở gần nhà nhau càng tốt).
+ Xếp học sinh đọc lưu loát, phát âm chuẩn ngồi cạnh học sinh đọc phát
âm chưa chuẩn để học sinh tự sửa khi nói, khi viết cho nhau và cả khi trò chuyện
cùng nhau hay lúc ra chơi.
Xưa có câu “Học thầy khơng tày học bạn” và “Thua thầy một vạn không
bằng kém bạn một li”. Chính vì vậy, khi giáo viên giúp học sinh hiểu rõ điều này
trong học tập thì việc tổ chức cho học sinh cùng nhau học hỏi, cùng nhau thi

đua, rèn luyện đó là việc làm tốt, nên làm và sau từng tuần, từng tháng, giáo viên
tổng kết, tuyên dương từng em, từng “đơi bạn”. Nhận xét mang tính khuyến
khích, động viên các em là chính.


17

Tổ chức dạy học:
a) Hướng dẫn viết và chữa bài:
* Chuẩn bị và nghe viết chính tả:
- Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết (SGK), nắm nội dung chính của bài viết.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
- Luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang vần khó, tiếng có
âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen).
- Khi đọc cho học sinh viết bài, giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải,
tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng.
* Chữa bài:
- Cho học sinh tự chữa lỗi của mình qua bài mẫu trên bảng cụ thể, chu đáo,
không sửa qua loa, lấy lệ và hướng dẫn kĩ để học sinh dễ nhớ.
- Sửa lỗi chính tả theo nhóm, phân những học sinh thường cùng mắc một loại lỗi
chính tả thành một nhóm. Mỗi nhóm do một em khá, giỏi trong lớp phụ trách
dưới sự gợi ý của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm phát
hiện ra lỗi chính tả trong các bài viết của các bạn cùng nhóm, cùng bàn bạc
thống nhất cách sửa lỗi đó.
- Đối với những học sinh mắc nhiều lỗi do ảnh hưởng của tiếng địa phương hoặc
thói quen, giáo viên cần chữa bài cho các em đó, chỉ ra từng lỗi sai và cho các
em viết lại các từ đã sửa dưới bài viết. Nếu các em sai trên 5 lỗi thì cho chép lại
tồn bài.
b) Thực hành luyện tập:
- Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hình thức

luyện tập phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng nội dung bài
tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.
- Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh, nhóm
học sinh để đơn đốc hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chức cho
học sinh nhận xét và sửa chữa. Đối với các dạng bài tập khó, giáo viên nên tổ
chức cho học sinh luyện tập dưới hình thức trị chơi hoặc thảo luận nhóm thì
hiệu quả và việc sửa chữa tối ưu hơn cả.
* Ví dụ: Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr. 87
Thi tìm nhanh, viết đúng:
- Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x:
* Ví dụ: xào nấu, xanh xao, xanh mượt.
Qua mỗi bài tập, giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần
ghi nhớ và kĩ năng cần rèn luyện.
- Giáo viên tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời tạo hứng thú cho các
em say mê trong mỗi giờ học chính tả.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong một khoảng thời gian không dài, với các biện pháp nêu trên, tôi thấy
kết quả khả quan, hiệu quả giờ dạy của giáo viên được nâng lên rõ rệt, thực tiễn
giảng dạy hai bài Chính tả (nghe – viết) Vầng trăng quê em và Âm thanh
thành phố đã thu được được kết quả khá tốt. Tôi đã tiến hành so sánh kết quả
này với kết quả bài (đầu năm) của các em. Kết quả cụ thể như sau:


18

Khảo sát

Tổng số

Không sai


1- 2 lỗi

3-4 lỗi

5-6 lỗi

Trên 6 lỗi

Đầu năm
38
20
6
5
4
3
Cuối kì 1
38
28
5
3
2
0
Kết quả khảo sát chất lượng sau khi áp dụng “Một số giải pháp giúp học
sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính tả” phần nào có giá trị ứng dụng trong thực tế. Để
việc rèn học sinh lớp ba viết đúng chính tả đạt kết quả cao, giáo viên phải biết
kết hợp các biện pháp và sử dụng có hiệu quả, có hệ thống kế hoạch đã vạch ra.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi vận dụng trong quá trình giảng dạy

thực tế của lớp mình. Với sự nhiệt tình và nỗ lực của bản thân truyền đạt cho
học sinh, với những kinh nghiệm nho nhỏ này, tôi hy vọng trong thời gian cuối
HKII, học sinh lớp tôi sẽ có tiến triển tốt hơn nữa về viết đúng chính tả và hành
trang cho các em một số vốn từ chính tả làm nền tảng cho năm học tới (2021 2022).
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nêu trên vào
vào thực tế giảng dạy phân mơn chính tả ở lớp ba, bản thân tự rút ra một số bài
học kinh nghiệm sau:
- Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm ngun nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra
các biện pháp khắc phục là rất cần thiết khơng thể thiếu trong q trình dạy học
Tiêng Việt.
- Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu làm
quen với Tiếng Việt, giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các qui tắc
chính tả, qui tắc kết hợp từ, qui tắc ghi âm chữ quốc ngữ và cung cấp cho các em
một số mẹo luật chính tả,…
- Để dạy tốt người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tham khảo ở sách,
báo và kinh nghiệm của anh chị đồng nghiệp; tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng
cao trình độ tay nghề, cần phải có kiến thức về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ
nghĩa học, tra “từ điển” các từ có liên quan đến chính tả.
- Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn Chính tả, kết hợp linh hoạt
các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với từng đối tượng học sinh của lớp
mình.
- Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên học sinh kịp
thời. Không nên trách phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm và
bạn bè có ấn tượng khơng tốt về các em. Bên cạnh đó giáo viên cịn phải khích
lệ, động viên học sinh phải kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả tốt.
3.2. Kiến nghị:
Việc rèn chính tả cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. Để nâng
cao hơn nữa chất lượng dạy học mơn Chính tả cho học sinh lớp ba, tơi có một số
kiến nghị sau:
+ Đối với nhà trường:

- Nhà trường trang bị đầy đủ sách tham khảo, tài liệu, từ điển (Chính tả) Tiếng
Việt để giáo viên mượn và sử dụng trong giảng dạy mơn Tiếng Việt nói chung
và phân mơn Chính tả nói riêng.


19

- Hiệu phó chun mơn mở chun đề phân mơn chính tả tại trường thường
xuyên để giáo viên giảng dạy, học tập rút kinh nghiệm.
+ Đối với phụ huynh học sinh:
- Sắm một cuốn vở chính tả riêng (khơng dùng chung với vở Tập làm văn hoặc
vở Luyện từ và câu).
- Sắm một cuốn vở soạn bài (dùng viết trước bài chính tả)
- Sắm một cuốn sổ tay chính tả (dùng viết những từ khó, những từ thường viết
sai).
- Sắm đầy đủ dụng cụ học chính tả như: bút chì (chấm bài cho bạn), bảng con,
phấn, giẻ lau bảng (viết từ khó trước khi viết chính tả).
- Nhắc nhở các em tự học ở nhà, đọc trước các bài Tập đọc, luyện viết các từ
khó có trong bài Tập đọc hoặc trong bài Chính tả và viết trước bài chính tả.
- Rèn cho các em thói quen nói từ đúng, câu hay khi giao tiếp trong gia đình.
Trên đây là “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 giảm bớt lỗi chính
tả”. Mặc dù tơi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp mình và đã có kết quả
tốt, song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy mong hội đồng
khoa học các cấp cùng các bạn đọc góp ý xây dựng để đề tài được hồn thiện
hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN

Thanh Hóa ngày 15 tháng 3 năm


2021
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi cam đoan đây là sáng kiến kinh
…………………………………………. nghiệm của mình viết, không sao chép
………………………………………….
của người khác.
………………………………………….
Người viết
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Đỗ Thị Liên


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo viên Tiếng Việt 3 – Tập 1 và 2.
2. Một số phương pháp dạy Tiếng Việt - trong tập (Đổi mới phương pháp dạy
học ở Tiểu học) – Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên.
3. Từ điển chính tả Tiếng Việt – Hồng Phê chủ biên (NXB Giáo dục, HN
1988).
4. Từ điển Tiếng Việt (NXB Giáo dục).
5. Mẹo luật chính tả (Lê Trung Hoa) - Sở Văn hóa - Thơng tin Long An, 1984.
6. Chữa lỗi chính tả cho học sinh của Phan Ngọc (NXB Giáo dục Hà Nội, 1982).
7. Dạy chính tả ở trường Tiểu học/ Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo.
8. Phương pháp dạy Tiếng Việt 3/ Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu
Tỉnh, Đặng Kim Nga.



21

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Liên
TT
Cấp đánh Kết quả
Năm học
giá xếp loại
đánh
đánh giá xếp
Tên đề tài SKKN
(Phòng, Sở, giá xếp
loại
Tỉnh…)
loại
(A,B,C)
1
Một số giải pháp giúp học sinh
PGD
C
2015-2016
học tốt văn bản thuyết minh
Thường
Xuân
2
Một số giải pháp giúp học sinh PGD Thành

A
2019-2020
lớp 3A5 giảm bớt lỗi chính tả
phố Thanh
Hóa



×