Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm dạy học theo chủ đề trong môn ngữ văn bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.7 KB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH

TRƯỜNG THCS YÊN TRƯỜNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT VÀI KINH NGHIỆM “DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ”
MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS

Người thực hiện: Lê Thị Sâm
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Trường
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ Văn

YÊN ĐỊNH, NĂM 2021


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

I. MỞ ĐẦU

01-02


2

1. Lý do chọn đề tài

01

3

2. Mục đích nghiên cứu

02

4

3. Đối tượng nghiên cứu

02

5

4. Phương pháp nghiên cứu

02

6

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

03-20


7

1. Cơ sở lý luận

8

2. Thực trạng

9

3. Những bước cần làm khi “Dạy học theo chủ đề”

06

10

4. Giáo án minh họa

07 - 19

11

5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
20
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

12

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


21

13

1. Kết luận

21

14

2. Kiến nghị

21

15

Tài liệu tham khảo

23

03
04


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2020 – 2021 là năm bản lề thực hiện chương trình thay sách cho
học sinh lớp 6. Với những người làm công tác giáo dục, chúng tôi xem đây là cái
gạch nối giao thời giữa hai chương trình: mới – cũ.
Thơng qua các đợt tập huấn, các lớp chuyên đề, bản thân đội ngũ Cán bộ

quản lý và các nhà giáo chúng tôi đã nắm được một số phần cốt lõi trong mục tiêu
thay sách và hướng tiếp cận sách giáo khoa mới, để từ đó có những định hướng
phù hợp trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ học tập tới học sinh.
Ngay từ hè năm 2020, chúng tôi đã được tham gia các lớp tập huấn về
chương trình học, về cách làm phân phối chương trình dựa theo khung quy định
của Bộ Giáo dục. Hầu hết ở các môn học đều có sự thay đổi đáng kể, những phần
nội dung khơng cịn phù hợp dường như đã được sàng lọc rất kỹ càng; hoặc sắp
xếp lại; hoặc loại bỏ hẳn nhằm mục đích hướng tới u cầu hình thành phẩm chất,
năng lực; phát triển tư duy tốt nhất cho người học trong từng nhà trường, từng địa
phương. Không những thế, kiến thức được đưa vào sách giáo khoa phải là những
kiến thức không lỗi thời, vừa mang những giá trị truyền thống cốt lõi nhưng cũng
mới mẻ và hiện đại.
Trong số 14 môn học của bậc THCS, môn Ngữ Văn là môn học công cụ cốt
lõi, không chỉ trang bị kiến thức mà cịn hình thành những kỹ năng căn bản trong
cuộc sống; bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách, lối sống, văn hóa ứng xử...cho
người học. Việc sắp xếp, điều chỉnh lại chương trình học của mơn Ngữ Văn bậc
THCS cùng với hệ thống các môn học khác thực sự là một điều cần thiết.
Qua việc đối chứng giữa phân phối chương trình cũ và mới, tơi đã nhận ra
sự thay đổi rõ rệt, mục đích và định hướng của các tác giả làm sách giáo khoa mới.
Hầu như những bài học được tinh giản trong chương trình đã gây nặng nề cho cả
người dạy lẫn người học trong gần 20 năm qua, bởi lẽ những đơn vị kiến thức đó
vừa có những điểm khơng phù hợp, vừa lặp lại với những đơn vị kiến thức khác
trong cùng một hệ thống (Ví dụ ở lớp 6 trong chùm văn học dân gian, ở mỗi thể
loại đã giảm đi từ 1 đến 2 văn bản; hay ở phần Tiếng Việt, phần từ loại cũng đã gộp
lại thành một chuỗi hoạt động thống nhất: Bài “Chỉ từ, Phó từ” đưa lên trước
“Cụm danh từ” và “Cụm động từ”), và đó là điều hoàn toàn hợp lý.
Bên cạnh việc tinh giản, điều chỉnh, sắp xếp lại chương trình hướng vào mục
đích khơi dậy, phát huy ở mức cao nhất năng lực và phát triển tốt tư duy của người
học; phù hợp với thực tế nhà trường, thực tế địa phương...Ở môn Ngữ Văn, chúng
tơi cịn đồng tình và tâm huyết với điểm mới đó là “Dạy học theo chủ đề”.

Từ khi cịn đứng lớp, được phân cơng giảng dạy chính khóa và bồi dưỡng
học sinh giỏi, đến bây giờ làm cán bộ quản lý, tôi đã từng dạy, đã hướng dẫn, chỉ
đạo nhóm chun mơn Ngữ Văn thực hiện theo hướng như vậy. Có điều chúng tơi
chưa có một khung thời gian quy định, cũng chưa biết cách gọi thành tên cụ thể
1


cho những việc đã làm của mình. Nay chúng tơi đã có sự định hướng, có khung
thời gian mang tính pháp lý, có tên gọi các chủ đề dạy học...Vì thế trong năm học
này, nhóm chun mơn Ngữ Văn của trường chúng tôi đã thực hiện việc “Dạy học
theo chủ đề” và đạt được nhiều kết quả hơn cả sự mong đợi.
Xuất phát từ thực tiễn những việc đã làm của bản thân, của tổ, nhóm chun
mơn trong nhà trường, từ những kết quả đạt được khi năm học gần kết thúc; tôi xin
được mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm “Dạy học theo chủ đề”, (điểm mới nhất
của năm học 2020 - 2021) để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu:
Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, mong muốn
và mục đích của bản thân tơi cũng như của các đồng nghiệp trong nhóm chun
mơn Ngữ Văn trường tơi là:
- Được sớm tiếp cận với chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn mới, lớp 6
năm học 2021 – 2022.
- Học sinh có cái nhìn tổng qt, hiểu sâu về một chủ đề trong rất nhiều chủ
đề mà môn Ngữ Văn đề cập đến. Từ việc có kiến thức về chủ đề, học sinh viết
được những bài văn vừa có chiều sâu, vừa thể hiện ở mặt am hiểu trên bề rộng.
- Phát huy được năng lực toàn diện của người học. Điều quan trọng nhất khi
dạy học theo chủ đề trong mơn Ngữ văn đó là: Bất kỳ người học nào cũng có thể
bộc lộ được năng lực của mình một cách tự tin và tự nhiên, thoải mái nhất (Điều
này hiện nay đang rất yếu ở người học).
- Thông qua việc dạy học theo chủ đề, tạo cho học sinh những giờ học thoải
mái bằng cách đưa cuộc sống vào tác phẩm văn chương và đưa văn chương ra

ngoài cuộc đời.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở (chủ yếu là chương trình lớp 6) về
chủ đề: “Vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam qua các tác phẩm truyện kí”.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh trường THCS Yên Trường, huyện Yên Định,
tỉnh Thanh Hóa (chủ yếu là học sinh lớp 6).
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã áp dụng những
phương pháp sau đây:
- Phương pháp tìm kiếm và quan sát, thu thập thơng tịn: Cả giáo viên và học
sinh đều có nhiệm vụ tìm kiếm và quan sát các kênh thơng tin phục vụ cho chủ đề
học tập (Tìm đọc tác phẩm, xem phim, khai thác thông tin qua các kênh thông tin
chính thống để có cái nhìn tồn diện về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt
Nam).
2


- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Cả học sinh và giáo viên đều sử
dụng các công cụ hỗ trợ như điện thoại, máy ảnh, bút, giấy khổ lớn...để điều tra,
khảo sát thực tế về chủ đề được học.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Giáo viên và học sinh cùng hợp tác
để thống kê, xử lý các tư liệu, số liệu đã tìm kiếm ở hai phương pháp trên. Ngồi
ra, trong q trình tổ chức các hoạt động học, giáo viên và học sinh còn sử dụng
các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, hướng đến con đường khám phá và
phát huy năng lực của người học một cách toàn diện, hiệu quả nhất.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực hiện theo công văn số 3280/BGDĐT về việc hướng dẫn thực hiện tinh
giản, sắp xếp chương trình và dạy học theo chủ đề cấp THCS và THPT, nhằm mục
đích đáp ứng yêu cầu với tình hình thực tiễn và quá trình phát triển của đất nước

trong xu thế hội nhập toàn cầu. Dạy học theo chủ đề cũng là một yếu tố góp phần
tiếp cận phát triển năng lực của học sinh. Đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự
chuyển mình mạnh mẽ về chất của các mơn học nói chung và mơn Ngữ Văn nói
riêng.
Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
ra đời đã tạo ra một hành lang pháp lý để toàn Đảng, toàn dân mà trước hết là
ngành GD&ĐT tập trung toàn tâm, toàn ý thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện.
Có thể nói đây là một trong những cuộc cách mạng lớn về Giáo dục và Đào tạo ở
nước ta, kể từ khi hệ thống Giáo dục quốc dân ra đời. Việc dạy học theo chủ đề sẽ
giúp người học có tư duy sâu về một mảng kiến thức trong tồn bộ hệ thống kiến
thức của mơn học. Và có thể khi chun sâu và có cái nhìn tồn diện về mảng kiến
thức theo chủ đề đó, sẽ góp phần định hướng năng lực làm việc, năng lực nghề
nghiệp cho người học trong tương lai.
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tịi khái niệm, tư tưởng đơn vị kiến
thức, nội dung bài học, chủ đề...có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ
sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc
trong các phần của môn học, nhờ đó học sinh có thể hoạt động nhiều hơn để tự tìm
ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Việc dạy học theo chủ đề chính là sự kết hợp giữa mơ hình dạy học truyền
thống và hiện đại. Với cách này, giáo viên không đơn giản chỉ truyền thụ kiến thức,
mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm thơng tin, sử dụng kiến thức vào
thực tiễn, góp phần bộc lộ rõ năng lực cá nhân của mình trong mối quan hệ với tập
thể.
Dựa trên các cơ sở lý luận trên, tôi đánh giá việc dạy học theo chủ đề ở môn
Ngữ Văn là thực sự cần thiết, tạo nên tính đột phá, thay đổi cách nhìn, cách nghĩ
của một bộ phận khơng nhỏ phụ huynh học sinh về môn học mà lâu nay vẫn quan
3


niệm là học thuộc, học theo lối mòn, học mà khơng ứng dụng gì cho cuộc sống,

tương lai của người học.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng “Dạy học theo chủ đề”:
a. Về phía giáo viên:
Dạy học theo chủ đề mới chính thức được thực hiện bắt đầu từ năm học
2020 - 2021. Ở mỗi khối lớp đều có 2 chủ đề, mỗi chủ đề được thực hiện ở một
học kỳ. Trên thực tế đa phần giáo viên đều lúng túng trong việc thiết kế giáo án và
bố trí, sắp xếp thời gian học cho một chủ đề. Có những giáo viên khi làm giáo án
đều viết nhan đề là “Dạy học theo chủ đề”, nhưng thực chất khi thực hiện vẫn tách
riêng thành các đơn vị kiến thức độc lập cho mỗi bài học.
Vì sao giáo viên lại gặp khó khăn vướng mắc và có những người chưa thể
hình dung ra thế nào là dạy học theo chủ đề? Một thực trạng dễ nhìn thấy và cũng
vô cùng đáng buồn ở một bộ phận không nhỏ giáo viên tất cả các bộ mơn nói
chung và giáo viên Ngữ Văn nói riêng đó là tâm lý ngại thay đổi, ngại cái mới, lười
tư duy. Hầu hết giáo viên chỉ thích đi theo một lối mịn, lên lớp dựa hoàn toàn vào
sách giáo khoa, sách giáo viên và những tài liệu có sẵn...khơng dám tự mình vượt
thốt ra khỏi vùng an toàn; chỉ khi nào thi giáo viên giỏi hay thao giảng thì mới lo
đầu tư, “hỏi thầy, hỏi thợ”. Thành ra tất cả những điều có được trong công cuộc
“đem chuông đi đấm nước người” đều không phải của mình mà lại do người khác
“đạo diễn”. Và như vậy, trong các cuộc thi giáo viên giỏi thì giáo viên là “diễn
viên” và đôi khi cả học sinh cũng phải “nhập vai” trong các cuộc thi này. Thực tế
đó khiến những người thầy như vậy khó lịng “tìm đường, nhập cuộc” nhanh chóng
trước yêu cầu đổi mới về kiến thức, về phương pháp, đặc biệt là day học theo chủ
đề đối với họ lại càng khó khăn hơn.
Song, bên cạnh một bộ phận không nhỏ những người thầy ngại và sợ cái mới
thì vẫn ln có những “thợ dạy” thực sự có năng lực, ln đam mê tìm tịi, khám
phá, tự trọng về chun mơn nghiệp vụ, nhanh chóng thích ứng, thích nghi và sẵn
sàng thay đổi trước mọi yêu cầu. Họ đặc biệt nhận thức được vai trị và trách
nhiệm của mình trước cơng cuộc đổi mới Giáo dục. Việc dạy học theo chủ đề đối
với những giáo viên này thự sự dễ dàng, thậm chí cịn là hứng thú đối với họ, bởi
họ là những người có kiến thức rộng và sâu, biết tổng hợp, biết liên tưởng so sánh

trong quá trình dạy những đơn vị kiến thức riêng lẻ. Tôi may mắn khi đã nhiều
năm nay tham gia làm giám khảo giáo viên giỏi cấp huyện. Và trong những lần trải
nghiệm đó, có biết bao nỗi buồn và sự hụt hẫng khi phải “xem diễn” như đã nói ở
phần trên. Nhưng cũng khơng ít lần cảm xúc thăng hoa và niềm hạnh phúc vỡ òa
khi được dự những giờ mà ở đó tơi bắt gặp hình ảnh giáo viên dạy Ngữ Văn thật
tồn mỹ đúng như suy nghĩ và mong ước: họ đẹp từ phong cách, đẹp đến ngôn ngữ
và kiến thức...để rồi học sinh cũng đẹp lên, tự tin khám phá, chủ động tìm tòi kiến
thức và thực sự trưởng thành từ những giờ học ấy. Tôi không thể nào quên được
tiết dạy bài thơ “Quê hương” (Tế Hanh) của cô giáo Phương Thảo, giáo viên Ngữ
Văn trường THCS Lê Đình Kiên, một cơ giáo cịn rất trẻ, năm 2013: Giờ học tích
cực, đúng theo hướng phát huy năng lực học sinh, dù ngày đó những giáo viên như
4


chúng tơi cịn chưa biết gọi tên “dạy học phát triển năng lực” là gì. Và điều cơ bản
mà tơi muốn hướng tới phù hợp với việc dạy học theo chủ đề như Sáng kiến kinh
nghiệm tơi đang trình bày đó là, cơ giáo đã mở rộng liên hệ, xâu chuỗi kiến thức vô
cùng tinh tế. Từ “Quê hương” (1939) đến “Nhớ con sông quê hương”(1954) và
“Trở lại với sông quê” (1976) để rồi khẳng định: Tế Hanh là một nhà thơ của q
hương, của dịng sơng tuổi thơ, của miền Nam ruột thịt. Học trị của cơ cịn được
thể hiện và phát huy năng khiếu ca hát, hội họa qua ca khúc “Sơng q”, những
bức vẽ đậm tình về dịng sơng u thương...Và tơi tin chắc rằng, những giáo viên
như vậy sẽ dễ dàng tiếp cận và tổ chức hiệu quả “Dạy học theo chủ đề”.
b. Về phía học sinh:
Cũng giống như thực trạng về giáo viên mà tôi đã trình bày ở trên, học sinh
chưa được học theo chủ đề. Đến năm nay mới có cách tổ chức học tập này nên các
em còn bỡ ngỡ và lạ lẫm. Có một điều cần phải nói thêm, liệu rồi các đồng chí giáo
viên trong năm học vừa qua đã làm đủ, làm đúng theo tinh thần công văn
3280/BGDĐT hay chưa? Ở các nhà trường, học sinh có được làm quen và tiếp cận
với cách học này khơng? Vì dạy học theo chủ đề yêu cầu học sinh cần phải có sự

chuẩn bị ở nhà thật tốt, vận dụng nhiều kỹ năng trong việc thu thập, xử lý thông
tin, bởi vậy nhiều học sinh có tâm lý ngại, ỷ lại, trông chờ vào bạn bè. Lâu nay các
em chưa phải làm cơng việc này, có chăng chỉ là việc soạn bài bằng cách trả lời các
câu hỏi ở phần đọc – hiểu nhờ vào sự hỗ trợ của vô vàn tài liệu bày bán ở các hiệu
sách hay trên mạng xã hội. Chính điều đó đã làm cho các em hình thành thói quen
chép lại ý kiến, suy nghĩ, quan điểm của người khác mà mất đi khả năng tự nghĩ, tự
viết, tự làm. Đây là điều hết sức nguy hiểm bởi qua bao nhiêu tiết học, nhiều bài
học nhưng các em vẫn chẳng có cái gì là của mình. Những lời văn hoa mỹ, gọt rũa
là đi mượn hoặc chép lại từ tài liệu mẫu hoặc lời của cô giáo. Chính vì khơng được
tiếp cận với việc học theo chủ đề nên khi viết văn, kiến thức của các em vơ cùng ít
ỏi, khơ khan và nghèo nàn. Kể cả các em học sinh lớp 9, từ học sinh giỏi trở đi, các
em cũng chỉ biết và cảm nhận được những điều nói tới trong tác phẩm ở đề bài.
Việc mở rộng liên tưởng tới những tác phẩm cùng chủ đề là rất hiếm hoi.
Mặc dù với cương vị là một Hiệu trưởng, nhưng một phần do điều kiện thực
tế của nhà trường, một phần vì đam mê chuyên môn mà hầu như năm học nào tôi
cũng dạy một lớp Văn. Năm học 2020 – 2021 này tôi trực tiếp dạy Văn lớp 6. Vì
vậy, tơi nắm bắt rất rõ những thực trạng đã và đang diễn ra trong q trình dạy và
học mơn Ngữ Văn nói riêng, các mơn học nói chung trong nhà trường phổ thơng
hiện nay.
Từ những thực trạng trên, tôi đã chú trọng và đầu tư thời gian cho các chủ đề
dạy học. Và tôi đặc biệt tâm huyết nhất với chủ đề: Vẻ đẹp đất nước, con người
Việt Nam qua các tác phẩm truyện kí ( Sơng nước Cà Mau - Đồn Giỏi; Vượt
thác - Võ Quảng; So sánh)
Chủ đề được lựa chọn: Học kỳ I (Ngữ Văn lớp 6) - Thuộc các tiết: 77, 78,
79, 80, 81, 82, 83.
5


Thời lượng dành cho chủ đề: 7 tiết (hoạt động trên lớp của cơ và trị)
3. Những bước cần làm khi “Dạy học theo chủ đề”:

Bước 1: Chuẩn bị của cơ và trị
Đây là cơng việc hết sức quan trọng quyết định đến thành công hay không
thành công của chủ đề mà học sinh được tiếp cận. Không giống như việc dạy học
các tiết đơn lẻ; học sinh chỉ cần trả lời các câu hỏi sách giáo khoa; giáo viên chỉ
cần soạn giáo án đầy đủ; lên lớp hết giờ, hết bài; học sinh ghi được các ý chính là
đã thành công. Việc dạy học theo chủ đề là “dạy và học theo hướng mở” để phát
huy năng lực của người học; vì thế cơ và trị đều cùng phải chuẩn bị kỹ càng.
Để chuẩn bị cho chủ đề này, tôi đã giao nhiệm vụ như sau:
* Chuẩn bị chung (tập thể):
- Cơ và trị cùng xem phim “Đất rừng phương Nam”, bộ phim chuyển thể từ
sáng tác của Đoàn Giỏi.
- Cơ và trị cùng trải nghiệm: chụp ảnh, quay phim về sơng Mã, cầu Kiểu,
núi Kiểu, chợ Kiểu.
(Có 26 học sinh tham gia cùng cô, 6 học sinh tham gia cùng phụ huynh).
- Trò viết cảm nhận về cảnh và người trong bộ phim “Đất rừng phương
Nam”.
- Trò viết cảm nhận về cảnh vật, con người quê hương mình.
* Chuẩn bị cá nhân:
- Trị tìm đọc những tác phẩm văn học (Tất cả các thể loại viết về con người
và đát nước Việt Nam)
- Cơ giới thiệu giúp trị: Thư viện nhà trường có rất nhiều sách hay về chủ đề
này (Thư viện mở cửa vào các buổi chiều thứ 3, thứ 4, thứ 6 hàng tuần).
Sản phẩm 1:
- Cả cơ và trị đều say mê và thích thú khi xem phim “Đất rừng phương
Nam”.
- Cả cơ trị, phụ huynh đều có những bức ảnh rất đẹp về cảnh quan và con
người q mình.
- Trị viết được những đoạn văn về bộ phim; về cảnh, về người quê hương.
- Trị đã đọc: Cơ Tơ, Người lái đị sơng Đà (Nguyễn Tuân); Động Phong
Nha; Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử...và rất nhiều tác phẩm khác.

Sản phẩm 2: Trị thích thú với cách chuẩn bị bài như vậy và đề nghị những bài sau
tiếp tục được làm như thế.
6


Sản phẩm 3: Một số phụ huynh cùng tham gia quay phim, chụp ảnh; và có lúc cịn
làm hướng dẫn viên cho các con.
Bước 2: Cô chuẩn bị giáo án và chuyển giao nhiệm vụ tới trò (thể hiện
trong giáo án)
4. Giáo án minh họa - Tiết 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83
Chủ đề: Vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam qua các tác phẩm truyện kí
(Sơng nước Cà Mau, Vượt thác, So ánh)
Bước 1: Phân bố thời gian và lựa chọn ngữ liệu
- Thời gian để tiếp cận, khám phá van bản: 5,5 tiết
- Thời gian tiếp cận, tìm hiểu và luyện tập về biện pháp tu từ so sánh: 1,5 tiết
- Văn bản chọn dạy chính: Sông nước Cà Mau (4 tiết)
- Văn bản hỗ trợ để làm nổi bật chủ đề: Vượt thác (1,5 tiết)
Bước 2: Thiết kế giáo án
I. Mức độ cần đạt:
Học sinh:
- Nhận thấy, rung cảm trước vẻ đẹp của con người và đất nước Việt Nam qua hai
văn bản truyện kí.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả của các tác giả qua việc sử dụng trình tự, cách sử
dụng từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật tu từ.
- Nhận biết và hiểu được giá trị của biện pháp tu từ so sánh.
- Biết sử dụng so ánh phù hợp, hiệu quả trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được vị trí địa lý, đặc điểm về thiên nhiên, con người ở những vùng
miền được nói đến trong hai văn bản.

- Nhận biết được biện pháp tu từ so sánh, hiểu được giá trị của so sánh trong giao
tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản đúng diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá, bày tỏ ý kiến trước thiên nhiên và con người.
- Nói được điều mình nghĩ trước tập thể.
7


3. Thái độ:
- Yêu quý, tự hào về con người và đất nước Việt Nam.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
- Thấy được trách nhiệm cần phải đóng góp của bản thân cho quê hương, đất nước.
4. Rèn năng lực:
- Năng lực quan sát
- Bày tỏ ý kiến chủ quan
- Làm việc nhóm
- Năng lực chuyên biệt: Ca hát, hội họa, quay phim, sáng tác, hướng dẫn viên du
lịch, Maketing...
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy
2. Chuẩn bị của trò (Phần này đã nói ở bước 1)
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học theo giáo án:
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Với chủ đề này, giáo viên khơng KTBC mà khích lệ học sinh trình bày sản
phẩm có được trong buổi trải nghiệm (HS sẽ thể hiện ở hoạt động Khởi động)
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu:
-Tạo hứng thú, kích thích sự tập trung, tạo điều kiện để học sinh thể hiện được

năng lực của cá nhân, của nhóm.
- Kết nối học sinh với chủ đề học một cách tự nhiên, hiệu quả.
- Lôi cuốn 100% học sinh trong lớp cùng tham gia.
Với chủ đề dạy học này tôi đã tạo khởi động bằng hoạt động của cả cơ và
trị.
* Cách thực hiện: Trị khởi động trước, cơ khởi động và đưa trị vào bài học
ngay sau khởi động của trị
Giáo viên: Chiều ngày hơm trước, cơ trị ta đã có một buổi trải nghiệm rất tuyệt
vời, thăm thú mảnh đất quê hương yêu dấu, nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nơi có
những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm. Vậy các nhóm hãy báo cáo kết quả và trình bày
sản phẩm của nhóm mình sau chuyến đi.
8


Học sinh trình bày kết quả:
- Nhóm 1: Ảnh chụp cầu Kiểu, sơng Mã
- Nhóm 2: Ảnh chụp núi Kiểu, làng dưới chân núi, cảnh người dân lao động đang
làm việc
- Nhóm 3: Đọc những đoạn văn viết về người quê, cảnh quê
- Một số cá nhân: Báo cáo về kết quả đọc sách theo gợi ý của cô
Giáo viên: Cảm ơn các con đã có một buổi làm việc tích cực, hiệu quả dưới sự trợ
giúp của cơ và bố mẹ. Cảm ơn các con về những sản phẩm tuyệt vời được đưa ra
trưng bày trước lớp hôm nay. Mong rằng các con sẽ phát huy tốt năng lực của mình
trong hành trình khám phá thiên nhiên, đất nước, con người quanh ta.
Các con yêu quý! Vẻ đẹp của con người và đất nước Việt Nam được cảm nhận đa
diện, đa chiều và ghi dấu ấn riêng trong trái tim các con, trong trang viết của những
người sáng tác; và trong cả những ca khúc xao xuyến lòng người. Cả lớp mình
cùng cơ lắng nghe bài hát “Việt Nam quê hương tôi”, một sáng tác của nhạc sĩ Đỗ
Nhuận.
GV cho HS nghe bài hát

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng
* Mục tiêu:
- Học sinh biết được những địa danh, hiểu và cảm nhận được hình ảnh con người,
thiên nhiên, nơi được nhắc đến trong văn bản “Sông nước Cà Mau” và “Vượt
thác”.
- Nhận biết được so sánh và giá trị của so sánh.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, trình bày cảm xúc, ý kiến của cá nhân, nhóm.
- Năng lực: Hợp tác, hỗ trợ, đưa ra quyết định trong làm việc nhóm.
* Phương pháp và kỹ thuật:
- Động não

- Làm việc nhóm

- Mảnh ghép

- Thuyết trình

I. Vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam qua văn bản “Sông nước Cà Mau”:
Hoạt động của thầy

Hoạt động của Kết quả đạt được
trị

* u cầu HS trình bày - Thảo luận theo
hiểu biết về tác giả và tác nhóm
phẩm?
- Đưa ra quyết
định cử đại diện
trình bày ý kiến


1. Tìm hiểu chung:
Các nhóm hồn thành cơng việc
trước thời gian quy định.
- Tác giả: Đoàn Giỏi, quê Tiền
Giang.
9


của nhóm mình.

* Những bạn nào lớp
mình đã được xem bộ
phim “Đất rừng phương
Nam”, hãy kể vắn tắt và
đưa ra cảm nhận về bộ
phim?

Cảm ơn các con vì sự hợp
tác rất ăn ý với cơ, với các
bạn trong nhóm và với cả
tập thể lớp mình. Bé An
và thằng Cị trong bộ
phim ngày ấy nay đã
thành những người đàn
ông trung tuổi. Cơ cũng
mong là cơ trị mình một
lần được gặp những con
người ưu tú ấy. Tiếp
nhiệm vụ, nhóm 2 sẽ cử 1
bạn đọc văn bản.

* Văn bản đã sử dụng
PTBĐ nào? Đối tượng
được nói đến? Trình tự
tái hiện? Giới thiệu về
địa danh được viết trong
văn bản?
Cô cảm ơn các con về
những thông tin quý giá
các con đã cung cấp về
mảnh đất cực Nam của Tổ
Quốc. Để hiểu thêm về vẻ
đẹp của con người và đất
nước Việt Nam nói chung

- Sáng tác của ông thường viết về
thiên nhiên và con người Nam Bộ
(đặc biệt là vùng sông nước miền
Tây quê ông)
- Văn bản: Trích trong truyện dài nổi
tiếng “Đất rừng phương Nam” đã
- Hoạt động cá được chuyển thể thành phim.
nhân kết hợp - 26 học sinh đã xem phim
nhóm.
- Nhóm 2: Kể vắn tắt về bộ phim
(đầy đủ nội dung chính)
- Cảm nhận: Cuốn hút tuyệt vời vì
nhân vật chú bé An rất gần gũi, đời
thường và có nhiều đức tính tốt đẹp:
vui tính, thơng minh, tốt bụng, u
q hương mình...

- Nhân vật thằng Cò cũng rất đáng
yêu (mong muốn được gặp các nhân
vật ấy ở ngồi đời).
- Nhóm 2 cử bạn
đọc
- Các nhóm khác
lắng nghe và nhận
xét cách đọc của
bạn

- Học sinh đọc tốt
- Đại diện nhóm 3: nhận xét toàn
diện từ phong cách, chất giọng, các
quãng ngừng nghỉ khi có dấu câu...

- HS hoạt động - Nhóm 1:
nhóm
+ PTBĐ: Miêu tả
+ Đối tượng: Sơng nước Cà Mau
+ Trình tự tái hiện: Khơng gian
- Nhóm 3: Giới thiệu về vị trí địa lý
và đặc điểm của mảnh đất Cà Mau:
+ Là mảnh đất tận cùng của Tổ Quốc
với 3 mặt giáp biển
+Có 8 huyện và 1 thành phố
+ Do vị trí địa lý nằm ở tâm điểm
vùng biển các nước Đơng Nam Á
nên Cà Mau có nhiều thuận lợi trong
việc giao lưu, hợp tác khinh tế với
các nước trong khu vực

10


và vùng đất Cà Mau nói
riêng, cơ trị ta sẽ tiếp cận
với văn bản “Sông nước
Cà Mau” một cách chi tiết
hơn nữa. Và cơ sẽ giúp
các con có thêm vốn kiến
thức, hình ảnh cụ thể về
đất mũi thân yêu.
* Các con đã đọc văn
bản và chuẩn bị bài ở
nhà, hãy giúp cơ và các
bạn biết văn bản này có
mấy ý lớn?
* Các con hình dung ra
vị trí quan sát của người
miêu tả? Ấn tượng
chung về vùng sơng
nước Cà Mau?

* Nhóm nào có ý kiến bổ
sung? (Sử dụng kỹ thuật
mảnh ghép)

* Các con ở nhóm 1 hãy
chỉ ra các câu văn có
nghệ thuật miêu tả đặc
sắc?

Cơ cảm ơn các con đã
hợp tác và hồn thành
được một lượng cơng việc
tương đối của chủ đề.
Hôm nay các con đã thấy
và hiểu được cảnh sơng
nước vùng đất Cà Mau
qua ngịi bút của Đồn

+ Cà Mau có đặc điểm nổi bật về địa
hình sơng nước
+Con người Cà Mau phóng khống,
mang đậm chất miền Tây Nam Bộ
- GV trình chiếu bản đồ Cà Mau
cùng một số hình ảnh về đất và
người Cà Mau
HS làm việc cá
nhân để tìm ra các 2. Tìm hiểu chi tiết:
phương án trả lời - 2 ý lớn:
+ Cảnh sông nước Cà Mau
+ Cảnh chợ Năm Căn
HS
làm
việc a. Cảnh sông nước Cà Mau:
nhóm:
Nhóm 3 xung phong trả lời:
- Đưa ra quyết - Vị trí quan sát của người miêu tả:
định trả lời
Trên thuyền xi theo dịng sơng,
- Đại diện bày tỏ đưa tầm mắt vào từng con kênh,

ý kiến của nhóm
rạch...
- Ấn tượng chung:
+ Sơng ngịi, kênh rạch bủa răng chi
chít
+ Màu xanh nối tiếp màu xanh: xanh
trời, xanh nước, xanh cây...
Nhóm 2 bổ sung - Các hình ảnh cụ thể: Các con kênh,
và hoàn thiện câu con rạch (Mái Giầm, Bọ Mắt,...->
trả lời
gọi theo đặc điểm riêng biệt)
- Hình ảnh dịng sông năm Căn
mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển
ngày đêm như thác
- Rừng đước cao ngất như dãy
Nhóm 1 tiếp nối ý trường thành vơ tận, ơm lấy dịng
nhóm 2
sông với các sắc xanh...
- Nghệ thuật miêu tả:
- HS làm việc cá + Từ bao quát đến cụ thể, vận dụng
nhân để thể hiện nhiều giác quan một cách tinh tế,
và phát triển năng điêu luyện (thính giác, thị giác, vị
lực của bản thân
giác, khứu giác...)
+ Sử dụng các tính từ chỉ màu sắc và
nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ:
nhân hóa, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác...(HS chỉ ra dẫn chứng
- Nhiều HS xung minh họa)
phong làm hướng

dẫn viên du lịch
- HS Phùng Thủy Tiên (nhóm 1) đã
11


Giỏi.
* Vậy trong số chúng ta
ai có thể làm được một
hướng dẫn viên đưa cả
lớp mình đi tham vùng
đất nên thơ này?
Cô cũng cảm ơn Thủy
Tiên và các bạn – những
hành khách đáng yêu và
rất giỏi, rất thông thạo
trong chuyến tham quan
du lịch sông nước Cà
Mau, chúng ta hãy tiếp
tục hành trình này nhé!
Nào, ta cùng xuống
thuyền để thăm chợ Năm
Căn!
* Các con hãy miêu tả
những nét đặc sắc của
chợ Năm Căn? Cảm
nhận của các con khi
được gặp gỡ với cả
người bán hàng và
khách mua hàng ở đây?


Như vậy các con đã cùng
đến với chợ Năm Căn,
cảm nhận rất rõ nét độc
đáo của một phiên chợ
vùng sông nước.
* Các con hãy thử sức
mình
với
vai
trị
Maketing cho một số mặt
hàng ở chợ Năm Căn?
- Khen ngợi HS và mong

Cả lớp vỗ tay
khen tặng Thủy
Tiên, cảm ơn bạn
về một “Chuyến
đi” tuyệt vời
- HS có thể đồng
thanh: Ta xuống
thuyền nào

được lựa chọn
Kết quả: Dù ngôn ngữ còn vụng về
nhưng em cũng đã giúp các bạn hình
dung ra vẻ đẹp, sức hút của cảnh và
người nơi đây. Và đặc biệt, em đã
biết sử dụng phong cách ngôn ngữ
của một hướng dẫn viên du lịch thực

thụ: Xin kính chào q khách! Hiện
chúng ta đang có mặt tại...chúng ta
đã đến...trước mặt chúng ta là...bên
phía tay trái, tay phải là....

- HS làm việc
theo nhóm và đưa
ra quyết định
b. Cảnh chợ Năm Căn:
- Nhóm 2 trả lời
- Vị trí: Nằm sát bên bờ sơng
+ Thuyền chài, thuyền lưới đậu kín
bến sơng
+ Hàng hóa tấp nập ra vào...
+ Nhà bè đêm đêm sáng ánh đèn
măng xơng
HS các nhóm - Hàng hóa: đa dạng từ ẩm thực đến
khác đưa ra ý kiến đồ dùng, từ bình dân đến những thứ
nhận xét, đánh giá sang trọng đắt tiền đều được bày bán
về kết quả của - Người bán hàng: từ nhiều dân tộc
nhóm 2
khác nhau cùng đến sinh sống
(người Hoa, người Miên, người Chà
- HS hoạt động, Châu Giang...) -> màu sắc độc đáo
bộc lộ năng lực cá - Cả người bán hàng và khách mua
nhân.
hàng đều xởi lởi, hào sảng, mang
đậm đặc trưng và phong cách Nam
Bộ.
- HS Lê Ngọc Nhi

(nhóm 2) được
các bạn tín nhiệm - HS Lê Ngọc Nhi đã thể hiện và bộc
trong vai một lộ được tố chất, năng lực của một
Maketing cho các Maketting thực thụ. Em đã khiến cho
mặt hàng ở chợ các mặt hàng độc đáo ở chợ Năm
Năm Căn.
Căn tỏa hương ngọt ngào.
VD: Đã đến đây rồi, quý khách hãy
- HS vỗ tay và ghé gian hàng chúng tôi để thưởng
hứng thú bởi bị thức món thịt nướng với hương vị rất
kích thích về món riêng của Cà Mau. Tất cả gia vị để
thịt nướng mà “cô ướp thịt đều là hương liệu tự nhiên
gái Cà Mau” đang của cỏ cây đất rừng phương Nam, vì
12


muốn sau này con sẽ
thành công trong lĩnh vực
Maketing.
- Như vậy, chúng ta đã
tiếp cận với văn bản
“Sông nước Cà Mau” và
đã cảm nhận được hình
ảnh đất nước và con
người Việt Nam qua tác
phẩm.

* Vậy các con hãy dùng
những từ ngữ xúc tích
nhất để đánh giá về thiên

nhiên, con người ở đây.
Qua bài tác phẩm các
con thấy tác giả là người
như thế nào?

tiếp thị.

- HS hoạt động
nhóm
- Đưa ra quyết
định trả lời
- Nhóm 3 đưa ra
tín hiệu có câu trả
lời trước.

thế nó chứa đựng cả vị đất và tình
người trong đó. Than để nướng thịt
được đốt ra từ cây đước nên vừa
đượm, khơng có khói bốc lên mà chỉ
thấy thoang thoảng mùi thơm của
tinh dầu đước, càng làm cho hương
vị món ăn thêm đậm đà...
3. Tiểu kết:
- Cảnh sơng nước Cà Mau rộng lớn,
hùng vĩ, đầy sức sống, hoang dã
nhưng có vẻ đẹp nên thơ.
- Chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc
đáo, yên bình, mang đậm màu sắc
Nam Bộ.
- Nhà văn là người có vốn sống

phong phú, có tài quan sát và cảm
nhận. Trên hết là tình cảm gắn bó,
u thương mà ơng đã dành cho xứ
sở của mình.

- Cả lớp đều
mong muốn được
đến vùng đất tươi
đẹp này.
- HS tìm ra bài hát
“Áo mới Cà Mau”
do Phương Mỹ
Chi thể hiện.
- Cả lớp nghe bài hát

- Các con có muốn được
đến thăm Cà Mau khơng?
* Vậy ngồi văn bản này
viết về Cà Mau, các con
có biết thêm văn bản
hoặc ca khúc nào viết về
Cà Mau nữa không?
GV chuyển tiếp: Đất nước Việt Nam chúng ta từ đầu Móng Cái cho đến mũi Cà
Mau nơi đâu cũng đẹp. Đó là vẻ đẹp của đất nước vừa thanh bình, yên ả; vừa
hùng vĩ, tráng lệ. Con người Việt Nam hiền lành, chân chất, cần cù chịu khó, chịu
thương, u chuộng hịa bình. Tạm biệt Cà Mau, chúng ta hãy hành trình theo
hướng Bắc về với khúc ruột miền Trung, đến với làng Hịa Phước ven sơng Thu
Bồn, tỉnh Quảng Nam để cảm nhận thiên nhiên và con người ở vùng đất mến yêu
này qua văn bản “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng.
II. Vượt thác (Võ Quảng)

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Các con hãy thể hiện - HS hoạt động nhóm

Kết quả đạt được
- Võ Quảng (1920 – 2007),
13


những hiểu biết của
mình về tác giả và văn
bản trước lớp mình
nào?
- Cảm ơn các con về
những thơng tin chính
xác về tác giả, tác phẩm
mà các con đã cung cấp
- Để hiểu thêm về con
người và đất nước Việt
Nam qua các văn bản
truyện ký, chúng ta cùng
đọc, tiếp cận và khám
phá vẻ đẹp của văn bản

- Đưa ra quyết định trả
lời
- Nhóm 2 giành quyền trả
lời trước

* Các con đã tìm hiểu kỹ

văn bản “Sơng nước Cà
Mau”, nay lại tiếp cận
với văn bản “Vượt
thác”, các con hãy tìm
ra những điểm giống
nhau và khác nhau về
hình ảnh thiên nhiên và
con người ở hai văn bản
này?
Cô cảm ơn các con về sự
cảm nhận tinh tế khi đọc
và tiếp cận hai văn bản
truyện kí. Các con đã
thấy được vẻ đẹp của con
người và đất nước Việt
Nam ở nhiều vùng miền
khác nhau. Từ đó các con
sẽ có những suy nghĩ sâu
sắc hơn, hướng tới những
hành động, việc làm góp
phần hồn thiện hơn nữa
những phẩm chất tốt đẹp
của con người Việt Nam
ta.
Sau khi học bài “Sông
nước Cà Mau”, các con
đã bộc lộ được rất nhiều
năng lực của bản thân,

- HS thảo luận làm việc

nhóm
- Nhóm 3 đưa ra phương
án trả lời và điểm giống,
khác nhau

- HS nhóm 1 cử đại diện
đọc văn bản (ngay sau
khi GV giao nhiệm vụ)

Sử dụng kỹ thuật mảnh
ghép:
- Nhóm 2 bổ sung tiếp
nối câu trả lời của nóm 3,
chỉ ra điểm khác nhau
của 2 tác phẩm

quê Quảng Nam, là nhà văn
chuyên viết cho thiếu nhi
- Bài “Vượt thác” trích từ
chương XI của truyện “Quê
nội”. Nội dung của truyện viết
về cuộc sống ở một làng quê
ven sông Thu Bồn những ngày
sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 và trong kháng
chiến chống Pháp.
- HS đọc tốt, truyền tải được
nội dung của văn bản (ngôn
ngữ, phong cách, giọng điệu
chuẩn)

* Giống nhau:
- Đều viết theo phương thức
miêu tả
- Điểm quan sát đều từ trên
chiếc thuyền xi dịng sơng
- Hình ảnh thiên nhiên được
miêu tả ở hai văn bản đều là
cảnh sông nước, vừa êm đềm
nên thơ, vừa hùng vĩ tráng lệ
- Con người xuất hiện trong
hai tác phẩm đều có nhiều
phẩm chất tốt đẹp
* Khác nhau:
- Hình ảnh con người trong
văn bản “Sơng nước Cà Mau”
được gắn với sự ồn ào, tấp
nập, cả cái yên bình của phiên
chợ Năm Căn
- Hình ảnh con người trong
văn bản “Vượt thác” được
khắc họa qua nhân vật Dượng
Hương Thư khỏe mạnh, rắn
rỏi, vững chãi “như một hiệp
sĩ của Trường Sơn oai linh
hùng vĩ”. Dượng Hương Thư
đã chế ngự và chiến thắng
được dịng thác hung dữ, đưa
thuyền chở gỗ xi dòng về
dựng trường học.
14



các con có tố chất của
một hướng dẫn viên du
lịch, một Maketing giỏi
nghề. Ở bài “Vượt thác”,
cô muốn các con thử sức
mình trong vai trị người
cầm bút u nghề, sáng
tạo.
* Việc các con cần làm
là: Hãy miêu tả lại hình
ảnh Dượng Hương Thư
trong các thời điểm
(trước khi vượt thác, lúc
vượt thác, sau khi vượt
thác)?

- HS làm việc theo nhóm
(nhóm 1 yêu cầu 1, nhóm
2 yêu cầu 2, nhóm 3 yêu
cầu 3)
- Năng lực: viết, nói
trước lớp
- Kỹ thuật amnhr ghép để
tạo thành bài văn hồn
chỉnh

- 100% HS làm việc tích cực
và đã cho ra sản phẩm

- 100% HS viết đúng u cầu
cơng việc được giao
- Có 8 HS làm bài tốt
- 3 HS đại diện cho 3 nhóm
nói trước lớp
- Các ý cơ bản mà HS thể hiện
được:
+ Nhóm 1: Giới thiệu về ngoại
hình, tuổi tác, trang phục, hoạt
động -> tốt lên vẻ đẹp đơn
hậu của Dượng Hương Thư
+ Nhóm 2: Chủ yếu khắc họa
hoạt động, biểu cảm của
gương mặt và cơ thể gắn liền
với hoạt động vượt thác ->
toát lên sức mạnh, sự mưu trí,
khéo léo
+ Nhóm 3: Chủ yếu khắc họa
hình ảnh nhân vật với niềm
vui và sự thư thái sau hành
trình vượt thác

GV chuyển tiếp: Như vậy qua một thời gian chưa đủ dài để chúng ta có thể biết,
hiểu và cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn hình ảnh con người và đất nước Việt Nam qua
hai văn bản truyện kí. Nhưng chắc chắn trong trái tim chúng ta cũng đã kịp lưu
giữ được những hình ảnh rất đỗi thân thương “về nơi đã từng đến, về những con
người ta đã gặp”. Vẻ đẹp của trời, mây, non nước, rừng đước Cà Mau hay dáng
uy nghi trầm mặc của những chịm cổ thụ dọc sơng Thu Bồn sẽ làm ta thích thú,
tự hào. Ta yêu mến, cảm phục và biết ơn những người bán hàng ở chợ Năm Căn;
tự hào về sức mạnh, lòng nhiệt thành và ý thức trách nhiệm của Dượng Hương

Thư...Tất cả những điều đẹp đẽ đó đã được chuyển tải bằng những hình ảnh gần
gũi, thân thương, ngơn từ trong sáng, tình u và sự gắn bó của hai nhà văn đối
với quê hương, đất nước.
15


Và có một yếu tố khơng nhỏ góp phần tái hiện trọn vẹn hình ảnh đất nước
và con người Việt Nam qua các văn bản truyện kí đó là việc sử dụng các biện pháp
nghệ thuật tu từ, trong đó có nghệ thuật So sánh. Tiết học tiếp theo hơm nay cơ trị
ta sẽ cùng khám phá để biết, để hiểu và để sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ
này trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
III. So sánh
Cách tổ chức giờ học: Gộp 2 bài so ánh thành một bài chung (đây là kiến
thức học sinh đã được học ở Tiểu học)
Hoạt động của thầy
* GV giao việc cho HS:
Đọc lại 2 văn bản truyện
kí đã học, tìm ra tất cả
những câu văn có chứa
hình ảnh so sánh?
Cảm ơn các con đã làm
việc rất tích cực, có sự
hợp tác chặt ché giữa các
thành viên trong nhóm,
có sự hỗ trợ nhau giữa
các nhóm để cùng hồn
thành nhiệm vụ
* Vậy các con hãy trở
lại với 2 câu thơ của
Bác Hồ trong SGK và

chỉ ra những hình ảnh
được so sánh với nhau,
mục đích của việc so
sánh ấy là gì?

Hoạt động của trị
- HS làm việc nhóm
trong 10 phút thời gian
giới hạn
- Các nhóm thi đua để
trình bày trước

- HS làm việc cá nhân
- Đưa ra quyết định trả
lời
- Lê Ngọc Mai xung
phong trả lời

Kết quả đạt được
1. Khái niệm so sánh,
cấu tạo và các kiểu so
sánh:
- Nhóm 1: Hồn thành
trước nhưng chưa đủ
- Nhóm 2 và nhóm 3 đã
bổ sung thêm -> hoàn
chỉnh

- Chỉ ra được: “Trẻ em”
được so sánh với “búp

trên cành” -> sự non nớt,
cần được chở che, bảo vệ
nhưng lại căng tràn sức
sống
a. Khái niệm: Đối chiếu
sự vật này với sự vật
khác khi giữa chúng có
nét tương đồng với nhau
- Vẽ mơ hình đầy đủ (lấy
VD minh họa cho mơ
hình)
- Lập luận và giảng giải
được cấu tạo của những
phép so sánh không đầy
đủ: Thiếu từ so sánh,
phương diện so sánh (có
VD minh họa)
16


* Các con trở lại với - HS hoạt động nhóm và b. Cấu tạo: GV hướng
những ví dụ về so sánh đưa ra quyết định trả lời dẫn HS xác định rõ cấu
mà mình đã tìm được và
tạo của phép so sánh
chỉ ra cấu tạo đầy đủ
của 1 phép so sánh?
* Từ xem xét cấu tạo, - HS hoạt động nhóm và c. Các kiểu so sánh:
các con hãy quan sát đưa ra quyết định
Có hai kiểu so sánh:
cách sử dụng các từ so

- Ngang bằng
sánh để tìm ra các kiểu
- Không ngang bằng
so sánh?
Như vậy qua việc tiếp
xúc với các ngữ liệu
trong hai văn bản, các
con đã củng cố được kiến
thức về so sánh.
2. Giá trị của so sánh:
* Vậy khi đọc những - HS thực hiện nhiệm vụ - Giúp sự vật được so
câu văn có sử dụng và tìm ra kết luận
sánh hiện lên cụ thể, sinh
nghệ thuật so sánh, các
động, rõ nét
con thấy có gì khác với
- Tạo vẻ đẹp cho từ ngữ,
việc chúng ta lược bỏ và
tăng sức gợi hình, gợi
khơng sử dụng các hình
cảm
ảnh so sánh?
-> Thường xuyên sử
* Vậy trong viết văn HS hoạt động cá nhân
dụng (HS đưa ra VD
miêu tả và trong giao
minh họa)
tiếp, các con có thường
=> Rút ra lưu ý trong
xuyên sử dụng nghệ

phép nghệ thuật tu từ so
thuật tu từ so sánh
sánh
không?
* Sau khi tiếp xúc với - HS làm việc nhóm
phần kiến thức về so - Cả 3 nhóm có sơ đồ
sánh, cá con hãy tổng
- Các nhóm thể hiện sơ
hợp bài học bằng một sơ
đồ
đồ mà mình cho là khoa
học nhất, có thẩm mỹ
nhất?
Giáo viên chốt: Các con thân mến! Các con đã cùng với cơ tham gia một chủ đề
học bổ ích và hiệu quả. Chúng ta đã được biết thêm về nhiều vùng đất của Tổ
Quốc, hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và cuộc sống của con người Việt
Nam để yêu hơn, tự hào hơn về quê hương mình. Các con đã biết, hiểu về giá trị
của biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh, nhất là trong việc tả cảnh, tả người, tả
vật...Cả lớp mình cùng chuyển sang một hoạt động mới.

17


Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập (không nhất thiết
phải là bài tập SGK)
- Khi làm bài tập, HS phải phát triển được các năng lực phù hợp với kiến thức môn
Ngữ Văn trang bị
- Từ việc phát triển năng lực, có thể khuyến khích HS định hướng đường đi của
mình trong tương lai

* Phương pháp: (Làm việc nhóm, Thuyết trình, Chia sẻ)
=> Đây là một chuỗi bài học theo chủ đề nên GV không yêu cầu HS làm bài tập
SGK tại lớp, mà các em sẽ làm bài tập SGK ở nhà, khi cần sẽ trao đổi với GV
những bài khơng có khả năng tự giải quyết.
Bài tập được sử dụng trong chủ đề học này sẽ mang tính xâu chuỗi, tổng hợp
và đảm bảo được việc phát huy năng lực của người học.
* Hệ thống bài tập của chủ đề học:
Bài tập 1: Từ những bức ảnh về quê hương mà các con đã chụp được cùng với
những trải nghiệm của bản thân, tiếp xúc với chủ đề học bằng 2 văn bản “Sông
nước Cà Mau”, “Vượt thác”, các con hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với
nhan đề: “Đất nước và con người Viêt Nam trong trái tim ta”.
Đây là dạng bài tập mở, học sinh viết theo năng lực của mình.
Kết quả: - 100% HS đã hồn thành bài tập
- 100% có suy nghĩ nhân văn, trong sáng: yêu đất nước, yêu con
người, yêu những điều bình dị xung quanh
- Có 4 bài viết hay, sâu sắc
Bài tập 2: Trong chuyến tham quan du lịch vùng sông nước Cà Mau, con gặp một
bạn nhỏ nước ngồi khơng biết Tiếng Việt, con hãy giúp bạn những thơng tin về
vùng đất Cà Mau! Hồn thành bằng bài viết và sau đó trình bày bằng miệng!
- HS vận dụng năng lực học Tiếng Anh để hoàn thành bài tập
- GV dạy Văn sẽ hợp tác và nhờ sự hỗ trợ của giáo viên Tiếng Anh (52% HS
làm được bài tập ở các mức độ khác nhau, trong đó có 2 HS viết và nói tốt)
Bài tập 3: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ miêu tả phiên chợ quê em (Trong đoạn
văn có sử dụng 2 kiểu so sánh ngang bằng và không ngang bằng).
- HS làm bài tập tích cực, hiệu quả (100% HS tham gia)
Kết quả: Với 3 bài tập xâu chuỗi kiến thức, HS đã hứng thú và thể hiện được
năng lực cá nhân của mình (viết, nói, thể hiện quan điểm trong việc bổ sung ý kiến
về bài làm của bạn).
18



Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức và sự hiểu biết về chủ đề đã học vào cuộc sống hiện tại và
tương lai của mình
- Định hướng năng lực: dám nghĩ, dám làm
* Kỹ thuật: Động não, thuyết trình
GV: Qua chủ đề đã học, em hãy bày tỏ những dự định và mơ ước của mình trong
tương lai với cơ và các bạn trong lớp? Tại sao em lại mơ ước như vậy?
(HS thảo luận, trao đổi với nhau, sau đó đưa ra ý kiến – GV phát cho mỗi nhóm HS
một mảnh giấy hình trái tim để các em viết vào)
Một số ý kiến:
- Ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia để được đi khắp mọi miền Tổ Quốc lưu lại
những bức ảnh đẹp về con người và đất nước Việt Nam. Mong ước có một phịng
triển lãm về đề tài này (Tự thấy mình có khả năng chụp ảnh đẹp)
- Ước mơ trở thành nhà thơ, nhà văn để viết về con người và đất nước Việt Nam
(Tự nhận thấy bản thân có năng khiếu văn chương)
- Ước mơ trở thành họa sĩ (Tự nhận thấy mình vẽ đẹp)
- Ước mơ thành nhạc sĩ sáng tác những bài hát về quê hương...và rất nhiều ước mơ
đẹp, nhân văn khác căn cứ vào năng lực và đam mê của bản thân
GV đánh giá: Tất cả ước mơ của các con đều đẹp, hướng thiện, phù hợp và xuất
phát từ chủ đề của bài học. Cô chúc cho mọi mong ước của các con sẽ thành hiện
thực. Một ngày không xa, cô sẽ gặp các con trong những vai trị như thế. Bằng trí
tuệ, sức lực và tình yêu quê hương của mình, các con hãy lan tỏa hình ảnh đẹp về
con người và đất nước Việt Nam tới bạn bè năm châu.
Hoạt động 5: Tìm tịi mở rộng
* Mục tiêu: HS mở rộng thêm kiến thức cùng chủ đề
- Các em sẽ có cái nhìn tồn diện hơn về hình ảnh con người và đất nước Việt Nam
- Có thêm kiến thức để viết văn, để vận dụng vào cuộc sống trong tương lai
* Kết quả: Việc tìm tịi của các con đã hồn thành từ bước chuẩn bị:

- Các con đã có rất nhiều bài viết hay về chủ đề này.
- Ví dụ:
- 3 bài thơ về sông quê của Tế Hanh
- Sáng tác của Nguyễn Tuân
19


- Sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Một số ca khúc về đề tài
- Bài “Dô tả dô tà” của Mạnh Lê
- Bài viết về Thành nhà Hồ, Suối cá Cẩm Lương, Thác Ma Hao, Thác Mây...
GV: Khen ngợi HS về những kết quả tuyệt vời trong hoạt động này. Khuyến khích
HS đọc sách, và nếu có dịp tham quan du lịch, vãn cảnh, picnic...hãy chuẩn bị
những vật dụng như máy ảnh, sổ tay, bút...để lưu lại những hình ảnh, thơng tin kiến
thức bổ ích về những nơi mình đã đến, những người mình đã gặp từ sâu thẳm trái
tim.
5. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
a. Đối với hoạt động giáo dục
- Dạy học theo chủ đề thực sự là cách tổ chức day học theo hướng mở, mới và tích
cực, giáo viên khơng cịn lo sợ cháy giáo án hay thừa giờ. Cả cơ và trị đều chủ
động trong việc lĩnh hội kiến thức. Mối quan hệ giữa cơ và trị thân thiết, gần gũi,
gắn bó hơn qua các hoạt động. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp tốt hơn
nhờ vào các hoạt động nhóm
- Việc dạy học theo chủ đề đã thực sự đánh thức, phát huy năng lực người học. Trị
khơng cịn phải nghe những lời sáo rỗng, mớ kiến thức hàn lâm trừu tượng mà đã
tự làm, tựu hiểu, tự liên hệ, vận dụng dưới sự hướng dẫn của thầy
b. Đối với bản thân
- Là một lãnh đạo, nhưng quan điểm của tơi: “Đã là lãnh đạo ngồi năng lực quản
lý thì rất cần phải giỏi chun mơn”. Bởi đối với một nhà trường, chuyên môn là

yếu tố then chốt để làm nên chất lượng, học sinh có được hưởng lợi hay không là
bắt nguồn từ chất lượng giảng dạy của người thầy, và như vậy chuyên môn phải
được đặt lên hàng đầu. Vì lẽ đó tơi đã khơng hề ngại hay né tránh tham gia các
buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của cụm, của các tổ chức giáo dục...thuộc
lĩnh vực mơn mình được đào tạo. Bản thân cịn là người đi đầu trong “Dạy học
theo chủ đề”. Ngay từ đầu năm học, thấy đây là điểm mới trọng tâm của chương
trình Ngữ Văn, tơi đã u cầu bộ phận chuyên môn quan tâm thực hiện, từ khâu lên
kế hoạch đến các bước tiến hành và tôi là người tiên phong. Giáo viên trong nhà
trường vì thế cũng đã nhiệt tình tham gia hưởng ứng và nghiêm túc thực hiện.
c. Với đồng nghiệp
- Từ việc xây dựng chủ đề dạy học của bản thân, tôi đã lan tỏa tới tất cả các đồng
nghiệp. Mỗi người đều chủ động nắm bắt điểm mới này để xây dựng kế hoạch thực
hiện. Người lãnh đạo là phải dám đương đầu trong công cuộc đổi mới, tơi đã làm
được điều đó và tự tin vì đồng nghiệp của tơi cũng đã thực hiện rất tốt việc “Dạy
học theo chủ đề”
20


d. Với nhà trường
Nhờ triển khai và thực hiện tốt việc “Dạy học theo chủ đề”, trong năm học
vừa qua trường chúng tôi đã đạt được những kết quả xứng đáng:
- Chất lượng đại trà: được nâng lên rõ rệt
- Chất lượng mũi nhọn:
+ HS giỏi cấp cụm xếp thứ Nhất tồn đồn
+ HS giỏi cấp Huyện xếp thứ Nhì đồng đội tồn huyện
+ HS giỏi cấp tỉnh: Có 3 em đạt giải
- Về kỹ năng: Những học sinh vốn tự tin, nhút nhát nhưng khi được học theo chủ
đề đã phấn chấn, tự tin nhập cuộc với các bạn. Đặc biệt dám mạnh dạn thể hiện
mình: dám nói, dám bộc lộ suy nghĩ, năng lực của bản thân trước tập thể (điều mà
lâu nay những đối tượng học sinh này khơng được khơi dậy). Đây chính là cái

được lớn nhất của “Dạy học theo chủ đề” mà bản thân tôi thấy cần chú trọng để
giáo viên phát huy tổ chức tốt trong dạy học.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
“Dạy học theo chủ đề” đã góp phần đổi mới Giáo dục, phát huy năng lực
người học một cách toàn diện, hiệu quả. Vì thế các nhà trường cần thực hiện tốt
các chủ đề dạy học đã được xây dựng theo phân phối chương trình.
2. Kiến nghị:
Để “Dạy học theo chủ đề” được thực hiện đồng bộ ở tất cả các nhà trường
trong toàn huyện và đến từng giáo viên, thì cần thiết phải có những giờ dạy mẫu,
giáo án mẫu, do những người có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt trong
huyện thực hiện. Bởi một thực trạng ta phải thẳng thắn thừa nhận đó là: hiện nay
khơng ít giáo viên năng lực còn hạn chế, chưa thể hình dung ra thế nào là “Dạy
học theo chủ đề”, bước đầu càng khơng thể tự mình xây dựng được giáo án để thực
hiện, nên cần phải học hỏi và làm theo đồng nghiệp của mình.
Trên đây là những trăn trở, những bước đi đầu tiên và một vài kinh nghiệm
nho nhỏ của bản thân trước một yêu cầu đổi mới trong chuyên môn. Dù đã đạt
được những thành công bước đầu, nhưng thiết nghĩ đó chỉ là một cách làm mang
tính chủ quan, mới chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân là chủ yếu. Vậy nên tôi mạnh
dạn đưa ra đây rất mong được bạn bè đồng nghiệp quan tâm, góp ý; mong các
đồng chí lãnh đạo, các đồng chí chun viên có thêm những chỉ đạo đúng hướng
để tôi thực hiện, chỉ đạo thực hiện việc “Dạy học theo chủ đề” có hiệu quả hơn
trong những năm sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
21


XÁC NHẬN CỦA
TRƯỞNG ĐƠN VỊ


THỦ

Yên Định, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Trịnh Thị Thu
Lê Thị Sâm

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chủ yếu là kinh nghiệm thực tiễn tự bản thân đúc kết và trải nghiệm

23


×