Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN rèn luyện kỹ năng lựa chọn dạng biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 trường THCS mậu lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.42 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG: LỰA CHỌN DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS MẬU LÂM

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Mậu Lâm
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Địa lí

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm
2.1.2 Phân loại hệ thống biểu đồ địa lí
2.1.3. Vị trí ý nghĩa của biểu đồ trong dạy học địa lí
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm


2.1.1. Thực trạng
2.2.2. Nguyên nhân
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Biểu đồ hình tròn (100%) - Biểu đồ cơ cấu
2.3.2. Biều đồ miền (100%) - Biểu đồ cơ cấu
2.3.3. Biểu đồ đường
2.3.3.1. Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tuyệt đối
2.3.3.2. Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tương đối (năm đầu tiên - 100%)
2.3.4. Biểu đồ cột
2.3.5. Biểu đồ kết hợp
Bảng tóm tắt nhận dạng biểu đồ
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2

2
3
3
3
4
5
5
5
6
8
9
10
11
11
11
12


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thực hành kỹ năng địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu
rất quan trọng của việc học tập mơn địa lí. Vì:
- Trong các đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi mơn địa lí đều có hai phần lí
thuyết và thực hành. Trong đó phần thực hành thường có bài tập vẽ và nhận xét
biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm toàn bài.
- Chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 9: Có 52 tiết thì đã có 11 tiết thực
hành trong đó có 5 tiết về vẽ biểu đồ và có khoảng 10 bài tập về rèn luyện kỹ
năng vẽ và nhận xét biểu đồ.
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học, biết vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, từ đó hình thành ở các em niềm say mê và u thích mơn học

Tuy nhiên trong thực tế, kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn nhiều hạn
chế, các em thường lúng túng ngay từ khâu nhận dạng và lựu chọn biểu đồ phù
hợp theo yêu cầu của bài tập.
Từ những lý do trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra những biện pháp “Rèn
luyện kỹ năng: Lựa chọn dạng biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 trường THCS
Mậu Lâm”. Theo tôi đây là bước khởi đầu, có ý nghĩa quan trọng về mặt định
hướng cho những bước tiếp theo của một quy trình vẽ biểu đồ. Mong rằng với
kinh nghiệm của bản thân sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học địa lí
hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra những biện pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn dạng biểu đồ địa lí
cho học sinh để các em có thể xác định và lựa chọn chính xác các dạng biểu đồ
địa lí từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, hào hứng của học sinh trong giờ
học địa lí góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng: Lựa chọn dạng biểu đồ địa lí cho học
sinh lớp 9 trường THCS Mậu Lâm. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, hào
hứng của học sinh mà bản thân đã vận dụng vào thực tế giảng dạy tại trường
THCS Mậu Lâm trong năm học qua.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong q trình nghiên cứu bản thân tơi đã kết hợp sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau như: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương
pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập số liệu, thống kê; phương pháp phân tích
và tổng hợp; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp thực nghiệm sư
phạm để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích đánh giá về thực trạng và các giải
pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học địa lí.


2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1.1. Khái niệm.
Biểu đồ địa lí là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả: Động
thái phát triển của một hiện tượng địa lí; thể hiện quy mơ, độ lớn của một đại
lượng địa lí; so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng địa lí; thể hiện cơ
cấu thành phần của một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng một đại lượng; thể
hiện sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm.
2.1.2. Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý.
Trong chương trình địa lí ở cấp THCS nói chung và lớp 9 nói riêng, biểu
đồ địa lí có rất nhiều dạng, mỗi dạng lại có nhiều loại. Căn cứ vào yêu cầu thể
hiện người ta chia ra thành năm dạng cơ bản sau:
- Biểu đồ hình trịn: Có hai loại biểu đồ hình trịn.
+ Biểu đồ hình trịn đơn.
+ Biểu đồ hình trịn có bán kính khác nhau.
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ cột (thanh ngang): Có ba loại biểu đồ cột.
+ Biểu đồ cột đơn.
+ Biểu đồ cột nhóm.
+ Biểu đồ cột chồng.
- Biểu đồ đường: Có hai loại biểu đồ đường:
+ Biểu đồ đường thể hiện sự thay đổi của một đối tượng địa lí qua thời
gian theo giá trị tuyệt đối.
+ Biểu đồ đường thể hiện sự thay đổi của 2 hay 3 đối tượng địa lí qua thời
gian theo giá trị tuyệt đối hay tương đối.
- Biểu đồ kết hợp.
2.1.3. Vị trí và ý nghĩa của biểu đồ trong dạy và học địa lý.
*) Đối với giáo viên:
Biểu đồ địa lí là phương tiện tốt nhất để giáo viên đánh giá mức độ nắm
bắt kiến thức đã học và kĩ năng thực hành bộ mơn của học sinh. Để từ đó giáo

viên có định hướng về mục tiêu kiến thức cần đạt cho mỗi tiết dạy, đổi mới trong
phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
*) Đối với học sinh:
Biểu đồ có vị trí và ý nghĩa vơ cùng quan trọng và được xem là một trong
những "Ngôn ngữ đặc thù" của khoa học địa lí. Nó khơng chỉ giúp học sinh khắc
sâu kiến thức đã học mà còn rèn luyện kĩ năng đánh giá, nhận xét một vấn đề địa
lí cụ thể, từ đó hình thành ở các em niềm say mê và u thích mơn học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.2.1. Thực trạng.

Trong những năm gần đây với chủ trương đổi mới hệ thống giáo dục quốc
dân mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy và học, nên việc rèn luyện kĩ
năng vẽ biểu đồ cho học sinh được chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên trong thực tế,
qua các bài kiểm tra, các kì thi học sinh giỏi cấp THCS, khi gặp dạng bài tập vẽ


3
và nhận xét biểu đồ điểm làm bài của học sinh thường thấp. Tôi nhận thấy các
em học sinh thường lúng túng ngay từ khâu nhận dạng và lựa chọn biểu đồ phù
hợp theo yêu cầu của bài tập.
Từ thực tế đó tơi tiến hành điều tra ban đầu đối với học sinh lớp 9 trường
THCS Mậu Lâm năm học 2020 - 2021 về: Kỹ năng lựa chọn dạng biểu đồ Địa lí.
Kết quả điều tra ban đầu về kỹ năng lựa chọn dạng biểu đồ Địa lí
(thời điểm tiến hành điều tra 25/9/2020)
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu Điểm kém
Lớp TSHS
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
33
0
0,0
5 15,2 13 39,4 15 45,4 0
0,0
9B
34
0
0,0
3
8,8 14 41,5 17 50,0 0
0,0
2.2.2. Nguyên nhân.
Kết quả điều tra cho thấy kỹ năng lựa chọn dạng biểu đồ địa lí của học
sinh khơng cao. Tơi nhận thấy có một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
Trước hết là thời lượng giành cho việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ rất ít
trong một tiết dạy nên học sinh không được rèn luyện nhiều do vậy khi được yêu
cầu các em thường lúng túng.
Thứ hai là sự quan tâm của giáo viên đến việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu
đồ cho học sinh.
Thứ ba là đa số học sinh có tâm lý xem địa lí là mơn phụ do đó các em
chưa nhận thức hết vai trị, tác dụng của việc tiếp thu nội dung kiến thức này nên

chưa hứng thú học tập.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học, bản thân tơi đã nghiên
cứu và tìm ra một số biện pháp rèn luyện kỹ năng: Lựa chọn dạng biểu đồ địa lí
cho học sinh lớp 9 trường THCS Mậu Lâm mà bản thân tôi đã vận dụng vào thực
tế giảng dạy tại trường THCS Mậu Lâm, năm học 2020 - 2021.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Chọn dạng biểu đồ là bước khởi đầu, có ý nghĩa quan trọng về mặt định
hướng. Dĩ nhiên nếu việc lựa chọn không đúng (hoặc khơng thích hợp) thì biểu
đồ vẽ ra sẽ sai (hoặc khơng thích hợp). Vậy phải căn cứ vào đâu để có thể lựa
chọn dạng biểu đồ nhanh - đúng? Để làm được điều này tôi đưa ra một số biện
pháp mà bản thân đã và đang thực hiện trong quá trình giảng dạy như sau:
2.3.1. Biểu đồ hình trịn (100%) - Biểu đồ cơ cấu
- Căn cứ vào lời dẫn trong câu hỏi: Đối với loại biểu đồ này lời dẫn trong
câu hỏi thường thể hiện các cụm từ như:
Biểu đồ thể hiện:
+ Cơ cấu (%); Tỉ trọng (%); Tỉ lệ (%)
+ Quy mô và cơ cấu
+ Chuyển dịch cơ cấu; Chuyển dịch quy mô
+ Chuyển dịch quy mô và cơ cấu
- Căn cứ vào bảng số liệu:
+ Nếu bảng số liệu chỉ có thời gian 1 năm hoặc một địa điểm. Ta
chọn: Biểu đồ 1 hình trịn.


4
+ Nếu bảng số liệu có dãy số liệu tương đối (%) và có thời gian từ 2
đến 3 năm hoặc địa điểm. Ta chọn: Biểu đồ 2, 3 hình trịn bán kính bằng nhau.
+ Nếu bảng số liệu có dãy số liệu tuyệt đối hay chưa qua xử lý và
có thời gian từ 2 đến 3 năm hoặc địa điểm. Ta chọn: Biểu đồ 2, 3 hình trịn có

bán kính khác nhau.
Ví dụ 1: Dựa vào bảng số liệu đã cho hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ
cấu tổng sản phẩm trong nước qua một số năm:
Bảng cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
(% GDP theo giá trị hiện hành)
Khu vực sản xuất
1985
1990
1995
Nông - Lâm -Ngư

40,2

38,7

27,2

Công nghiệp - xây dựng

27,3

22,7

28,8

Dịch vụ

32,5

38,6


44,0

Ta nhận thấy:
- Yêu cầu của lời dẫn trong câu hỏi: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ
cấu tổng sản phẩm trong nước.
- Quan sát bảng số liệu đã cho ta thấy: Số liệu được thể hiện là tương đối
được tính ra tỉ lệ cơ cấu % và được thể hiện trong thời gian 3 năm.
Kết luận: Ta chọn: Biểu đồ 3 hình trịn bán kính bằng nhau.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau:
Dân số các châu lục năm 1950 và năm 2000
(Đơn vị: triệu người)
Năm
1950
2000
Châu Á

1402

3683

Châu Âu

547

729

Châu Đại Dương

13


30,4

Châu Mĩ

339

829

Châu Phi
221
784
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các châu lục năm 1950 và năm 2000
Ta nhận thấy:
- Yêu cầu của lời dẫn trong câu hỏi: Vẽ biểu đồ cơ cấu dân số các châu lục
- Quan sát bảng số liệu đã cho ta thấy: Số liệu tuyệt đối, chưa qua xử lý và
có thời gian từ 2 năm.
Kết luận: Ta chọn: Biểu đồ 2 hình trịn có bán kính khác nhau.
2.3.2. Biểu đồ miền (100%) - Biểu đồ cơ cấu
- Căn cứ vào lời dẫn trong câu hỏi: Lời dẫn trong câu hỏi thường thể hiện
các cụm từ như:
Biểu đồ thể hiện:
+ Chuyển dịch cơ cấu
+ Thay đổi cơ cấu


5
+ Chuyển dịch quy mô và cơ cấu
- Căn cứ vào bảng số liệu: Thể hiện chuỗi thời gian với số năm nhiều,
thường từ 4 năm trở lên.

Ví dụ 3: Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế
của nước ta.
GDP theo giá trị kinh tế của nước ta phân theo khu vực kinh tế
(tỉ đồng)
Chia ra
Năm Tổng số
Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
1990 41.955
16.252
9.513
16.190
1995 228.892

62219

65.820

100.853

1997 313.623

80.826

100.595

132.202

2000 441.646


108.356

162.220

171.070

2004 715.307

155.992

287.616

271.699

2005 938.211
175.984
344.224
319.003
Ta nhận thấy:
- Yêu cầu của lời dẫn trong câu hỏi: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự
chuyển dịch cơ cấu GDP.
- Quan sát bảng số liệu đã cho ta nhận thấy: Bảng số liệu có 3 đối tượng
địa lý (Nơng, lâm, thủy sản; Công nghiệp - xây dựng; Dịch vụ), số liệu tuyệt đối
và có chuỗi thời gian dài 6 năm.
Kết luận: Ta chọn: Biểu đồ miền.
2.3.3. Biểu đồ đường.
2.3.3.1. Đối với Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tuyệt đối:
- Căn cứ vào lời dẫn trong câu hỏi: Lời dẫn trong câu hỏi thường thể hiện
các cụm từ như:
Biểu đồ thể hiện:

+ Gia tăng
+ Biến động
+ Phát triển
- Căn cứ vào bảng số liệu: Số liệu tuyệt đối, chưa qua xử lý và có thời
gian từ 4 năm trở lên.
2.3.3.2. Đối với Biều đồ đường vẽ theo giá trị tương đối (năm đầu tiên 100%)
- Căn cứ vào lời dẫn trong câu hỏi: Lời dẫn trong câu hỏi thường thể hiện
các cụm từ như:
Biểu đồ để hiện:
+ Tốc độ gia tăng (%)
+ Tốc độ tăng trưởng (%)
+ Tốc độ phát triển (%)


6
- Căn cứ vào bảng số liệu: Số liệu tương đối (%) và có thời gian từ 4 năm
trở lên.
Ví dụ 4: Cho bảng số liệu sau:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta
giai đoạn 2000 - 2012
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
Đường sắt
Đường bộ
Đường sơng
Đường biển
2000

6258,2


144571,8

57395,3

15552,5

2005

8786,6

298051,3

111145,9

42051,5

2010

7861,5

587014,2

144227,0

615993,2

2012

6952,1


717905,7

174385,4
61694,2
(Nguồn: Niên giám thống kê 2014)
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng
hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta giai đoạn 2000 - 2012.
Ta nhận thấy:
- Yêu cầu của lời dẫn trong câu hỏi: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện
tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải
- Quan sát bảng số liệu đã cho ta nhận thấy: Bảng số liệu tuyệt đối, chưa
qua xử lý và có chuỗi thời gian dài 4 năm.
Kết luận: Ta chọn: Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tương đối
(trước khi vẽ ta phải xử lý bảng số liệu sang tương đối (%), năm đầu tiên 100%)
2.3.4. Biểu đồ cột.
- Căn cứ vào lời dẫn trong câu hỏi: Lời dẫn trong câu hỏi thường thể hiện
các cụm từ như:
Biểu đồ thể hiện:
+ Tình hình phát triển
+ Sự thay đổi, biến động
+ Số lượng; Sản lượng
+ Đơn vị có dấu “/” (ta/ha; kg/người; người/km2)
- Căn cứ vào bảng số liệu:
+ Nếu bảng số liệu thể hiện một đối tượng trong nhiều năm hoặc
nhiều đối tượng trong một năm. Ta chọn: Biểu đồ cột đơn
+ Nếu bảng số liệu thể hiện 2, 3 đối tượng ghép cạnh nhau. Ta
chọn: Biểu đồ cột ghép
+ Nếu bảng số liệu thể hiện nhiều đối tượng liên quan chồng lên
nhau (cùng chung tổng số). Ta chọn: Biểu đồ cột chồng
Ví dụ 5: Cho bảng số liệu sau:

GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) của cả nước
và các vùng kinh tế trọng điểm năm 2007
(Đơn vị: triệu đồng/người)
Vùng
Cả nước
Vùng KTTĐ
Vùng KTTĐ Vùng KTTĐ
miền Trung
phía Nam
phía Bắc


7
GDP/người
14,3
17,2
10,1
25,9
Vẽ biểu đồ thể hiện GDP/người của cả nước và các vùng kinh tế trọng
điểm ở nước ta, năm 2007
Ta nhận thấy:
- Yêu cầu của lời dẫn trong câu hỏi:
+ Vẽ biểu đồ đồ thể hiện GDP/người của cả nước và các vùng kinh tế
trọng điểm ở nước ta, năm 2007.
+ Đơn vị: Có dấu “/” (triệu đồng/người)
- Quan sát bảng số liệu đã cho ta nhận thấy: Bảng số liệu cho dãy số liệu
tương đối của nhiều đối tượng địa lý (4 đối tượng địa lý) trong 1 năm.
Kết luận: Ta chọn: Biểu đồ cột đơn
Ví dụ 5: Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự
thay đổi diện tích cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên năm 1995 và 2005.

Diện tích cây cơng nghiệp lâu năm ở Tây Ngun thời kì 1995 - 2005
Cây cơng nghiệp
1995
2005
Tổng số

230,7

617,9

Cà phê

147,4

486,6

Cao su

52,5

82,2

Chè

15,6

21,8

Các cây khác
15,2

45,3
Ta nhận thấy:
- Yêu cầu của lời dẫn trong câu hỏi: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự
thay đổi diện tích cây cơng nghiệp ở Tây Ngun.
- Quan sát bảng số liệu đã cho ta nhận thấy: Bảng số liệu cho dãy số liệu
tuyệt đối về quy mơ của nhiều đối tượng địa lí (4 đối tượng địa lí) biến động
theo một thời kỳ 1995 - 2005.
Kết luận: Ta chọn: Biểu đồ cột ghép
(trước khi vẽ ta phải xử lý bảng số liệu sang tương đối)
Ví dụ 6: Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến
động của các diện tích rừng nước ta qua các thời kì.
Tình trạng rừng của nước ta qua các năm
Đơn vị: Triệu ha
Chia ra (trong đó)
Năm
Tổng diện tích rừng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
1943

14,3

14,3

0

1983

7,2


6,8

0,4

2005

12,7

10,2

2,5

Ta nhận thấy:


8
- Yêu cầu của lời dẫn trong câu hỏi: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến
động của các diện tích rừng nước ta.
- Quan sát bảng số liệu đã cho ta nhận thấy: Bảng số liệu có 2 đối tượng
liên quan chồng lên nhau (rừng tự nhiên và rừng trồng) có chung tổng số và có
thời gian 3 năm.
Kết luận: Ta chọn: Biểu đồ cột chồng.
2.3.5. Biểu đồ kết hợp.
- Căn cứ vào lời dẫn trong câu hỏi: Lời dẫn trong câu hỏi thường thể hiện
cụm từ như: Biểu đồ thể hiện tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển.
- Căn cứ vào bảng số liệu: Có hai đơn vị khác nhau. Có thời gia từ 3 đến
4 năm trở lên.
Ví dụ 7: Cho bảng số liệu
Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta từ năm 1960 - 2006
Tỉ suất gia tăng dân số

Năm
Số dân (triệu người)
tự nhiên (%)
1960
30,7
3,93
1965
34,92
2,93
1970
41,03
3,24
1979
52,74
2,50
1989
64,1
2,10
1999
76,32
1,40
2006
84,16
1,30
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mơ dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự
nhiên ở nước ta từ năm 1960 - 2006.
Ta nhận thấy:
- Yêu cầu của lời dẫn trong câu hỏi: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự
tương quan giữa độ lớn (quy mô dân số) và động thái phát triển (tỉ suất gia tăng
dân số tự nhiên).

- Quan sát bảng số liệu đã cho ta nhận thấy: Bảng số liệu có 2 đơn vị khác
nhau: Số dân (triệu người) và tỉ suất gia tăng dân số (%). Có thời gia 6 năm
Kết luận: Ta chọn: Biểu đồ kết hợp giữa cột đơn (thể hiện quy mô dân
số) và đường (thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên).
Ví dụ 8: Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện
tình hình sản suất lúa của nước ta.
Diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta
Diện tích
Trong đó: Diện tích lúa mùa
Sản lượng
Năm
(nghìn ha)
(nghìn ha)
(triệu tấn)
1990
6.043
2.754
19.225
1995
6.766
2.602
24.964
1998
7.363
2.439
29.146
2000
7.666
2.360
32.149



9
2004
7.445
2.101
36.149
2005
7329
2.038
35.838
Ta nhận thấy:
- Yêu cầu của lời dẫn trong câu hỏi: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự
tương quan giữa độ lớn (diện tích lúa) và động thái phát triển (sản lượng lúa).
- Quan sát bảng số liệu đã cho ta nhận thấy: Bảng số liệu có 2 đơn vị khác
nhau: Diện tích lúa (nghìn ha) và sản lượng lúa (triệu tấn); có 2 đối tượng liên
quan chồng lên nhau (cùng chung tổng số) là diện tích lúa và diện tích lúa mùa.
Có thời gian 6 năm.
Kết luận: Ta chọn: Biểu đồ kết hợp giữa cột chồng (thể hiện diện tích lúa
và diện tích lúa mùa) và đường (thể hiện sản lượng lúa)
BẢNG TÓM TẮT NHẬN DẠNG BIỂU ĐỒ
Loại biểu đồ

Phân loại
- Biểu đồ 1 hình
trịn

- Biểu đồ 2, 3
hình trịn bán
Biều đồ hình

kính bằng nhau
trịn (100%)
- Biểu đồ 2, 3
hình trịn bán
kính khác nhau

Nhận biết
Bảng số liệu
- Thời gian 1 năm hoặc
một địa điểm
- Bảng số liệu tương đối
(%)
- Thời gian từ 2 - 3 năm
hoặc địa điểm
- Bảng số liệu tuyệt đối
hay chưa qua xử lý
- Thời gian từ 2 - 3 năm
hoặc địa điểm

Lời dẫn
- Biểu đồ thể hiện:
+ Cơ cấu (%)
+ Tỉ trọng (%)
+ Tỉ lệ (%)
+ Quy mô và cơ cấu
+ Chuyển dịch cơ cấu;
+ Chuyển dịch quy mô
+ Chuyển dịch quy mô
và cơ cấu


- Biểu đồ thể hiện:
+ Chuyển dịch cơ cấu
Biểu đồ
+ Thay đổi cơ cấu
miền (100%)
+ Chuyển dịch quy mô
và cơ cấu
- Bảng số liệu tuyệt đối
- Biểu đồ thể hiện:
- Biểu đồ đường
hay chưa qua xử lý
+ Gia tăng
vẽ theo giá trị
- Thời gian từ 4 năm trở + Biến động
tuyệt đối
lên.
+ Phát triển
Biểu đồ
- Biểu đồ để hiện:
đường
- Biểu đồ đường - Bảng số liệu tương đối
+ Tốc độ gia tăng (%)
vẽ theo giá trị
(%)
+ Tốc độ tăng trưởng
tương đối (năm - Thời gian từ 4 năm trở
(%)
đầu tiên 100%)
lên.
+ Tốc độ phát triển (%)

Biểu đồ cột
- Nếu bảng số liệu thể
- Biểu đồ thể hiện:
hiện một đối tượng trong + Tình hình phát triển
- Biểu đồ cột đơn
nhiều năm hoặc nhiều đối + Sự thay đổi, biến động
tượng trong một năm
+ Số lượng; Sản lượng
+ Đơn vị có dấu “/”
- Nếu bảng số liệu thể
- Biểu đồ cột
hiện 2, 3 đối tượng ghép (ta/ha; kg/người;
ghép
người/km2)
cạnh nhau
- Biểu đồ cột
- Nếu bảng số liệu thể
- Thời gian với số năm
nhiều, thường từ 4 năm
trở lên.


10
chồng
- Biểu đồ cột đơn
và đường
- Biểu đồ cột
Biểu kết hợp
ghép và đường
- Biểu đồ cột

chồng và đường

hiện nhiều đối tượng liên
quan chồng lên nhau
(cùng chung tổng số).
- Có hai đơn vị khác
nhau.
- Có thời gia từ 3 đến 4
năm trở lên.

- Biểu đồ thể hiện tương
quan giữa độ lớn và
động thái phát triển

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một thời gian vận dụng vào thực tế giảng dạy tại trường THCS Mậu
Lâm tôi nhận thấy: Kĩ năng chọn dạng biểu đồ của học sinh nhanh hơn, chính
xác hơn; khắc phục được tình trạng lúng túng của học sinh trước các bài tập yêu
cầu vẽ biểu đồ; các em ngày càng u thích mơn học hơn.
Từ nhận định ban đầu về hiệu quả của biện pháp khi được áp dụng vào
thực tế giảng dạy. Tôi tiến hành khảo sát lại đối với học sinh lớp 9 trường THCS
Mậu Lâm năm học 2020 - 2021 về: Kỹ năng lựa chọn dạng biểu đồ Địa lí.
Kết quả điều tra sau khi áp dụng biện pháp rèn luyện kĩ năng:
Lựa chọn dạng biểu đồ Địa lí
(thời gian tiến hành điều tra 16/3/2021)
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu Điểm kém
Lớp TSHS
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
SL %
9A
33
9 27,3 13 39,4 11 33,3 0
0
9B
34
6 17,6 16 47,1 12 35,3 0
0
Qua đây có thể khẳng định bước đầu biện pháp đã có kết quả tích cực:
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm Giỏi ở 2 lớp 9A, 9B chiến 27,3% và 17,6 %, tăng
27,3% và 16,6% so với trước khi áp dụng biện pháp cải tiến.
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm Khá ở 2 lớp 9A, 9B chiếm 39,4% và 57,1%, tăng
24,2% và 38,3% so với trước khi áp dụng biện pháp cải tiến.
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm Trung bình 2 lớp 9A, 9B chiếm 33,3% và 35,3%
đều giảm 6,0% so với trước khi áp dụng biện pháp cải tiến.
- Không còn tỉ lệ học sinh đạt điểm Yếu, Kém.
Với sự tiến bộ của các em đã góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển học
sinh giỏi môn Địa lý do tôi phụ trách tại nhà trường. Những năm gần đây đã có
nhiều học sinh đạt giải cao cấp huyện và được tham gia dự thi cấp tỉnh.
Những kết quả đạt được đã giúp tôi tự tin, mạnh dạn tiếp tục áp dụng sáng
kiến của mình vào thực tế giảng dạy ở nhà trường trong những năm tiếp theo với
hi vọng sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục của bộ môn.



11

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Như vậy, rèn luyện kĩ năng lựa chọn dạng biểu đồ địa lí là một khâu quan
trọng không thể thiếu trong việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh. Vì
đây là bước khởi đầu, có ý nghĩa quan trọng về mặt định hướng cho những bước
tiếp theo của một quy trình vẽ biểu đồ. Chính vì thế nó khơng những góp phần
giúp học sinh lựa chọn dạng biểu đồ nhanh hơn, chính xác hơn mà cịn khắc
phục được tình trạng lúng túng của học sinh trước các bài tập yêu cầu vẽ biểu
đồ, từ đó hình thành ở các em niềm u thích mơn học.
Với các biện pháp cải tiến của mình tơi hi vọng sẽ góp phần nhỏ trong
việc nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn địa lí ở trường THCS nhất là trong
q trình chúng ta đang đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Tuy nhiên
trong q trình nghiên cứu sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ý kiến
đóng góp của các quý cấp, bạn bè đồng nghiệp để tôi khắc phục và hồn thiện đề
tài mà mình đưa ra.
3.2. Kiến nghị.
Chun môn nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề để
giáo viên được trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực dạy học.
Xin chân thành cảm ơn!
Như Thanh, ngày 25 tháng 03 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG

Đinh Văn Nhất

CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, COPPY


Nguyễn Thị Hằng


12

Tài liệu tham khảo
1. Át lát địa lí Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà xuất bản giáo dục
2. Những kĩ năng địa lý cơ bản trong nhà trường phổ thông. Tác giải
Phạm Ngọc Đĩnh (2007). Nhà xuất bản giáo dục.
3. Phương phương dạy học địa lí theo hướng tích cực. Tác giả Đặng Văn
Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004). Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
4. Kĩ thuật thể hiện biểu đồ địa lý ôn thi đại học. Tác giả Trịnh Trúc Lâm
(2007). Nhà xuất bản Hà Nội.
5. Lý luận dạy học địa lí. Tác giả Nguyễn Trọng Phúc (2007). Nhà xuất
bản Đại học sư phạm.
6. Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kĩ năng thi vào đại học - cao
đẳng. Tác giả Đỗ Ngọc Tiến, Phí Công Việt. Nhà xuất bản giáo dục
7. Sách Giáo khoa Địa lí 9. Tác giả Nguyễn Dược (Tổng chủ biên). Nhà
xuất bản giáo dục.
8. Niên giám thống kê. Tổng cục thống kê (2009) Nhà xuất bản Hà Nội
9. Nguồn tham khảo trên Intenet


13

Mẫu 1 (2)
DANH MỤC
CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN,
TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Mậu Lâm

TT

1

2

3

Tên đề tài SKKN

Rèn luyện kĩ năng: Làm dạng
bài tập phân tích bảng số liệu
thống kê
Một số biện pháp tạo hứng thú
học tập cho học sinh trong dạy
học lịch sử ở trường THCS
Giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả cho học
sinh qua bài học: Đặc điểm tài
ngun khống sản Việt Nam
mơn Địa lí lớp 8 cấp THCS”

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại

xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng GD

C

2015 - 2016

Phòng GD

B

2018 - 2019

Phòng GD

B

2019 - 2020

----------------------------------------------------




×