Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

121 giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP HANOI trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.92 KB, 31 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.Tính tất yếu của đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào thế giới, việc chuyển
đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của Nhà Nước có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, bn bán hợp tác với
nước ngồi. Điều đó tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng gặp
nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với môi trường kinh
doanh đầy biến động, diễn biến phức tạp, có nhiều rủi ro, áp lực cạnh tranh
ngày càng gay gắt. Nếu doanh nghiệp không tự nhận thức được điều đó thì sẽ
khơng thể đứng vững trên thị trường. Phát triển thương mại, chú trọng khai thác
thị trường được coi là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của mỗi doanh
nghiệp.
Phát triển thương mại sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm, khai thác triệt để mọi tiềm năng của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh
doanh, tăng lợi nhuận và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Phát triển thương mại giúp doanh nghiệp thực hiện tốt mục tiêu và chiến lược
đặt ra góp phần vào thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp. Với cơ chế thị
trường như hiện nay, và đặc biệt khi nước ta đã tham gia vào cánh cửa thương
mại thế giới WTO thì phát triển thương mại ngày càng có ý nghĩa quan trọng và
là điều trăn trở của mọi doanh nghiệp.
Lĩnh vực kinh doanh rượu vang nhập khẩu của nước ta khơng mới mẻ
nhưng nó chỉ thực sự phát triển trong vài năm gần đây. Chính vì vậy mà việc
phát triển thương mại mặt hàng này là hết sức cần thiết. Với nhu cầu sử dụng
rượu vang ngày càng tăng thị trường của mặt hàng này vô cùng sôi động. Tuy
nhiên, xuất hiện nhiều hãng kinh doanh không rõ nguồn gốc, xuất xứ của rượu.
Bên cạnh đó là tình trạng rượu giả, rượu lậu lan tràn gây nhiều bức xúc cho cả
người tiêu dùng và những doanh nghiệp làm ăn chân chính.


SV: Kiều Việt Đức

1


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm
TOCONTAP HANOI, một trong những công ty tiến hành hoạt động kinh doanh
rượu vang nhập khẩu sớm ở Việt Nam, em nhận thấy mặt hàng rượu vang nhập
khẩu là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty. Doanh thu của mặt hàng
này không ngừng tăng qua các năm song doanh thu có khả năng tăng cao hơn
nữa. Cơng ty đã đầu tư nhiều nguồn lực vào mặt hàng này nhưng thương mại
mặt hàng rượu vang nhập khẩu vẫn phát triển chưa đúng tiềm năng. Qua việc
tìm hiểu nguyên nhân em được biết ngun nhân chính dẫn đến tình trạng này
là do công ty chưa khai thác được hết thế mạnh của thị trường. Nhận thấy vấn
đề phát triển thị trường đối với phát triển thương mại là một vấn đề cần thiết đối
với sự phát triển mặt hàng rượu vang nhập khẩu của công ty nên em đã chọn
vấn đề này để nghiên cứu.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm
(TOCONTAP HA NOI) cùng với việc phân tích số liệu, nghiên cứu tìm hiểu về
thị trường rượu vang nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội em thấy có những câu hỏi
đặt ra cho vấn đề này như sau:
- Những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới phát triển thương mại mặt
hàng rượu vang nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội?
- Tại sao vấn đề phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu thì
lại cần chú trọng đến phát triển thị trường?

- Phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu theo hướng tập
trung vào giá cả, chất lượng hay số lượng?
Các câu hỏi đặt ra để nghiên cứu và giải quyết trong đề tài: ”Giải pháp thị
trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu của
công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm(TOCONTAP HANOI) trên
địa bàn Hà Nội”.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
SV: Kiều Việt Đức

2


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

Mục tiêu của em khi nghiên cứu đề tài:” Giải pháp thị trường nhằm
phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu của công ty cổ phần
Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm TOCONTAP HANOI trên địa bàn thành phố
Hà Nội” bao gồm 2 mục tiêu:
Mục tiêu lý luận: Làm rõ một số vấn đề lý luận như: lý thuyết về phát
triển thương mại sản phẩm bao gồm khái niệm, bản chất phát triển thương mại,
những tác động của phát triển thương mại đến mặt hàng rượu vang nhập khẩu.
Mục tiêu thực tiễn: Đánh giá tổng quan mặt hàng rượu vang nhập khẩu,
qua nghiên cứu, phân tích thấy được những khó khăn và tồn tại trong phát triển
thị trường đối với phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu từ đó đề
xuất một số giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng rượu
vang nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào vấn đề cấp thiết đặt ra, em xin đề xuất phạm vi nghiên cứu

như sau:
Về nội dung nghiên cứu:
Em xin tập trung nghiên cứu một số giải pháp nhằm triển thương mại
của mặt hàng rượu vang nhập khẩu trong đó tập trung đi sâu vào các giải pháp
thị trường đối với mặt hàng rượu vang nhập khẩu của công ty cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Tạp Phẩm (TOCONTAP HANOI).
Về mặt không gian:
Đề tài nghiên cứu về mặt hàng rượu vang nhập khẩu trên địa bàn là trung
tâm thành phố Hà Nội. Bao gồm các quận: Hai Bà Trưng, Hồng Mai, Hồn
Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Từ Liêm.
Về mặt thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng của việc phát triển thương mại
mặt hàng rượu vang nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội trong 5 năm từ 2006-2010
và đưa ra giải pháp thị trường cho 5 năm tiếp theo.
SV: Kiều Việt Đức

3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

Về đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu là mặt hàng rượu vang nhập khẩu trên địa bàn Hà
Nội.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản
1.5.1.1. Khái niệm phát triển thương mại
Khái niệm: Phát triển thương mại là tất cả các hoạt động của con người

tác động theo hướng tích cực đến lĩnh vực thương mại( cụ thể là tác động đến
các hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy quá
trình mua bán sản phẩm, dịch vụ) làm cho lĩnh vực ngày càng được mở rộng về
quy mô, tăng về chất lượng, nâng cao hiệu quả và phát triển một cách bền vững.
Hoạt động phát triển thương mại ở cấp các doanh nghiệp mang bản chất là các
hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động phát triển thương mại ở cấp các tổ
chức hỗ trợ thương mại là những hoạt động nhằm hỗ trợ các hoạt động xúc tiến
thương mại của các doanh nghiệp.
Phát triển thương mại măt hàng rượu vang nhập khẩu trên địa bàn thành
phố Hà Nội là tất cả các hoạt động phát triển thương mại mặt hàng rượu vang
nhập khẩu nhằm làm cho lĩnh vực thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu
ngày càng được mở rộng về quy mô, tăng về chất lượng, nâng cao về hiệu quả
và phất triển một cách bền vững.
Bản chất của sự phát triển thương mại:
Các hoạt động nhằm phát triển thương mại phải đảm bảo làm cho lĩnh
vực này có sự mở rộng về quy mô, sự thay đổi về chất lượng, nâng cao tính hiệu
quả kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững hoặc cả bốn vấn đề trên.
- Sự mở rộng về quy mơ thương mại:
Mỗi khi nói đến phát triển, chúng ta thường nhắc đến từ quy mơ. Các
hoạt động làm cho thương mại có sự mở rộng về quy mô nghĩa là làm cho lĩnh
vực thương mại có sự gia tăng sản lượng tiêu thụ qua đó gia tăng giá trị thương
SV: Kiều Việt Đức

4


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế


mại, và có sự mở rộng về thị trường tiêu thụ. Phát triển thương mại sản phẩm
nào đó, xét về mặt quy mơ là tạo đà cho sản phẩm bán được nhiều hơn, quay
vòng nhanh hơn, giảm thời gian trong lưu thông, sản phẩm không chỉ bó hẹp
trong một vài thị trường truyền thống mà còn được đưa đến những thị trường
mới, những người tiêu dùng mới.
Ví dụ như hoạt động phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập
khẩu chủ yếu chỉ tập trung vào tầng lớp thượng lưu và trung lưu trong trung tâm
Hà Nội cần mở rộng đến cả tầng lớp bình dân, sang những khu vực Hà Nội mở
rộng.
- Lĩnh vực thương mại phải có sự thay đổi về chất lượng:
Khơng chỉ tăng về mặt số lượng mà các hoạt động phát triển thương mại
cũng phải quan tâm về mặt chất lượng nghĩa là phải làm thế nào để lĩnh vực
thương mại cũng phải có sự dịch chuyển về cơ cấu hàng hóa, dịch vụ theo
hướng tăng những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt, hàm lượng chất xám
cao, mẫu mã đẹp, sang trọng… phải có sự thâm nhập và khai thác tốt hơn thị
trường cũ của sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận và phát triển thị trường của
sản phẩm theo chiều sâu.
Phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu về khía cạnh này
rượu vang nhập khẩu cần phải cải tiến mẫu mã sản phẩm sao cho ngày càng
đẹp, sang trọng, hương vị thơm ngon, mới lạ… để tạo nên khả năng cạnh tranh
trên thị trường rượu vang.
- Phát triển thương mại gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của
thương mại:
Nâng cao hiệu quả kinh tế của thương mại nói chung và hiệu quả kinh tế
của lĩnh vực thương mại sản phẩm nói riêng là việc sử dụng tất cả các biện pháp
tác động tới kết quả hoặc chi phí hoặc cả hai đại lượng này nhằm làm cho hoạt
động thương mại sản phẩm có kết quả tăng, chi phí giảm, kết quả tăng mà chi
phí khơng tăng, kết quả tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí, kết quả
SV: Kiều Việt Đức


5


Chun Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

khơng tăng nhưng chi phí giảm hoặc kết quả giảm nhưng chậm hơn so với chi
phí của hoạt động thương mại sản phẩm. Ngồi ra hiệu quả thương mại còn
được phản ánh dựa vào tỷ trọng của ngành thương mại nói chung và lĩnh vực
thương mại sản phẩm nói riêng vào GDP, và được phản ánh thông qua hiệu quả
sử dụng các nguồn lực thương mại sản phẩm.
Nâng cao hiệu quả kinh tế của thương mại mặt hàng rượu vang nhập
khẩu là gây dựng tầm quan trọng của mặt hàng này trên thị trường rượu vang
làm cho thị phần của rượu vang nhập khẩu ngày một lớn hơn.
- Phát triển thương mại hướng tới mục tiêu phát triển bền vững:
Phát triển thương mại hướng tới phát triển bền vững với mục tiêu tạo
thêm công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng
thời bảo vệ mơi trường. Hay nói cách khác đi là phải biết kết hợp giữa mục tiêu
kinh tế và xã hội, thì sự phát triển thương mại nói chung và lĩnh vực thương mại
sản phẩm mới bền vững và lâu dài không ảnh hưởng đến việc phát triển trong
tương lai.
Với mặt hàng rượu vang nhập khẩu, tuy rượu nhập khẩu khơng được nhà
nước khuyến khích song lợi ích của rượu vang đối với sức khỏe người dân là
điều khơng thể phủ nhận, bên cạnh đó với mẫu mã đẹp, chất lượng rượu tốt là
sản phẩm không thể thiếu trong tổ chức những bữa tiệc lớn. Đồng thời thưởng
thức rượu vang cũng là tìm hiểu văn hóa phương Tây, tiếp thu những cái hay
cái đẹp của họ.
1.5.1.2. Tổng quan về sản phẩm rượu vang
a)Khái niệm

Rượu vang hay còn gọi là rượu chat, rượu booc-đô, do là đặc sản và có
xuất xứ từ vùng Bordeaux của Pháp, nơi có trái nho nguyên liệu rất ngon nổi
tiếng và phù hợp để làm rượu vang. Vì vậy theo khái niệm chính thống và thơng
lệ quốc tế, rượu vang có nghĩa là một loại rượu được sản xuất từ nguyên liệu
trái nho, dùng phương pháp chiết xuất nước cốt trái nho theo kiểu Pháp truyền
SV: Kiều Việt Đức

6


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

thống. Rượu vang có nồng độ nhẹ do quá trình lên men dịch trái nho, rượu có vị
chat đặc trưng của trái nho và mùi vị đặc trưng từ vỏ thùng gỗ sồi, tuyệt đối
trong thành phần ngun liệu khơng có đường, cồn, hay bất cứ hóa chất nhân
tạo nào khác. Nếu khơng có nho, khơng có vị chát đặc trưng, và lại ngọt đường
nữa thì khơng được gọi là “ rượu vang”.
Tuy nhiên khái niệm rượu vang ở Việt Nam hiện nay lại đang được hiểu
theo một nghĩa rất khác với thông lệ quốc tế, nó được mở rộng ra, rượu vang
tức là rượu được làm từ trái cây, để phân biệt với rượu nếp, rượu đế làm từ gạo,
không phân biệt loại trái cây gì và khơng phân biệt về phương pháp, cơng nghệ
sản xuất.
Các nhà sản xuất Việt Nam đã khai thác được rất nhiều loại trái cây, đặc
sản trồng ở vùng núi cao của Việt Nam để làm nguyên liệu sản xuất rượu vang,
chẳng hạn như mơ, đào, vải, dứa, dâu tây, sơn trà, táo mèo… Nói theo một cách
khác, rượu vang Việt Nam là một dạng nước trái cây lên men theo phương pháp
ngâm đường”, rượu có vị ngọt. Cách làm khác hồn tồn với rượu vang chính
thống của Pháp, được làm theo phương pháp lên men nước cốt trái nho khơng

dùng đường và có vị chát đặc trưng.
b)Phân loại rượu vang
Có thể chia rượu vang làm 4 loại chính: rượu vang bàn ăn, rượu vang sủi
tăm( Champagne), rượu vang nặng và rượu vang mùi(rượu vang tạo hương)
Rượu vang bàn ăn:
Là rượu vang được lên men từ nước hoa quả tươi không bổ sung thêm
cồn. Rượu vang bàn ăn gồm có 3 loại: Vang trắng, vang đỏ, vang hồng có hàm
lượng rượu từ 9%-14% thường được dùng trong các bữa ăn gia đình. Rượu
vang bàn được sản xuất từ sự lên men của dịch trái nho.
Rượu Vang sủi tăm (Vin mousseux):
Rượu vang sủi tăm còn được gọi tên khác là rượu Sâm-banh
(Champagne), có từ 8%-12%, thường dùng vào dịp liên hoan hoặc bữa ăn sang
SV: Kiều Việt Đức

7


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

trọng. Rượu Vang sủi tăm là do bổ sung thêm CO2 , được sản xuất từ các giống
nho trồng ở vùng Champagne thuộc nước Pháp.
Rượu vang tạo hương:
Là loại pha chế bằng cách trộn nguyên liệu nho, cồn tinh chất, hương
liệu: chất màu, rễ thực vật( ngải cứu, bạc hà, vani, quế..), rượu vang tạo hương
có hàm lượng rượu từ 15%-20%.
Rượu vang nặng:
Là loại rượu vang được pha thêm rượu mạnh Brandy để tăng hàm lượng
cồn, thường từ 17%-22% rượu vang nặng thay đổi nồng độ giữa loại ngọt và

khơng ngọt. Loại khơng ngọt có nồng độ cồn cao hơn thì dùng làm vang khai
vị, cịn loại ngọt thì dùng để tráng miệng.
1.5.2. Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
Đối với đề tài này, nội dung nghiên cứu chủ yếu qua 3 chương.
Ở chương I, chuyên đề đã hệ thống lại những vấn đề lý luận về phát triển
thương mại sản phẩm như: khái niệm và bản chất thương mại và dựa trên lý
thuyết về phát triển thương mại sản phẩm đó để hiểu rõ về phát triển thương
mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu. Chương I cũng cho ta các lý thuyết vế sản
phẩm rượu vang như: khái niệm và phân loại.
Đối với chương II, chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển
thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu của cơng ty qua việc đánh giá tổng
quan tình hình phát triển thương mại mặt hàng rượu vang trên địa bàn Hà Nội,
đưa ra các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới phát triển thương mại mặt
hàng này và tổng hợp, phân tích các dữ liệu về tình hình và hiệu quả hoạt động
kinh doanh mặt hàng rượu vang nhập khẩu của công ty trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
Chương III của chuyên đề sẽ đưa ra những thành tựu và các hạn chế, tìm
ra nguyên nhân của những hạn chế về phát triển thị trường đối với phát triển
thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu. Từ đó đề xuất những giải pháp thị
SV: Kiều Việt Đức

8


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu của công ty,
giúp cho mặt hàng này của công ty giữ vững thị phần hiện tại trên thị trường,

giữ khách hàng và dần dần nâng cao vị thế trên thị trường. Nâng cao chất lượng
rượu vang nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh trên thị trường rượu vang của công
ty, hướng tới việc tăng doanh thu, lợi nhuận. Phát triển theo hướng thâm nhập
sâu vào thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng bằng các biện pháp quảng
cáo, xúc tiến thương mại, khuyến mại, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
và phát triển hệ thống phân phối một cách phù hợp trong thời gian tới.
Từ đây, em xin được đưa ra kết cấu của chun tốt nghiệp:
Ngồi các phần: Tóm tắt, lời cảm ơn và mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ
tài liệu tham khảo và các phụ lục, chuyên đề có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1:Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Chương 3: Những kết luận và đề xuất giải pháp thị trường nhằm phát triển
thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu của công ty trên địa bàn thành
phố Hà Nội.

SV: Kiều Việt Đức

9


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG RƯỢU
VANG NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Phương pháp nghiên cứu

Bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào cũng có những phương pháp
nghiên cứu riêng và tùy theo đối tượng nghiên cứu mà đặt phương pháp nào
làm trọng điểm. Với đề tài ” Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại
măt hàng rượu vang nhập khẩu của công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm
TOCONTAP HANOI trên địa bàn thành phố Hà Nội” các vấn đề về thực trạng
và giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại măt hàng rượu vang nhập
khẩu được nghiên cứu dựa trên các phương pháp khoa học như: phương pháp
thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập thông tin
gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát, nhằm tìm hiểu thơng tin của
những người đi trước đã làm để tiết kiệm thời gian. Thơng tin có thể bao gồm:
cơ sở lý thuyết, thành tựu lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố, chủ trương chính sách liên quan đến
nội dung nghiên cứu, số liệu thống kê.
Phương pháp này được dùng để thu thập, hệ thống lại những thông tin từ
những nguồn có sẵn như sách, báo, internet, báo cáo tài chính của cơng ty.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích là phương pháp chia nhỏ đối tượng thành các yếu
tố, bộ phận để xem xét một cách kỹ càng nội dung, hình thức và mối liên hệ bên
trong và bên ngoài, nêu lên bản chất của đối tượng.
Mục đích của phương pháp phân tích là làm sáng tỏ ý kiến hoặc quan
niệm nào đấy.

SV: Kiều Việt Đức

10


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Khoa: Kinh tế

Để phân tích các dữ liệu thu thập được, đề tài có sử dụng một số phương
pháp như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê: Phương pháp này dùng để
phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thương mại mặt hàng rượu vang
nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh các dữ liệu
giữa các thời kỳ với nhau hoặc so sánh với một mặt hàng cùng chủng loại hoặc
là so sanh với tổng thể nền kinh tế…
Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 phần kết quả thu thập dữ
liệu để so sánh các dữ liệu giữa các năm của cơng ty.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình phát triển thương mại mặt hàng rượu
vang nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội và ảnh hưởng nhân tố môi
trường đến phát triển thương mại mặt hàng này.
2.2.1. Đánh giá tổng quan tình hình thương mại mặt hàng rượu vang nhập
khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội
Những năm gần đây do đời sống được cải thiện, người Việt Nam từ nhu
cầu “ăn no, mặc ấm” đã trở nên cầu kì hơn địi hỏi phải là “ăn ngon, mặc đẹp”.
Trong tầng lớp trung lưu xuất hiện thói quen sang trọng đó là uống rượu vang
thay vì các sản phẩm rượu truyền thống không chỉ trong các dịp lễ tết mà ngay
cả trong sinh hoạt gia đình hàng ngày.
Tuy nhiên, rượu vang ngon có nguồn gốc nước ngồi ở Việt Nam chưa
có nhiều. Điều đầu tiên đó là vì lý do kinh tế. Giá của vang ngon thì cao, hơn
nữa ngay cả bên Tây bình thường họ cũng chỉ sử dụng loại vang bàn ăn, do sử
dụng hàng ngày. Ngồi ra, một lý do giải thích tại sao ở Việt Nam khơng có
rượu vang nhập khẩu ngon đó là do điều kiện bảo quản kém. Bình thường chai
rượu vang ngay cả khi được đem đi tiêu thụ thì cũng vẫn cần phải tránh ánh
sáng và để ở nhiệt độ thấp. Cịn ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nóng, ánh sáng

nhiều, rượu vang lại được trưng bày ở ngoài cửa hàng vừa nóng lại vừa sáng
nên dù rượu vang ngon nhưng chỉ sau vài tháng sẽ trở thành vang hỏng. Ở Việt
SV: Kiều Việt Đức

11


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

Nam bây giờ đa số chỉ biết đến Bordeaux, nhưng đây cũng chưa phải là loại
rượu vang thượng hạng.
Việc sản xuất rượu vang trong nước cũng đã phát triển nhưng chủ yếu
tiêu thụ ở vùng nông thôn bởi chất lượng chưa cao, giá thành vừa phải. Chưa có
một quy trình sản xuất đạt u cầu kĩ thuật và cơng nghệ như của nước ngồi.
Hầu hết vang được chiết xuất từ nhiều nguồn dịch quả khác nhau nên chất
lượng chưa đảm bảo.
Hiện nay có hai cơng ty sản xuất rượu vang lớn ở Việt Nam là: Vang Đà
Lạt và vang Biên Hòa. Nguồn nguyên liệu nho thì chỉ có Ninh Thuận được đánh
giá là vùng trồng nho tiềm năng cho sản xuất nho. Tuy nhiên các nhà sản xuất
vang ở Việt Nam trong quá trình sản xuất vẫn cho thu mua một số lượng lớn
quả mà không quan tâm tới chất lượng và nguồn gốc dẫn tới chất lượng thành
phẩm không cao, không đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một khắt khe.
Hiện nay rượu vang nhập khẩu chiếm lĩnh khoảng 60%-70% thị trường
rượu vang Việt Nam. Vang trong nước chủ yếu nhắm đến phân khúc thị trường
người tiêu dùng có thu nhập trung bình, thấp. Ngược lại, rượu vang nhập khẩu
lại nhắm tới phân khúc thị trường là tầng lớp trung lưu, có thu nhập từ khá cao
cho đến cao. Thủ đơ Hà Nội chính là một thị trường tiềm năng cho mặt hàng
rượu vang nhập khẩu. Chúng ta hãy cùng xem xét tình hình thị trường và kinh

doanh mặt hàng rượu vang trên thị trường Hà Nội:
+ Về nhu cầu rượu vang của người tiêu dùng:
Người tiêu dùng ở Hà Nội am hiểu và biết cách thưởng thức rượu vang
hơn các địa phương khác. Hơn thế, mức thu nhập của họ ngày một cao hơn, một
bộ phận tiêu dùng có xu hướng chuyển từ dùng bia sang dùng rượu vang để tiếp
đãi khách hàng, tiệc tùng cũng như quà biếu cao cấp trong các dịp lễ, tết. Chính
vì vậy mà tầng lớp trung lưu này có xu hướng dùng rượu vang nhập khẩu. Bên
cạnh đó, Hà Nội có lượng khách du lịch nước ngồi khá lớn, những người nước
ngồi đến cơng tác tại Hà Nội hay tầng lớp dân cư có thu nhập cao thích sống
theo kiểu Tây đã tạo nên một thị trường rượu vang ngoại sôi động tại Hà Nội.
SV: Kiều Việt Đức

12


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

Ngoài ra, nước ta là nước nhiệt đới, có khí hậu khơ, nóng nên nhu cầu về
đồ uống rất lớn. Rượu vang lại được khẳng định có lợi cho sức khỏe, chống lại
một số bệnh tật. Trong khi đó rượu vang trong nước chưa có chất lượng cao
không được người tiêu dùng tin tưởng là một cánh cửa mở ra cho rượu vang
nhập khẩu vào thị trường.
+ Về nhà cung ứng:
Rượu vang trên thị trường bao gồm: rượu vang sản xuất trong nước và
rượu vang nhập khẩu. Hiện trên cả nước có gần 100 doanh nghiệp sản xuất rượu
công nghiệp. Các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội,
Thành Phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Một số cái tên được biết đến như: Rượu
vang Đà Lạt, Vang Thăng Long… đang dần khẳng định vị trí trên thị trường.

Bên cạnh đó là những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối rượu
vang. Cả nước có khoảng trên 120 doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối rượu
vang. Trong đó, tại Hồ Chí Minh có 70 doanh nghiệp, tại Hà Nội là 50 doanh
nghiệp. Một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhập khẩu và phân phối rượu
lớn như: Đông Dương, Đông Á, La Martiniquaise Việt Nam, Lan Chi, Sao La…
Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu rượu vang từ rất nhiều nước. Pháp là một
cái tên nổi bật, được biết đến như cái nơi của rượu vang, đã có mặt trên thị
trường Việt Nam rất lâu. Tuy nhiên, cho đến nay, thị trường xuất hiện thêm rất
nhiều gương mặt mới. Không chỉ có rượu vang đến từ Châu Âu như Ý, Tây Ban
Nha mà còn xuất hiện thêm rượu vang du nhập từ các lục địa khác như: Mỹ,
Australia, New Zealand, Chile, Nam Phi… Rượu vang nhập khẩu từ Pháp
chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường. Nhưng thị phần của Pháp tại Việt Nam
đang có xu hướng giảm dần. Trong vài năm năm gần đây, thị trường rượu vang
có xu hướng rơi vào tay của một số nước như Úc, Chile, Australia… Điều này
là do doanh nghiệp hạn chế nhập vang thông qua thị trường trung gian. Trước
đây, đa phần rượu vang nhập khẩu vào Việt Nam xuất phát từ các thị trường
châu Á như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, do các nơi này áp thuế nhập

SV: Kiều Việt Đức

13


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

khẩu rượu ở mức thấp. Năm 2008, Hồng Kông đứng thứ 2 về xuất khẩu rượu
vang sang Việt Nam; Singapore, Malaysia đứng thứ 5 và 6. Tuy nhiên, từ năm
2009, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu giảm nhập vang từ châu Á mà lấy trực

tiếp từ Chile, Ý, Úc do được tạo nhiều điều kiện thuận lợi. Ngồi ra cịn do sự
bảo thủ của mặt hàng vang Pháp, không chịu cải tiến về chất lượng mẫu mã,
bao bì và giá cả sản phẩm. Trong khi đó những sản phẩm rượu vang từ Chile,
Ý, Úc lại liên tục thay đổi mẫu mã, kiểu dáng chai đáp ứng nhu cầu tặng quà
biếu xén trong dịp lễ tết của người Việt Nam. Hơn thế giá sản phẩm rượu vang
của Chile, Ý, Úc… còn rẻ hơn của Pháp. Điều này khiến cho những sản phẩm
này có sức lơi kéo một số tầng lớp người dân có thu nhập trung bình thưởng
thức rượu vang.
Bên cạnh đó là rượu lậu khơng qua con đường chính ngạch, rượu giả lan
tràn. Rượu vang nhập khẩu có giá khơng rẻ do vậy đây là mặt hàng để các đối
tượng làm giả. Điều này khiến cho chất lượng rượu không đảm bảo, ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe người tiêu dùng làm mất uy tín cũng như vị thế của rượu vang
nhập khẩu và các nhà phân phối và nhập khẩu rượu vang.
Tóm lại, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường rượu vang tại Việt
Nam sẽ ngày càng phát triển theo tiêu chí chất lượng ngày càng cao, mẫu mã
ngày càng đa dạng, sang trọng và đẹp mắt, giá cả vừa túi tiền của người tiêu
dùng. Điều này rất phù hợp với mặt hàng rượu vang nhập khẩu và phù hợp với
thành phố Hà Nội, nơi mà có thu nhập và dân trí ngày một tăng cao.
2.2.2. Những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt
hàng rượu vang nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội
Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng
rượu vang nhập khẩu nhưng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng nhiều nhất đó
chính là đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, thu nhập người tiêu dùng, cơng nghệ,
chính sách pháp luật, các yếu tố về văn hóa xã hội.
+ Đối thủ cạnh tranh:

SV: Kiều Việt Đức

14



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

Hội nhập khu vực, quốc tế, gia nhập WTO, nước ta thực hiện các cam
kết, các rào cản thương mại dần được xóa bỏ, giảm thuế nhập khẩu, tạo điều
kiện cho các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam trở nên dễ dàng hơn. Đối thủ
cạnh tranh của mặt hàng vang nhập khẩu chính là mặt hàng vang sản xuất trong
nước. Tuy khơng có lợi thế sân nhà, lại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập
khẩu (56%) cao nhưng rượu vang nhập khẩu lại có rất nhiều lợi thế về chất
lượng, khơng có độc tố, bao bì, mẫu mã đẹp mắt, sang trọng và nhất là có uy tín
từ hàng trăm năm nay nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Mặt hàng rượu vang sản
xuất trong nước tuy đã có nhiều cố gắng để nâng cao khả năng cạnh tranh như
cải thiện về chất lượng, bao bì mẫu mã, kiểu dáng, cùng với đó là giá cả rẻ hơn
nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khó tính tại Hà Nội.
Một số công ty rượu vang sản xuất trong nước đã nổi lên hiện nay như: Công ty
CP Vang Thăng Long, Vang Đà Lạt… Chính điều này là cơ hội để phát triển
mặt hàng rượu vang nhập khẩu ở nước ta.
+ Nhà cung ứng:
Những người cung ứng là các tổ chức và các cá nhân đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch định
trước. Với mặt hàng rượu vang nhập khẩu, có rất nhiều nước cung ứng nước
ngồi như: Pháp, Chile, Australia, Ý, Nga… Các nhà cung ứng nước ngoài hiện
đang tích cực đầu tư nghiên cứu cải tiến, phát triển sản phẩm rượu vang sao cho
phù hợp với nhu cầu, văn hóa của Việt Nam do thị trường Việt Nam là một thị
trường vô cùng tiềm năng đối với mặt hàng này.
+ Thu nhập người tiêu dùng:
Một sản phẩm muốn tiêu thụ được phải dựa trên nhu cầu thị trường về
sản phẩm đó. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào

sức mua. Đây là một yếu tố quan trọng đối với thị trường. Tại Hà Nội, thu nhập
của người dân ngày càng cao điều này đã làm cho sức mua của mặt hàng rượu
vang nhập khẩu là rất lớn, khối lượng mặt hàng này ngày càng được tiêu thụ

SV: Kiều Việt Đức

15


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

mạnh. Nhất là những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước và q
trình đơ thị hóa đã dẫn đến sự hình thành một bộ phận lớn những người có thu
nhập khá ở thành phố Hà Nội. Chính điều này là nhân tố kích thích phát triển
thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu.
+ Về khoa học, công nghệ:
Khoa học công nghệ ngày một được chú trọng hơn trong tất cả các lĩnh
vực, ngành nghề. Nó quyết định chất lượng sản phẩm – một trong những yếu tố
được người tiêu dùng quan tâm nhất. Các nhà sản xuất rượu nước ngoài nhờ áp
dụng dây truyền cơng nghệ hiện đại, tự động hóa cao nên chất lượng mặt hàng
rượu vang nhập khẩu vượt xa so với mặt hàng rượu vang sản xuất trong nước.
Trong khi đó, nhu cầu, địi hỏi của người dân về sản phẩm ngày càng cao. Sản
phẩm đáp ứng được những nhu cầu và đòi hỏi này tạo điều kiện thúc đẩy sản
lượng tiêu thụ sản phẩm. Yếu tố này ảnh hưởng khơng nhỏ đến phát triển
thương mại vì cơng nghệ càng cao thì chu kỳ sản phẩm càng ngắn. Chính vì
vậy, các doanh nghiệp cần phải có những quyết định, kế sách và bước đi hợp lý
để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
+Hệ thống luật pháp:

Hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều bất cập như hệ thống luật chưa
đồng bộ, còn nhiều khe hở, các chính sách, quy chế, định chế, luật lệ, chế độ đãi
ngộ chưa hợp lý và kịp thời. Sản phẩm rượu nói chung và sản phẩm rượu vang
nói riêng là những mặt hàng không được Nhà nước phải chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt (TTĐB). Cùng với đó là thuế nhập khẩu tuy đã giảm theo cam kết WTO
nhưng còn khá cao khiến cho giá của mặt hàng rượu vang nhập khẩu rất cao.
Đây là một yếu tố bất lợi trong việc phát triển thương mại mặt hàng này.
+ Các yếu tố về văn hóa, xã hội:
Đối với mặt hàng rượu vang, các yếu tố về nhân khẩu học cũng ảnh
hưởng không nhỏ tới phát triển thương mại sản phẩm. Đời sống người dân đang
ngày một tăng cao dẫn tới con người cũng thay đỗi nếp sống văn hóa văn minh
SV: Kiều Việt Đức

16


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

hiện đại hơn. Nhu cầu thỏa mãn chất lượng cũng như thẩm mỹ của các sản
phẩm sử dụng trong đời sống cũng ngày một được chú trọng hơn. Dẫn tới nhu
cầu sử dụng rượu vang chất lượng cao ngày càng tăng. Từ đó thúc đẩy phát
triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu trên thị trường Hà Nội.
Mơi trường văn hóa cũng ảnh hưởng nhiều tới thị hiếu và khuynh hướng
tiêu dùng. Việc tiếp thu văn hóa, lối sống phương Tây cùng với thu nhập tăng
đã ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng. Từ đó cũng
tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển thương mại măt hàng rượu vang nhập khẩu.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập:
Để thấy rõ xu thế phát triển mặt hàng rượu vang nhập khẩu của công ty

trong những năm gần đây, chúng ta sẽ tiến hành phân tích một số chỉ tiêu phản
ánh kết quả sản xuất kinh doanh về mặt hàng này trong giai đoạn 2006 – 2010.
Bảng2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2006-2010
Đơn vị: triệu đồng
Năm

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

2006

8.750

7.350

1.400

2007

9.500

7.550

1.950

2008


11.350

8.350

3.000

2009

13.750

10.000

3.500

2010

18.850

14.750

4.100

(Nguồn từ Phịng Tổng Hợp)
Dựa vào bảng 2.1, ta thấy từ năm 2006 đến 2010, doanh thu mặt hàng
rượu vang của công ty liên tục tăng cao. Tốc độ tăng doanh thu năm sau so với
năm trước cũng có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2007, doanh thu đạt 9,5 tỷ đồng tăng
750 triệu đồng so với năm 2006. Đây là năm đầu tiên nước ta tham gia vào
SV: Kiều Việt Đức

17



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

WTO cũng vào cuối năm 2007 nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nên
doanh thu chưa tăng cao. Từ năm 2008, ta thấy có sự thay đổi rõ rệt, doanh thu
năm 2008 đã tăng 1 tỷ 850 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 tăng 2 tỷ 400
triệu đồng so với năm 2008. Đặc biệt, năm 2010 vừa qua, doanh thu tăng cao
nhất là 5 tỷ 100 triệu đồng so với năm 2009. Tốc độ tăng doanh thu bình quân
trong giai đoạn từ 2006-2010 là 25.15%. Một trong những nguyên nhân khiến
cho doanh thu năm sau cao hơn năm trước là do nhu cầu rượu vang nhập khẩu
ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó sau khi thốt khỏi khủng hoảng lượng tiêu thụ
đồ uống cũng tăng mạnh trong đó có rượu vang.
Bảng 2.2. Bảng hiệu quả hoạt động thương mại của công ty trong những
năm gần đây

Đơn vị: %
Năm
2006
2007
2008
2009
2010

CP/DT
0,84
0,80
0,74

0,73
0,78

LN/DT
0,16
0,21
0,26
0,27
0,22
(Nguồn từ Phòng Tổng
hợp)

Dựa vào bảng 2.2, ta thấy tốc độ tăng chi phí chậm hơn so với tốc độ tăng của
lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ mặt hàng này mang về một nguồn lợi nhuận ngày
càng tăng đối với công ty. Hoạt động thương mại này hiệu quả khơng những
duy trì mà cịn nâng cao mức thu nhập của cán bộ, nhân viên trong cơng ty .
Điều đó tạo điều kiện để cán bộ nhân viên trong công ty làm viêc tốt hơn.

SV: Kiều Việt Đức

18


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Khoa: Kinh tế

Bảng 2.3. Bảng cơ cấu một số sản phẩm rượu vang nhập khẩu tiêu thụ trên
địa bàn Hà Nội của cơng ty
Đơn vị: nghìn chai

Sản phẩm
Vang bàn ăn
Vang sủi tăm
Vang tạo hương
Vang nặng
Tổng số

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
300
380
500
740
1024
48
60
80
108
220
10
12
16
20
34
6
8
8
12
22
364
460

604
880
1300
(Nguồn từ phòng Tổng Hợp)

Dựa vào bảng 2.3, ta thấy sản lượng rượu vang tiêu thụ tăng nhanh qua
các năm, tốc độ tăng cao, năm 2007 là 460.000 chai, so với năm 2006 đã tăng
26,37%, năm 2008 là 604.000 chai tăng 30.43% so với năm 2007, năm 2009 là
880.000 chai tăng 45,6% so với năm 2008, năm 2010 là 1.300.000 chai tăng
47,7% so với năm 2009. Tốc độ tăng bình quân qua các năm là 37,52%.
Bảng cơ cấu này cho thấy, phần lớn rượu vang được tiêu thụ là rượu
vang bàn ăn và rượu vang sủi tăm. Đây là những loại rượu vang quen thuộc
được dung nhiều trong các bữa tiệc, tiếp khách đồng thời chúng cũng có giá
trung bình phù hợp với sức mua của người dân Hà Nội. Đặc biệt là vang bàn ăn,
loại rượu vang này luôn chiếm từ 78 – 82% lượng rượu vang tiêu thụ của công
ty. Vang sủi tăm luôn chiếm từ 13-17% sản lượng tiêu thụ của cơng ty. Hai loại
rượu vang cịn lại là rượu vang tạo hương và rượu vang nặng là những loại vang
có nồng độ cồn cao từ 15-20%, giá của chúng cũng cao hơn so với rượu vang
bàn ăn và rượu vang sủi tăm chính vì vậy mà lượng tiêu thụ khá thấp.

Bảng2.4. Bảng cơ cấu thị trường tiêu thụ rượu vang nhập khẩu ở các quận
trung tâm địa bàn Hà Nội

SV: Kiều Việt Đức

19


Chun Đề Tốt Nghiệp


Khoa: Kinh tế
Đơn vị: nghìn chai

Quận
Hồn Kiếm
Đống Đa
Ba Đình
Cầu Giấy
Tây Hồ
Hai Bà Trưng
Thanh Xn
Long Biên
Hồng Mai
Từ Liêm

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
80
100
112
140
240
60
80
96
112
200
40
80
84
100

180
40
60
80
100
160
40
60
64
80
140
32
40
48
88
120
20
32
36
60
120
20
32
32
60
100
16
28
28
48

72
16
28
28
52
76

( Nguồn từ Phịng Tổng Hợp )
Thơng qua bảng trên ta thấy, sản lượng rượu vang nhập khẩu tiêu thụ
nhiều nhất tại các quận Hồn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy tiêu thụ
khoảng từ 60-70% lượng rượu vang nhập khẩu của cơng ty. Đây là những quận
có lượng đầu tư lớn cũng như lượng khách du lịch ghé thăm cao. Tại đây cũng
có rất nhiều cửa hàng, khách sạn nổi tiếng tiêu thụ một lượng lớn rượu vang.
Các quận Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân có lượng tiêu thụ khiêm tốn hơn
chiếm khoảng 20-25% lượng rượu vang của công ty. Cịn lại khoảng từ 2-5%
sản phẩm của cơng ty được tiêu thụ tại quận Hoàng Mai, Long Biên và Từ
Liêm. Lượng tiêu thụ tại các quận này không nhiều, nhưng tăng nhanh qua các
năm. Chính vì vậy, đây rất có thể là thị trường tiềm năng mới của công ty trong
những năm tới. Công ty cần liên tục đầu tư vào nghiên cứu về thị trường cũng
như có những biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm để củng cố thị trường
và phát triển trường tại các quận trên địa bàn Hà Nội những năm tiếp theo.

SV: Kiều Việt Đức

20



×