Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN sử dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề giúp học sinh lớp 8 trường THCS đông hải tích cực trong tìm hiểu bộ môn sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.62 KB, 15 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Với bất cứ quan điểm dạy học nào, khi học sinh tích cực chủ động trong
học tập thì kết quả đạt được sẽ là cao nhất. Nhưng làm sao để phát huy tính tích
cực của học sinh đang là vấn đề cần quan tâm của mỗi bộ môn, mỗi giờ học.
Sinh học là một trong những bộ môn khoa học thực nghiệm; Trong quá
trình giảng dạy giáo viên thường sử dụng các phương pháp: quan sát, thí
nghiệm, vấn đáp…để giúp học sinh tìm ra kiến thức. Sinh học lớp 8 chủ yếu
nghiên cứu về cơ thể người, có nhiều đơn vị kiến thức liên quan thực tế, đơi khi
những kiến thức đó là những thắc mắc của người học. Nếu sử dụng phương
pháp dạy học thiên về thực nghiệm để truyền đạt kiến thức cho học sinh thì hiệu
quả giảng dạy đơi khi chưa cao. Vậy giáo viên phải kết hợp sử dụng phương
pháp như thế nào để học sinh có thể tiếp thu dễ dàng và cảm thấy thích thú học
tập bộ mơn? Qua q trình giảng dạy, tơi nhận thấy việc sử dụng phương pháp
dạy học “đặt và giải quyết vấn đề” vào bài giảng Sinh học 8 sẽ giúp học sinh
tích cực hơn, thích thú hơn khi tiếp thu kiến thức vì nó kích thích tính tị mị
muốn hiểu biết, khám phá những vấn đề có liên quan đến chính bản thân mình.
Vì vậy tơi quyết định chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải
quyết vấn đề” giúp học sinh lớp 8 trường THCS Đông Hải tích cực trong tìm
hiểu bộ mơn Sinh học 8”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” giúp học sinh lớp 8
trường THCS Đơng Hải tích cực trong tìm hiểu mơn Sinh học 8
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là phương pháp dạy học “Đặt và giải quyết
vấn đề” trong tìm hiểu bộ mơn Sinh học 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1 4.1 . Nghiên cứu lí thuyết:
Để thực hiện tốt và có cơ sở cho việc nghiên cứu, điều tra tình hình học
tập của học sinh, bản thân tôi đã đọc và nghiên cứu rất nhiều tài liệu : sách giáo
khoa, sách tham khảo, tài liệu chuyên môn, sách bồi dưỡng chuyên môn nghiệp


vụ cho giáo viên …Đặc biệt là những tài liệu liên quan đến việc giúp học sinh
tích cực, hứng thú hơn trong học tập bộ môn Sinh học.
1.4.2. Điều tra quan sát sư phạm: thông qua việc:
- Dự giờ: Bản thân tôi đã dự giờ rất nhiều tiết ở tất cả các khối lớp, đặc biệt là
giáo viên dạy cùng bộ mơn. Trong đó chú trọng dự giờ khối 8 để tự học hỏi và
rút kinh nghiệm qua từng thao tác, phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên,
1


đặc biệt là những phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong phương
pháp đặt và giải quyết vấn đề để áp dụng vào tiết dạy của mình tốt hơn.
-Đàm thoại:Trong công tác, tôi thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, tổ
chuyên môn để cùng nhau giải quyết, khắc phục những khó khăn trong giảng
dạy, cách thức phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp với từng bài (đặc
biệt là những bài có kiến thức khó). Ở đây mỗi giáo viên phải tự đưa ra các giải
pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh hứng thú trong tìm tịi, sáng tạo trong nhận
thức.Trong q trình giảng dạy, tơi thường đàm thoại trực tiếp với học sinh để
thăm dò tình hình học tập của lớp, những khó khăn mà học sinh gặp phải trong
phương pháp đặt và giải quyết vần đề .
-Thực nghiệm:Tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm bằng cách cùng một
bài dạy nhưng ở lớp 8C tôi áp dụng “phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn
đề nhằm giúp học sinh tích cực trong tìm hiểu bộ môn” được nghiên cứu trong
đề tài vào tiết dạy. Còn lớp 8A, 8B là lớp đối chứng. Từ đó tơi đối chiếu kết quả
học tập của lớp 8C so với lớp 8A, 8B để biết việc áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm này có hiệu quả hay khơng.
- Kiểm tra: Sử dụng các hình thức kiểm tra miệng, mười lăm phút, một tiết, thi
học kì theo qui định. Ngồi ra, tôi thường xuyên theo dõi việc học tập, ghi chép
bài, việc sử dụng vở bài tập của học sinh trong từng tiết học, để kiểm tra việc
ghi chép và việc soạn bài trước ở nhà của học sinh. Từ đó giúp học sinh có cơ sở
thuận lợi để thích nghi với phương pháp phát huy tính tích cực trong phương

pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- So sánh kết quả: Thông qua kết quả giảng dạy, kết quả các bài kiểm tra, thi
học kì I tơi đã so sánh kết quả học tập của học sinh (học giỏi, khá, trung bình,
yếu) đối với phương pháp “đặt và giải quyết vấn đề”. Từ việc so sánh kết quả
qua các giai đoạn giúp cho giáo viên biết được những ưu điểm, những chuyển
biến tích cực để điều chỉnh kịp thời. Từ đó giáo viên đề ra hướng giải quyết khắc
phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động, tích cực,
sáng tạo của học sinh đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay, có như vậy học sinh
mới chủ động tiếp thu kiến thức nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Để
phát huy sự tích cực của học sinh trong học tập một phần phải xuất phát từ chính
bản thân học sinh. Do vậy yêu cầu đặt ra là phải làm sao để học sinh tích cực,
hứng thú với học tập bộ mơn?

2


Học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh khối 8 phần lớn các em chưa tự
ý thức được việc học tập của mình mà các em thường học theo cảm tính. Nghĩa
là các em học theo sở thích của mình, những mơn học nào các em cảm thấy
hứng thú, gần gũi với bản thân thì khả năng tiếp thu ở các em rất tốt. Nắm được
đặc điểm đó, địi hỏi người giáo viên phải có biện pháp, phương pháp, thủ thuật
dạy học phù hợp nhằm thu hút học sinh học tập, qua đó phát huy sự tích cực
trong học tập của các em.
Trong phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, những bài toán, câu hỏi
đặt ra để tạo tình huống có vấn đề là thành tố chính kết hợp các phương pháp
khác như thí nghiệm, quan sát, thảo luận, thuyết trình, nghiên cứu sách giáo
khoa....Phương pháp này có thể thâm nhập vào các phương pháp khác để đẩy

các phương pháp đó lên tầm cao hơn kích thích tính tích cực, tìm tịi của học
sinh.
Trước đây, tuy có rất nhiều người đã nghiên cứu về đề tài này, nhưng ở đây
bản thân tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài này nhằm phát huy sự tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh trong tiếp thu kiến thức với mong muốn đưa phương
pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề lên một tầm cao hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thực tế giảng dạy ở trường học, học sinh thường quan niệm rằng
môn sinh học là môn phụ không quan trọng nên các em thường không đầu tư
nhiều cho nghiên cứu bộ mơn thậm chí cịn lơ là khơng hứng thú khi tìm hiểu
kiến thức.
Qua thực tế giảng dạy môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở, tôi nhận thấy
rằng : học sinh thường thụ động, vẫn cịn thói quen học tập rập khn, máy móc
khi tiếp thu kiến thức, các em chưa tích cực trong tìm hiểu bộ mơn. Hoạt động
giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò còn nhiều hạn chế, cụ thể như
sau:

+ Khó khăn:
-Giáo viên: Gặp rất nhiều khó khăn trong phương pháp dạy học đặt và giải
quyết vần đề nhằm phát huy sự tích cực của học sinh trong học tập.Từ nhiều
năm trước giáo viên chúng ta đã quen với thuật ngữ “dạy học nêu và giải quyết
vấn đề” nhưng đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo. Một số giáo viên chưa
khéo léo trong việc đưa ra các tình huống có vấn đề hoặc chưa giúp học sinh giải
quyết vấn đề một cách hợp lí nhất hoặc những tình huống giáo viên đưa ra xa
vời thực tế không gây hứng thú ở học sinh nên các em khơng hứng thú để tìm
hiểu và giải quyết vần đế.

3



Trong giảng dạy, vì sợ mất nhiều thời gian nên giáo viên có thói quen chỉ dựa
vào ý kiến phát biểu của học sinh khá giỏi để đi đến kết luận. Giáo viên thường
đi thẳng vào vấn đề, giải thích minh họa những điều cần nói, khơng tạo tình
huống có vấn đề cho học sinh suy nghĩ, giải thích những điều mà các em muốn
tìm tịi, thắc mắc.
-Học sinh :
Thiếu tinh thần tự giác trong học tập.
Chưa tích cực chủ động trong tiếp thu kiến thức
Chưa có kĩ năng giải quyết vấn đề có liên quan đến chính bản thân các em
Chưa có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề
có liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
Chưa có kĩ năng vận dụng hài hịa giữa lí thuyết và thực tiễn cuộc sống.
Học sinh thường chỉ nghe thầy cô thông báo kiến thức dưới dạng có sẵn thì dễ
có cảm giác nhàm chán và như vậy khơng kích thích hoạt động trí tuệ của học
sinh, dẫn đến học sinh lười tư duy.
Một số em nhận thức chưa đúng về môn học, xem nhẹ bộ môn. Các em cho
rằng đây là môn phụ nên ít đầu tư cho việc chuẩn bị bài học, không chú ý lắng
nghe vấn đề đặt ra và không suy nghĩ điều cần giải quyết.
Phương pháp này đòi hỏi vốn kiến thức của học sinh phải nhiều. Kiến thức
mới có liên quan với kiến thức cũ, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức để
biết liên hệ giữa những điều đã biết và những điều chưa biết, từ đó sẽ tiếp thu
tri thức mới một cách dễ dàng.
Sự không đờng đều về trình độ kiến thức của học sinh trong lớp cũng gây rất
nhiều khó khăn khi áp dụng phương pháp này.
-Thực trạng trường lớp, đồ dùng dạy học: Bộ tranh sinh 8 chưa đủ cung cấp
cho tất cả các hình như sách giáo khoa, nhất là đối với những bài kiến thức sinh
lí và vệ sinh … Một số tranh ảnh, trang thiết bị chưa đủ cung cấp kiến thức cho
học sinh hiểu rõ vấn đề. Vì vậy giáo viên phải tự đưa ra tình huống có vấn đề để
học sinh tự giải quyết vấn đề, qua đó học sinh tự lĩnh hội kiến thức.
Hầu hết các mô hình đều đã hỏng (mơ hình cấu tạo mắt, mơ hình cấu tạo tai,

mơ hình não, mơ hình tủy sống) nên một số tiết dạy khô khan thiếu sự thu hút
đối với học sinh
Một số dụng cụ thí nghiệm khó làm, mất nhiều về thời gian như thí nghiệm về
hoạt động hơ hấp, tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt, tìm hiểu chức
năng của tủy sống.... giáo viên kết hợp biểu diễn thí nghiệm hoặc cho học sinh
làm thí nghiệm theo nhóm, đờng thời phải tạo tình huống có vấn đề khác nhau
để kích thích cho học sinh tìm tịi, phát huy tính tự học của học sinh.
4


Xuất phát từ tình hình thực tế của trường và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học “phát huy tính tích cực của học sinh”. Tơi thấy việc nghiên cứu: “ Giải pháp
giúp học sinh phát huy tính tích cực trong phương pháp đặt và giải quyết vấn
đề” ở mỗi tiết dạy là rất cần thiết. Bởi vì đây là một trong những phương pháp
học tập tích cực, phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, năng lực tự học của
học sinh. Phương pháp này không chỉ dừng lại ở khối 6, 7, 8, 9 mà còn xuyên
suốt trong quá trình học tập của các em sau này.
Và sau đây là kết quả thống kê tình hình học tập môn Sinh học của học sinh
lớp 8C đầu năm học 2020 – 2021, cụ thể như sau:
Tổng

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
TL%
TS
TL%
TS

TL%
TS
TL%
50
4
8
14
28
24
48
8
16
Bên cạnh những khó khăn đã nêu trên, trong thực tế giảng dạy bản thân tôi
cũng nhận thấy rõ một số thuận lợi như sau:

+Thuận lợi
-

Giáo viên:
Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS hiện nay so với trước đã có
những chuyển biến đáng kể nhất là các phương pháp dạy học tích cực. Đây
khơng phải là vấn đề mới, điều đáng chú ý là việc tập luyện cho học sinh phát
hiện và giải quyết vấn đề không chỉ thuộc phạm trù phương pháp dạy học mà đã
trở thành mục tiêu giáo dục, đảm bảo cho con người thích ứng được với sự phát
triển của xã hội. Trong giảng dạy, giáo viên phải chú ý đến tính khoa học, chính
xác, tính thực tiễn của kiến thức, nhất là đảm bảo tính hệ thống và khối lượng
kiến thức mà chương trình sách giáo khoa đã quy định.
Trình độ chun mơn nghiệp vụ của giáo viên cũng ngày một nâng cao qua
những khóa học chuyên môn nghiệp vụ hè. Do vậy việc áp dụng phương pháp
dạy học “đặt và giải quyết vấn đề” cũng đơn giản hơn nhiều.

- Học sinh:
Dạy theo phương pháp này tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
trong học tập cho học sinh, hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen
học tập thụ động.
Học sinh u thích bộ mơn Sinh học, trong giờ học các em chú ý lắng nghe
giảng bài, tích cực đưa ra các tình huống có vấn đề để cùng nhau giải quyết các
tình huống đó.
- Thực trạng trường- lớp, đờ dùng dạy học:
Trường học gờm 13 lớp , có 4 phịng học có máy chiếu mới lắp và chỉ học một
buổi nên thuận lợi cho học tập của các em.
5


Có phịng thư viện, thiết bị , phịng thực hành thí nghiệm và có giáo viên trực
đầy đủ nên thuận lợi cho việc mượn trả thiết bị phục vụ tốt hơn cho cơng tác
giảng dạy và tận dụng các phịng phục vụ cho công tác phụ đạo học sinh yếu
kém và bồi dưỡng học sinh giỏi
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Các bước của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:
2.3.1.1. Đặt vấn đề:
Nêu ra các hiện tượng, sự kiện mâu thuẫn với tri thức đã có bằng lời giảng của
thầy, bằng kinh nghiệm, biểu diễn mẫu vật, bài toán chủ thể nhận thức va chạm
với mâu thuẫn khách quan, kết quả chủ thể biến mâu thuẫn khách quan thành
mâu thuẫn chủ quan.
2.3.1.2. Giải quyết vấn đề:
Lôgic của các bước giải quyết vấn đề được thể hiện qua việc nêu giả thuyết,
vạch kế hoạch giả thuyết, chứng minh giả thuyết. Đây là khâu quan trọng của
dạy học giải quyết vấn đề. Bước này huy động được tối đa tính tìm tịi, sáng tạo
của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, bộ phận có thể do từng cá nhân
thực hiện hoặc thảo luận theo nhóm. Giáo viên theo dõi tiến trình giải quyết vấn

đề của học sinh để khi cần thiết có hướng dẫn, gợi ý và cuối cùng tổng hợp lại
toàn bộ kết quả xung quanh khu vực giải quyết vấn đề chính.
2.3.1.3. Kiểm tra cách giải quyết, kết luận vấn đề:
Sau khi giải quyết vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh kết quả đạt
được với giả thuyết, nếu phù hợp học sinh đi đến kết luận vấn đề, nếu không phù
hợp phải đặt giả thuyết khác và giải quyết bằng một cách khác. Khi vấn đề đã
được kết luận, tri thức mới mà học sinh lĩnh hội được từ việc giải quyết vấn đề
sẽ được vận dụng để giải quyết vấn đề có liên quan.
2.3.2. Các cấp độ của dạy học giải quyết vấn đề:
Dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thực hiện ở các mức độ
cao thấp khác nhau, tùy theo trình độ tham gia của học sinh vào việc giải quyết
các vấn đề nhận thức.
+ Mức độ thứ nhất: giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết, học sinh thực hiện
theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Mức độ thứ hai: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết.
+ Mức độ thứ ba: Giáo viên cung cấp thơng tin, tạo tình huống, học sinh phát
hiện nhận dạng và tự lực đề ra cách giải quyết.
+ Mức độ bốn: Học sinh tự phát hiện vấn đề nảy sinh trong hồn cảnh của mình
hoặc cộng đờng lựa chọn vấn đề phải giải quyết, tự đề xuất ra giả thuyết, xây
dựng kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải.
6


Trong thực tế giảng dạy để áp dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết
vấn đề hiệu quả nhất ta thường áp dụng ở mức hai và ba. Bởi vì ở hai mức độ
này phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
2.3.3. Áp dụng giải pháp:
Nội dung những vấn đề, những tình huống giáo viên đưa ra phải phù hợp với
nội dung bài học, phải gần gũi với thực tế cuộc sống từ mức độ dễ đến khó, có
như vậy mới phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, mới kích thích sự

sáng tạo, lịng say mê học tập ở học sinh. Những vấn đề đưa ra phải có hướng
giải quyết phù hợp, tránh những vấn đề giải quyết theo kiểu đúng sai.
Nội dung những vấn đề, những hiện tượng đặt ra cần phải kết thúc bằng các
câu hỏi : Em giải thích vấn đề đó như thế nào? Tại sao lại như vậy? Tại sao lại
có vấn đề đó? …. Đó là hàng loạt những vấn đề, những hiện tượng đưa ra mà
học sinh cần phải giải quyết để các em đi sâu tìm hiểu. Cuối cùng nếu như học
sinh chưa giải quyết được vấn đề thì giáo viên cần định hướng cụ thể, rõ ràng
cho học sinh tự giải quyết. Tránh tình trạnhg giáo viên trình bày sẵn cho học
sinh ngời tiếp thu.
Để giúp học sinh tích cực hứng thú hơn khi đi sâu tìm hiểu hay giải quyết vấn
đề nào đó, giáo viên cần phải huy động vai trò, khả năng chủ động của học sinh
trước vấn đề, tình huống đã đặt ra
+ Những tình huống giáo viên đưa ra phải được giải thích trên cơ sở khoa học
+ Những vấn đề đưa ra phải thực tế và có liên quan đến chính đời sống hay bản
thân học sinh mà các em có nhu cầu giải quyết
+ Giáo viên phải có nhận xét đánh giá cụ thể những ý kiến, những giải thích của
học sinh
2.3.4. Các bài dạy cụ thể :
2.3.4.1.Đối với bài dạy kiến thức giải phẩu hình thái:
Bài 13: “MÁU VÀ MƠI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ”.
* Vấn đề 1: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
+ Đặt vấn đề: Chúng ta ai cũng đã biết về máu. Máu có đặc điểm cấu tạo như
thế nào? Để biết được điều này. Ta đi vào phần 1 “Tìm hiểu thành phần cấu
tạo của máu”:
+ Giải quyết vấn đề:
-GV: Cho học sinh quan sát Hình 13.1 và mẫu máu GV đã chuẩn bị:

7



máu
5ml

Chất chống đông
Để lắng động tự nhiên 3-4giờ

Phần trên:lỏng, vàng nhạt,
chiếm 55% thể tích
Phần dưới:đặc quách, đỏ
thẫm, chiếm 45% thể tích

Màu hờng, hình
đĩa, lõm 2 mặt,
khơng nhân

Trong suốt,
kích thước
khá lớn, có
nhân

Mảnh chất tế
bào của tế bào
sinh tiểu cầu

H13.1:Thí nghiệm tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
*HS: Quan sát hình
-GV: u cầu học sinh mơ tả thí nghiệm. Nếu học sinh nêu chưa rõ thì giáo viên
có thể gợi ý, bổ sung như sau: Cho máu vào trong ống nghiệm 5ml, cho vào
chất dung dịch xitrat natri , là chất chống đông để lắng động tự nhiên 3-4 giờ.
-GV: Hướng dẫn học sinh quan sát kỹ ống nghiệm sau khi để lắng 3-4 giờ

+Quan sát thấy có hiện tượng gì?
*HS: Máu phân tách thành 2 phần, phần trên: lỏng, vàng nhạt, chiếm 55% thể
tích, phần dưới: đặc quánh, đỏ thẫm, chiếm 45% thể tích.
+Tại sao lại có những màu sắc khác nhau? Tại sao phần dưới lại đặc quánh, có
chứa yếu tố nào?
Để biết được chúng ta cùng quan sát mẫu
-GV: Lấy giọt máu ở phần dưới lên tiêu bản đặt dưới kính hiển vi. Cho HS
quan sát rời đối chiếu kết quả ở H13.1SGK.
+ Trong tế bào máu gồm có những loại tế bào nào?
*HS: Hờng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
- Quan sát và nhận xét màu sắc các thành phần của máu trong mẫu và trên
hình?
*HS: Quan sát mẫu kết hợp hình 13.1 trả lời được: phần trên tiếp giáp với huyết
tương là lớp bạch cầu màu trắng đục, phần dưới mới là lớp hồng cầu màu đỏ và
8


có các tiểu cầu. Màu của bạch cầu và tiểu cầu ở mẫu vật thật với hình khơng
giống nhau.
+Tại sao trên hình, bạch cầu và tiểu cầu có màu xanh tím, cịn ở mẫu vật khơng
màu?
-GV: có thể gợi ý cho HS: Màu sắc trong hình chỉ có hờng cầu giống màu thực
của nó, bạch cầu và tiểu cầu được nhuộm màu bằng các loại thuốc khác nhau,
bạch cầu ưa kiềm bắt màu xanh tím khi được nhuộm bằng thuốc nhuộm kiềm
tính, khi chưa nhuộm, bạch cầu và tiểu cầu gần như trong suốt.
-GV: Cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống
Gọi một vài học sinh trình bày, nêu rõ đặc điểm của từng loại tế bào . Như vậy
học sinh tìm ra được thành phần cấu tạo của máu.
+ Kết luận vấn đề: Thành phần cấu tạo của máu gồm:
- Huyết tương: Lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích máu.

- Các tế bào máu: Đặc, đỏ thẫm, chiếm 45 % thể tích, gờm: hờng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu.
* Vấn đề 2: Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
+ Đặt vấn đề: Máu có những thành phần như thế. Vậy chức năng các thành phần
đó là gì? Sang phần 2 “ Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu”
+ Giải quyết vấn đề:
-GV: Kiểm tra lại kiến thức cũ có liên quan đến bài học
+ Máu thuộc loại mô nào?
*HS: Mô liên kết
+ Máu có ở đâu trong cơ thể?
*HS: Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung ở bảng 13
Các chất
Tỉ lệ
Nước
90%
Các chất dinh dưỡng: prôtêin, lipit, gluxit, vitamin.
Các chất cần thiết khác: hoocmơn, kháng thể,…Các muối khống. 10%
Các chất thải của tế bào: urê, axit uric,…..
Cho biết: +Trong huyết tương chất nào chiếm nhiều nhất?
*HS: Nước chiếm 90%
-GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK/43 trong 4 phút
Có thể dẫn dắt cho HS từng câu hỏi 1
Câu 1:+Khi máu bị mất nước (từ 90%-80%-70%) thì trạng thái máu sẽ như thế
nào?
*HS: Máu sẽ đặc lại
+ Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển máu trong mạch sẽ như thế nào?
9



*HS: Sẽ khó khăn hơn
+ Vậy chức năng đầu tiên của huyết tương là gì?
*HS: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
Câu 2 : +Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức
năng của nó?
*HS: Là mơi trường để hòa tan chất dinh dưỡng, vận chuyển chất dinh
dưỡng đến tế bào.
Câu 3: + Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu
từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
*HS: -Máu từ phổi về tim đến tế bào có màu đỏ tươi, vì máu mang nhiều
O2 nên hờng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với oxi  màu đỏ tươi
-Máu từ tế bào về tim đến phổi: đỏ thẩm, vì máu mang nhiều CO 2 nên hờng cầu
có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với CO2  màu đỏ thẩm
-GV: Cho các nhóm báo cáo, nhận xét ý kiến của các nhóm.
+Cấu tạo hồng cầu có ý nghĩa gì trong sự vận chuyển O2 và CO2?
*HS: Lõm 2 mặt tăng diện tích tiếp xúc O 2 và CO2, tăng khả năng vận
chuyển, không có nhân nhằm tận dụng tối đa Oxi cung cấp cho tế bào cơ thể
+ Kết luận vấn đề:Chức năng của huyết tương và hờng cầu là:
-Huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch;
vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải trong cơ thể.
- Hồng cầu có Hêmơlơbin có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển
từ phổi về tim, tới các tế bào và ngược lại.
-GV: +Chúng ta vừa tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu, còn
chức năng của Bạch cầu là gì? Bài 14 sẽ tìm hiểu tiếp
2.3.4.2. Đối với bài dạy kiến thức sinh lí:
Bài 14 “ Bạch cầu- miễn dịch”. Chọn mục I “ Các hoạt động chủ yếu cảu bạch
cầu”
+ Đặt vấn đề:
Khi em bị một vết thương nhẹ ở tay, ở vết thương đó sưng lên sau vài ngày thì
lành. Vậy nguyên nhân do đâu mà vết thương đó lại lành?

Tìm hiểu phần I : “Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu”.
+ Giải quyết vấn đề: -GV: Gọi HS nhắc lại đặc điểm của tế bào bạch cầu ?
*HS: Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân, khơng có hình dạnh nhất định.
+ Có mấy loại tế bào bạch cầu?
*HS: Có 5 loại: Bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit,
bạch cầu limphô, bạch cầu mônô.
-GV: Hướng dẫn HS QS H 14.1đọc TT SGK/45
10


Mũi kim

Ổ viêm
sưng lên

Đại thực
bào

Vi khuẩn
Bạch cầu
trung tính

Đại thực
bào

Bạch
cầu
trung
tính


Hình 14.1 Sơ đồ hoạt động thực bào
+ Đánh số thứ tự q trình thực bào theo nội dung sau:
1/ Tiêu hóa vi khuẩn
2/ Vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm
3/ Mạch máu nở rộng, bạch cầu chui khỏi mạch máu tới ổ viêm
4/ Bạch cầu hình thành chân giả
5/ Nuốt vi khuẩn
*HS: Chọn 2, 3, 4, 5, 1
-GV: Yêu cầu HS QS tranh trình bày tồn bộ q trình thực bào của bạch cầu
*HS:Trình bày và kết luận sự thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả,
bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rời tiêu hóa chúng.
-GV: Hướng dẫn HS QS kỹ H 14.1
+ Cho biết xung quanh mũi kim có những yếu tố nào?
*HS: Màu đỏ có hình que là vi khuẩn; màu xanh hình cầu nhỏ là các tín hiệu hóa
học do tế bào của mơ bị tổn thương tiết ra để kích thích phản ứng bảo vệ cơ thể.
+ Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào?
*HS: Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô
-GV: Các đại thực bào (bạch cầu mônô hay bạch cầu đơn nhân) có kích thước
lớn hơn bạch cầu trung tính.
+Khả năng thực bào của loại bạch cầu nào tham gia thực bào tốt hơn? Vì sao?
*HS: Bạch cầu mơnơ. Vì có kích thước lớn nên nuốt cùng 1 lúc rất nhiều
tế bào vi khuẩn và tiêu hóa chúng.
+Dự đoán xem sau khi thực bào, các bạch cầu sẽ như thế nào? Vì sao em biết?
*HS: Bạch cầu sẽ chết, xác bạch cầu có màu trắng (mũ)
-GV: Yêu cầu HS QS H14.2 + Thông tin SGK/4
11


Kháng thể A


Kháng thể B

KHÁNG
NGUYÊN A

KHÁNG
NGUYÊN B

Hình 14.2 Tương tác kháng nguyên- kháng thể
+ Kháng nguyên là gì? *HS:Phân tử ngoại lai kích thích cơ thể tiết ra kháng thể
+ Kháng thể là gì?*HS: Phân tử prơtêin cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên
+ Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
*HS: Cơ chế chìa khóa, ổ khóa ( kháng ngun nào thì kháng thể đó)
+ Cho ví dụ để phân biệt kháng thể và kháng nguyên? *HS: Khi bị rắn cắn
+ Kháng nguyên: Chất độc trong nọc rắn
+ Kháng thể: prôtêin của cơ thể tiết ra nhằm chống lại kháng nguyên
-GV: Yêu cầu HS QS H14.3, 14.4 cho biết:
Tế bào B tiết kháng thể
Các kháng thể
Tế bào vi khuẩn bị
kháng thể vô hiệu hóa

Hình 14.3 : Sơ đờ tiết kháng thể vơ hiệu hóa kháng nguyên
Phân tử prôtêin đặc hiệu

Kháng nguyên
của vi khuẩn, virút
Tế bào
nhiễm vi
khuẩn


Lỗ thủng
trên
màng tế
bào

Tế bào nhiễm bị phá hủy
Sơ đồ hoạt động của tế bào T phá hủy tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh.
Vi khuẩn, vi rút thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ nào của cơ thể?
12


*HS: Tế bào Lim phô B (Bursa)
+Vi khuẩn, vi rút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bảo B, gây nhiễm cho các
tế bào cơ thể, sẽ gặp hoạt động bảo vệ nào của cơ thể?
*HS: Tế bào Lim phơ T (Thymus)
-GV: u cầu HS thảo luận nhóm 3 phút 2 câu hỏi sau:
+Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
+ Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn bằng cách nào?
*HS: thảo luận nhóm, báo cáo và nhận xét kết quả. Kết luận
+ Kết luận vấn đề:
- Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: Hình thành 3 hàng rào phòng thủ:
+ Sự thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả, bắt và nuốt các vi khuẩn vào
trong tế bào rời tiêu hóa chúng.
+ Lim phơ B: Tiết kháng thể vơ hiệu hố kháng ngun.
+ Lim phô T: sản xuất ra phân tử prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào
nhiễm bệnh và phá huỷ chúng
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đờng
nghiệp và nhà trường.
Trong suốt q trình giảng dạy và áp dụng phương pháp dạy học “Đặt và

giải quyết vấn đề” đã nêu ở trên và qua thống kê, kiểm tra so sánh, đối chiếu tôi
nhận thấy kết quả học tập của học sinh từng bước được nâng lên qua từng bài
kiểm tra, cụ thể như sau:
Giỏi

Khá

Bài kiểm tra

Tổng số
học sinh

TS

TL%

TS

Lần 1
Lần 2
Lần 3

50
50
50

5
8
10


10
16
20

18
19
21

TL
%
36
38
42

Trung bình

Yếu

TS

TL%

TS

22
19
17

44
38

34

5
4
2

TL
%
10
8
4

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Qua việc “Sử dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề giúp học
sinh tích cực hơn trong tìm hiểu bộ mơn Sinh học 8”, tôi nhận thấy học sinh hiểu
kiến thức sâu sát hơn và vận dụng tốt kiến thức, say mê học tập, rất hứng thú khi
học bộ mơn, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học sinh vận dụng kiến
thức tốt hơn khi giải thích các vấn đề có liên quan đến chính bản thân học sinh.
Vận dụng giải pháp này góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng
tính tích cực học tập của học sinh góp phần thực hiện cải cách giáo dục “ Phát
13


huy trí lực của học sinh trong q trình học tập” phù hợp với xu thế phát triển
của lí luận dạy học hiện đại.
Trong thời gian nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
giúp học sinh lớp 8 trường THCS Đơng Hải tích cực hơn trong tìm hiểu bộ
mơn Sinh học 8”, bản thân tơi nhận thấy học sinh phát huy được tính tích cực, tự
giác, có được kỹ năng phân tích, tổng hợp, có nhiều hứng thú trong học tập hơn,

giải thích được một số hiện tượng thực tế trong đời sống.
Với phương pháp này, theo tôi áp dụng được được cho tất cả các dạng bài dạy,
rộng rãi ở các khối lớp bậc THCS. Tất cả mọi đối tượng học sinh đều có thể
tham gia nêu ra những vấn đề mà các em có nhu cầu giải quyết để cùng bàn bè
tìm ra hướng giải quyết tốt nhất qua đó sẽ kích thích sự tích cực học hỏi tìm tịi
ở các em.
Riêng bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vần đề nảy sinh trong quá trình áp
dụng đề tài. Trong thời gian tới tơi sẽ tiếp tục cố gắng tìm giải pháp hữu hiệu
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi học tập bộ mơn. Từ đó tìm ra các
phương pháp thích hợp theo từng đối tượng học sinh, chú trọng đến học sinh yếu
kém để cải thiện dần chất lượng giảng dạy.
Tuy nhiên trong thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào cơng tác giảng dạy
cịn ngắn, khả năng của bản thân còn hạn chế nên đề tài vẫn cịn thiếu xót. Rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của đờng nghiệp và hội đờng khoa học
các cấp để đề tài mang tính khả thi, hiệu quả hơn. Nếu đề tài này được Hội đồng
khoa học đánh giá là giải pháp phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay, thì trong
thời gian tới tơi sẽ áp dụng giải pháp này trong quá trình giảng dạy của mình ở
các lớp mà tơi được phân cơng.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể đặt vấn đề bằng các hiện tượng, sự
kiện mâu thuẩn với tri thức sẽ kích thích được tính tò mò muốn khám phá của
học sinh. Giáo viên phải khéo léo kết hợp các phương pháp giảng dạy cho phù
hợp. Điều quan trọng là giáo viên phải khai thác triệt để đồ dùng dạy học như vẽ
thêm những tranh ảnh đơn giản, viết bảng phụ, sử dụng phiếu học tập…
Khi lên lớp, giáo viên có thái độ cởi mở, thân thiện, tuyên dương khen thưởng
đối với những học sinh làm tốt. Còn với những học sinh làm chưa tốt, giáo viên
phê bình một cách tế nhị, đưa ra biện pháp khích lệ để giúp các em vươn lên
trong học tập.


14


Ngồi ra, giáo viên phải có tinh thần tư học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ, tìm ra cách truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách
tự nhiên, nhẹ nhàng, khơng gị ép.
Và điều đáng lưu ý sau cùng là những vấn đề giáo viên đưa ra phải thực tế và
có liên quan đến chính bản thân học sinh thì các em mới hứng thú tích cực tìm
hiểu. Và những vấn đề cần giải quyết phải phù hợp với trình độ kiến thức của
học sinh.
-Đối với nhà trường:
Tăng cường công tác dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên đề cấp
tổ, cấp trường, dạy minh họa chuyên đề...
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
TP Thanh Hóa, ngày 05 tháng 4 năm 2021
ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hà

15



×