Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ địa hình, khí hậu, sông ngòi trong ATLAT địa lý việt nam cho học sinh lớp 8, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn địa lý ở trường THCS vĩnh hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.96 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu

1

1.1. Lý do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu.

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.


2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng kiến kinh nghiệm.

3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

5

2.3.1. Yêu cầu

5

2.3.2. Nguyên tắc sử dụng

5

2.3.3. Kĩ năng sử dụng các trang bản đồ địa hình, khí hậu, các hệ 5
thống sơng trong Atlat địa lí Việt Nam.
a. Trang bản đồ địa hình Việt Nam

6

b . Trang bản đồ khí hậu

10

c. Trang bản đồ các hệ thống sông


14

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 16
dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị

17

3.1. Kết luận.

17

3.2. Kiến nghị

18

* Tài liệu tham khảo

19

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU,
SƠNG NGÒI TRONG ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM CHO HỌC SINH LỚP 8,
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN ĐỊA LÝ
Ở TRƯỜNG THCS VĨNH HÒA


2
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hịa chung vào dòng biến đổi của thế giới, nền giáo dục Việt Nam đang

từng bước được đổi mới để có thể hịa nhập vào nền giáo dục của khu vực và thế
giới. Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển”, sinh thời Bác Hồ đã nói: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”, “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Thực hiện mục tiêu giáo dục “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài” cho đất nước. Ngày nay khi đất nước đang thực hiện đường lối đổi mới
và tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, trong cơng cuộc
đổi mới đã đề ra những yêu cầu đổi mới với hệ thống giáo dục, phải “xác định
lại mục tiêu, thiết lập lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo
dục và đào tạo”. Sự đổi mới về mục tiêu, nội dung dạy học, đòi hỏi phải đổi mới
về
phương
pháp
dạy
học.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn giúp
học sinh tích cực chủ động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới song song
với việc hình thành kỹ năng cơ bản cho học sinh. Với đặc trưng của mơn Địa lí
một phần là lý thuyết phải tái hiện lại được kiến thức, một phần phải tự tư duy,
tìm tịi áp dụng được khi làm bài tập, nhất là việc làm quen và khai thác bản đồ,
biểu đồ, tranh ảnh, đặc biệt là tập Atlat Địa lí có ý nghĩa rất quan trọng. Mặt
khác trong giai đoạn hiện nay, mơn Địa lí cịn là mơn học quan trọng trong việc
giữ gìn, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta trong thời kỳ mở cửa, hội nhập
với thế giới. Với những đặc trưng đó của mơn Địa lí, thì việc đổi mới phương
pháp dạy học là vơ cùng cần thiết và cấp bách. Bởi vì ngoài việc cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản và bổ ích, giáo viên phải hình thành cho học
sinh năng lực tư duy, chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh biết quan sát,
phân tích so sánh, nhận xét đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, tổng hợp được
kiến thức, từ đó học sinh say mê, hứng thú học tập mơn Địa lí, để lĩnh hội kiến

thức
tốt
nhất,
hiệu
quả
nhất.
Hơn nữa trong quá trình dạy học, giáo viên và học sinh ít quan tâm đến đồ
dùng trực quan nhất là Atlat Địa lí nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy việc sử dụng
và khai thác kênh hình trong quá trình dạy học là một việc làm khơng thể thiếu
trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay. Đặc biệt đối với bộ
môn Địa lý, việc sử dụng bản đồ, sử dụng Atlat trong dạy học là một việc hết
sức quan trọng. Bởi vì Atlat là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và
hữu ích đối với môn địa lý ở nhà trường. Mặt khác Atlat cịn là nguồn cung cấp
kiến thức, thơng tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng


3
cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi mơn Địa lý, bên cạnh đó việc sử dụng
Atlat Địa lí Việt Nam cịn để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết
kiến thức qua các trang bản đồ trong Atlat là thực sự cần thiết, giúp cho học sinh
nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh và dễ hiểu, bớt phần ghi nhớ máy
móc.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, mong muốn khắc phục những khó khăn tồn tại
trong dạy và học mơn Địa lí. Tơi xin trình bày những suy nghĩ và nghiên cứu
của mình về cách hướng dẫn học sinh có kĩ năng sử dụng atlat để học tốt mơn
Địa lí ở Trường THCS Vĩnh Hịa và mong nhận được sự góp ý, xây dựng của tất
cả anh chị em, bạn bè đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Rèn luyện cho học sinh lớp 8 kỹ năng sử dụng các trang bản đồ địa hình,
khí hậu, các hệ thống sơng trong Atlat Địa lí Việt Nam, nhằm nâng cao chất

lượng dạy- học bộ môn Địa lý tại trường THCS Vĩnh Hòa. Đồng thời giúp các
em có được phương pháp làm việc với Atlat để nâng cao kết quả học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài này tôi nghiên cứu về vấn đề rèn luyện kỹ năng sử dụng các trang
bản đồ địa hình, khí hậu, sơng ngịi trong Atlat địa lí Việt Nam cho học sinh lớp
8 nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn Địa lý tại trường THCS Vĩnh Hịa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra; Quan sát, trị chuyện; Phân tích, thống kê.
- Chỉ cho học sinh biết nội dung, phương pháp thể hiện của các trang bản đồ
hình thể, khí hậu, các hệ thống sơng trong Atlat Địa lí Việt Nam.
- Hướng dẫn cho học sinh cách khai thác kiến thức từ các trang bản đồ hình thể,
khí hậu, các hệ thống sơng trong Atlat Địa lí Việt Nam. Với mỗi trang bản đồ
đều có bài tập hướng dẫn.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết số 41/2015/ QH-11 đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục THCS
“Bảo đảm cho hầu hết thanh niên sau khi tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập để
đạt trình độ THPT trước khi hết tuổi 18 nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao dân
trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước”
Căn cứ vào mục tiêu đó, chương trình giáo dục THCS được ban hành cũng
xác định rõ mục tiêu của mơn Địa lý trong trường THCS “góp phần làm cho học
sinh có những kiến thức phổ thơng cơ bản, làm quen với việc vận dụng những
kiến thức Địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh
phù hợp với yêu cầu của đất nước, xu thế của thời đại.”


4
Để đáp ứng được mục tiêu trên, ở hầu khắp các trường THCS giáo viên các
bộ mơn nói chung và giáo viên mơn địa lý nói riêng đã vừa cung cấp kiến thức

vừa hình thành, rèn luyện kĩ năng cho học sinh để góp phần đào tạo ra những
con người “vừa hồng vừa chuyên”.
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) và
một trong những nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới GDPT đó là đổi mới
phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh. Phương pháp GDPT phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng
môn học, đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng
cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập cho học sinh.
Trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Địa lý ở trường phổ thơng
nói riêng thì việc sử dụng và khai thác kênh hình trong quá trình dạy học là một
việc làm không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay.
Đặc biệt đối với bộ môn Địa lý việc sử dụng bản đồ, sử dụng Atlat trong dạy học
là một việc hết sức quan trọng. Bởi vì Atlat là nguồn kiến thức địa lí khổng lồ
cho chúng ta khai thác để giảng dạy, học tập trong điều kiện thời lượng dạy học
cho mơn Địa lý có hạn và nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng
tồn cầu hố và mạnh như vũ bão như hiện nay. Rèn luyện kỹ năng bản đồ giúp
cho học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lý một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và
ghi nhớ kiến thức lâu bền và trau dồi cho các em phương pháp học tập nghiên
cứu môn địa lý. Rèn luyện kỹ năng bản đồ còn là phương tiện đặc biệt quan
trọng để phát triển tư duy nói chung và tư duy địa lý nói riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các
em còn yếu. Học sinh chưa biết khai thác các thông tin từ các trang bản đồ
trong Atlát vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức.
Vì vậy, kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlát của các
em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với mơn học, điểm số trong
các bài kiểm tra nhất là những bài cần sử dụng Atlát còn thấp.
Nguyên nhân:

+ Theo quan niệm của xã hội, của phụ huynh học sinh và một số bộ mơn khác
thì đây là mơn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan
trọng của mơn học, khơng khuyến khích học sinh học tập tốt môn Địa lý.
+ Thực tế của môn Địa lý chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế về việc lựa chọn
ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề.


5
+ Mơn Địa lý là mơn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội
), khơ khan, ít thực dụng. Chương trình nặng, mang tính hàn lâm.
+ Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat Địa
lý trong học tập bộ mơn.
Tại trường THCS Vĩnh Hịa tơi đang giảng dạy, cả học sinh đại trà và học
sinh giỏi còn lúng túng khi làm việc với quyển Atlat Địa lý Việt Nam. Đa phần
các em chưa nắm được kĩ năng khai thác nội dung kiến thức từ Atlat để phục vụ
cho nội dung bài học và làm bài thi. Vì thế, chất lượng các bài kiểm tra trên lớp
và bài thi học sinh giỏi kết quả chưa cao.
Trong chương trình Địa lí lớp 8 ở phần Địa lí tự nhiên Việt nam, các đặc
điểm: địa hình, khí hậu, sơng ngịi chiếm thời lượng khá lớn trong phân phối
chương trình. Cụ thể là:
* Đặc điểm địa hình được thể hiện trong 4 tiết gồm các bài:
+ Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam,
+ Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình,
+ Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam.
* Đặc điểm khí hậu được thể hiện trong 3 tiết gồm các bài:
+ Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam.
+ Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta.
* Đăc điểm sông ngòi được thể hiện trong 3 tiết gồm các bài:
+ Bài 33: Đặc điểm sơng ngịi Việt Nam,
+ Bài 34 : Các hệ thống sông lớn ở nước ta

+ Bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam.
Hơn nữa ba yếu tố địa hình, khí hậu, sơng ngịi có mối quan hệ nhân quả
mật thiết với nhau. Mặt khác trong những năm gần đây các đề thi học sinh giỏi
mơn Địa lí lớp 8,9 đều có các câu hỏi với tiêu đề “Dựa vào Atlat địa lí Việt
Nam” để trình bày, phân tích các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sơng ngịi và
mối quan hệ giữa ba yếu tố đó. Chính vì thế, sau một thời gian nghiên cứu tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ địa hình, khí hậu,
sơng ngịi trong Atlat địa lí Việt Nam cho học sinh lớp 8, nhằm nâng cao chất
lượng dạy- học bộ môn Địa lý tại trường THCS Vĩnh Hòa”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Yêu cầu
a. Đối với giáo viên
- Bắt buộc học sinh phải trang bị Atlat.
- Sử dụng ngay từ tiết học đầu tiên, buổi học đầu tiên.


6
- Sử dụng thường xuyên trong các giờ học chính khóa và bồi dưỡng học sinh
giỏi.
- Ra các bài tập, đề thi có liên quan đến Atlat cho học sinh làm.
b. Đối với học sinh
- Học sinh phải có Atlat để sử dụng tại lớp trong tất cả các tiết học Địa lí ở trên
lớp vì hầu hết các bài đều sử dụng Atlat, giờ kiểm tra được sử dụng Atlat .
- Biết sử dụng Atlat để khai thác kiến thức bài học, sử dụng các kĩ năng đọc,
hiểu vận dụng giải thích các hiện tượng Địa lí và biết liên hệ các trang cùng sử
dụng trong một bài. Dành thời gian thích đáng để làm việc với Atlat, tham gia
tích cực vào các hoạt động giáo viên đưa ra có liên quan tới Atlat. Trình bày bài
làm với Atlat trước lớp nếu được giao nhiệm vụ.
2.3.2. Nguyên tắc sử dụng
- Đọc kĩ câu hỏi xem nội dung yêu cầu những gì?

- Để đáp ứng yêu cầu của câu hỏi thì cần phải sử dụng những bản đồ nào? Bản
đồ ấy nằm ở đâu? Nắm vững bảng ký hiệu nằm ở trang bìa.
- Tìm đến bản đồ cần sử dụng (tên bản đồ), rất nhiều học sinh đã bỏ qua việc
làm này trong khi ở một trang bản đồ đôi khi có nhiều bản đồ với nhiều nội dung
khác nhau, một nội dung nhưng nó lại có ở nhiều trang, nhiều bản đồ khác nhau.
(Về cơ bản các nội dung về nguồn lực nằm ở nửa đầu, các nội dung về các
ngành, các vùng nằm ở các trang sau).
- Xem trong bảng chú thích: các nội dung mình cần tìm được kí hiệu như thế
nào? Có những nội dung nào được thể hiện trên bản đồ đó? (Các màu sắc, các
biểu đồ trên bản đồ, các kí hiệu... nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?)
- Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận theo yêu cầu của câu
hỏi. Đây là việc làm khó nhất, đôi khi phải sử dụng nhiều bản đồ mới đưa ra
được một kết luận, một nhận xét cần thiết.
2.3.3. Kĩ năng sử dụng các trang bản đồ địa hình, khí hậu, các hệ thống
sơng trong Atlat địa lí Việt Nam.
a. Trang bản đồ hình thể (địa hình) Việt Nam


7


8
a.1. Tên trang bản đồ: Bản đồ hình thể Việt Nam trang 6 + 7 Atlát,
tỷ lệ 1: 6000000
a.2. Nội
dung
chính
- Thể hiện nét khái quát về hình thể lãnh thổ Việt Nam.
Phạm
vi

cả
nước,
biển,
đảo.
- Ngồi ra cịn thể hiện một số hình ảnh các miền ở nước ta.
a.3.
Phương
pháp
thể
hiện
Phương
pháp
đường
đẳng
trị.
Đối
với
đất
liền:
Dùng
đẳng
cao.
- Đối với biển: Dùng đẳng sâu.
a.4. Cách sử dụng trang bản đồ hình thể
(địa hình)
Bản đồ hình thể thể hiện địa hình của lãnh thổ, hệ thống sơng ngịi, dãy
núi, tên các đỉnh núi. Khi khai thác trang này giáo viên cần hướng dẫn các cách
sau:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn thang phân tầng độ cao và độ sâu ở góc
phải trên cùng tờ bản đồ để thấy được sự phân chia các bậc độ cao trên đất liền

và sự phân bố thềm lục địa trên khắp vùng biển Bắc, Trung, Nam và các bậc độ
sâu khác. Ví dụ: có bao nhiêu thang bậc độ cao? Nhận xét độ cao địa hình và độ
sâu
của
biển
nước
ta,…
- GV hướng dẫn học sinh đọc các dạng địa hình lớn như các dãy núi, các sơn
nguyên, cao nguyên, các đồng bằng. Nắm được tên chúng và đặc điểm từng
dạng địa hình. Ví dụ cho học sinh xác định và kể tên 4 dãy núi cánh cung lớn ở
vùng
Đông
Bắc,...
- Vùng đồng bằng: Các đồng bằng lớn; nhận xét các đồng bằng.
- Vùng núi: Các dãy núi lớn; hướng các dãy núi; các sơn ngun, cao ngun.
Đặc
điểm
hình
thái
biển
Đơng?
Ý
nghĩa
kinh
tế.
Nhận
xét
4
cảnh
quan

tiêu
biểu

nước
ta:
* Vùng núi cao: dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipăng.
*
Cao
nguyên:
Mộc
Châu.
*
Đồng
bằng:
Nam
Bộ.
* Biển: Vịnh Hạ Long.
- Cho xây dựng lát cắt địa hình ở một số khu vực.
- Xác định mối quan hệ không gian của các đối tượng trên bản đồ, các mối
quan hệ nhân quả của các đối tượng trên bản đồ này với bản đồ khác trong
Atlat. Ví dụ nêu dẫn chứng về mối quan hệ giữa thềm lục địa với vùng đồng
bằng, vùng núi liền kề.
a.5. Bài tập ứng dụng.
* Bài tập 1: Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
A/ Trình bày các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý Việt Nam về măt tự nhiên?
B/ Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước ta có những điều kiện thuận lợi và
khó khăn gì cho việc bảo vệ Tổ quốc?


9

* Hướng dẫn trả lời
A. Trình bày các đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:
- Vị trí nước ta nằm trong khu vực nội trí tuyến
- Vị trí nằm gần khu vực trung tâm Đơng Nam Á
- Vị trí cầu nối giữa đất liền với biển, giữa các nước Đông Nam Á phần đất liền
với các nước Đông Nam Á phần hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc với các luồng gió mùa, các luồng sinh vật (như gió mùa đơng
bắc, gió mùa đông nam,… các luồng vật như nhiệt đới, cận nhiệt đới, ơn đới…).
B. Thuận lợi và khó khăn cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
* Thuận lợi:
- Phát triển kinh tế với nhiều nghành nghề nhờ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
phần đất liền và vùng biển rộng
- Hội nhập và giao lưu văn hóa, kinh tế, khoa học,…dễ dàng với các nước khu
vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới do có vị trí trung tâm và cầu nối.
* Khó khăn:
- Do khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu đem lại, thiên tai thường xuyên xảy ra
như: Bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng…
- Nên chúng ta phải chủ động phòng chống thiên tai tăng cường bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và hải đảo của nước ta.
* Bài tập 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
A. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Giải thích tại sao có những đặc
điểm đó?
B. Địa hình ảnh hưởng đến sự phân hố khí hậu nước ta như thế nào? Lấy ví dụ
minh hoạ (dựa vào trang khí hậu trong Atlat Địa lí Việt Nam).
* Hướng dẫn trả lời
A. Đặc điểm chung:
- Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình: đồi núi, đồng bằng, bờ
biển, thềm lục địa …
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình miền núi
có sự khác biệt ở các khu vực:

+ Khu vực Đông Bắc: núi thấp, trung bình, có nhiều cánh cung, dải đồi núi thấp.
+ Khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: địa hình cao, đồ sộ, có sự chia cắt mạnh.
+ Tây Nguyên: gồm các khối núi cao, đồ sộ và các cao nguyên xếp tầng, có bề
mặt rộng.
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, nằm ở ven biển; có 2 đồng bằng lớn là
Đồng bằng sơng Hồng và Đồng bằng sơng Cửu Long, ngồi ra cịn có đồng
bằng duyên hải miền Trung.
- Địa hình bờ biển đa dạng, có nhiều cảnh quan đẹp và vùng thềm lục địa rộng
lớn.
- Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc - đơng nam.
- Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc - đơng nam và vịng cung.


10
- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
* Giải thích: có những đặc điểm đó chủ yếu là do tác động của nội lực và ngoại
lực, cụ thể là:
- Nội lực: vận động kiến tạo, nhất là vận động tạo núi Himalaya làm địa hình
nâng lên mạnh ở Tây Bắc và Tây Nguyên, ở Đông Bắc nâng lên với cường độ
yếu và nhiều đợt; đồng thời với quá trình nâng lên là những khu vực bị sụt lún,
đứt gãy tạo nên đồng bằng và thềm lục địa.
- Ngoại lực: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với tác động của gió, nước, sóng, tạo
ra các địa hình: bồi tụ, cacxtơ (chủ yếu ở miền ven biển)…
B. Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hố khí hậu:
- Nhiệt độ phân hố theo độ cao địa hình: càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm.
Ví dụ: ở tháng 7, nhiệt độ ở Hà Nội (độ cao?) là…, ở Sapa (có độ cao..) là …
(HS lấy ví dụ và phân tích).
* Bài tập 3:
A. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Hãy lập bảng so sánh địa
hình hai vùng núi Đơng Bắc Bắc Bộ và Tây Bắc Bắc Bộ ở nước ta?

B. Đồi núi ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?
* Hướng dẫn trả lời:
A. Bảng so sánh:
Chỉ tiêu
Đông Bắc Bắc Bộ
Tây Bắc Bắc Bộ
Giới hạn Từ tả ngạn sông Hồng- vùng Từ hữu ngạn sông Hồng- Sông Cả
biển Quảng Ninh
Độ cao
Độ cao thấp, dưới 1000m
Độ cao lớn, nhiều nơi trên 1500m
Cao nhất Tây Côn Lĩnh 2419m
Phan- xi- păng 3143m
Đặc
- Gồm nhiều cánh cung:
- Gồm nhiều dải núi hướng Tây
điểm
CC Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Bắc- Đơng Nam: Hồng Liên Sơn;
Sơn, Đơng Triều
cao ngun Sơn La, Mộc Châu; Dải
núi biên giới Việt Lao: Pu Đen
- Địa hình Cacxtơ
Đinh, Pu Sam Sao.
- Địa hình Cacxtơ
Vai trị
- Đón gió Đơng Bắc, khí hậu - Chắn gió Đơng Bắc và gió Tây
lạnh nhất, vành đai nhiệt đới Nam, mùa đơng ngắn đỡ lạnh, gây
xuống thấp.
hiệu ứng phơn nóng khơ
- Cảnh đẹp: Hạ Long, Ba Bể - Cảnh đẹp: Sa Pa, Mộc Châu …



B. Ảnh hưởng của đồi núi tới phát triển kinh tế xã hội ở nước ta:
* Tích cực: Đồi núi có thế mạnh riêng về kinh tế:


11
- Phân bố nhiều khoáng sản nên thuận lợi cho việc khai thác khoáng sản.
- Dự trữ thủy năng trên các dịng sơng với địa hình dốc nên thuận lợi để xây
dựng hồ thủy điện.
- Nhiều rừng, đất Feralit, đồng cỏ, địa bàn rộng -> phát triển nghề rừng, trồng
cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn...
- Nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ … thuận lợi cho phát triển du lịch thăm
quan nghỉ dưỡng …
* Hạn chế
- Địa hình bị chia cắt -> Khó khăn trở ngại cho phát triển kinh tế, giao thơng …
- Khí hậu khắc nghiệt, xói mịn, lở đất diễn ra mạnh …
b . Trang bản đồ khí hậu


12

b.1. Tên trang bản đồ: Bản đồ khí hậu (trang 9) Atlát địa lý Việt Nam.


13
b.2. Nội
dung
chính
Bản đồ chung thể hiện các yếu tố khí tượng, các miền và các vùng khí hậu

b.3. Phương
pháp
thể
hiện
+ Hai miền khí hậu được xác định bằng ranh giới màu xanh đậm và chữ B - N.
Các vùng khí hậu được kí hiệu bằng phương pháp nền chất lượng và ranh giới
được
xác
định
bằng
các
đường
nét
đứt
nhỏ.
+ Trên bản đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện bằng phương pháp biểu
đồ định vị. Các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa được thể hiện trên cùng một biểu đồ
và các biểu đồ này được đặt vào vị trí các trạm được lựa chọn tiêu biểu cho từng
vùng
khí
hậu.
+ Chế độ gió (hướng gió, tần suất) được biểu hiện bằng phương pháp biểu đồ
định vị với biểu đồ hoa gió tháng 1 (màu xanh) và tháng 7 (màu đỏ). Các loại
gió (gió mùa hạ, gió mùa đơng, gió Tây khơ nóng) và bão được thể hiện bằng
phương pháp kí hiệu đường chuyển động bởi các véctơ (mũi tên) thể hiện các
loại gió và bão kèm theo màu sắc và hình dạng các véctơ.
- Các bản đồ nhiệt độ lượng mưa được thể hiện ở tỉ lệ 1:18.000.000 bằng
phương
pháp
nền

số
lượng.
+ Bản đồ lượng mưa thể hiện lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ
tháng
XI
IV,
tổng
lượng
mưa
từ
tháng V X.
+ Bản đồ nhiệt độ thể hiện nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng I
và nhiệt độ trung bình tháng VII.
b.4. Bài tập ứng dụng
* Bài tập 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam: Chứng minh rằng khí hậu nước ta
rất đa dạng và thất thường.
Hướng dẫn trả lời
* Khí hậu nước ta rất đa dạng: Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió
mùa ẩm nhưng khơng thuần nhất trên cả nước mà phân hóa theo khơng gian,
thời gian và theo mùa hình thành các miền và khu vực khí hậu khác nhau:
+ Miền khí hậu phía Bắc. Từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở ra, có mùa đơng
lạnh, khơ hanh, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
+ Khu vực khí hậu Đơng Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đơng.
+ Miền khí hậu phía Nam: Từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo,
nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
+ Khí hậu biển Đơng: Bao gồm biển Đơng Việt Nam có khí hậu nhiệt đới hải
dương.
Ngồi ra khí hậu cịn phân hóa theo mùa và theo độ cao.
* Khí hậu nước ta cịn mang tính thất thường:
- Thể hiện có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nhiều bão, có năm ít bão,

có năm mưa lớn, có năm khơ hạn….
- Ngồi ra, hiện tượng nhiễu loạn thời tiết như En Ninơ và La Nina cũng làm
tăng tính thất thường của khí hậu nước ta.


14
* Bài tập 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trình bày hướng thổi, đặc điểm các
loại gió mùa ở nước ta?
* Hướng dẫn trả lời:
- Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai loại gió mùa rất đặc
trưng.
+ Gió mùa mùa Hạ:
- Có tính chất nóng ẩm, đem nhiều mưa đến cho nước ta. Gió có nguồn gốc từ
vịnh Bengan và khối khí xích đạo (gió tín phong nam bán cầu vượt qua xích
đạo). Cả 2 loại gió này đều có tính chất nóng ẩm, thổi theo hướng Tây Nam vào
Việt Nam tạo nên gió mùa mùa hạ.
- Riêng khu vực Bắc Bộ gió mùa hạ có hướng Đơng Nam là do địa hình và áp
thấp Bắc Bộ hút làm cho gió đổi hướng.
- Trong mùa hạ cịn có gió Phơn Tây Nam (gió Lào), tính chất khơ, nóng hoạt
động mạnh ở miền Trung và Tây Bắc vào các tháng 6,7,8. Đây là loại gió mùa
Tây Nam nóng ẩm vượt qua núi gây ra hiện tượng Phơn.
+ Gió mùa mùa Đơng:
- Khối khí cực đới có nguồn gốc từ áp cao Xibia đến Việt Nam theo 2 hướng:
- Hướng Bắc, Tây Bắc qua lãnh thổ Trung Quốc vào Việt Nam hoạt động mạnh
vào nửa đầu mùa đơng đem theo khơng khí lạnh và khơ, gọi là khối khí cực đới
biến tính qua đất liền.
- Hướng Đông Bắc qua biển Nam Trung Hoa, vịnh Bắc Bộ Việt Nam gây nên
dạng thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn, hoạt động mạnh vào nửa sau mùa đông, gọi là
khối khí cực đới biến tính qua biển.
=> Cả 2 hướng gió trên tạo nên thời tiết đặc biệt cho mùa đơng miền

Bắc.
Từ 160B trở vào Nam cũng có hướng Đơng Bắc, nhưng chủ yếu là gió Tín
phong Bắc bán cầu, gió này hoạt động mạnh vào mùa đơng gây nên dạng thời
tiết hanh khô cho mùa đông Nam Bộ.
- Tuy nhiên cả khối khí cực đới biển, tín phong Bắc bán cầu, frông cực và dải
hội tụ nội chí tuyến lại là nguyên nhân gây mưa chính cho Duyên hải miền
Trung vào mùa thu đông.
* Bài tập 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy phân tích hướng Bão và thời
gian hoạt động của Bão ở nước ta?
* Hướng dẫn trả lời
- Bão thường xuất phát từ biển tây Thái Bình Dương hay từ biển Đơng.
- Mùa bão từ tháng 5 đến tháng 12, bình quân hàng năm có từ 9 đến 10 cơn bão
đổ bộ vào Việt Nam.
+ Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam, tháng 6,7 đổ bộ vào
Bắc Bộ, tần suất 0,3 –> 1 cơn bão/tháng, sau đó lùi dần xuống phía nam khu vực
Ninh Bình - Thanh Hóa vào tháng 8, tần suất 1 –> 1,3 cơn bão/tháng.


15
+ Khu vực hoạt động mạnh nhất vào tháng 9 là Bắc Trung Bộ, tần suất
lên tới 1,3 –> 1,7 cơn bão/tháng. Sau đó giảm dần, tần suất chỉ cịn 1 –> 1,3 cơn
bão/tháng vào Huế, Đà Nẵng tháng 10, tháng 11, 12 là 0,3 –> 1 cơn bão/tháng ở
Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Khu vực Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới.
c. Trang bản đồ các hệ thống sông

c.1. Tên trang bản
c.2. Nội dung chính

đồ: Bản


đồ

các

hệ

thống

sơng

(trang

10)


16
- Bản đồ các hệ thống sông thể hiện lưu vực chín hệ thống sơng lớn trên cả nước
bao gồm: sơng Hồng, sơng Thái Bình, sơng Kì Cùng - Bằng Giang, sông Mã,
sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng), sông Đồng Nai, sông Mê Công
(Cửu
Long)

các
hệ
thống
sống
khác.
- Trên bản đồ cũng thể hiện các trạm thuỷ văn trên một số sông tiêu biểu như:
trạm Hà Nội (trên sông Hồng), trạm Củng Sơn (trên sông Đà Rằng), trạm Mỹ

Thuận (trên sông Tiền) và trạm Cần Thơ (trên sơng Hậu).
- Ngồi bản đồ các hệ thống sơng lớn, trang 10 cịn có biểu đồ thể hiện tỉ lệ diện
tích lưu vực các hệ thống sơng lớn (thơng qua biểu đồ có thể thấy ba lưu vực có
diện tích lớn nhất nước ta là sông Hồng, sông Đồng Nai và sông Mê Công) và
biểu đồ lưu lượng nước trung bình sơng Hồng, sơng Đà Rằng và sông Mê Công
đại diện cho chế độ nước của 3 khu vực Bắc - Trung - Nam ở nước ta.
c.3. Phương
pháp
thể
hiện
- Phương pháp nền chất lượng: Mỗi hệ thống sông gắn với một nền màu.
- Phương pháp ký hiệu độ lớn, nhỏ: Thể hiện độ đậm, nhạt của đường nét liền
màu
xanh(kí
hiệu
sơng).
- Phương pháp biểu đồ: hình trịn, hình đường. Phương pháp biểu đồ định vị.
c.4. Cách sử dụng trang bản đồ các hệ thống sông
- Cho học sinh tiến hành các bước
+ Những nét chung của sông ngịi: mạng lưới ra sao, sơng chảy theo hướng nào,
nguồn cung cấp nước cho sơng…
+ Các hệ thống sơng chính: Bắt nguồn từ đâu, chảy theo hướng nào, dài hay
ngắn, có nhiều hay ít sơng nhánh, các sơng chảy về đâu…
- Khi học sinh đã nắm được cách mô tả một con sông, chuyển sang hướng dẫn
các em mô tả một hệ thống sơng.
- Từ đó cho biết vai trị các con sơng, nhận xét về hệ thống sơng ngịi nước ta.
Sơng ngịi nước ta có vai trị như thế nào đối với phát triển kinh tế- xã hội.
- Cuối cùng hướng dẫn các em làm bài tập.
c.5. Bài tập ứng dụng
* Bài tập 1: Dựa vào lược đồ “Các hệ thống sơng Việt Nam” trong Atlat Địa lí

Việt Nam:
A. Nêu tên các hướng sơng chính ở nước ta?
B. Vì sao phần lớn sơng ngịi nước ta ngắn và dốc ?
*Hướng dẫn trả lời:
A. Nêu các hướng sơng chính ở nước ta:
- Hướng Tây Bắc- Đông Nam là hướng chủ yếu có các sơng: sơng Đà, sơng
Hồng, sơng Mã, sơng Cả, sơng Ba, sơng Tiền, sơng Hậu.
- Hướng vịng cung: sông Gâm, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục
Nam.

- Các hướng khác: hướng Đông Nam- Tây Bắc (sông Kỳ Cùng), hướng Đông
Bắc- Tây Nam (sông Đồng Nai), hướng Tây - Đông (sông Xê Xan).


17
B. Vì sao phần lớn các sơng ngắn và dốc?
- Lãnh thổ Việt Nam hẹp ngang và nằm sát biển
- Địa hình 3/4 diện tích là đồi núi. Đồi núi ăn sát ra biển nên dòng chảy dốc lũ
lên nhanh.
* Bài tập 2: Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
A. Nêu ý nghĩa kinh tế của sơng ngịi Việt Nam.
B. Chứng minh rằng: Các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm
sơng ngịi nước ta.
* Hướng dẫn trả lời:
A. Ý nghĩa kinh tế của sơng ngịi Việt Nam
- Phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
- Cung cấp nước cho sản xuất công ngiệp , thủy năng cho ngành thủy điện.
- Phục vụ giao thông đường thủy nội địa.
- Cung cấp nước cho sinh hoạt.
B. Các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm sơng ngịi nước ta

* Địa hình:
+ Sơng ngịi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc - Đơng Nam và vịng
cung (sơng Hồng, sơng Đà, Sơng Mã, sơng Gâm...)
+ Sơng ngịi chảy ở vùng đồng bằng lịng sơng rộng, sơng uốn khúc quanh co.
* Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm tạo cho nước ta có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, phân
bố rộng khắp.
+ Sơng ngịi có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Trong năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021, tôi đã và đang áp dụng sáng kiến
này để rèn luyện cho học sinh và nhận thấy những hiệu quả bước đầu mà nó
đem lại. Đó là khi bắt đầu vào lớp 8, các em hầu như không có kỹ năng đọc bản
đồ, khơng biết sử dụng bản đồ, khi làm bài thực hành hoặc bài kiểm tra có sử
dụng bản đồ Địa lý, Átlat thì rất lúng túng. Sau khi được hướng dẫn đã có những
chuyển biến tích cực, các em đã biết cách sử dụng bản đồ vào từng bài học cụ
thể một cách tương đối thành thạo.
- Kết quả được thể hiện bằng số liệu cụ thể như sau:
a. Trước khi áp dụng sáng kiến.
Tôi cho học sinh lớp 8A làm một bài kiểm tra 15 phút có nội dung như
sau: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải
thích sự phân bố lượng mưa trung bình năm ở nước ta?
* Sau khi chấm tôi thu được kết quả như sau:
Lớp Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
số
TS %
TS

%
TS
%

Yếu
TS
%

Kém
TS
%


18
8A

35

0

0

7

20,0

13

37,1


13

37,1

2

5,8

b. Sau khi áp dụng sáng kiến.
Tôi cho học sinh lớp 8A làm một bài kiểm tra 15 phút nữa vẫn với nội
dung như trên: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét
và giải thích sự phân bố lượng mưa trung bình năm ở nước ta?
* Sau khi chấm tôi thu được kết quả như sau:
Lớp Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
số
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%

8A 35
7
20,0 15 42,9
10
28,5
3
8,6
0
0
Qua thực tế quá trình giảng dạy Địa lý 8 ở học kỳ II năm học 2019- 2020
và kết quả đạt được tôi thấy chun đề có khả thi nên tơi tiếp tục thực hiện
chuyên đề vào giảng dạy ở học kỳ II năm học 2020- 2021. Việc sử dụng kỹ
năng Atlat trong giảng dạy đã làm cho nhận thức học sinh thay đổi trong cách
tiếp cận các nội dung kiến thức. Không những có những nhận thức, hành vi
đúng đắn về bộ mơn mà cịn ham thích học tập bộ mơn Địa lý. Điều này thể
hiện qua chất lượng học tập trong học kỳ II so với học kỳ I.
Đối với giáo viên: cảm thấy tự tin hơn trong giảng dạy và có cách rèn
luyện kỹ năng cho học sinh ngày càng có hiệu quả, giúp học sinh dễ hiểu, dễ
tiếp thu kiến thức đồng thời giúp cho việc đổi mới phương pháp hiệu quả hơn.
Về phía học sinh: ngày càng có nhiều em học sinh u thích học bộ mơn
Địa lý, nhất là các em có tâm lý ngại học thuộc lịng. Từ đó tỷ lệ học sinh yếu và
học sinh trung bình ngày càng giảm, số học sinh khá, giỏi ngày càng tăng, chất
lượng môn học cũng tăng lên rõ rệt.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Việc dạy và học Địa lý khơng thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói
riêng. Đó là cuốn sách giáo khoa thứ hai, khai thác Atlat không chỉ hiểu được
kiến thức mà cịn là hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng
dạy và học tập rất hiệu quả. Trong các kỳ thi kỳ thi học sinh giỏi đều được sử
dụng Atlat để làm bài và khai thác kiến thức trong đó.

Kỹ năng sử dụng bản đồ Địa lý cho học sinh là một kỹ năng không thể
thiếu trong quá trình dạy và học địa lý và đời sống thường ngày. Trong q trình
áp dụng sáng kiến, tơi đã thu được những kết quả đáng mừng. Từ đó, có thể thấy
rằng việc rèn kỹ năng bản đồ, kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh là một việc
làm cần thiết, có thể tiếp tục áp dụng cho học sinh khối lớp 8, 9 các năm tiếp
theo.
Tóm lại, thực hiện được các kỹ năng sử dụng Atlat trong việc dạy và học
mơn Địa lí là hết sức cần thiết và quan trọng, hơn thế nữa nó cịn góp phần thay


19
đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp mới nhằm phát huy
tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời nó cũng góp
phần làm thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ kiểm
tra, đánh giá bằng lý thuyết suông chuyển sang kiểm tra, đánh giá cả kỹ năng và
khả năng vận dụng kiến thức. Từ nhận thức đó trong những năm qua, tơi đã đúc
kết và áp dụng tương đối thành công. Vấn đề này đã được tơi áp dụng vào q
trình nghiên cứu soạn giảng giúp học sinh học tập môn Địa lý lớp 8 đạt được
một số kết quả nhất định. Qua bài dạy giúp tôi thêm kinh nghiệm trong việc
nghiên cứu để soạn giảng Địa lý, giúp cho bài học sinh động hơn, khoa học hơn,
góp phần “Đổi mới phương pháp giảng dạy”.
Với đề tài này tơi hi vọng nó sẽ góp phần nào đó giải quyết những khó
khăn của một số giáo viên khi sử dụng Atlat trong giảng dạy và giúp học sinh có
thói quen sử dụng Atlat trong học tập Địa lý ngày càng đạt hiệu quả cao.
Trong điều kiện thời gian có hạn, vì vậy đề tài này khơng tránh khỏi những
khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm của tôi được áp dụng rộng rãi vào công việc giảng dạy và học
tập môn Địa lý.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị.

Đối với giáo viên giảng dạy Địa lí, cần dành thời gian hợp lý trong các
tiết học để hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng cần thiết sử dụng bản đồ, Atlat
để khai thác kiến thức. Đưa ra quy định bắt buộc tất cả các học sinh lớp 8,9 phải
có tập Atlat địa lý Việt Nam.
Nhà trường cần dành thêm một số buổi học tự chọn trong kế hoạch dạy
học của Sở GD&ĐT quy định cho bộ mơn Địa lý để giáo viên có thời gian rèn
luyện thêm cho học sinh về kỹ năng sử dụng Atlat địa lý.
Phòng GD&ĐT cần mở các lớp tập huấn thêm cho giáo viên kỹ năng sử
dụng Atlat trong dạy học Địa lý. Tổ chức các hội thảo chuyên đề về sử dụng
Atlát Việt Nam để giáo viên các trường cùng trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn
nhau nhằm mục đích dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.

Vĩnh Hịa, ngày 25 tháng 03 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến


20

Trần Ngọc Hưng

Trịnh Quang Mạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Atlat Địa lý Việt Nam (NXB Giáo dục - năm 2009).
2/ Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, tác giả Đỗ Ngọc Tiến (NXB Trí tuệ

năm 2010).
3/ Phương pháp khai thác Atlat của tác giả Vũ Tự Lập (NXB Đại học sư phạm Hà
Nội).



×