Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN giáo viên với công tác tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 6 ở trường THCS xuân dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 20 trang )

STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1
3.2

MỤC LỤC
Tên đề mục
Mở đầu
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận.


Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo

Trang
02
02
03
03
03
03
03
04
05
16
16
16
17
18


2
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này được thể hiện
bằng sự phát triển nhanh chóng khác thường cả về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lí,
quan hệ xã hội và tinh thần.
Ngày nay, do được chăm sóc đầy đủ về vật chất, trẻ em Việt Nam gần đây
đã “lớn trước tuổi”. Cùng với sự tăng trưởng về chiều cao, tuổi dậy thì cuả các
em cũng đến sớm hơn. Ở độ tuổi này các em có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi

của bản thân. Tò mò, thắc mắc về sự thay đổi các bộ phận của cơ thể, về vấn đề
giới tính nhưng lại e dè không dám hỏi ai. Trong khi đó có nhiều bậc cha mẹ
thường ngại khi nói chuyện về giới tính với con cái mình hoặc sự hiểu biết về
giới tính tuổi vị thành niên nên con có phân vân thắc mắc cũng thường gạt đi,
cho là “chuyện trẻ con chưa nên biết”. Nhiều người còn quan niệm khơng nên
cho trẻ biết về giới tính q sớm, sợ “vẽ đường cho hươu chạy” mà chưa hiểu rõ
rằng đó là nhu cầu chính đáng muốn hiểu biết về cơ thể mình của các em khi
bước vào tuổi dậy thì.
Ngay cả chương trình giáo dục đào tạo ở trường THCS hiện nay, vấn đề
giáo dục giới tính cho học sinh cũng chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Chưa hề có mơn giáo dục giới tính riêng trong nội dung giảng dạy mà mới chỉ
được lồng ghép vào một số nội dung trong mơn Sinh học, GDCD, Địa lí. Tuy
nhiên, những nội dung đó vẫn cịn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu
hiểu biết, sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em học
sinh. Chương trình giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh cịn chưa
hợp lí, chưa phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh, cụ thể: Ở cấp
THCS mãi đến cuối chương trình Sinh học lớp 8 mới có chương” Sinh sản” giới
thiệu về cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ, thụ tinh, thụ thai, các biện
pháp tránh thai...trong khi nhiều em đã dậy thì từ lớp 6, 7.
Khơng có một chuyên đề chính thức nào về giáo dục giới tính cho trẻ vị
thành niên được đưa vào giảng dạy nên chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và
sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em. Nên các em
thường tìm hiểu qua bạn bè đồng trang lứa hoặc qua mạng Internet dẫn đến các
em biết được nhiều chuyện nhạy cảm mà lẽ ra ở tuổi học sinh chưa nên biết, có
thể gây ra những hành vi sai trái để lại hậu quả không nhỏ tới các em.
Do đó, việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh cần được
thực hiện ngay từ khi các em mới bước chân vào lớp 6. Bởi vậy tôi viết đề tài:
“Giáo viên với công tác tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành
niên cho học sinh lớp 6 ở trường THCS Xuân Dương” nhằm cung cấp cho
các em những kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về

tình bạn, tình yêu... để giúp các em chuẩn bị tâm lí sẵn sàng bước vào tuổi dậy
thì, nhận biết được những dấu hiệu của tuổi dậy thì xuất hiện trên chính cơ thể
mình mà khơng bị bất ngờ hay hoang mang lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe và
q trình học tập. Qua đó giúp các em học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức
vào cuộc sống, vào việc vệ sinh cơ thể, giúp hình thành nhân cách cho trẻ, các


3
em có những mối quan hệ bạn bè trong sáng hơn, lành mạnh hơn, tránh xa các
tác động xấu ảnh hưởng đến học tập và tương lai của các em, nên tạo cho HS sự
hứng thú, ham thích tìm hiểu mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Góp phần
tạo ra cho xã hội những thế hệ phát triển toàn diện về thể trạng và tâm sinh lý.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài: “Giáo viên với công tác tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh
sản vị thành niên cho học sinh lớp 6 ở trường THCS Xuân Dương” hướng
đến mục đích cụ thể sau:
Giúp học sinh ham mê, u thích mơn học đặc biệt là bộ mơn Sinh học.
Học sinh biết được các khái niệm: Tuổi dậy thì, hiện tượng xuất tinh, hiện
tượng kinh nguyệt, thụ tinh và thụ thai.
Trang bị cho học sinh phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức
khỏe, thẩm mỹ, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng
lực và các kỹ năng sống cần thiết, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện
nay.
Trang bị cho các em biết cách giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì, biết cách giữ mối
quan hệ bạn bè trong sáng.
Biết một số tri thức về quan hệ tình dục an tồn và hậu quả của có thai ở
tuổi vị thành niên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành
niên cho học sinh lớp 6 trường THCS Xuân Dương, Thường Xuân, Thanh Hóa.

Những tri thức cần thiết phải cung cấp cho các em khi bước vào tuổi dậy
thì, tuổi vị thành niên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Qua phiếu điều tra những dấu hiệu xuất hiện tuổi dậy thì cho học sinh lớp
6 ở trường THCS Xuân Dương năm học 2020-2021.
Qua các đợt tập huấn của Phòng giáo dục, hội thảo mở chuyên đề về việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thơng qua dạy học các bộ mơn nói chung và
bộ mơn Sinh học 8 nói riêng ở trường THCS.
Qua tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến giáo dục giới tính cho học
sinh.
Đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy, từ thực tế việc học bộ môn
Sinh học của học sinh.
Ngồi ra có thể tìm hiểu thêm thơng tin và nhận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản từ:
- Các sách tham khảo có từ thư viện trường học.
- Các giáo viên bộ môn Sinh học, Giáo dục cơng dân, Địa lí, Văn học,…
- Cán bộ y tế của các cơ sở y tế, các cộng tác viên dân số và cán bộ đoàn
thể nơi cư trú.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Công tác tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho
học sinh là một trong những nội dung của phong trào xây dựng trường học thân


4
thiện, học sinh tích cực, là xu hướng của xã hội hiện đại. Bên cạnh đó khả năng
đáp ứng của bộ môn Sinh học, đặc biệt Sinh học 8 đối với đề tài này là rất lớn,
tin tưởng đội ngũ giáo viên của chúng ta có thể tiếp cận và thực hiện được.
Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó việc tư vấn giáo
dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh ở nước ta cịn hạn

chế và gặp khơng ít khó khăn như: Giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển
tải các nội dung bài dạy, phương tiện dạy học bộ mơn Sinh học ở nhiều nơi cịn
thiếu và không đồng bộ. Trong thời gian qua nhiệm vụ này được xem là của giáo
viên chủ nhiệm. Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết
sinh hoạt lớp. Thầy cô giáo chủ nhiệm được giao phụ trách học sinh nhưng
khơng có thời gian nắm tình hình của từng em ...Chính vì vậy mà tơi mạnh dạn
đưa ra vấn đề : “Giáo viên với công tác tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản vị thành niên cho học sinh lơp 6 ở trường THCS Xn Dương”
nhằm góp phần nhỏ bé vào cơng cuộc phát triển toàn diện cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Khảo sát.
Trước khi lồng ghép công tác tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản
cho học sinh lớp 6 vào chương trình giảng dạy qua phiếu điều tra về độ tuổi dậy
thì, những hiểu biết của học sinh lớp 6 ở trường THCS Xuân Dương năm học
2020-2021 về giới tính, tuổi dậy thì thể hiện rõ đa số học sinh lớp 6 đã xuất hiện
những dấu hiệu của tuổi dậy thì và sự hiểu biết của các em về tuổi dậy thì,
những kiến thức cần biết ở tuổi dậy thì chưa cao. Có tới 53,3% học sinh lớp 6
được khảo sát đã bước vào tuổi dậy thì mà mới chỉ có 20% các em có những
hiểu biết cơ bản về dậy thì, tuổi vị thành niên cịn lại có tới 80% học sinh chưa
biết hoặc chưa biết nhiều về tuổi dậy thì.
Tổng hợp phiếu điều tra số học sinh lớp 6 đã xuất hiện những dấu hiệu
của tuổi dậy thì.
Tổng hợp phiếu điều tra học sinh lớp 6 ở tuổi dậy thì
Số học sinh Học sinh đã xuất hiện những Học sinh chưa xuất hiện những
được khảo
dấu hiệu tuổi dậy thì
dấu hiệu tuổi dậy thì
sát
SL
%

SL
%
30
16
53,3
14
46,7
Tổng hợp phiếu điều tra kiến thức cơ bản của học sinh lớp 6 về tuổi dậy thì
Số học
Học sinh chưa hiểu Học sinh chưa hiểu Học sinh đã hiểu rõ
sinh được biết về tuổi dậy thì
rõ về tuổi dậy thì
về tuổi dậy thì
khảo sát
SL
%
SL
%
SL
%
30
16
53,3
8
26,7
6
20
Qua điều tra, phân tích số liệu tơi nhận thấy tuổi dậy thì của các em hiện
nay đã đến sớm hơn (học sinh lớp 6 đã bước vào tuổi dậy thì) mà kiến thức về
tuổi dậy thì của các em là chưa cao vì vậy tơi quyết định nghiên cứu vấn đề này.

Bản thân nhiều năm liền được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn
Sinh học, nên việc lồng ghép công tác tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh


5
sản vị thành niên cho học sinh vào bộ môn có nhiều thuận lợi, thu được nhiều
thành quả quan trọng nhưng bên cạnh đó cũng cịn gặp nhiều khó khăn.
2.2.2.Thuận lợi:
Giáo viên dạy bộ môn Sinh học tâm huyết, vững về tay nghề, có kiến thức
xã hội và kỹ năng sống chuẩn mực. Sinh học 8 cung cấp một số kiến thức cơ bản
về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người, qua đó giúp giáo
viên rễ ràng vận dụng lồng ghép công tác tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản vị thành niên cho học sinh, đem lại hiệu quả giáo dục thiết thực.
Trang thiết bị, phục vụ cho công tác dạy học bộ môn Sinh học từng bước
được đầu tư.
Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
2.2.3. Khó khăn:
Chương trình giáo dục hiện tại ở THCS chưa có một chuyên đề cụ thể nào
về giáo dục giới tính cho học sinh đặc biệt là học sinh lóp 6 khi các em đã bắt
đầu bước sang tuổi dậy thì.
Sự quan tâm đến việc học hành, giáo dục con em của phần lớn bà con địa
phương chưa được chú trọng, chủ yếu giao trắng cho nhà trường.
Sự đầu tư trang thiết bị của nhà nước đối với trường học hạn chế ảnh
hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu kiến thức của các em cũng như khả
năng phát triển các năng lực tư duy, các kỹ năng sống cần thiết khác.
2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động thực trạng trên.
Việc lồng ghép giáo dục giới tinh cho học sinh ở một số mơn học cịn hạn
chế và chưa đồng bộ ở các môn.
Nhà trường chưa sắp xếp được thời gian hợp lí cố định cho cơng tác tư
vấn giáo dục giới tính cho học sinh ngay từ đầu cấp học.

Học sinh thuộc địa bàn còn tương đối khó khăn, năng lực nhận thức hạn
chế, vận dụng chưa cao, kiến thức xã hội yếu, nên đòi hỏi giáo viên ngoài việc
giảng dạy kiến thức cho các em thơng qua bộ mơn Sinh học 8 địi hỏi phải khéo
léo, kiên trì, có kinh nghiệm, am hiểu tình hình địa phương.
2.2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Nhà trường xem xét cân nhắc cử giáo viên tham gia một vài buổi ngoại
khóa về giáo dục giới tính cho học sinh nhất là học sinh lớp 6 ngay từ dầu năm
học.
Giáo viên phân loại kiến thức giáo dục giới tính dựa vào nội dung bài học,
khả năng nhận thức của các em từ đó đưa ra những phương pháp dạy học kết
hợp lồng ghép giáo dục giới tính cụ thể cho từng bài hiệu quả.
Sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Khơi gợi được
tính thích khám phá, say mê nghiên cứu của các em.
Trang thiết bị, phục vụ cho công tác dạy học từng bước được đầu tư mua
sắm như tranh ảnh, mơ hình, dụng cụ thí nghiệm thực hành... song vẫn còn rất
nhiều bất cập, hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu kiến
thức của các em cũng như khả năng phát triển các năng lực tư duy, các kỹ năng
sống cần thiết khác.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Việc tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh có thể được


6
thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như:
+ Thơng qua giờ học của bộ mơn.
+ Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa.
+ Sinh hoạt lớp theo chủ đề.
+ Thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường.
+ Xây dựng chương trình phát thanh.
Ở trường THCS Xn Dương tơi đã thực hiện biện pháp Tư vấn giáo dục

giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh thông qua chương trình hoạt động
ngoại khóa đối với học sinh khối 6:
Trước tiên, GV tạo tình huống có vấn đề như sau: Sau tiếng trống ra chơi,
tất cả các bạn trong lớp 6A đều chạy ùa ra sân chơi, duy chỉ còn mỗi bạn Ngọc
vẫn ngồi yên, mắt liếc ngang dọc rồi chạy vào nhà vệ sinh nữ. Đến giờ vào lớp,
không thấy Ngọc vào nên cả lớp xơn xao đi tìm thì có một bạn nam nói đã nhìn
thấy Ngọc đi vào nhà vệ sinh. Lan- bạn thân của Ngọc vào xem thì thấy Ngọc
đang ngồi khóc với tâm trạng lo lắng, sợ hãi vì chiếc quần dính đầy máu.Lan nói
nhỏ với cô giáo, cô đã an ủi 2 bạn và nói rằng đó là điều bình thường là biểu
hiện của tuổi dậy thì.
Sau đó, sử dụng một số phương pháp dạy học cụ thể để giúp các em tiếp
cận với kiến thức về giới tính tuổi dậy thì như sau:
2.3.1. Phương pháp trần thuật:
Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật hiện tượng.
* Tuổi dậy thì:
Tuổi dậy thì – vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người
lớn. Độ tuổi vị thành niên là 10 – 18 tuổi. Ở tuổi vị thành niên, dưới tác dụng
sinh lý của hormone, cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình
dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lý, phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có
khả năng tình dục, khả năng sinh sản.
* Xuất tinh(đối với nam giới):
Xuất tinh là hiện tượng tinh dịch (tinh trùng và dịch nhờn) từ trong hệ
sinh dục nam giới phóng ra ngồi. Bạn trai lớn lên đến một lúc nào đó có khả
năng này. Có nhiều bạn trai xuất tinh khơng có kích thích lúc ngủ gọi là mộng
tinh. Là hiện tượng bình thường ở nam giới, đánh dấu tuổi dậy thì chính thức ở
nam.
* Hiện tượng kinh nguyệt ( đối với nữ giới):
Ở người và một số động vật có hiện tượng kinh nguyệt. Vậy hiện tượng
kinh nguyệt ở người xảy ra như thế nào?
Trứng rụng là do sự tác động của kích thích tố của tuyến yên tiết ra. Khi

trứng rụng bao nỗn biến thành thể vàng, tiết ra một loại kích thích tố kìm hãm
sự hoạt động của tuyến n đối với sự chín trứng. Cùng với sự giảm kích thích
tố của thể vàng, lớp niêm mạc xốp rộp lên và cuối cùng bong ra gây hiện tượng
đứt các mạch máu nhỏ làm chảy máu (hành kinh) trong 3 – 4 ngày. Hiện tượng
này xảy ra theo chu kỳ (hàng tháng) 28 – 32 ngày. Đây là dấu hiệu chứng tỏ
trứng không được thụ tinh và cũng là hiện tượng sinh lý bình thường, đánh dấu
tuổi dậy thì chính thức ở người con gái, tuổi đã có khả năng sinh con.
* Thụ tinh –Thụ thai:


7
Nếu trứng gặp được tinh trùng trong ống dẫn trứng ( ở 1/3 phía ngồi), sẽ
xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. Hợp tử phân chia và bám vào lớp niêm
mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn để làm tổ và phát triển thành thai gọi là sự thụ
thai.
2.3.2. Phương pháp giảng giải:
Đây cũng là phương pháp dùng lời nói, thường sử dụng khi giải thích các
vấn đề. GV nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về giới
tính.
2.3.3. Phương pháp vấn đáp:
Trong phương pháp này GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS
hỏi GV trả lời hoặc giữa HS và HS…
Ví dụ: Các biện pháp giữ gìn vệ sinh cơ thể trong tuổi dậy thì:
1. Đối với nam giới:
+ Hỏi: Tuổi dậy thì của nam giới xuất hiện ở lứa tuổi nào?
+ Đáp: Bắt đầu dậy thì khi trẻ được 10 – 15 tuổi;
+ Hỏi: Dấu hiệu nào thường xuất ở tuổi dậy thì? Dấu hiệu nào đánh dấu
dậy thì chính thức ở nam?
+ Đáp:
Về thay đổi cơ thể: vỡ tiếng; có ria mép xuất hiện và râu ở cằm; phát

triển chiều cao và cân nặng; tuyến bã và tuyến mồ hôi phát triển, xương ngực và
vai phát triển; các cơ rắn chắc hơn; hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển;
dương vật và tinh hoàn to lên;
Về thay đổi sinh lý: tinh hoàn hoạt động sinh ra nội tiết sinh dục nam và
tinh trùng; biểu hiện xuất tinh( dấu hiệu chính thức), những lần đầu là mộng
tinh.
* Giảng giải về các biện pháp vệ sinh đối với nam giới:
- Quanh quy đầu là nơi đọng các chất dịch sinh dục, vài giọt nước tiểu,
mồ hơi. Cần giữ gìn vệ sinh: kéo bao quy đầu ra sau, rửa sạch sẽ bằng nước sạch
và xà phịng.
- Nên chọn quần thấm ẩm, thống mát và khi mặc cảm thấy dễ chịu. Quần
pha nhiều ni lơng bí, ẩm khiến cơ quan sinh dục dễ mẫn ngứa khó chịu. Quần bó
quá mức có thể làm ảnh hưởng đến việc sinh con khi đến tuổi trưởng thành.
- Trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của
mình (hẹp bao quy đầu, tinh hồn ẩn, lỗ tiểu có vị trí bất thường) để đi khám kịp
thời; khơng mặc quần lót bó sát, q chật.
2. Đối với nữ giới:
+ Hỏi: Tuổi dậy thì của nữ giới xuất hiện ở lứa tuổi nào?
+ Đáp: Bắt đầu từ khi 8 – 13 tuổi, trung bình 15 tuổi và hồn tất dậy thì
vào thời điểm trẻ được 13 – 18 tuổi
+ Hỏi: Dấu hiệu nào thường xuất ở tuổi dậy thì? Dấu hiệu nào đánh dấu
dậy thì chính thức ở nữ?
+ Đáp:
Về phát triển cơ thể: thay đổi ở vú (núm vú nhơ lên rõ hơn, hình thành
quầng vú và bầu vú, phát triển đầy đủ sau 18 tháng); phát triển xương chậu
(khung chậu của nữ tròn hơn và rộng hơn khung chậu của nam); xương đùi, các


8
mơ mỡ hình thành đường cong; phát triển chiều cao, cân nặng; bộ phận sinh dục

phát triển (âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển); buồng trứng
bắt đầu hoạt động bằng việc xuất hiện kinh nguyệt;
Về thay đổi sinh lý: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt( dấu hiệu chính thức).
* Giảng giải về các biện pháp vệ sinh đối với nữ giới:
- Phải chọn và mặc quần áo lót phù hợp với cơ thể đồng thời phải kín đáo,
nhưng thống mát và khơng gây khó chịu cho cơ thể, có thể dẫn đến viêm nhiễm
cho cơ quan sinh dục.
Máu kinh vốn rất sạch, nhưng ra ngồi cơ thể nó trở thành mơi trường tốt
cho vi khuẩn hoạt động. Nên phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh. Chú ý trong
thời gian này nên ít vận động, khơng được ngâm mình ở những nơi nước dơ bẩn,
… nên thường xuyên tắm rửa bằng nước ấm và xà phòng. Một số bạn gái bị đau
bụng, đau lưng, đau đầu, bạn đau nhiều, thậm chí có thể buồn nơn và đi ngoài …
trước và trong khi hành kinh. Nhưng đau hành kinh không phải là bệnh, bạn gái
mới lớn có thể đau bụng vì các chất nội tiết trong cơ thể cịn chưa ổn định.
Trong thời gian đau có thể dùng Cao ích mẫu hoặc thuốc điều kinh của Đơng y;
ngồi ra có thể dùng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin,
alaxan…
* Giảng giải về các nguy cơ hay gặp ở tuổi vị thành niên:
Do những thay đổi trên, trẻ vị thành niên dễ bị dụ dỗ, lơi kéo sử dụng chất
kích thích, chất gây nghiện, lừa gạt, mua chuộc, xâm hại và dễ bắt chước những
thói hư tật xấu.
Các bạn nữ có thể có thai mang thai sớm ngoài ý muốn, dễ sảy thai, đẻ
non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong của người mẹ; làm mẹ quá trẻ;
trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hoặc thậm chí là tử vong; bỏ học
giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai; cha mẹ trẻ dễ bị ức chế, tự ti và tuyệt vọng,
(nhất là người mẹ) dễ nảy sinh tâm lý chán nản; phải gánh chịu định kiến xã hội;
gánh nặng về kinh tế khi ni con; phá thai có thể dẫn đến các tai biến như
nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh,..
2.3.4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
Các phương tiện trực quan như : tranh ảnh, băng hình, phim ảnh... Đó là

các phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy các kiến thức về giáo dục giới
tính gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho HS.
* Dân số tăng nhanh:

Dân số tăng nhanh

Sức ép đến môi trường


9
*Ý nghĩa của việc tránh thai:

Gia đình ấm no hạnh phúc
* Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên:

Làm mẹ khi còn quá trẻ

Tương lai của trẻ thơ?

* Vậy nếu lỡ mang thai mà không muốn sinh thì giải quyết như thế nào?
* Và kết quả là:
+ GV đưa một loạt các hình ảnh đau thương.


10


11
* Cần làm gì để tránh nguy cơ bị xâm hại?


- Khơng đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.
- Khơng ở trong phịng kín một mình với người lạ.
- Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà khơng
rõ lí do.
- Khơng đi nhờ xe người lạ.
- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.
- Về sớm khi trời cịn sáng, khơng đi một mình vào buổi tối,...
Đang ở tuổi học tập, bạn trẻ chúng ta cần xây dựng cho mình một nhân
cách tốt và khơng ngừng trau dồi tri thức cần thiết cho cả cuộc đời của bạn.
Những hiểu biết về giới tính khơng hề làm mất đi sự trong trắng hồn nhiên của
bạn. Hiểu biết là chuẩn bị tốt cho tương lai.
* Em nghĩ như thế nào khi hiện nay số lượng trẻ em vị thành niên có thai
ngày càng nhiều?
HS: Đây là một hiện tượng xấu, cần phải tránh. Muốn vậy phải trang bị
cho bản thân mình kiến thức về sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên, tránh
quan hệ tình dục ở lứa tuổi này. Phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn bản thân, đó là
tiền để cho cuộc sống sau này .
Từ đó GV có thể chốt về cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:
Nguyên tắc tránh thai


12
- Ngăn trứng chín và rụng.
- Tránh khơng để tinh trùng gặp trứng.
- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
2. Biện pháp tránh thai
* Các biện pháp tránh thai:
+ Dùng bao cao su.

+ Dùng thuốc ngừa thai.


+ Đặt vòng tránh thai.

2.3.5. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
Lớp được chia thành các nhóm nhỏ (4- 6 HS) được duy trì trong cả tiết
học hay thay đổi tuỳ theo hoạt động. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ
hoặckhác nhau. Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí để ghi chép các ý kiến thảo
luận.
2.3.6. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề:
* Đặt vấn đề:
- Tạo tình huống có vấn đề.
- Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
* Giải quyết vấn đề:
- Đề xuất các giả thuyết.
- Lập kế hoạch giải.
- Thực hiện kế hoạch giải.
* Kết luận:


13
- Thảo luận kết quả và đánh giá.
- Phát biểu kết luận.
- Đề xuất vấn đề mới.
Ví dụ: Bài “ Đại dịch AIDS: Thảm họa của lồi người ”
• Tạo tình huống có vấn đề:
GV cho HS quan sát một số hình ảnh về con đường lây nhiễm HIV/AIDS
và yêu cầu HS nêu được các con đường lây nhiễm HIV/AIDS là gì?

* Giải quyết vấn đề: HS quan sát hình ảnh kết hợp hiểu biết thực tế nêu ra

các con đường lây nhiễm HIV/AIDS là:
- Qua đường máu.
- Quan hệ tình dục khơng an tồn.
- Lây từ mẹ sang con.
GV hướng dẫn HS thảo luận để bảo vệ giả thiết của mình, bác bỏ các giả
thiết khác.
Tiếp theo GV cho HS xem một số hình ảnh mà cịn khơng ít người hiểu
nhầm là sẽ lây nhiễm HIV/AIDS:

Bắt tay

Tiếp xúc thông thường


14

Dùng chung bát đĩa

Muỗi đôt

*Kết luận:
+ Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS là:
- Qua đường máu.
- Quan hệ tình dục khơng an tồn.
- Lây từ mẹ sang con.
+ Các con đường không lây nhiễm HIV/AIDS là:
- Giao tiếp thông thường: ôm hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi...
- Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung
ghế...
- Ăn uống chung bát đũa, cốc chén...

- Cơn trùng đốt như muỗi.
- Hiến máu an tồn…
2.3.7. Phương pháp giao cho HS làm các bài tập ở nhà:
Các bài tập giúp cho HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. HS
dựa vào kiến thức của bài học và hiểu biết của bản thân. Từ đó đề ra được những
việc làm góp phần thực hiện cuộc chiến chống AIDS trên thế giới như:
- Khơng tiêm trích ma túy.
- Không dùng chung kim tiêm.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Khi cần truyền máu thì phải kiểm tra máu trước khi truyền máu.
- Tuyên truyền giáo dục cho mọi người cùng làm theo.
2.3.8. GV lồng ghép giáo dục cho học sinh về quan hệ bạn bè trong
tuổi dậy thì khi dạy Sinh học 8 và đặc biệt là chương sinh sản:
Ở tuổi đang lớn này, giao lưu bạn bè rất phát triển, quan hệ mở rộng ra
nhiều. Các em đang làm quen dần với cuộc sống xã hội, tập giao tiếp với mọi
người. Bạn bè trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống.
a. Quan hệ bạn bè rộng rãi và sâu sắc hơn:
Bạn trẻ chúng ta có một hình thức chơi bạn bè đặc biệt phổ biến đó là
nhóm bạn, hội bạn. Nhóm, hội có nhiều loại rất đa dạng, có thể là gần nhà nhau,


15
cũng có thể là “cùng chí hướng” như nhóm học tập, hội đá bóng, hội âm nhạc…
Các nhóm bạn chơi đóng vai trị quan trọng trên bước đường trưởng thành của
mỗi bạn trẻ, bởi đây là bước đầu ta tập hịa mình vào một tập thể, học tập ở các
bạn những đức tính tốt, học cách quan hệ và yêu quí mọi người.
b. Ý thức về giới tính, những xao động tình cảm của tuổi mới lớn:
Đến tuổi này ý thức của các em về giới tính trở nên rõ rệt hơn trước. Có
thể có em chú ý hơn đến cách ăn mặc, kiểu đầu tóc sao cho đẹp trai, xinh gái.
Trong các cuộc chuyện trị, có em thích bàn luận về giới kia. Ý thức về giới len

lỏi vào trong quan hệ bạn bè. Gán ghép bạn này với bạn khác là một trò đùa khá
được ưa chuộng, nhiều khi làm cho người bị gán ghép phải bối rối. Một số em ở
tuổi này bắt đầu để ý đến những bạn khác giới. Giữa đám đơng bạn bè, có thể có
một bạn nào đó trở thành “đối tượng”, mà bạn hay nghĩ tới, thích lại gần. Đó là
những rung động trong sáng buổi ban đầu, có thể khiến các em muốn hồn thiện
mình để đẹp hơn trong mắt “người ta”. Sự hấp dẫn có thể khá mạnh mẽ, nhưng
hãy tin rằng tình cảm lúc này phần nhiều là cảm tính, rồi nó sẽ qua đi tự nhiên
như nó đến vậy thơi. Tình cảm tuổi học trị rất đáng q, ta hãy nâng niu nó,
nhưng hãy chờ đợi những tình cảm thật sự sâu sắc sau này.
c. Một hiện tượng đáng chê trách:
Đa số các bạn gái thường phẫn nộ đối với việc một số bạn nam quấy
nhiễu bạn gái bằng những lời lẽ, hành vi xấu. Họ túm tụm đứng chắn ngoài cổng
trường, chọc ghẹo trên đường đến trường hoặc quấy nhiễm ngay trong lớp khiến
các bạn gái luôn nơm nớp lo sợ. Làm một số bạn gái không dám đến trường
hoặc về nhà. Cịn những người khơng bao giờ biết ân hận vì những hành động
xấu của mình khi lớn lên sẽ mãi mãi không biết cách sống với người khác giới.
Khơng những mọi người khơng có cảm tình với họ, mà trong cuộc sống lứa đơi
họ sẽ mất đi nhiều hạnh phúc. Hãy học tính tốt bụng và thương yêu người thân,
bạn bè và mọi người xung quanh. Điều đó mang lại cho bạn vẻ đẹp tâm hồn
khơng dễ gì có được.
d. Một số tri thức bạn trẻ cần biết:
- Tình dục an tồn:
Lời khun hàng đầu đối với tuổi mới lớn là đừng vội yêu và nhất thiết khơng
nên quan hệ tình dục. Tuy vậy khơng thể phủ nhận sự thật là có những bạn vội
vàng trong việc ấy, kết quả là những sự cố phá thai hoặc sinh con rất đau lịng.
Lại cũng có những bạn mắc bệnh mà giấu diếm rất tội nghiệp, không chữa trị
nên có thể bị hậu quả về sau
- Hậu quả của việc có thai ngồi ý muốn:
* Về sức khỏe:
Vị thành niên nữ chưa phát triển toàn diện về thể chất. Xương chậu nhỏ

dễ gây đẻ khó và con dễ bị ngạt, dễ bị mất máu, nhiễm trùng hoặc gây tử vong
cho mẹ hoặc con đôi khi cả hai. Nữ vị thành niên mang thai dễ có nguy cơ xẩy
thai, đẻ non, ngôi thai bất thường, thai chết lưu hơn so với phụ nữ tuổi 20 trở
lên. Nữ vị thành niên sinh con lần đầu có rủi ro cao hơn những lần sinh sau,
nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén (phù, huyết áp cao và nguy cơ sản giật) ảnh
hưởng đến tính mạng. Con của các bà mẹ đó thường thiếu cân và nguy cơ tử
vong cao hơn rất nhiều so với con của các bà mẹ đã trưởng thành.


16
* Về kinh tế và xã hội:
+ Bị hạn chế cơ hội học tập.
+ Ít cơ hội phát triển nghề nghiệp, khó tìm việc làm.
+ Là gánh nặng về kinh tế cho bản thân và gia đình.
+ Cha mẹ trẻ dễ bị ức chế, tự ti và tuyệt vọng, nhất là người mẹ.
+ Con cái của cha mẹ vị thành niên dễ phải gánh chịu khó khăn về kinh tế,
tâm lí, xã hội.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
Các em đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy
thì giúp các em khơng phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi
bất thường. Từ đó các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ
vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận thức rõ
về giới tính, qua đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên.
Nhờ giáo dục giới tính thơng qua bộ mơn mà học sinh nắm được
những kỹ năng sống cơ bản. Trong từng tiết dạy nhờ giáo dục, uốn nắn, động
viên, nhắc nhở mà các em tiến bộ rõ rệt về kỹ năng giao tiếp. Cách xưng hơ với
bạn bè có cải thiện, thân mật hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè gần gũi hơn,
thân thiết hơn.
Hơn nữa các em đã biết giải thích những hiện tượng xảy ra chính trên

cơ thể mình, các em đã biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp, nhà cửa.
Khơng kì thị, xa lánh những người chẳng may bị bệnh HIV-AIDS.
Sự hiểu biêt của các em về tuổi dậy thì tăng lên rõ rệt qua kiểm tra cụ
thể như sau:
Năm học 2020– 2021:
Tổng hợp phiếu điều tra kiến thức cơ bản học sinh lớp 6 về tuổi dậy thì
Số học
Học sinh chưa hiểu Học sinh chưa hiểu Học sinh đã hiểu rõ
sinh được biết về tuổi dậy thì
rõ về tuổi dậy thì
về tuổi dậy thì
khảo sát
SL
%
SL
%
SL
%
30
0
0
6
20
24
80
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Đôi với nhà trường cần dành nhiều thời gian hơn cho công tác giáo dục
giới tinh cho các em.
Đối với việc giáo dục giới tính cho học sinh chúng ta phải tiến hành

thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Do ý thức
của mỗi em cũng khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi
được. Do vậy trong từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo
dục giới tính sao cho phù hợp, tránh tình trạng ơm đồm lo xốy vào giáo dục
giới tính mà qn đi truyền thụ nội dung chính của bài học.
Giáo viên giảng dạy thơng qua bộ mơn tìm biện pháp lồng ghép linh hoạt,
nhẹ nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục giới tính cho học sinh mà không ảnh hưởng
đến nội dung kiến thức của bài học. Do đặc trưng bộ môn nên việc thực hiện đề
tài này mang tính khả thi. Sau gần một năm thực hiện các em học sinh có kiến


17
thức cơ bản về giới tính từ thái độ chuyển thành hình vi, quan hệ bạn bè, nếp
sống có văn hóa. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra
được trong quá trình nghiên cứu giảng dạy.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Đối với giáo viên:
Để lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh một cách có hiệu quả, người
thầy phải thực sự kiên trì, nhẫn nại, lịng u nghề, hết mình với học sinh, có
trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm..
chỉ có điều đó mới thật sự giúp người thầy hồn thành tốt cơng việc, đồng thời
giúp các em yêu thích hơn, tích cực hơn trong từng tiết học.
Cần có sự đồng thuận cao của các thầy cơ giáo ở tất cả các bộ môn.
3.2.1. Đối với nhà trường:
Tăng cường sinh hoạt chuyên đề cấp tổ, cấp trường dạy minh họa
chuyên đề giáo dục giới tính kỹ năng sống cho học sinh, nhằm trao đổi kinh
nghiệm nâng cao kiến thức về giới tính cho các em thơng qua bộ mơn nói chung
và cơng tác giáo dục giới tính nói riêng.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 17 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Phạm Thị Thủy


18
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giải phẫu sinh lí người, Tập 1 do Nguyễn Quang Mai( chủ biên), Trần
Thúy Nga, Quách Thị Tài NXB Giáo dục
2. Một số vấn đề về sinh lí sinh dục và sinh sản của Tạ Thuý Lan, Võ Văn
Toàn. NXB ĐHQG Hà Nội (2002).
3. Bài giảng sinh lí người và động vật - Lê quang Long, Trương Xuân Dung,
Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan, Nguyễn Quang Mai, Quách Thị Tài. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội(1996)
4. Giải phẩu sinh lí người - Trần Xuân Nhĩ (1983) NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Giải phẫu sinh lí người - Nguyễn Quang Vinh, Trần xuân Nhĩ (1987). NXB
Giáo dục, Hà Nội
6. Sinh học 8, NXB Giáo dục do Nguyễn Quang Vinh( Tổng Chủ biên kiêm
Chủ biên)Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng.
7. Sinh lí người và động vật, NXB Khoa học và kĩ thuật của Trịnh Hữu Hằng,
Đỗ Công Huỳnh (2001).
8. Bộ môn Sinh học, Đại học Y khoa, Hà Nội (1998). Bài giảng Sinh lí học,
tập 1. NXB Y học, Hà Nội.
9. Mạng Internet



19

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Xuân Dương

TT
1.
2.

Tên đề tài SKKN
Phương pháp giải bài tập di
truyền Menđen
Sử dụng sơ đồ trong dạy học
phần” Sinh vật và môi
trường” để nâng cao kết quả
học tập của học sinh lớp 9
trường THCS Luận Thành.

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp

huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Huyện

C

Huyện

B

Năm học
đánh giá
xếp loại
2010- 2011

2012- 2013


20

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT
I. PHIÊU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Em hãy đánh dấu √ vào  những dâu hiệu đã xuât hiện ở cơ thể của
mình:
Bảng dành cho các bạn nam
 Lớn nhanh, cao vượt
 Cơ bắp phát triển

 Sụn giáp phát triển, lộ hầu
 Cơ quan sinh dục to ra
 Vỡ tiếng, giọng ồm
 Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
 Mọc ria mép
 Xuất hiện mụn trứng cá
 Mọc lông nách
 Xuất tinh lần đầu
 Mọc lông mu
 Vai rộng, ngực nở








Bảng dành cho các bạn nữ
Lớn nhanh
 Hông nở rộng
Da trở nên mịn màng
 Mông, đùi phát triển
Thay đổi giọng nói
 Bộ phận sinh dục phát triển
Vú phát triển
 Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
Mọc lông nách
 Xuất hiện mụn trúng cá
Mọc lông mu

 Bắt đầu hành kinh

2. Em hãy khoanh tròn chữ cái đầu phương án lựa chọn mức độ hiểu
biết của em về tuổi dậy thì:
A. Chưa hiểu biết về tuổi dậy thì.
B. Chưa hiểu rõ về tuổi dậy thì.
C. Đã hiểu rõ về tuổi dậy thì.
II. PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM SAU KHI ÁP DỤNG.
1. Em hãy khoanh tròn chữ cái đầu phương án lựa chọn mức độ hiểu
biết của em về tuổi dậy thì:
A. Chưa hiểu biết về tuổi dậy thì.
B. Chưa hiểu rõ về tuổi dậy thì.
C. Đã hiểu rõ về tuổi dậy thì.
2. Dấu hiệu nào đánh dấu dậy thì chính thức ở nam, ở nữ?
-Ở
nam: ........................................................................................................
- Ở nữ: ..........................................................................................................



×