Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN một số giải pháp sử dụng hình thức đánh giá chéo nhằm tăng tính tích cực cho học sinh trong dạy học ngữ văn 9 ở trường trung học cơ sở lương nội, bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HÌNH THỨC
ĐÁNH GIÁ CHÉO NHẰM TĂNG TÍNH TÍCH CỰC
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 9
Ở TRƯỜNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG NỘI - BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Nguyễn Văn Nguyên
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Nội
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ văn

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2 . Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,


với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục đề tài, sáng kiến và các phụ lục

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
6
15
17
17
18
20
21

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc thứ XI, đất nước ta xác định tập trung vào
việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân nhằm đào tạo con
người lao động mới, phục vụ mục tiêu xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa
và con người Việt Nam trong thời đại mới. Để thực hiện mục tiêu đổi mới căn



3

bản bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, trong những năm học gần đây,
ngành giáo dục đang từng bước đổi mới mục tiêu, chương trình, phương pháp,
kỹ thuật dạy học...hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trong
bối cảnh toàn ngành giáo dục đang hướng tới thay đổi chương trình, sách giáo
khoa nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh thì việc áp dụng các biện
pháp, phương pháp giáo dục, kích thích tính tích cực chủ động cho học sinh
trong mỗi tiết học là một việc làm cụ thể, thiết yếu.
Trong những năm học vừa qua, cùng với việc thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá...của tồn ngành
giáo dục, thầy và trị trường Trung học cơ sở Lương Nội, Bá Thước cũng tích
cực tham gia áp dụng các phương pháp dạy học mới với mục tiêu phát triển
phẩm chất năng lực cho học sinh. Song, đây là một trường vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp, xuất phát điểm của học sinh
thấp nên phần đa học sinh còn hạn chế về lượng kiến thức, nhút nhát về tính
cách, vì vậy trong một số tiết học Ngữ văn, các em vẫn chưa phát huy hết tính
tích cực chủ động như mong muốn của thầy cô, kể cả học sinh đã lên lớp 9. Tình
trạng học sinh học và làm bài tập một cách thụ động, thậm chí đối phó vẫn cịn
tồn tại.
Với mong muốn khắc phục, giải quyết vấn đề trên, bản thân tôi và các
đồng nghiệp trong nhà trường đã khơng ngừng học hỏi, tìm tịi các biện pháp
dạy học học nhằm khắc phục, cải thiện nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc.
Trong điều kiện của địa phương, việc làm thế nào để lôi cuốn các em cùng tham
gia tích cực trong một tiết học, đặc biệt đối với các tiết luyện tập thực hành là
một câu hỏi lớn, một bài toán lâu dài. Hơn nữa, chưa có nhiều tài liệu, ý kiến
bàn sâu vào vấn đề sử dụng hình thức đánh giá chéo trong dạy học.
Từ thực tế đã nêu trên, trong những năm học gần đây, trên cơ sở nghiên

cứu, áp dụng, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học, kỹ thuật kiểm tra
đánh giá...tơi đã mạnh dạn áp dụng hình thức đánh giá chéo trong quá trình dạy
học Ngữ văn và thu được những kết quả khả quan, đáng mừng. Nhận thấy đây là
mơ hình hiệu quả, có thể áp dụng rộng rãi hơn nên tôi xin được giới thiệu đề tài
“Một số giải pháp sử dụng hình thức đánh giá chéo nhằm tăng tính tích cực
cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn 9 ở trường trung học cơ sở Lương Nội,
Bá Thước”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài “Một số giải pháp sử dụng hình thức đánh giá chéo nhằm tăng
tính tích cực cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn 9 ở trường trung học cơ sở
Lương Nội, Bá Thước”, tơi xác định mục đích chính là kích thích khả năng tư


4

duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập bộ mơn Ngữ Văn 9, từ đó có
thể áp dụng rộng rãi hơn đối với việc học tập của các em nói chung.
Do thực tế có nhiều em cịn nhút nhát, thụ động nên đề tài này hướng tới
mục tiêu chính là tăng cường sự tích cực, chủ động cho học sinh trong học tập
rèn luyện nói chung.
Đồng thời với mục tiêu tăng cường tính tích cực chủ động, đề tài này còn
nhằm rèn luyện khả năng đánh giá, tự đánh giá cho học sinh trong học tập và
cuộc sống. Hình thành thói quen tự học, tự đánh giá mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh
vực,...
Song song với các mục tiêu trên, việc áp dụng đề tài này còn nhằm tạo
hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng của việc dạy và học bộ môn
Ngữ Văn 9. Từ việc tham gia đánh giá chéo, các em sẽ thấy việc học khơng cịn
là học từ thầy mà cịn học từ bạn, học từ chính bản thân mình, học mà chơi chơi mà học.
Từ những điều trình bày trên có thể thấy rằng mục tiêu của đề tài này
nhằm vào việc phát huy những phẩm chất, năng lực mà học sinh cần có, đúng

như định hướng mục tiêu dạy học mới mà chúng ta đang thực hiện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp sử dụng hình thức đánh giá chéo nhằm tăng tính tích cực
cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn 9 ở trường trung học cơ sở Lương Nội, Bá
Thước
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài, tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: trên cơ sở nghiên
cứu về quan điểm dạy học tích cực, các phương pháp dạy học và kĩ thuật kiểm
tra đánh giá theo hướng tích cực, tơi đã xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài này.
- Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin: thông qua quan sát thực
tế, thu thập thông tin về hứng thú học tập trước và sau khi áp dụng đề tài để
đánh giá hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê
số liệu, đối sánh để thấy được hiệu quả sau khi áp dụng đề tài.
- Phương pháp thử nghiệm: sau khi nghiên cứu hướng đi, tôi đã áp dụng
các giải pháp vào quá trình dạy học Ngữ Văn cho khối 9 trong toàn trường để
đánh giá hiệu quả của cách làm.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


5

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết Trung ương 29 ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013 đã chỉ rõ
những tồn tại yếu kém của phương thức giáo dục cũ: Đào tạo thiếu gắn kết với
nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động;
chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức lối sống và kỹ năng làm việc.
Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu

thực chất. [1] Đồng thời định hướng cho việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi
đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo
dục gia đình và giáo dục xã hội. [1]
Thực hiện nghị quyết 29, ngày 24 tháng 8 năm 2020 Bộ Giáo dục ra chỉ
thị 666/CT-BGDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 - 2021 của ngành
giáo dục nêu rõ: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực của học sinh; tích hợp, lồng ghép tinh giản nội dung dạy
học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; đổi mới kiểm tra, đánh
giá gắn với lộ trình, thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới. [2]
Thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh phải căn cứ vào thông tư số:
26/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ
thông ban hành kèm theo Thông tư số58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12
năm 2011 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường trung học, căn
cứ vào hướng dẫn của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, phân phối chương trình, chuẩn
kiến thức kĩ năng…
Để chuẩn bị cho việc tiếp cận chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ
thông mới, giáo viên đã được tham gia các khóa học thuộc chương trình Etep
trong đó có việc tiếp cận module 2 (sử dụng phương pháp dạy học tích cực để
phát triển phẩm chất năng lực) và module 3 (sử dụng phương pháp, kỹ thuật
kiểm tra đánh giá để phát triển phẩm chất năng lực học sinh). Khi tiếp cận hai
module này, chúng ta thấy rằng đánh giá chéo là cách để người học phản hồi về
bài làm của nhau. Người học nộp bài làm của mình - đó có thể là bài luận, bài
thơ, video...rồi mỗi người học sẽ nhận được bài làm của bạn học khác và cho
phản hồi về bài đó. Sau cùng, từng người học sẽ nhận lại lời phản hồi về bài làm
của mình. Với cách làm như vậy, tơi thấy rằng người học được rèn luyện cách
học bậc cao và tư duy phản biện; người học được phản hồi nhanh hơn mà không

cần giáo viên phải mất thêm công sức; người học tự xem xét lại việc học của


6

mình; người học được rèn luyện cách cho và nhận phản hồi; người học được
tham gia vào một hoạt động mang tính hợp tác và hịa nhập. Trong phương pháp
dạy học Ngữ văn mới, đây chính là một hình thức học tập tích cực góp phần
phát triển phẩm chất năng lực người học. Giáo viên tăng cường phối hợp học tập
cá thể với học tập hợp tác: “Giáo viên đầu tư vào việc kết hợp giữa hoạt động
cá nhân với hoạt động nhóm, phát huy nỗ lực của chính cá nhân trong hoạt
động nhóm. Điều này giúp học sinh có điều kiện để hình thành thành và phát
triển cả về năng lực tự chủ và tự học lẫn năng lực giao tiếp và hợp tác” [3]
Như vậy giáo viên có thể sử dụng hình thức đánh giá chéo như một cách
để phát huy năng lực phẩm chất của học sinh. Thơng qua hình thức này, học sinh
đánh giá và tự đánh giá bản thân, đánh giá là học tập, đánh giá vì học tập, thúc
đẩy tư duy tích cực cho học sinh trong dạy học Ngữ văn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm học gần đây cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của
tồn ngành giáo dục, thầy và trị trường trung học cơ sở Lương Nội, Bá Thước
cũng tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá,...
hướng đến mục tiêu chung là thay đổi theo hướng từ dạy học tiếp cận nội dung
(Chú trọng hình thành kiến thức kỹ năng thái độ; học để thi, để hiểu biết) sang
dạy học phát triển phẩm chất năng lực (Chú trọng hình thành phẩm chất, năng
lực; học để làm người, để cùng chung sống). Hướng đi này bước đầu đã mang
lại những hiệu quả khả quan (chất lượng học sinh đại trà, chất lượng học sinh
mũi nhọn ngày càng nâng cao; các phẩm chất, năng lực của học sinh ngày ngày
được rèn rũa) song, vẫn cịn đó những khó khăn trước mắt.
Thực trạng về chương trình giáo dục:
Chúng ta đang thực hiện mục tiêu mới bằng nội dung của chương trình cũ

nên vẫn cịn những bất cập như nặng về kiến thức, thời lượng eo hẹp cho việc tổ
chức các hoạt động dạy học. Việc thực hiện giảm tải trong những năm gần đây
tuy giải quyết phần nào gánh nặng trên song cũng gây xáo trộn khơng ít trong
q trình triển khai các nội dung giáo dục.
Thực trạng nhận thức của giáo viên:
Do quen với phương pháp dạy học cũ trong nhiều năm nên tâm lý vẫn
muốn truyền thụ một chiều, nhất là với đối tượng học sinh yếu kém. Dù đã được
làm quen với các phương pháp dạy học mới nhưng ngại áp dụng nên việc sử
dụng, nhất là sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học mới chưa thành thạo,
nhuần nhuyễn.


7

Từ việc sử dụng phương pháp dạy học mới chưa thường xuyên, thuần
thục dẫn tới hệ quả tất yếu là giáo viên ngại sáng tạo trong sử dụng các phương
pháp dạy học, phương tiện dạy học.
Từ những lý do trên dẫn tới hiệu quả giảng dạy của giáo viên chưa cao;
học sinh chưa phát triển mạnh về phẩm chất, năng lực đặc biệt là những em yếu
kém.
Thực trạng nhận thức của học sinh:
Do giáo viên còn áp dụng phương pháp truyền thụ một chiều nên bản thân
học sinh cũng làm việc thụ động, đối phó; học sinh chưa năng động tìm tịi, sáng
tạo; kỹ năng đánh giá và tự đánh giá rút kinh nghiệm cịn thấp.
Thói quen học tập đó dẫn đến hiệu quả học tập của các em chưa cao:
thường bó hẹp trong phạm vi suy nghĩ của bản thân hoặc phụ thuộc vào tài liệu,
khơng có ý niệm về việc học bạn, khơng biết mình đang ở điểm nào trong thang
tiêu chí đánh giá. Nếu để lâu dài sẽ hình thành con người thiếu tích cực, tự giác,
lười suy nghĩ trong học tập, lao động; thiếu năng động trong cuộc sống sau này.
Làm thế nào để các em có thể vui vẻ, hứng thú tham gia các hoạt động

học tập; thu nhận kiến thức một cách tự nhiên, tự giác là một trong những vấn đề
tôi băn khoăn, tìm nhiều cách tháo gỡ trong những năm học vừa qua. Với mục
tiêu như vậy, tôi đã tiến hành những khảo sát ban đầu nhằm vào các tiết áp dụng
hình thức đánh giá chéo trước khi áp dụng đề tài nghiên cứu này và có kết quả
cụ thể sau:
Bảng số 1: Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khối 9 với tiết
học Ngữ văn chưa sử dụng hình thức đánh giá chéo:

Năm học
2018- 2019
2019- 2020


số
58
55

Rất hứng thú

Hứng thú

Ít hứngthú

SL
4
3

SL
7
5


SL
36
38

%
6,9
5,5

%
12,1
9,1

Khơng
hứng thú
SL
%
11
19,0
9
16,4

%
62,0
69,0

Bảng số 2: Kết quả khảo sát học lực học sinh khối 9 môn Ngữ văn chưa
sử dụng hình thức đánh giá chéo:

Năm học

2018-2019
2019-2020


số
58
55

Điểm dưới
Tb
SL
%
8
13,8
9
16,4

Điểm Tb

Điểm Khá

SL
38
35

SL
9
7

%

65,5
63,6

%
15,5
12,7

Điểm Giỏi
SL
3
4

%
5,2
7,3


8

Kết quả khảo sát trên cho thấy tỉ lệ học sinh hứng thú và có hứng thú với
bài học ít (5,5% - 12,1%) trong khi tỉ lệ học sinh không hứng thú lại cao (16,4%
- 19,0%). Quá trình tham gia các hoạt động học tập mang tính rập khn, thiên
về lí thuyết một chiều dẫn đến kết quả nhận thức khơng cao: số lượng HS đạt
điểm giỏi ít (5,2% - 7,3%), điểm dưới trung bình cao (13,8% - 16,4%).
Tơi nhận thấy rằng số lượng học sinh tham gia học tập đầy đủ lớn.
Nguyên nhân chính là do tâm lý phải học, phải thực hiện nội quy,...việc học phụ
thuộc chủ yếu vào một vài tài liệu nhất định, ít học được từ bạn, không tự thấy
được ưu nhược điểm của bản thân. Các em khác dù tham gia tích cực, song thiên
hướng dẫn là thụ động, chưa có nhiều sáng tạo trong việc học.
Từ việc khảo sát, phân tích thực trạng trên, trong năm học vừa qua, tôi đã

mạnh dạn áp dụng các giải pháp để thực hiện hình thức đánh giá chéo trong quá
trình dạy học Ngữ Văn 9 và bước đầu đạt hiệu quả đáng mừng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên nắm vững và sử dụng thành thạo các
phương pháp dạy học tích cực, các hình thức và phương tiện đánh giá theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
2.3.1.1. Biện pháp 1: Giáo viên tăng cường học tập, tìm hiểu các
phương pháp dạy học tích cực, các hình thức và phương tiện đánh giá theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Trong những năm học gần đây, giáo viên đã được tiếp cận với các phương
pháp dạy học tích cực dưới hình thức học tập chuyên đề. Năm học 2019-2020 và
2020 - 2021, chúng ta có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn nữa về các phương pháp
dạy học tích cực thơng qua lớp bồi dưỡng module 1, module 2, module 3 của
chương trình Etep:
Phương pháp dạy học dựa trên dự án: học sinh thực hiện một nhiệm vụ
học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm
có thể giới thiệu, trình bày.
Phương pháp dạy học hợp tác: học sinh làm việc theo nhóm để cùng
nghiên cứu trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra.
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: học sinh được đặt trong một
tình huống có vấn đề mà bản thân học sinh chưa biết cách thức, phương tiện,…
cần phải nỗ lực tư duy để giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học khám phá: học sinh tự tìm tịi, khám phá phát hiện
ra tri thức mới thông qua các hoạt động dưới định hướng của giáo viên.


9

Ngồi ra cịn nhiều phương pháp dạy học khác có tác dụng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh như: phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp

đóng vai, phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình, phương pháp dạy học theo
mẫu... Để phục vụ các phương pháp dạy học này, chúng ta cần nắm vững các kỹ
thuật dạy học tích cực: kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật sơ đồ tư duy, kỹ thuật
phòng tranh, kỹ thuật KWL, kỹ thuật 4 ơ vng,...
Trong q trình sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo viên có
thể tiến hành các hình thức đánh giá nhằm phát hiện sự tiến bộ của học sinh để
điều chỉnh quá trình dạy và học. Vì vậy, song song với việc nắm vững các
phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo viên cần nắm vững các hình thức và
phương tiện đánh giá học sinh. Điều này được thể hiện ở module 3:
Các phương pháp kỹ thuật kiểm tra đánh giá: phương pháp kiểm tra viết,
phương pháp quan sát, phương pháp hỏi - đáp, phương pháp đánh giá hồ sơ học
tập, phương pháp đánh giá sản phẩm học tập,...
Các công cụ kiểm tra đánh giá: Câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, sản phẩm
học tập, hồ sơ học tập, bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu
chí,...
2.3.1.2. Biện pháp 2: Giáo viên thường xuyên sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực, các hình thức và phương tiện đánh giá theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Quá trình dạy học là quá trình giáo viên cần áp dụng thường xuyên, hợp
lý các phương pháp dạy học, các phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá để
bản thân người dạy kết hợp được thành thạo trong chuỗi hoạt động dạy học của
mình; đồng thời học sinh cũng quen thuộc với các cách tổ chức dạy học đó.
Trong q trình sử dụng các phương pháp, hình thức học tập, hình thức
đánh giá, giáo viên cần chú ý khâu đánh giá, rút kinh nghiệm đối với hoạt động
dạy học của bản thân; sự tích cực, tiến bộ của học sinh.
2.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường hiểu biết của học sinh về đánh giá
chéo bằng cách cung cấp cho học sinh kiến thức về đánh giá chéo, tập trung
làm rõ mục đích và cách thức tiến hành đánh giá chéo.
2.3.2.1. Biện pháp 1: Giáo viên phổ biến cho học sinh biết được mục
đích của việc đánh giá chéo:

Giáo viên chỉ rõ mục đích của việc đánh giá chéo là giúp học sinh thấy
được ưu điểm và hạn chế của bản thân đồng thời thấy được ưu điểm và hạn chế
của bạn; từ đó phát huy những ưu điểm của mình, của bạn và khắc phục những
hạn chế chung. Học sinh sẽ thấy đánh giá chéo là một q trình học tập, các em
có cơ hội được mở mang, học hỏi lẫn nhau. Thấy được điều đó, học sinh sẽ


10

khơng bị áp lực vì điểm số, sẽ tích cực, chủ động, khách quan hơn trong hoạt
động đánh giá chéo, nhất là khi giáo viên biết khéo léo đưa các em vào những
tình huống mang tính chất của trị chơi như: tập làm nghề giáo, đôi bạn cùng
tiến, cặp lá yêu thương,...
2.3.2.2. Biện pháp 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thức tiến
hành đánh giá chéo:
Thông thường, các em có thể đánh giá chéo theo cặp trong bàn, trong lớp
nhưng để thu hút hứng thú và để mở mang nhiều chiều kiến thức hơn, giáo viên
có thể tổ chức theo nhóm, theo tổ trong lớp, giữa các lớp trong khối,...theo các
hình thức tự nguyện, chỉ định của giáo viên, bốc thăm ngẫu nhiên,...
2.3.2.3. Biện pháp 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng đa dạng
các phương tiện đánh giá chéo:
Phương tiện để thực hiện cũng rất đa dạng: Có thể là một bài viết, một sản
phẩm học tập được trình bày 2-3 trang giấy, cũng có thể là một bài tập nhỏ được
trình bày trong trong phiếu học tập cá nhân. Như vậy, chúng ta thấy việc tham
gia vào quá trình đánh giá chéo của học sinh rất dễ dàng và có thể tiến hành ở
mọi thời điểm khác nhau của bài học.
2.3.3. Giải pháp 3: Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc tổ chức tiến
hành đánh giá chéo.
2.3.3.1. Biện pháp 1: Giáo viên xác định nội dung phù hợp để đánh
giá chéo:

Việc tổ chức đánh giá chéo rất thu hút hứng thú của học sinh, nhưng
không phải nội dung nào cũng có thể tổ chức đánh giá chéo. Việc tổ chức cũng
không nên liên tục trong một bài, dễ gây lắt nhắt, mất thời gian, nhàm chán cho
học sinh. Giáo viên cần lựa chọn bài học hoặc nội dung của bài học đủ lớn để có
thể tổ chức hoạt động này.
Ví dụ: Khi dạy tiết 16;17 – Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn
Dữ), tôi đã linh hoạt vận dụng kĩ thuật KWL như sau:
Phần chuẩn bị ở nhà, mỗi học sinh ghi vào phiếu học tập cá nhân (theo
hàng ngang):
- Liệt kê những điều em đã biết
- Liệt kê những điều em muốn biết
Phần học tập trên lớp (tổng hợp vào cuối tiết học):
- Liệt kê những điều em đã học được
- Em sẽ tiếp tục tìm hiểu như thế nào?


11

Sau khi học sinh hồn thành xong, tơi thu bài theo nhóm và tổ chức các
nhóm đánh giá chéo lẫn nhau về quá trình học ở nhà, học trên lớp, mức độ sáng
tạo của các thành viên. Tôi thấy các em tham gia tích cực, chủ động; bài học
khơng rơi vào lắt nhắt, vỡ vụn, tốn kém thời gian mà vẫn đem lại hiệu quả nhận
thức cao.
Trải qua quá trình sử dụng hình thức đánh giá chéo trong dạy học Ngữ
văn 9 nói riêng, Ngữ văn nói chung, tơi thấy rằng: việc tổ chức đánh giá chéo
đặc biệt phù hợp với các tiết luyện tập, thực hành.
Ví dụ:
Với tiết 37 - Tổng kết từ vựng: cuối tiết 36, giáo viên dặn dị kỹ lưỡng
học sinh ơn tập kiến thức và làm bài tập trước khi lên lớp. Bước vào tiết 37 giáo
viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, ra đáp án, hướng dẫn học sinh góp ý và

tổ chức các nhóm góp ý chéo nhau. Sau khi các nhóm thực hiện xong nhiệm vụ,
giáo viên là người hướng dẫn học sinh rút ra kết luận cuối cùng của hoạt động
luyện tập.
Với tiết 59; 60 - Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị
luận: sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự
sự, giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập thực hành độc lập, sau đó thơng
qua các tiêu chí đánh giá về mặt nội dung hình thức trước lớp, giáo viên tổ chức
cho học sinh đánh giá chéo và định hướng kết luận cuối cùng.
Như vậy, trong hoạt động đánh giá chéo phải trải qua các bước: Giáo viên
ra nhiệm vụ - học sinh thực hiện nhiệm vụ - giáo viên ra đáp án (hướng dẫn
đánh giá) - học sinh đánh giá lẫn nhau - kết luận chung. Vì vậy, để tránh mất
nhiều thời gian chuyển giao giữa các hoạt động học tập, giáo viên cần giao
những nhiệm vụ đủ lớn hoặc nhiệm vụ phức hợp đối với học sinh.
2.3.3.2. Biện pháp 2: Giáo viên xây dựng các tiêu chí đánh giá chéo:
Dựa vào yêu cầu của bài tập hoặc nhóm bài tập, giáo viên xác định các
tiêu chí đánh giá chéo, chú trọng vào nội dung, hình thức trình bày, thơng qua
các phương tiện như bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí
(Rubric),...
Ví dụ 1: Ở tiết 111; 112, sau khi học xong bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh
Hải), học sinh trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ


12

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Giáo viên đưa ra bảng kiểm, học sinh dựa vào tiêu chí trong bảng để đánh
giá chéo.
Tiêu chí
1. Cấu trúc
2. Nội dung

3. Diễn đạt
4. Trình bày

Mơ tả tiêu chí
- Đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài,
kết bài (2đ)
- Nêu được vị trí đoạn trích. (1đ)
- Phát hiện được những đặc sắc trong
nghệ thuật diễn đạt: Điệp ngữ, đối ngữ,
liệt kê, hoán dụ,... (2đ)
- Chỉ ra được khát vọng cống hiến, hòa
nhập khiêm tốn, lặng lẽ của nhân vật
trữ tình. (2đ)
- Thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng
với nhân vật. (1đ)
- Liền mạch, chặt chẽ, sáng tạo, hấp
dẫn (1đ)
- Sạch sẽ, khoa học, ít sai chính tả (1đ)



Khơng Điểm


Ví dụ 2: Sau khi học xong phần lí thuyết của bài Nghĩa tường minh và
hàm ý (Tiết 122), giáo viên dặn học sinh về làm các bài tập vào phiếu học tập cá
nhân. Tiết 129, giáo viên đưa ra đáp án và các tiêu chí đánh giá. Giáo viên chia
nhóm, phân cơng nhiệm vụ để học sinh đánh giá chéo.
2.3.3.3. Biện pháp 3: Tập trung thực hiện nhiệm vụ đánh giá chéo:
Như trên đã nói, đánh giá chéo là hình thức thu hút học sinh cả lớp cùng
tham gia. Giáo viên muốn việc tổ chức hoạt động đánh giá chéo của mình gây
hứng thú, lơi cuốn sự tích cực tham gia của học sinh thì cần phải đa dạng hóa,
mới lạ hóa. Sự đa dạng, mới lạ này có thể được thể hiện qua cách đặt tên như
một trị chơi trong học tập hoặc có thể được thể hiện qua cách phân chia nhiệm
vụ đánh giá: giữa cá nhân với cá nhân, nhóm với nhóm, tổ với tổ, giới tính với
giới tính, lớp với lớp,...
Sau đây là ví dụ cụ thể về cách tổ chức đánh giá chéo đối với tiết 118-119:
“Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích” Ngữ văn 9,
tập 2, trang 68)
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của
Nguyễn Quang Sáng.


13

Bước 1: Cuối tiết 117, giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị ở nhà (ôn kiến
thức văn nghị luận, đọc lại thật kĩ tác phẩm Chiếc lược ngà, viết bài hồn
chỉnh). Lưu ý, khơng ghi tên hoặc thơng tin cá nhân vào bài viết. Để tiết sau ta
Tập làm nghề giáo.
Bước 2: Tiết 118, học sinh thu bài theo nhóm 1;2;3;4 giáo viên đánh số
cho bài làm của học sinh mỗi nhóm. Giáo viên hướng dẫn học sinh thống nhất
nội dung đánh giá:
Phần


Nội dung cần đạt

Điểm

Mở bài

Từ tác giả (hoặc đề tài) giới thiệu đoạn trích Chiếc lược
ngà và cảm nhận chung.
+ Nêu hồn cảnh ra đời, tóm lược nội dung, vị trí đoạn
trích.



Thân bài

+ Trình bày cảm nhận về tình cha con trong đoạn trích
- Tấm lịng người con đối với cha:
Khi chưa nhận ra ông Sáu với vết sẹo dài trên mặt,
bé Thu đã có thái độ xa lánh, hành động cự tuyệt và có
những lời nói cử chỉ khiến ơng Sáu phải đau lịng. Tất cả
những hành động ấy đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ và
tình cảm u thương rạch rịi của cơ bé.
Khi nhận ra ơng Sáu là cha mình, trong buổi sáng
cuối cùng trước khi ông Sáu lên đường, thái độ, hành
động của bé Thu đột ngột thay đổi. Tình yêu thương ba
được bộc lộ một cách mãnh liệt, dâng trào, không thể kìm
nén nổi. Em yêu ba, nhớ ba, mong ba. Nay tình cảm ấy
mới có dịp vỡ ồ nên vơ cùng mạnh mẽ hối hả cuống
quýt.

- Tấm lòng người cha đối với con:
Khi bị con từ chối, ông cảm thấy vô cùng hụt hẫng,
đau khổ, cáu giận, không thể kiềm chế nổi. Ơng đã đánh
con vì nó khơng chịu nhận mình. Đây là biểu hiện đau khổ
tột cùng của người cha khi bị con khước từ.
Trước khi trở lại chiến trường, con gái ông bất ngờ
gọi tiếng “Ba” và nhảy thót lên ơm chặt ba, bộc lộ tình
cảm thắm thiết với ơng. Ơng Sáu đã vơ cùng xúc động lấy
khăn lau nước mắt. Thương con, ơng muốn ở nhà nhưng
vì nhiệm vụ của người lính, ơng tiếp tục lên đường đem








14

Phần

Kết bài

Nội dung cần đạt
theo lời hứa khi trở về sẽ cho con cây lược.
Ở khu căn cứ, ông day dứt ân hận vì trong lúc nóng
giận đã đánh con. Ông dùng hết tâm lực làm cây lược ngà.
Chiếc lược đã trở thành vật báu thiêng liêng đối với ông
Sáu.

Trước lúc khi sinh, ông nhờ bác Ba trao cây lược
cho bé Thu như trao cho con mình sự sống.
+ Khái quát, mở rộng: Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà
đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao
đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Khẳng định thành công về nội dung, nghệ thuật, giá trị của
đoạn trích.

Điểm




Bước 3: Tiết 119, giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá chéo
(chấm chéo) dựa vào các tiêu chí đã xây dựng trong rubric:
Rubic các tiêu chí của bài luyện viết
Mức độ
Tiêu chí
Nội dung

Hình thức
trình bày

Mức 1: Giỏi
(7,5 – 10,0 đ)

Mức 2: Khá
(6,5 –7,4 đ)

Mức 3: TB

(4,5 – 6,4đ)

Nội dung đầy Nội dung, đầy Nội
dung
đủ, chính xác, đủ, chính xác, tương đối đầy
hợp lý, sáng hợp lí.
đủ, sắp xếp
tạo, hấp dẫn.
tương đối hợp
lí.
Chữ viết đẹp, Chữ viết rõ ràng, Chữ viết chưa
trình bày sạch ít tẩy xóa, trình thật rõ ràng,
sẽ, khoa học. bày khoa học.
cịn hay tẩy
xóa, lỗi chính
tả, diễn đạt.

Mức 4:Yếu
(Dưới 4,4đ)
Nội
dung
chưa đầy đủ,
chưa chính
xác, cách sắp
xếp khơng
hợp lí.
Chữ viết khó
đọc, tẩy xóa
nhiều,
lỗi

chính
tả,
diễn
đạt
nhiều.

- Phát bài chéo: bài nhóm 1 cho nhóm 3; bài nhóm 2 cho nhóm 4; bài
nhóm 3 cho nhóm 2; và bài nhóm 4 cho nhóm 1.


15

- Các thành viên trong nhóm dùng bút mực đỏ (hoặc mực khác màu) tiến
hành đọc, thảo luận đi đến thống nhất và ghi nhận xét vào bài làm của bạn. Khi
ghi nhận xét vào bài bạn cần chú ý tìm những điểm tốt để khen ngợi nhiều hơn,
định hướng cách sửa lỗi nếu có thể. Giáo viên theo dõi các nhóm làm việc, nhắc
nhở, giải đáp khi cần thiết.
Bước 4:
- Giáo viên kiểm tra kết quả thảo luận, nhận xét của các nhóm, nhắc nhở
đối với những nhận xét sai lệch; biểu dương với những nhận xét tốt. Nhận xét về
quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, trao đổi sở thích, khó khăn vướng
mắc, đề xuất,…
- Trả bài cho các cá nhân và đọc bài mẫu để cả lớp cùng đối chiếu với các
tiêu chí xây dựng chung (chiếu lên màn hình để học sinh tiện theo dõi).
2.3.3.4. Biện pháp 4: Xử lý kết quả đánh giá chéo sao cho có tính
khích lệ, động viên đối với học sinh.
Trong quá trình đánh giá chéo, học sinh nên chỉ ra ưu điểm và hạn chế
trong bài làm của bạn, có thể cho điểm theo thang đánh giá nhưng điểm chỉ là
một kênh tham khảo, giáo viên không đưa vào để đánh giá xếp loại học sinh,
tránh gây tâm lý căng thẳng, hơn thua vì mục tiêu của đánh giá chéo là thu hút

mọi học sinh tham gia chủ động tích cực trong hoạt động học tập. Giáo viên cần
kiểm tra một lượt những nhận xét của các nhóm để có biện pháp điều chỉnh,
nhắc nhở kịp thời,...
2.3.4. Giải pháp 4: Xác định vai trò, chức năng và nguyên tắc của kiểm
tra – đánh giá tới từng học sinh
2.3.4.1. Biện pháp 1: Phổ biến cho học sinh hiểu được vai trò, chức
năng của việc thực hiện đánh giá chéo.
Trong quá trình đánh giá chéo, giáo viên cần chú ý theo dõi, nhắc nhở đến
các cá nhân, các nhóm,...về nhiều mặt. Nhưng cần chú ý giám sát nhắc nhở các
em cách nhận xét: trước khi rút ra nhận xét chung phải chỉ ra những biểu hiện cụ
thể trong bài làm của bạn để nhận xét có tính thuyết phục đặc biệt là với những
hạn chế. Cần tăng cường những lời nhận xét mang tính tích cực khen ngợi.
Muốn vậy, học sinh phải tìm được những điểm đúng, điểm tốt, điểm đặc sắc
trong bài làm của bạn... Thơng qua đó, tự bản thân người đánh giá cũng học
được cách làm tốt của bạn.
Xác định vai trò, chức năng và nguyên tắc của kiểm tra – đánh giá tới
từng học sinh và nêu rõ tầm quan trọng của thông tin phản hồi từ kiểm tra –
đánh giá đối với hoạt động học tập để các em nhìn nhận nghiêm túc hơn đối với


16

hoạt động kiểm tra – đánh giá, coi kiểm tra – đánh giá là hoạt động bổ ích, là
phương tiện giúp các em đạt được mục tiêu trong học tập.
2.3.4.2 Biện pháp 2: Phổ biến cho học sinh hiểu được những nguyên
tắc của việc thực hiện đánh giá chéo.
Mục tiêu, tiêu chí, hình thức và nội dung kiểm tra – đánh giá phải được
thông báo tới học sinh ngay từ đầu năm học để học sinh có định hướng và chủ
động hơn trong học tập.
Khuyến khích học sinh chủ động phát hiện và tìm cách lấp chỗ hổng trong

kiến thức bằng cách: cho phép học sinh trao đổi, tranh luận để bảo vệ ý tưởng,
bày tỏ cảm xúc trong quá trình học tập và qua nhận xét của giáo viên về các bài
kiểm tra giúp học sinh nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Hướng dẫn học sinh tự học, tự kiểm tra – đánh giá để học sinh phát triển
khả năng tự học theo mục tiêu môn học, tiêu chí đánh giá và quan trọng nhất là
khả năng tự học suốt đời, đây là quyền lợi sát thực đối với học sinh và cũng là
trách nhiệm gắn liền với các em, chẳng hạn:
+ Giới thiệu các tài liệu tham khảo của các môn học, hướng dẫn về nhà
chu đáo, giao việc vừa sức và yêu cầu học sinh tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Tìm mọi biện pháp khuyến khích học sinh sưu tầm các loại tài liệu có
liên quan để mở rộng thơng tin.
+ Hướng dẫn cách đọc và sử dụng tài liệu thích hợp để học sinh có khả
năng tự tra cứu, tự học hiệu quả.
+ Thông qua những thông tin phản hồi từ các bài kiểm tra giúp học sinh tự
đánh giá kiến thức, kỹ năng đạt được và chưa đạt được của bản thân để từ đó
điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
Khuyến khích và tổ chức cho học sinh cam kết chống tiêu cực trong thực
hiện kiểm tra – đánh giá, nghiêm túc để có thành tích thật, kết quả thật. Đồng
thời nhà trường phải xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế kiểm tra
bằng các hình thức trừ điểm, hạ hạnh kiểm…và tuyên dương, khen thưởng đối
với những học sinh nghiêm túc trong kiểm tra – đánh giá.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
- Trước khi áp dụng đề tài:
Bảng số 1: Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khối 9 với tiết
học Ngữ văn chưa sử dụng hình thức đánh giá chéo:
Năm học




Rất hứng thú

Hứng thú

Ít hứngthú

Khơng


17

số
2018- 2019
2019- 2020

58
55

SL
4
3

%
6,9
5,5

SL
7
5


%
12,1
9,1

SL
36
38

hứng thú
SL
%
11
19,0
9
16,4

%
62,0
69,0

Bảng số 2: Kết quả khảo sát học lực học sinh khối 9 môn Ngữ văn chưa
sử dụng hình thức đánh giá chéo:
Năm học
2018-2019
2019-2020


số
58

55

Điểm dưới
Tb
SL
%
8
13,8
9
16,4

Điểm Tb

Điểm Khá

SL
38
35

SL
9
7

%
65,5
63,6

%
15,5
12,7


Điểm Giỏi
SL
3
4

%
5,2
7,3

- Sau khi áp dụng đề tài:
Bảng số 1: Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khối 9 với tiết
học Ngữ văn có sử dụng hình thức đánh giá chéo
Rất hứng
Khơng

Hứng thú
Ít hứngthú
Năm học
thú
hứng thú
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

2020- 2021 54
17
31,5
28 51,9
6
11,1
3
5,5%
Bảng số 2: Kết quả khảo sát học lực học sinh khối 9 mơn Ngữ văn có sử
dụng hình thức đánh giá chéo

Năm học
2020-2021


số
54

Điểm dưới
Tb
SL
%
2
3,7

Điểm Tb

Điểm Khá

Điểm Giỏi


SL
35

SL
11

SL
6

%
64,8

%
20,4

%
11,1

Sau khi áp dụng hình thức đánh giá chéo trong các tiết dạy, tơi thấy
nhanh chóng có dấu hiệu khởi sắc: các em tích cực và sáng tạo hơn, chủ động
hơn trong việc học; giờ dạy Ngữ văn ngày càng thu hút hơn so với cách dạy
trước đây; chất lượng học sinh cũng ngày một nâng cao. Đặc biệt, ở cấp độ đội
tuyển, liên tiếp trong những năm gần đây có nhiều em đạt giải cấp huyện, tham
gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh nhờ thói quen tích cực sáng tạo được hình thành
thơng qua hình thức đánh giá chéo. Dù là trường vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt
khó khăn nhưng năm học 2019 – 2020, nhà trường có 04 học sinh đạt giải cấp
huyện, trong đó có 02 HS dự thi cấp tỉnh đạt 12,0 điểm; năm 2020 – 2021, nhà
trường có 03 học sinh đạt giải cấp huyện, trong đó có 01 HS dự thi cấp tỉnh đạt



18

12,25 điểm…đó thực sự là những tín hiệu khởi sắc. Chính vì vậy, tơi đã tiến
hành khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến và đã thu được kết quả cụ thể như trên.
Đối chiếu với kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài tôi thấy tỉ lệ học
sinh hứng thú với giờ Ngữ văn được cải thiện rõ rệt (từ khoảng 5,5% - 12,1%
trước khi áp dụng hình thức đánh giá chéo tăng lên khoảng 31,5% – 51,9% sau
khi áp dụng hình thức đánh giá chéo). Các em có ý thức phấn đấu hơn cho mỗi
tiết học, có sự chuẩn bị kĩ càng cho bài học mới, tham gia chủ động, tự giác,
nhiệt tình hơn trong các hoạt động học tập trên lớp; giáo viên ít phải nhắc nhở,
đốc thúc; đặc biệt, một số em đã có ý thức tìm tịi, mở rộng cho phần bài tập của
mình. Kết quả dạy học và giáo dục vì thế cũng được nâng cao (tỉ lệ học sinh
khá-giỏi từ khoảng 5,2% - 12,7% trước khi áp dụng hình thức đánh giá chéo
tăng lên khoảng 11,1% – 20,4% sau khi áp dụng hình thức đánh giá chéo).
Tơi nhận thấy rằng, có được những chuyển biến tích cực và rõ rệt như trên
là nhờ sự cải tiến về phương pháp tổ chức truyền đạt kiến thức cho học sinh mà
việc áp dụng hình thức đánh giá chéo là then chốt của thành cơng này.
2.4.2. Đối với bản thân
Khi áp dụng hình thức đánh giá chéo tôi thấy giờ dạy Ngữ văn trở nên thú
vị hơn, đa dạng về hình thức hoạt động hơn, do vậy cũng lôi cuốn được nhiều
đối tượng học sinh tham gia hơn, học sinh trở nên tích cực, chủ động trong quá
trình học tập, tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng, kích thích khả năng tự học hơn.
Chất lượng giảng dạy và giáo dục vì vậy cũng được nâng cao hơn. Đồng thời
hình thức đánh giá chéo giúp tôi tiết kiệm được thời gian khi lên lớp đối với các
bài luyện tập, thực hành. Tôi thấy thực sự tự tin, hứng thú với việc giảng dạy và
giáo dục của mình. Chính vì thế, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các giờ
dạy mẫu, giờ thao giảng,...tôi đã áp dụng hình thức này và được các đồng nghiệp
đánh giá cao.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp

Từ thành công của việc áp dụng hình thức đánh giá chéo trong các tiết
dạy, tôi đã giới thiệu với đồng nghiệp bộ môn nhà trường ở các tiết sinh hoạt
chuyên môn và được hưởng ứng. Mơ hình trên đã và đang nhân rộng ở các khối
trong toàn trường.
2.4.4. Đối với nhà trường.
Sử dụng đánh giá chéo trong dạy học Ngữ văn, chúng tơi có thêm một
hình thức tổ chức hoạt động dạy học tích cực, góp phần đa dạng hóa cách dạy
của người thầy, thu hút được nhiều đối tượng học sinh tham gia học tập hơn.
Trong những năm học qua, chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn của
bộ môn Ngữ văn ở nhà trường vì thế mà được nâng lên đáng kể.


19

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đội ngũ giáo viên có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng
giáo dục. Họ chính là lực lượng nịng cốt, là điều kiện không thể thiếu để biến
những mục tiêu giáo dục thành những kết quả cụ thể. Hiện nay, tuyên truyền
nhận thức ở nhà trường về nội dung hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học
tập của học sinh là hết sức quan trọng. Để làm được điều này chúng ta cần:
Đa dạng hóa ra các hình thức học tập với mục tiêu phát triển phẩm chất,
năng lực cho học sinh là xu hướng hiện đại tất yếu của giáo dục. Việc tổ chức
các hoạt động đánh giá chéo cho học sinh trong giờ học Ngữ văn giúp tăng
cường tính tích cực, chủ động của học sinh cả ở nhà lẫn trên lớp. Đặc biệt, hình
thức học tập này có thể tiến hành ở nhiều bài học, nhiều nội dung và bằng nhiều
phương tiện đơn giản, do vậy khả năng ứng dụng vào thực tế là rất cao. Từ thành
công của bộ môn Ngữ văn 9 ở trường trung hoc cơ sở Lương Nội, Bá Thước
trong việc áp dụng hình thức đánh giá chéo, chúng tơi mong rằng hình thức này
sẽ được nghiên cứu sâu hơn nữa, để mở rộng phạm vi áp dụng hơn nữa.

Mặt khác, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chất, đánh giá thực
chất hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tơi mạnh dạn đề
xuất quy trình đánh giá chéo giữa các học sinh ở một nhà trường cụ thể các bước
như sau:
- Giáo viên nắm vững và sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học
tích cực, các hình thức và phương tiện đánh giá theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh.
- Tăng cường hiểu biết của học sinh về đánh giá chéo bằng cách cung cấp
cho học sinh kiến thức về đánh giá chéo, tập trung làm rõ mục đích và cách thức
tiến hành đánh giá chéo.
- Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc tiến hành đánh giá chéo.
- Xác định vai trò, chức năng và nguyên tắc của kiểm tra – đánh giá tới
từng học sinh.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên:
Để áp dụng hình thức dạy học này, điều quan trọng là giáo viên phải nắm
vững và sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học tích cực, các hình thức
phương tiện kiểm tra đánh giá hiện đại, để từ đó vận dụng vào từng bài học,
từng nội dung, từng tình huống sao cho phù hợp, nhằm thu hút sự tham gia tích
cực chủ động của mọi thành viên trong lớp học.


20

Dạy để học sinh thấy hứng thú, không những học trên lớp mà về nhà cịn
tìm tịi mở rộng để tự khẳng định mình trước thầy cơ, bạn bè,… đó là một nghệ
thuật. Muốn vậy, giáo viên cần chú ý kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp
hình thức dạy học. Đặc biệt, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, chúng ta nên hướng
các em, đưa các em vào không gian kết hợp giữa trò chơi và học tập.
Do điều kiện tài liệu về việc sử dụng hình thức đánh giá chéo trong dạy

học Ngữ Văn cịn ít, nên bản thân giáo viên sử dụng hình thức này cần phải tích
cực tìm tịi, ghi chép, áp dụng và sáng tạo khơng ngừng để đạt được hiệu quả
cao nhất trong dạy học và giáo dục.
Đối với học sinh:
Để tham gia hoạt động đánh giá chéo, mỗi học sinh cần đầu tư thời gian
học tập, tìm tịi ở nhà nhiều hơn nữa để có thể chuẩn bị thật tốt sản phẩm học tập
của mình.
Trong quá trình tham gia đánh giá, các em được bình đẳng song những
nhận xét đánh giá cần có tính kích thích, động viên nhiều hơn. Mỗi học sinh
phải biết lắng nghe góp ý để sửa lỗi; có ý thức học hỏi, cầu tiến nhiều hơn, tuyệt
đối không nên tự bao biện, đổ lỗi cho sai sót yếu kém của mình.
Trên đây là một vài kinh nghiệm sử dụng hình thức đánh giá chéo để dạy
học Ngữ Văn 9 mà bản thân tôi đã áp dụng tại trường trung học cơ sở Lương
Nội và mang lại hiệu quả rõ rệt trong những năm học vừa qua. Nhưng do điều
kiện tài liệu đề cập đến vấn đề này cịn ít, bản thân tơi phải tự tìm tịi khám phá
thử nghiệm là chính, phạm vi áp dụng chưa rộng nên hẳn khơng thể tránh khỏi
những phần cịn hạn chế. Tơi xin được giới thiệu rộng rãi hơn đối với các đồng
nghiệp và mong sự chia sẻ, góp ý để chúng ta có cái nhìn hồn chỉnh hơn về
hình thức dạy học tích cực này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Bá Thước, ngày 16 tháng 04 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT


21


Nguyễn Văn Nguyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Luật Giáo dục 2019 số 43/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/6/2019, công bố ngày 4/7/2019
3. Thông tư số: 26/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2020 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học
sinh trung học phổ thông
3. Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24 tháng 8 năm 2020 về nhiệm vụ và
giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục.
4. Module 2 sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm
chất năng lực học sinh trung học cơ sở; 2020.


22

5. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014.
6. Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THCS, Đỗ Ngọc Thống,
Nxb Đại học Sư Phạm, 2017.
7. Module 3 kiểm tra đánh giá học sinh trung học cơ sở theo hướng phát
triển phẩm chất năng lực; 2020.
8. Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2020 – 2021.
9. SGK Ngữ văn 9, tập 2; NXBGD; 2011.
10. SGV Ngữ văn 9; NXBGD; 2005.

DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN

Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT,
Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.

Tên đề tài, Sáng kiến

Năm

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động nhóm trong dạy học Ngữ 2009
văn 9 - trường THCS Lương Nội
Một số biện pháp tăng cường khả 2011
năng tự học Ngữ văn cho học sinh

Số, ngày, tháng,
năm của quyết
Xếp loại
định công nhận, cơ
quan ban hành QĐ
QĐ số 30/QĐPGD&ĐT ngày
C
25/5/2009 của
cấp huyện
Trưởng Phòng
GD&ĐT Bá Thước
C
QĐ số …/QĐcấp huyện
PGD&ĐT ngày


23


lớp 7 ở trường THCS Lương Nội
Một số kinh nghiệm sử dụng kĩ thuật
lược đồ tư duy khi dạy tiết Ôn tập về
thơ (Ngữ văn 9, tập II) ở trường 2019
THCS Lương Nội, Bá Thước.

C
cấp huyện

…/.../2011 của
Trưởng Phòng
GD&ĐT Bá Thước
QĐ số 945/QĐUBND ngày
08/5/2019 của
CT UBND
huyện Bá Thước

Phụ lục 1
GIÁO ÁN BÀI DẠY MINH HỌA
(Sử dụng hình thức đánh giá chéo
nhằm tăng tính tích cực cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn 9)
Trường THCS Lương Nội
Tổ: Khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Văn Nguyên

Tên bài dạy:
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Mơn: Ngữ văn 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết


24

Tiết 118;119 –Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). (1)
2. Kỹ năng:
- Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học. (2)
- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, kỹ
năng đánh giá, nhận xét. (2)
3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động, nghiêm túc khi làm việc. (3)
4. Năng lực:
- Năng lực tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo. (4)
- Năng lực đọc, viết, nói, nghe (4)
5. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. (5)
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
Đọc SGK, tư liệu tham khảo, soạn giáo án, chuẩn bị máy chiếu

2. Học sinh:
Ôn kiến thức văn nghị luận, đọc kỹ tác phẩm, viết bài hồn chỉnh (khơng
ghi thơng tin cá nhân) cho đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc
lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra các nhiệm vụ đã giao về nhà cho học sinh cuối tiết 117:
ôn kiến thức văn nghị luận, đọc kỹ tác phẩm, viết bài hồn chỉnh (khơng ghi
thơng tin cá nhân).
3. Tiến trình bài học:
A. HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
a- Mục tiêu:
Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống nhằm huy động kiến
thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên
quan đến vấn đề học tập.
b- Phương pháp/ kĩ thuật:
Nêu vấn đề, phát vấn, gợi tìm.
c- Hình thức tổ chức hoạt động:


25

Hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể
d- Phương tiện dạy học:
Phiếu học tập cá nhân
Bước 1 - Giao nhiệm vụ
- GV cho HS ghi mỗi em một ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai vào phiếu
học tập cá nhân.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ
- HS ghi ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai vào phiếu học tập cá nhân.
- GV theo dõi HS, gợi tìm
Bước 3 - Thảo luận, trao đối, báo cáo
- GV yêu cầu hai HS thu phiếu, đọc kết quả (loại trừ các kết quả trùng lặp)
- HS thực hiện nhiệm vụ nộp và trình bày kết quả.
Bước 4 - Phương án kiểm tra, đánh giá
- GV đánh giá khái quát, dẫn dắt vào bài:
Thầy rất mừng vì lớp ta bạn nào cũng xác định được cho mình một ước
mơ, một lí tưởng sống tốt đẹp. Thầy mong các em sẽ phấn đấu, thực hiện được
ước mơ của riêng mình.
Lúc sinh thời Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “Nghề dạy học là
nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng
tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người
sáng tạo”. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tham gia vào trò chơi: Tập làm nghề
giáo.
B. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
a- Mục tiêu: (1), (2), (3), (4), (5)
b- Phương pháp/ kĩ thuật: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, dạy học
hợp tác, tổ chức trò chơi.
d- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu đánh giá theo tiêu chí
c- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm.
1. XÂY DỰNG DÀN Ý VÀ THỐNG NHẤT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Bước 1 - Giao nhiệm vụ
- GV chia 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đưa ra dàn ý cho đề bài : Cảm nhận
của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận đưa ra dàn ý chung của cả nhóm.
- GV theo dõi, hỗ trợ

Bước 3 - Thảo luận, trao đối, báo cáo
- HS 4 nhóm treo kết quả thảo luận.
- GV theo dõi, hỗ trợ
Bước 4 - Phương án kiểm tra, đánh giá
- GV dẫn dắt HS xây dựng dàn ý chung, thống nhất các tiêu chí đánh giá:


×