Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống dưa chuột lai gl1 2 vụ xuân hè năm 2016 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.04 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

ĐÀO VĂN LÂM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƢA CHUỘT
LAI GLI-2 VỤ XUÂN HÈ NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013-2017

THÁI NGUN – 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

ĐÀO VĂN LÂM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƢA CHUỘT
LAI GLI-2 VỤ XUÂN HÈ NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp
Khoa

: K45 – Trồng trọt N02
: Nông học

Khóa học

: 2013-2017


Giảng viên hƣớng dẫn

: ThS. Lƣơng Thị Kim Oanh

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận đƣợc sự quan
tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới Ban
giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy giáo, cô
giáo Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS, Lương Thị
Kim Oanh đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ để em vƣợt qua khó khăn
để hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã ln động viên,
giúp đỡ em về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thời gian thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.

Sinh viên thực hiện

Đào Văn Lâm


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng dƣa chuột trên thế giới.................. 5
từ năm 2010 - 2014 .............................................................................................. 5

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng dƣa chuột của các nƣớc trên thế giới
năm 2014 ............................................................................................... 7
Bảng 4.1: Ảnh hƣởng của thời vụ đến thời gian sinh trƣởng của giống dƣa
chuột lai GL1-2.................................................................................... 22
Bảng 4.2 : Động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống dƣa chuột lai GL1 -2
ở vụ xuân hè 2016 ............................................................................... 24
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của thời vụ đến động thái ra lá của giống dƣa chuột lai
GL1 -2 vụ xuân hè năm 2016 .............................................................. 28
Bảng 4.4: Tình hình ra hoa đậu quả của các cơng thức thí nghiệm .................. 31
Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của thời vụ đến khả năng đậu quả của giống dƣa chuột lai
GL1 – 2 vụ xuân hè năm 2016. ........................................................... 34
Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của thời vụ đến đặc điểm cấu trúc quả của giống dƣa
chuột lai GL1-2 vụ xuân năm 2016 ..................................................... 37
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống dƣa chuột lai GL1-2............................................ 39
Bảng 4.8 : Tình hình sâu hại trên giống dƣa chuột lai GL1-2 vụ xuân hè năm
2016 ..................................................................................................... 43
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm ..................................... 45


iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống dƣa chuột lai GL12 vụ xuân hè năm 2016. ........................................................................ 25
Hình 4.2: Biểu đồ tổng số hoa và số hoa cái trên cây của giống dƣa chuột lai
GL1-2 vụ xuân hè năm 2016 ............................................................... 31
Số liệu bảng 4.4. hình 4.2 cho thấy: .................................................................... 32
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ hoa cái và tỷ lệ đậu quả của giống dƣa chuột lai GL1-2
vụ xuân hè năm 2016. .......................................................................... 33
Hình 4.4: Biểu đồ tổng số quả và tổng số quả thƣơng phẩm của giống dƣa chuột
lai GL1- 2............................................................................................. 35

Hình 4.5 : Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của dƣa chuột lai
GL1- 2 vụ xuân hè năm 2016 .............................................................. 40


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CIAT

: Trung tâm quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

FAO

: Tổ chức nông nghiệp và lƣơng thực thế giới

IITA

: Viện nông nghiệp nhiệt đới quốc tế

KLTB

: Khối lƣợng trung bình

NL

: Nhắc lại

CT

: Cơng thức


NSLL

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

đ/c

: Đối chứng

TB

: Trung bình


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
MỤC LỤC.................................................................................................................. v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 4
2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 5
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dƣa chuột trên thế giới ................................... 5
2.2.2. Tình hình sản xuất dƣa chuột tại Việt Nam .................................................... 8
2.3. Nghiên cứu thời vụ trồng dƣa chuột ở Việt Nam .............................................. 9
2.4. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................................... 10
2.4.1. Nguồn gốc, phân loại.................................................................................... 10
2.4.2. Đặc điểm thực vật học của cây dƣa chuột .................................................... 12
2.4.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây dƣa chuột ......................................................... 13
2.5. Lý do thực hiện đề tài ....................................................................................... 15
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 16
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................... 16
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 16
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 16
3.3.1. Cách bố trí thí nghiệm và các cơng thức thí nghiệm .................................... 16


vi
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi ............................................ 17
3.3.2.1. Chỉ tiêu sinh trƣởng .................................................................................... 17
3.3.2.2. Chỉ tiêu giới tính ......................................................................................... 18
3.3.2.3. Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .......................... 19
3.3.2.4. Các chỉ tiêu sâu bệnh .................................................................................. 19
3.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm .................................................. 20
3.3.4. Phƣơng pháp xủ lý số liệu ............................................................................ 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
4.1. Ảnh hƣởng của thời vụ đến khả năng sinh trƣởng của giống dƣa chuột GL1 –
2 vụ xuân hè năm 2016 ............................................................................................ 21

4.1.1. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến các giai đoạn sinh trƣởng và thời gian
sinh trƣởng của giống dƣa chuột lai GL1-2 vụ xuân hè năm 2016........................ 21
4.1.2. Ảnh hƣởng của thời vụ đến khả năng tăng trƣởng chiều cao cây của giống
dƣa chuột lai GL1 -2 vụ xuân hè 2016................................................................... 23
4.1.3. Ảnh hƣởng của thời vụ đến tốc độ ra lá của giống dƣa chuột lai GL1 -2 vụ
xuân hè năm 2016 .................................................................................................... 27
4.2. Ảnh hƣởng của thời vụ đến khả năng ra hoa đậu quả của giống dƣa chuột lai
GL1 -2 vụ xuân 2016 ............................................................................................... 30
4.2.1. Ảnh hƣởng của thời vụ đến khả năng ra hoa của giống dƣa chuột lai GL1 -2
vụ xuân 2016 ............................................................................................................ 30
4.2.2. Ảnh hƣởng của thời vụ đến khả năng đậu quả của giống dƣa chụôt lai GL1
-2 vụ xuân năm 2016 ............................................................................................... 34
4.3. Ảnh hƣởng của thời vụ đến đặc điểm cấu trúc quả dƣa chuột lai GL1-2 vụ
xuân hè 2016 ............................................................................................................ 36
4.4. Ảnh hƣởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
giống dƣa chuột GL1 -2 trồng ở vụ xuân hè 2016.................................................. 38
4.5. Ảnh hƣởng của thời vụ đến tình hình sâu bệnh trên giống dƣa chuột lai GL1
-2 ............................................................................................................................... 42


vii
4.6. Hiệu quả kinh tế của giống dƣa chuột GL1 – 2 vụ xuân năm 2016. .............. 45
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 47
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 47
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 49


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau xanh là thực phẩm rất cần thiết cho con ngƣời trong đời sống hàng
ngày và cũng là loại thực phẩm không thể thay thế, bởi cây rau cung cấp rất
nhiều chất quan trọng cho sự phát triển của con ngƣời nhƣ protein, lipit,
vitamin, muối khoáng và nhiều chất quan trọng khác. Đặc biệt, cây rau có ƣu
thế hơn một số cây trồng khác về vitamin và chất khoáng [1].
Rau là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là một trong nhƣng mặt
hàng nơng sản xuất khẩu có giá trị góp phần đáng kể trong thu nhập kinh tế
quốc dân. Hiện nay có trên 40 nƣớc là thị trƣờng rau của nƣớc ta với các mặt
hàng chủ yếu là ớt cay, cà chua và dƣa chuột [1].
Trong tất cả các loại rau phục vụ cho đời sống con ngƣời, có hơn 50%
sản lƣợng các loại rau thuộc họ hoa thập tự nhƣ: su hào, cải bắp, cải xanh, cải
thìa, cải bao, xúp lơ…Ngồi ra dƣa chuột cũng là một trong những loại rau
đƣợc tiêu thụ nhiều nhất, đƣợc coi là loại rau chủ lực, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ
cấu gieo trồng các loại rau hàng năm ở nƣớc ta [2].
Cây dƣa chuột thuộc họ bầu bí, là loại rau thƣơng mại quan trọng, là
cây rau truyền thống, đƣợc trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm
thông dụng của nhiều nƣớc. Hiện nay diện tích trồng dƣa chuột trên thế giới
ngày càng đƣợc mở rộng với sản lƣợng ngày càng tăng [8].
Ở Việt Nam trong những năm gần đây cây dƣa chuột đã trở thành
những cây rau quan trọng trong sản xuất. Mặc dù sản phẩm dƣa chuột chế
biến đang có thị trƣờng rộng lớn trên thế giới nhƣng thực tế nghề sản xuất dƣa
chuột của nƣớc ta vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và
suất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do ngƣời nông dân thiếu bộ giống tốt cho
các vùng sinh thái. Các giống dƣa chuột hiện trồng phổ biến trong sản xuất


2


chủ yếu là các giống địa phƣơng nhƣ Tam Dƣơng, Phú Thịnh, Yên Mỹ, Nam
Hà với năng suất thấp (15-25 tấn/ha) quả nhỏ, khả năng chống chịu kém, dễ
nhiễm sâu bệnh hại. Để có thể khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của giống địa
phƣơng, viện nghiên cứu rau quả Việt Nam đã tạo ra giống dƣa chuột GL1-2,
đây là giống thích hợp trong vụ đông và vụ xuân hè tại các tỉnh phía Bắc.
Năng suất đạt trên 50 - 60 tấn/ha trong cả 2 thời vụ. Với đặc điểm là vỏ quả
màu xanh, gai trắng, ruột đặc, ăn giòn, ngọt, chất lƣợng quả tốt, đáp ứng yêu
cầu tiêu thụ trong nƣớc. Giống chịu bệnh sƣơng mai và phấn trắng tốt. Giống
đƣợc công nhận sản xuất thử năm 2014 và đang đƣợc mở rộng diện tích tại
các tỉnh nhƣ: Hƣng Yên, Hải Phịng, Hải Dƣơng, Hà Nam, Hịa Bình, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa…[19]. Tuy nhiên nó chƣa đƣợc trồng
phổ biển tại tỉnh Thái Nguyên. Để có thể phát triển sản xuất tại Thái Nguyên
ngoài việc nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và sâu bệnh, việc nghiên
cứu ảnh hƣởng của yếu tố thời vụ đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và
năng suất của giống là vấn đề rất cần thiết. Chính vì những thực tế trên, em đã
tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả
năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột lai GL1 -2 vụ
xuân hè năm 2016 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
* Mục đích: Xác định đƣợc thời vụ trồng thích hợp nhất để cây sinh trƣởng,
phát triển và năng suất đạt cao và chất lƣợng tốt để khuyến cáo cho sản xuất.
* Yêu cầu của đề tài:
- Theo dõi ảnh hƣởng của thời vụ đến khả năng sinh trƣởng của giống
dƣa chuột GL1-2.
- Theo dõi ảnh hƣởng của thời vụ đến khả ra hoa đậu quả của giống dƣa
chuột thí nghiêm.


3


- Theo dõi ảnh hƣởng của thời vụ đến năng suất và một số chỉ tiêu chất
chất lƣợng quả dƣa chuột GL1-2.
- Theo dõi tình hình sâu và bệnh hại xuất hiện trên thí nghiệm.
- Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến hiệu quả kinh tế.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học áp dụng vào
thực tế, hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình sản xuất.
- Trong quá trình nghiện cứu đề tài sinh viên sẽ rút ra đƣợc phƣơng
pháp và cách thức tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học.
- Đề tài cũng đƣợc xem nhƣ là tài liệu tham khảo của Trƣờng, Khoa và
của sinh viên các khóa tiếp theo.
* Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Xác định thời vụ trồng thích hợp cho giống dƣa chuột GL1-2.
- Kết quả của đề tài góp phần mang lại hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sản
xuất và tiêu thụ dƣa chuột của Tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ các Tỉnh Trung du
miền núi phía Bắc và cả nƣớc.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Thời vụ gieo trồng có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh trƣởng, phát
triển và năng xuất của cây dƣa chuột. Cây dƣa chuột sinh trƣởng và phát triển
tốt trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao. Tuy nhiên, tùy từng thời kỳ mà
cây dƣa chuột có những yêu cầu khác nhau. Việc bố trí thời vụ gieo trồng
thích hợp đảm bảo các yếu tố khí hậu thời tiết phù hợp với yêu cầu sinh

trƣởng của cây [8].
Thời vụ gieo trồng thích hợp là thời vụ thuận lợi cho việc gieo trồng
mà đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt,cho năng suất cao, đồng thời đảm
bảo cho giai đoạn sinh trƣởng cây không trùng với thời gian phát triển
mạnh nhất của dịch hại.
Thời vụ thích hợp cho từng loại cây trồng ở mỗi địa phƣơng dƣa
vào điều kiện thời tiết khí hậu, đặc điểm phát sinh và phá hoại của các
dịch hại chính trên từng cây trồng ở địa phƣơng tập quán, kinh nghiệm
trồng trọt của nông dân địa phƣơng. Thời vụ gieo trồng thích hợp là biện
pháp canh tác phịng trừ dịch hại có hiệu quả chỉ khi đƣợc áp dụng đồng
loạt trên quy mô tƣơng đối rộng [11].
Trong sản xuất nơng nghiệp, thời vụ có vai trị hết sức quan trọng góp
phần nâng cao năng suất và sản lƣợng cây trồng. Vì vậy, ngồi biện pháp kĩ
thuật canh tác, giống cây trồng, việc xác định thời vụ trồng cũng ảnh hƣởng
khá lớn đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây dƣa chuột.


5

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới
Dƣa chuột là loại cây trồng quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Quả dƣa chuột ngoài đƣợc sử dụng làm rau ăn cịn là ngun liệu trong các
ngành cơng nghiệp chế biến đồ hộp, dƣợc phẩm… Những nƣớc dẫn đầu về
diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà
Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha [12].
Diện tích dƣa chuột trên tồn thế giới năm 2014 đạt 21,79 triệu ha,
năng suất bình quân 34,41 tấn/ha, sản lƣợng 749,76 triệu tấn. Diện tích, năng
suất và sản lƣợng dƣa chuột trên thế giới 5 năm gần đây đƣợc thể hiện qua bảng
2.1 dƣới đây:

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột trên thế giới
từ năm 2010 - 2014
Diện tích
Năng suất
Sản lƣợng
Năm
(triệu ha)
(tấn/ha)
(triệu tấn)
2010

20,20

30,99

626,11

2011

21,03

31,56

663,82

2012

21,33

32,61


695,80

2013

21,28

33,86

720,59

2014

21,79

34,41

749,75

(Nguồn: FAOSTAT, 2016) [20]
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy:
Tình hình sản suất dƣa chuột trên thế giới qua các năm có sự tăng đáng
kể cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng.
Từ năm 2010 đến năm 2014 tổng diện tích trồng dƣa chuột đã tăng 1,59
triệu ha, năng suất tăng 3,42 tấn/ha và sản lƣợng tăng rất nhanh từ


6

626,11triệu tấn năm 2010 lên 749,75 triệu tấn năm 2014, tăng 123,64 triệu

tấn. Ta có thể nhận thấy diện tích năm 2014 tăng so với năm 2013 là 0,51
triệu ha, năng suất tăng 0,55 tấn/ha, sản lƣợng tăng 29,16 triệu tấn. Qua đó ta
thấy rằng cây dƣa chuột đang dần mở rộng về diện tích và tăng cả về năng
suất và sản lƣợng để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng và phát triển
các ngành công nghiệp.


7

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột của các nước trên thế
giới năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Toàn thế giới

21,79

34,41

749,75


Châu Phi

2,54

4,49

11,25

Algeria

0,50

4,00

8,20

Cameroon

2,08

1,12

2,35

Niger

0,02

0,25


0,45

Châu Mỹ

0,94

22,57

21,37

Colombia

0,02

1,59

2,57

Peru

0,03

1,81

4,73

Mexico

0,17


4,21

7,07

Canada

0,02

1,19

2,66

Châu Á

16,38

39,98

655,07

Indonesia

4,86

9,84

47,80

Thái Lan


1,82

9,60

17,48

Ấn Độ

2,69

6,34

17,11

Trung Quốc

11,80

48,18

560,90

Vùng trồng

(Nguồn: FAOSTAT, 2016 )[20]
Trên thế giới dƣa chuột cũng đƣợc coi là một trong những loại rau quan
trọng, đƣợc trồng khá phổ biến. Năm 2014 điện tích trồng dƣa chuột của thế
giới là 21,79 triệu ha, năng suất đạt 34,41 tấn/ha và sản lƣợng đạt 749,75 triệu
tấn. Trong đó Châu Á là khu vực có diện tích, năng suất và sản lƣợng cao

nhất. Năm 2014 diện tích trồng dƣa chuột của Châu Á lên tới 16,38 triệu ha,
sản lƣợng đạt 655,07 triệu tấn, ở Châu Á thì Trung Quốc là nƣớc có diện tích


8

trồng lớn nhất là 11,80 triệu ha, năng suất và sản lƣợng cũng rất cao tƣơng
ứng là 48,18 tấn/ha; 560,90 triệu tấn.
Năm 2014, tổng diện tích trồng dƣa chuột của Châu Phi là 2,54 triệu ha,
năng suất đạt 4,49 tấn/ha và tổng sản lƣợng đạt 11,25 triệu tấn. Ở Châu Phi
diện tích trồng dƣa chuột của các nƣớc là khá thấp, trong đó cao nhất là nƣớc
Cameroon tổng diện tích dƣa chuột là 2,08 triệu ha, năng suất đạt 1,12 tấn/ha
và sản lƣợng đạt 2,35 triệu tấn.
Trong 3 châu lục thì Châu Mỹ là châu lục có diện tích trồng dƣa chuột
thấp nhất, năm 2014 tổng diện tích trồng dƣa chuột của cả Châu Mỹ chỉ đạt
0,94 triệu ha, nhƣng năng suất khá cao đạt 22,57 tấn/ha và sản lƣợng đạt
21,37 triệu tấn. Trong đó Mexico là nƣớc có diện tích trồng lớn nhất với 0,16
triệu ha; sản lƣợng đạt 7,07 triệu tấn.
Tuy dƣa chuột đƣợc trồng rất phổ biến trên thế giới nhƣng nó thích hợp
nhất với khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm nên Châu Á là khu vực nó phát triển
mạnh nhất và ngày càng đƣợc mở rộng.
2.2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột tại Việt Nam
Ở Việt Nam, dƣa chuột đƣợc xem là một trong những loại rau chủ lực,
diện tích trồng dƣa chuột hàng năm ở nƣớc ta khoảng 26.000 ha, sản lƣợng đạt
trên 80 tấn đƣợc cung cấp cho xuất khẩu và một phần tiêu dùng trong nƣớc.
Các vùng trồng dƣa chuột lớn của cả nƣớc bao gồm các tỉnh phía Bắc
thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng, phía Nam, các huyện ngoại thành TP, Hồ
Chí Minh, đồng bằng Sơng Cửu Long nhƣ Tân Hiệp – Tiền Giang, Châu
Thành – Cần Thơ, Vĩnh Châu – Sóc Trăng, Miền Trung và Tây Nguyên gồm
vùng rau truyền thống nhƣ Đà Lạt, Đơn Dƣơng, Đức Trọng (Lâm Đồng), các

tỉnh duyên hải miền Trung (Thừa Thiên Huế…). Riêng ở thành phố Hồ Chí
Minh hàng năm có diện tích trồng dƣa chuột lên đến hàng trăm ha ở huyện Củ
Chi và Hóc Mơn. Khu vực đồng bằng sơng Cửu Long dƣa chuột đƣợc trồng


9

rất phổ biến, đặc biệt là vùng rau Sóc Trăng (huyện Mỹ Xuyên trồng mùa
mƣa), An Giang (huyện Chợ Mới trồng quanh năm). Riêng vùng chuyên sản
xuất dƣa chuột tại Lý Nhân tỉnh Hà Nam diện tích sản xuất hàng năm 400 –
500 ha (Báo nông nghiệp VN, 2009) [3].
Vụ Xuân 2016, tổng công ty rau quả đã tổ chức sản xuất rau nguyên
liệu vụ xuân ở các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Thanh Hóa đạt 840 ha (trong
đó dƣa chuột bao tử 274 ha) và Thái Bình cũng đã hình thành đƣợc nhiều
vùng sản xuất nơng nghiệp mang tính chuyên canh với một số mặt hàng xuất
khẩu chủ lực nhƣ: Dƣa chuột, ngô bao tử, sa lát ở huyện Thái Thụy

[3].

2.3. Nghiên cứu thời vụ trồng dƣa chuột ở Việt Nam
Dƣa chuột là loại rau ăn quả thƣơng mại quan trọng, là cây rau truyền
thống đƣợc trồng lâu đời trên thế giới.
Ở Việt Nam dƣa chuột có thể trồng quanh năm , nhƣng nó sinh trƣởng, phát
triển tốt nhất vào mùa mƣa. Trồng dƣa chuột ở các thời vụ khác nhau có khó
khăn và thuận lợi khác nhau:
- Vụ Hè Thu: Gieo vào tháng 4- 5, thu hoạch vào tháng 7 – 8 ( dƣơng
lịch). Đây là thời vụ chính trồng dƣa chuột leo giàn, mùa nay dƣa cho năng
suất cao, ít sâu bệnh, đỡ cơng tƣới nƣớc.
- Vụ Thu Đông: Gieo vào tháng 7- 8, thu hoạch vào tháng 9- 10 (dƣơng
lịch), vụ này do mƣa nhiều nên cây chủ yếu phát triển thân lá, cành lá xum

xuê mà cho ít hoa và trái. Trong thời kỳ ra hoa nếu gặp mƣa liên tục vào buổi
sang thì tỷ lệ đậu quả sẽ thấp và trái non rễ bị thối rụng, vụ này dƣa rất rễ mắc
bệnh đốm phấn nên thời gian thu hoạch thƣờng ngắn.
- Vụ Đông Xuân: Gieo vào tháng 10 – 11, thu hoạch vào tháng 12 -1
(dƣơng lịch), thời vụ này có thể trồng đƣợc cả dƣa leo bị và dƣa giàn. Vì thời
tiết lạnh nên dƣa trồng ở vụ này thƣờng bị bọ trĩ gây hại và bệnh phấn trắng
phát triển mạnh.


10

- Vụ Xuân Hè: Gieo vào tháng 1 – 2, thu hoạch vào tháng 3 - 4 (dƣơng
lịch). Mùa này nhiệt độ thƣờng cao nên rất thích hợp cho dƣa leo trồng đất,
vào cuối vụ thời là lúc thời tiết khắc nghiệt, lƣợng nƣớc bốc thoát qua mặt đất
và lá dƣa nhiều, nếu không tƣới nƣớc đầy đủ cây sinh trƣởng kém, thân ngắn,
lá nhỏ, hoa và quả ít nên năng suất thƣờng thấp.
2.4. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.4.1. Nguồn gốc, phân loại.
* Nguồn gốc
Cây dƣa chuột(Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí và là một lồi rau
truyền thống, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi, Châu Mĩ, Nam
Châu Á (Ấn Độ, Malaca, Nam Trung Quốc) tuy nhiên hầu hết dƣa chuột có
mặt ở Châu Phi. Nhiều tài liệu cho rằng dƣa chuột có nguồn gốc ở chân dãy
núi Hymalaya nơi có nhiều lồi hoang dại có quan hệ chặt chẽ với lồi
Cucumis Hardi Wichil Royle. Dƣa chuột đƣợc trồng ở Ấn Độ cách đây 3000
năm và nó đƣợc biết đến ở Ai Cập cổ đại, Hi Lạp và Đế Chế La Mã, vào thế
kỷ thứ VI dƣa chuột đã đƣợc trồng ở Trung Quốc, Malaisia. Dƣa chuột là loài
cây ƣa nhiệt độ ấm áp và những vùng nhiệt đới mát mẻ, nhiệt độ thích hợp để
trồng dƣa chuột là 18 – 300C [4].
Ở nƣớc ta cây dƣa chuột tồn tại hàng 1000 năm nay. Trong q trình

giao lƣu bn bán nó đƣợc trồng phổ biến sang Trung Quốc và từ đây chúng
đƣợc phát triển sang Nhật Bản và cả Châu Âu, ở đây đã hình thành giống dƣa
chuột quả dài, gai trắng, màu xanh đậm. Hiện nay ở nƣớc ta dƣa đƣợc trồng ở
khắp nơi, từ xích đạo tới 63 ° vĩ bắc, nhƣng chủ yếu đƣợc trồng nhiều ở vùng
đồng bằng và vùng núi phía Bắc [15].
* Phân loại
- Dựa vào đặc điểm chín sớm (tức tính từ lúc cây mọc đến khi thu quả lần đầu
tiên) của cây mà dƣa chuột ở nƣớc ta chia làm 3 nhóm (Tạ Thu Cúc, 2000).


11

+ Nhóm các giống chín sớm : Có thời gian từ mọc đến thu quả là 30 -35
ngày vào vụ đông và từ 35 – 40 ngày vào vụ xuân. Các giống dƣa chuột Việt
Nam ở vùng sinh thái đồng bằng đều thuộc nhóm này.
+ Nhóm chín trung bình có thời gian từ mọc đến thu quả là 35 – 40
ngày trong vụ đông và từ 40 – 45 ngày ở vụ xn.
+ Nhóm chín muộn có thời gian từ mọc đến thu quả đầu từ 40 – 45
ngày trở lên. Các giống dƣa chuột Việt Nam ở miền núi thuộc nhóm này.
- Theo mục đích sử dụng các giống dƣa chuột và dựa vào chiều dài, khối
lƣợng quả cũng có thể chia làm 4 nhóm dƣa chuột nhƣ sau:
+ Nhóm quả rất nhỏ (dƣa bao tử): Nhóm này cho thu quả để chế biến từ
2 – 3 ngày tuổi, khối lƣợng quả chỉ đạt từ 150 – 200g/quả. Phần lớn các giống
thuộc nhóm này là dạng cây 100% hoa cái nhƣ giống Marinda, F1Dujna, F1
Levina (Hà Lan) và một số giống của Mĩ. Hạn chế của nhóm này là cây
nhiễm bệnh sƣơng mai từ trung bình đến nặng và quả rất dễ bị sâu bệnh hại.
+ Nhóm quả nhỏ có chiều dài dƣới 10cm, đƣờng kính từ 2,5 – 3,5 cm,
nhóm này có thời gian sinh trƣởng ngắn (từ 65 – 80 ngày tùy vụ), năng suất
đạt từ 15 – 20 tấn/ha. Ngồi dùng ăn tƣơi quả cịn dùng làm nguyên liệu đóng
hộp nguyên quả để xuất khẩu. Đại diện nhóm này là giống dƣa Tam Dƣơng

(Vĩnh Phú) và Phú Thịnh (Hải Dƣơng).
+ Nhóm quả trung bình gồm hầu hết giống dƣa địa phƣơng trong nƣớc
và giống H1 (giống lai tạo) quả có kích thƣớc từ 13 – 20 cm, đƣờng kính từ
3,5 – 4,5 cm. Thời gian sinh trƣởng từ 75 – 85 ngày, năng suất đạt từ 22 – 25
tấn/ha. Một số giống thuộc nhóm này nhƣ: H1, Yên Mĩ, Nam Hà…Quả dùng
ăn tƣơi hoặc chẻ tƣ đóng lọ.
+ Nhóm quả to gồm các giống lai F1 của Đài Loan và Nhật Bản. Quả
có kích thƣớc trung bình từ 25 – 30 cm, đƣờng kính từ 4,5 – 5 cm. Những


12

giống thuộc nhóm này có năng suất khá cao, trung bình đạt từ 30 – 35 tấn/ha
nếu thâm canh tốt năng suất có thể đạt 50 tấn/ha.
2.4.2. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột
Cây dƣa chuột là cây một năm, thân thảo, thân leo hay bị, có phủ lớp
lông dày. Chiều cao cây thay đổi rất lớn phụ thuộc vào giống và điều kiện
trồng trọt.
+ Rễ cây dƣa chuột: Cây dƣa chuột có rễ phát triển yếu, chỉ dài từ 1015cm. Bộ rễ chiếm 1,5% toàn bộ trọng lƣợng cây, phân bố trên bề mặt rộng
chừng 60-90cm. Mức độ phát triển bộ rễ ở giai đoạn đầu là một trong những
tính trạng tƣơng quan chặt chẽ với năng suất cây sau này.
+ Lá dƣa chuột: Lá hình trái tim có xẻ thuỳ nơng, sâu khác nhau tùy
từng loại giống, ở các kẽ lá có tua cuốn. Do sự đột biến tự nhiên và phƣơng
thức trồng trọt, mà có dạng dƣa chuột bụi khơng leo, khơng hình thành tua
cuốn.
+ Thân dƣa chuột: Thuộc dạng thân leo, trên chân chính hình thành
nhánh cấp 1 và cấp 2. Độ dài thân chính khoảng 2-3 m
+ Hoa dƣa chuột: Cây dƣa chuột có hoa thuộc dạng đơn tính cùng gốc
tức là trên cây có hoa đực vào hoa cái riêng biệt, xong trong q trình tiến hố
lâu dài và do tác động của con ngƣời trong công tác giống, dƣa chuột xuất

hiện nhiều dạng hoa mới.
Hoa dƣa chuột có 4-5 đài, 4-5 cánh hợp, màu vàng, hoa đực mọc đơn lẻ
hoặc từng chùm nhỏ hơn hoa cái, có 4-5 nhị đực hợp nhau, hoa cái bình
thƣờng có 3-4 nỗn, núm nhụy phân nhánh hoặc hợp.
+ Quả dƣa chuột: Quả từ non đến chín chuyển màu xanh đến xanh
trắng hoặc vàng nâu, điều này phụ thuộc vào màu gai của quả. Quả có gai
màu trắng và quả xanh nâu, quả không bị biến vàng khi chín cũng nhƣ khi
vào quản.


13

+ Trong quả có hạt, hạt dƣa chuột màu vàng.
2.4.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây dưa chuột
* Nhiệt độ
Dƣa chuột thuộc họ bầu bí, rất mẫn cảm với sƣơng giá, đặc biệt khi
nhiệt độ thấp dƣới 0oC, trời có tuyết, nhiệt độ ban đêm khoảng 3 - 4oC.
Vì vậy dƣa chuột u cầu khí hậu ấm áp, ơn hịa và khô ráo để sản xuất
lớn. Dƣa chuột yêu cầu nhiệt độ đất ấm áp để nảy mầm, nhiệt độ tối thiểu từ
10 - 18oC. Nhiệt độ thích hợp cho hạt dƣa chuột nảy mầm là trên 15,5- 35 oC,
nhiệt độ tối thiểu là 15,5 oC và nhiệt độ tối đa là 40,5 oC [5].
Để hạn chế tác hại của nhiệt độ thấp trong mùa đông ở xứ lạnh ngƣời ta
có thể gieo trồng dƣa chuột trong nhà kính, nhà màn, nhà lƣới… Sản xuất
theo kiểu này chi phí sản xuất sẽ tăng.
* Ánh sáng
Dƣa chuột là cây ƣa ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10 -12
giờ/ ngày. Trong điều kiện này cây sinh trƣởng, phát triển thuận lợi, hoa cái ra
sớm và nhiều. Nếu nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài thì hoa đực nhiều,
hoa cái ít và muộn. Phản ứng của dƣa chuột đối với ánh sáng thay đổi theo
giống và thời vụ gieo trồng.

Ánh sáng yếu, trời âm u, cây sinh trƣởng kém, hoa cái ra muộn, màu
sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa dễ bị rụng. Nếu thiếu ánh sáng nghiêm trọng thì
năng suất thấp, chất lƣợng giảm, hƣơng vị kém.
* Nƣớc
Dƣa chuột là loại cây ƣa ẩm, kém cả chịu hạn và chịu úng. Mặt khác
nƣớc trong thân lá rất cao, vì vậy cần đầy đủ nƣớc để quả căng mọng.
Đất thiếu nƣớc, khô hạn, hạt mọc chậm, thân lá sinh trƣởng kém, cây
còi cọc. Thiếu nƣớc nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả đắng, cây bị
nhiễm bệnh vius.


14

Một số nhà khoa học khuyên chúng ta khi tƣới cho dƣa chuột tránh
để nƣớc vƣơng lên lá. Nếu tƣới phun cần tƣới vào sáng sớm, để sau đó bộ
lá đƣợc khô trong ngày, tƣới nƣớc vào chiều tối làm bộ lá bị ƣớt, dễ bị
nhiễm bệnh.
Yêu cầu của dƣa chuột đối với nƣớc thay đổi theo các thời kỳ sinh
trƣởng. Khi hạt nảy mầm cần khối lƣợng nƣớc bằng một nửa (50 %) khối
lƣợng mỗi hạt. Thời kỳ thân lá sinh trƣởng mạnh đến ra hoa cái đầu tiên cần
độ ẩm đất 70-80% (đất có màu nâu, tơi xốp), thời kỳ ra quả rộ và quả lớn yêu
cầu độ ẩm trên 80 -90%.
* Đất và chất dinh dƣỡng
- Đất: Dƣa chuột ƣa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, tơi xốp, độ
pH từ 5,5 – 6,8 thích hợp nhất là 6,5. Dƣa chuột cũng có thể sinh trƣởng trong
đất hơi kiềm (độ pH = 7,5), nhƣng đất chua phải bón vơi. Đất trồng dƣa chuột
cần phải ln canh triệt để, luân canh với cây trồng khác họ.
Gieo trồng dƣa chuột trên đất thịt nhẹ, cát pha thƣờng cho năng suất
cao, chất lƣợng tốt. Đất gieo trồng phải xa nơi bị ô nhiễm.
- Chất dinh dƣỡng: Trong 3 nguyên tố N, P, K dƣa chuột sử dụng nhiều

nhất là kali, tiếp theo là đạm và ít nhất là lân.
Thiếu dinh dƣỡng ảnh hƣởng không tốt đến sinh trƣởng phát triển của
cây. Bón phân hữu cơ và phân đạm, lân, kali một cách hợp lý sẽ làm tăng hàm
lƣợng đƣờng trong quả.
Ở thời kỳ đầu sinh trƣởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh
trƣởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ làm tăng thu hoạch
một cách rõ rệt. Nếu thiếu đạm, lá và quả có màu xanh nhạt, giảm số quả
và khối lƣợng quả trên cây. Thừa đạm dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, cây dễ bị
nhiễm sâu bệnh hại.
Cây thiếu lân, quả có màu xanh đồng.


15

2.5. Lý do thực hiện đề tài
Các tác giả Phạm Mỹ Linh, Trần Khắc Thi , Trần Văn Lài, Nguyễn
Văn Hiền....đã nghiên cứu về cây dƣa chuột nhƣng chƣa có tác giả nào nghiên
cứu về thời vụ trồng chính thức cho giống dƣa lai GL1-2 vụ xuân hè ở tỉnh
Thái Nguyên, cho nên tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh hƣởng
của thời vụ đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng xuất giống dƣa chuột
GL1-2 vụ xuân hè năm 2016 tại Thái Nguyên.
Trong số các cây thực phẩm thì dƣa chuột là cây trồng ngắn ngày cung
cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến rau quả xuất khẩu đƣợc nhiều quốc
gia ƣa thích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dƣa chuột là cây ăn quả có giá trị
dinh dƣỡng cao trong quả có nhiều vitamin A, B, B6, E.... Và đặc biệt có
nhiều men tiêu hóa làm cho q trình đồng hóa và hấp thụ thức ăn đƣợc tốt
hơn[5]. Nhận thức đƣợc vai trò của dƣa chuột những năm gần đây đã có nhiều
cơ quan doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đã khảo sát nghiên cứu và chọn
Việt Nam là nơi sản xuất dƣa chuột làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu sang
nƣớc ngoài.

Việc nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt, đạt
các tiêu chuẩn chế biến công nghiệp và xuất khẩu là định hƣớng cho các
nghiên cứu hiện nay. Gần đây chúng ta đã nhập nơi một số giống dƣa chuột
có triển vọng nhƣng chƣa có các nghiên cứu cụ thể nào về thời vụ cũng nhƣ
quy trình cho từng vùng sinh thái tỉnh Thái Nguyên.


16

PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng: Giống dƣa chuột lai GL1-2
Nguồn gốc suât sứ giống: là giống lấy từ Viện nghiên cứu rau quả Việt
Nam- giống nhập nội
* Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: Tại Xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên.
- Thời gian: + Thời giạn nghiên cứu đề tài: Từ 6/2016 – 12/2016
+ Thời gian làm thí nghiệm: Từ 3/2016 – 6/2016
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng thời vụ trồng đến khả năng sinh trƣởng, phát
triển và năng suất của giống dƣa chuột lai GL1-2 vụ xuân hè năm 2016 tại
Thái Nguyên.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Cách bố trí thí nghiệm và các cơng thức thí nghiệm
* Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hồn tồn, gồm 5
cơng thức, với 3 lần nhắc lại.
- Tổng số cây thí nghiệm: 5CT x 3NL x 10 cây = 150 (cây)
- Diện tích mỗi ơ thí nghiệm là: 1,5 x 3,6 = 5,4 m2


- Tổng diện tích thí nghiệm là: 5,4 x 15 = 81m2
* Cơng thức thí nghiệm:
CT1: Trồng ngày 19/03/2016 (đối chứng )
CT2: Trồng ngày 27/03/2016
CT3: Trồng ngày 03/04/2016
CT4: Trồng ngày 13/04/2016
CT5: Trồng ngày 25/04/2016


×