Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học cho học sinh ở trường THCS phú hải toại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu

Trang

1.1. Lí do chọn đề tài..
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học môn
Sinh học 8 ở trường THCS Phú Hải Toại.
2.3.1. Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm để luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.

2
2
3
3

2.3.2. Tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới bằng
cách đan xen đưa hiện tượng thực tế vào một số giờ dạy Sinh học lớp
8.
2.3.3. Vận dụng linh hoạt tích hợp liên mơn vào dạy học Sinh học
8 nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức đồng thời
phát huy năng lực học sinh.
2.3.4. Giáo dục các em kĩ năng khắc sâu kiến thức và cảm nhận sự bổ
ích của kiến thức Sinh học 8 trong các giờ giải lao, giờ ra chơi.



5

2.3.5. Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh hoc 8 tạo sự sinh
động, hấp dẫn hơn cho học sinh khi học tập.
2.3.6. Lồng ghép một số trò chơi trong bài học
2.3.7. Tổ chức một số học ngoại khóa theo chủ đề cho học sinh tham
gia.
2.3.8. Kiểm tra đánh giá học sinh- kết hợp đánh giá của người dạy với
tự đánh giá của người học
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bản thân
2.4.3. Đối với động nghiệp
.
2.4.4. Đối với nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
.
3.1. Kết luận .
3.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải từ trước đến nay

3
3
4
4

8

9
9

11
15
16
16
16
17
17
17
18
18
19
20
1


1. MỞ ĐẦU
1. 1.Lí do chọn đề tài.
Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước
ta cũng như nhiều nước trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện
pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với mong muốn là làm sao để người
dạy truyền đạt được kiến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng
được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tiễn, nghiên cứu một cách
có hiệu quả. Do vậy càng ngày càng đặt ra những yêu cầu gay gắt trong việc
nâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là khách
quan, công bằng, là động lực thúc đẩy để người học nỗ lực phấn đấu vươn lên
chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Ai cũng biết rằng kiến thức chính là chìa khóa
vạn năng để mở mọi cánh cửa ở tương lai và kiến thức chính là sự kế thừa thế hệ

trước và sự phát triển của thế hệ nối tiếp sau. Nhưng làm thế nào để kế thừa và
phát triển được ? Đây là câu hỏi mà mọi người đều đặt ra và có nhiều câu trả lời
cho vấn đề đó. Ở đây tôi chỉ xin đưa một số vấn đề về giải pháp giảng dạy vì đây
chính là yếu tố quyết định để người dạy và người học hoàn thành nhiệm vụ
trọng tâm của mình.
Là một giáo viên bộ mơn Sinh học THCS trong nhiều năm qua tôi đã
luôn cố gắng để tìm ra những phương pháp, giải pháp dạy học phù hợp cho từng
khối lớp để đạt các mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Như
chúng ta đã biết Sinh học là khoa học thực nghiệm, trực quan, kiến thức gắn liền
với thực tiễn, trong đó Sinh học 8 là phần kiến thức có thể nói là gần gũi với
thầy và trò nhất vì được nghiên cứu tìm hiểu về chính bản thân con người chúng
ta, các kiến thức bài học liên quan chặt chẽ đến bảo vệ sức khỏe, đến kĩ năng
sống cần thiết cho học sinh áp dụng vào thực tiễn... Vì vậy, làm thế nào để cho
học sinh hiểu được cặn kẽ những vấn đề các em tìm hiểu trong lý thuyết và cảm
thấy hứng thú hơn khi học, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh,
tạo niềm tin, niềm vui trong học tập góp phần nâng cao chất lượng bộ môn là
một câu hỏi lớn mà tôi luôn ln mong muốn có lời giải đáp hồn chỉnh. Xuất
phát từ những vấn đề trên và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Sinh
học, tôi đưa ra sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học
môn Sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS Phú Hải Toại”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Phân tích được thực trạng giảng dạy bộ môn Sinh học 8 hiện nay và đưa
ra một số giải pháp giảng dạy bộ môn, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà
trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hướng tới mục tiêu
chung của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có tri
thức, có đạo đức, sức khỏe ... đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
- Qua sáng kiến hướng dẫn học sinh áp dụng kiến thức kiến thức Sinh học
8 vào thực tiễn đáp ứng nguyên lí giáo dục học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp

2


với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học 8 cho học
sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên
cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Nghiên cứu
SGK, sách tham khảo, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Sinh học.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú và
sự tích cực học tập của học sinh.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy
trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý, tham gia các buổi tập
huấn sinh hoạt chuyên môn đầy đủ.
- Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng;
áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp.
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ
tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học và phát triển gắn bó chặt chẽ với nhau. Dạy học không chỉ nhằm
cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức lí thuyết do nội dung chương
trình và sách giáo khoa đã quy định, mà phải tổ chức các hoạt động tổ chức cho
học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực chủ động, độc lập để phát triển năng
lực cũng như phát triển tư duy khoa học, rèn được trí thơng minh, óc sáng tạo,
suy nghĩ linh hoạt và vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống có hiệu quả. Đó
là những phẩm chất trí tuệ của con người lao động mới theo đúng mục tiêu đào

tạo của nhà trường, của cấp học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi giáo
viên phải lựa chọn phương pháp dạy để học sinh huy động vốn hiểu biết đã có,
sử dụng các thao tác tư duy phân tích, so sánh đối chiếu, rồi khái quát rút ra kết
luận và giải đáp những vấn đề thực tiễn hoặc vấn đề nhiệm vụ nhận thức đặt ra.
Nghĩa là, học sinh tự giành lấy tri thức dưới sự tổ chức của giáo viên.
Đối với môn Sinh học nói chung và mơn Sinh học 8 nói riêng việc dạy
học gây được hứng thú, sự hấp dẫn trong tiết học sẽ giúp các em nhận thấy kiến
thức môn Sinh học thật gần gũi và bổ ích . Khi học sinh được hiểu thấu đáo các
vấn đề Sinh học, được hướng dẫn cách vận dụng vào thực tiễn các em trở nên
yêu thích Sinh học hơn, hứng thú với môn Sinh học, thấy được tầm quan trọng
của Sinh học, cũng như các giá trị thực tiễn của Sinh học mang lại. Những yếu
tố trên sẽ là cở sở, là tiền đề cho việc nâng cao thành tích học tập mơn học của
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3


Trong nhiều năm qua q trình dạy học mơn Sinh học 8 chưa thực sự đáp
ứng được nhu cầu của người học.
Thứ nhất là do cấu trúc trong sách giáo khoa đang dành phần lớn cho việc
nghiên cứu lý thuyết, phần kiến thức vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế.
Thứ hai, do nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục,
chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, dạy học chưa vận
dụng vào thực tiễn. Hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bày
giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là khơng ít.
Với phương pháp khơng tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người
cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, đánh giá kiểm tra học sinh một chiều,
học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nên các tiết học trở nên gò bó.
Khi gặp các tình huống thực tế học sinh chưa áp dụng giải thích được hoặc còn
lúng túng trước các hiện tượng đó nên khơng khắc sâu được kiến thức mơn học,

vậy nên chất lượng môn học cũng chưa cao.
Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng ngày nay với sự phát triển của công nghệ
thông tin, việc giảng dạy Sinh học trở nên sinh động hơn, phong phú hơn với
nhiều hình thức tổ chức sinh động.... nhưng thực tế thì việc sử dụng công nghệ
thông tin còn rất hạn chế chủ yếu mới áp dụng cho các tiết thao giảng nên chưa
hấp dẫn được học sinh dẫn đến chất lượng dạy và học cũng không được nâng
lên... Kết quả khảo sát thực tế nhà trường đầu năm học 2019 – 2020 về sự hứng
thú đối với môn Sinh học 8 và chất lượng giáo dục như sau.
Bảng 1. Số liệu khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Sinh
học 8 đầu năm học 2019-2020.
Hứng thú với môn Sinh Học
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường Khơng hứng thú
Tổng số
(40 HS)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
10
25
10
25

20
50
Bảng 2. Kết quả khảo sát chất lượng môn sinh học 8
đầu năm học 2019-2020.
Chất lượng môn học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Tổng số
(40HS)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2
5
10
25
22
55
6
15
Qua thực tế giảng dạy và khảo sát cho thấy nhiều học sinh còn thờ ơ,
không hứng thú với bộ môn Sinh học, số học sinh u thích, ham tìm hiểu kiến
thức môn Sinh học còn rất hạn chế. Các em chưa tích cực phát biểu xây dựng

bài trong giờ học việc học tập trở nên gò ép, kết quả học tập chưa cao.
Để tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh khi học môn Sinh học, tạo
động lực cho nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải
pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học môn
Sinh học 8 ở trường THCS Phú Hải Toại.
2.3.1. Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm để luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.
4


Người giáo viên phải luôn trau dồi, bồi dưỡng kiến thức mới, hiểu được
đối tượng bộ môn, nắm một cách hệ thống nội dung kiến thức bộ môn, đồng thời
phải khá am tường về thực tiễn đời sống liên quan đến mơn học, có nghiệp vụ
sư phạm tốt và phương pháp giảng dạy tích cực để vận dụng linh hoạt vào dạy
học và phát huy năng lực học sinh trong từng tiết dạy.
2.3.2. Tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới bằng
cách đan xen đưa hiện tượng thực tế vào một số giờ dạy Sinh học lớp 8.
Ở mỗi bài học tuỳ theo nội dung kiến thức giáo viên cần lựa chọn và liệt
kê các hiện tượng thực tế phù hợp với nội dung bài học, soạn sẵn hệ thống câu
hỏi có tính chất nêu vấn đề, có đáp án, sau đó cần phải linh hoạt, khéo léo lồng
ghép đưa vào các giờ học vì thời gian giành cho vấn đề này không nhiều. Trong
nội dung câu hỏi có chứa đựng những mâu thuẫn về mặt nhận thức, đòi hỏi học
sinh phải tích cực suy nghĩ dựa trên vốn kiến thức đã học và phải vận dụng sáng
tạo để giải quyết vấn đề hoặc ít nhất cũng tạo cho học sinh nhu cầu háo hức chờ
đón lời giải đáp. Điều đó giúp các em hứng thú hơn với mơn học, u thích mơn
học hơn và chất lượng giáo dục môn học cũng cao hơn.
* Một số minh họa cụ thể mà tôi đã áp dụng vào dạy một số bài Sinh
học 8 như sau:
Tên bài

Tình huống
Giải thích
- Đặt tình huống thực tế vào giới thiệu bài mới.
Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào giáo viên (người
hướng dẫn) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt
ra tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm
hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút sự chú ý của học sinh trong tiết học.
Bài
6- Có thể mở bài bằng câu hỏi: Tại Nội dung bài mới sẽ giúp các
Phản xạ:
sao ngứa thì phải gãi? hoặc Tại em giải đáp.
sao tay đụng vào nước nóng lại
giật tay ra…? Hiện tượng trên là
gì? Cơ chế diễn ra thế nào?
Bài
14- Mở bài GV nêu hiện tượng mà có
Để trả lời được câu
Bạch cầu- thể nhiều học sinh đã trải qua như: hỏi trên cũng như để giải
Miễn dịch: Chân dẫm phải gai, chân có thể thích một số hiện tượng thực
đỏ sưng tấy, đau vài hôm rồi tế liên quan thì cơ và các em
khỏi. Vậy tại sao chân dẫm phải cùng nghiên cứu bài học
gai lại thường bị sưng tấy, đỏ và hôm nay.
đau rồi dần dần khỏi ?
- Nêu hiện tượng thực tế sau khi đã kết thúc bài học.
Cách này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm
cách giải thích hiện tượng. Học sinh có thể giải thích hiện tượng ở nhà hay
những lúc bắt gặp hiện tượng đó trong đời sống. Hoặc học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ
câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi cho học sinh vận dụng
kiến thức bài đã học và khi học bài học mới tiếp theo.
Bài

17- Sau khi kết thúc bài học giáo Giải thích: Tim đập liên tục suốt
Tim
và viên nêu câu hỏi: Giải thích vì đời khơng mệt mỏi là vì tim hoạt
5


mạch máu

sao Tim đập liên tục suốt đời
không mệt mỏi? GV nêu hiện
tượng này sau khi kết thúc bài
học.

động có tính chất chu kì, mỗi
chu kì gồm 3 pha kéo dài khoảng
0,8 giây, trong đó:
+ Pha nhĩ co 0,1 giây, dãn 0,7
giây ( tâm nhĩ làm việc 0,1 giây
nghỉ 0,7 giây)
+ Pha thất co 0,3 giây, dãn 0,5
giây ( tâm thất làm việc 0,3 giây,
nghỉ 0,5 giây)
+ Pha dãn chung 0,4 giây (thời
gian tim nghỉ ngơi hoàn toàn)
=> Như vậy thời gian tâm nhĩ và
tâm thất làm việc ít hơn thời gian
nghỉ do đó tim làm việc suốt đời
mà khơng mệt.
Bài
Sau khi kết thúc bài học giáo

Giải thích: Người bị bệnh
28.Tiêu
viên yêu cầu học sinh vận dụng gan không nên ăn nhiều mỡ động
hoá ở ruột kiến thức đã học giải thích: vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật
non:
Tại sao người bị bệnh gan ít. Nếu ăn nhiều mỡ động vật thì
khơng nên ăn nhiều mỡ động dẫn đến khó tiêu và làm bệnh
vật?
gan nặng thêm.
- Đưa hiện tượng thực tế dưới dạng cung cấp thông tin như mục “Em
có biết”
Ở mỗi bài, mỗi phần nếu có kiến thức liên quan đến một số vấn đề thực
tiễn giáo viên có thể đưa hiện tượng thực tiễn theo hình thức cung cấp thông tin
mục “Em có biết” để tránh nhàm chán.
Bài
18: GV cung cấp người mắc bệnh
Giải thích:
Vận
huyết áp cao không nên ăn
+ Nếu ăn mặn nồng độ Na
chuyển
mặn.
trong huyết tương của máu cao và
máu qua
bị tích tụ hai bên thành mạch
hệ mạch.
máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm
Vệ sinh hệ
thấu của mao mạch, mạch máu
tuần hoàn.

hút nước tăng huyết áp.
+ Nếu ăn mặn làm cho
huyết áp tăng cao dẫn đến nhồi
máu cơ tim, vỡ động mạch, đột
quỵ, tử vong.
Bài
16:
Qua bài học giáo viên
Giải thích: Ở người lớn
Tuần hồn cung cấp thơng tin về “Bệnh tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế
máu
và xơ vữa động mạch”.
độ ăn giàu chất cơlesteron( thịt,
lưu thơng
trứng, sữa,…) sẽ có nhiều nguy
bạch huyết
cơ bị sơ vữa động mạch. Ở bệnh
này, côlesteron ngấm vào thành
mạch kèm theo sự ngấm các ion
6


canxi làm cho mạch bị hẹp lại,
không còn nhẵn như trước, gây
xơ vữa. Động mạch xơ vữa làm
cho sự vận chuyển máu trong
mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ
và hình thành cục máu đơng gây
tắc mạch( đặc biệt nguy nghiểm ở
động mạch vành nuôi tim gây các

cơn đau tim, ở động mạch não
gây đột quỵ). Động mạch xơ vữa
còn dễ bị vỡ gây tai biến trầm
trọng như xuất huyết dạ dày,
xuất huyết não, thậm chí gây
chết. Qua thơng tin GV có lồng
ghép giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh: Cần luyện tập thể dục
thể thao vừa sức, hạn chế các
thức ăn giàu côlesteron để bảo vệ
hệ tim mạch.
Nêu hiện tượng thực tế qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi
hài, gây cười đan xen các phần trong bài học.
Điều này có thể góp phần tạo khơng khí học tập thoải mái. Đó cũng là
cách kích thích niềm đam mê mơn Sinh học
Bài
52Giáo viên kể câu chuyện
Giải thích: Trạng
Phản
xạ Mèo của Trạng Quỳnh, để minh Quỳnh đã thành lập cho mèo
khơng
họa cho nội dung kiến thức sự hình một thói quen chuyên ăn
điều kiện thành và ức chế phản xạ có điều cơm rau. Còn mèo của Chúa
và phản xạ kiện.
Trịnh chuyên ăn thịt cá.
có
điều
Sau đó, yêu cầu học sinh trả
kiện
lời câu hỏi vì sao nhà Chúa chịu

mất mèo?
Bài
53Giáo viên kể câu chuyện
Giải thích: Từ câu
Hoạt động Tào tháo với rừng mơ.
chuyện học sinh thấy được
thần kinh
Tóm tắt câu truyện: Tào vai trò của tiếng nói và chữ
cấp cao ở Tháo cùng quân sĩ bị lạc trong sa viết. Cụ thể: Ở đây tiếng nói
người.
mạc khơng có nước uống. Qn sĩ là tín hiệu gây ra phản xạ có
mệt mỏi, khát khô cả cổ. Thấy vậy, điều kiện cấp cao.
Tào Tháo bèn tập trung qn sĩ lại
và nói: "Phía trước là rừng mơ".
Nghe thấy vậy, tất cả quân sĩ đều
nhỏ dãi ( tiết nước bọt ) hết khát.
Qua câu truyện các em sẽ lí
giải được vì sao qn sĩ hết khát?
7


- Đưa hiện tượng thực tế vào bài học để khắc sâu kiến thức trên kênh
hình phù hợp với nội dung của bài.
Ví dụ: Bài 25. Tiêu hố ở khoang miệng( chủ đề tiêu hóa). Sau khi học
xong phần biến đổi thưc ăn về mặt lí học. Giáo viên hỏi:
? Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao. Để trả lời
được câu hỏi này giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 25.2 (SGK).

Quan sát hình trên học sinh khơng chỉ trả lời câu hỏi cô yêu cầu mà còn
thấy được enzim amilaza hoạt động tốt trong điều kiện pH=7.2 và nhiệt độ bằng

37 độ C. Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên giáo dục các em khi ăn cơm cần
nhai kĩ để tăng hiệu quả tiêu hóa.
2.3.3. Vận dụng linh hoạt tích h ợp liên mơn vào dạy học Sinh học
8 nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức đồng thời phát
huy năng lực học sinh.
Giữa các môn học, nhất là các môn học trong cùng một khối nhóm tự
nhiên hay xã hội, bao giờ cũng có sự hỗ trợ kiến thức cho nhau. Nội dung của
mơn học này cũng có trong mơn học khác và là cơ sở để học môn học khác tốt
hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, việc dạy học kết hợp với kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra trong sách giáo khoa . Còn học sinh có hội kết hợp kiến thức của nhiều bộ
mơn có liên quan đến giải quyết các vấn đề đựợc đặt ra trong bài học, có như
vậy các vấn đề mới được làm sáng tỏ nhanh chóng và khoa học. Từ đó, bài dạy
sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi,
khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn, giúp các em giải
quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong mơn học một cách nhanh nhất,
hiệu quả nhất, giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó.
Từ đó vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế và áp dụng vào
cuộc sống giúp yêu cuộc sống hơn và có ý thức bảo vệ mơi trường sống hơn.
Ví dụ - Bài 34: Vitamin và muối khoáng. Để giúp học sinh hiểu chế
biến thức ăn đúng cách sẽ giữ được vitamin, giáo viên đưa ra câu hỏi.
Vì sao khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?
- Hs vận dụng kiến thức liên mơn Hố- Sinh giải thích được:
- Trong điều kiện bình thường thì nước sơi ở 100 0C. Nếu cho thêm một ít
muối ăn vào nước thì nhiệt độ sơi cao hơn 100 0C. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm,
8


xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước khơng. Thời gian rau chín nhanh nên
ít bị mất vitamin.

Áp dụng: Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu khơng chú ý thì học
sinh sẽ khơng biết. Học sinh sẽ thực hành ngay khi nấu ăn ở nhà. Từ đó góp
phần tạo nên kinh nghiệm nấu ăn cho học sinh, rất thiết thực trong cuộc sống.
Ví dụ. Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể. GV nêu hiện tượng:
Tại sao những người sống ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu
trong máu thường cao hơn so với người ở đồng bằng? Học sinh vận dụng
kiến thức liên mơn Địa lí – Sinh học giải thích:
Càng lên cao, khơng khí càng lỗng dẫn đến oxi giảm nên khả năng kết
hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. Do đó số lượng hồng cầu tăng
để đảm bảo nhu cầu oxi cho mọi hoạt động sống của con người.
2.3.4. Giáo dục các em kĩ năng khắc sâu kiến thức và cảm nhận sự bổ
ích của kiến thức Sinh học 8 ngay trong các giờ giải lao, giờ ra chơi.
Thực tế có nhiều học sinh khơng chịu vận động, ngồi ì trong lớp kể kể cả
giờ ra chơi, như vậy thực sự khơng tốt. Do đó giáo viên cần hướng dẫn các em
cách nghỉ giải lao tích cực là phải ra ngoài, đi lại vận động, chơi các trò chơi dân
gian như nhảy dây, đá cầu, tham gia tốt việc tập thể dục giữa giờ... -> tăng
cường lưu thông máu -> cơ thể vui vẻ, sảng khối, đầu óc được thư giãn giúp
cho việc tiếp thu bài tốt ở các giờ tiếp theo ...

Ảnh. Một số hoạt động vui chơi của sinh trong giờ giải lao, ra chơi.

2.3.5. Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh hoc 8 tạo sự sinh
động, hấp dẫn hơn cho học sinh khi học tập.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, trực quan nên việc thường xuyên
sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,
phong phú hơn, hấp dẫn hơn, với nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Việc làm
này đã giúp tôi hầu như chấm dứt được hình thức dạy chay, dạy chỉ chuyên về lý
thuyết, dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh hơn, với những minh họa sống
động việc dạy và học trở nên thật dễ dàng... góp phần nâng cao chất lượng bộ
môn cũng như chất lượng giáo dục.

- Sử dụng một số tranh ảnh trong bài dạy:
Ví Dụ. Chủ đề: Tuần hoàn - Bài 17. Tim và mạch máu. Trong phần vị
trí, và hình dạng, thay vì giảng giải giáo viên chỉ cần sử dụng máy chiếu chiếu
hình ảnh là học sinh có thể xác định ngay vị trí và quan sát được hình dạng như
sau:
9


Hình ảnh minh họa vị trí và hình dạng tim

- Sử dụng các đoạn video ngắn trong dạy một số nội dung bài học.
Ví dụ: Chủ đề: Tiêu hóa: Bài 25 – Tiêu hóa ở khoang miệng, giáo viên
sử dụng đoạn video nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản. Qua video HS thấy được
khi thức ăn tạo thành viên được lưỡi nâng lên đẩy xuống thực quản, đồng thời
sụn lưỡi gà (khẩu cái mềm) nâng lên đóng kín lỗ thông lên mũi, nắp thanh quản
(sụn thanh thiệt) hạ xuống đóng kín lỗ khí quản nên thức ăn được chuyển từ
họng qua thực quản xuống dạ dày. Qua video học sinh giải thích được khi ta
nuốt viên thức ăn (nước uống) đồng nghĩa với việc ngừng thở. Vậy nếu vừa nuốt
thức ăn (nước uống) vừa thở có thể gây hiện tượng gì (sặc thức ăn hoặc sặc
nước). Từ đó giáo viên giáo dục học sinh là để tránh hiện tượng trên thì khi ăn,
uống khơng nên cười đùa.
Ví dụ: Chủ đề: Bài tiết: Bài 39 – Bài tiết nước tiểu, giáo viên sử dụng
video quá trình tạo thành nước tiểu ở một đơn vị chức năng của thận. Qua đó
học sinh quan sát và thấy rõ được sự tạo thành nước tiểu gồm ba quá trình là quá
trình lọc máu xảy ra ở cầu thận và nang cầu thận, quá trình hấp thụ lại và bài tiết
tiếp xảy ra ở ống thận. Từ đó học sinh cũng dễ dàng thấy được sự khác nhau
giữa máu và nước tiểu đầu, giữa nước tiểu đầu với nước tiểu chính thức.
Ví dụ: Tiết 47. Bài 45 – Dây thần kinh tủy, giáo viên sử dụng đoạn
video mổ cung đốt để tìm rễ tủy của nhóm Nga và Thủy, học sinh quan sát và rút
ra được kết quả như nội dung bảng 45 (SGK). Từ kết quả bảng 45 (SGK), học

sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích kết quả ở mỗi thí nghiệm và rút ra
được chức năng của các rễ tủy và dây thần kinh tủy.

Ảnh minh họa học sinh đang theo dõi video thí nghiệm của Nga và Thủy

10


2.3.6. Lồng ghép một số trò chơi trong bài học:
* Trò chơi ơ chữ:
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
(Chủ đề: Tuần hồn), GV củng cố kiến thức bài thơng qua trò chơi ô chữ:
* Giáo viên giới thiệu luật chơi và nội dung ô chữ
- Nội dung ô chữ: Gồm 8 câu hang ngang, đáp án mỗi câu hàng ngang chọn
một chữ cái làm ơ chìa khóa.
- Luật chơi: Chia lớp thành 2 tổ, mỗi tổ được chọn 4 lần số câu hang ngang
(luân phiên giữa các tổ). Nếu trả lời đúng được 5 điểm, trả lời sai thì tổ còn
lại có cơ hội trả lời, nếu trả lời đúng được 5 điểm. Ơ chìa khóa trả lời đúng
được 15 điểm.
Cộng số điểm của tổ nào cao thì tổ đó thắng cuộc và được thưởng bằng
tràng pháo tay.
Câu hỏi:
Câu 1: Gồm 10 chữ cái đây là thành phần của máu chiếm 55% thể tích máu
và có màu vàng nhạt.
Câu 2: Gồm 7 chữ cái biết đây một loại tế bào máu có cấu tạo chỉ là các
mảnh chất tế bào.
Câu 3: Gồm 7 chữ cái, loại tế bào này có chức năng vận chuyển khí oxi và
khí cacbonic.
Câu 4: Gồm 4 chữ cái, biết đây là trạng thái của huyết tương giúp máu lưu
thông trong mạch dễ dàng.

Câu 5: Gồm 11 chữ cái, Cho biết đây là quá trình nào? Biết các tế bào bên
trong cơ thể thường xuyên liên hệ với mơi trường ngồi thơng qua q
trình này.
Câu 6: Gồm 14 chữ cái, đó là sự kết hợp giữa máu, nước mơ và bạch
huyết còn gọi là gì?
Câu 7: Gồm 11 chữ cái, biết đây là thành phần của máu chiếm 45% thể
tích máu
Câu 8: Gồm 4 chữ cái, đây là thành phần chủ yếu của huyết tương
H
H

U


Y

Ê

T

T

Ư

Ơ

N

T


I

Ê

U

C



U

N

G C



U
G


T

L
O

Đ




I

Or N
rC H

M Ô I T R Ư Ờ

N

G

T

R

O

N

G

C

T

Ê

B A


O

M Á

N

Ư



T R A
C

Á

G

U

C
11


Ví dụ 2: Sau khi dạy xong Tiết 47. Bài45: Dây thần kinh tủy, GV
củng cố, luyện tập kiến thức bài thông qua trò chơi ô chữ (thời gian từ 3-5 phút).
Luật chơi: Chia lớp làm 2 tổ, mỗi tổ lần lượt được chọn 3 câu hỏi và tả
lời, nếu trả lời đúng được 5 điểm, trả lời sai thì tổ còn lại được quyền trả lời (nếu
đúng được 5 điểm). Ô hàng dọc được 15 điểm. Kết quả nếu tổ nào điểm cao, tổ
đó thắng cuộc và được thưởng bằng tràng pháo tay.
*

Nội dung ơ chữ:

Hình ảnh học sinh tham gia chơi trị chơi ơ chữ.

* Trò chơi: Tiếp sức (gắn chú thích cho tranh, mơ hình)
Ví dụ 1: Chủ đề: Tiêu hóa. Bài 24 “Tiêu hố và các cơ quan tiêu hoá”.
+ GV chuẩn bị tranh H24.3 (tranh câm) và mơ hình về cơ thể người có lộ
các cơ quan của hệ tiêu hố và các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích tên các cơ quan
trong hệ tiêu hố có dán băng dính 2 mặt ở đằng sau (dành cho 2 đội). Các cơ
quan đó là: miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, ruột thẳng, hậu
môn, tụy.
+ Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu thông tin trong H24.3 (trang 78 SGK)
trong 1 phút để xác định tên và vị trí các cơ quan trong hệ tiêu hoá của người.
+ Gv chia lớp thành 2 đội chơi theo 2 dãy bàn của lớp học
+ Hai đội chơi mỗi đội cử 5 học sinh đại diện cho đội mình xếp thành 2
hàng đứng lên phía trước lớp. Giáo viên đặt 2 bộ chữ (có đính băng dính 2 mặt)
trên bàn cho mỗi đội một bộ để sử dụng khi chơi.
+ Gv yêu cầu một đội gắn chú thích trên mơ hình, một đội gắn chú thích
trên tranh về các cơ quan trong hệ tiêu hoá của người (đã có tên trên các mảnh
giấy nhỏ có gắn băng dính 2 mặt ở đằng sau) trong khoảng thời gian 2 phút.
+ Khi giáo viên hô “bắt đầu”, lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội lên gắn
chú thích cho một cơ quan, sau đó về đứng ở cuối hang, học sinh số 2 lên gắn
tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. Nhóm nào hồn thành nhanh,
chính xác thì nhóm đó thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay.
Chú ý: Những cơ quan không nhìn rõ sau khi học sinh gắn song, giáo viên
nhận xét và hỏi tiếp: Ngoài những cơ quan trên trong hệ tiêu hoá còn những cơ
quan nào nữa? Em hãy phân chia tất cả các cơ quan vừa xác định được thành 2
nhóm là: cơ quan tiêu hố và tuyến tiêu hoá?
12



Ví dụ 2: Tiết 47. Bài 45: Dây thần kinh tủy.
Khi dạy phần I. Cấu tạo của dây thần kinh tủy, giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát hình 45.1, đọc kĩ chú thích và chú thích được vào các số từ 1->4
Tổ chức trò chơi tiếp sức (thời gian 1 phút), bằng cách chia lớp thành 2 đội,
mỗi đội chọn 4 bạn đứng thành 2 hàng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Khi có
hiệu lệnh bạn thứ nhất lên chú thích vào vị trí số 1 xong nhanh chóng chạy về
cuối hàng, bạn thứ hai lên tiếp sức và chú thích vào vị trí số 2, tương tự như thế
cho đến bạn cuối cùng. Đội nào hoàn thành xong trước và chính xác thì thắng
cuộc. Đội thắng cuộc sẽ được thưởng.

Ảnh học sinh tham gia trò chơi tiếp sức.

r

* Trò chơi: Hái hoa ghi điểm.
Trò chơi này được sử dụng vào tiết ôn tập hoặc tiết bài tập của Sinh học 8 .
- Mục đích của trò chơi:
+ Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tái hiện tốt hoặc vận dụng các kiến
thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh lý trong cơ thể người.
+ Kiểm tra được kiến thức của nhiều học sinh trong một tiết học mà vẫn
đảm bảo sự nhẹ nhàng và hiệu quả.
+ Rèn luyện cho học sinh sự tự tin, bạo dạn trước tập thể lớp, bên cạnh đó
cũng giúp học sinh có được khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề .
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi hoặc bài tập có liên
quan đến nội dung của phần ôn tập hoặc bài tập ghi vào các mảnh giấy nhỏ cắt
hình bơng hoa có kích thước như nhau và được gấp lại.
+ Với tiết ôn tập giáo viên cho học sinh trước hệ thống câu hỏi để về nhà
các em chuẩn bị. Còn với tiết bài tập yêu cầu học sinh xem lại toàn bộ các câu

hỏi và bài tập trong SGK, sách bài tập đến hết phần nội dung đã học.
+ 1 chậu cây cảnh nhỏ trên có cài các câu hỏi hoặc bài tập để trên bục giảng
+ Kê riêng 2 bàn dành cho học sinh ngồi chuẩn bị câu trả lời sau khi đã bốc
câu hỏi.
- Tiến hành:
+ Giáo viên phổ biến cách học thông qua trò chơi này: học sinh lựa chọn
câu hỏi của mình đã được gài trên các cành cây, học sinh có thể trả lời ngay
hoặc về chỗ chuẩn bị trong 2 phút (không được sử dụng tài liệu). Học sinh cũng
có thể đổi câu hỏi nếu câu đó khơng trả lời được (chỉ 1 lần). Nhưng đổi câu hỏi
13


phải bị trừ đi 1 điểm trong kết quả cuối cùng.
+ Sau khi chọn song câu hỏi học sinh đọc to câu hỏi cho các bạn phía dưới
lớp biết và có thời gian 2 phút để chuẩn bị (có thể trả lời ngay).
+ Sau 2 phút giáo viên gọi học sinh đã bốc câu hỏi trả lời và cho 1 học sinh
chuẩn bị bằng việc bốc một câu hỏi khác.
+ Học sinh trả lời song giáo viên gọi học sinh phía dưới nhận xét, giáo viên
tổng hợp và cho điểm.
+ Với học sinh trả lời tốt cho điểm tương ứng với mức độ đó đồng thời
thưởng bằng một tràng pháo tay. Đối với các học sinh trả lời chưa tốt hoặc chưa
trả lời được cần phê bình nhưng mang tính chất động viên để các em tiếp tục
phấn đấu, không bị chán nản.
- Vận dụng: có thể áp dụng trò chơi này vào các tiết bài tập hoặc
phần cuối của tiết ơn tập học kì mơn Sinh học 8.
Ví dụ: Tiết 35- Ơn tập học kì I
- u cầu học sinh về nhà xem và ôn lại những kiến thức đã học đến
nội dung bài 33.
- Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi gồm:
Câu 1: Mơ là gì? Kể tên các loại mô đã học và cho biết chức năng của

chúng? Xác định các loại mơ có trên chiếc chân giò lợn.
Câu 2: Phản xạ là gì? Lấy ví dụ và phân tích đường đi của xung thần kinh
trong phản xạ đó.
Câu 3: Bộ xương người được chia làm những phần nào? Xác định vị trí các
loại khớp đã học? Giải thích vì sao khớp động là khớp cử động dễ dàng.
Câu 4: Cho biết thành phần hóa học của xương? Giải thích vì sao người già
ngã thì dễ gãy xương hơn trẻ em và vết thương cũng thường là lâu lành hơn trẻ
em.
Câu 5: Nêu chức năng của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Vẽ sơ đồ đông
máu.
Câu 6: Vẽ sơ đồ truyền máu? Giả sử gia đình em có anh trai nhóm máu O,
mẹ em nhóm máu A, em và bố nhóm máu B. Khi bố em cần truyền máu thì có
thể nhận được máu từ những ai trong gia đình? Dựa vào sơ đồ trên giải thích vì
sao?
Câu 7: Phân biệt động mạch, tĩnh mạch, mao mạch? Cho biết nguyên nhân
dẫn tới chứng xơ vữa động mạch.
Câu 8: Nêu cấu tạo của tim? Vì sao tim có thể làm việc cả đời mà khơng
mệt mỏi?
Câu 9: Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim?
Câu 10: Hơ hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Cho biết ý nghĩa của sự
thở đối với hô hấp.
Câu 11: Nêu cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng trao đổi khí? Trình
bày các bước hơ hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt.
Câu 12: Xác định các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ? Nêu các hoạt động của
quá trình tiêu hóa.
Câu 13: Mơ tả q trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. Giải
14


thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu”.

Câu 14: Nêu cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp
thụ chất dinh dưỡng.
Câu 15: Cho biết điểm khác nhau và mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
Giải thích câu nói “ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
- Tiến hành:
+ Giáo viên viết 15 câu hỏi trên vào 15 mảnh giấy nhỏ cắt hình bơng hoa
và gấp lại gài lên các cành của cây cảnh được đặt trên bục giảng.
+ Giáo viên có thể gọi học sinh xung phong hoặc chỉ định bất kì học sinh
nào (mỗi đợt gọi 2 học sinh, 1 học sinh trả lời và 1 học sinh chuẩn bị).
+ Thưởng điểm với các học sinh trả lời tốt, phê bình nhắc nhở các em làm
chưa tốt.
Lưu ý: Giáo viên chú ý tạo cho lớp học khơng khí sơi nổi để học sinh tích
cực tham gia, tránh tình trạng căng thẳng hoặc gây cho học sinh sự sợ sệt.

Ảnh học sinh tham gia trò chơi hái hoa ghi điểm.

2.3.7. Tổ chức học ngoại khóa theo chủ đề cho học sinh tham gia
nhằm tạo niềm vui cho học sinh khi đến trường và giúp các em cọ sát thực
tế, mở rộng kiến thức đời sống xã hội.[3]
Ngồi học chính khóa tơi cũng phối hợp với Đồn thanh niên tổ chức các
buổi ngoại khóa để cho học sinh được vận dụng kiến thức Sinh học 8 thảo luận
một số chủ đề như: Chủ đề tìm hiểu về giới tính, bạo lực học đường; Chủ đề tìm
hiểu về ma túy, ATGT... Các vấn đề này được các em được thảo luận dưới sự chỉ
đạo, hướng dẫn của giáo viên, từ đó học sinh sẽ nhận thức những mặt trái của
vấn đề mình đưa ra. Điều này, giúp học sinh không những khắc sâu kiến thức mà
còn hình thành nhiều kĩ năng sống để bảo vệ chính mình trong cuộc sống và
bảo vệ cộng đồng.
Ví dụ: Khi Thảo luận về chủ đề chức thảo luận chủ đề giới tính cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giáo dục học sinh hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên.

- Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản
thân trước những nguy cơ như bị dụ dỗ, bị xâm hại tình dục.
*Nội dung thảo luận và giáo dục:
15


- Giáo dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì: hiện
tượng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục.
- Giáo dục về sự thụ tinh; phân biệt tình bạn và tình yêu; hiểu biết sâu sắc
giá trị của tình bạn, tình yêu; hiểu biết những thất bại về tâm lý vá các nguy hại
lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm.
- Giáo dục bạn trai biết tự trọng, tơn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh tự
kiềm chế để chứng minh một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở.
- Giáo dục kỹ năng phòng vệ trước áp lực nội tại từ hai phía, đặc biệt là
giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái
ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình.
- Một số nội dung liên quan tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các em tự
tin, tự chủ, tự hồn thiện mình, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng
trước cám dỗ của bản thân.
2.3.8. Kiểm tra đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức đồng thời với
kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học tạo động lực
cho học sinh có ý thức vươn lên trong học tập.
Vấn đề kiểm tra-đánh giá là một khâu khơng thể thiếu của q trình dạy
học. Nó giúp cho người dạy điều chỉnh q trình dạy, còn người học tự điều
chỉnh quá trình học của bản thân từ đó mở ra một chu trình dạy học tiếp theo.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra là phương tiện để đánh giá.Theo cách
dạy học truyền thống, người dạy giữ độc quyền đánh giá người học. Điều này
dẫn đến, nhiều khi các em khơng hiểu tại sao mình được điểm số như vậy. Ý
nghĩa giáo dục trong đánh giá bị giảm sút đáng kể.

Theo lý thuyết của phương pháp dạy học tích cực, người dạy tổ chức
hướng dẫn cho người học phát triển các kĩ năng tự đánh giá; tự điều chỉnh hoạt
động học. Do đó, trong quá trình dạy tơi cũng tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
được tham gia tương tác, đánh giá lẫn nhau.Tự đánh giá đúng bản thân để từ đó
điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình và có động lực phấn đấu học tốt hơn.
Ngoài ra, ngoài các bài kiểm tra theo quy định của bộ giáo dục ,tôi còn
kiểm tra- đánh giá qua qua việc quan sát các hoạt động trên lớp của học sinh;
đánh giá qua vở ghi, đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện một nhiệm vụ học
tập, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm... điều này cũng giúp phát huy năng
lực học sinh, góp phần nâng cao chất lượng môn học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Qua một năm học 2019-2020 và học kì I năm học 2020-2021 áp dụng
SKKN tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy
những năm trước. Học sinh đã khá hứng thú trong học tập, u thích mơn Sinh
học, đồng thời các em cũng tích cực chủ động sáng tạo hơn trong việc chiếm
lĩnh tri thức chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt.
- Sau khi áp dụng SKKN trong giảng dạy Sinh hoc 8 năm học 2019-2020
và học kì I năm học 2020- 2021 thì kết quả như sau:
16


Bảng 3. Số liệu khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Sinh
học 8 cuối năm học 2019 –2020
Hứng thú với môn Sinh Học
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Khơng hứng thú
Tổng số
(40 HS)
SL

% SL %
SL
%
SL
%
5
12.5 15 37.5
17
42.5
3
7.5
Bảng 4..Kết quả chất lượng giáo dục năm học 2019-2020
và học kì I năm học 2020-2021.
Xếp loại học lực mơn Sinh học
Năm học
Số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2019 -2020

40
4
10
13
32.5 20
50
3
7.5
(Kì I)
7
17.5
15
37.5 17 42.5
1
2.5
2020-2021
40
Từ những kết quả thu được bản thân nhận thấy số học sinh u thích và
hứng thú với mơn học được tăng lên rõ rệt, số học sinh khơng thích học môn
Sinh học đã giảm đi đáng kể (từ 50% học sinh không hứng thú giảm còn 7,5%).
Kết quả học tập của các em đã có sự cải thiện, cụ thể học sinh đạt điểm khá, giỏi
năm học 2019-2020 cao hơn hẳn so với kết quả khảo sát đầu năm học 20192020 (cụ thể đầu năm 2019-2020 chỉ 2 em đạt điểm giỏi, 10 em đạt điểm khá,
cuối năm 2019-2020 số em đạt điểm giỏi là 4 em (tăng 2 em), khá là 13 em
(tăng 3 em). Đặc biệt kết quả đạt được ở học kì I năm học 2020-2021 có sự thay
đổi rõ nét hơn (Bảng 4), số học sinh đạt điểm khá và giỏi đều tăng 3 em, số học,
số học sinh yếu giảm từ 3 em xuống còn 1 em so với năm học 2019-2020. Điều
đó chứng tỏ việc vận dụng các giải pháp trong sáng kiến vào dạy học có hiệu
quả tốt. Học sinh nắm kiến thức sâu hơn, nhiều học sinh nhớ bài được ngay tại
lớp và vận dụng tốt vào thực tiễn đời sống. Nhờ đó mà mỗi tiết dạy cũng ngày
càng sơi nổi hơn, sinh động hơn, học sinh tích cực học và xây dựng bài hơn, chủ

động, sáng tạo tiếp thu kiến thức mới tốt hơn giúp nâng cao chất lượng bộ mơn
nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung trong nhà trường.
2.4.2. Đối với bản thân.
Khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS Phú Hải Toại kết
hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác khác, bản thân tơi thấy tự tin khi
đứng lớp, truyền đạt và khắc sâu được các kiến thức sinh học cho học sinh, thấy
được sự hứng thú và tiến bộ của học sinh rõ mệt thì sự tâm huyết và đam mê
nghề nghiệp của tôi cũng tăng theo.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp.
Việc áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học môn Sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS Phú Hải
Toại là một cách thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao được đồng nghiệp ủng
hộ và áp dụng linh hoạt trong các tiết dạy của mình.
2.4.4. Đối với nhà trường.
17


Việc áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS Phú Hải Toại
làm cho chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt. Đồng thời tạo phong
trào lan tỏa sang các mơn học khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đại trà
chung của nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, để có những tiết
học đạt hiệu quả cao luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của
từng người giáo viên. Trong nội dung sáng kiến của mình, tơi đã đề cập đến một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học 8 cho học sinh
ở trường THCS Phú Hải Toại với mong muốn là làm cho học sinh thấy được sự

hấp dẫn của bộ môn, hứng thú và ham thích nghiên cứu Sinh học...từ đó góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học.
Qua kết quả kiểm nghiệm của sáng kiến, cùng với việc theo dõi học sinh
trong tiến trình áp dụng, tuy rằng thời gian áp dụng chưa nhiều nhưng so với
những năm chưa áp dụng sáng kiến thì mức độ hứng thú và tích cực của học
sinh với môn Sinh học đã tăng lên nhiều, thể hiện ở số học sinh hăng say phát
biểu trong các tiết học tăng lên, tôi thấy được sự u thích và háo hức chờ đón
kiến thức mới của các em trong từng tiết học, các em đã biết vận dụng kiến thức
vào thực tiễn đời sống một các hữu ích. Đây chính là nguồn động lực cho người
thầy luôn cố gắng vươn lên trong sự nghiệp giáo dục, chính vì thế mà chất lượng
mơn học cũng tăng lên.
Trong q trình thực hiện sáng kiến trên khơng tránh khỏi thiếu sót rất
mong được sự đóng góp ý kiến các đồng nghiệp để sáng kiến này của tơi được
shồn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
- Đối với đồng nghiệp tùy theo từng tiết dạy, chú ý đến đối tượng học sinh
và điều kiện trường lớp nhà trường mà vận dụng một cách linh hoạt để nâng cao
chất lượng bộ mơn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
- Khi viết sáng kiến này tôi đã rất cố gắng để làm tốt và mong muốn đem
lại tính khả thi cao nhưng cũng khơng tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự
góp ý của q thầy cơ cho SKKN của tơi hồn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Lĩnh Toại, ngày 02 tháng 03 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA BGH
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Hường
18



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học
môn Sinh học lớp 8 cho học sinh trường THCS Phú Hải Toại” của bản thân năm
học 2020-2021”.
2. Chỉ thi số 55/2008/CT-BGD&ĐT. ngày 30-9-2008 của Bộ trưởng bộ GDĐT
về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục giai
đoạn 2008- 2012.
3. Tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học cấp THCS của Bộ giáo
dục và đào tạo
4. Mười vạn câu hỏi vì sao của nhà xuất bản Văn hố thơng tin 2001
5. Những vấn đề đổi mới giáo dục THCS môn sinh của nhà xuất bản giáo dục

19


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
STT
Tên sáng kiến
Năm học
Xếp loại
1 Tạo hứng thú học tập thông qua một số trò 2012-2013 B cấp huyện
chơi trong môn Sinh học cho học sinh lớp 7
ở trường THCS Phú Hải Toại.
2 Phát huy tính tích cực của học sinh thơng
qua việc áp dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong q trình dạy bài:” Quan sát 2015-2016 B cấp huyện

biến dạng của lá”- Sinh học 6, ở trường
THCS Phú Hải Toại.
3 Nâng cao hiệu quả kĩ năng sử dụng kênh 2017-2018 C cấp huyện
hình trong giảng dạy môn sinh học 7 ở
trường THCS Phú Hải Toại.

20



×