Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN một số phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy địa lý nâng cao hiệu quả học tập cho học viên ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.8 KB, 17 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÁ THƯỚC

TRUNG TÂM GDNN - GDTX HUYỆN BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỊA LÝ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Hồ Sỹ Huynh
Chức vụ: Giáo viên Địa lý
Đơn vị công tác: Trung tâm GDNN – GDTX Bá Thước
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Địa Lý

1. Mở đầu.

THANH HỐ, THÁNG 5 NĂM 2021
1


1.1. Lý do chọn đề tài.
Học viên của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp
huyện thường học chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thơng
có chất lượng đầu vào thấp hơn học sinh theo học ở các trường phổ thông cả về
kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập. Tuy nhiên học viên lại có chất lượng đầu ra
tương đương với mọi học sinh khác vì cùng phải trải qua một kỳ thi tốt nghiệp
chung để xét tốt nghiệp THPT Quốc gia. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực để
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện đổi mới pháp
dạy học nâng cao chất lượng giáo dục.


Năm học 2019-2020 tỉ lệ thi đậu tốt nghiệp THPT Quốc gia của Trung tâm
GDNN-GDTX huyện Bá Thước đạt 100% trong đó số học viên có điểm thi mơn
Địa lý đạt điểm trung bình trở lên là 99%. Nhiều học viên đạt điểm khá giỏi.
Với kinh nghiệm nhiều năm đổi mới phương pháp dạy học và ôn thi đạt hiệu
quả tốt tôi chọn và chia sẻ một đề tài “ Một số phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy
Địa lý nâng cao hiệu quả học tập cho học viên ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
– Giáo dục thường xuyên huyện Bá Thước” .

2


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu một số biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy nâng cao chất lượng trong
giảng dạy môn địa lý như sử dụng trong việc giới thiệu bài học, sử dụng để triển
khai bài dạy, sử dụng để củng cố bài học, sử dụng để ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc
gia.
Kinh nghiệm của mình được nhân rộng trong đội ngũ giáo viên dạy địa lý ở các
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên để các giáo viên giảng
dạy hiệu quả và đỡ vất vả hơn trong cơng việc của mình.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Các loại sơ đồ tư duy địa lý và học viên học chương trình Giáo dục thường
xuyên cấp THPT, các phương pháp dạy học vận dụng sơ đồ tư duy Địa lý để nâng
cao chất lượng giáo dục cho học viên ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp –
Giáo dục thường xuyên.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý thuyết.

3



Qua nghiên cứu nhiều tài liệu khoa học về sơ đồ tư duy tôi thấy Sơ đồng tư duy
thực sự bổ ích trong mọi cơng việc nói chung, trong giáo dục thì sơ đồ tư duy đặc
biệt hiệu quả trong việc khái qt hóa nội dung chương trình, truyền đạt kiến thức
mới, ôn tập và củng cố kiến thức làm cho người nghe, người học nắm bắt được kiến
thức ngay tại lớp.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
Thông qua trực tiếp giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp tại lớp khi chưa sử dụng
sơ đồ tư duy Địa lý tơi phân loại học viên thành một số nhóm.
Nhóm học sinh khá giỏi thường chủ động học tập và hăng hái đưa ra đáp án
cũng như nhiệt tình giải thích kết quả lựa chọn của mình mỗi khi giáo viên đưa ra
câu hỏi để cả lớp cùng làm.
Nhóm học sinh học yếu thường rất bị động và không hứng thú khi ơn luyện,
nếu giáo viên chỉ định thì thường là chọn sai hoặc nếu chọn đúng thì lý giải cũng
khơng tốt, cá biệt có học sinh cịn khơng để ý đến bài giảng và nói chuyện riêng
trong lớp. Nhưng khi sử dụng phương pháp sơ đồ tư quy thì tất cả học sinh đều chú
ý quan sát lắng nghe và hăng hái tham gia học bài.

4


1.4.3. Phương pháp thu thập thông tin.
Thông qua giảng dạy theo sơ đồ tư duy tôi thu thập được nhiều thơng tin tích
cực của học viên, ý thức học tập được nâng lên, chất lượng học tập được cải thiện,
học kỳ I năm học 2020-2021 học viên khá giỏi môn Địa lý đạt 70% trở lên.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm gần đây yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được
các cấp lãnh đạo quản lý coi là trọng tâm trong đổi mới giáo dục, cốt lõi trong
phương pháp hiện này là lấy người học làm trung tâm, phát huy mọi tiềm năng,
kinh nghiệm năng lực của người học để hình thành kiến thức kỹ năng và năng lực

mới cho người học.
Đối với học viên Giáo dục thường xuyên thì việc đổi phương pháp dạy học
gặp rất nhiều rào cản, nếu không vận dụng thực tế thì có phương pháp cịn phản tác
dụng làm mất thời gian mà khơng đem lại hiệu quả thiết thực. ví dụ phương pháp
dự án, hoặc phương pháp nêu vấn đề, thường là học sinh khơng có kiến thức để
hồn thành nhiệm vụ được giao hoặc giáo viên phải dành thời gian để củng cố kiến

5


thức cho học viên thì học viên mới hồn thành nhiệm vụ được giao, nhưng khi sử
dụng sơ đồ tư duy thì học viên nhanh chóng hình dung được vấn đề và cùng giáo
viên khám phá chiếm lĩnh kiến thức trên lớp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước mỗi một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, đối với một trung tâm đóng
trên địa bàn huyện miền núi như Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục
thường xuyên huyện Bá Thước. Ban Giám đốc luôn lo lắng và làm mọi việc để học
sinh thi đậu tốt nghiệp như tổ chức chỉ đạo động viên giáo viên dạy học thật tốt để
nâng cao kiến thức kỹ năng cho học viên, bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp
quản lý để giảng dạy có trọng tâm, trọng điểm, tổ chức cho học viên thi thử, thi
khảo sát nhiều lần để học viên có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm lý phịng thi
để các em tự tin hồn thành nhiệm vụ học tập của mình. Ngồi ra Ban giám đốc
cịn liên kết đào tạo và tổ chức cho học viên thi để được cấp chứng chỉ thi nghề,
chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ, hướng dẫn làm hồ sơ giấy tờ ưu tiên cho
học viên để học viên được hưởng điểm ưu tiên tối đa có thể theo quy định. Tất cả

6


những yếu tố này là điều kiện cần thiết và chính đáng đối với học viên trước mỗi

một kỳ thi.
Khi bước vào đợt ôn thi tốt nghiệp, học viên phải hoàn thiện một khối lượng
kiến thức kỹ năng và thái độ trong quá trình học tập rèn luyện trong một năm, đây
là một công việc không phải học viên nào cũng sẵn sàng và có thể vượt qua một
cách dễ dàng để tự tin thi đậu tốt nghiệp nếu giáo viên khơng có phương pháp phù
hợp. Phương pháp sơ đồ tư duy sẽ giúp giáo viên truyền đạt, triển khai ôn tập tới
học viên một cách dễ dàng, nhẹ nhàng và hiệu quả.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Sơ đồ tư duy được sử dụng trong việc giới thiệu bài.
Giới thiệu bài là một nội dung rất quan trọng trong dạy học, giáo viên giới
thiệu bài hay, hấp dẫn sẽ tạo cho học viên một tâm thế, một tinh thần chủ động
chiếm lĩnh tri thức.
Ví dụ 1: Địa lý bài 12. Bài 2.
Bước 1. Giáo viên cho học viên xem sơ đồ tư duy trên máy chiếu.

7


Bước 2. Giáo viên giới thiệu:
- Tên bài: Bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ.
-Giáo viên giới thiệu ý chính: Bài học hơm nay gồm 4 phần đó là: Đặc điểm vị trí
địa lý, tiếp giáp của lãnh thổ, phạm Vi lãnh thổ, ý nghĩa vị trí địa lý và lãnh thổ
nước ta.
Bước 3. Sau khi giới thiệu bài giáo viên hỏi: các em đã nắm được nội dung chính
mà chúng ta sẽ học trong bài hơm nay chưa, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết
từng nội dung của bài học.
Chỉ cấn 2-3 phút là học viên đã hình dung trong 45 phút của tiết học các em sẽ học
những vấn đề gì, điều này rất bổ ích mà học viên nào cũng nắm được kể cả học
8



viên chưa đọc và chuẩn bị bài mới ở nhà, việc này giúp học sinh có hứng thú hơn
trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.
* Sơ đồ tư duy được sử dụng để triển khai bài dạy mới.

9


Ví dụ 2: Địa lý 12, bài 6-7

10


Bước 1. Giáo viên cho học viên xem sơ đồ tư duy trên máy chiếu.
Bước 2. Giáo viên giảng bài:
- Tên bài: Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi
1. Đặc điểm chung
- Cấu trúc địa hình đa dạng, hướng tây bắc đơng nam và hướng vịng cung
- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
- Địa hình mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa
2. Khu vực đồi núi.

11


- Đông bắc: Tả ngạn sông Hồng, đồi núi thấp với 4 cánh cung lớn, nghiêm theo Tây
bắc – Đông nam.
-Tây bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, Địa hình cao nhất cả nước, hướng Tây
bắc- Đơng nam.
-Trường Sơn Bắc: Từ sông Cả-dãy Bạch Mã, Núi song song, so le, cao ở hai đầu,

hướng Tây bắc-Đông nam.
- Trường Sơn Nam: Sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng, cao nguyên đất đỏ badan.
3. Miền trung du: Địa hình chuyển tiếp đồi núi – đồng bằng.
4. Khu vực đồng bằng:
-

ĐBSH: Phù sa sơng Hồng, sơng Thái Bình. 15.000km 2 , có hệ thống đê ngăn

-

lũ, vùng trong đê không được bồi đắp.
ĐBSCL: Phù sa sông Tiền, sông Hậu, 40.000km2 , hệ thống kênh rạch chằng

-

chịt.
ĐBVB: Doc ven biển miền trung, chia cắt nhiều, phù sa sông và biển,
15.000km2 , đồng bằng sông Mã, sông Cả, sông Chu, sông Đà Rằng.

5. Ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội.
- Đồi núi.

12


+Thuận lợi: Khống sản cho cơng nghiệp, rừng, chun canh cây cơng nghiệp,
sơng có giá trị thủy điện, du lịch địa hình đồi núi.
+ Hạn chế: Giao thơng, lũ qt, trượt lỡ đất.
-Đồng bằng.
+ Thuận lợi: Phát triển nông, công nghiệp, dịch vụ, trung tâm kinh tế.

+ Khó khăn: Thiên tai, bão lụt.
Với một sơ đồ tư duy địa lý chi tiết như thế này giáo viên hồn tồn có thể
triển khai bài dạy cho học viên mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Giáo viên dạy
đến đâu dùng bút chỉ vào sơ đồ tư duy và ghi bảng, học viên vừa theo dõi hình vẽ
vừa nghe giáo viên giảng giải, ghi bảng, vừa trả lời câu hỏi của giáo viên khi có
u cầu.
Ngồi ra căn cứ vào nội dung và tiến trình tổ chức hoạt động trong giáo án,
trong kế hoạch giảng dạy giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy và các phương
pháp kỷ thuật dạy học khác nhau để giảng dạy như phương pháp phát vấn, gợi mở
nêu vấn đề, thảo luận nhóm để học sinh dần dần nắm được kiến thức bài học một
cách tuần tự theo sơ đồ. Khi kết thúc bài học thì học sinh cũng đã hồn thành viết

13


vẽ sơ đồ trong vở. Đối với học viên học chương trình giáo dục thường xuyên thì
các em nắm chắc những kiên thức cơ bản như trong sơ đồ đã là một thành công rất
lớn.
* Sơ đồ tư duy Địa lý dùng để củng cố bài học.
Ví dụ 3: Địa lí 12 bài 33.

Sau khi giảng bài thì giáo viên phải củng cố bài học một cách ngắn gọn dễ hiểu để
học viên hệ thống hóa kiến thức
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ tư duy trên máy chiếu.
14


Bước 2: Giáo viên hỏi học viên về tên bài, Các thế mạnh và hạn chế của vùng, tình
hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bước 3: Giáo viên nghe học sinh trả lời và điều chỉnh kiến thức chưa chính xác và

ghi nhận thành công của học viên nếu trả lời đúng.
Sau khi giáo viên trình bày những nội dung chính để hệ thống hóa kiến thức
cho học viên, giáo viên hỏi các em đã nắm được nội dung bài học chưa, cịn phần
nào chưa hiểu thì các em có thể hỏi để thầy trả lời và chúng ta sẽ kết thúc bài học
tại đây.
3. Kết luận và kiến nghị
-Kết luận: Dạy học địa lý trên cơ sở sử dụng sơ đồ tư duy đem lại hiệu quả rất cao,
nhất là đối với học viên giáo dục thường xuyên, học sinh có hứng thú học tập, hiểu
bài ngay tại lớp, việc ứng dụng phương pháp này vào giảng dạy rất thuận lợi vì
hiện nay cơ sở hạ tầng cơng nghệ thông tin của các nhà trường đã cơ bản đáp ứng
u cầu, trình độ cơng nghệ thơng tin của giáo viên đã đáp ứng, tài

Câu 2. Việt Nam có chung
đường biên giới cả trên đất
nguyên
họcbiển
liệuvới.
liền và trên
A. Trung Quốc, Lào

củng khá phong phú, đa dạng. Chỉ cần giáo viên chủ động tích cực và được
sự thấu
B. Trung
Quốc,

15

Campuchia.
Câu 1.Điểm
cực nam phần

C.
Lào,
đất liền nước Campuchia
ta thuộc tỉnh/
thànhD.nàoCampuchia,
dưới đây? Thái
Lan
A. An Giang
B. Cà Mau
C. Bạc Liêu
D. Kiên Giang


hiểu và tạo điều kiện của các cấp quản lý thì việc mở rộng cách dạy học địa lý trên
cơ sở sơ đồ tư duy là hoàn toàn khả thi.
-Kiến nghị
Giáo viên mạnh dạn chủ động đổi mới phương pháp, các tổ chuyên môn
quan tâm tạo điều kiện động viên để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, các
cơ sở giáo dục quan tâm tạo điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để giáo
viên đổi mới phương pháp và áp dụng vào thực tiễn.
Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn vì vậy đề tài nghiên cứu khơng
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong đồng nghiệp tham khảo, góp ý để đề tài hồn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn

Người viết

Hồ Sỹ Huynh

16




×