NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
MỤC LỤC
1. TÓM TẮT Trang 3
2. GIỚI THIỆU Trang 3
2.1. Giải pháp thay thế Trang 4
2.2 Vấn đề nghiên cứu Trang 4
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trang 5
3.1. Khách thể nghiên cứu Trang 5
3.2. Thiết kế nghiên cứu Trang 5
3.3. Qui trình nghiên cứu Trang 6
3.4. Đo lường thu thập dữ liệu Trang 8
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Trang 8
4.1 Phân tích dữ liệu Trang 8
4.2 Bàn luận kết quả Trang 9
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trang 10
5.1 Kết luận: Trang 10
5.2 Khuyến nghị Trang 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 11
PHỤ LỤC Trang 11
ĐÁNH GIÁ Trang 25
DANH MỤC VIẾT TẮT
- HS: Học sinh
- TBC: Trung bình chuẩn
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 1
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
BƯỚC HOẠT ĐỘNG
1. Hiện trạng
Nguyên nhân
- HS chỉ biết về nhà học thuộc lòng kiến thức bài học.
- Các em còn ghi nhớ kiến thức bài học một cách máy móc, lộn
xộn, dẫn đến khó nhớ mau quên
- Còn nhầm lẫn giữa kiến thức này với kiến thức kia dẫn đến kết
quả học tập thấp.
- Học sinh bị hổng kiến thức.
2. Giải pháp thay thế Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy để ghi nhớ nội dung bài mới
ngay tại lớp.
3. Vấn đề nghiên cứu
Gỉa thuyết nghiên cứu
- Việc hướng dẫn học sinh ghi nhớ nội dung bài mới ở khối lớp
7 bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy đươc hay không ?
- Bản vẽ bản đồ tư duy của HS.
- Kết quả các bài kiểm tra của HS
4. Thiết kế - Chọn thiết kế mẫu 2: Chọn lớp 7A1 một nhóm (5 em), chọn
lớp 7A2 một nhóm (5 em) có trình độ, kết quả học tập tương
đương để thực hiện
Nhóm của lớp 7A1: nhóm thực nghiệm
Nhóm của lớp 7A2: nhóm đối chứng
Lớp KT trước khi
nhóm tác động
Tác động
KT sau khi
nhóm tác động
7A1
O
1
x O
3
7A2
O
2
O
4
Trong đó:
O
1
, O
2
là kết quả kiểm tra trước khi nhóm tác động
O
3
, O
4
là kết quả kiểm tra sau khi nhóm tác động
x là tác động
Nếu
3 4
O O 0− >
thì tác động có ảnh hưởng tốt
5. Đo lường
1. Kết quả kiểm tra của HS trả lời các câu hỏi tự luận
2. Bài kiểm tra tương tự như các bài kiểm tra thường trên lớp.
3. Kiểm chứng độ giá trị nội dung của bài kiểm tra sau tác động
với giáo viên khác
4. Kiểm chứng độ tin cậy bằng cách chấm điểm nhiều lần do
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 2
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
giáo viên khác đảm nhiệm.
6. Phân tích dữ liệu - Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập và mức độ ảnh hưởng
7. Kết quả
- Kết quả đối với mỗi vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không?
- Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào?
- Tương quan giữa các bài kiểm tra như thế nào ?
1 . TÓM TẮT:
Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với
cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa sử
dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc,
không gian và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề.
Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ
não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ
được kiến thức trọng tâm của bài mới ngay tại lớp, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các
kiến thức có liên quan với nhau.
Xuất phát từ lí do trên, cho nên tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
“Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nội dung bài mới môn Địa lý ở khối lớp 7 Trường THCS Tân
Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy”
Qua quá trình nghiên cứu, tôi thấy đề tài đã có khả năng thay đổi phương pháp học tập
của học sinh, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các em, các em có khả năng ghi
nhớ kiến thức bài mới nhanh hơn ngay tại lớp, lâu hơn và nhất là năng động hơn trong quá
trình học tập.
2. GIỚI THIỆU :
Trong quá trình giảng dạy môn Địa Lí ở Trường THCS Tân Hiệp, tôi nhận thấy việc tiếp
cận và lĩnh hội kiến thức, nội dung bài học là một phần khó khăn đối với học sinh. Tuy
nhiên việc ghi nhớ kiến thức nội dung bài mới ngay tại lớp một cách khoa học và chính xác
là một phần đặc biệt khó khăn đối với các em. Một trong các nguyên nhân dẫn đến những
khó khăn đó là:
* Về học sinh:
Học sinh chưa có phương pháp ghi nhớ kiến thức một cách khoa học, logic, chưa
biết sắp xếp kiến thức theo một trình tự nhất định, rõ ràng, thể hiện mối liên hệ giữa các
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 3
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
kiến thức đó. Các em còn ghi nhớ kiến thức bài học một cách máy móc, lộn xộn, dẫn đến
khó nhớ, mau quên.
Học sinh chỉ chú trọng đến việc học thuộc lòng, từng chữ từng câu mà chưa chú ý
đến nội dung của các câu từ đó trong nội dung bài học còn nhầm lẫn giữa kiến thức này với
kiến thức kia dẫn đến kết quả học tập thấp.
Thời gian dành cho việc học tập của học sinh là chưa phù hợp (một số học sinh
ngoài việc học tập ở trường còn phải tham gia lao động sản xuất phụ giúp gia đình)
Học sinh bị hổng kiến thức nên việc khái quát nội dung bài học là quá khó với các
em.
* Về Giáo viên
Việc đổi phương pháp còn chưa đồng bộ, còn sử dụng nhiều các phương pháp dạy
học truyền thống trong đó phương pháp đàm thoại vẫn chiếm một tỉ lệ khá cao.
Khi kiểm tra miệng còn chú trọng quá nhiều đến việc trả lời các câu hỏi dưới dạng
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Để thay đổi những hiện trạng trên đề tài này sử dụng phương pháp ghi nhớ nội dung
bài mới bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy.
* GIẢI PHÁP THAY THẾ
Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nội dung bài mới bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư
duy trong phần ghi nhớ bài mới ngay tại lớp.
* VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc hướng dẫn học sinh khối lớp 7 Trường THCS Tân Hiệp ghi nhớ nội dung bài
mới bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy có mang lại hiệu quả hay không?
Với một từ khóa trung tâm học sinh sẽ vẽ tóm tắt những nhánh kiến thức cụ thể với
những màu sắc khác nhau. Từ việc giúp các em học sinh có khả năng ghi nhớ và tái hiện
kiến thức một cách khoa học, logic và chính xác thì tôi cũng muốn phát huy tính tích cực,
năng động và sáng tạo của học sinh trong quá trình tự vẽ bản đồ tư duy cho bài học của
mình.
Trong thực tế học lý thuyết chúng ta có hình ảnh và màu sắc giúp học sinh ghi nhớ
sâu sắc các vấn đề trong cuộc sống cũng như trong học tập. Sử dụng bản đồ tư duy là hình
thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của nội
dung bài mới bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết qua
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 4
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
đó giúp học sinh phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của học sinh tôi muốn
truyền cho các em lòng tin vào môn học địa lí, lòng say mê tìm hiểu địa lí cơ sở, địa lí các
Châu, đặc biệt là địa lí Việt Nam ứng dụng của nó trong đời sống.
* Dữ liệu thu thập được: Các bảng vẽ bản đồ tư duy của học sinh. Các bài kiểm tra của
học sinh sau các lần kiểm tra
* Giả thuyết nghiên cứu: Việc ghi nhớ nội dung bài mới ở khối lớp 7 bằng phương pháp
sử dụng bản đồ tư duy sẽ nâng cao được khả năng ghi nhớ bài ngay tại lớp không cần thuộc
lòng nhằm phát huy được tính năng động và sáng tạo của các em.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
3. 1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi đã lựa chọn học sinh hai lớp 7A
1
và 7A
2
Trường THCS Tân Hiệp – Tân Châu – Tây
Ninh, mỗi lớp 5 học sinh có trình độ học tập tương đương nhau để có điều kiện thuận lợi cho
việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
- Về giáo viên:
- Được sự phân công giảng dạy Địa Lý 7 trong nhiều năm tôi đã tích cực nghiên cứu
và sử dụng có hiệu quả các phương tiện kết hợp với đồ dùng dạy học tự làm, luôn lựa
chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực vào mỗi tiết dạy. Bên cạnh đó
tôi thường xuyên dự giờ đồng nghiệp và được các đồng nghiệp dự giờ rút kinh nghiệm,
cùng nhau trao đổi để tìm ra biện pháp tối ưu nhất kích thích học sinh chủ động trong giờ
học.
- Về học sinh:
Các em học sinh hai lớp được lựa chọn có nhiều điểm tương đồng nhau trong quá trình
học tập, có trình độ học tập tương đương nhau
3.2. Thiết kế nghiên cứu:
Bước 1: Thiết kế 1
Chọn hai lớp để nghiên cứu là lớp 7A
1
và lớp 7A
2
, trong đó lớp 7A
1
là lớp thực
nghiệm và lớp 7A
2
là lớp đối chứng. Tôi chọn mỗi lớp 5 học sinh với các tiêu chí tương
đương nhau, cho các em làm một bài kiểm tra 30 phút (kiểm tra trước tác động). Kết quả
cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau do đó tôi sử dụng phép kiểm
chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm trung bình của hai nhóm trước khi
tác động
Kết quả:
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 5
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
B ng 1:ả
Nhóm thực nghiệm – 7A
1
Nhóm đối chứng – 7A
2
Điểm trung bình 6,6 6,2
Kiểm chứng T- test độc lập p = 0,31
Với p = 0,31 > 0,05 do đó sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm là không có ý
nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bước 2: Thiết kế 2:
Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Bảng 2:
Nhóm Kiểm tra trước
tác động
Tác động Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm
(lớp 7A
1
, 5HS)
O1 Hướng dẫn ghi nhớ nội dung bài
mới bằng phương pháp sử dụng bản
đồ tư duy
O3
Đối chứng
(lớp 7A
2
, 5HS)
O2 Không hướng dẫn ghi nhớ bài mới
bằng phương pháp sử dụng bản đồ
tư duy
O4
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép T-test độc lập
3.3. Qui trình nghiên cứu:
a/ Cơ sở lí luận
Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của khoa học – kĩ thuật,
mục tiêu của môn học Địa Lý ngày nay không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức và rèn
luyện kĩ năng cho học sinh, mà qua đó phải góp phần cùng môn học khác đào tạo ra những
con người có năng lực hành động, tính sáng tạo, năng động, tính tự lực, năng lực vận dụng
kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống, vấn đề của cuộc sống. Cho nên gần đây
đã có nhiều cuộc cải tiến ở giảng dạy giáo dục phổ thông, trong đó có bậc Trung học cơ sở,
mà tiêu biểu là đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy
và học, áp dụng những phương pháp mới, hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực chủ động chiếm lĩnh tri thức. Đặc biệt
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 6
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
đối với bộ môn Địa Lý thì khả năng ghi nhớ bài mới ngay tại lớp không cần học thuộc lòng
có vai trò quyết định đến việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
b/ Thực tế tổ chức dạy học
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo
thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 3: Kế hoạch giảng dạy
Thứ ngày Môn/Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy
Năm
8/1/2013
Địa lí 41 Thiên nhiên Bắc Mỹ
Sáu
9/1/2013
Địa lí 42 Dân cư Bắc Mỹ
Năm
15/1/2013
Địa lí 43 Kinh tế Bắc Mỹ
Sáu
16/1/13
Địa lí 44 Kinh tế Bắc Mỹ (tt)
c/ Biện pháp thực hiện
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Lựa chọn các bài ( chương VII. Bài 36,37,38,39 ) với các bài có nội dung lý thuyết
lớn, cần ghi nhớ nhiều
- Giáo viên hướng dẫn cách chọn từ khóa (từ trung tâm), cách tạo các nhánh cấp 1,
nhánh cấp 2, … đặc biệt là cách chọn màu sắc cho mỗi nhánh. Giới thiệu một số loại bản
đồ tư duy đã được tạo trên máy tính và của học sinh ở các trường mà giáo viên sưu tầm
được để học sinh tham khảo.
* Chuẩn bị của học sinh
- Giấy, hộp màu, bút và các vật dụng học tập cần thiết khác
- Chuẩn bị ý tưởng cho bản đồ tư duy của mình
* Tiến hành thực nghiệm
Sau khi học xong một bài học. Thay vì giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh về nhà học
nội dung lý thuyết như bình thường thì nay giáo viên dành thời gian khoảng 5 phút để
hướng dẫn học sinh tạo một bản đồ tư duy theo các nhánh như: kiến thức trọng tâm trong
khung sách giáo khoa(nhánh cấp 1). Từ các nhánh cấp 1 đó thì học sinh sẽ tạo các nhánh
cấp 2 hoặc cấp 3 theo từng bài học cụ thể
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 7
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng màu sắc cho mỗi nhánh (nhánh cấp 1 sử dụng màu
gì thì nhánh cấp 2, cấp 3 cũng sử dụng màu đó. Mỗi nhánh ta chỉ sử dụng một màu).
Học sinh tiến hành tạo ngay một bản đồ tư duy trên giấy nháp mà không cần tô màu
sau đó nộp lại cho giáo viên.
Giáo viên nhận xét chỉ rõ những ưu điểm, tồn tại của những bản đồ tư duy đó ngay tại
lớp và yêu cầu học sinh về nhà tự tạo cho mình một bản đồ tư duy thể hiện nội dung bài
học và học bài theo cấu trúc của bản đồ tư duy đã tạo. Ở những tiết học sau giáo viên tiến
hành kiểm tra khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức ở phần kiểm tra miệng và thu lại bản
đồ tư duy của học sinh
Các bài được thực hiện theo kế hoạch đã nêu trong bảng 3
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 45 phút với mục đích tái hiện kiến thức về nội
dung trọng tâm của các bài 36,37,38,39 do cô Phạm Thị Thúy giáo viên giảng dạy môn Địa
Lí khối 8 Trường THCS Tân Hiệp ra đề, coi bài kiểm tra và chấm bài kiểm tra dựa trên
biểu điểm và đáp án đã xây dựng (xem phần phụ lục)
Giáo viên bắt đầu tác động ở lớp 7A
1
từ tiết PPCT 41: Thiên Nhiên Bắc Mĩ đến tiết
PPCT 42: Dân cư Bắc Mĩ (xem bảng 3)
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 45 phút sau khi học xong tiết PPCT 42: Dân
cư Bắc Mĩ, với mục tiêu kiểm tra khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức đã học về Châu
Mĩ … do cô Phạm Thị Thúy và Trương Thị Thu Trang là giáo viên giảng dạy môn Địa Lí
ở trường THCS Tân Hiệp ra đề, coi kiểm tra và chấm bài kiểm tra dựa trên biểu điểm và
đáp án đã xây dựng (xem phần phụ lục)
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1 Phân tích dữ liệu
B ng 5: So sánh đi m trung bình bài ki m tra sau tác đ ngả ể ể ộ
Nhóm thực nghiệm (7A
1
)
(5 học sinh)
Nhóm đối chứng (7A
2
)
(5 học sinh)
Điểm trung bình 8,0 6,4
Độ lệch chuẩn 1,0 1,1
Giá trị p của T – test 0,02
Chênh lệch giá trị TB chuẩn 1,4
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 8
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
(SMD)
Với kết quả trên đã chứng minh 2 nhóm là tương đương. Sau tác động kiểm chứng
chênh lệch điểm trung bình bằng T- Test cho kết quả p = 0.02 < 0,05 cho thấy sự chênh
lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là
chênh lệch kết quả điểm trung bình của lớp 7a1 cao hơn điểm trung bình của lớp 7a2 là
không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,4 > 1 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy
học có hướng dẫn phương pháp ghi nhớ kiến thức bằng việc sử dụng bản đồ tư duy ở lớp
7A
1
là rất lớn.
* Giả thuyết của đề tài:
“Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ ghi nhớ bài mới ngay tại lớp ở chương VII bằng
phương pháp sử dụng bản đồ tư duy” ở trường THCS Tân Hiệp, huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình của hai nhóm trước và sau tác động
4.2 Bàn luận kết quả
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8.0 kết quả bài
kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,4. Độ chênh lệch điểm số giữa hai
nhóm là 1,6. Điều đó cho thấy điểm trung bình chuẩn của hai lớp đối chứng và thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình chuẩn cao hơn lớp
đối chứng.
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 9
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,4. Điều này có
nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0,02 < 0,05. Kết quả này
khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là
do tác động.
* Hạn chế: Nghiên cứu này có thể thực hiện được ở tất cả các môn học trong Trường
THCS. Tuy nhiên nếu không phối hợp nhịp nhàng cân đối phương pháp sử dụng bản đồ tư
duy logic khoa học với việc cần nắm vững nội dung của các kiến thức đó thì sẽ mang lại
hiệu quả không cao, dễ sa vào hình thức mà bỏ qua nội dung dạy và học.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này người nghiên cứu cũng cần phải có trình độ
tin học nhất định, phải biết khai thác tốt các nguồn thông tin qua mạng Internet, biết thiết
kế và kiểm tra hợp lí.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận:
Học sinh ghi nhớ nội dung bài mới bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy đối
với học sinh khối lớp 7 trường THCS Tân Hiệp, Tân Châu, Tây Ninh đã giúp cho các em
nâng cao kết quả học tập. Bên cạnh đó thì đề tài còn rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ
năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng bản đồ tư duy giúp cho các em hiểu được
nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt
hơn. Chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy, bất kỳ học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội
dung bài học.
5.2 Khuyến nghị
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh. Học thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ
kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng, học sinh chỉ học bài nào biết bài
đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì
vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Sử dụng bản đồ tư duy giúp
các em ghi nhớ bài mới ngay tại lớp không cần thuộc lòng và nâng cao hiệu quả học tập.
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 10
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1– Phần mềm Imindmap 4.0 và Imindmap 5.0 (đã được tập huấn) của Tony
Buzan (Quốc tịch Anh).
2 –Những vấn đề chung vể đổi mới giáo dục THCS môn Địa lí – Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 11
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
3 – Lớp tập huấn của Bộ GD&ĐT hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
và học (xem phim hứng dẫn đính kèm)
4 – Hướng dẫn sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy (xem phim minh họa)
5 – Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Dự án Việt – Bỉ
năm 2010, tập huấn tại THCS Suối Dây tháng 11 năm 2012)
6 – Một số tài liệu khác có liên quan.
PHỤ LỤC
1. Một số bản đồ tư duy của giáo viên và học sinh trong các bài học
BẢN ĐỒ TƯ DUY THIÊN NHIÊN BẮC MĨ
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 12
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
Ghi nhớ: Vị trí: Từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15
o
B
* Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận, kéo dài theo chiều kinh
tuyến: hệ thống Coo-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, đồng bằng ở giữa và miền sơn nguyên, núi
già ở phía đông.
* Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng, vừa phân hóa theo chiều bắc- nam lại vừa phân hóa theo
chiều tây- đông.
* Hệ thống sông, Hồ lớn: Mit-xi-xi-pi, Mit-xu ri, vùng ngũ hồ.
BẢN ĐỒ TƯ DUY DÂN CƯ BẮC MĨ
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 13
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
Ghi nhớ: Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đều, số dân: 419,5 triệu người, mật độ 20
người/km2
* Đặc điểm đô thị: Hơn ¾ sông trong các đô thị tập trung phía Nam Hồ Lớn tạo thành 2 dải
siêu đô thị.
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 14
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
BẢN ĐỒ TƯ DUY KINH TẾ BẮC MĨ
Ghi nhớ: Điều kiện tự nhiên thuận lợi, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, sản xuất theo
qui mô lớn
* Những hạn chế: Giá thành cao, bị cạnh tranh, ô nhiễm môi trường.
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 15
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
BẢN ĐỒ TƯ DUY KINH TẾ BẮC MĨ (tt)
Ghi nhớ: Công nghiệp: Hoa Kì đứng đầu thế giới
* Dịch vụ: Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
*Hiệp định mậu dịch tư do Bắc Mĩ: Thành lập 1993, mục đích tăng sức cạnh tranh trên thế
giới, mở rộng thị trường.
2. Đề và đáp án của các bài kiểm tra
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 16
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
* Bài kiểm tra trước tác động
Đề kiểm tra 45 phút:
Câu 1.(4đ) Trình bày đặc điểm cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ.
Câu 2. (4đ) Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ (H36.3).
Câu 3. (2đ) Kể tên các quốc gia ở Bắc Mĩ?
Đáp án và biểu điểm
Câu Nội dung Biểu điểm
1
- Địa hình Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vực địa hình chạy dài theo
hướng kinh tuyến.
+ Phía Tây là miền núi trẻ Coocdie cao đồ sộ,hiểm trở ( một trong
những miền núi lớn nhất thế giới) dài đến 9000 km, cao trung bình
3.000 m- 4.000 m. Các dãy núi chạy song song theo hướng Bắc –
Nam ven bờ lục địa, nhiều dãy xen kẽ cao nguyên và sơn nguyên.
+ Ở giữa là đồng bằng trung tâm rộng lớn cao ở phía Bắc và thấp
dần xuống Nam và Đông Nam.
+ Phía Đông là dãy núi A-pa-lat thấp hơn dãy cooc- đi- e. Chạy theo
hướng Đông Bắc- Tây Nam. Phần Bắc A-pa-lat thấp, phần Nam cao
hơn trung bình 1.000m- 1.500 m miền núi cổ già, thấp, giàu khoáng
sản.
1 đ
1đ
1đ
1đ
2
- Trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15
0
B, Bắc Mĩ nằm trên cả 3
vành đai khí hậu Hàn đới , ôn đới, nhiệt đới. Trong mỗi đới khí hậu
lại có sự phân hóa theo chiều Tây- Đông, đặc biệt là sự phân hóa khí
hậu giữa phần phía Tây và phần phía Đông kinh tuyến 100
o
T của
Hoa Kì. Có thể chia 5 vùng khí hậu:
* Các đảo phía Bắc A-la-Xca, Bắc ca-na-đa có khí hậu hàn đới.
* Hầu hết sơn nguyên ở phía Đông và đồng bằng trung tâm có khí
hậu ôn đới.
* Phía Tây dãy Coo-đi-e có khí hậu cận nhiệt và hoang mạc.
* Vùng Coo-đi-e có khí hậu núi cao
* Miền nam lục địa có khí hậu nhiệt đới.
1,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 17
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
3 * Có 3 quốc gia:
* Ca-na-đa.
* Hoa Kì.
* Mê-hi-cô.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
* Bài kiểm tra sau tác động
Đề kiểm tra 45 phút
Câu 1: (4đ) Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển
đến trình độ cao.
Câu 2: (4đ) Trình bày sự thay đổi sự phân bố công nghiệp của Bắc Mĩ.
Câu 3 (2đ) Công nghiệp mũi nhọn của Bắc Mĩ là các ngành công nghiệp nào? Phát triển ra
sao? Và được phân bố ở đâu ?
Đáp án và biểu điểm
Câu Nội dung Biểu điểm
1
* Nền nông nghiệp có ĐKTN thuận lợi:
- Đồng bằng trung tâm có diện tích đất nông nghiệp lớn.
- Sông hồ lón có khả năng cung cấp nước và phù sa màu mỡ.
- Nhiều kiểu khí hậu thuận lợi phát triển vành đai nông nghiệp.
- Nhiều giống cây trồng vật nuôi có chất lượng cao.
* Có trình độ KHKT tiên tiến
Trung tâm KHKT hỗ trợ đắc lực cho tăng năng suất cây trồng vật
nuôi, công nghệ sinh học ứng dụng mạnh mẽ.
* Các hình thức tổ chức hiện đại.
- Phương tiện thiết bị đứng đầu thế giới phục vụ sản xuất và thu
hoạch nông sản.
2 đ
1đ
1đ
2 * Ở Bắc Mĩ, Hoa Kì là quốc gia có nền công nghiệp phát triể hang
đầu thế giới.
- Cho đến cuối thế kỉ XIX, sức mạnh công nghiệp Hoa Kì thuộc về
các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, chế tạo máy
móc…) tập trung ở vùng Đông Bắc.
- Sau các cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1970-1973,1980-1982)vành
đai công nghiệp quanh vùng Hố Lớn sa sút dần.
1đ
1đ
1đ
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 18
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
- Trong toàn cảnh đó, các công ti Hoa Kì thu hẹp các ngành truyền
thống, mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ mới
xuống phía Nam và ra các nước Ca-na-đa và Mê-hi-cô… Vừa thay
đổi cơ câu sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ, vứa mở rộng không
gian kinh tế ra khắp Châu Mĩ.
1đ
3 - Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Bắc Mĩ là các ngành công
nghệ cao như sản xuất máy tự động, điện tử, vi điện tử, hàng không
vũ trụ… được chú trọng và phát triển rất nhanh ở vùng phía Nam và
Tây Nam Hoa Kì, làm thành một vùng đai công nghiệp mới “ Vành
đai Mặt Trời
2đ
3.Bảng điểm
Bảng điểm của lớp thực nghiệm (7A1, Chọn 5HS)
STT Họ và tên Điểm kiểm tra trước tác
động
Điểm kiểm tra sau tác
động
1
Ninh Thị Dung
7 7
2
Lê Quốc Toàn
5 7
3
Trần Thị Bích Trâm
8 9
4
Lê Thị Ngọc Thắm
6 8
5
Nguyễn Trần Hồng Thắm
7 9
Điểm TBC 6,6 8,0
Bảng điểm của lớp đối chứng (7A2, Chọn 5HS)
STT Họ và tên Điểm kiểm tra trước tác
động
Điểm kiểm tra sau tác
động
1
Nguyễn Thị Kim Ngân
7 6
2
Nguyễn Thị Minh Hương
6 7
3
Vũ Ngọc Hiền
5 5
4
Nguyễn Hồng Tiên
5 8
5
Trần Thị Cẩm Tú
8 6
Điểm TBC 6,2 6,4
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 19
NCKH: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ nôi dung bài mới môn Địa lý. ở khối 7 Trường THCS Tân Hiệp bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy
Người thực hiện: Trương Thị Thu Trang Trang 20