Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN cách sửa lỗi cho học sinh lớp 10 thông qua bài điều lệnh đội ngũ từng người không có súng ở trường THCSTHPT như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.63 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THCS & THPT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁCH SỬA LỖI CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG
QUA BÀI ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHƠNG
CĨ SÚNG Ở TRƯỜNG THCS & THPT NHƯ THANH

Người thực hiện: Trịnh Văn Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS &THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Giáo dục quốc phịng – an
ninh

THANH HỐ, NĂM 2021

1


MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

I.

MỞ ĐẦU

1.
2


3
4

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi áp dụng
Phương pháp nghiên cứu

II.

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1
2
3
4

Cơ sở lý luận
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Những giải pháp tổ chức thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến.

III.

1
2

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Kết luận

Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CẤP CÓ THẨM QUYỀN
CÔNG NHẬN

TRANG
1
1
1
1
1
2
3
4
4
15
16
16
17


I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Điều lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là văn bản pháp quy thuộc hệ
thống tài liệu pháp luật của Nhà nước được thực hiện trong quân đội, bao gồm
các nội dung quy định về nguyên tắc về hành động cụ thể của cá nhân, tập thể
trong lĩnh vực xây dựng và hoạt động của quân đội, bảo đảm sự thống nhất trong
toàn quân.
Huấn luyện Điều lệnh nhằm giáo dục tinh thần cách mạng, phát huy bản

chất truyền thống của quân đội, nêu cao ý thức tự giác tinh thần trách nhiệm, rèn
luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, triệt để tơn trọng sự lãnh đạo và chỉ huy, chấp
hành ngiêm chỉnh mọi mệnh lệnh, chỉ thị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
được giao.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trong chương trình Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở trường trung học
phổ thông nội dung huấn luyện Điều lệnh đội ngũ cho học sinh có ý nghĩa rất
quan trọng nhằm trang bị cho các em học sinh những kiến thức cơ bản về điều
lệnh và các quy định chế độ chính quy trong quân đội, rèn luyện cả về thể chất
và năng lực tồn diện cho học sinh để từ đó các em có tính kỷ luật, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, tinh thần
sẵn sàng chiến đấu, tạo sức mạnh chiến đấu bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
trong tình hình mới.
Huấn luyện nội dung Điều lệnh đội ngũ từng người khơng có súng trong
chương trình trung học phổ thơng là nội dung khó, đặc biệt là đối với học sinh
lớp 10, vì vậy trong thực hành luyện tập động tác điều lệnh các em thường hay
mắc lỗi như làm động tác chưa đúng, chưa đẹp, chưa thuần thục; khẩu lệnh hơ
chưa rõ ràng và dứt khốt; khi học sinh mắc lỗi một số giáo viên chưa đưa ra
được phương pháp sửa lỗi phù hợp và kịp thời, từ đó dẫn đến các em chưa khắc
phục được các lỗi trong thực hành các động tác và nó trở thành cố tật rất khó
sửa, do đó dẫn tới chất lượng giảng dạy phần Điều lệnh đội ngũ nói riêng và bộ
mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh nói chung chưa cao.
Xuất phát từ những hạn chế trên, tôi đã chọn đề tài "Cách sửa lỗi cho học
sinh lớp 10 thông qua bài Điều lệnh đội ngũ từng người không có súng ở
trường THCS&THPT Như Thanh ", làm đề tài nghiên cứu. Sau 24 năm công
tác ở miền xuôi của đồng bằng, năm nay do tình hình nhiệm vụ cơng tác mới,
với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy và học tập bài Điều lệnh đội ngũ từng người khơng có súng ở lớp 10,
trường THCS&THPT Như Thanh.
3. Đối tượng và phạm vi áp dụng.

- Góp phần nâng cao nhận thức, năng lực vận động và phẩm chất của
người học tại trường THCS & THPT Như Thanh.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề chung về Điều lệnh lệnh đội ngũ từng người khơng có súng.

1


- Phương pháp sửa lỗi cho học sinh lớp 10 thơng qua bài Điều lệnh đội ngũ
từng người khơng có súng ở trường THCS & THPT Như Thanh .
- Cách sửa lỗi cho học sinh lớp 10 thông qua bài Điều lệnh đội ngũ từng
người khơng có súng ở trường THCS & THPT Như Thanh. Từ đó đề ra một số
phương pháp giáo dục nhằm năng cao nhận thức và các năng lực vận dụng cho
học sinh lớp 10 thông qua hoạt động dạy- học mơn Giáo dục quốc phịng – An
ninh ở trường THCS&THPT Như Thanh.
3.2. Phạm vi áp dụng.
Đề tài này đã được áp dụng cho học sinh lớp 10 năm học 2020 - 2021
Trường THCS&THPT Như Thanh và có thể áp dụng đối với học sinh lớp 10 của các
khóa học sau, các khối khác trong trường.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Các phương pháp chính: Huấn luyện theo phương pháp trực quan, kết hợp
giữa lý luận với hướng dẫn tổ chức thực hiện, kết hợp giữa giảng lý thuyết với
làm mẫu động tác, lấy làm mẫu động tác là chính. Nhằm giúp cho người học
nhận thức sâu về nội dung, hành động được thống nhất trong toàn tập thể lớp,
đơn vị. Đánh giá kết quả để rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất cho học
sinh đạt hiệu quả cao hơn.
- Nghiên cứu Luật Giáo dục Việt Nam 2005, Bộ Tổng Tham mưu, tài liệu
tập huấn Điều lệnh Đội ngũ năm 2008. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình
Giáo dục Quốc phịng – An ninh cấp Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo
dục – 2007. Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Trường THCS&THPT Như Thanh.

- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học; các văn bản về
đổi mới giáo dục toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29- BCHTW Khóa VIII.
- Kiểm tra nhận thức và các kỹ năng vận động của học sinh thông qua các
kết quả kiểm tra, khảo sát thực tế.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục, nhiệm
vụ trọng tâm năm học 2019 - 2020, năm học 2020 - 2021.
Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật giáo dục năm 2005.
Trong quá trình giáo dục, ngồi việc trang bị cho học sinh tri thức thơng
qua các giờ học trên lớp, nhà trường cịn có nhiệm vụ giúp các em bổ sung và
hoàn thiện những tri thức ấy, tạo điều kiện cho các em làm quen với các lĩnh vực
khác nhau trong đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đã
học với thực tế cuộc sống trong cộng đồng cũng như tổ chức các hoạt động
trong nhà trường và ngồi xã hội. Từ đó hình thành cho các em thái độ đúng
2


đắn, tính kỷ luật, tác phong và các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt
động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật…
1.2 Cơ sở thực tiễn
- Đặc điểm chung của địa phương
Trường THCS&THPT Như Thanh đóng trên địa bàn xã Phượng Nghi, một

xã 135 nằm cách xa trung tâm huyện Như Thanh. Vùng tuyển sinh gồm các xã phía
Bắc của Huyện (Phượng Nghi, Mậu Lâm, Cán Khê, Xuân Thọ, Xuân Du). Đây là
nơi cư trú của phần lớn người dân tộc thiểu số như Mường, Thái, Thổ... và cũng
là các xã 135 của Huyện.
Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thơng, thơng tin, văn hố, chính trị xã hội... cịn rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, không đồng bộ, lạc
hậu... so với các khu vực khác trong tỉnh. Đặc biệt là trình độ dân trí cịn thấp,
đại đa số làm nghề nơng nên có rất nhiều hạn chế trong nhận thức và phương
pháp giáo dục trẻ và học tập của học sinh, vẫn còn tồn tại một số phong tục tập
tập quán lạc hậu, trong đó nhận thức và phương pháp giáo dục là trọng yếu .
- Đặc điểm nhà trường
Trường THCS&THPT Như Thanh được thành lập theo Quyết định
2628/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 15 tháng 8 năm
2014. Sau 7 năm thành lập, trường đã đi vào hoạt động ổn định và đạt được một
số thành tích, bước đầu tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của nhà trường
trong những năm học tiếp theo.
Năm học 2020 - 2021 trường có 23 lớp. Trong đó khối THPT có 15 lớp,
mỗi khối có 05 lớp. Cơ sở vật chất nhà trường và trang thiết bị dạy học cịn
nhiều thiếu thốn.

Hình 1. Giờ sinh hoạt tập thể của học sinh THCS&THPT Như Thanh

3


2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
*Những hạn chế, tồn tại
- Về phía nhà trường: Ban Giám hiệu nhà trường cùng với Đoàn thanh
niên đã tổ chức một số hoạt động tuyên tuyền về Quốc phòng –Anh ninh, như:
phổ biến trong các giờ chào cờ, giờ sinh hoạt và ngày Hội Quốc phịng tồn dân
22 tháng 12, tuy nhiên chưa có nhiều hình thức hấp dẫn thu hút được sự chú ý

của đại bộ phận học sinh. Do vậy, chưa đạt được hiệu quả cao.
- Về phía giáo viên:
Giáo viên giảng dạy bộ mơn Giáo dục Quốc phịng – An ninh kết hợp dạy
lồng ghép về tình hình về biển đảo, tình hình trong nước nói riêng và trên thế
giới nói chung. Bản thân tơi là giáo viên dạy mơn Giáo dục Quốc phịng, đã
nhiều năm. Tuy nhiên, việc giáo dục chưa sâu sắc, chưa đổi mới về hình thức và
phương pháp giáo dục nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
Một số giáo viên khác trong quá trình giảng dạy cịn ít lấy ví dụ cụ thể, ít
liên hệ với tình hình thực tế, việc ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày chưa cao.
Nguyên nhân một phần là do giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của
việc lồng ghép nội dung giáo dục, do thời gian một tiết học có hạn, trong khi đó
dung lượng kiến thức của một bài học quá dài nên việc lồng ghép khó khăn, dẫn
đến việc lồng ghép vội vàng, qua loa.
- Về phía học sinh:
Học sinh của trường THCS & THPT Như Thanh trong năm qua vẫn còn
tồn tại học sinh bỏ học để xây dựng gia đình, đi làm ăn xa để kiến tiền... Nhiều
học sinh chưa nhận thức được rõ được con đường học tập để làm gì, một số bộ
phận học để có bằng THPT để thuận lợi cho việc học nghề sau này.
3. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUẤN
LUYỆN ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHƠNG CĨ SÚNG

3.1. Vị trí của Điều lệnh đội ngũ
Việc huấn luyện điều lệnh đội ngũ có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo
dục huấn luyện quân sự; nó trang bị cho học sinh những kiến thức hiểu biết về
điều lệnh và các quy định chế độ chính quy trong quân đội, rèn luyện cả về thể
chất và năng lực toàn diện để nâng cao tinh thần trách nhiệm tập thể, nhằm đưa
mọi hoạt động vào nền nếp thống nhất chính quy, góp phần xây dựng các yếu tố
cơ bản, tạo sức mạnh chiến đấu bảo đảm hồn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ
trong tình hình mới.
3.2. Nhiệm vụ của huấn luyện điều lệnh

Huấn luyện điều lệnh nhằm giáo dục cho học sinh tinh thần cách mạng,
phát huy bản chất truyền thống của quân đội, nêu cao ý thức tự giác tinh thần
trách nhiệm, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, triệt để tơn trọng sự lãnh đạo và
chỉ huy, chấp hành ngiêm chỉnh mọi mệnh lệnh, chỉ thị, hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ được giao. Huấn luyện cho mọi học sinh hiểu biết đầy đủ các nội dung
của điều lệnh và các chế độ quy định chính quy trong quân đội.
Thực hiện đúng phong cách quân nhân, cả về lễ tiết tác phong và phẩm chất
đạo đức của người quân nhân cách mạng có tác phong khẩn trương, kiên quyết ,
4


dũng cảm, nếp sống giản dị, khiêm tốn, tư thế chững chạc, tạo thành sức mạnh
tập thể của quân đội, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
3.3. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ
a. Khái niệm
Phương pháp huấn luyện là cách thức và biện pháp tiến hành của cán bộ
huấn luyện, nhằm truyền đạt và tiếp thu những nội của điều lệnh quân đội, giáo
dục bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỹ luật, rèn luyện năng lực thực hành cho
quân nhân và đơn vị, làm cơ sở để rèn luyện và chấp hành.
b. Phương pháp huấn luyện điều lệnh đội ngũ
Huấn luyện theo phương pháp trực quan, kết hợp giữa lý luận với hướng
dẩn tổ chức thực hiện, kết hợp giữa giảng lý thuyết với làm mẫu động tác, lấy
làm mẫu động tác là chính. Nhằm giúp cho người học nhận thức sâu về nội dung,
hành động được thống nhất trong tồn đơn vị.

Muốn có phương pháp huấn luyện tốt, người dạy phải nắm chắc đối tượng
huấn luyện, nắm vững lý thuyết, thành thạo về thực hành động tác, biết vận
dụng sáng tạo phương pháp huấn luyện cho từng đối tượng, thông qua kinh
nghiệm thực tế trong công tác giáo dục, huấn luyện, quản lý, xây dựng đơn vị để
truyền thụ đầy đủ những kiến thức, tạo điều kiện cho người học dễ nhớ, dễ hiểu,

để chấp hành.
c. Phương pháp huấn luyện của người dạy
Giảng một bài lý thuyết: người dạy giảng từng nội dung, kết hợp dẩn chứng
liên hệ thực tế vào đơn vị, để từ đó đề ra biện pháp tổ chức thực hiện.
Huấn luyện một động tác đội ngũ, người dạy kết hợp giữa giảng giải và làm
động tác, thực hiện qua 3 bước: Làm nhanh – làm chậm phân tích từng cử động
– làm tổng hợp phân chia theo cử động của động tác.
Huấn luyện đội ngũ đơn vị:
Đối với đội hình tiểu đội, trung đội, người huấn luyện giới thiệu lý thuyết
và đội mẫu thể hiện bằng hình thức xếp quân cờ: nói đến đâu đội mẫu thể hiện
đến đó.
Đối với đội hình đội hình đội mẫu trở lên, giới thiệu trên sơ đồ, sau đó xếp
vị trí thực tế, khơng có đội mẫu. Riêng lớp tập huấn cán bộ có thể sử dụng đội
mẫu thể hiện.
d. Phương pháp luyện tập (thục luyện) của người học
Thảo luận một bài học lý thuyết, người học phải nghiên cứu kỹ nội dung
câu hỏi, chuẩn bị những ý chính cần phát biểu. Khi thảo luận đi sâu phân tích
nội dung, lấy dẫn chứng thực tế ở đơn vị để minh họa, đồng thời đề ra phương
hướng cho bản thân thực hiện. Quá trình thảo luận có thể nêu những vấn đề mà
bản thân nhận thức chưa sâu để tổ thảo luận làm rõ thêm.
Luyện tập động tác đội ngũ từng người: Người học thực hiện theo 4 bước:
Từ nghiên cứu tập từng cử động đến tập hoàn chỉnh động tác và hiệp đồng trong
phân đội. Lấy luyện tập cơ bản từng người làm trọng tâm, luyện tập kết hợp với
bình tập, thực hiện sai đâu sửa đấy.
5


Luyện tập đội ngũ đơn vị: thực hiện theo 3 bước: từ nghiên cứu động tác,
tập chậm phân đoạn, tập hồn chỉnh nội dung.
Học đội hình cấp nào thì người chỉ huy cấp đó tổ chức để xếp vị trí từng số,

từng phân đội và vị trí chỉ huy cấp dưới.
3.4. CÁCH SỬA LỖI CHO HỌC SINH TRONG HUẤN LUỆN ĐIỀU
LỆNH ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHƠNG CĨ SÚNG Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Động tác đứng Nghiêm, Nghỉ
a. Phương pháp lên lớp:
Trước khi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ như: trang phục đúng quy
định, tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác, khẩu lệnh dứt khốt, có hồn. Có như
vậy mới gây ra được hứng thú ngay từ ban đầu cho học sinh. Tôi áp dung
phương pháp lên lớp như sau:
Giáo viên giới thiệu động tác Nghiêm và Nghỉ
b. Động tác nghiêm:
- Ý nghĩa: Để rèn luyện cho mọi người có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng
mạnh khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức,
kỉ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh. Đứng nghiêm là
động tác cơ bản của từng người, là cơ sở để thực hiện các động tác khác.
- GV giới thiệu động tác nghiêm qua 3 bước:
+ Bước 1: Làm nhanh (gv tự hô và thực hiện động tác)
+ Bước 2: Làm chậm có phân tích
- Khẩu lệnh: “Nghiêm”. Có động lệnh khơng có dự lệnh
- Nghe dứt động lệnh "Nghiêm", hai gót chân đặt sát vào nhau, nằm trên
một đường thẳng ngang, hai bàn chân mở rộng một góc 45 o (tính từ mép trong
của bàn chân), hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân, ngực
nở, bụng hơi thót lại, hai vai thăng bằng, hai tay nắm và bng thẳng, năm ngón
tay gập khuỷu ở đốt thứ hai, đốt thứ ba và mu bàn tay thành một đường thẳng,
ngón tay giữa đặt theo đường chỉ quần, đầu ngay, miệng ngậm, cằm thu, mắt
nhìn thẳng.
+ Bước 3: Làm tổng hợp (gv tự hô và thực hiện lại động tác)
GV nêu những điểm chú ý: Khi thực hiện động tác“Nghiêm”, tồn thân
khơng động đậy, mắt nhìn thẳng, nghiêm túc, khơng nói chuyện, cười đùa.

c. Động tác nghỉ:
- Ý nghĩa: Để khi đứng trong đội hình đỡ mỏi, đứng được lâu mà vẫn tập
trung sự chú ý, giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh.
- GV giới thiệu động tác nghiêm qua 3 bước:
+ Bước 1: Làm nhanh (GV tự hô và thực hiện động tác)
+ Bước 2: Làm chậm có phân tích
- Khẩu lệnh: “Nghỉ”. Có động lệnh khơng có dự lệnh
- Nghe dứt động lệnh “Nghỉ”, đầu gối chân trái hơi chùng, sức nặng toàn
thân dồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn giứ như tư thế đứng nghiêm, khi
mỏi chuyển về tư thế nghiêm rồi đổi chân.
+ Bước 3: Làm tổng hợp ( GV tự hô và thực hiện lại động tác)
6


- GV nêu những điểm chú ý: Khi thực hiện động tác“Nghỉ”, không được
chùng cả hai chân và không chùng chân q nhiều. Người khơng nghiêng ngả,
khơng nói chuyện, cười đùa.
d. Các lỗi thường gặp trong huấn luyện động tác Nghiêm và Nghỉ
Tôi chọn phương pháp phát hiện lỗi qua kiểm tra học sinh thực hiện động
tác sau khi giáo viên lên lớp xong có thể kiểm tra nhận thức một tiểu đội 1 em;
hoặc kiểm tra vào cuối tiết học.
Cách phát hiện lỗi cịn thơng qua q trình giáo viên quan sát các tiểu đội,
các nhóm luyện tập. Hoặc giáo viên nắm bắt kết quả luyện tập thông qua cán bộ
lớp, cán bộ đồn, tiểu đội trưởng và nhóm trưởng.
Thơng qua các phương pháp đó tơi nhận thấy trong thực hiện động tác
Nghiêm và Nghỉ, các em học sinh thường mắc các lỗi sau:
Đối với động tác Nghiêm: các em thường đứng chùng chân, hai chân mở
khơng đúng góc 45°, hai tay không nắm, tay đặt không thẳng theo đường chỉ
quần, thân động đậy, lệch vai, mắt nhìn xuống chân.
Đối với động tác Nghỉ: các em thường đứng tư thế người nghiêng ngã,

chân chùng, tay không thẳng.
e. Cách sửa lỗi cho học sinh khi huấn luyện động tác Nghiêm và Nghỉ
Để đảm bảo được tính hiệu quả tơi đã chia nhỏ động tác từ dễ đến khó để
học sinh phải thực hiện thuần thục cả về khẩu lệnh và động tác. Đối với những
lỗi trên của học sinh tôi tôi sử dụng phương pháp dùng động tác mẫu để tạo hình
ảnh trực quan và biểu tượng cụ thể với đối tượng học tập. Giáo viên có thể tự
làm động tác mẫu hoặc sử dụng các đội mẫu. Tôi chia ra các bước sau:
Bước 1: Tôi chia 4 tiểu đội thành 8 nhóm, biên chế thành 4 cặp để luyện tập:
nhóm 1, 2; nhóm 3,4; nhóm 5,6; nhóm 7,8. Các cặp nhóm đứng đối diện nhau.
Có thể nói để sửa lỗi đối với động tác Nghiêm và động tác Nghỉ cho học
sinh thì việc chia nhóm luyện tập là rất quan trọng. Việc chia nhóm phải khoa
học, trong một nhóm phải có cả những em làm tốt và những em làm chưa tốt để
những em làm tốt kèm cặp những em làm chưa tốt. Làm việc nhóm là sự kết
hợp sức mạnh cá nhân để xây dựng lên một sức mạnh tập thể tốt, chính vì thế
trong làm việc nhóm, mỗi thành viên có điều kiện tập trung vào điểm mạnh của
mình, rèn dũa bổ sung cho nhau để có được kết quả học tập tốt nhất. Ngoài ra
việc chia nhóm cịn nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo, thuyết
trình, thực hành khẩu lệnh đến động tác.
Bước 2: Chọn những em có khẩu lệnh to rõ, thực hiện động tác thuần thục
làm chỉ huy các cặp tập. Người chỉ huy đứng đầu hàng ở giữa và tiến hành hơ
khẩu lệnh: “Nghiêm”. (như hình dưới)
- Nhịp "Một": hai gót chân đặt sát vào nhau, nằm trên một đường thẳng
ngang, hai bàn chân mở rộng một góc 45 o (tính từ mép trong của bàn chân), hai
đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân, ngực nở, bụng hơi thót
lại, hai vai thăng bằng, hai tay nắm và bng thẳng, năm ngón tay gập khuỷu ở
đốt thứ hai, đốt thứ ba và mu bàn tay thành một đường thẳng, ngón tay giữa đặt
theo đường chỉ quần, đầu ngay, miệng ngậm, cằm thu, mắt nhìn thẳng. Giữ
7



nguyên động tác, người chỉ huy nhắc nhở chỉnh sửa động tác, đồng thời từng cặp
đứng đối diện tự chỉnh sửa động tác cho nhau.
- Nhịp "Hai": Khẩu lệnh " Nghỉ", đầu gối chân trái hơi chùng, sức nặng
toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn giứ như tư thế đứng
nghiêm, khi mỏi chuyển về tư thế nghiêm rồi đổi chân.
Cứ như vậy cho học sinh thực hiện từ 3 đến 5 lần. Trong quá trình học sinh
thực hiện động tác giáo viên quan sát các cặp tập của 8 nhóm, kết hợp với chỉ huy
các cặp tập chỉnh sửa động tác tay và chân cho học sinh thông qua động tác mẫu.
2. Động tác quay tại chỗ:
Ý nghĩa: Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí
đứng. Quay tại chỗ là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong
phân đội đựơc trật tự, thống nhất.
a. Quay bên phải:
*Bước 1: Làm nhanh ( GV tự hô và thực hiện động tác)
* Bước 2: Làm chậm có phân tích
- Khẩu lệnh: “Bên phải – Quay”. Có dự lệnh và động lệnh, dự lệnh “Bên
phải”, động lệnh “Quay”
- Nghe dứt động lệnh “Quay” thực hiện hai cử động:
+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy
gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với đà xoay của thân người
quay tồn thân sang phải một góc 900, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.
+ Cử động 2: Đưa chân trái lên, đặt hai gót chân sát vào nhau thành tư thế
đứng nghiêm.
* Bước 3: Làm tổng hợp (GV tự hơ và thực hiện động tác có phân chia cử động)
b. Quay bên trái:
* Bước 1: Làm nhanh (GV tự hô và thực hiện động tác)
* Bước 2: Làm chậm có phân tích
- Khẩu lệnh:“Bên trái – Quay”. Có dự lệnh và động lệnh, dự lệnh “Bên
trái”, động lệnh là “Quay”
- Nghe dứt động lệnh“Quay” thực hiện hai cử động:

+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy
gót chân trái và mũi chân phải làm trụ, phối hợp với đà xoay của thân người
quay tồn thân sang trái một góc 900, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái.
+ Cử động 2: Đưa chân phải lên, đặt hai gót chân sát vào nhau thành tư thế
đứng nghiêm.
* Bước 3: Làm tổng hợp (GV tự hơ và thực hiện động tác có phân chia cử
động)
- Sau đó GV cho học sinh xem tranh về động tác Quay bên trái
c. Quay nửa bên phải
- Khẩu lệnh:“Nữa bên phải – Quay”.
- Nghe dứt động lệnh“Quay” thực hiện hai cử động như quay bên phải, chỉ
khác là quay sang phải một góc 450
d. Động tác quay nửa bên trái
- Khẩu lệnh:“Nữa bên trái – Quay”.
8


- Nghe dứt động lệnh“Quay” thực hiện hai cử động như quay bên trái, chỉ
khác là quay sang trái một góc 450
e. Quay đằng sau
* Bước 1: Làm nhanh (GV tự hô và thực hiện động tác)
* Bước 2: Làm chậm có phân tích
- Khẩu lệnh:“Đằng sau – Quay. Có dự lệnh và động lệnh, dự lệnh“Đằng
sau”, động lệnh “Quay”
- Nghe dứt động lệnh“Quay” thực hiện hai cử động:
+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, lấy gót chân trái và mũi chân
phải làm trụ, phối hợp với sức tồn thân quay sang trái về sau một góc 180 0 khi
quay sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, quay xong đặt bàn chân trái xuống.
+ Cử động 2: Chân phải đưa lên, đặt hai gót chân sát vào nhau thành tư thế
đứng nghiêm.

* Bước 3: Làm tổng hợp (GV tự hơ và thực hiện động tác có phân chia cử động)
Điểm chú ý: Tư thế vững vàng, không xiêu vẹo, hai tay không vung khi
quay, không quay bằng cả bàn chân, khi quay đằng sau không đưa một bàn chân
về sau để quay.
e. Cách phát hiện một số lỗi thường gặp trong huấn luyện động tác Quay
tại chỗ
Áp dụng phương pháp phát hiện lỗi như động tác Nghiêm và động tác
Nghỉ, tôi nhận thấy trong thực hiện động tác Quay tại chỗ học sinh thường mắc
các lỗi sau: Khi quay học sinh thường hay lấy đà, quay bằng cả bàn chân, mặt
nhìn xuống đất, người bị nghiêng không đứng vững, tay bị vung khi quay.
g. Cách sửa lỗi cho học sinh khi huấn luyện động tác Quay tại chỗ
Từ những lỗi trên trong quá trình luyện tập tôi luôn bám sát, theo dõi và
sửa tập cho các bộ phận, thực hiện sai đâu sửa đó, ít người sai thì sửa trực tiếp,
nếu nội dung sai có tính phổ biến thì tập trung các nhóm trưởng hoặc tồn lớp
học để thống nhất lại nội dung đó. Khi sửa tập chủ yếu dùng khẩu lệnh, làm
động tác mẫu để sửa, không dùng tay sửa trực tiếp cho người tập, sửa tập phải
kiên trì, tỉ mỉ, khơng nóng vội, khơng gị ép người tập. Cụ thể tơi tiến hành theo
các bước sau:
Giáo viên đưa ra phương pháp và hướng dẫn học sinh tập luyện:
Để tránh tình trạng học sinh thực hiện động tác sai, chậm so với khẩu lệnh và
nhầm động tác. Tôi chia động tác“Bên phải – Quay” ra các bước sau:
Bước 1: Chia lớp thành 4 tiểu đội, mỗi tiểu đội tập hợp thành 1 hàng
ngang, chọn 4 em có khẩu lệnh to rõ, làm thành thục động tác làm tiểu đội
trưởng. Người chỉ huy đứng giữa và hơ khẩu lệnh “bên phải…quay” có dự lệnh
kéo dài để các em xác định hướng quay.
Nhịp "Một": Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy
gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với đà xoay của thân người
quay toàn thân sang phải một góc 900, sức nặng tồn thân dồn vào chân phải.
Giữ nguyên động tác, người chỉ huy nhắc nhở chỉnh sửa động tác.
Nhịp "Hai" Đưa chân phải lên, đặt hai gót chân sát vào nhau thành tư thế

đứng nghiêm.
9


Từ đây giáo viên hoặc người chỉ huy quan sát chỉnh sửa động tác tay và
chân cho học sinh, sau khi nhắc nhở chỉnh sửa song, người chỉ huy hô khẩu lệnh
về vị trí cũ, thì học sinh đưa tay và chân về vị trí ban đầu vào tư thế chuẩn bị. Cứ
như vậy cho học sinh thực hiện từ 3 đến 4 lần . Do học sinh chưa kịp thích ứng
giữa khẩu lệnh với động tác nên khơng cần hô khẩu lệnh theo đúng nhịp độ mà
phải hô chậm hơn .
Bước 2: Tương tự như trên người chỉ huy sau khi hơ động lệnh "Quay" thì
hơ tiếp nhịp "một". Người tập cũng thực hiện động tác tương tự như trên, nhưng
trọng tâm cơ thể dồn vào chân phải, học sinh giữ nguyên động tác để giáo viên
hoặc người chỉ huy chỉnh sửa động tác. Ở tư thế này thì học sinh đã chuẩn bị sẵn
sàng tích ứng cho cử động 2. Cứ như vậy cho học sinh thực hiện từ 3 đến 4 lần .
Bước 3: Thực hiện hô khẩu lệnh như trên nhưng lần này hô tiếp nhịp 2, học
sinh làm theo khẩu lệnh ở cử động 2 đó là đưa chân trái lên, đặt hai gót chân sát
vào nhau thành tư thế đứng nghiêm. Học sinh giữ nguyên động tác để giáo viên
hoặc người chỉ huy chỉnh sửa động tác. Cứ như vậy cho học sinh thực hiện từ 3
đến 4 lần.
Tương tự các động tác“Bên trái - Quay”, “Đằng sau - Quay”, tôi củng tiến
hành phương pháp sửa như trên.
3. Động tác chào
Ý nghĩa: Động tác chào biểu thị tính tổ chức, tính kĩ luật, tinh thần đồn
kết, nếp sống văn minh và tơn trọng lẫn nhau.
a. Động tác chào cơ bản khi đội mũ cứng, mũ kêpi
* Bước 1: Làm nhanh (GV tự hô và thực hiện động tác)
* Bước 2: Làm chậm có phân tích
- Khẩu lệnh:“Chào”. Có động lệnh khơng có dự lệnh.
- Nghe dứt động lệnh“Chào”, tay phải đưa theo một đường gần nhất, đặt đầu

ngón tay giữa chạm vào bên phải vành mũ, năm ngón tay khép lại và duỗi thẳng, bàn
tay úp xuống và hơi chếch về trước, bàn tay và cẳng tay thành một đường thẳng,
cánh tay cao ngang tầm vai, mất nhìn thẳng vào đối tượng mình chào.
* Thôi chào
- Khẩu lệnh" Thôi"
- Nghe dứt động lệnh" Thôi", tay phải bỏ xuống theo đường gần nhất thành
tư thế đứng nghiêm.
* Bước 3: Làm tổng hợp ( GV tự hơ và thực hiện động tác )
b. Động tác nhìn bên phải ( trái) chào
- Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải ( trái) - Chào”.
- Nghe dứt động lệnh “Chào”, tay phải đưa lên vành mũ chào, đồng thời đánh
mặt sang phải ( trái) một góc 450 và nhìn lên 50 ( tay không đưa theo vành mũ)
* Thôi chào
- Khẩu lệnh " Thôi"
- Nghe dứt động lệnh " Thôi", tay phải đưa xuống theo đường gần nhất,
đồng thời quay mặt về thành tư thế đứng nghiêm.
- Sau đó GV cho học sinh xem tranh về động tác Chào; bên phải (trái) Chào
c. Chào khi không đội mũ
10


Quân nhân mặc quân phục khi không đội mũ, trong trường hợp: Gặp nhau
hoặc tiếp xúc với người nước ngoài, khi báo cáo cấp trên, khi bắt tay cấp trên,
khi giới thiệu chương trình, tham gia văn hóa văn nghệ... Vẫn thực hiện động tác
chào như khi đội mũ, chỉ khác đầu ngón tay giữa ngang đi lơng mày bên phải.
d. Chào khi đến gặp cấp trên
Đến trước cấ trên từ 3 - 5 bước đứng nghiêm, giơ tay chào và báo cáo. Báo
cáo xong bỏ tay xuống. Nội dung báo cáo như sau:
- Đối với cấp trên trực tiếp: "Báo cáo đồng chí, chức vụ hoặc cấp bậc, nội
dung cần báo cáo, (Hết)!

Ví dụ: "Báo cáo đồng chí trung đội trưởng, theo lệnh gọi của đồng chí, tơi
có mặt nhận nhiệm vụ, (Hết)!
- Đối với cấp trên không trực tiếp: '' Xưng họ tên, chức vụ hoặc cấp bậc,
báo cáo đồng chí, chức vụ hoặc cấp bậc, nội dung cần báo cáo, (Hết)!
Ví dụ: "Tơi Nguyễn Văn A, tiểu đội trưởng Tiểu đội 1- Trung đội 2 - Đại
đội 3. Báo cáo đồng chí Tiểu đồn trưởng, theo lệnh gọi của đồng chí, tơi có mặt
nhận nhiệm vụ, (Hết)!
Khi được phép đi, quân nhân phải chào, khi cấp trên đáp lễ xong, bỏ tay
xuống, rồi quay về hướng định đi, sau khi quay xong trở về tư thế đứng nghiêm,
sau đó đi đều hoặc chạy đều về vị trí.
Trong trường hợp khơng thể dùng tay để chào thì đứng nghiêm. Nếu đang
đi, vừa đi vừa quay mặt vào người mình chào, có thể kết hợp với lời nói để chào.
- Điểm chú ý: Khi đưa tay chào, không đưa vịng, năm ngón tay khép lại,
khi chào khơng nghiêng đầu, người ngay ngắn nghiêm túc. Không cười đùa
không liếc mắt, khơng nhìn người khác trong khi chào. Khi mang găng tay vẫn
chào bình thường.
Động tác chào biểu thị tính tổ chức, tính kỉ luật, tinh thần đồn kết, nếp
sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau
e. Cách phát hiện một số lỗi thường gặp trong huấn luyện động tác Chào
Vận dụng phương pháp phát hiện lỗi như động tác Nghiêm và động tác
Nghỉ, tôi nhận thấy trong thực hiện động tác Chào học sinh thường mắc các lỗi
sau: Khi đưa tay lên chào học sinh thường đưa vịng, năm ngón tay khơng khép
và cong, đầu ngón tay trỏ để khơng sát vành mũ, nghiêng đầu, liếc mắt, khơng
nhìn thẳng vào đối tượng mình chào.
g. Cách sửa lỗi cho học sinh khi huấn luyện động tác Chào
Để sửa các lỗi trên tôi thực hiện các bước theo tuần tự như sau:
Bước 1: Biên chế lớp thành 4 tiểu đội; 4 tiểu đội tôi lại chia thành 2 cặp để
tập: cặp một gồm tiểu đội 1 và tiểu đội 2, cặp hai gồm tiểu đội 3 và tiểu đội 4,
mỗi cặp xếp thành hai hàng ngang đứng đối diện nhau.
Bước 2: Người chỉ huy đứng đầu hàng ở giữa và tiến hành hơ khẩu

lệnh:“Chào. (như hình dưới)
Nhịp "Một": tay phải đưa theo một đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa
chạm vào bên phải vành mũ, năm ngón tay khép lại và duỗi thẳng, bàn tay úp
xuống và hơi chếch về trước, bàn tay và cẳng tay thành một đường thẳng, cánh
11


tay cao ngang tầm vai, mất nhìn thẳng vào đối tượng mình chào. Giữ nguyên
động tác, người chỉ huy nhắc nhở chỉnh sửa động tác.
- Nhịp "Hai" - Khẩu lệnh " Thôi", tay phải bỏ xuống theo đường gần nhất
thành tư thế đứng nghiêm.
Cứ như vậy cho học sinh thực hiện từ 3 đến 4 lần. Trong quá trình học sinh
thực hiện động tác giáo viên chỉnh sửa động tác tay và chân cho học sinh thông
qua động tác mẫu. Thực hiện như vậy cho đến khi học sinh làm đúng và thuần
thục động tác.
4. Động tác đi đều đứng lại, đổi chân khi đang đi đều
Ý nghĩa: Dùng khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có trật tự biểu hiện
sự thống nhất, hùng mạnh, nghiêm trang của quân đội.
a. Động tác đi đều:
Khẩu lệnh:“Đi đều – bước” có dự lệnh và động lệnh, “đi đều” là dự lệnh,
“bước” là động lệnh. Khi nghe dứt động lệnh “bước” thực hiện hai cử động sau:
Cử động 1: Chân trái bước lên cách chân phải 60cm tính từ gót bàn chân
nọ đến gót bàn chân kia, đặt gót chân rồi đặt cả bàn chân xuống đất, sức nặng
thân người dồn vào chân trái; đồng thời tay phải đánh về phía trước, khuỷu tay
gập lại và nâng lên cánh tay trên tạo với thân người một góc khoảng 60 độ, bàn
tay và cánh tay dưới thành một đường thăng bằng song song với mặt đất, cách
thân người 20 cm, có độ dừng, bàn tay úp xuống, cổ tay khóa lại, khớp xương
thứ ba của ngón tay trỏ cao ngang mép dưới và thẳng với cúc túi áo ngực bên
trái; tay trái đánh về sau, tay thẳng, sát thân người, hợp với thân người một góc
45 độ, có độ dừng, lịng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng.

Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60cm, tay trái đánh ra phía
trước như tay phải, tay phải đánh ra phía sau như tay trái ở cử động 1. Chỉ khác
khớp xương thứ 3 của ngón tay trỏ tay trái cao ngang thẳng với mép dưới của
cúc túi áo ngực bên phải. Cứ như vậy chân nọ tay kia bước với tốc độ 106 bước
trong một phút.
b. Động tác đứng lại:
Khẩu lệnh: “Đứng lại – Đứng”, có dự lệnh và động lệnh “Đứng lại” là dự
lệnh, “Đứng” là động lệnh. (dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải). Khi
nghe dứt động lệnh “Đứng” thực hiện 2 cử động sau:
Cử động 1: Chân trái bước lên một bước, bàn chân đặt chếch sang trái
o
22,5 , hai tay vẫn đánh.
Cử động 2: Chân phải đưa lên đặt sát với chân trái, bàn chân chếch sang
phải 22,5o, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
*Những điểm chú ý:
- Khi đánh tay ra phía trước giữ đúng độ cao.
- Đánh tay ra phía sau thẳng tự nhiên.
- Giữ đúng độ dài bước và tốc độ đi.
- Người ngay ngắn, không nhìn xung quanh, khơng nói chuyện.
- Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui.
c. Động tác đổi chân trong khi đi
12


Khi đang đi đều thấy sai nhịp đi chung của đội hoặc sai nhịp hơ của người
chỉ huy thì phải đổi chân ngay.
Động tác đổi chân có 3 cử động:
Cử động 1: Chân trái bước lên một bước.
Cử động 2: Chân phải bước tiếp 1 bước ngắn (bước đệm) đặt sau gót chân
trái, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về phía trước 1 bước

ngắn, hai tay hơi dừng lại không đánh.
Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp bước
thống nhất.
*Những điểm chú ý:
+ Khi thấy đi sai nhịp chung phải đổi chân ngay.
+ Khi đổi chân không nhảy cò.
+ Tay, chân phối hợp nhịp nhàng.
e. Một số lỗi thường gặp trong huấn luyện động tác đi đều đứng lại, đổi
chân khi đang đi đều
Vận dụng phương pháp phát hiện lỗi như thực hiện đối với ba vấn đề huấn
luyện trên, tôi nhận thấy trong thực hiện động tác đi đều đứng lại, đổi chân khi
đang đi đều học sinh thường mắc các lỗi sau:
+ Về khẩu lệnh: khi hơ hẩu lệnh học sinh có thói quen là "Giậm chân tại
chổ Giậm" như vậy khẩu lệnh ở đây đã bị sai đó là dự lệnh thừa hai từ "tại chổ"
+ Về động tác: Khi nghe dứt động lệnh "Giậm" học sinh không nhấc chân
trái lên ngay, mà thường nhấc chân chậm hơn khi có nhịp một thì mới nhấc chân
và đánh tay, như vậy đông tác đã bị sai một nhịp. Tay đánh ra phía trước khơng
đúng độ cao, tay đánh ra phía sau khơng thẳng, chân bước khơng đủ cự li, người
không ngay ngắn. Động tác đổi chân thường hay nhảy cò.
g. Cách sữa lỗi cho học sinh khi huấn luyện động tác đi đều đứng lại,
đổi chân khi đang đi đều
Động tác đi đều đứng lại, đổi chân khi đang đi đều là động tác khó nhất
trong huấn luyện đội ngũ cho học sinh. Vì vậy để giúp học sinh nắm được từng
cử động và thực hiện được động tác tránh những sai sót như thực hiện động tác
sai, chậm so với khẩu lệnh và nhầm động tác, theo thói quen là chân thuận bước
trước. Tơi chia động tác đi đều ra các bước sau:
Bước 1: Chia lớp thành 4 tiểu đội, chọn 4 em có khẩu lệnh to rõ, làm thành
thục động tác làm tiểu đội trưởng. Mỗi tiểu đội chuẩn bị hai cọc gỗ có khức
thước và dây cước để lấy độ cao đánh tay. Cắm hai cọc và căng dây theo đúng
độ cao và cự ly theo quy định. Tiểu đội trưởng tập hợp tiểu đội thành 1 hàng

ngang phía sau giây, người ở tư thế đứng nghiêm và hô khẩu lệnh cho tiểu đội
tập chậm động tác “Đi đều – bước”
Nhịp "Một" tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập cánh tay hơi
nâng lên, cánh tay trên hợp với thân người một góc 60 độ, cánh tay dưới thành
đường thẳng bằng, song song với mặt đất, cách thân người 20cm, nắm tay úp
xuống, cổ tay khố, khớp xương thứ ba của ngón tay chỏ cao ngang và thẳng với
cúc áo ngực bên trái, (đối với quân nhân nữ khi mặc áo quân phục mùa hè, mép
trên cánh tay dưới cao ngang với cúc áo thứ hai từ trên xuống, cách thân
13


người 20cm, khớp xương thứ 3 của ngón tay trỏ thẳng giữa ngực áo bên trái. Tay
trái đánh về sau cánh tay thẳng, sát với thân người, hợp với thân người một góc
45 độ có độ dừng, lịng bàn tay cong vào trong, mắt nhìn thẳng. Giữ nguyên
động tác, người chỉ huy nhắc nhở chỉnh sửa động tác. (như hình trên)
Nhịp "Hai" tương tự như động tác "Một" nhưng chỉ đổi tay, tay trái đánh ra
trước, tay phải đánh ra sau. Giữ nguyên động tác người chỉ huy nhắc nhở chỉnh
sửa động tác.
Bước hai: Người chỉ huy hô khẩu lệnh: "Đi đều - bước" Nghe dứt động
lệnh " Bước" đồng loạt bước chân trái lên trước gót chân chạm đất, đồng thời tay
phải đánh ra phía trước, tay trái đánh ra sau, giữ nguyên động tác, trọng tâm cơ
thể giữ nguyên bên chân phải. Từ đây giáo viên hoặc người chỉ huy quan sát
chỉnh sửa động tác tay và chân cho học sinh, sau khi nhắc nhở chỉnh sửa song,
người chỉ huy hơ khẩu lệnh về vị trí cũ, thì học sinh đưa tay và chân về vị trí ban
đầu vào tư thế chuẩn bị. Cứ như vậy cho học sinh thực hiện từ 3 đến 4 lần . Do
học sinh chưa kịp thích ứng giữa khẩu lệnh với động tác nên không cần hô khẩu
lệnh theo đúng nhịp độ mà phải hô chậm hơn.
Bước ba: Tương tự như trên người chỉ huy sau khi hơ động lệnh "bước" thì
hơ tiếp nhịp "Một" . Người tập cũng thực hiện động tác tương tự như trên,
nhưng

trọng tâm cơ thể lại nhanh chóng chuyển về phía trước (chân trái) giữ ngun
động tác để giáo viên hoặc người chỉ huy chỉnh sửa động tác. Ở tư thế này thì
học sinh đã chuẩn bị sẵn sàng tích ứng cho cử động 2. Cứ như vậy cho học sinh
thực hiện từ 3 đến 4 lần .
Bước bốn: Thực hiện hô khẩu lệnh như trên nhưng lần này hô tiếp nhịp 2,
học sinh làm theo khẩu lệnh ở cử động 2 đó là chân phải bước lên gót chân
chạm đất đồng thời tay trái đánh ra trước tay phải đánh ra sau, giữ nguyên động
tác
để
giáo viên hoặc người chỉ huy chỉnh sửa động tác. Cứ như vậy cho học sinh thực
hiện từ 3 đến 4 lần.
Bước năm: Lúc này học sinh đã tương đối quen với khẩu lệnh và động tác,
ta có thể hơ khẩu lệnh theo đúng với nhịp độ, liên tục theo nhịp 1-2, 1-2 và
từng bước hoàn chỉnh động tác.
Đối với động tác đổi chân: giáo viên chia ra các bước tập chậm theo nhịp sau:
Nhịp "Một": Chân trái bước lên một bước. Đang ở tư thế đi đều. Giữ
nguyên động tác, người chỉ huy nhắc nhở chỉnh sửa động tác.
Nhịp "Hai" Chân phải bước tiếp 1 bước ngắn (bước đệm) đặt sau gót chân
trái, dùng mũi bàn chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về phía trước 1 bước
ngắn, hai tay hơi dừng lại không đánh. Giữ nguyên động tác, giáo viên
hoặc người chỉ huy quan sát chỉnh sửa động tác tay và chân cho học sinh.
Nhịp "Ba" Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp bước
thống nhất.
Từ đây giáo viên hoặc người chỉ huy quan sát chỉnh sửa toàn bộ các cử
động cho học sinh, sau khi nhắc nhở chỉnh sửa song, người chỉ huy hô khẩu lệnh
14


về vị trí cũ, thì học sinh đưa tay và chân về vị trí ban đầu vào tư thế chuẩn bị. Cứ
như vậy cho học sinh thực hiện từ 3 đến 4 lần.


Hình 2. Đội hình tiểu đội tham gia Hội thi GDQP-AN cấp tỉnh năm học 2020-2021

4. Hiệu quả của sáng kiến đối với học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số
ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn
Trong nhiều năm giảng dạy bộ mơng Giáo dục Quốc phòng – An ninh,
đặc biệt là việc kết hợp các phương pháp giáo dục như: lồng ghép qua các bài
dạy trên lớp, qua kiểm tra đánh giá, qua trải nghiệm thực tế, hướng dẫn hs tham
gia các cuộc thi, hội thi GDQP-AN của Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm
học 2020-2021 vừa qua, trường THCS&THPT Như Thanh, kết quả đạt được
như sau:
- Về kết quả kiểm tra kiến thức: Học sinh hiểu bài, hiểu vấn đề theo tư duy,
nắm vững được kiến thức kỹ năng và vận dụng linh hoạt hơn.
- Về năng lực: Các em bước đầu hình thành những kỹ năng. Thơng qua học
bài mới trên lớp, làm bài thi, kiểm tra… các em đã phát huy được một số năng
lực chung và chuyên biệt như: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp
tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng, tìm kiếm và xử lí thơng tin,
năng lực khảo sát thực tế.
- Về phẩm chất được hình thành cho học sinh: Đó là các phẩm chất: biết
u q bản thân và có trách nhiệm với bản thân, yêu quê hương đất nước, ý
thức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, biết sống và làm việc theo pháp
luật, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giáo dục Quốc phòng – An ninh, tham gia
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
15


- Về tính ứng dụng của đề tài: Đề tài này không chỉ ứng dụng được đối với
khối lớp 10 mà cịn có áp dụng một số tiết đầu khối lớp 11, 12. Phương pháp sửa
lỗi đối với bài Điều lệnh đội ngũ được tiến hành ở nhiều năm học, có thể thay
đổi, bổ sung biện pháp giáo dục cho phù hợp với hướng phát huy năng lực,

phẩm chất của người học.
Từ những kết quả trên cho thấy việc dạy học Điều lệnh đội ngũ cho học
sinh là khả thi và hiệu quả. Nó khơng chỉ giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến
thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa mà còn phát triển tư duy sáng tạo
của học sinh, hình thành kĩ năng, phẩm chất đạo đức và lý tưởng cho học sinh.
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh là
một nội dung quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm giáo dục cho
thế hệ trẻ nhận thức đúng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng hồn thiện nhân cách con người
Việt Nam trong giai đoạn mới. Bởi vậy muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả
giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh, mỗi giáo viên cần nhận thức sâu
sắc hơn nữa vị trí, vai trị của mơn học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đổi mới phương pháp giảng phần thực hành mơn học Giáo dục Quốc
phịng- An ninh là yêu cầu cấp thiết, quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng
môn học. Đặc biệt, đây lại là mơn học mang tính đặc thù cao, nếu giáo viên
khơng có phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt dễ dẫn tới sự “khô cứng”,
nhàm chán.
Huấn luyện điều lệnh cho học sinh trong trường phổ thơng có ý nghĩa rất
quan trọng nhằm giáo dục cho học sinh tinh thần cách mạng, phát huy bản chất
truyền thống của quân đội, nêu cao ý thức tự giác tinh thần trách nhiệm, rèn
luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, triệt để tơn trọng sự lãnh đạo và chỉ huy, chấp
hành nghiêm chỉnh mọi mệnh lệnh, chỉ thị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
được giao.
Tuy nhiên trong huấn luyện Điều lệnh là nội dung khó và cịn nhiều bất cập
vì vậy tơi rất trăn trở, chính vì thế tơi mạnh dặn đề xuất một số phương pháp sửa
lỗi cho học sinh trong huấn luyện Điều lệnh đội ngũ từng người khơng có súng,
đề tài là sự đúc rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy và áp dụng có hiệu quả
thực tế ở trường tơi cơng tác.

Vì điều kiện thời gian hạn hẹp, nguồn tài liệu chưa nhiều, cùng với trình độ
cịn hạn chế, nên đề tài không tránh được những hạn chế bất cập, vì vậy tơi hy
vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của đội ngũ giáo viên
Giáo dục Quốc phịng - An ninh trong tồn tỉnh.
2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường: Quan tâm hơn nữa đến bộ mơn Giáo dục quốc
phịng - An ninh cho học sinh ở cả hai cấp học. Nhà trường phối hợp với Đoàn
16


thanh niên để thường xuyên tổ chức giáo dục cho học sinh tất cả các khối lớp
trong trường.
- Đối với cấp trên: Đổi mới mạnh mẽ nội dung sách giáo khoa theo hướng
tinh giản nội dung ghi nhớ, tăng cường tính vận dụng thực tiễn và tính giáo dục
phù hợp với bộ môn. Linh hoạt cho các nhà trường chủ động xây dựng phân
phối chương trình sao cho thật sự khoa học và hiện đại.
Trên đây là những kết quả của quá trình nghiên cứu và triển khai thực
nghiệm đề tài "Cách sửa lỗi cho học sinh lớp 10 thông qua bài Điều lệnh đội
ngũ từng người khơng có súng ở trường THCS&THPT Như Thanh ", Rất
mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để bản thân tôi tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện, nhằm triển khai áp dụng những biện pháp này hiệu quả nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Như Thanh, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Người thực hiện
Tôi cam đoan SKKN không sao chép từ các
sáng kiến kinh nghiệm của người khác


Trịnh Văn Thanh

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục - 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.
2. Bộ Tổng Tham mưu, tài liệu tập huấn Điều lệnh Đội ngũ năm 2008..
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục Quốc phịng – An ninh
cấp Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục – 2007
4. Các văn bản Hướng dẫn chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Trường
THCS&THPT Như Thanh.

1


Mẫu 1 (2)

DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Văn Thanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS & THPT Như Thanh.

TT

1.


2.

3.

4.

5.

Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp giáo dục
học sinh cá biệt ở trường
THPT Hoằng Hóa 2.
Cơng tác chủ nhiệm lớp ở
trường THPT
Một vài kinh nghiệm và giải
pháp nâng cao chất lượng giáo
dục quốc phòng – an ninh cho
học sinh trường THPT Hoằng
Hóa 2
Một số kiến thức cơ bản về
biển, đảo giúp học sinh nắm
vững bài “ Bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ và biên giới quốc gia”
môn GDQP-AN lớp 11
Sử dụng phương pháp “ thảo
luận nhóm” theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh
trường THPT Hoằng Hóa 2.


Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

- QĐ số: 462/QĐSGD&ĐT ngày
19/12/2007 của

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2006 - 2007

C

2010 - 2011

B

2012 - 2013


C

2014 - 2015

C

2018 - 2019

GĐ Sở GD&ĐT
Thanh Hóa .

- QĐ số: 539/QĐSGD&ĐT ngày
18/10/2011 của
GĐ Sở GD&ĐT
Thanh Hóa .

- QĐ số:743/QĐSGD&ĐT ngày
04/11/2013 của
GĐ Sở GD&ĐT
Thanh Hóa .

- QĐ số: 988/QĐSGD&ĐT ngày
03/11/2015 của
GĐ Sở GD&ĐT
Thanh Hóa .

- QĐ số:
2007/QĐSGD&ĐT ngày
08/11/2019 của
GĐ Sở GD&ĐT

Thanh Hóa .



×