Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN kinh nghiệm sử dụng phương pháp STEM trong dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.21 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEM
TRONG DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH

Người thực hiện: Lê Bá Sơn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn):Sinh học

THANH HỐ NĂM 2021


PHỤ LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài1
1.2. Mục đích nghiên cứu2
1.3.Đối tượng nghiên cứu2
1.4. Phương pháp nghiên cứu2
1.5. Những điểm mới trong SKKN2
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến1-2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm3.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoắc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân,


đồng nghiệp và nhà trường14
3. Kết luận, kiến nghị14
3.1. Kết luận15
3.2. Kiến nghị15
Tài liệu tham khảo

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
- Quyết định số 2653/ QĐ-BGD ĐT ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo
dục triển khai chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghi quyết 29NQ/TW.
- Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018 là giúp học sinh phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo..
- Để đạt mục tiêu giáo dục 2018 thì việc đổ mới phương pháp giáo dục, giáo lục
phát triển năng lực của học sinh là điều bắt buộc.
- Tuy nhiên nội dung sách giáo khoa đang sử dụng có nội dung kiến thức được
phân chia theo từng bài, kiến thức các mơn ít có mối liên quan dẫn tới học sinh rất
khó trong việc sử dụng kiến thức liên mơn để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Chương trình dạy học mang năng kiến thức hàn lâm ít có trải nghiệm thực tế vì
vậy khó phát triển được năng lực người học.
- Phương pháp dạy học chủ yếu chú trọng đến truyền thụ kiến thức là chính đãn tới
học sinh ít có hứng thú và chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Chính vị vậy
việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng
- Trong những phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển năng lực của học sinh thì
phương pháp dạy học STEM có vai trị quan trọng.

- Giáo dục STEM là một chương trình dạy học dựa trên ý tưởng trang bị cho người
học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán
học theo cách tiếp cận liên mơn và người học có thể ứng dụng để giải quyết vấn đề
trong đới sống hàng ngày.
Giáo dục STEM có thể tạo ra những con người có đầy đủ năng lực đáp ứng được
nhu cầu về chất lượng nhân lực trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.
Giáo dục STEM giúp học sinh đánh giá được năng lực, sở thích của bản thân từ đó
giúp định hướng lựa chon và phát triển nghề trong tương lai.
Giáo dục STEM giúp hình thành kiến thức, các kỹ năng, năng lực ở học sinh một
cách tự nhiên thơng qua những tình huống phối hợp, tranh luận để cùng nhau giải
quết một vấn đề gặp phải trong nhiệm vụ học tập được giao.
1


Giáo dục STEM giúp khơi dậy niềm đam mê khám pha những tri thức ở học sinh
đó là những tình huống học sinh gặp phải trong đời sống hàng ngày ….
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu vai trị của giáo dục STEM trong dạy học định hướng phát triển phẩm
chất và năng lực của học sinh đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn lao động trong
cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0.
- Nghiên cứu chương trình sinh học, CN trong trương trình giáo dục phổ thơng để
tìm bài dạy có kiến thức nền phù hợp để xây dựng chủ đề STEM.
- Xây dựng phương án để đánh giá kết quả thực hiện chủ đề STEM.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài này được thực hiện ở đối tượng nghiên cứu là học sinh THPT, năm học 2020
-2021.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Sử dụng phương pháp quan sát quá trình học tập ở học sinh.
- Khảo sát mức độ hứng thú học tập của học sinh.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

- Sử dụng kiến thức liên môn.
- Học sinh dưới sự phân công hướng dẫn của giáo viên, phải tự tiến hành nghiên
cứu tài liệu, thiết kế quy trình kỹ thuật, bảo vệ quy trình, tiến hành sản xuất thử
nghiệm, tính tốn giá thành, sản xuất sản phẩm, trình bày kết quả.
- Từ quá trình nghiên cứu, sản xuất… giúp hình thành và phát triển kiến thức, kỹ
năng và năng lực ở học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUÂN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu
biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá
nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
2


Để đạt được mục tiêu giáo đục ngoài về xây dựng chương trinh sách giáo
khoa thì vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục là rất quan trọng.
Có rất nhiều phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh
trong đó phương pháp STEM có rất nhiều lợi thế.
STEM là phương pháp giáo dục tích hợp 4 bộ môn, bao gồm Science (Khoa
học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học).
Theo “Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ” (NSTA), điểm đặc biệt
của phương pháp này là cách tiếp cận liên ngành trong q trình học và lồng ghép
các kiến thức lí thuyết trong bối cảnh thực tiễn. Nhờ vậy, học sinh có cái nhìn vừa

đa chiều vừa có tính ứng dụng cao.
Ở Việt Nam, STEM cũng được đặc biệt quan tâm. Năm 2017, chính phủ đã
ra định hướng áp dụng STEM vào chương trình phổ thơng, thí điểm tại một số
điểm như trường Tiểu học FPT. Bên cạnh đó, các trung tâm như Học viện STEM.
Giáo dục STEM, hiểu theo hướng tiếp cận giải quyết vấn đề, là một định hướng
giáo dục mà ở đó học sinh sử dụng kiến thức và kỹ năng của những lĩnh vực khoa
học - công nghệ - kỹ thuật và toán học để giải quyết những vấn đề thực tế của cuộc
sống.
Như vậy, đào tạo theo hướng liên ngành sẽ giúp các con phát triển bản thân
được tối đa – từ tư duy logic với Toán, kiến thức khoa học, nắm bắt công nghệ đến
việc tự tin ứng dụng vào kỹ thuật. Đây sẽ là chìa khố giúp con giải quyết vấn đề
thơng minh và hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ được học bằng thực tiễn, các con cịn có
khả năng nhìn nhận nhu cầu và phản ứng của xã hội trước những vấn đề kỹ thuật
của đời sống. Điều này cực kì giá trị trong thời đại bùng nổ công nghệ, khi sự
nhanh nhạy trước biến đổi của thị trường được coi là một trong những nhân tố hàng
đầu quyết định năng lực nhân sự.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trong trường học vẫn chủ yếu sử dung các phương pháp dậy học truyền dạy
kiến thức là chủ yếu, ít quan tâm tổ chức các hoạt động của học sinh.
Giáo viên chỉ cố gắng truyền dạy kiến thức, học sinh nắm kiến thức để có thể
làm bài kiểm tra, bài thi nhằm mục đích lấy điểm cao.
Kiến thức mỗi mơn gần như độc lập, ít có sử dụng kiến thức liên môn trong
dạy và học.
Nội dung bài dạy nằm trong sách giáo khoa đa số đã lạc hậu và ít có ứng
dụng trong thực tế. Học sinh học ít có hứng thú, ít tích cực trong hoạt động học.
3


2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HOẶC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Có nhiều giải pháp đã được thực hiện trong đổi mới dạy học phát triển năng
lực học sinh đã được triển khai trong nhà trường tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được
cao.
Nguyên nhân:
- Giáo viên vẫn ít áp dụng kỹ thuật và các phương pháp dạy học tích cực.
- Các phương pháp chủ yếu khai thác kiến thức trong sách giáo khoa ít có ứng dụng
để giải quyết vấn đề thường gặp trong đời sống dẫn tới chưa làm tăng hứng thú
hoạt động học tập của học sinh.
- Kiến thức vẫn chủ yếu là nội môn.
Việc sử dung phương pháp STEM đã khắc phục được nguyên nhân trên và
làm tăng hứng thú học tập của học sinh
Ví dụ
CHỦ ĐỀ : ĐIỀU CHẾ NƯỚC TRÁI CÂY LÊN MEN
1. Tên chủ đề: ĐIỀU CHẾ NƯỚC TRÁI CÂY LÊN MEN
(Số tiết: 03 tiết – Sinh 10 )
2. Mô tả chủ đề:
Nước trái cây lên men có chứa một lượng lớn vitamin C. Các enzyme được
sản xuất trong quá trình lên men cũng có tác dụng rất có lợi đối với toàn bộ hệ
thống tim mạch như tăng cường các thành mạch máu, giảm sự tích tụ cholesterol
xấu, loại bỏ mảng xơ vữa động mạch.
Nước quả lên men là thức uống bổ dưỡng nhất, chứa nhiều chất dinh dưỡng,
vitamin, khống chất, men vi sinh tốt cho tiêu hóa, có độ cồn thấp phù hợp cho mọi
lứa tuổi, cồn etylic trong nước lên men tự nhiên rất tinh khiết.
So với các loại siro trái cây thì nước trái cây lên men ngon và có tác dụng giải nhiệt
hơn nhiều. CO2 thốt ra do phản ứng lên men sẽ hồ tan vào nước giải khát, sau đó
tác dụng với các chất hoặc nguyên tố có trong thành phần của nước giải khát, tạo ra
các ester đơn giản và phức tạp nên có mùi thơm và vị dịu hơn. Giải nhiệt tốt hơn vì
CO2 sẽ bay hơi và thu nhiệt, do đó tạo cho ta cảm giác mát và khoan khoái.
Trên thế giới:
Ngành sản xuất nước trái cây lên men đã có từ lâu đời và đang phát triển với

tốc độ rất nhanh.
4


Trong số các loại nước giải khát thì đây được coi là mặt hàng chiến lược chủ
yếu của thế kỷ XXI nên các quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật, Trung Quốc,
Úc… đã và đang tập trung nghiên cứu và sản xuất các loại nước len men từ các loại
trái cây như xoài, dứa, nho, dâu, táo, lê, mơ, vải, khế… có chất lượng rất cao đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.
Tại Việt Nam:
Việt Nam có khí hậu nóng khơ nên nhu cầu sử dụng nước giải khát rất lớn.
Trái cây ở việt Nam lại vơ cùng phong phú, đa dạng hồn tồn có thể đáp ứng được
nhu cầu về nguyên liệu.
Tại việt nam đã có những nghiên cứu sản xuất nước ép và rượu vang từ trái
cây như: Dứa, nho, dâu tây… Việc nghiên cứu nước lên men từ trái cây là hoàn
toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực.
Những mơn học được tích hợp trong chủ đề STEM:
Mơn: Sinh 10
Bài 14: Enzim và vai trị của enzim trong chuyển hóa vật chất
Bài 22: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
Bài 23: Thực hành lên men.
Bài 25: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
Môn: CN 10
Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm
Bài 45: Thực hành chế biến sirô từ quả.
Bài 55: Quản lí doanh nghiệp
Tốn học: Tính tốn chi phí sản xuất sản phẩm
Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án chế biến được nước uống lên men từ trái
cây .
Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới:

Mơ tả q trình lên men rượu.
Tính toán được lượng cần dùng.
Biết cách chế biến và thu hoạch sản phẩm, ý thức được việc bảo vệ môi trường .
3. Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng:
a. Kiến thức, kĩ năng:
HS biết cách tính tốn, thống kê, ghi chép các ngun vật liệu và sản phẩm thu
được khi điều chế nước lên men.
5


Biết tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu và tìm ra điều kiện phù hợp.
Nắm được các tính chất, ứng dụng của ancol etylic và glucozo
- Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác.
b. Phát triển phẩm chất:
- Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm.
- u thích, say mê nghiên cứu khoa học.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
c. Phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: chế biến được nước trái cây lên men theo
các tiêu chí đã đề ra.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác để thống nhất bản thiết kế, phân cơng thực hiện
từng nhiệm vụ, trình bày và bảo vệ ý tưởng thiết kế.
- Năng lực tự chủ và tự học: để tự tìm hiểu một số kiến thức nền có liên quan đến
chủ đề.
4. Thiết bị:
GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau khi học chủ đề:
- Hủ thủy tinh.
- Cân, ca đong
- Nguyên vật liệu : Nho, đường…

5. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1+2: GIAO NHIỆM VỤ VÀ NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN
(Tiết 1 – 45 phút)
1. GIAO NHIỆM VỤ:
a. Mục tiêu:
- Xác định yêu cầu điều chế nước trái cây lên men.
- Cơng bố tiêu chí cho sản phẩm.
b. Nội dung:
- HS trình bày được quy trình lên men rượu.
- GV nêu nhiệm vụ học tập: Mỗi nhóm thiết kế một loại nước lên men từ các loại
trái cây khác nhau.
- GV thống nhất với HS về kế hoạch thực hiện sản phẩm và tiêu chí đánh giá sản
phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
6


- Bản ghi chép kiến thức mới về dấu hiệu, kết quả của q trình làm thí nghiêm
- Bảng mơ tả nhiệm vụ của việc chế tạo sản phẩm; nhiệm vụ các thành viên; thời
gian chế tạo sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm.
- Học sinh làm được một loại nước lên men từ 1 loại trái cây khác nhau.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ:
Trên cơ sở GV đã giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu thông tin về thống kê
GV đặt câu hỏi để HS trả lời:
- Muốn điều chế nước trái cây lên mem em phải làm gì?
- Các giai đoạn lên men ?
- Phản ứng hóa học của sự lên men, điều kiện cho q trình lên men?
- Cách tính tốn, thống kê các nguyên vật liệu cần dùng .

Giáo viên tổng kết bổ sung, chỉ ra được vấn đề, hiện tượng mà ta quan tâm là q
trình lên men. Có nhiều ngun liệu để lên men tuy nhiên lưu ý học sinh là mình
đang thực hiện phương án lên men từ trái cây.
Bước 2. Giao nhiệm vụ cho học sinh và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- GV chia HS thành các nhóm từ 6–8 học sinh (Dành thời gian cho các nhóm bầu
nhóm trưởng, thư kí).
- GV nêu mục đích và hướng dẫn cách thực hiện.
- Mục đích: Để thực hiện quá trình lên men các vấn đề cần quan tâm.
- GV phát nguyên liệu và phiếu hướng dẫn/phiếu học tập cho mỗi nhóm.
- Mỗi nhóm học sinh sẽ chuẩn bị một số vật liệu và dụng cụ sau: Trái cây, đường,
hủ thủy tinh, …
- Học sinh thực hiên điều chế nước trái cây lên men theo nhóm.
- Đại diện học sinh các nhóm trình bày kết quả và kết luận.
- GV nhận xét, chốt kiến thức: Các nguyên liệu sử dụng trong thực hiện phương án
điều chế nước trái cây lên men góp phần bảo vệ mơi trường.
Bước 3. Giao nhiệm vụ cho học sinh và xác lập yêu cầu của sản phẩm
- GV nêu nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện dự án “Điều chế nước trái cây lên men” từ
trái cây.
- Sản phẩm nước trái cây thu được cần đạt được các yêu cầu về vị ( không quá chua
hay quá ngọt), men lên vừa phải .
Bảng u cầu đối với q trình lên men
Tiêu chí
7


Nước trái cây sau khi lên men không quá chua hay quá ngọt
Nước trái cây sau khi lên men có nồng độ rượu vừa phải
Bước 4. GV thống nhất kế hoạch triển khai
Hoạt động chính


Thời lượng

Hoạt động 1 + 2: Giao nhiệm vụ và nghiên
cứu kiến thức nền.

Tiết 1

Hoạt động 3: Trình bày và bảo vệ phương án Tiết 2
thực hiện.
Hoạt động 4: Chế tạo và thử nghiệm.

Học sinh làm việc ở nhà

Hoạt động 5: Giới thiệu sản phẩm.

Tiết 3

Trong đó, giáo viên nêu rõ nhiệm vụ ở nhà của hoạt động 2:
- Nghiên cứu kiến thức liên quan: Dấu hiệu, hiện tượng xảy ra
- Ghi lại các dấu hiệu, hiện tượng để báo cáo trong buổi học kế tiếp.
- Các tiêu chí đánh giá bài trình bày, kết quả của quá trình lên men được sử dụng
theo Phiếu đánh giá số 2.
Yêu cầu đối với bài báo cáo và sản phẩm
Tiêu chí
Bản thiết kế q trình thực hiện phương án.
Giải thích dấu hiệu, phản ứng hóa học xảy ra.
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động.
Bảo vệ môi trường trong q trình thực hiện và hồn thành phương
án .
GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm học sinh phải vận

dụng kiến thức nền để giải thích, trình bày cấu tạo của sản phẩm. Vì vậy, tiêu chí
này có số điểm lớn nhất.
2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN:
a. Mục tiêu: Sau khi thực hiện hoạt động này HS có khả năng:
Kiến thức:
8


- Xác định được khung kiến thức nền cần tìm hiểu để thực hiện chủ đề
- Thảo luận thống nhất tiêu chí đánh giá bản thiết kế và sản phẩm.
- Nắm được vai trị của enzim trong chuyển hóa vật chất trong tế bào
- Trình bày được q trình hơ hấp và lên men ở vi sinh vật, điều kiện để diễn ra quá
trình lên men.
- Nắm được quá trình phát triển của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy khơng liên
tục.
- Nắm được vai trị và ý nghĩa của chế biến nông sản.
- Nắm được quy trinh chế biến nông sản.
- Thực hiện được quy trinh chế biến sirơ.
- Hạch tốn được giá thành của sản phẩm
Kĩ năng:
- Điều chế nước lên men từ trái cây từ nguyên vật liệu phù hợp.
- Sử dụng phép tính thống kê này để tính tốn số liệu phù hợp.
b. Nội dung:
- GV cho học sinh xem một video về quá trình chế biến nông sản
- Học sinh tự học và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan.
- GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu, giải đáp thắc mắc cho các nhóm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
- Bài ghi của cá nhân về các kiến thức liên quan.
- Bản vẽ thiết kế quá trình thực hiện phương án (trình bày trên giấy A0 hoặc bài

trình chiếu powerpoint).
- Bài thuyết trình về quá trình thực hiên.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
- Các thành viên trong nhóm đọc bài trong chương trình sinh học 10 và CN 10 (các
bài đã giao)
Trong đó cần xác định được các kiến thức trọng tâm như sau
+ Các đoạn của quá trình lên men rượu
+ Quy trinh sản xuất sirơ .
+ Cân, tính tốn lượng ngun vật liệu cần dùng.
- HS làm việc nhóm:
Chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu được. Ghi tóm
tắt lại các kiến thức vào vở cá nhân.
9


Hoạt động 3: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHẾ
NƯỚC TRÁI CÂY LÊN MEN .
(Tiết 2 )
a. Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được phương án thực hiện điều chế nước trái cây lên men (bản
vẽ thiết kế sản phẩm) và sử dụng các kiến thức nền để giải thích q trình lên men
từ ngun vật liệu mà nhóm đã lựa chọn.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thực hiệu điều chế nước trái
cây lên men.
- GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: Các nhóm khác và GV nêu câu
hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; Nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập
luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hồn thiện bản thiết
kế;
- GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho học sinh; yêu cầu học sinh ghi lại các

kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế .
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
- Kết thúc hoạt động, học sinh cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh
cho việc phương án thực hiệu điều chế nước trái cây lên men

10


Trường THPT Thọ Xuân 5

d. Cách thức tổ chức hoạt động:
- Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm
cịn lại chú ý nghe.
- Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án
thiết kế của nhóm bạn; Nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa
chữa phù hợp.
- Một số câu hỏi giáo viên có thể hỏi và định hướng học sinh thảo luận:
Câu hỏi kiến thức nền
Kiến thức 1. Nguyên liệu sử dụng cho quá trình thực hiện phương án là gì?
Kiến thức 2. Các giai đoạn xảy ra quá trình lên men như thế nào?
Kiến thức3. Nước trái cây lên men có tác dụng gì?
Câu hỏi định hướng thiết kế
Thiết kế 1. Sử dụng những nguyên liệu gì để tạo ra sản phẩm?
Thiết kế 2. Có nhưng phương pháp nào chế biến ?
- Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các
vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.
- Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo
bản thiết kế.
11



Hoạt động 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
ĐIỀU CHẾ NƯỚC TRÁI CÂY LÊN MEN (HS làm việc ở nhà)
a. Mục tiêu:
Các nhóm HS thực hành, lên được phương án điều chế sản phẩm sau khi đã được
chỉnh sửa.
b. Nội dung:
Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để điều chế nước trái cây lên
men và trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là tầm 1 lít nước trái cây lên men
đáp ứng được các yêu cầu trong Phiếu đánh giá số 1.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
- Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các nguyên vật liệu dự kiến;
- Bước 2. HS tiến hành tính toán tổng hợp, thống kê theo bản thiết kế;
- Bước 3. HS sử dụng sản phẩm thu được, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản
phẩm (Phiếu đánh giá số 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh
và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh).
- Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo
sản phẩm.
- Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong q trình hồn thiện các sản phẩm.
HÌNH ẢNH MINH HỌA SẢN PHẨM

12


13



14


Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM
“ĐIỀU CHẾ NƯỚC TRÁI CÂY LÊN MEN” VÀ THẢO LUẬN
(Tiết 3 – 45 phút)
a. Mục tiêu:
HS biết giới thiệu về sản phẩm điều chế được đáp ứng được các yêu cầu sản
phẩm đã đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét,
phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; Có ý thức về cải tiến, phát
triển sản phẩm.
b. Nội dung:
– Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp.
– Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm
bạn.
– Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là 1 lít nước trái cây lên men
và bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
Qua quá trình quan sát và đánh giá sản phẩm của học sinh có thể nhận thấy
học sinh chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Hoạt động trao đổi giữa các học
sinh trong nhóm và giữa các nhóm rất sơi nổi.
Học sinh có sự sáng tạo trong học tập thể hiện ở các quy trính sản xuất mà
các em đề xuất.
Tạo nên sự tự tin, linh hoạt trong giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Tạo ra sự hứng thú trong học tập.
Nâng cao kỹ năng trong dạy học của bản thân, giúp đồng nghiệp có thêm lựa
chon phương pháp dạy học.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Phương pháp giáo dục STEM là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm
trong trong phát triển năng lực và phẩm chất ở học sinh.
Phương pháp dạy học STEM giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết vấn đề thường gặp trong cuộc sống từ đó tạo hứng thú trong học tập và
phát triển năng lực ở học sinh.
15


Phương pháp dạy học STEM tạo môi trường để học sinh được trải nghiệm,
được làm từ đó giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
3.2. KIẾN NGHỊ
Việc tổ chức dạy học STEM có những khó khăn nhất định vì vậy để giáo viên thực
hiện tốt cần có:
- Giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy học.
- Tăng cường cở sở vật chất và kinh phí trong dạy học STEM.
- Tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên thực hiên dự án STEM.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Đảng.
- Quyết định số 2653/ QĐ-BGD ĐT ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo
dục triển khai chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghi quyết 29NQ/TW.
- Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018
- Tài liệu: Xây dựng các chủ để STEN ( Trương trình giáo dục THPT 2 –BGD và
ĐT)
- Intenet.


17



×