Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu công nghệ bảo quản mây nếp calamus tetradactylus hance 1975 bằng thuốc cislin 2 5ec và chế phẩm chiết suất từ sả java phục vụ sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ TRANG
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN MÂY NẾP
(CALAMUS TETRADACTYLUS HANCE, 1975) BẰNG THUỐC CISLIN 2.5EC
VÀ CHẾ PHẨM CHIẾT SUẤT TỪ SẢ JAVA PHỤC VỤ SẢN XUẤT
ĐỒ THỦ CƠNG MỸ NGHỆ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ TRANG
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN MÂY NẾP
(CALAMUS TETRADACTYLUS HANCE, 1975) BẰNG THUỐC CISLIN 2.5EC
VÀ CHẾ PHẨM CHIẾT SUẤT TỪ SẢ JAVA PHỤC VỤ SẢN XUẤT
ĐỒ THỦ CƠNG MỸ NGHỆ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K46 - LN

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018


Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Văn Thái

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình nghiên cứu thực nghiệm
hồn tồn trung thực, chưa cơng bố trên các tài liệu khác, nếu có gì sai sót tơi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học

TS. Nguyễn Văn Thái

Hoàng Thị Trang

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội
đồng chấm yêu cầu
(Ký và ghi rõ họ tên)



ii
LỜI CẢM ƠN
Mỗi sinh viên khi ra trường đều cần trang bị cho mình những kiến thức
cần thiết, chun mơn vững vàng. Như vậy việc thực tập tốt nghiệp là giai
đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong nhà trường qua đó giúp sinh viên
hệ thống lại tồn bộ kiến thức đã học và vận dụng vào lý thuyết thực tiễn,
đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện về mặt kiến thức luận, phương pháp làm
việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, nghiên cứu
khoa học.
Từ những cơ sở trên được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm
khoa Lâm nghiệp, tôi đã tiến hành thực tập tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên với đề tài: “Nghiên cứu công nghệ bảo quản Mây nếp
(Calamus tetradactylus Hance, 1975) bằng thuốc Cislin 2.5EC và chế phẩm
chiết suất từ Sả Java phục vụ sản xuất đồ thủ cơng mỹ nghệ”.
Trong thời gian thực tập ngồi sự cố gắng và nỗ lực phấn đấu của bản thân,
tơi cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ và bạn bè. Tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Thái đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tơi vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu để hồn thành đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cô giáo trong khoa, bạn bè
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, rèn luyện và hồn thành
đề tài tốt nghiệp của mình.
Do trình độ và thời gian có hạn và là bước đầu làm quen với phương
pháp nghiên cứu mới nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được những kiến thức đóng góp của các thầy, cơ giáo cùng tồn thể các
bạn để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày.....tháng..... năm 2018
Sinh viên
Hoàng Thị Trang



iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Lượng thuốc thấm của Mây nếp chẻ sợi ........................................ 35
Bảng 4.2. Lượng thuốc thấm của Mây nếp nguyên đoạn ............................... 36
Bảng 4.3. Hiệu lực của thuốc và chế phẩm bảo quản đối với Nấm mốc hại
Mây nếp chẻ sợi sau 1 tuần khảo nghiệm ..................................... 40
Bảng 4.4. Hiệu lực của thuốc và chế phẩm bảo quản đối với Nấm mốc hại
Mây nếp chẻ sợi sau 2 tuần khảo nghiệm ..................................... 41
Bảng 4.5. Hiệu lực của thuốc và chế phẩm bảo quản đối với Nấm mốc hại
Mây nếp chẻ sợi sau 3 tuần khảo nghiệm ..................................... 44
Bảng 4.6. Hiệu lực của thuốc và chế phẩm bảo quản đối với Nấm mốc hại
Mây nếp chẻ sợi sau 4 tuần khảo nghiệm ..................................... 47
Bảng 4.7. Hiệu lực của thuốc và chế phẩm bảo quản đối với Nấm mốc hại
Mây nếp nguyên đoạn sau 1 tuần khảo nghiệm............................ 50
Bảng 4.8. Hiệu lực của thuốc và chế phẩm bảo quản đối với Nấm mốc hại
Mây nếp nguyên đoạn sau 2 tuần khảo nghiệm............................ 53
Bảng 4.9. Hiệu lực của thuốc và chế phẩm bảo quản đối với Nấm mốc hại
Mây nếp nguyên đoạn sau 3 tuần khảo nghiệm............................ 56
Bảng 4.10. Hiệu lực của thuốc và chế phẩm bảo quản đối với Nấm mốc hại
Mây nếp nguyên đoạn sau 4 tuần khảo nghiệm............................ 59


iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Mây nếp ngun đoạn ..................................................................... 29
Hình 3.2. Mây nếp chẻ sợi .............................................................................. 29
Hình 3.3. Pha chế dung dịch thuốc Cislin ....................................................... 31
Hình 3.4. Ngâm mẫu vào dung dịch thuốc và chế phẩm đã pha .................... 31

Hình 3.5. Hong phơi mẫu sau khi ngâm ......................................................... 32
Hình 3.6. Hiện trường khảo nghiệm ............................................................... 32
Hình 4.1. Biểu đồ lượng thuốc thấm của Mây nếp ......................................... 37
Hình 4.2. Theo dõi nấm mốc sau 1 tuần khảo nghiệm ................................... 39
Hình 4.3. Theo dõi nấm mốc sau 2 tuần khảo nghiệm ................................... 41
Hình 4.4. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến TLNM ở Mây nếp
chẻ sợi sau 2 tuần khảo nghiệm ...................................................... 42
Hình 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến CSNM ở Mây nếp
chẻ sợi sau 2 tuần khảo nghiệm ...................................................... 42
Hình 4.6. Theo dõi nấm mốc sau 3 tuần khảo nghiệm ................................... 43
Hình 4.7. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến TLNM ở Mây nếp
chẻ sợi sau 3 tuần khảo nghiệm ...................................................... 45
Hình 4.8. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến CSNM ở Mây chẻ
sợi sau 3 tuần khảo nghiệm ............................................................. 45
Hình 4.9: Theo dõi nấm mốc sau 4 tuần khảo nghiệm ................................... 46
Hình 4.10. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến TLNM ở Mây
nếp chẻ sợi sau 4 tuần khảo nghiệm ............................................... 48
Hình 4.11. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến CSNM ở Mây
nếp chẻ sợi sau 4 tuần khảo nghiệm ............................................... 48
Hình 4.12. Theo dõi nấm mốc sau 1 tuần khảo nghiệm ................................. 49
Hình 4.13. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến TLNM ở Mây
nếp nguyên đoạn sau 1 tuần khảo nghiệm ...................................... 51


v
Hình 4.14. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến CSNM ở Mây
nếp nguyên đoạn sau 1 tuần khảo nghiệm ...................................... 51
Hình 4.15. Theo dõi nấm mốc sau 2 tuần khảo nghiệm ................................. 52
Hình 4.16. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến TLNM ở Mây
nếp nguyên đoạn sau 2 tuần khảo nghiệm ...................................... 54

Hình 4.17. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến CSNM ở Mây
nếp nguyên đoạn sau 2 tuần khảo nghiệm ...................................... 54
Hình 4.18. Theo dõi nấm mốc sau 3 tuần khảo nghiệm ................................. 55
Hình 4.19. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến TLNM ở Mây
nếp nguyên đoạn sau 3 tuần khảo nghiệm ...................................... 57
Hình 4.20. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến CSNM ở Mây
nếp nguyên đoạn sau 3 tuần khảo nghiệm ...................................... 57
Hình 4.21. Theo dõi nấm mốc sau 4 tuần khảo nghiệm ................................. 58
Hình 4.22. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến TLNM ở Mây
nếp nguyên đoạn sau 4 tuần khảo nghiệm ...................................... 60
Hình 4.23. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến CSNM ở Mây
nếp nguyên đoạn sau 4 tuần khảo nghiệm ..................................... 60


vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Nghĩa của từ viết tắt

Từ viết tắt

1

ĐC

Đối chứng

2


KL

Kết luận

3

TB-ĐC

Trung bình đối chứng

4

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

5

P0

Lượng thấm chế phẩm

6

P1

Khối lượng mẫu trước khi ngâm

7


P2

Khối lượng mẫu sau khi ngâm

8

C

Nồng độ dung dịch thuốc, chế phẩm

9

TLNM

Tỷ lệ nhiễm mốc

10

CSNM

Chỉ số nhiễm mốc

11

N

Tổng số mẫu quan sát

12


n1

Số mẫu nhiễm mốc cấp 1

13

n2

Số mẫu nhiễm mốc cấp 2

14

n3

Số mẫu nhiễm mốc cấp 3


vii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1

1.2. Mục đích, mục tiêu và ý nghĩa của đề tài................................................... 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................................ 3
2.1.1. Bảo quản lâm sản và tầm quan trọng của công tác bảo quản lâm sản .......... 3
2.1.2. Phương pháp bảo quản lâm sản .............................................................. 4
2.2.Cơ sở lý luận về bảo quản Mây................................................................... 8
2.2.1.Nấm hại mây ............................................................................................ 8
2.2.2.Thuốc bảo quản mây ..........................................................................................11
2.3. Tài nguyên mây và tình hình sử dụng để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở
Việt Nam ......................................................................................................... 19
2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản trên thế giới và ở
Việt Nam ......................................................................................................... 21
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 21


viii
2.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................24
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................ 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 27
3.4.1. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của nồng độ thuốc hóa học
Cislin, chế phẩm chiết suất từ Sả Java và thời gian ngâm tẩm đến khả
năng thấm thuốc bảo quản của Mây nếp .............................................................27

3.4.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của nồng độ thuốc hóa học Cislin,
chế phẩm chiết suất từ Sả Java và thời gian ngâm thuốc đến khả năng phòng
chống nấm mốc của Mây nếp.......................................................................... 28
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ...........................................................32
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 34
4.1. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc hóa học Cislin, chế phẩm chiết suất từ
Sả Java và thời gian ngâm tẩm đến khả năng thấm thuốc bảo quản của
Mây nếp .......................................................................................................... 34
4.2. Ảnh hưởng của của nồng độ thuốc hóa học Cislin, chế phẩm chiết suất từ
Sả Java và thời gian ngâm thuốc đến khả năng phòng chống nấm mốc của
Mây nếp ................................................................................................... 38
4.2.1. Hiệu lực của thuốc và chế phẩm bảo quản phòng, chống nấm mốc hại Mây
nếp chẻ sợi ....................................................................................................... 38
Mẫu đối chứng..............................................................................................................39
4.2.2. Hiệu lực của thuốc bảo quản phòng, chống nấm mốc hại Mây nếp
nguyên đoạn .................................................................................................... 49


ix
4.3. Đề xuất giải pháp bảo quản Mây nếp phục vụ sản xuất đồ thủ công
mỹ nghệ .......................................................................................................... 61
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 63
5.1. Kết luận .................................................................................................... 63
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHỤ LỤC


1
Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance, 1975) là nguồn Lâm sản ngồi
gỗ có đặc tính dẻo dai, dễ uốn, màu trắng đẹp. Với bàn tay khéo léo của người
thợ thủ công đã tạo ra các mặt hàng gia dụng, các sản phẩm mỹ nghệ được thị
trường trong nước và thế giới ưa chuộng, đem lại giá trị kinh tế lớn cho nền
kinh tế quốc dân. Do đặc điểm thuận lợi về khí hậu, đất đai đã tạo cho Việt
Nam nguồn nguyên liệu tre, trúc, song, mây rất đa dạng về chủng loại và phân
bố ở hầu hết các tỉnh Đông Bắc và Bắc Trung Bộ như: Yên Bái, Bắc Giang,
Lào Cai,.... Hiện nay một số loài Mây có giá trị kinh tế cao được gây trồng tại
một số tỉnh đồng bằng như Thái Bình, Nam Định và trồng dưới tán rừng ở các
tỉnh miền núi.
Tuy nhiên, mây có độ bền tự nhiên kém, dễ bị mốc, mối, mọt phá hoại,
làm giảm chất lượng nguyên liệu ngay sau khi chặt hạ đến suốt q trình gia
cơng và sử dụng sản phẩm nếu khơng có biện pháp xử lý thích đáng, kịp thời.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ thường áp dụng các biện
pháp cổ truyền như: ngâm xuống ao bùn, nước vôi, sấy diêm sinh, luộc dầu,...
Các biện pháp trên đã phần nào hạn chế được sư gây hại của sinh vật đối với
các sản phẩm, tuy nhiên với điều kiện môi trường có độ ẩm cao hoặc q
trình xử lý chưa kỹ càng nên các sản phẩm từ mây vẫn bị mốc, mối, mọt xâm
nhập và gây hại dẫn đến nhiều lô hàng bị loại bỏ, gây tổn thất về tiền của và
công sức của người dân. Mặt khác, tại các làng nghề sản xuất với mật độ lớn,
lò sấy diêm sinh đã là nguồn gây ô nhiễm nặng cho môi trường sống.
Để khắc phục nhược điểm từ các phương pháp cổ truyền và đáp ứng
yêu cầu đối với các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ, đã có nhiều đề tài nghiên
cứu bảo quản mây được thực hiện và đem lại kết quả cao. Trên cơ sở tiếp
thu có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu về các chế phẩm bảo quản cũng như
các kỹ thuật tác động xử lý, bảo quản, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:



2
“Nghiên cứu công nghệ bảo quản Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance, 1975)
bằng thuốc Cislin 2.5EC và chế phẩm chiết suất từ Sả Java phục vụ sản
xuất đồ thủ công mỹ nghệ”
1.2. Mục đích, mục tiêu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được ảnh hưởng của nồng độ thuốc, chế phẩm và thời gian
ngâm tẩm đến khả năng bảo quản gỗ.
1.2.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của nồng độ thuốc hóa học Cislin 2.5EC,
chế phẩm chiết suất từ Sả Java và thời gian ngâm tẩm đến khả năng thấm
thuốc của Mây nếp
- Đánh giá được ảnh hưởng của nồng độ thuốc hóa học Cislin 2.5EC,
chế phẩm chiết suất từ Sả Java và thời gian ngâm tẩm đến khả năng phòng
chống nấm mốc của Mây nếp
- Đề xuất giải pháp bảo quản Mây nếp phục vụ sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
1.2.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là cơ sở khoa học trong việc lựa chọn được loại thuốc có tính
hiệu quả cao
- Khơng gây ô nhiễm môi trường
- Không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được thơng qua q trình thực hiện sử
dụng thuốc Cislin 2.5EC và chế phẩm chiết suất từ Sả Java để bảo quản Mây
nếp sẽ là cơ sở khách quan nhất để biết được tác dụng của thuốc trong việc
bảo quản Mây nếp khỏi nấm mốc
- Làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp bảo quản thích hợp nhất
tại các cơ sở chế biến thủ cơng mỹ nghệ
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho các phương pháp bảo quản khác



3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Bảo quản lâm sản và tầm quan trọng của công tác bảo quản lâm sản
2.1.1.1. Bảo quản lâm sản
Bảo quản lâm sản là biện pháp tổng hợp giữ gìn nhằm kéo dài thời gian
sử dụng, chống sự xâm nhập phá hoại của mối mọt, nấm mốc, hạn chế tác
động không tốt của môi trường. Bao gồm:
1) Bảo quản kỹ thuật: Là phương pháp bảo quản tác động vào gỗ làm
cho gỗ kéo dài thời gian sử dụng, phương pháp này không dùng hóa chất như:
cách li gỗ với đất, nước, hơi ẩm, hong, phơi, sấy hoặc ngâm gỗ trong bùn ao
2) Bảo quản bằng hố chất: Là phương pháp dùng hóa chất để phun
tẩm vào gỗ, quét, ngâm gỗ, tẩm gỗ hoặc xơng hơi, dùng hố chất xử lí trực
tiếp sinh vật hại gỗ
3) Bảo quản bằng biện pháp sinh học: Dùng một số lồi nấm, cơn
trùng để diệt sinh vật hại gỗ. [5]
2.1.1.2. Tầm quan trọng của công tác bảo quản lâm sản
Gỗ và lâm sản ngoài gỗ được sử dụng phổ biến để làm nguyên liệu
trong xây dựng, làm đồ nội thất và đồ gia dụng thiết yếu khác.
Từ lâu đời nhân dân ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tìm ra
các biện pháp hạn chế sự tấn công này như: chặt tre, gỗ vào mùa đông để
giảm lượng dinh dưỡng trong cây, ngâm tre gỗ dưới ao hồ để phá hủy một
phần lượng dinh dưỡng đó, để gác bếp, hun khói,… Đặc điểm nổi bật là
chúng ta sống trong mơi trường nhiệt đới nóng ẩm. Điều kiện này thuận lợi
cho sự phát triển của sinh vật nói chung song đối sinh vật gây hại cũng
hoạt động mạnh quanh năm. Công nghệ bảo quản bằng các loại chế phẩm
tự nhiên ra đời chính là đã kế thừa các thành tựu của việc nghiên cứu cơ

bản về sinh vật học.


4
Việc áp dụng chế phẩm bảo quản lâm sản nhằm mục đích: Kéo dài tuổi
thọ sử dụng lâm sản ngồi gỗ và gỗ gấp hàng chục lần so với việc sử dụng
theo độ bền tự nhiên. Nhằm tăng giá trị sử dụng của các sản phẩm, hạn chế
các tổn thất nặng nề do các sinh vật hại gỗ như mối mọt, nấm mục,… gây ra
kể từ ngay sau khi chặt hạ đến suốt quá trình sử dụng.
Bằng các biện pháp kỹ thuật (có hoặc khơng sử dụng chế phẩm bảo quản)
phải kéo dài tuổi thọ sử dụng gỗ và lâm sản ngồi gỗ lên nhiều lần so với gỗ
khơng được xử lý bảo quản, góp phần đảm bảo an tồn cho các sản phẩm và
các cơng trình sử dụng lâm sản.
Công nghệ bảo quản ra đời được đánh giá là một bộ phận của cuộc
cách mạng khoa học - kỹ thuật của thế kỷ XX. Nó khơng những đã mang lại
hiệu quả kinh tế to lớn, tiết kiệm tài nguyên rừng, góp phần sử dụng tài
nguyên hợp lý, chủ động, hiệu quả, do đó nó có vai trị trong chiến lược phát
triển, bảo vệ tài nguyên rừng và trong nền kinh tế quốc dân. [4]
2.1.2. Phương pháp bảo quản lâm sản
2.1.2.1. Phương pháp ngâm thường
Đặc điểm chung: Ngâm gỗ hoặc lâm sản ngoài gỗ vào chế phẩm bảo
quản trong điều kiện bình thường là một trong những phương pháp cổ điển
nhất. Khi ngâm gỗ hoặc lâm sản ngoài gỗ trong một chất lỏng có hiện tượng
sau: Sự dịch chuyển của các phần tử trong chế phẩm bảo quản vào trong gỗ
nhờ hiện tượng thẩm thấu và sự chuyển động của dung dịch bảo quản vào gỗ
nhờ áp dụng lực mao quản. Hiện tượng thẩm thấu thường xảy ra ở gỗ hoặc
Tre có độ ẩm cao trên điểm bão hịa và ngâm trong dung dịch. Các màng tế
bào được coi là màng bán thấm, tạo ra sự thấm một chiều của các phần tử
thuốc từ ngoài vào. Đồng thời với quá trình thấm thuốc vào gỗ thì có một số
phần tử nước từ trong gỗ chuyển động ngược trở ra vào dung dịch thuốc. Tốc

độ chuyển động của hai chiều ngược nhau này phụ thuộc vào độ ẩm gỗ, nồng
độ dung dịch, loại gỗ. [10]


5
2.1.2.2. Phương pháp khuyếch tán
Đặc điểm chung: Nguyên lý cơ bản của phương pháp chính là q
trình khuyếch tán của ion hoặc phân tử từ chế phẩm bảo quản vào gỗ.
Khi gỗ có độ ẩm cao được ngâm vào dung dịch chế phẩm có nồng độ
cao, hoặc quét cao xung quanh, do chênh lệch nồng độ các phân tử hoặc ion
của chế phẩm từ dung dịch chuyển vào sâu trong gỗ.
Ẩm độ gỗ ít nhất phải trên 50%, nồng độ dung dịch phải cao hơn
gấp 2 - 3 lần so với nồng độ chế phẩm cùng loại khi tẩm bằng phương
pháp khác. [10]
2.1.2.3. Phương pháp nóng - lạnh
Khi gỗ được làm nóng lên, khơng khí và hơi nước trong gỗ cũng bị
nóng dần và dãn nở thể tích. Song thể tích gỗ tăng khơng đáng kể, do vậy áp
suất trong gỗ sẽ cao hơn áp suất bên ngoài, một phần khơng khí và hơi nước
sẽ thốt ra khỏi gỗ.
Khi gỗ bị chuyển sang trạng thái lạnh, khơng khí và hơi nước còn lại
trong gỗ sẽ bị lạnh và trở về trạng thái ban đầu, thể tích khơng gian mà chúng
chiếm chỗ sẽ nhỏ hơn. Kết quả làm cho áp suất trong khoang rỗng tế bào gỗ
bị giảm, thấp hơn áp suất môi trường xung quanh. Do sự chênh lệch áp suất
này, dung dịch chế phẩm lạnh sẽ dễ dàng thấm vào gỗ. [10]
2.1.2.4. Phương pháp chân không áp lực
Phương pháp này gồm hai quá trình:
Tăng áp lực: Tạo ra sức ép để ép chế phẩm thấm vào gỗ, trị số áp lực
thông thường 6 - 12.105pa
Hút chân không: Độ sâu chân không thường là 600 – 650 mmHg. Cụ
thể hút chân không ở các thời điểm: Chân không trước khi tăng áp lực, chân

khơng giữa các q trình áp lực, chân khơng sau q trình áp lực.
Trật tự của hai quá trình cơ bản này thay đổi tùy theo quy trình, tức phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: Khả năng thấm chế phẩm của các loại gỗ, độ ẩm gỗ, loại


6
chế phẩm, lượng thấm chế phẩm cần thiết,…Sự thay đổi của hai quá trình đã
tạo nên nhiều phương pháp tẩm gỗ như: Phương pháp tế bào đầy, phương
pháp tế bào rỗng, phương pháp bán dẫn. [10]
2.1.2.5. Phương pháp bóc vỏ cây
Phương pháp này để hạn chế sự xâm nhập của mọt hại gỗ tươi và mối
hại vỏ cây, sau khi khai thác thường được bóc vỏ ( trừ một số loại gỗ chuyên
dùng cần giữ vỏ). Bóc vỏ làm gỗ ráo mặt nhanh, ẩm độ giảm xuống tạo điều
kiện bất lợi cho các sinh vật hại gỗ tươi xâm nhập. [10]
2.1.2.6. Phương pháp phơi, sấy gỗ
Gỗ phơi sấy là một biện pháp bảo quản lâm sản khỏi một số loại cơn
trùng hại gỗ tươi. Gỗ có độ ẩm cao được xếp thành chồng lên nhau hoặc được
xếp lên đà kê để ngồi khơng khí hoặc cho vào lị sấy.
Với phương pháp này, ngoài loại bỏ được những yếu tố gây hại do sinh
vật gây ra còn hạn chế được tác nhân phi sinh vật như cong vênh, nứt nẻ ở gỗ.
Trong việc xếp đống gỗ để hong phơi tránh hiện tượng để ánh sáng
chiếu hoặc gió lùa trực tiếp vào đầu của cây hoặc tấm ván gỗ. Khi đó làm cho
độ ẩm thoát ra quá nhanh dẫn đến hiện tượng gỗ bị nứt đầu.
Việc xếp thanh kê phải đúng kỹ thuật: kích thích các thành kê, khoảng
cách giữa các thanh kê phải đều nhau, các thanh kê giữa các trồng ván phải
thẳng hàng. Khoảng cách giữa các thanh kê phụ thuộc vào loại gỗ, chiều dày
tấm ván, kích thước thanh kê thường dày 2.5 cm, rộng 5 - 6 cm. [10]
2.1.2.7. Phương pháp hun khói, ngâm
Phương pháp này áp dụng theo kinh nghiệm dân gian. Phương pháp hun
khói trên bếp giúp cho tre, nứa, song, mây khô nhanh, chống được mốc. Mặt

khác trên bề mặt sẽ có một lớp bồ hóng có thành phần hóa học tương tự như sản
phẩm dầu nhựa có khả năng phịng được nấm mốc và mọt
Phương pháp ngâm tre, gỗ trong ao hồ hoặc bùn với một thời gian 6
tháng đến 1 năm hoặc lâu hơn sẽ hạn chế được mọt mốc. Phương pháp này sẽ


7
làm biến đổi thành phần hóa học trong gỗ, cụ thể làm cho hàm lượng đường
và tinh bột có trong tre, gỗ giảm đi. [10]
2.1.2.8. Phương pháp tẩm cây đứng
Phương pháp này có tên là tẩm cây sống (cây chưa bị chặt hạ). Lợi
dụng đặc điểm của cây phải hút nước, muối khoáng từ đất qua hệ thống rễ,
theo các mạch dẫn lên lá để sau quá trình quang hợp tạo thành nhựa luyện
nuôi cây. Phương pháp này sẽ tác động chặn dòng nhựa luyện và thay bằng
dung dịch chế phẩm bảo quản, chế phẩm sẽ đi theo mạch dẫn và phân bố
trong cây. [10]
2.1.2.9. Phương pháp thay thế nhựa
Gỗ sau khi chặt 2 - 3 ngày, nhựa cây vẫn ở trang thái lỏng sẽ dịch
chuyển được nếu có lực đẩy từ phía gốc đến ngọn của khúc gỗ.
Lợi dụng đặc điểm này, người ta dùng dung dịch chế phẩm tiếp vào
một đầu của khúc gỗ (phía gốc), nhờ sự chênh lệch áp lực của dung dịch ở
đầu gốc và đầu ngọn khúc gỗ, dung dịch tẩm sẽ ép vào các mạch, dồn dần
nhựa về một phía và sẽ thay thế vị trí của nhựa vào các khoảng trống.
Thời gian ngâm tẩm tùy thuộc vào từng loại gỗ, bình quân 5 - 12 ngày.
Sau khi kết thúc quá trình tẩm một tuần lễ có thể tiến hành bóc vỏ và
tùy theo thời gian hong phơi tương ứng với yêu cầu về độ ẩm ta có thể đem
sử dụng.
Lượng thuốc tiêu hao cho phương pháp này khoảng 400 - 500kg/m3
dung dịch thuốc nước. Có nồng độ dung dịch thuốc tẩm tùy thuộc vào từng
loại thuốc mà sử dụng. [10]

2.1.2.10. Phương pháp quét
+ Phương pháp quét
Là phương pháp bảo quản thô sơ nhất, thường gặp trong thực tế sản
xuất, như trong các khâu bảo quản tạm thời gỗ ở các bãi bến trong một thời
gian ngắn và bảo quản lớp mặt các vật dụng bằng gỗ. [10]


8
+ Phương pháp phun
Phương pháp phun nhanh hơn phương pháp quét tuy vậy do lượng hao
phí của phương pháp này quá lớn, nhất là những chi tiết nhỏ nên phạm vi sử
dụng ít.
Tác dụng bảo quản: mang tính tạm thời, bảo quản lớp mặt. Nó cũng có
tầm quan trọng nhất định trong một số trường hợp như bảo quản bổ sung
những vật dụng ở những chỗ hiểm yếu của các cơng trình như gầm cầu, trần
nhà các chỗ khe ngóc ngách quét. [10]
2.2. Cơ sở lý luận về bảo quản mây
2.2.1. Nấm hại mây
Mây là loại cây mọc nhanh, do đó lượng đường và tinh bột cao. Đây là
nguồn thức ăn rất hấp dẫn đối với nấm mốc.Trong thực tế cho thấy mây chỉ
sau chặt hạ vài ngày đã bị nấm mốc xâm nhập, gây biến màu mây. Theo hệ
thống phân loại thực vật thì nấm là lồi thực vật bậc thấp xếp ngang hàng với
hệ tảo, nhưng khác với tảo ở đặc điểm nấm khơng có diệp lục tố, nên không
tự quang hợp được mà phải ký sinh trên một giá thể khác để sống.
Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận có khoảng trên 80.000 lồi nấm khác
nhau được chia ra ở các lớp như sau:
Lớp Archimycetes (Nấm sơ cấp)
Lớp Phycomycetes (Nấm tảo)
Lớp Asomycetes (Nấm túi)
Lớp Basidiomycetes (Nấm đảm)

Lớp Fungi imperfecti (Nấm bất toàn)
Nấm xâm nhập vào mây bằng các phương thức sau :
Sợi nấm từ phần mây đang bị mục lây lan sang phần còn tốt
Bào tử rơi trên bề mặt mây rồi nảy mầm phát triển thành sợi, xâm nhập
vào mây
Trong thành mây, nấm sinh trưởng, phát triển và duy trì mọi hoạt động


9
sống, chính q trình này dẫn đến sự biến mầu và phân huỷ mây. Tuỳ lồi
nấm mà các q trình trao đổi chất diễn biến khác nhau. [5]
Sự xâm nhập của nấm vào mây có thể chia thành các giai đoạn sau:
Khi mây mới được chặt hạ có độ ẩm cao, các loài nấm tiên phong bắt đầu
xuất hiện trong các tế bào sống và chết, từ đó phát triển loang ra các tế bào
bên cạnh và đi sâu vào bên trong thân mây. Tuy nhiên, các loài này thường
chỉ sử dụng chất đường, bột chứa trong mây, làm chất dinh dưỡng và chỉ gây
biến màu mà khơng có khả năng phá hại vách tế bào.
Khi độ ẩm mây giảm đi một lượng đáng kể là điều kiện thuận lợi cho các lồi
nấm có sức phá hại yếu xuất hiện. Các loài nấm này thường sử dụng các chất
chứa mà nấm tiên phong không sử dụng đến và phá vách tế bào nhưng ở mức
độ yếu, chúng khơng có khả năng phá huỷ hoàn toàn vách tế bào. Độ ẩm của
mây càng giảm, trong các tế bào có nhiều khoảng trống chứa khơng khí, tức là
lượng ơxy lớn. Đây là điều kiện bất lợi cho hai nhóm nấm trên nhưng lại thuận
lợi cho nhóm nấm thứ ba xuất hiện. Đó chính là các lồi nấm có khả năng phá
hoại mạnh xenluloza và lignin làm mất hồn tồn tính cơ học của mây. [5]
Từ sự phân tích về q trình xâm nhập và phá mây của các lồi nấm có
thể chia nấm phá hại thành 2 nhóm chính:
Nhóm nấm mốc: Xâm nhập khi độ ẩm mây cao, bao gồm một số lồi chủ
yếu Penicillium glaucum, Coniosporium bamboosea, Coniosporium shiraianum,
Asperginus niger... .

Nhóm nấm mục: Xâm nhập khi độ ẩm trong mây đã giảm, thường gây hại
các kết cấu mây sử dụng ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với đất. Một số loài nấm
mục hại mây thường thấy có nấm chân chim Schizophyllum commune, nấm
gây mục hỗn hợp Hirschioporus flavus, Pleurotus osTreatus, Auriculeria
Polytricha. [5]
Như vậy, độ ẩm mây và khơng khí giữ vai trò quyết định cho việc sinh
trưởng và phát triển của nấm. Các nhóm nấm hại lâm sản kể trên chỉ có thể


10
tồn tại và phát triển ở các ngưỡng độ ẩm nhất định. Đối với sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ , mây nguyên liệu trong quá trình tập kết tại kho bãi, chưa đưa
vào sản xuất kịp thời cũng rất dễ bị nâm mốc gây biến màu mây. Hàng hoá
trong quá trình lưu kho hoặc vận chuyển, khi điều kiện mơi trường khơng khí
có ẩm độ cao, các sản phẩm mây hút ẩm trở lại cũng rất dễ bị nấm mốc. [5]
Mỗi nhóm nấm hại lâm sản địi hỏi điều kiện sinh thái khác nhau, do đó
nghiên cứu về nấm hại lâm sản là công việc hết sức phức tạp. So với những
nghiên cứu về côn trùng hại lâm sản thì các kết quả nghiên cứu về nấm hại mây
cịn rất ít. Padmanabhan cho biết tại Ấn Độ một số lồi nấm hại lâm sản chủ yếu
đó là: Corilus versicolor, Polystictus sanguineus, Coriolellus palustris, Postia placenta,
Aspergillus niger, Penicillium sp, Alternaria sp, Fungi imperfECti. Phịng thí
nghiệm bảo quản lâm sản của Trường Đại học Lâm nghiệp Philippin thường
dùng bốn loài nấm hại lâm sản điển hình để thử hiệu lực thuốc bảo quản đó là:
Aspergillus niger, Botryodiplodia theobromate, Fungi imperfECti, Penicillium sp. [5]
Nguyễn Thu Hồi (1994), Bước đầu tìm hiểu về một số loài nấm mốc
xuất hiện trên mây nguyên liệu. Tác giả đã xác định trên mây nguyên liệu có
độ ẩm cao thường xuất hiện một số loài nấm gây hại bao gồm: Coniosporium
bamboosea, Rhyopus micrasporus, Aspergillus clavatus, Aspergillus Ochraceus. [3]
Phòng nghiên cứu bảo quản lâm sản phối hợp với trung tâm Công nghệ
sinh học của trường Đại học Quốc gia đã xác định ba loài nấm phá hoại lâm

sản điển hình sử dụng để thử hiệu lực của thuốc bảo quản lâm sản trong điều
kiện phịng thí nghiệm đó là: Nấm mục Pleurotus oTreatus, Nấm mục
Deadalea elegans và Nấm mốc Aspergillus niger. Kết quả thử hiệu lực với
các loài nấm nêu trên sẽ cho phép xác định nồng độ, liều lượng tối thiểu của
thuốc có khả năng chống lại sự xâm nhập và phát triển của nấm hại mây.
Với các tài liệu khoa học nghiên cứu về nấm hại lâm sản đã cơng bố,
tuy số lượng cịn hạn chế, song đã cung cấp những thông tin cần thiết về
những điều kiện gây hại mây của các nhóm nấm.


11
2.2.2. Thuốc bảo quản mây
Thuốc bảo quản lâm sản là những chế phẩm hố học, sinh học có khả
năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào lâm sản nhằm ngăn cản, tiêu diệt
các tác nhân gây hại.
2.2.2.1. Các dạng thuốc bảo quản có thể áp dụng bảo quản mây
Thuốc bảo quản có thể áp dụng để ngâm tẩm mây có thể chia ra làm 2
loại chính sau:
- Chế phẩm dạng dầu và hoà tan trong dầu: Từ đầu thế kỷ 19, tính chất
bảo quản gỗ của các loại dầu nhựa than đá đã được phát hiện. Dầu Creosote
được Bethell đăng ký bản quyền và được dùng để tẩm gỗ theo phương pháp
chân không áp lực. Vào thời điểm đầu thế kỷ 20, loại dầu này nhanh chóng
được sử dụng phổ biến để bảo quản gỗ ở các nước Châu Âu và Mỹ. Năm
1988 Sulthoni đã sử dụng dầu điezen để thử nghiệm bảo quản tre và được
đánh giá có hiệu lực chống lại sự tấn công của mối. Tuy nhiên, do Creosote
ảnh hưởng nhiều đến mầu sắc tự nhiên của lâm sản và mùi hắc nên loại chế
phẩm bảo quản này không được sử dụng nhiều. [4]
- Từ năm 1930, các loại hố chất hồ tan trong dầu có độ độc đảm bảo
hiệu quả bảo quản gỗ xuất hiện, tuy giá thành đắt song đã được sử dụng nhiều
trong thời gia chiến tranh thế giới thứ II đó là Pentachlorophenol, cho đến nay

loại hoá chất này đang dần hạn chế sử dụng. Từ năm 1937, DDT và 666 hoà tan
trong dung môi hữu cơ được sử dụng bảo quản gỗ ở nhiều nước dưới các tên
thương phẩm khác nhau như Hylotox, Duotex, đây là 2 loại hố chất có độ độc
cao với cơn trùng hại gỗ nhưng khơng có tác dụng chống mốc. Năm 1960, Wu
và Shinh đã thử nghiệm dùng DDT, gamma – BHC, dielrin sữa, Tanalit để
chống mọt tre. Tewari và Singh (1979) cho biết DDT 7- 10 % trong dầu hoả có
hiệu lực bảo quản Mây rất tốt chống lại côn trùng hại tre. DDT và Lindan là
những chất tồn tại lâu trong đất, gây độc hại cho môi trường, cho người, động
vật và các côn trùng có ích nên đã bị cấm trên tồn cầu. Tuy nhiên, đối với


12
mây làm hàng thủ cơng mỹ nghệ rất ít sử dụng các chế phẩm dạng dầu này. [12]
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, dựa vào kinh nghiệm sử dụng hoa
cúc dại tạo thuốc trừ sâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu xác định được trong
hoa cúc dại chứa các hoạt chất có tính sát trùng rất tốt như Chrysamthemun
cinerariaefolium, Chrysamthemun roseum và có 6 este độc với côn trùng của
axit Xiclopropancacboxylic là Pyrethrin I và II, Cienrin I và II, Jasmolin I
và II trong bột hoa cúc dại, các este Pyrethrin chiếm tới 73%. [4]
Rất nhiều nước trên thế giới đã sử dụng dịch chiết từ hoa cúc dại làm
thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nguồn cung cấp
hoa cúc dại trong tự nhiên có số lượng hạn chế, để đáp ứng nhu cầu sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật với khối lượng lớn, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
cấu trúc của các ette Xiclopropancacboxylat đặc biệt là Pyrethrin để tổng hợp
được bằng con đường hố học. Chính bằng con đường này đã tạo ra rất nhiều
dẫn xuất pyrethrin, những dẫn xuất đó được gọi là các hợp chất Pyrethroit có
hiệu lực cao đối với sâu và có nhiều ưu điểm hơn các este tự nhiên. [9]
Hiện nay, một số hoạt chất được tổng hợp thuộc nhóm Pyrethroit như
Deltamethrin, Cypermethrin, tribromphenol hồ tan trong dung mơi hữu cơ
với các tên thương mại như Cislin, Antiborer, Celcide, InjECtaAB ... là các

loại chế phẩm bảo quản lâm sản được giới thiệu có độ an tồn cao với mơi
trường, đang được dùng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
- Chế phẩm hoà tan trong nước:
Thuốc bảo quản dạng này thường là hỗn hợp của hai hay nhiều hợp
chất là muối của kim loại như: kẽm, đồng, crôm, arsenic… Sau khi ngâm tẩm
các hố chất này có thể phản ứng với nhau tạo thành hợp chất bền vững, ổn
định có hiệu lực chống sinh vật hại gỗ tốt hơn. Sau đây là các loại thuốc muối
điển hình:
+ HgCl: Được sử dụng sớn nhất, do Homberg giới thiệu từ năm 1705,
đến đầu thế kỷ 19 loại thuốc này mới được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và


13
Mỹ. Trong kỹ thuật bảo quản HgCl thường được dùng phối hợp với một số
muối khác như K2Cr2O7, Na2CO3… Đến nay loại hố chất này khơng được
dùng để bảo quản gỗ nữa do có độ độc cao đối với người và động vật. [6]
+ CuSO4: Được sử dụng để ngâm tẩm gỗ từ năm 1767, khi phương pháp
tẩm Boucherie ra đời CuSO4 được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để bảo quản cột
điện, cột điện thoại. CuSO4 có độ độc với nấm, côn trùng và hà biển nhưng
không trừ được các loài nấm tiết ra axit oxalic như nấm Poria vaporaria. Do
CuSO4 có tính ổn định, dễ rửa trơi và bị các hoá chất khác tác dụng làm mất
hiệu lực với sinh vật hại gỗ, nên sun phát đồng thường được bổ sung thêm một
số thành phần khác để khắc phục những nhược điểm kể trên. Sulthoni (1988),
đã bảo quản tre bằng dung dịch CuSO4 nồng độ 7% và kết quả khảo nghiệm
ngoài bãi thử tự nhiên cho biết tre tẩm có hiệu quả chống lại sự tấn cơng của
mối. Singh và Tewari đã xử lý tre tươi bằng dung dịch CCA 10% và tre khô
5%, tre tẩm đạt tuổi thọ 15 năm trong điều kiện sử dụng ngoài trời. [6]
+ NaF và các hỗn hợp có NaF: Vào năm 1926, Wolman người Đức đã
đăng ký bản quyền sử dụng hỗn hợp NaF và Na2SiF6 là thuốc bảo quản gỗ.
Thành phần hoạt chất NaF có tác dụng chống nấm và hạn chế hoặc phòng ở

mức độ thấp đối với côn trùng hại gỗ. Ưu điểm nổi bật của NaF là có độ độc
thấp ở người và động vật, khơng ăn mòn kim koại, rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy nhiên
nhược điểm của NaF là dễ rửa trôi.
+ Các hợp chất của Bo: Vào những năm 30 của thế kỷ 20, các hợp chất
của Bo được sử dụng chống cháy cho gỗ. Tuy nhiên trong số các hợp chất của
Bo thì axit Boric và Borax được đánh giá là có khả năng chống lại các sinh
vật hại gỗ. Năm 1945, Wimbrush đã dùng borac nồng độ 4% để bảo quản tre,
tác giả cho biết thuốc đã có tác dụng hạn chế sự phá hoại của mọt tre. Hiện
nay borac, boric được dùng rộng rãi làm thuốc bảo quản lâm sản. [6]
Ngày nay, với mục đích bảo vệ mơi trường, xu hướng phát triển chung
của các nước trên thế giới là sử dụng các hoạt chất sich học làm thuốc bảo


14
quản lâm sản. Năm 2002 các nhà khoa học Trường Đại học Kyushu và
Trường Đại học Quốc gia Đài Loan đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khả
năng phòng chống các sinh vật hại lâm sản bằng hoạt chất tanin chiết xuất từ
thực vật hỗn hợp với amoniac - đồng, mẫu gỗ tẩm có hiệu lực phịng mối tốt
Trường Đại học Quốc gia Delta của Nigera (2001) nghiên cứu chiết xuất
phenolic từ lá của loài cây Acalypha hispida, với hàm lượng 10- 14 mg/ml
dung dịch có khả năng hạn chế sự phát triển của hai loài nấm hại gỗ.
Tại Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ từ nguồn nguyên liệu dầu hạt Neem đã chế
tạo ra rất nhiều chế phẩm trừ sâu hại nông nghiệp như Neen Bonda A, Neem
Oil, Neem AZal…
Tại Indonesia, Jain – Narayan và Gazwal (1989) đã nghiên cứu thăm dò
khả năng sử dụng dầu vỏ hạt điều làm thuốc bảo quản lâm sản. Các tác giả so
sánh hiệu lực phòng chống mối đất Odontotermes của dầu vỏ hạt điều với
Creosote thông thường.
Ở nước ta, thuốc bảo quản lâm sản có nguồn gốc từ thực vật mới bắt
đầu được quan tâm nghiên cứu. Theo những nghiên cứu của Đặng Đình

Luyến và Đỗ Hồng Sâm đã đánh giá khả năng triển vọng của dầu vỏ hạt điều
làm thuốc bảo vệ thực vật.
Năm 2004 Bùi Văn Ái đã tiến hành nghiên cứu sử dụng dầu vỏ hạt điều
làm thuốc bảo quản lâm sản. Tác giả đã đánh giá sơ bộ hiệu lực của dầu vỏ
hạt điều đối với côn trùng hại lâm sản, sau đó tiến hành nghiên cứu nâng cao
hiệu lực của dầu vỏ hạt điều bằng phương pháp sục khí Clo. Kết quả đã xác
định được 2 loại thuốc bảo quản lâm sản từ dầu vỏ hạt điều có hiệu lực phịng
chống cơn trùng gây hại lâm sản tốt và đảm bảo các chỉ tiêu về an tồn mơi
trường. [1]
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn chí Thanh, Lê văn Nơng (2007) đã
bước đầu đánh giá hiệu lực phịng chống cơn trùng gây hại lâm sản của một
số chất chiết từ nguyên liệu thực vật. Kết quả bước đầu cho biết dầu Neem và


×