Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN hoạt động trải nghiệm gây hứng thú cho học sinh trong bài amoniac và muối amoni sách giáo khoa hóa học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực
tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và
tổ chức của giáo viên, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ
kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng
trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh
vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham
gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh
khơng những biết cách tích cực hố bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản
thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế
hoạch, có trách nhiệm.
Do khối lượng kiến thức của nhân loại là một kho tàng khổng lồ và ngày
càng được bổ sung, trong khi đó thời gian học trên lớp chưa đáp ứng được việc tiếp
cận tồn bộ lượng kiến thức này. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này đối với bộ mơn
hóa học thì việc tổ chức hoạt động trải nghiệm hóa học có ý nghĩa thiết thực. Thực
tiễn hoạt động trải nghiệm hóa học ở trường THPT Triệu Sơn 2 đã được chú trọng,
tuy nhiên nội dung và hình thức tổ chức chưa phong phú nên phần nào đã ảnh
hưởng đến năng lực nhận thức và hứng thú học tập bộ môn hóa học của học sinh.
Với những lí do trên tơi quyết định chọn đề tài “Hoạt động trải nghiệm gây hứng
thú cho học sinh trong bài amoniac và muối amoni, sách giáo khoa hố học
11”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Giúp giáo viên và học sinh nhận thức hơn về việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Tạo hứng thú và tăng kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh.
- Giúp học sinh tìm hiểu kiến thức trong bài amoniac và muối amoni và kiến thức
hóa học xung quanh cuộc sống.
1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu, trong quá trình giảng dạy trên lớp năm học 2020 –


2021. Các lớp học sinh được thử nghiệm là lớp 11 của trường THPT Triệu Sơn 2 –
Thanh Hoá.
Lớp 11C2, 11C5 năm học 2020 – 2021.
1.4. Điểm mới của đề tài
Kinh nghiệm thiết kế hoạt động trải nghiệm gây hứng thú cho học sinh trong
bài amoniac và muối amoni, sách giáo khoa hoá học 11.

1


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực nhận thức và hứng
thú học tập mơn hóa học cho học sinh trung học phổ thông
2.1.1. Hoạt động nhận thức
- Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, là
hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể.
- Con người có thể nhận thức thế giới vật chất, có những sự vật, hiện tượng mà con
người chưa biết, nhưng trải qua thời gian với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và
thực tiễn, con người rồi sẽ nhận thức được. Khơng có cái gì là khơng thể nhận thức
được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức đến, nhưng rồi sẽ nhận thức đến.
- Khẳng định sự phản ánh hiện thực khách quan là một q trình biện chứng, tích
cực, tự giác và sáng tạo. Q trình phản ánh đó xảy ra theo trình tự từ chưa biết
đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém
sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
- Nhận thức không phải là sự phản ánh đơn giản, nhất thời mà là q trình biện
chứng, q trình khơng ngừng nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn.
- Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích
của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí.
- Hoạt động học tập của học sinh là một hoạt động tìm tịi và tiếp thu những kiến
thức trong kho tàng kiến thức của nhân loại. Vì vậy, hoạt động nhận thức đóng vai

trò rất quan trọng, ban đầu từ những cảm giác, tri giác, biểu tượng tiếp theo là
những khái niệm, phán đoán, suy luận học sinh dần dần biết, hiểu và vận dụng kiến
thức thành thạo.
2.1.2. Hứng thú học tập
A.G. Covaliop cho rằng: “Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc
biệt của chủ thể với đối tượng của hoạt động học tập về sự cuốn hút về tình cảm và
ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân”.
* Biểu hiện của hứng thú học tập: Hứng thú học tập được biểu hiện ở 3 mặt sau:
- Về mặt nhận thức: Người học nhận thức được vai trò của đối tượng hoạt
động, trong cuộc sống, trong quá trình lĩnh hội tri thức.
- Về mặt xúc cảm: Ham học, chờ đón kiến thức mới, nhận thức và lí giải các
nguyên nhân tạo ra sự yêu thích ấy của chủ thể.
- Về mặt hành động: Là tính tìm kiếm tích cực (biết giả định, biết tìm cách
khắc phục khó khăn để giải quyết vấn đề). Q trình tích cực suy nghĩ là hạt nhân
của hứng thú học tập.
* Vai trò của hứng thú học tập.
Về phương diện tâm lí học: Hứng thú được xem như là một cơ chế bên trong,
sự biểu hiện của động cơ thúc đẩy quá trình nhận thức của con người. Trong đó,
2


hứng thú nhận thức được xem là biểu hiện của động cơ chủ đạo trong hoạt động
học tập của người học.
Kết quả học tập của người học không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm trí tuệ của cá
nhân, mà cịn phụ thuộc vào động cơ, thái độ và hứng thú học tập của người học.
Hứng thú học tập có tác dụng nâng cao tính tích cực, tự giác và làm tăng hiệu quả
của quá trình nhận thức, hứng thú học tập tạo ra sự say mê nghiên cứu, tìm tịi kiến
thức, nhu cầu cần hiểu biết về một lĩnh vực, một bộ mơn khoa học nào đó, giúp
người học có thể vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích nhanh nhất.
Trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học hóa học nói riêng

hứng thú học tập có vai trị đặc biệt quan trọng, nó là động lực thúc đẩy học sinh
tìm tịi, hiểu biết và vận dụng kiến thức một cách linh động. Tài nghệ sư phạm và
nhân cách của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự duy trì và phát triển
hứng thú học tập cho học sinh.
* Phương pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Nghiên cứu lí thuyết xen kẽ với thực nghiệm.
- Tăng cường mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tiễn.
- Sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm, các tư liệu lịch sử hóa học, tính hấp
dẫn của các tình huống và tính chất các nguyên tố, các hợp chất.
- Kết hợp dạy học chương trình nội khóa và ngoại khóa, tăng cường mối liên
hệ liên môn học.
2.1.3. Hoạt động trải nghiệm
2.1.3.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm được hiểu là những hoạt động học tập, giáo dục học
sinh mà được tổ chức ngồi chương trình học bắt buộc và tự chọn, do giáo viên
điều khiển có sự hỗ trợ của các đồn thể và xã hội.
2.1.3.2. Mục đích hoạt động trải nghiệm
- Nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin
khoa học cho học sinh.
- Củng cố, mở rộng, nâng cao và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Bước đầu cho học sinh tập làm quen với nghiên cứu khoa học, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Hình thành ở học sinh những đức tính tốt đẹp của người lao động.
2.1.3.3. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động trải nghiệm
- Phát triển hứng thú học tập, nâng cao và mở rộng kiến thức hoá học, phát
triển kĩ năng thực hành, thí nghiệm, kích thích lịng ham hiểu biết hố học.
- Phát triển tính tích cực, sáng tạo và rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề
khoa học, trí thơng minh của học sinh.
3



- Chuẩn bị cho học sinh đi vào hoạt động thực tiễn, hướng nghiệp, phát triển và
bồi dưỡng tài năng về hoá học.
- Huy động học sinh tham gia vào các hoạt động cơng ích có mang nội dung
hố học.
- Tổ chức vui chơi, giải trí một cách văn hố, có trí tuệ, bổ ích.
2.1.3.4. Ngun tắc hoạt động trải nghiệm hố học
- Bảo đảm tính mục đích và tính kế hoạch của toàn bộ các hoạt động trải
nghiệm.
- Bảo đảm tính thích hợp và tính hiệu quả.
- Bảo đảm thống nhất sự chỉ đạo của giáo viên, với sự tự nguyện, chủ động và
sự quan tâm hứng thú của học sinh.
- Nội dung hoạt động phải linh hoạt, phong phú, huy động được tối đa học sinh
tham gia.
- Huy động được tối đa sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhà trường,
của cộng đồng xã hội trong và ngồi trường.
2.1.3.5. Các hình thức tổ chức của hoạt động hố học
Hoạt động tập thể
- Nói chuyện có tính chất phổ biến khoa học với nội dung liên quan đến hố
học, có thể mời chun gia, các nhà khoa học trình bày.
- Tham quan viện bảo tàng, nhà máy, xí nghiệp, phịng truyền thống.
- Chiếu phim về các đề tài hoá học.
Ngày hội hoá học
Tổ hoạt động trải nghiệm
- Tổ tìm hiểu lịch sử hóa học.
- Tổ tìm hiểu những tiến bộ về khoa học và cơng nghệ hóa học đầu thế kỷ 21.
- Tổ tìm hiểu từng ngành của hố học: Hóa vơ cơ, hóa hữu cơ, hóa mơi trường,
hóa lí...
- Tổ thí nghiệm và phịng thí nghiệm.

- Tổ thiết kế hóa học: Nghiên cứu, chế tạo đồ dùng trực quan.
- Tổ giải tốn hóa học.
2.1.4. Thực tiễn hoạt động trải nghiệm hóa học ở trường THPT Triệu Sơn 2
2.1.4.1. Mục đích điều tra
Tiến hành tìm hiểu thực tiễn hoạt động trải nghiệm hóa học ở các lớp của
trường THPT Triệu Sơn 2 để nắm các nội dung sau:
- Tình hình tổ chức hoạt động trải nghiệm hóa học ở trường từ năm 2009 đến
2021 ở các môn tiếng anh, môn văn.
- Nhận thức của giáo viên và học sinh về hoạt động trải nghiệm hóa học.

4


- Ý kiến góp ý của giáo viên và học sinh để hồn thiện hơn hoạt động trải
nghiệm hóa học.
Từ kết quả của các nội dung tìm hiểu, chúng tơi có cơ sở thực tiễn cho vấn đề
nghiên cứu và định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
2.1.4.2. Kết quả điều tra, phỏng vấn
Về nhận thức của học sinh
- Phần lớn (95,4%) học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa của hoạt động trải
nghiệm hóa học như:
- Tạo được sân chơi giải trí khoa học, bổ ích.
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng thêm kiến thức.
- Rèn luyện thêm nhiều kĩ năng và hình thành những đức tính tốt đẹp cho bản
thân
Đối với giáo viên.
- Phần lớn giáo viên hóa học quan tâm, đầu tư cho hoạt động trải nghiệm.
- Một số giáo viên nhận thức chưa đúng về hoạt động trải nghiệm hóa học và
cho rằng đây là hoạt động ngồi chương trình chính khóa nên khơng cần thiết lắm.
2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm hóa học ở trường trung học phổ thơng

2.2.1. Khó khăn
- Đa số học sinh và giáo viên đều có tâm lý dạy và học là để đối phó với
kiểm tra và thi cử nên các hoạt động trải nghiệm chưa được quan tâm.
- Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi nhiều thời gian, địi hỏi có sự chuẩn bị và
lên kế hoạch thật chu đáo thì mới lơi cuốn được học sinh tham gia một cách tích
cực.
- Phương pháp học tập lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức, khó đổi mới, do đó
hiệu quả của hoạt động nhóm cịn chưa cao, phần lớn hoạt động nhóm cịn mang
tính hình thức, chỉ chú trọng tạo ra sản phẩm để nộp cho thầy cô mà ít chú trọng đến
q trình hợp tác nhóm để tạo ra sản phẩm, chưa thật sự có sự gắn kết giữa các
thành viên. Khơng khí làm việc trong nhóm chưa thân thiện, cởi mở, ít tạo cơ hội
cho các thành viên phát huy năng lực, khiến các thành viên khơng muốn tham gia
hoặc tham gia một cách rất hình thức.
2.2.2. Thuận lợi
- Đối tượng là học sinh 11 nên kỹ năng, kiến thức, tính kỹ luật, tính tự lập…
được hoàn thiện.
- Trường THPT Triệu Sơn 2 là một địa bàn thuận lợi, mặt bằng chất lượng
học sinh trong một lớp cơ bản đồng đều đáp ứng các hoạt động trải nghiệm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đảm bảo u cầu. Dụng cụ thí nghiệm,
phịng thí nghiệm đạt chuẩn, máy tính, đèn chiếu...đảm bảo yêu cầu sử dụng.

5


- Ban Giám Hiệu nhà trường ln khuyến khích tạo mọi điều kiện để tổ
nhóm tổ chức hoạt động trải nghiệm.
2.3. Nội dung, biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài
2.3.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm gây hứng thú cho học sinh trong bài
amoniac và muối amoni, sách giáo khoa hoá học 11
Phần 1: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

Học tập đâu chỉ là những bài lý thuyết khô khan, mà phải áp dụng được vào
cuộc sống, đồng thời cũng phải biết vận dụng tri thức của mình để thể hiện trách
nhiệm với cộng đồng, xã hội. Với phương châm ấy, thầy và cô tổ bộ mơn Hóa học
trường THPT Triệu Sơn 2 cùng các em học sinh thân yêu của mình sẽ tạo nên buổi
trải nghiệm hóa học thật vui vẻ hấp dẫn, bổ ích và đầy ý nghĩa. Về dự buổi trải
nghiệm hôm nay, chúng ta vinh dự được đón tiếp thầy/cơ ............
Và tồn bộ các bạn học sinh......
Kính chúc quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh lời chúc sức
khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Phần 2: Nội dung chính hoạt động trải nghiệm
Buổi ngoại khố hoạt động trải nghiệm gây hứng thú học hố học hơm nay, chúng
ta có 4 đội thi, mỗi đội gồm 4 thành viên. Các đội thi sẽ trải qua 03 phần thi:
1. Phần thi kiến thức
2. Phần thi vượt chướng ngại vật với trị chơi: ơ chữ vàng
3. Phần thi tài năng: Biểu diễn thí nghiệm hóa học
PHẦN THI KIẾN THỨC
Thể lệ: Phần thi gồm 8 câu hỏi. Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi, mỗi
đội có 60 giây suy nghĩ để đưa ra đáp án, đội nào có câu trả lời trước sẽ có tín hiệu
trả lời. Trả lời đúng mỗi câu 10 điểm. Đội nào trả lời sai dành quyền trả lời cho đội
còn lại. Nếu sau 60 giây các đội không trả lời được hoặc trả lời sai thì dành cho
khán giả trả lời.
PHẦN THI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT VỚI TRỊ CHƠI: Ơ CHỮ VÀNG
Thể lệ: - Người chơi: 4 đội chơi.
- Luật chơi:
+ Trên màn hình có 10 dịng chữ là các ý quan trọng của bài :
1. Khí amoniac tan rất nhiều trong nước
2. Dung dịch amoniac là một bazo yếu
3. Khí amoniac làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh
4. Amoniac chỉ có tính khử
5. Amoniac cháy trong oxi có ngọn lửa màu vàng

6. Dung dịch amoniac có khả năng tạo phức
7. Amoniac phản ứng với axit tạo muối amoni
8. Dùng CaO để làm khô khí NH3
9. Trong cơng nghiệp amoniac được tổng hợp từ nito và hidro
10. Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric
6


+ Các từ trong mỗi câu đã được sắp xếp đảo lộn. 4 đội lần lượt chọn từng câu . Sau
10 giây suy nghĩ phải sắp xếp lại trật tự của câu cho đúng. Hết 10 giây nếu đội đó
trả lời đúng thì được 10 điểm trả lời sai hoặc khơng có câu trả lời thì đội cịn lại có
cơ hội trả lời. Trả lời đúng được 5 điểm. Sai không bị trừ điểm.
- Giáo viên hướng dẫn điều khiển trị chơi : Đội chơi chọn bất kì hang ngang nào
thì Giáo viên chỉ cần kích chuột vào ơ chữ hang ngang đó, màn hình sẽ hiện ra một
dịng chữ được sắp xếp đảo trật tự. Muốn màn hình xuất hiện câu đúng thì chỉ cần
kích chuột tiếp vào ơ chữ vừa chọn.
PHẦN THI TÀI NĂNG: BIỂU DIỄN THÍ NGHIỆM HĨA HỌC VUI
Thể lệ: Mỗi đội biễu diễn 1 thí nghiệm hóa học vui, giải thích hiện tượng.
- Đội trưởng các đội lên bốc thăm thứ tự biểu diễn.
- Ban giám khảo nhận xét và cho điểm về thao tác thí nghiệm, mức độ thành cơng
của thí nghiệm, giải thích hiện tượng, câu hỏi phụ...Điểm chấm tối đa là 10 điểm.
Phần 3: Tổng kết, trao giải.
2.3.1.1. Bộ câu hỏi trong phần thi kiến thức
Câu 1: Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích câu ca dao sau:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe tiếng Sấm động, phất cờ mà lên”
Hướng dẫn:
- Khi trời mưa dơng có Sấm, Sét tạo ra tia lửa điện, là điều kiện để nitơ N 2 và
oxi O2 phản ứng với nhau.
tia luađien        2NO

N2 + O2 

- NO sinh ra kết hợp với oxi trong khơng khí tạo ra NO2.
2NO + O2 → 2NO2
- NO2 sinh ra phản ứng với nước mưa trong điều kiện có oxi tạo thành HNO3.
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
- HNO3 theo nước mưa rơi xuống (không phải là mưa axit vì nồng độ H + bé)
phản ứng với các kim loại, ion kim loại có trong đất tạo thành muối nitrat, các
muối nitrat là nguồn cung cấp phân đạm cho cây trồng. Vì vậy, cây trồng phát triển
xanh tốt.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit ? Tác hại của mưa axit ?
Hướng dẫn:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit là do khí thải cơng nghiệp và
khí thải của các động cơ đốt trong (ơ tơ, xe máy) có chứa các khí SO 2, NO, NO2...
Các khí này tác dụng với oxi và hơi nước trong khơng khí nhờ xúc tác của oxit kim
loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H 2SO4 và axit
nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4, HNO3 tan vào trong nước mưa, gây ra hiện tượng mưa axit.

7


* Tác hại của mưa axit:
- Làm giảm năng suất cây trồng.
- Phá hủy các cơng trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá
vôi, đá phiến (các loại đá này có thành phần chính là CaCO3).
- Làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất...


Tác hại của mưa axit
Câu 3: Trong các loại phân đạm sau: NH4Cl, NH4NO3, (NH2)2CO, (NH4)2SO4. Nên
dùng loại phân nào để bón cho những chân ruộng đất chua? Vì sao?
Hướng dẫn:
- Dùng (NH2)2CO.
- Vì nếu dùng 3 loại phân cịn lại để bón sẽ làm cho đất càng chua thêm.
NH4Cl → NH4+ + ClNH4NO3 → NH4+ + NO3(NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42Ion NH4+ có phản ứng thủy phân.
NH4+ + H2O € NH3 + H3O+
H3O+ (H+) sinh ra làm cho đất chua thêm.
Câu 4: Năm 1798, Humphry Davy (1778-1892, Anh) tìm thấy chất khí có tác dụng
sinh lí là gây cười. Chất khí đó là:
Hướng dẫn: Khí N2O
Câu 5: Thành phần chính của bột nở là gì, khi sử dụng bột nở cần chú ý gì ? Vì sao
?
Hướng dẫn:
NH4HCO3 , (NH4)2CO3 là muối amoni nên khi sử dụng cần vừa liều lượng tránh
mùi do giải phóng NH3
Câu 6: Tả lót trẻ em sau khi giặt vẫn còn một lượng nhỏ amoniac (NH 3) bám vào.
Để khử sạch amoniac nên dùng chất gì sau đây trong nước xả cuối cùng để giặt ?
A. Muối ăn (NaCl) B. Phèn chua
C. Giấm ăn
D. Gừng tươi
Hướng dẫn:
Dùng dấm ăn vì CH3COOH trung hịa NH3 làm mất mùi khai của NH3
Câu 7: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng đầy một loại khí sau : NH 3 , O2 , H2 , Cl2
Các ống nghiệm được đánh số 1 , 2 , 3 , 4 . Nhúng miệng cả 4 ống nghiệm vào
chậu thủy tinh đựng đầy nước , sau một thời gian hiện tượng quan sát được là : ống

8



nhiệm (3) có mực nước dâng lên cao nhất , các ống cịn lại mực nước dâng lên
khơng đáng kể . Hỏi ống nghiệm (3) đựng chất khí nào sau đây ?
A. Cl2
B. NH3
C. O2
D. H2
Hướng dẫn:
Ống (3) chứa NH3 vì NH3 tan rất tốt trong nước (1 thể tích nước hịa tan 800 thể
tích NH3) nên mực nước trong ống dâng cao nhất. Đốt cháy hoàn toàn NH 3 hòa tan
làm giảm áp suất trong ống làm nước dâng cao nhất
Câu 8: Vì sao NH4Cl được ứng dụng trong hàn kim loại? Nói rõ vai trị của
NH4Cl.
Hướng dẫn:
Vì NH4Cl có tính thăng hoa. Trên mặt tấm kim loại bao giờ cũng có một lớp gỉ oxit
rất mỏng phủ lên, hàn sẽ không ăn nếu lớp gỉ không được làm sạch. Khi tiếp xúc
với mỏ hàn nung nóng, NH4Cl phân hủy thành NH3 và HCl. HCl tác dụng với oxit
kim lọai tạo thành muối clorua và nước bay hơi. Mặt của kim lọai sạch hết gỉ.
2.3.1.2. Bộ thí nghiệm hóa học vui trong phần thi tài năng
Thí nghiệm 1: Khơng có lửa mà lại có khói.
* Dụng cụ và hóa chất:
Cốc thủy tinh, đĩa thủy tinh, đũa thủy tinh, bông, dung dịch NH 3 25% và dung
dịch HCl đặc.
* Tiến hành thí nghiệm:
Có thể tiến hành thí nghiệm này bằng 2 cách:
a) Dùng hai đũa thủy tinh, ở mỗi đầu đũa có quấn một nhúm bơng. Nhúng một
đũa vào dung dịch NH3 đậm đặc và nhúng đũa thứ hai vào dung dịch HCl đậm đặc,
đưa hai đũa lại gần nhau (đũa nhúng dung dịch NH 3 ở dưới, còn đũa nhúng dung
dịch HCl ở trên). Khói trắng sẽ xuất hiện ở hai đầu đũa thủy tinh.
b) Dùng bông tẩm dung dịch NH 3 đặc, bôi lên đáy và thành cốc thủy tinh, lấy

nhúm bông khác tẩm dung dịch HCl đặc, bôi lên mặt trong của đĩa thủy tinh, rồi úp
đĩa thủy tinh lên cốc thủy tinh. Khói trắng sẽ xuất hiện ở trong cốc.
* Giải thích hiện tượng:
Khi đưa hai đầu đũa thủy tinh lại gần nhau sẽ có phản ứng giữa NH 3 và HCl,
tạo ra những hạt nhỏ li ti NH4Cl (giống khói trắng).
NH3 + HCl → NH4Cl
Thí nghiệm 2: Trứng chui vào lọ.
* Dụng cụ và hóa chất:
Bình cầu cổ dài, giá sắt, kẹp sắt, trứng, dung dịch NH3 đậm đặc và nước.
* Tiến hành thí nghiệm:
Bình cầu làm khơ, thu đầy khí NH3, đậy bình bằng nút kín. Trứng gà luộc
chín, bóc vỏ sao cho lịng trắng không bị sứt để sẵn bên cạnh. Mở nút bình cầu và
cho nhanh khoảng 3 - 4 ml nước vào bình, rồi đậy nhanh bằng quả trứng (thao tác
này phải tiến hành nhanh và đầu nhỏ của quả trứng hướng vào trong), lắc nhẹ bình
9


cầu, trứng sẽ từ từ chui vào cổ bình. Khi trứng chui vào gần cuối cổ bình thì hơ
nóng bình cầu (phần có nước), trừng lại từ từ chui ra khỏi bình.
* Giải thích hiện tượng:
Khí NH 3 tan rất nhiều trong nước (ở điều kiện thường 1 thể tích nước hịa tan
được khoảng 800 thể tích khí NH3), làm cho áp suất trong bình giảm xuống rất
thấp, áp suất khơng khí ngồi bình lớn hơn, sẽ đẩy quả trứng chui vào bình cầu.
Khi hơ nóng bình cầu (phần có nước) thì khí NH 3 được tạo ra nhiều, nóng lên
và nở ra, sẽ đẩy quả trứng chui ra.
* Chú ý: có thể thay khí NH3 bằng khí HCl hoặc khí CO2 và dung dịch NaOH

Hình 2.1 : Thí nghiệm trứng chui vào lọ
Thí nghiệm 3: Vòi phun nước đổi màu.
* Dụng cụ và hóa chất:

Lọ thủy tinh (hoặc bình tam giác), nút cao su kín, nút cao su có ống thủy tinh
vuốt nhọn xuyên qua (đầu nhọn hướng vào bình), chậu thủy tinh, dung dịch NH 3
đậm đặc, dung dịch H2SO4 đậm đặc, NaCl rắn, phenolphtalein, dung dịch quỳ tím
và nước.
* Tiến hành thí nghiệm:
Lấy 2 bình thủy tinh khơ, bình thứ nhất thu đầy khí NH 3, bình thứ hai thu đầy
khí HCl và đậy kín bằng nút cao su.
Lấy 2 chậu thủy tinh nước, chậu thứ nhất cho vào vài giọt phenolphtalein
(nước vẫn trong suốt), chậu thứ hai cho vào vài giọt dung dịch quỳ tím (nước có
màu tím).
Lấy bình đựng khí NH3, nhanh tay thay nút cao su bằng nút có ống vuốt nhọn
(khi thay để úp bình), nhúng đầu ống thủy tinh vào nước cho nước dâng lên trong
ống thủy tinh. Dùng ngón tay trỏ bịt đầu ống thủy tinh, sau đó cho vài giọt nước
rơi vào bình thủy tinh và nhanh chóng đưa đầu ống thủy tinh vào chậu nước thứ
nhất. Nước ở chậu thủy tinh tự phun lên bình và biến thành màu hồng.
Làm tương tự với bình đựng khí HCl, thì nước trong chậu thủy tinh thứ hai
cũng tự phun lên và chuyển từ màu tím sang màu đỏ.
* Giải thích hiện tượng:
10


Khí NH3 tan rất nhiều trong nước (ở điều kiện thường 1 thể tích nước hịa tan
được khoảng 800 thể tích NH 3), làm cho áp suất trong bình thủy tinh giảm mạnh,
so với áp suất bên ngoài. Để cân bằng áp suất giữa bên trong và bên ngồi bình
thủy tinh thì nước trong chậu thủy tinh sẽ tự phun lên. Khi gặp nước một phần NH 3
sẽ phản ứng với nước.
NH3 + H2O € NH4+ + OHDung dịch NH3 có tính bazơ, làm phenolphtalein từ khơng màu chuyển sang
màu hồng.
Tương tự khí NH 3, khí HCl cũng tan rất nhiều trong nước (ở điều kiện thường
1 thể tích nước hịa tan được khoảng 500 thể tích khí HCl). Khí HCl tan trong nước

tạo thành dung dịch axit HCl, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Hình 2.2: Thí nghiệm về tính
Hình 2.3: Thí nghiệm về tính
tan của amoniac
tan của hiđro clorua
Thí nghiệm 4: Lửa và khói.
* Dụng cụ và hóa chất:
Đĩa thủy tinh, bông, dung dịch NH3 25% và dung dịch HCl đặc.
* Tiến hành thí nghiệm:
Đặt 4 miếng bơng vào 4 đĩa thủy tinh, các miếng bông đã được tẩm các dung
dịch sau: Miếng thư nhất tẩm cồn, miếng thứ hai tẩm dung dịch NH 3 đặc, miếng
thứ ba tẩm dung dịch HCl đặc, miếng thứ tư tẩm dung dịch benzen.
- Châm lửa đốt bông tẩm cồn, cồn cháy có lửa mà khơng có khói.
- Gắp bơng tẩm dung dịch HCl, bỏ lên bông tẩm dung dịch NH 3, có khói mà
khơng có lửa.
- Châm lửa đốt bơng tẩm benzen, benzen cháy có cả lửa và khói.
* Giải thích hiện tượng:
- Cồn cháy gần như hồn tồn nên có lửa mà khơng có khói.
t
C2H5OH + 3O2 
→ 2CO2 + 3H2O
- Phản ứng giữa NH 3 và HCl tạo ra những hạt nhỏ li ti NH 4Cl (giống khói
trắng), có khói mà khơng có lửa.
NH3 + HCl → NH4Cl
- Benzen cháy khơng hồn tồn, tạo ra muội than nên có cả lửa và khói.
t
2C6H6 + 15O2 
→ 12CO2 + 6H2O
0


0

11


2.3.2. Một số hình ảnh trải nghiệm

Ơ CHỮ VÀNG

ĐỘI 1 : N2
12


ĐỘI 2 : NH3

ĐỘI 3 : N2O
13


ĐỘI 4 : HNO3

KHÁN GIẢ
14


2.4. Hiệu quả của đề tài
Để kiểm chứng đề tài, tôi kiểm tra học sinh bằng bài thi 45 phút với hình
thức trắc nghiệm khách quan, ở hai lớp 11C2 được áp dụng đề tài và lớp 11C5
không áp dụng ở trường THPT Triệu Sơn 2. Nhận thấy kết quả như sau:

Kết quả thống kê lớp 11C5 không áp dụng đề tài:
Kết quả điểm thi của học sinh lớp 11C5
Lớp

11C5

Sĩ số

41

Điểm Giỏi

Điểm Khá

(9-10)

(7-8)

Điểm Trung
bình

Điểm Yếu, kém
(5<)

(5-6)

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

2

4,88

6

14,63

16

39,02

17

41,47

Kết quả thống kê lớp 11C2 áp dụng đề tài:
Kết quả điểm thi của học sinh lớp 11C2

Lớp

11C2

Sĩ số

39

Điểm Giỏi

Điểm Khá

(9-10)

(7-8)

Điểm Trung
bình

Điểm Yếu,
kém

(5-6)

(5<)

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

14

35,89

16

41,02

9

23,09

0

0

Nhận xét:
Trong thời gian tiến hành thực nghiệm, cùng với kết quả thu được, tơi có một

số nhận xét sau:
- Nhận xét chung: Trên cơ sở trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp, tôi thấy:
+ Về tinh thần, thái độ học tập: Sau khi thực hiện đề tài này, tôi thấy học
sinh ln có ý thức học tập tốt hơn, trong các giờ học chăm chú nghe giảng, tích
cực hoạt động tìm kiếm tri thức, phát biểu xây dựng bài sôi nổi...
+ Về khả năng tư duy: Khi khai thác các kiến thức hố học trừu tượng, khai
thác các kiến thức thơng qua thí nghiệm thì học sinh có khả năng phán đoán, suy
luận, tư duy độc lập, tư duy logic, tư duy sáng tạo tốt hơn khi chưa thực hiện đề tài.
- Nhận xét thông qua kết quả.
Qua kết quả kiểm tra cho thấy, lớp áp dụng đề tài có % giỏi và % khá cao
hơn so với lớp không áp dụng đề tài nhiều. Như vậy, “Hoạt động trải nghiệm gây
hứng thú cho học sinh trong bài amoniac và muối amoni, sách giáo khoa hoá
học 11” đã mang lại kết quả cao trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh.
15


3. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang thực hiện mục tiêu đổi mới căn
bản và toàn diện nền giáo dục, để đưa chất lượng giáo dục nước nhà lên một
tầm cao mới, tiến đến ngang tầm với nền giáo dục của các nước trong khu vực
và trên thế giới. Để làm được điều đó thì ngồi đổi mới chương trình sách giáo
khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học và phải có sự
nỗ lực cố gắng của tồn ngành giáo dục...
Đối với mỗi giáo viên muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy thì
cần phải kiên trì, tâm huyết, say mê, sáng tạo, nghiên cứu tài liệu, tiếp cận cơng
nghệ thơng tin để tìm hiểu, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, để học
sinh hứng thú tiếp thu bài thì cần phải thường xuyên liên hệ các bài học với thực
tiễn cuộc sống, thường xuyên tổ chức các câu lạc bộ về hóa học để cho các em trải
nghiệm và tìm hiểu. Với đề tài “Hoạt động trải nghiệm gây hứng thú cho học

sinh trong bài amoniac và muối amoni, sách giáo khoa hoá học 11” tôi đã áp
dụng ở các lớp 11C2 tại trường THPT Triệu Sơn 2. Kết quả thu được rất tốt.
Qua thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích, yêu cầu và
nhiệm vụ đề ra. Đề tài đã hoàn thành tương đối tốt những việc sau:
- Nghiên cứu về hệ thống lí luận nhận thức và hứng thú học tập của học sinh.
- Nghiên cứu mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc và các hình thức tổ
chức hoạt động trải nghiệm hóa học.
- Sưu tập, chọn lọc được một số thí nghiệm hố học vui để dùng trong các
hoạt động hoá học.
- Sưu tập, xây dựng và chọn lọc được một số câu hỏi có nội dung liên quan
đến các hiện tượng hoá học trong thiên nhiên, trong cuộc sống.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích, xử lí số liệu để đánh giá qui mơ
ảnh hưởng của hoạt động hố học đến năng lực nhận thức và hứng thú học tập bộ
môn của học sinh THPT.
Những nội dung còn hạn chế.
- Do lượng thời gian có hạn nên diện thực nghiệm cịn hẹp. Vì vậy, tơi chưa
có đánh giá cụ thể về qui mơ ảnh hưởng của hoạt động hoá học, đến năng lực nhận
thức và hứng thú học tập ở mỗi học sinh THPT có sự khác nhau như: lớp nâng cao,
lớp cơ bản
- Do điều kiên cơ sở vật chất và cán bộ phụ trách phịng thực hành, thí
nghiệm chưa đạt chuẩn nên phần nào đã ảnh hưởng đến kĩ năng thực hành, thí
nghiệm hố học vui của học sinh.
3.2. Kiến nghị
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, tơi có một số kiến nghị như sau.
Đề xuất với bộ Giáo dục và Đào tạo.
16


- Cần có quy định cụ thể về số tiết (số buổi) hoạt động trải nghiệm hóa học
cho từng tháng, từng năm.

- Cải tiến nội dung của bộ môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm
tăng thời lượng cho hoạt động trải nghiệm.
- Đào tạo cán bộ phụ trách phịng thực hành, thí nghiệm và xây dựng phịng
thực hành, thí nghiệm đạt tiêu chuẩn.
Đề xuất với các trường THPT.
- Đầu năm học, cùng với kế hoạch chuyên môn, phải xây dựng kế hoạch hoạt
động cho từng môn học.
- Tăng thêm kinh phí cho hoạt động trải nghiệm.
- Cần có những quy định thích hợp, để việc tham gia hoạt động là yêu cầu bắt
buộc.
Đề xuất với giáo viên.
- Phải nhận thức đầy đủ vai trò của hoạt động đối với nhận thức, hứng thú
học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh.
- Trong quá trình giảng dạy cần lồng ghép các kiến thức hoá học có trong
thiên nhiên, trong cuộc sống, liên quan đến nội dung bài học để truyền thụ cho học
sinh.
- Tăng cường sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn.
Đề tài này là kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình giảng dạy và tổ chức
hoạt động trải nghiệm gây hứng thú cho học sinh trong bài amoniac và muối
amoni, sách giáo khoa hoá học 11 tại trường THPT Triệu Sơn 2. Mong rằng nó sẽ
được áp dụng rộng rãi hơn cho đồng nghiệp.
Do thời gian có hạn, bài viết khơng tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, người viết
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và những độc giả quan
tâm để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 19 tháng 05 năm 2021
ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Người viết

Lê Văn Thân

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Dự thảo định hướng chiến lược phát triẻn
giáo dục từ nay đến 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Ngành giáo dục thực hiện nghị quyết TƯ II
khoá VIII và nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Ngơ Ngọc An (2004), 350 Bài tập hố học chọn lọc và nâng cao lớp 12 –
hoá hữu cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội
4. Võ Chấp (2006), Chuyên đề những vấn đề đại cương của lí luận dạy học
hố học, Trường ĐHSP Huế.
5. Nguyễn Cương (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hố học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
6. Lê Trọng Tín (1997), Phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thơng,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Cảnh Tồn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2002), Học
và dạy cách học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Xuân Trọng, Cao thị Thặng, Ngơ Văn Vụ (2007), SGK hố học 9, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
9. Lê xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái (2006),
SGK hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Lê xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Kim Long (2006), Bài tập hoá học 10
nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007),
SGK hoá học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng (2007),
Bài tập hoá học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao
Thị Thặng (2008), SGK hoá học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Lê Xuân Trọng, Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Trường
(2008), Bài tập hoá học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Xuân Trường (1995), Thí nghiệm vui và ảo thuật hố học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hoá học với đời sống,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Xuân Trường (2007), Bài tập trắc nghiệm hoá học 11, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
18. Một số tài liệu nguồn internet.

18



×