Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN một số GIẢI PHÁP GIÁO dục HIỆU QUẢ kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.13 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

TRƯỜNG THPT ĐƠNG SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HIỆU QUẢ
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM LỚP

Người thực hiện: Lê Mai
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Cơng tác chủ nhiệm

THANH HỐ, NĂM 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC .................................................................................................18.


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã có rất nhiều quan điểm khẳng định hơn 75 % khả năng thành công của
con người xuất phát từ kỹ năng sống, kỹ năng sống là năng lực thiết yếu mà con
người cần phải có để ứng phó với mọi tình huống của cuộc sống. Do đó, kỹ năng
sống rất quan trọng đối với tất cả chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, khi các em
đang còn non nớt trong suy nghĩ và hành động, dễ dàng chịu ảnh hưởng, tác
động từ cuộc sống hiện đại mang đến. Sự tác động của thông tin thiếu lành mạnh
,nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức, truyền
thống như: Đề cao lối sống thực dụng, ích kỷ, sùng bái thần tượng thái quá, ít


quan tâm đến cộng đồng và những người xung quanh. Thiếu ý thức rèn luyện,
khơng thích cực tham gia các hoạt động Đoàn, các phong trào và các hoạt động
tập thể do nhà trường, địa phương tổ chức. Lười học tập, lao động, không dám
đấu tranh với sai trái tiêu cực, thờ ơ vơ cảm trước nỗi đau của người khác, thậm
chí bất hiếu với cha mẹ, thiếu trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, thiếu quan
tâm đến tình hình đất nước, một bộ phận thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội, vi
phạm pháp luật, tình trạng bạo lực học đường,…
Phần lớn là do các em thiếu kỹ năng sống, các em chưa được trang bị dạy
cách đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống như cha mẹ ly hơn, gia
đình thuộc hộ nghèo, kết quả học tập kém,… Đã bị lơi cuốn vào lối sống thực
dụng, đua địi, khơng đủ bản lĩnh nói khơng trước cái xấu, dễ nản chí, bỏ cuộc
và có em cịn bế tắc nghĩ tới hành động tự sát khi gặp khó khăn trong cuộc sống
Trước thực trạng đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã Ban hành Thông tư
số 04/2014/TT –BGDĐT ngày 28/02/2014 về việc “ Quy định Quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống và giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp chính
khóa” nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất ở các bậc học.
Chương trình GDPT tổng thể đã được Bộ GD&ĐT cơng bố dù khơng có
sách giáo khoa về kỹ năng sống nhưng việc giáo dục kỹ năng sống lại thông qua
các môn học khác trong chương trình như Ngữ văn, Tốn, Vật lý… hay các môn
giáo dục thể chất, nghệ thuật, giáo dục an ninh quốc phòng… Biểu hiện cụ thể là
mỗi mơn học khơng chỉ rèn luyện nhận thức mà cịn thực hành, liên hệ thực tiễn
rèn luyện kỹ năng. Chương trình GDPT tổng thể đã được Bộ GD&ĐT thơng qua
có hoạt động trải nghiệm với thời lượng 105 tiết từ lớp 1 đến lớp 12, với mục
tiêu mới là giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả
kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính,
nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa
và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Như vậy,
chương trình GDPT tổng thể quan tâm và chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.

Ở lứa tuổi học sinh THPT các em có đặc điểm tâm sinh lý phát triển khá
phức tạp, trí tuệ phát triển cả về lượng lẫn chất, các em đang hình thành giá trị
nhân cách, giàu ước mơ, muốn học thành người lớn, thích thể hiện nhưng thiếu
hiểu biết, thiếu kinh nghiện sống, rất dễ bị sa ngã và lôi kéo vào những thói hư –
3


tật xấu, tệ nạn xã hội, gây tổn hại cho bản thân, có thể trở thành gánh nặng cho
gia đình và xã hội.
Khi được giao chủ nhiệm khóa học 2018 -2021, nhận thức được tầm quan
trọng của giáo dục KNS, để đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại, của Ngành,
nhiệm vụ của nhà trường,tơi ln trăn trở, tìm tịi và thử nghiệm tìm ra các giải
pháp nhằm giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả, hợp với xu thế phát triển
của thời đại
Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp đề tài: “ Một số giải
pháp giáo dục hiệu quả kỹ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm
lớp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực hiện thực trạng công tác chủ
nhiệm ở trường THPT Đơng Sơn 2 – tỉnh Thanh Hóa đề ra một số giải pháp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3. Đối tượng nghiên cứu
HS lớp 10A7 năm học 2018 -2019,HS lớp 11A7 năm học 2019 -2020 và HS
lớp 12A7 năm học 2020 -2021 của trường THPT Đông Sơn 2
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra – quan sát, khảo sát thực tế, thu nhập thông tin từ phụ
huynh, học sinh và từ giáo viên bộ môn
- Phương pháp thông kê, xử lý số liệu


II. NỘI DUNG
4


1. Cơ sở lý luận
Kỹ năng sống (KNS) không phải là năng lực bất biến trong mọi thời đại,
mà là năng lực thích nghi cho mỗi thời đại mà cá nhân đó sống. Bởi vậy, KNS
vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc – quốc gia, vừa mang tính xã hội
- tồn cầu, đây là năng lực khơng thể thiếu của con người sống trong xã hội hiện
đại để ứng phó với những tình huống, thách thức, thậm chí cả rủi ro xảy ra trong
cuộc sống, góp phần quyết định sự thành công của mỗi cá nhân, đẩy lùi các tệ
nạn xã nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm KNS, tuy nhiên có thể tiếp cận kỹ năng
sống qua bốn trụ cột của giáo dục theo UNESCO: Học để biết, học để khẳng
định bản thân, học để chung sống và học để làm việc. Tiếp cận theo bốn cột trên
thì KNS có thể hiểu là kỹ năng học tập, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích
ứng và hịa nhập với cuộc sống. Tuy nhiên kỹ năng sống có thể hiểu là kỹ năng
làm chủ bản thân mỗi người, kỹ năng ứng xử phù hợp với người khác, với xã hội
và làm khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ hành động và thói quen tích cực lành mạnh.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1 Giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ thông
a)Thuận lợi
- Bộ giáo dục và Sở giáo dục đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn bồi
dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục KNS cho học sinh phổ thơng,
hướng dẫn tích hợp giáo dục KNS vào một số môn học và hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp( Hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm)
- Giáo dục KNS đã được đa số các trường chú ý thực hiện trong khuôn
khổ và yêu cầu của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích

cực”
- Giáo dục KNS cũng đã được các phương tiện thông tin đại chúng quan
tâm, thu hút sự chú ý và hướng ứng của phụ huynh học sinh, của tồn xã hội
b)Khó khăn - hạn chế
- Một bộ phận quản lý giáo dục, giáo viên chưa nhận thức đúng ý nghĩa và
tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh
- Khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng
do có tài liệu cho giáo viên, chưa có tiêu chí đánh giá học sinh
- Hạn chế về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động vì giáo dục KNS có
những đặc thù riêng như một số hoạt động ngoài giờ lên lớp ,…
- Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không hoặc ít
quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
2.1 Giáo dục kỹ năng sống tại trường THPT Đông Sơn 2
a)Thuận lợi
* Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ việc
triển khai giáo dục KNS cho học sinh ở cả 3 khối( Đã có 2 tiết/1 tuần để giáo
viên chủ nhiệm dạy KNS, có nội dung thống nhất cho từng khối học, có những
tiết có chung nội dung cần đạt và những tiết hoạt động dựa vào tình hình cụ thể
của từng lớp mà GVCN lựa chọn)
5


* Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường được huyện, tỉnh
đầu tư đáng kể có phịng thư viện, phịng học bộ mơn, nhà đa năng,…để các em
có thể rèn kỹ năng đọc, nghe, kỹ năng thực hành hay rèn luyện thể chất,…
b)Khó khăn- Hạn chế
* Kinh tế gia đình của học sinh cịn nhiều khó khăn, nhiều gia đình HS
thuộc hộ nghèo, cận nghèo, chủ yếu là thuần nơng. Ở lớp tơi chủ nhiệm có tổng
số 41 HS( 21 nam, 20 nữ), có 9 HS thuộc hộ nghèo và cận nghèo, 100% học
sinh có bố mẹ làm ruộng hoặc lao động tự do không ổn định thu nhập thấp, bấp

bênh, có học sinh mất bố( hoặc mẹ), nhiều học sinh bố mẹ đi làm ăn xa, anh chị
em tự ở với nhau hoặc ở với ông bà, có học sinh bố mẹ ly hôn phải ở với bác.
Thậm chí có phụ huynh( Phụ huynh em Lê Thị Thu) cịn khơng biết chữ. Điều
đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và phát triển nhân cách của các
em.
* Nguồn kinh phí đầu tư của nhà trường cho các hoạt động trải nghiệm,
ngoài giờ lên lớp còn hạn chế. Do điều kiện kinh tế gia đình cịn nhiều khó khăn,
đang phải gồng lên để lo sinh hoạt tối thiểu nên nhiều bậc phụ huynh không
đồng tình cùng GVCN thực hiện các buổi hoạt động trải nghiện. Do đó, các hình
thức dạy KNS cịn chưa đa dạng
* Vẫn còn một số GVCN chưa hiểu đúng mức vai trị, vị trí và tầm quan
trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh, chưa bám sát và chưa có những giải
pháp hữu hiệu kịp thời, vẫn dành buổi sinh hoạt để thu tiền, nhắc nhở qua loa là
xong.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1 Nắm tình hình lớp, đặc điểm và hoàn cảnh sống của học sinh trong lớp
chủ nhiệm. Xây dựng ban cán sự lớp và hiện thực hóa các tiêu chí hoạt
động
Đối với bất kì GVCN nào khi được phân cơng chủ nhiệm thì đều phải tìm
hiểu đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm nắm bắt hồn cảnh sống của các em và
dần dần tìm hiểu tính cách, năng lực của từng học sinh.
Phân loại các nhóm đối tượng học sinh gồm: Nhóm học sinh chăm ngoan
và nhóm học sinh có những biểu hiện lệch lạc như: Nhuộm tóc, sơn móng tay
móng chân, trang điểm đậm, mặc quần áo sai đồng phục, nhác học, hay nghỉ
học, đi học muộn, từ đó phát hiện uốn nắn,giáo dục kịp thời
Xây dựng đội ngũ cán sự lớp có năng lực GVCN sẽ không mất nhiều thời
gian mà lớp chủ vẫn tự quản tốt. Vậy dựa vào đâu để xây dựng BCSL? Theo tôi
dựa vào các yếu tố sau:
- Dựa vào sơ yếu lý lịch đầu năm, xem xét các em từng làm CBL
- Dựa vào các buổi lao động tập thể

- Dựa vào ý kiến của giáo viên bộ môn ở lớp
- Dựa vào sự giới thiệu tín nhiệm hoặc sự tự tin ứng cử của HS.
Các em trong BCSL chăm ngoan, học tốt, ý thức kỷ luật tốt, nhiệt tình, có tinh
thần xây dựng tập thể. Sau đó, tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm
cho từng thành viên trong BCSL. Dựa trên những nội dung nội qui, quy định
của nhà trường, Đồn trường, tơi cùng các em xây dựng nội quy, đưa ra thống
nhất chung lớp, thông qua phụ huynh học sinh trong buổi họp đầu năm như sau:
6


( Bảng tiêu chí này tơi đã sử dụng và mang lại hiệu quả ở khóa chủ nhiệm năm
học 2015 – 2018)
TT NỘI DUNG
ĐIỂ
(Điểm cộng hoặc điểm trừ được tính trên mỗi nội dung)
M
1
Tích cực xây dựng bài hoặc đạt điểm 8
+2
2
Đạt điểm 7
+1
3
Đạt điểm 9
+3
4
Đạt điểm 10
+4
5
Cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

+4
6
Tích cực lao động
+5
7
Đi học đầy đủ
+5
8
Ghi bài đầy đủ
+5
9
Điểm thưởng cho mỗi học sinh mỗi tuần
+25
10 Mức trừ 2 điểm trên mỗi vi phạm/1 lần:
-2
- Khi trống đánh vẫn đứng ngoài hành lang
- Nghỉ học có phép
Mức trừ 5 điểm trên mỗi vi phạm/1 lần:
-5
- Đi học chậm.
11 - Nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ bị giáo viên nhắc nhở
- Không học bài cũ bị điểm kém từ 4 điểm trở xuống.
- Đổi chỗ ngồi.
Mức trừ 10 điểm trên mỗi vi phạm/1 lần:
- Tham gia không nghiêm túc sinh hoạt tập thể( sinh hoạt 15, chào
cờ, các buổi sinh ngoại khóa,…).
- Đi xe trong sân trường.
- Không sơ vin( Đối với nam).
- Làm vệ sinh lớp chậm, bẩn, không tắt điện, tắt quạt, đóng cửa
12 trước khi về.

-10
- Khơng đi lao động đúng giờ quy định hoặc không mang dụng cụ
hoặc không chấp hành sự phân công lao động.
- Không mặc đồng phục, không đi giầy dép đúng quy định của
nhà trường, không đeo phù hiệu. Đầu tóc khơng gọn gàng, nhuộm
tóc, trang điểm đến trường.
- Trèo tường vào trường
Mức trừ 15 điểm trên mỗi vi phạm/1 lần:
- Không tham gia sinh hoạt tập thể( sinh hoạt 15, chào cờ, các
buổi sinh ngoại khóa,…).
- Nghỉ học vơ lí do.
- Bỏ tiết.
-15
13 - Bị ghi sổ đầu bài không nghiêm túc.
- Không đi lao động
- Làm hư tài sản của lớp của trường, viết bẩn lên bàn, lên tường
( học sinh phải bồi thường).
- Cán bộ khơng hồn thành nhiệm vụ, làm sai, bao che cho tổ
7


viên, làm hời hợt, không ghi chép cẩn thận.
Mức trừ 20 điểm trên mỗi vi phạm/1 lần:
- Vi phạm quy chế thi.
14 - Sử dụng điện thoại trong giờ học, trong buổi ngoại khóa( Nếu sử -20
dụng sẽ bị thu nộp cho ban nề nếp)
Mức trừ 30 điểm trên mỗi vi phạm/1 lần:
- Đề lớp bị phê ồn tập thể ( Trừ tất cả học sinh có mặt trong buổi
học hơm đó).
- Vơ lễ với giáo viên hoặc nhân viên trong nhà trường.

15 - Có thái độ sai với cán bộ lớp. Chống đối cờ đỏ.
-30
- Đánh nhau, hút thuốc, tham gia các tệ nạn xã hội( Chơi bài, chơi
bi-a, bóng bàn ăn tiền, lấy cắp vật dụng, cắm xe,…), tàng trữ trái
phép các chất ma túy, kích thích, chất gây nổ
Các tổ trưởng xếp loại tổ viên theo tuần căn cứ vào tổng điểm. Theo tháng
thì dựa vào kết quả các tuần trong tháng và theo sự tiến bộ của học sinh trong
tháng. Cụ thể như sau:
Cách xếp loại hạnh kiểm
.................. ≥ 22 17 ≤ ........... ≤ 21 12 ≤ .............. ≤ 16 ............... ≤ 11
Điểm
Xếp loại
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
- Trong hai tuần liên tiếp vi phạm lỗi giống nhau thì hạ một bậc hạnh kiểm.
- Lớp để giáo viên phê ồn tập thể thì trong tuần đó tất cả học sinh hạnh kiểm cao
nhất là loại khá.
3.2 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, chung sống hịa
bình, phịng ngừa bạo lực học đường
Ngay khi nhận lớp, tơi đã quan tâm đến việc hình thành thói quen giao
tiếp cho học sinh.
- Giúp học sinh thay đổi thói quen xưng hơ “tau – mi” sang “bạn –
mình”, “cậu – tớ”, xưng tên, chấm dứt tình trạng nói tục (đây là tồn tại của
nhiều học sinh nông thôn).
- Phối hợp với giáo viên bộ môn cởi mở, vui vẻ, thẳng thắn và gần gũi
giúp các em tự tin, thoải mái trong mỗi tiết học.
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh
với nhau, hình thành thói quen làm chủ lời nói và hành động của mình khi giao

tiếp: Cụ thể khi giao tiếp với thầy cô giáo , nhân viên trong trường và với những
người lớn tuổi các em cần nói năng lễ độ, xưng hô đúng mực và thể hiện sự kính
trọng lễ phép của mình thơng qua việc chào hỏi và giao tiếp trong các tiết học .
Khi giao tiếp với bạn bè phải sử dụng lời nói hịa nhã , trong sáng. Thái độ lịch
sự , đoàn kết và tôn trọng nhau . Trong mối quan hệ tập thể các em cần vui vẻ,
hòa đồng, trung thực, khiêm tốn vị tha, tuyệt đối không để xảy ra hành vi gây
gỗ, xúc phạm hoặc đánh nhau .
- Biết “ Cảm ơn – xin lỗi” đúng lúc . Bản thân tơi có lúc nóng, có nhầm
lẫn vẫn xin lỗi ( Ví dụ: Em Khánh học lực trung bình nhưng thi học kì tập trung
được 9,5, tơi đã u cầu em trung thực với điểm của mình, nhìn bài của bạn
nào? Nhưng sau khi kiểm tra lại do lỗi của văn thư, tôi xin lỗi em trước lớp)
8


,cảm ơn học sinh khi các em cho mượn bút, đem máy tính để qn,…Học sinh
lớp tơi chủ nhiệm dần dần đã có chuyển biến như em Hằng khơng làm bài tập
được giao đã gặp riêng cô xin lỗi, em Tiến lầm lì ít nói, ít giao tiếp đã biết nhắn
tin cảm ơn cơ,…
- Hình thành thói quen quan sát và lắng nghe: Trong các buổi sinh hoạt
BCSL nhận xét, đánh giá các em phải trật tự lắng nghe rồi mới cho ý kiến, xét sự
phản hồi ngược lại( nếu có). Trong cuộc sống học cách lắng nghe lời nói của
người khác còn giúp các em tạo cảm giác thấu hiểu và cảm thông với các bạn ,
với mọi người . Điều này giúp hạn chế những hậu quả đáng tiếc như bạo lực học
đường trong môi trường giáo dục.
- Tổ chức các cuộc thi hùng biện theo nhóm.
3.3 Rèn luyện sức khỏe sinh sản. Ý thức bảo vệ sức khỏe sức khỏe vị
sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Trước khi cho học sinh thảo luận về “ Sức khỏe sinh sản vị thành niên và
ý thức bảo vệ ” tơi chia lớp thành 2 nhóm theo giới tính, tơi cung cấp cho trẻ
những kiến thức về giới( nam – nữ) và hậu quả của sự thiếu hiểu biết về giới

tính khơng phải ai khác mà chính các em phải chịu, rất nặng nề như làm mẹ đơn
thân, phạm tội, bị mắc các bệnh xã hội, mất khả năng làm mẹ do nạo phá thai ở
những cơ sở y tế “ Chui”,…
Tôi đưa ra những nội dung mà các em cần tìm hiểu( thực hiện) về chủ đề
này như:
- Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới, sức khỏe sinh sản từ cha, mẹ, thầy
cô, người thân và bạn bè.
- Tâm sự nhưng lo lắng, băn khoăn với người thân hoặc thầy cơ
- Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí phù hợp
- Phân biệt rõ tình yêu và tình bạn trong sáng.
- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, may túy,…
- Đối với học sinh nữ thì vệ sinh sạch sẽ kỳ kinh nguyệt, nếu 15 – 16 tuổi
chưa có kinh nguyệt phải đi khám cịn đối với học sinh nam nếu thấy gì bất
thường cũng đi khám
- Tránh xa hình ảnh, phim ảnh, trang web đồi trụy, khiêu dâm
- Khơng nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành. Nếu quan hệ cần
thực hiện tình dục an tồn như: Chung thủy, phịng tránh thai, bện lây nhiễm tình
dục, bệnh thế kỷ HIV/AIDS
Ngồi ra, thơng qua buổi họp phụ huynh tôi đề nghị phụ huynh quan tâm,
dành thời gian chia sẻ, cung cấp các kiến thức về giới tính cho con em mình,
đừng để con tự bơi trong thời kỳ chuyển thành người lớn. Bồi dưỡng cả tư tưởng
9


tâm hồn và thể chất cho các em, bổ sung những khoáng chất cần thiết trong bữa
ăn như sắt, canxi,…
Cuối cùng tôi tổ chức buổi thảo luận về “ Sức khỏe sinh sản vị thành niên
và ý thức bảo vệ ”.Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin( Máy tính , máy chiếu)
các em đã tìm hiểu từ nhiều kênh cho sản phẩm là bức tranh khá phong phú và
đầy đủ, ngồi sự mong đợi của tơi, buổi thảo luận diễn ra khá sôi nổi, thẳng thắn

và thoải mái. Tơi nghĩ mang lại hiệu quả thiết thực, thay vì ta giảng thì để các
em tìm hiểu giảng cho nhau rất tốt.
3.4 Kỹ năng phịng tránh tai nạn giao thơng, đuối nước .
a) Phịng tránh tai nạn giao thơng
Tai nạn giao thơng và đuối nước là hai chủ đề nóng mà khơng chỉ các nhà
trường, ngành Giáo dục mà tồn xã hội quan tâm. Trên truyền thông đại chúng
thường phát đi các thơng điệp này, các nhà trường cũng có những buổi thảo
luận, sinh hoạt tập thể theo chủ đề như “ Tháng an tồn giao thơng ”,… có sự
phối kết hợp với công an để thực hiện. Song vẫn cịn nhiều vụ tai nạn giao
thơng và đuối nước xảy ra ở tuổi vị thành niên thật đau lòng!
Trước thực trạng đó, ngồi những buổi sinh hoạt chung theo lịch của nhà
trường, tơi tổ chức cuộc thi “ Tìm hiểu về an tồn giao thơng”
tại lớp( Có trao thưởng) với các nội dung như:
Câu hỏi 1: Hãy nêu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ?
Câu hỏi 2: Tìm hiểu luật giao thơng đường bộ?
Câu hỏi 3: Là một học sinh trung học phổ thông theo em làm thế nào để phịng
chống tai nạn giao thơng?
Câu hỏi 4(GV chuẩn bị): Một số tình huống yêu cầu học sinh sử lý hoặc xác
định đúng – sai của người tham gia giao thông?
Chẳng hạn:

10


(Hình ảnh học sinh lớp 11 vi phạm giao thơng do không đội mũ bảo hiểm)

(HS Lớp 10 đi hàng 3 và có em chưa đủ tuổi đi xe máy điện)
Sau buổi thảo luận phải tổng kết được cách phòng tránh và đưa ramột số quy
định đối với học sinh lớp chủ nhiệm như sau:
Cách phịng tránh:

- Ln đội mũ bảo hiểm khi tham gia lưu thông
- Thực hiện đúng Luật an tồn giao thơng đường bộ khi tham gia giao thông
- Giáo viên, phụ huynh, học sinh không chạy xe trong khuôn viên trường học
- Chấp hành giao thông ở trước cổng trường; Khi đi tới trường các em học sinh
cần vào trong trường khơng tụ tập ngồi cổng trường, khi tan học ra khỏi cổng
trường cần quan sát đường, xin đường để sang bên đúng phần đường của mình
và đi vào phần đường của mình khơng tụ tập ở cổng trường gây ùn tắc giao
thông cho người đang tham gia giao thông
.- Khi đi bộ qua cổng trường cần quan sát đường trước khi sang phần đường của
mình.
- Khơng được đá bóng dưới lịng đường gây tai nạn giao thơng cho mình và cho
người tham gia giao thơng trên đường
- Đi xe đạp không được đi dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô
tô…
- Khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông
- Không uống rượu, bia, chất kích thích khi tham gia giao thông
Khi mới vào lớp 10 tôi phải thường xuyên nhắc nhở và có một vài buổi
kiểm tra đột xuất trước và sau giờ tan học ở cổng trường, xin bảo vệ chiết xuất
camera ở nhà xe lớp được phân công để phát hiện, chấn chỉnh những học sinh vi
phạm kịp thời( Em Dương Văn Cường, Bá Cường thường xuyên không đội mũ
11


bảo hiểm, em Ngọc, Lan, Huệ,… đi xe trong sân trường, một số em đợi bạn ở
ngay cổng trường), tôi bám sát, yêu cầu các tổ theo dõi các bạn vi phạm đánh
giá vào thi đua, xếp loại thật nghiêm túc, chính xác. Như vậy có chuyển biến rõ
rệt
Cách sơ cứu khi có người gặp tai nạn giao thơng:
- Với người bị thương nhẹ: Có biểu hiện tỉnh táo, khơng chảy máu, khơng có vết

thương hở và tự đứng dậy được thì cần phải nằm nghỉ ngơi, sau đó đến cơ sở y
tế kiểm tra.
- Nếu bệnh nhân bị chảy máu: Phải cầm máu tại chỗ bằng cách dùng tay hay
khăn hoặc một cục bông ấn chặt vào vết thương. Động tác này rất đơn giản
nhưng cầm máu hiệu quả
.- Nạn nhân tổn thương mạnh ở xương: Như gãy xương, tay, chân, cổ, lưng… thì
phải cố định chỗ gãy. Gãy chi trên thì nên lấy khăn làm máng treo tay, nếu là chi
dưới thì phải nẹp rồi mới đưa đi bệnh viện. Trong quá trình di chuyển tránh gây
chuyển động mạnh.
- Người bị thương nặng: Trong tình trạng hơn mê thì nên tiến hành sơ cứu theo
lần lượt 3 bước: khai thông đường thở, phải làm bệnh nhân thở được bằng nhiều
biện pháp như hà hơi, hồi sức, hô hấp nhân tạo,… kiểm tra nhịp tim, xoa bóp
tim và lồng ngực nếu cần thiết rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
b) Phịng chống đuối nước :
Tơi cũng cho các em tìm hiểu về vấn đề này, đưa ra thực trạng các số liệu
cụ thể về tình trạng đuối nước trên tồn quốc và tại tỉnh Thanh Hóa
Ví dụ : Theo báo cáo của ngành Y tế nước ta, trung bình mỗi ngày có hàng chục
trẻ em bị đuối nước, nhất là thời gian nghỉ hè của các em học sinh đang tới gần,
nếu các em không được thường xuyên giáo dục, nhắc nhở rất có thể gây lên
những đáng tiếc có thể xảy ra. Buổi chiều ngày 15/3/2016, trường THCS Nghĩa
Hà, T.P Quảng Ngãi có lịch cho HS tới trường sinh hoạt Đội, khoảng 12h30’ thì
8 HS rủ nhau đi tắm và một học sinh khác tắm cùng. Cùng một thôn, 9 em HS
cùng chết đuối trong 1 ngày, thật là đau xót!.Gần đây nhất ở Sầm Sơn vụ 6 học
sinh rủ nhau đi tắm biển và cũng đều mất tích,…Vì vậy mỗi chúng ta cần có
những hiểu biết về việc phòng, chống tai nạn đuối nước như thế nào?

12


* Phịng tránh tai nạn đuối nước:

- Khơng được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ.
- Không nhảy cắm đầu ở những nơi khơng có chỉ dẫn.
- Tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao,
hồ, sông suối … trong khi không biết bơi.
- Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước,
cống rãnh, miệng giếng… khơng có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho
trẻ em như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa
màu… cần phải tránh xa.
- Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố.
+ Khơng được tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy siết, xốy khi khơng có
người lớn biết bơi và cứu đuối.
+ Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.
+ Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.
+ Phải khởi động trước khi xuống nước.
+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.
+ Không dùng các phao bơm hơi.

13


+ Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thơng đường thủy như: An tồn về
phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định.
* Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước:
Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hơ hốn, kêu gọi mọi
người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối khơng
được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình khơng biết bơi và khơng biết cách cứu
đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây
sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng... và kéo nạn nhân lên
bờ một cách an tồn. Có thể ném một sợi dây dai, chắc... từ bờ để nạn nhân túm

lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn
nhân lên...
- Đặt nạn nhân nằm chỗ thống khí
.- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem cịn thở khơng bằng cách quan sát
chuyển động của lồng ngực:
+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân
ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng. Sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn
xem có đập khơng; nếu khơng bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngưng tim, phải
ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên
tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế
.+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm
nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.- Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng cách
đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ
bình thường hoặc đã hồi phục hồn tồn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát
có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước...
Tôi tư vấn cho phụ huynh nên cho con đi học bơi và phối kết hợp với
phụ huynh những kỹ năng phòng tránh đuối nước cũng như kỹ năng sơ cứu
người bị đuối nước đặc biệt trong gian nghĩ hè
3.5 Rèn kỹ năng khai thác và sử dụng mạng xã hội.
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, chịu tác động sâu sắc sự biến đổi
cả về kinh tế và văn hóa, lối sống. Học sinh cũng như con chúng ta đã và đang
14


chịu sự tác động cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, ta không thể ngăn cấm tuyệt đối
không cho các em tiếp cận sử dụng mạng.
Bởi ai cũng nhận thấy lợi ích mà mạng xã hội mang lại như: tiếp cận tiếp
nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng nhanh, chính xác, học online qua
các phần mềm zom hoặc Skype ,...Học gia sư qua mạng hay giải các bài tốn

khó qua tra cứu phần mềm như Quanda,...
Mang đến lợi ích sức khỏe như giúp cải thiện bộ não và làm giảm q
trình lão hóa bằng các phần mềm rèn luyện kỹ năng tư duy, tính tốn chiến
thuật,... kết nối với bạn bè, cập nhật được thông tin cảm xúc của bản thân và bạn

Tuy nhiên xu hướng khai thác mạng của một bộ phận khơng nhỏ đó là quá lạm
dụng mạng xã hội nên sa đà vào các loại hình điện tử, thích thể loại thể hiện bản
thân trên mạng xã hội, dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Đây là thách thức lớn không
chỉ của giáo viên nhà trường cho toàn xã hội trong việc giáo dục cho học sinh sử
dụng mạng xã hội sao cho đúng và hiệu quả. Cá nhân tôi đã chuẩn bị buổi thảo
luận: Phân lớp thành bốn tổ mỗi tổ chuẩn bị bài thảo luận của mình với câu hỏi:
1)Hãy cho biết xu hướng sử dụng mạng xã hộiCủa học sinh hiện nay?
( Tác dụng tích cực và tiêu cực? Cho ví dụ)
2) Theo em sử dụng mạng xã hội như thế nào để mang lại hiệu quả tốt?
Liên hệ với bản thân?
Tơi cho đại diện nhóm báo cáo thơng qua máy chiếu, đưa cả hình ảnh đa
dạng, phong phú và nội dung không gây nhàm chán. Như vậy, sẽ tạo không gian
mở cho các em tự bày tỏ quan điểm, chính kiến, có cơ hội tìm hiểu đồng thời rèn
cả tư duy biện chứng, khả năng hùng biện trước đám đông. Cá nhân tơi sau khi
các nhóm trả lời cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và rút ra kết luận.
Tơi chuẩn bị một số nội dung cụ thể người thật việc thật để các em thấy tác
dụng cả tích cực và tiêu cực khi dùng mạng xã hội như:
Em lê Văn Quân lớp 10a3 lên mạng sáu bình luận với nhóm thanh niên
ngồi, gây xích mích đánh nhau và bị khâu 9 mũi ở đầu. Em Trần Mai Anh lớp
10a5 lên mạng xã hội kết bạn với nhóm thanh niên ngồi tỉnh và bỏ nhà đi, có
thai ngồi ý muốn phải nghỉ học. Em Nguyễn Quốc Cường lớp 12a4 nghiện điện
tử bỏ học, bỏ thi, nghỉ học quá 45 ngày phải lưu ban
Một số sự việc mà truyền thông đưa tin như: đưa tin sai sự thật về tình hình
dịch COVID, Đưa hình ảnh khơng phải của mình lên mạng khi chưa được sự
cho phép làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người khác. Lai và chia sẻ

những bài viết khơng đúng sự thật, hình ảnh đồi trụy hoặc những bài viết chống
phá cách mạng, chưa rõ nguồn gốc, truyền bá đạo trái phép,... Đều bị xử phạt
theo quy định của pháp luật.
Như vậy dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội dẫn đến sao nhãng việc
học tập, nguy cơ lạm dụng mạng xã hội là tình trạng nghiện game online dẫn
đến việc bỏ học ăn cắp tiền để theo đuổi trò chơi trực tuyến sa đà vào tệ nạn xã
hội lâu dần dẫn đến ảo tưởng và sống theo khuynh hướng bạo lực,Nghiện mạng
xã hội còn dẫn đến việc học sinh thể hiện bản thân mình quá nhiều dẫn đến mâu
thuẫn xích mích và nhận định có thể giải quyết bằng phương pháp bạo lực dẫn
đến tình trạng bạo lực xảy ra thường xuyên tại các trường và có thể các em vi
15


phạm pháp luật mà ko biết. Giáo viên chủ nhiệm cần cung cấp cho các em biết
những yêu cầu tối thiểu khi sử dụng mạng xã hội, tránh sa đà vào thế giới ảo
Bên cạnh đó tơi cịn đưa những tấm gương, hiệu quả của việc sử dụng mạng xã
hội như:
Em Bằng lớp 12 a7 năm học 2019 - 2020, do dịch COVID và điều kiện kinh
tế không thể đi học thêm em đã tự học và chịu khó học online do các thầy cô
trong trường dạy đã đạt 28,5 điểm đậu trường đại học phòng cháy chữa cháy và
cứu nạn cứu hộ
Em Nguyễn Ngọc Ánh con cô Hằng thi đạt huy chương bạc giải toán bằng
tiếng Anh cũng do tự học như phần mềm hỗ trợ
Nhờ mạng xã hội mà tim biết bao gia đình ly tán, biết bao tấm lịng hảo tâm
giúp đỡ những hồn cảnh khó khăn, biết bao nghĩa cử cao đẹp trong phòng
chống dịch Covid, trong đợt bão lũ miền Trung,...
Tôi phối hợp với gia đình học sinh để quản lý tốt thời gian học tập nghỉ
ngơi và giải trí của các em để các em khơng có tình trạng bỏ học đi chơi điện tử
hay tham gia các hoạt động xấu khác. Vì phụ huynh nơng thơn nên nhiều gia
đình cịn hạn chế trong suy nghĩ cũng như sử dụng mạng xã hội, thông qua buổi

họp phụ huynh tôi trao đổi những kỹ năng kỹ năng tối thiểu khi sử dụng mạng
xã hội để phụ huynh cùng biết, cùng giám sát theo dõi và hỗ trợ con em mình
khi cần thiết
Tơi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, tạo cho các em nhiều hoạt động
ngoại q thi đua để các em khơng có thời gian ni cuốn vào các chương trình
và phần mềm ảo trên mạng xã hội
3.6 Rèn kỹ năng sinh hoạt nhóm làm việc và hoạt động tập thể.
Mỗi học sinh đều có năng lực và tính cách riêng biệt nên sẽ có những ảnh
hưởng khác nhau lên nhóm, tập thể. Học sinh cần trang bị kỹ năng sinh hoạt
nhóm, làm việc và hoạt động tập thể vừa để phát triển bản thân, vừa góp phần
tạo sự thành cơng của nhóm. Vậy làm thế nào để khơi dậy, kích thích sinh hoạt
nhóm, làm việc và hoạt động tập thể?
Tơi cho các em chuẩn bị trước một tuần buổi thảo luận: Làm thế nào để
hoạt động nhóm, làm việc và hoạt động tập thể đạt hiệu quả cao? Các ý kiến
đưa ra rất phong phú, đa dạng, tơi thâu tóm vấn đề đưa ra các kỹ năng cần đạt
khi tham ra hoạt động nhóm và hoạt động tập thể:
* Kỹ năng lắng nghe: kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các
thành viên trong nhóm, tập thể.
* Kỹ năng chia sẻ: kỹ năng này sẽ giúp các em cởi mở với nhau và hoạt
động tích cực hơn
* Kỹ năng trợ giúp: các em cần phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm,
tập thể sẽ có người mạnh ở lĩnh vực này, người mạnh ở lĩnh vực khác.
* Kỹ năng chất vấn: kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực mà ai
cũng cần phải rèn luyện.
* Kỹ năng chung sức: mỗi thành viên cần phải cùng nhau đóng góp trí
lực để thực hiện kế hoạch đã đề ra.
* Kỹ năng có trách nhiệm với cơng việc được giao: làm việc một mình
hay nhóm các em cũng cần luyện cho mình kỹ năng trách nhiệm với cơng việc.
16



Với vai trị giáo viên bộ mơn tơi tích cực cho học sinh hoạt động nhóm
học tập, phân chia nhóm theo mức độ hiểu biết chứ không nhất thiết theo tổ và
giao cơng việc cũng vậy. Một nhóm có thể hình thành theo nhiều cách khác
nhau: nhóm học tập hình thành do sự chỉ định của thầy cơ, nhóm sở thích hình
thành do sự rủ rê nhau,…Vậy nên có những nhóm hoạt động rất lâu nhưng cũng
có nhóm chỉ hoạt động được trong một thời gian nhất định. Hơn hết tất cả đều
phải xây dựng trên tinh thần đồng đội,tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau
3.7 Rèn kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết
định kỹ năng học tập và định hướng nghề nghiệp
Khuyến khích học sinh thể hiện tính chủ động trong việc lựa chọn nghề
nghiệp
Hỗ trợ học sinh xác định được những điều tác động đến việc đưa ra quyết định
Tạo điều kiện cho học sinh
Hỗ trợ học sinh tìm hiểu những khó khăn trong quá trình
Rèn kỹ năng tự nhận thức giá trị của bản thân
Hoạt động chia sẻ, tự nhận thức bản thân, giáo viên cho học sinh tự nêu sở thích
năng khiếu, ước
Điều kiện kinh tế gia đình khơng ổn định gây ảnh hưởng đến vấn đề chọn
trường nghề và học sinh bởi sự giới hạn về mặt kinh tế kiến học sinh do sự
không đánh giá đúng nghề nghiệp có thể lựa chọn trường về học sinh bị thu hẹp
do em ngại với mức học phí
Giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp giảng dạy và góp
phần hình thành phát triển nhân cách học sinh viên có vị trí quan trọng trong nhà
trường và lợi những người có ý kiến đối với học sinh vì vậy giáo viên là đối
tượng có Ý tín trong suy nghĩ học sinh nên có thể nhận xét đánh giá hay lời
khun họ đơi khi chưa thực sự chính xác tồn diện nhưng vẫn có thể kiếm học
sinh hoang mang do dự trong quá trình định hướng nghề
Bạn bè cùng trang nữa là những người vô cùng quan trọng vì họ khơng cùng học
tập cùng vui vẻ với nhau trong cuộc sống bạn bè có vị trí quan trọng nên ý kiến

của bạn bè cũng được học sinh coi coi trọng nên dẫn đến nguy cơ học sinh gặp
cản trở trong việc tìm hiểu bản thân tìm hiểu nghề nghiệp vì chưa chắc ý kiến
của bạn bè đã hồn toàn đúng trong khi học sinh đã đặt niềm tin lớn ở bạn bè có
thể thi chọn trường theo bạn
Đối với nhóm yếu tố bản thân nghề nghiệp cịn chú trọng đến nỗi bận như mức
thu nhập cao, tấm gương thành công trong nghề, điều kiện học về, đơn vị và cơ
hội thăng tiến trong nghề, nhu cầu của xã hội về nghề nghiệp, phương tiện
truyền thông những thông tin mà phương tiện truyền thông cung cấp hằng ngày
phong phú đơi khi khơng được kiểm duyệt chính xác dẫn đến sự sai lịch trong
q trình tìm hiểu thơng tin, các buổi tham vấn hướng nghiệp cho các trường đại
học cao đẳng tổ chức
Mình thường hay thể hiện trước mọi người khơng thấy nói năng làm việc thế
nào biết sử trường, sở đồn của mình, biết mình hứng thú với những lĩnh vực
nào, biết ước mơ của mình là gì, biết về tình trạng sức khỏe của mình
Biết mức học phí của trường mình quan tâm, biết yêu cầu năng lực của một
17


ngành nào đó, biết được cơng việc phải thực hiện hằng ngày của ngành nào đó,
biết được chất lượng đào tạo của trường quan tâm, biết những khó khăn nghề
nào của người nào đó, biết mục tiêu đào tạo của ngành mình quan tâm, biết mức
lương trung bình của ngành nào đó, biết đặc điểm mơi trường làm việc quan
tâm, biết thời gian đào tạo của trường ngành nào đó, biết yêu cầu yêu cầu tính
cách của ngành nghề nào đó, biết điều gì sẽ hỗ trợ ngành mà mình đang quan
tâm
Biết được sự khác biệt về nhóm hành theo giới tính mơ, nghề u thích mơn học
u thích điểm mạnh, điểm yếu có thể làm trắc nghiệm tâm lý khám sức khỏe
cho học sinh
III. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong công tác chủ nhiệm lớp, bên cạnh sự quan tâm sát đến nề nếp, chất

lượng của các buổi sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt cuối tuần, tôi chú trọng rèn
luyện kỹ năng sống cho các em. Lớp tôi chủ nhiệm luôn đứng đầu trong các
phong trào thi đua cả về nề nếp lẫn học tập. Điều quan trọng lớp tôi được đánh
giá là lớp mà học sinh có KNS tốt nhất, các em tự tin, mạnh dạn trong xây dựng
bài cũng như bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề. Nhiều em hoạt ngơn,
có nhiều tình huống ứng xử được các giáo viên bộ mơn khen. Thậm chí, các bác
bảo vệ trường còn đánh giá xứng đáng là lớp xuất sắc.
a. Khi chưa áp dụng các biện pháp
Danh
Năm học
hiệu
Học lực
Hạnh kiểm
2018- 2019
thi
đua
Giỏi Khá
TB
Tốt
Khá
TB
Yếu
Học kì 1
0
36% 39% 25%
73%
19%
4%
4%
b. Khi áp dụng các biện pháp:

Năm học

Học lực

Danh
hiệu
thi
đua

Hạnh kiểm

2018- 2019
Học kì 2

G
38%

K
40%

TB
22%

Tốt
80%

Khá
16%

TB

4%

Yếu
0%

2019- 2020

60%

36%

4%

88%

12%

0

0

2020- 2021

2,4%

97,6
%

0%


100%

0

0

0

Lớp
xuất
sắc
Lớp
xuất
sắc
Lớp
xuất
sắc
18


IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Theo tôi công tác chủ nhiệm là không phải là một công việc bất biến theo
mọi thời đại mà là công việc động địi hỏi người GVCN ln ln phải trau dồi
khơng chỉ kiến thức chuyên môn mà cả “vốn” sống bắt kịp với thời đại, biết
được nhưng xu thế, trò chơi, đặc điểm của giới trẻ theo từng thời kì, sẵn sàng
học hỏi, cập nhật kiến thức xã hội
Và điều quan trọng nhất là phải tâm huyết với trị, ln quan tâm, u
thương các em như chính con mình, gần gũi, cư xử nhẹ nhàng, chuẩn mực đối
với từng học sinh. Luôn lắng nghe các em và nắm bắt tâm tư tình cảm của từng

em, điều chỉnh uốn nắm những hành động, suy nghĩ sai lệch kịp thời.
Xây dựng cho các em có niềm tin, lý tưởng về cuộc sống, biết ni dưỡng
những ước mơ và có ý thức biến ước mơ thành hiện thực
Đồng thời, biết tổng hợp sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường cùng chung tay xây dựng và chăm lo cho các em môi trường giáo dục
lành mạnh an toàn.
Kiến nghị
Đề nghị với Sở giáo dục & Đào tạo mở các lớp tập huấn bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác chủ nhiệm, tâm lý lứa tuổi học đường, lớp tập huấn về giáo
dục kỹ năng sống cho GVCN sâu và rộng
Đề nghị BGH nhà trường quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa đến công tác
chủ nhiệm lớp, đặc biệt là kinh phí cho các buổi hoạt động ngồi giờ lên lớp, trải
nghiệm.
Mặc dù cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng thực hiện lớp học sinh mình chủ
nhiệm song chắc chắn cịn có nhiều thiếu sót và hạn chế. Tơi rất mong được sự
quan tâm của tất cả các đồng nghiệp bổ sung và góp ý cho tôi. Tôi xin chân
thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày.20 tháng 5. năm
ĐƠN VỊ
2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Lê Mai

DANH MỤC
19



CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT
Họ và tên tác giả:
Lê Mai
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Đông Sơn 2
TT Tên đề tài SKKN
1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.

Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng trong dạy học
giải bài tập lượng giác
Phát triển năng lực khái qt
hóa cho học sinh thơng qua
khai thác các bài toán
Phát huy năng lực huy động
kiến thức cho học sinh trong
dạy học giải bài tập hình học
khơng gian
Dạy học giải bài tập SGK

hình học 10 theo quan điểm
hoạt động ( Nhằm bồi dưỡng
năng lực giải toán cho học
sinh trung bình – yếu ).

Cấp đánh
giá xếp loại
Sở GD&ĐT

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở GD&ĐT

C

2008 – 2009

Sở GD&ĐT

B

2009 – 2010

Sở GD&ĐT


C

2010 – 2011

Sở GD&ĐT

C

2011 – 2012

Phát huy năng lực huy động
kiến thức trung gian, nhằm
bồi dưỡng các tư duy trí tuệ
Sở GD&ĐT
cho học sinh thơng qua dạy
học giải phương trình – bất
phương trình vơ tỉ
Một số biện pháp nhằm xây
dựng tập thể lớp đoàn kết,
Sở GD&ĐT
vững mạnh
Rèn năng lực giải tốn cho
học sinh lớp 11 thơng qua dạy Sở GD&ĐT
học chủ đề Tổ hợp - Xác suất

C

2014 – 2015


B

2016-2017

B

2019-2020

20


PHỤ LỤC

21



×