Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

180 hoàn thiện quy trình chuẩn bị mặt hàng gỗ dán xuất khẩu sang thị trường ấn độ tại nhà máy chế biến gỗ thùy dương công ty đầu tư và phát triển minh kha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.48 KB, 33 trang )

Đại Học Thương Mại

Chun Đề Tớt Nghiệp
CHƯƠNG 1
TỞNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) ,tổ chức Thương Mại Thế
Giới (WTO)… Điều đó đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như khơng ít khó khăn thách thức đối
với các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề ở đây đặt ra là các doanh nghiệp cần đổi mới cung
cách làm ăn ,năng đông động hơn nữa để tạo ra sức cạnh tranh lớn trong quá trình gia nhập
vào thị trường khu vực và quốc tế. Tự do hóa thương mại kích thích sự phát triển của
thương mại quốc tế, tạo ra mơi trường kinh doanh tồn cầu. Với một quốc gia đang phát
triển như Việt Nam hiện nay, xuất khẩu đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển của
nền kinh tế, việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự quản lí của nhà nước, thực hiện chính sách kinh tế mở, hội nhập với các nước trên thế
giới được xem là bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đến nền kinh tế Việt Nam. Nước ta có
nhiều ưu đãi về tài ngun thiên nhiên vì vậy việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu là một
thế mạnh mà chúng ta cần phát huy.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã trở thành một
trong những thế mạnh đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Từ vị trí mờ nhạt ban
đầu, hiện nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia về xuất khẩu đồ gỗ và các sản
phẩm từ gỗ trong các nước ASEAN. Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ đạt
gần 3,4 tỷ USD, tăng 30,8% so với năm 2009. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
(Vietforest) vừa dự báo xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam năm 2011 tới sẽ đạt kim ngạch từ
4,1- 4,2 tỷ USD. Mặt khác sản phẩm gỗ được sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có


sẵn trong nước vì vậy giá trị thực thu xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ trên thực tế là rất cao.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm này sẽ tạo việc làm và thu nhập
cho hàng triệu lao động trong nước. Vì những lợi ích to lớn đó mà việc đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm đồ gỗ là một trong những định hướng quan trọng của Đảng và nhà nước trong giai
đoạn phát triển kinh tế hiện nay.
Trong quá trình thực tập tại nhà máy chế biến gỗ Thùy Dương – Công Ty đầu tư và
phát triển Minh Kha, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ và cấp quản lý của Công Ty,

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

em đã có cơ hội tìm hiểu về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là
hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ dán (GD). Qua quá trình tìm hiểu sơ bộ, các cán bộ công
nhân viên đều cho rằng việc xuất khẩu mặt hàng này không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi rất
nhiều yếu tố trong đó công tác tổ chức chuẩn bị nguồn hàng là một trong những yếu tố quan
trọng nhất mà doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải khó khăn. Công tác này không được
thực hiện tốt sẽ dẫn đến những vi phạm hợp đồng về số lượng, chất lượng hàng hóa hoặc sai
lệch về thời gian giao hàng. Từ đó gây ra nhiều tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI.
Do tính cấp thiết của vấn đề chuẩn bị sản phẩm gỗ dán xuất khẩu và với hy vọng áp
dụng được những kiến thức đã học ở trường vào các hoạt động chuẩn bị sản phẩm gỗ dán
xuất khẩu thực tế tại doanh nghiệp. Em mong muốn học hỏi, nghiên cứu và đóng góp một số
ý kiến bổ ích cho hoạt động chuẩn bị hàng gỗ dán xuất khẩu của Công Ty, cũng như cho sự
phát triển của ngành này. Vì vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “ Hoàn thiện

quy trình chuẩn bị mặt hàng gỗ dán xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ tại nhà máy chế
biến gỗ Thùy Dương - Công Ty đầu tư và phát triển Minh Kha “.
Đề tài được nghiên cứu để góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong việc
thực hiện quy trình chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu của Doanh nghiệp Việt Nam và tầm quan
trọng của công tác chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu
nói chung và quy trình chuẩn bị sản phẩm GD xuất khẩu tại nhà máy chế biến gỗ Thùy
Dương – Công Ty đầu tư và phát triển Minh Kha. Với những giải pháp được đưa ra trong đề
tài có tác dụng đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này
để từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Không chỉ vậy, những
giải pháp này còn đóng góp một phần nhằm giải quyết một số khó khăn trong xuất khẩu sản
phẩm GD của toàn đất nước.
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Mục tiêu chung:
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình chuẩn bị mặt hàng GD xuất khẩu
sang thị trường Ấn Độ tại nhà máy chế biến gỗ Thùy Dương – Công Ty đầu tư và phát triển
Minh Kha, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể:

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài tập trung vào nghiên
cứu các mục tiêu cụ thể sau:



Nghiên cứu tình hình và quy trình chuẩn bị mặt hàng GD xuất khẩu của nhà máy chế

biến gỗ Thùy Dương – Công Ty đầu tư và phát triển Minh Kha trong một vài năm gần đây.
Đánh giá hiệu quả của quy trình này.


Chỉ ra những hạn chế trong quy trình chuẩn bị hàng GD XK của Công Ty.



Tìm ra các nguyên nhân và những giải pháp hữu hiệu nhằm khác phục những điểm

yếu trên, từ đó hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng GD XK
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến quy trình chuẩn bị hàng GD xuất khẩu.
Về không gian: Nghiên cứu quy trình này tại nhà máy chế biến gỗ Thùy Dương Công Ty đầu tư và phát triển Minh Kha.
Về Thời gian: Từ năm 2009 – 2010.
1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU.
1.5.1. GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN.
1.5.1.1. khái niệm về chuẩn bị hàng xuất khẩu


Khái niệm

Là việc thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành
chuẩn bị hàng xuất khẩu theo đúng tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì, ký mã hiệu phù
hợp để có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng TMQT. Quy trình chuẩn bị

hàng xuất khẩu bao gồm bốn khâu chủ yếu.
- Tập trung hàng xuất khẩu.
- Bao gói hàng xuất khẩu.
- Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
- Kiểm tra hàng xuất khẩu.
1.5.2. NỘI DUNG CỦA QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT KHẨU.
Khâu chuẩn bị hàng hóa XK là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng nhất trong quy
trình XK của doanh nghiệp. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị đúng theo tên hàng, số
lượng, chất lượng, bao bì, ký mã hiệu và giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng
TMQT.

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm các bước sau :
1.5.2.1. Tập trung hàng hóa.
Tập trung hàng hóa thành từng lô đủ về số lượng, chất lượng và đúng thời điểm, tối
ưu hóa chi phí.
Sơ đồ 1.2 : Quá trình tập trung hàng xuất khẩu

Nhu cầu hàng XK
Nhận dạng và phân loại nguồn hàng XK
Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng Xk
Lựa chọn hình thức giao dịch

Tổ chức hệ thống tập trung hàng XK
Nguồn : PGS.TS Doãn Kế Bôn – giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế – trường
đại học thương mại - nhà xuất bản chính trị hành chính – 2010


Phân loại ng̀n hàng x́t khẩu

Phân loại ng̀n hàng XK là phân chia sắp xếp các nguồn hàng theo các tiêu thức cụ thể nào
đó tạo ra các nhóm nguồn hàng có các đặc trưng tương đồng nhất, để có các chính sách,
biện pháp, lựa chọn và ưu tiên thích hợp với từng loại nguồn hàng để khai thác tối đa khả
năng từ mỗi nguồn hàng.
Các nguồn hàng có thể phân loại dựa trên các tiêu thức sau:
-

Theo khối lượng hàng hóa mua được:

Nguồn hàng chính: là nguồn hàng có năng lực sản xuất kinh doanh vì các sản phẩm thường
xuyên được cải tiến.
Nguồn hàng phụ: là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ cả về khối lượng doanh số và lợi nhuận
đem về cho công ty.
-

Theo đơn vị giao hàng: Các công ty liên doanh, Các doanh nghiệp tư nhân, các hợp

tác xã, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhà nước:
-

Theo khu vực địa lý: theo các miền đất nước, theo các tỉnh thành, theo các vùng:

Đồng bằng, trung du, miền núi,...


SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại
-

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Theo mối quan hệ với nguồn hàng: nguồn hàng truyền thống, nguồn hàng không có

quan hệ thường xuyên, nguồn hàng mới
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu.
Muốn khai thác và phát triển nguồn hàng ổn định và phát triển kinh doanh phải nghiên cứu
tiếp cận nguồn hàng để có phương thức và hệ thống thu mua hàng XK được tối ưu là những
nội dung quan trọng của quá trình chuẩn bị hàng XK.
Đối tượng nghiên cứu là các nguồn hàng hiện hữu là những nguồn hàng đang tồn tại, sẵn
sàng cung cấp hàng hóa để XK, là những nguồn hàng có năng lực, có kinh nghiệm trong
khai thác hàng XK.
Nội dung nghiên cứu là phải nhận dạng được tất cả các nguồn hàng XK hiện hữu và tiềm
năng, tiến hành phân loại nguồn hàng và tiến hành nghiên cứu theo các nội dung sau:
-

Khả năng sản xuất của nguồn hàng.

-

Tiềm lực tài chính, khả năng kỹ thuật của nguồn hàng.


-

Năng lực quản lý.

-

Khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng.

-

Khả năng tiếp cận nguồn hàng.

Khi nghiên cứu chi tiết nguồn hàng cần áp dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nghiên
cứu cụ thể và từng nguồn hàng với hai hình thức sau:
-

Gửi phiếu điều tra.

-

Cử nhân viên trực tiếp nghiên cứu.



Các hình thức giao dịch hàng xuất khẩu.

Mua hàng hóa xuất khẩu
Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu
Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu

Xuất khẩu ủy thác
Tự sản hàng xt khẩu


Tở chức hệ thớng tập trung hàng x́t khẩu

Tổ chức hệ thống tập trung hàng XK bao gồm hệ thống các chi nhánh, đại lý, hệ thống kho
hàng, hệ thống vận chuyển, hệ thống thông tin,...
Cơ sở đê tổ chức hệ thống hợp lý là:
-

Đặc điểm mặt hàng.

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại
-

Đặc điểm nguồn hàng.

-

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Hình thức giao dịch.

Để hệ thống tập trung hàng XK hoạt động có hiệu quả, cần phải thiết kế và chỉ đạo các bộ

phận của hệ thống thực hiện theo kế hoạch. Cụ thể là:
-

Tổ chức thiết lập hệ thống các kênh thu mua.

-

Tổ chức hệ thống kho hàng tại các điểm nút của kênh.

-

Tổ chức hệ thống vận chuyển, bốc dỡ phù hợp.

-

Sắp xếp hệ thống quản lý, cán bộ công nhân viên phù hợp.

-

Phát huy cao độ của hệ thống thông tin.

1.5.2.2 Bao gói hàng xuất khẩu.
Trong TMQT không ít hàng hóa để trần hay để rời nhưng đại bộ phận hàng hóa cần
được yêu cầu đóng gói hàng hóa bao bì trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy việc
tổ chức đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hóa.


Yêu cầu và cơ sở khoa học để lựa chọn bao bì đóng gói:

-


Bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển bảo quản.

-

Bao bì phù hợp với điều kiện bốc dỡ, vận chuyển bảo quản.

-

Bao bì phải phù hợp với các tiêu chuẩn, luật lệ, quy định, tập quán và thị hiếu tiêu

dùng của thị trường xuất khẩu.
-

Bao bì cần hấp dẫn thu hút khách hàng, hướng dẫn tiêu dùng, thuận tiện trong sử

dụng.
-

Bao bì hàng XK cần đảm bảo được chỉ tiêu kinh tế như chi phí sản xuất và đóng gói

bao bì.
Xuất phát từ yêu cầu bao bì hàng xuất khẩu. Khi lựa chọn bao bì đóng gói cần căn cứ vào
các cơ sở khoa học sau:
-

Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết.

-


Căn cứ vào loại hàng hóa cần bao gói.

-

Căn cứ vào các điều kiện vận tải.

-

Căn cứ vào điều kiện pháp luật và tập quán khách hàng.



Đóng gói hàng hóa:

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Để đóng gói cho hàng hóa xuất khẩu cần phải kế hoạch hóa nhu cầu bao bì. Nghĩa là phải
xác định được nhu cầu về bao bì tương thích với số lượng hàng hóa cần bao gói và có kế
hoạch để cung ứng bao bì phù hợp về chất lượng, đủ về số lượng và đúng thời điểm.
Khi đóng gói người ta có thể áp dụng hai hình thức đóng gói là đóng gói hở và đóng
gói kín. Khi đóng gói hàng hóa yêu cầu phải đảm bảo đúng kỹ thuật.
1.5.2.3 Kẻ ký mã hiệu hàng hóa.
Kẻ ký mã hiệu (Marking) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ

được ghi trên các bao bì hình bên ngoài nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình
giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Trên nội dung ký mã hiệu bao gồm:
-

Những nội dung thông tin cần thiết đối với người nhận hàng

-

Những thông tin cần thiết cho việc vận chuyển hàng

-

Những thông tin hướng dẫn cách sắp đặt hướng dẫn, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa

-

Mã số và mã vạch hàng hóa.
1.5.2.4 Kiểm tra hàng hóa.
Trước khi giao hàng người Xk có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa về số lượng, chất

lượng, trọng lượng bao bì..tức là kiểm nghiệm. Nếu hàng xuất khẩu là động vật, thực vật thì
phải kiểm tra khả năng lây lan (tức là kiểm dịch động vật và thực vật). Nếu là hàng thực
phẩm thì phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu thực hiện ở hai cấp:
-

Ở cơ sở: như đơn vị sản xuất, trạm thu mua chế biến gia công,..Việc kiểm tra ở cơ sở

giữ vai trò quan trọng và quyết định, có tác dụng triệt để nhất. Nội dung kiểm tra thường là:



Kiểm tra về chất lượng:



Kiểm tra số lượng và trọng lượng:



Việc kiểm tra ở cơ sở do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành. Tuy nhiên

thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Việc kiểm dịch thực vật ở cơ sở do
phòng bảo vệ thực vật (quận, huyện, nông trường) tiến hành. Việc kiểm dịch ở cơ sở do
phòng thú ý (quận, huyện, nông trường) tiến hành.
-

Ở các cửa khẩu:

Trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải người xuất khẩu kiểm tra lại hàng hóa. Việc
kiểm tra hàng hóa có thể do các lý do sau:


Thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở.

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Trong nhiều trường hợp theo quy định của nhà nước, một số mặt hàng khi xuất khẩu

phải kiểm tra nhà nước về mặt chất lượng.


Hoặc theo yêu cầu của người mua (đã được quy định trong hợp đồng) người xuất

khẩu phải mời các cơ quan giám định độc lập để tiến hành giám định hàng xuất khẩu.

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CHUẨN BỊ MẶT HÀNG GỖ DÁN XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ THUỲ DƯƠNGCÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN MINH KHA.
2.1.PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
2.1.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Nguồn dữ liệu bên trong: Các báo cáo tài chính về tình hình hoạt động chung về tình
hình hoạt động xuất khẩu của cơng ty, báo cáo đại hội công nhân viên chức,...

Nguồn dữ liệu bên ngoài: Những tài liệu chuyên ngành về hoạt động kinh doanh
quốc tế như: giáo trình tác nghiệp thương mại quốc tế, tài liệu tham khảo,...
2.1.1.2. Nguồn thu thập dữ liệu sơ cấp:
Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra trắc nghiệm: Gồm 10 câu hỏi liên quan
trực tiếp đến vấn đề chuẩn bị hàng GD XK tại nhà máy chế biến gỗ Thuỳ Dương- Công ty
đầu tư và phát triển Minh Kha.
Phiếu điều tra trắc nghiệm được trình bày trong phần phụ lục của chuyên đề.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Biên tập và mã hoá dữ liệu: Tổng hợp, biên tập và mã hoá các câu hỏi, câu trả lời
trong phiếu điều tra trắc nghiệm, các dữ liệu thứ cấp thu thập được,...
Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua các số liệu thu thập được tập hợp thống kê
và tổng hợp mô tả thành các số liệu, sơ đồ…
Phương pháp so sánh: So sánh kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng GD và hiệu quả
của việc thực hiện công tác chuẩn bị hàng GD xuất khẩu từ năm 2009-2010.
Phương pháp đối chứng các vấn đề trong lý luận: Nghiên cứu và so sánh quy trình
xk hàng trong doanh nghiệp và những lý luận đã học.
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ
MƠI TRƯỜNG ĐẾN QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG GỖ DÁN XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY.
2.2.1. Khái quát về nhà máy chế biến gỗ Thuỳ Dương- Công ty đầu tư và phát triển
Minh Kha.

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


2.2.1.1. Khái quát chung về nhà máy chế biến gỗ Thùy Dương – công ty đầu từ và
phát triển Minh Kha.
Tên giao dịch :

Nhà máy chế biến gỗ Thùy Dương – Công ty đầu tư và

phát triển Minh Kha.
Địa chỉ :

Khu công nghiệp Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà

Tĩnh.
Loại hình Doanh nghiệp:
Văn phòng đại diện :

Công ty TNHH một thành viên.
Số 15, Lô 4, Đường 40M khu tái định cư cầu Vĩnh Tuy,

Phường Long Biên, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại :

0436.700.370

Giám đốc công ty :

Tống Văn Tuyển.

Nhà máy gỗ Thuỳ Dương - Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha được thành lập
ngày 12 tháng 10 năm 2005 tại Hà Tĩnh theo giấy phép đăng ký hoạt động số 28.12.000050

với ngành nghề kinh doanh chính là: chế biến, kinh doanh lâm sản, sản xuất sản phẩm gỗ,
và xuất khẩu các mặt hàng gỗ.
Cơng ty có ba nhà máy sản xuất gỗ chính tại Bắc Ninh, Hà Tĩnh và Hải Dương. Văn
phòng đại diện được đặt tại Hà Nội chuyên về tìm kiếm khách hàng quốc tế.
2.2.1.2 Lĩnh vực hoạt động và kinh doanh chủ yếu của Công ty.
Theo quyết định số 129/2005/QĐ-TTG ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng chính
phủ và số 125/2005/QĐ-UB ngày 20/11/2005 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Công ty hoạt động
và kinh doanh ở các lĩnh vực chủ yếu sau:
Sản xuất: các mặt hàng về gỗ như gỗ dán, gỗ xẻ thanh, gỗ xẻ xấy,...;
Xuất khẩu: Các mặt hàng về gỗ như gỗ dán, gỗ xẻ thanh, gỗ xẻ xấy,..;
2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:
Tổ chức bộ máy của Nhà máy chế biến gỗ Thuỳ Dương- Công ty đầu tư và phát triển
Minh Kha được thiết kế theo mơ hình phân cấp quản lý nhằm phát huy tối đa năng lực điều
hành của các cấp quản lý.

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà máy chế biến gỗ Thùy Dương- Công ty
đầu tư và phát triển Minh Kha.

Giám Đớc

Phòng

giao
dịch
q́c
tế

Phịng
thu
mua

Phòng
Kế
hoạch
sản
xuất

Phòng
Tài
chính
kế
tốn

Phòng
Tổ
chức
hành
chính

Nhà máy

Tổ trưởng 1


Tổ trưởng 2

Tổ trưởng 3

Cơng nhân SX
Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính.
Các bộ phận chức năng và nhiệm vụ như sau :
Giám Đốc: là đại diện pháp nhân cao nhất của nhà máy, là người có quyền điều hành
cao nhất toàn diện mọi mặt sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, chịu trách
nhiệm về các hoạt động các bộ phận do mình đề nghị bổ nhiệm. Là người kí kết các hợp
đồng kinh tế với bạn hàng ,Giám đốc đại diện cho nhà máy
Phịng giao dịch q́c tế : có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký kết
hợp đồng xuất khẩu gỡ.
Phịng kế tốn tài chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và giúp giám đốc
quản mọi mặt về kế tốn tài chính trong đơn vị .Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch và kế
toán thống kê tài chính.
Phòng thu mua: Tìm kiếm và thu mua nguyên liệu trong nước.

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chun Đề Tớt Nghiệp

Phịng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ đề xuất và xây dựng phương án tổ chức
bộ máy quản lý của Công ty.

Nhà máy: Chuyên sản xuất các sản phẩm về gỗ.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình chuẩn bị hàng gỗ dán xuất khẩu tại
Cơng ty.
2.2.2.1. Những nhân tố bên ngồi:
Yếu tố tự nhiên
Với những đơn hàng xuất khẩu hàng GD trung bình thời gian doanh nghiệp phải tiến
hành giao hàng cho đối tác trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng, vì vậy
yếu tố thời tiết ảnh hưởng lớn đến việc tập trung chuẩn bị hàng GD XK.
Yếu tố pháp luật chính sách
Những chính sách hỗ trợ sx mặt hàng GD của chính phủ tạo điều kiện cho các nhà máy làng
phát triển để từ đó có thể ổn định nguồn hàng cho doanh nghiệp.
Pháp luật về các khâu liên quan như thủ tục hải quan, thủ tục vay vốn, thuế.
Yếu tố công nghệ
Yếu tố công nghệ ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng GD.
Với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến thì sẽ tạo ra sản phẩm gỗ
dán để tạo ra chất lượng sản phẩm GD cao và đồng đều.
Yếu tố kinh tế
Hiện nay nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn điều này đã khiến
các nước cắt giảm các mặt hàng không phải nhu cầu sản phẩm thiết yếu. Mặt hàng GD là
một trong những sản phẩm tiêu dùng khơng mang tính chất thiết yếu. Do vậy các nước đã
hạn chế nk mặt hàng này.
Đối thủ cạnh tranh
Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu mặt hàng GD hiện nay trên địa bàn Hà Nội
cũng như toàn miền Bắc có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện và họ chủ yếu áp dụng hình
thức mua nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu gỗ dán khiến cho Công ty luôn phải có những
chính sách đổi mới phù hợp.
Hệ thống giao thơng vận tải, liên lạc.
Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. Khi
hệ thống hạ tầng giao thơng hồn thiện sẽ làm cho hoạt động thu mua nguyên liệu GD tập


SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

trung về kho hàng trở lên thuận tiện, giảm chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản trên đường
vận chuyển và những chi phí khơng đáng có khác…
2.2.2.2. Nhân tố bên trong
Nhân tố con người
Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Nếu đội ngũ nhân viên trong Cơng ty chỉ có năng lực chun mơn tốt vẫn chưa đủ
mà cịn phải có những hiểu biết sâu sắc về từng loại mặt hàng, về từng thị trường, từng đối
tượng khách hàng và kinh nghiệm trong đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện hợp
đồng...Nhà máy chế biến gỗ Thùy Dương – Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha với đội
ngũ công nhân viên 345 thành viên trong đó hơn 50 người có trình độ đại học trở lên và hơn
35 người có kinh nghiệm nhiều năm trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Đây là một lợi thế
mà không phải công ty nào cũng có được, nhờ có đội ngũ cán bộ có trình độ cao và kinh
nghiệm lâu năm công ty đã xây dựng được hình ảnh tốt trong mắt đối tác làm ăn và tạo
dựng uy tín tốt trong mắt khách hàng. Tuy nhiên công ty cần phải nâng cao năng lực sản
xuất của đội ngũ công nhân vì đây là một điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
Yếu tố vốn
Vốn là một yếu tố cơ bản để một doanh nghiệp hoạt động. Nhà máy chế biến gỗ
Thùy Dương – Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha với số vốn điều lệ 8.926.680.000
VNĐ năm 2005 và tiếp tục tăng qua các năm. Tuy nhiên đây là con số khiêm tốn so với các
đối thủ cạnh tranh lớn tại Miền Bắc, do vậy công ty luôn tìm cách nâng cao số vốn bằng
cách kêu gọi đầu tư và vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng của

sản phẩm phù hợp với thị trường nước ngoài.
Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật
Mặt hàng này ln địi hỏi các trang thiết bị như: thiết bị kiểm tra, chuyên trở, vận
tải, hệ thống kho bãi, dây chuyền sản xuất,.. Đối với Nhà máy chế biến gỗ Thùy Dương –
Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha thì yếu tố này càng quan trọng vì công ty hoạt động
theo hình thức sản xuất và xuất khẩu do đó công ty luôn tìm cách áp dụng công nghệ mới
vào sản xuất và mua máy móc trang thiết bị hiện đại, tuy nhiên do vốn công ty còn hạn chế
nên cơ sở vật chất kỹ tḥt còn khiêm tớn.
Yếu tố uy tín và vị thế của doanh nghiệp

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Nhà máy chế biến gỗ Thùy Dương – Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha là công
ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ, do vậy công ty có uy tín
với các bạn hàng đến từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,.. Điều này góp phần không nhỏ vào
việc phát triển thị trường xuất khẩu của cơng ty.
2.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC DỮ LIỆU THỨ CẤP VÀ KẾT QUẢ TỔNG HỢP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG GỖ DÁN XUẤT
KHẨU TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ THUỲ DƯƠNG- CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN MINH KHA.
2.3.1. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
2.3.1.1. Tình hình kinh doanh xuất khẩu chung của Công ty trong những năm vừa
qua

Là một doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu, kinh doanh
thương mại trong nước. Nhưng Công ty luôn định hướng hoạt động xuất khẩu là hoạt động
kinh doanh quan trọng nhất có tính chiến lược quyết định đến sự phát triển của Công ty.
Kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm 2010 hơn 4 triệu USD.
Bảng 2.1: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Công ty qua các năm
Đơn vị tính:1000 USD
Mặt hàng

Năm 2008
Trị giá TT(%)
Gỗ tròn
670
15.40
Gỗ xẻ thanh
320
7.36
Gỗ xẻ- xấy
627
14.41
Gỗ trống
595
13.68
Pallet
387
8.90
Thùng hàng
205
4.71
Gỗ dán
1023

23.52
Mùn cưa và chất đốt
173
3.98
Ván độn
350
8.05
Tổng
4350
100
Nguồn:Phịng tài chính kế tốn

Năm 2009
Trị giá TT(%)
720
15.48
350
7.53
650
13.98
630
13.55
400
8.60
235
5.05
1065
22.90
185
3.98

415
8.92
4650
100

Năm 2010
Trị giá TT(%)
690
15.50
370
8.31
613
13.77
621
13.95
380
8.54
200
4.49
1100
24.09
188
4.22
405
9.10
4567
100

Qua bảng tình hình xuất khẩu chung của Công ty, mặt hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn là hàng xuất khẩu gỗ dán với tỷ trọng

khoảng 20% qua các năm 2008, 2009 và 2010 .Với tổng kim ngạch xuất khẩu của Cơng ty
là tương đối lớn trung bình một năm kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,5 triệu USD đóng góp

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bơn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

vào việc thúc đẩy xuất khẩu của đất nước. Từ năm 2008 đến năm 2010, do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty
Với 3 mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn là gỗ dán, gỗ xẻ, và gỗ trịn. Vì vậy sản phẩm
của Cơng ty đã có mặt trên hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Úc, Nam Phi… Qua đó cho thấy sản phẩm của Cơng ty khơng chỉ có mặt rộng khắp trên rất
nhiều thị trường mà cịn được u thích tại nhiều thị trường khó tính như Ấn độ, Nhật bởi
chất lượng và mẫu mã của sản phẩm cũng như uy tín của Cơng ty.
2.3.1.2 Tình hình kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gỗ dán
Qua bảng 2.1 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Công ty qua các năm ta thấy: mặc
dù tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 có giảm so với năm 2009 cụ thể: tổng kim ngạch
năm 2010 là 4567.000 USD giảm 83.000 USD so với tổng kim ngạch của năm 2009, tuy
nhiên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng gỗ dán vẫn tăng: cụ thể kim ngạch xuất khẩu gỗ
dán năm 2010 là 1100.000 USD tăng 35.000 USD so với kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ dán
của năm 2009, kéo theo tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng gỗ dán trong tổng số
mặt hàng xuất khẩu năm 2010 là 24,09% trong khi tỷ trọng của mặt hàng này năm 2009 là
22,90 %. Như vậy, mặt hàng gỗ dán vẫn là mặt hàng chủ lực đầu tiên trong cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu của Công ty. Dưới đây là bảng cơ cấu chi tiết các mặt hàng gỗ dán xuất khẩu của
Công ty.

Bảng 2.2 Cơ cấu các mặt hàng gỗ dán xuất khẩu của Công ty từ năm 2008- 2010
Đơn vị tính: 1000 USD
Mặt hàng

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Trị giá

TT(%)

Trị giá TT(%)

Trị giá

TT(%)

Gỗ dán ép
350
Gỗ dán phủ keo chịu
nước
375

34,21

325


30,52

365

33,18

36,66

385

36,15

395

35,91

Gỗ dán phủ phim

298

29,13

355

33,33

340

30,91


Tổng

1023

100

1065
100
1100
100
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán

2.3.2 Thực trạng quy trình chuẩn bị hàng gỗ dán xuất khẩu tại Công ty
2.3.2.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm về quy trình chuẩn bị hàng Gỗ dán xuất khẩu
tại nhà máy chế biến Thuỳ Dương- Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chun Đề Tớt Nghiệp

Thơng qua q trình điều tra trắc nghiệm với tổng số 10/10 phiếu thu về có một số kết quả
như sau:
Bảng 2.3: Đánh giá của cán bộ nhân viên về công tác thực hiện quy trình chuẩn bị
hàng Gỗ dán xuất khẩu của Công ty.
Nơi dung quy trình chuẩn bị hàng Gỗ dán XK


1

2

3

Tập trung hàng Xk

8/10

2/10

Giám sát đôn đốc

1/10

3/10

6/10

1/10

8/10

1/10

3/10

7/10


4/10

4

5

1/10

Bao gói
Kẻ ký mã hiệu
Kiểm tra hàng Xk
Nhận hàng, vận chuyển về kho
Vận chuyển đến nơi tập kết xuất khẩu

5/10

5/10 4/10 1/10
Nguồn: Kết quả điều tra trắc nghiệm

Bảng 2.4: Một số nguyên nhân gây ra những khó khăn trên
Ngun nhân
Do bản thân doanh nghiêp
Do tính chất hàng hoá
Do nhà cung cấp
Do yếu tố tự nhiên
Do yếu tố kinh tế
Do yếu tố pháp luật chính sách
Do yếu tố công nghệ
Do yếu tố cơ sở hạ tầng chung


Số phiếu
10/10
10/10
10/10
10/10
10/10
3/10
9/10
8/10
Nguồn: Kết quả điều tra trắc nghiệm

2.3.2.2. Khái quát quy trình chuẩn bị hàng gỗ dán xuất khẩu tại nhà máy chế biến gỗ
Thùy Dương – Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha.
Bảng 2.5: Các bước doanh nghiệp thực hiện trong quy trình chuẩn bị hàng GD XK
Các bước

Công ty thực hiện

Tập trung hàng XK

10/10

Kẻ ký mã hiệu hàng XK

10/10

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn



Đại Học Thương Mại

Chun Đề Tớt Nghiệp

Bao gói hàng Xk

0/10

Kiểm tra hàng XK

10/10
Nguồn: Kết quả điều tra trắc nghiệm

Quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu thực tế của Công ty so với quy trình xuất khẩu
hàng lý thuyết là giống nhau đều bao gồm 4 bước là: tập trung hàng xuất khẩu, kẻ ký mã
hiệu hàng xuất khẩu, bao gói hàng xuất khẩu, kiểm tra hàng xuất khẩu. Vì công ty hoạt động
theo phương thức tự sản xuất hàng gỗ dán sau đó tiến hành xuất khẩu do vậy công ty thực
hiện đầy đủ bốn bước tập trung hàng XK, kẻ ký mã hiệu hàng XK, bao gói hàng XK và
kiểm tra hàng Xk. Tuy nhiên đối với mặt hàng gỗ dán công ty không tiến hàng bao gói mà
để trần rời hàng được đóng thành tưng khối và được buộc bằng 2 đai sắt , đóng trên pallet
gỗ rùi được vận chuyển tập kết đến kho hàng của công ty tại Vạn An Bắc Ninh.
Trên thực tế công ty thực hiện quy trình chuẩn bị hàng GD XK theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2 Quy trình chuẩn bị hàng gỗ dán xuất khẩu tại nhà máy chế biến gỗ Thùy
Dương - Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha.
Giám sát, đôn đốc
tiến độ sx

Kiểm tra hàng hóa

sx tại cơ sở

Tập trung hàng GD
đến kho hàng

Bốc dỡ, vận chuyển
ra điểm tập kết XK

Kiểm tra hàng GD
trước khi XK

Kẻ ký mã hiệu
hàng GD tại kho

Tập trung hàng xuất khẩu
Trong khâu tập trung hàng xuất khẩu công ty chỉ thực hiện bước tổ chức hệ thống tập
trung hàng XK vì công ty hoạt đông theo phương thức tự sản xuất và xuất khẩu hàng gỗ dán
do vậy không thực hiện các bước như: nhận dạng và phân loại nguồn hàng XK; nghiên cứu
nguồn hàng; lựa chọn nguồn hàng và hình thức giao dịch.
Bảng 2.6: Địa điểm tập trung hàng gỗ dán xuất khẩu
Địa điểm tập trung hàng
Tại cơ sở sản xuất
Tại kho hàng của nơi thu mua
Tại kho hàng ở các chi nhánh, đại lý
Tại kho hàng chính của Cơng ty
Tại kho hàng gần nơi xuất khẩu (cảng, cửa khẩu..)

SV:Lê Thanh Tùng

Số phiếu

0/10
0/10
0/10
10/10
0/10

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Tại nơi khác

0/10
Nguồn: Phiếu điều tra trắc nghiệm

Qua bảng ta thấy sau khi hàng gỗ dán được sản xuất ra tại cơ sở sản xuất của công ty thì
được vận chuyển và tập trung tại kho hàng chính của công ty tại Vạn An Bắc Ninh, tại đây
hàng gỗ dán được kẻ ký mã hiệu và kiểm tra lần hai. Tùy theo yêu cầu của khách hàng sẽ kẻ
ký mã hiệu khác nhau.
Kẻ ký mã hiệu
Bảng 2.7: Địa điểm kẻ ký mã hiệu hàng gỗ dán xuất khẩu
Địa điểm kẻ ký mã hiệu hàng hóa
Tại cơ sở sản xuất
Tại kho hàng của nơi thu mua
Tại kho hàng ở các chi nhánh, đại lý
Tại kho hàng chính của Cơng ty
Tại kho hàng gần nơi xuất khẩu (cảng, cửa khẩu..)

Tại nơi khác

Số phiếu
0/10
0/10
0/10
10/10
0/10
0/10
Nguồn: Phiếu điều tra trắc nghiệm

Công ty thường kẻ ký mã hiệu trực tiếp lên bề mặt góc bên phải của tấm gỗ dán với
một số thông tin như: kích thước, tên nhà nhập khẩu, tên gỗ, tên nhà máy chế biến gỗ Thùy
Dương- Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha, made in Viet Nam. Qua bảng 2.7 ta thấy
Công ty tiến hàng kẻ ký mã hiệu hàng hóa tại kho chứa hàng chính của công ty tại Vạn An
Bắc Ninh.
Kiểm tra hàng xuất khẩu
Sau khi sản phẩm gỗ dán được sản xuất hoàn thành tại cơ sở sản xuất của công ty,
sản phẩm sẽ được cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra nếu sản phẩm đạt tiêu
chuẩn sẽ được vận chuyển đến kho hàng chính của công ty tại đây sản phẩm GD lại được
kiêm tra lần nữa trước khi kẻ ký mã hiệu theo yêu cầu của khách hàng. Trong quá trình kiểm
tra công ty chư yếu thực hiện những phương pháp sau
Bảng 2.8: Các phương pháp kiểm tra hàng gỗ dán xuất khẩu
các phương thức
trực quan bằng mắt
trực quan bằng tay
dụng cụ thông thường
dụng cụ kỹ thuật chuyên nghiệp

SV:Lê Thanh Tùng


Số phiếu
10/10
10/10
10/10
8/10

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Nguồn: Phiếu điều tra trắc nghiệm

Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan bằng mắt và tay là chính (10/10
phiếu) bởi do điều kiện không cho phép như các máy móc kiểm tra có giá cao do vậy công
ty vẫn chưa trang bị và sử dụng được. Tuy nhiên công ty sử dụng các dụng cụ đo thông
thường và dụng cụ kỹ thuật chuyên nghiệp như: thước, máy đo độ ẩm, máy dò kim loại,....

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

QUY TRÌNH CHUẨN BỊ MẶT HÀNG GỖ DÁN XUẤT KHẨU TẠI NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN THÙY DƯƠNG- CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN MINH KHA.
3.1 Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu quá trình chuẩn bị hàng gỗ dán
xuất khẩu tại Công ty.
3.1.1 Những thành công đạt được
Công ty đã thực hiên tương đối tốt các bước trong quy trình chuẩn bị hàng gỗ dán xuất
khẩu.
Công ty có mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp nguyên liệu, từ đó lựa chọn được những
nguyên liệu tốt cho việc sản xuất các sản phẩm gỗ dán với chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.
Ngoài ra với uy tín và vị thế tương đối cao Công ty đã luôn có được những điều kiện thuận
lợi để thực hiện tốt hơn quy trình chuẩn bị hàng gỗ dán xuất khẩu.
Công ty đã luôn đưa ra những chiến lược nghiên cứu, nhận định tương đối chính xác với
từng thời kỳ, từng nhà cung cấp, từng loại mặt hàng, từng yêu cầu của các thị trường khác
nhau để có thể nâng cao hiệu quả của việc XK hàng gỗ dán nói chung và với quy trình
chuẩn bị hàng gỗ dán xuất khẩu nói riêng.
Nhân viên luôn tận tâm với công việc dù công việc thực hiện đơn hàng xuất khẩu gỗ dán rất
khó khăn, nhất là trong giai đoạn tìm kiếm khách hàng, kiểm tra sản phẩm và chuyển về
kho..
3.1.2 Những tồn tại trong quá trình chuẩn bị hàng gỗ dán xuất khẩu:
Chưa sản xuất được những sản phẩm gỗ dán mới, Công ty mới chỉ tập trung vào một
số mặt hàng chủ lực: như gỗ dán ép, gỗ dán phủ keo chịu nước, gỗ dán phủ kim. Mặt hàng
của công ty còn hạn chế do vậy khó có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng như đa dạng
hóa sản phẩm phù hợp với khách hàng.
Công ty chưa có bộ phận kiểm tra chất lượng được trang bị các thiết bị kiểm tra hiện
đại để có thể nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, tiết kiệm thời gian và chi phí, thiết bị
kiểm tra chất lượng phần lớn là thô sơ các nhân viên chủ yếu dùng phương pháp thủ công để
kiểm tra hàng gỗ nói chung và gỗ dán nói riền. Do vậy, nếu nhân viên nào không có sự hiểu
biết sâu sắc về hàng hóa và kinh nghiệm kiểm tra hàng hóa thì sẽ dẫn đến sự sai sót về chất
lượng, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, tốn nhiều chi phí mất uy tín với khách hàng…


SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Sau khi kiểm tra, hàng hóa được đóng gói, kẻ ký mã hiệu, vận chuyển về kho hàng
của Công ty. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển có thể bị va đập hỏng hóc. Nhưng khi về
đến kho Công ty chỉ kiểm tra hàng theo số lượng mà không kiểm tra về chất lượng nên dẫn
đến việc hàng đến tay người nhập khẩu có một số hàng đã bị hỏng. Hoặc với những thị
trường khó tính như Nhật họ yêu cầu với mặt hàng gỗ dán phải có độ ẩm <15%, khi kiểm
tra hàng hóa đã đạt tiêu chuẩn nhưng trong khi vận chuyển hoặc chứa tại kho thời tiết có
mưa, nồm sẽ làm tăng độ ẩm của sản phẩm lên, dẫn đến hàng hóa lúc này không đạt yêu cầu
hàng hóa của khách hàng.
Công ty có ít nhà cung cấp nguyên vật liệu, do vậy Công ty bị phụ thuộc vào nguyên
liệu đầu vào dẫn đến chất lượng của sản phẩm không được nâng cao. Nhận thấy điều này,
tuy nhiên công ty vẫn chưa có chính sách kế hoạch gì để tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên
vật liệu mới.
Công ty chưa tìm hiểu kỹ các quy định về nhập khẩu: tại công ty việc tìm hiểu các
thông tin về quy định nhập khẩu còn rất hạn chế. Khi đề cập đến những quy định pháp lý
liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, các rào cản thương mại,... của Ấn Độ thì công ty lúng
túng vì không nắm được quy định mới được cập nhật liên tục. Tuy khách hàng có thể là
nguồn thông tin rất quan trọng để Công ty tìm hiểu về các quy định của thị trường mục tiêu
nhưng việc lệ thuộc thông tin thường làm cho Công ty chịu thiệt thoài trước đối tác của
mình là khách hàng. Do vậy, trước khi tiến hành xuất khẩu hàng gỗ dán, một trong những
vấn đề ưu tiên mà công ty cần lưu ý là nắm rõ các quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật của
mặt hàng gỗ nói chung và gỗ dán nói riêng, các rào cản thương mại,... của Ấn Độ.

Tổ chức tập chung hàng hóa còn nhiều thiếu xót: Công ty tự sản xuất và tiến hành
xuất khẩu tuy nhiên do cơ sở sản xuất của công ty còn sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu,
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp. Việc tập trung hàng của công ty vẫn
thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hàng, hàng lỗi hỏng nhiều do quá trình đông đốc gắn
kết với cơ sở sản xuất chưa cao.
3.2 Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình chuẩn bị mặt hàng gỗ dán xuất
khẩu tại Công ty.
3.2.1 Đối với doanh nghiệp
3.2.1.1 Một số giải pháp nhằm mở rộng thêm những mặt hàng mới

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Công ty chủ yếu là tự sản xuất và xuất khẩu, mẫu mã do công ty tự quyết định nhưng
Công ty cũng đóng vai trò là một Công ty thương mại. Công ty luôn phải tìm cách thu hút
khách hàng bằng giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm nên việc thay đổi mẫu mã cho phù
hợp với từng thị trường là điều không thể thiếu. Công ty có thể tìm kiếm, làm đa dạng sản
phẩm mới thông qua kênh tìm kiếm thêm nhà cung cấp sản phẩm gỗ dán. Cụ thể công ty có
thể ký hợp đồng với các cơ sở chuyên sản xuất hàng gỗ dán như công ty cổ phần gỗ công
nghiệp và xây dựng Thành Mạnh – là công ty chuyên sản xuất các loại gỗ dán - để có thể đa
dạng hóa sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, qua việc ký hợp
đồng với công ty Thành Mạnh công ty thêm vào danh mục hàng gỗ dán xuất khẩu của mình
các sản phẩm như: gỗ dán phủ màng PET, gỗ dán chịu nước chất lượng cao,...
Công ty nên xây dựng cho mình một hệ thống cung cấp hàng gỗ dán cho công ty và

gắn kết các cơ sở sản xuất này lại tạo thành sức mạnh tập thể trong tất cả các khâu của chuỗi
giá trị sản phẩm của mình. Quan tâm đến đời sống người lao động, tự xây dựng cho công ty
một đội ngũ lao động nòng cốt để thuận tiện cho việc đào tạo và quản lý chất lượng tại khu
vực sản xuất. Thể thiện tinh thần trách nhiệm với các nhà cung cấp hàng từ việc tìm tòi
nguyên vật liệu mới, thiết kế sản phẩm mới, mở rộng vùng sản xuất nâng cao uy tín công ty
với người lao động bởi từ việc hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất tăng thu nhập cho
công nhân. Ưu tiên việc thanh toán hợp đồng cho nhà cung cấp để kích thích công việc sản
xuất cũng như đáp ứng kịp thoài nhu cầu tiền lương cho những người lao động, công nhân.
Giảm xuất khẩu qua trung gian trên cơ sở đẩy mạnh việc thâm nhập, tiếp cận và mở rộng
kênh phân phôi sản phẩm thông qua các văn phòng đại diện Việt Nam tại Ấn Độ. Trực tiếp
thiết lập mối quan hệ với các nhà nhập khẩu Ấn Độ; tăng cường xuất khẩu trực tiếp, giảm
dần phương thức gia công, khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu trong nước nhằm tăng
hiệu quả kinh tế, tạo viêc làm cho người lao động trong nước.
Đối với các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Công ty có
quan hệ làm ăn lâu năm do vậy công ty có thể trực tiếp thu thập thông tin phản hồi từ khách
hàng hoặc tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm công ty đang cung cấp và các sản phẩm mà khách
hàng có nhu cầu nhưng chưa có trên thị trường. Cụ thể về mẫu mã. Kích thước, màu sắc và
tiêu chuẩn sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu. Như ở thị trường Hàn Quốc do đặc điểm
khí hậu ôn đới và thị hiếu người tiêu dùng do vậy các sản phẩm gốc dán phải đạt yêu cầu lõi
ván được trà phẳng, không bị thiếu hụt hoặc chồng độn, không có lỗ ở lõi, không bị cong

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


vênh không bị rộp, mặt ván đẹp không mắt chết, không rách, không có dung sai ẩm. Qua đó
Công ty biết được nên sản xuất sản phẩm như thế nào cho phù hợp với nhu cầu của từng thị
trường.
Đối với các thị trường mới, Công ty cần tìm hiểu kỹ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để
từ đó thiết kế được những mẫu mã sản phẩm phù hợp. Thông qua các trang web như
www.alibaba.com, www.ebay.com, công ty tìm được những khách hàng tiềm năng và biết
được thị hiếu của họ về sản phẩm gỗ dán cũng như các yêu cầu của họ về sản phẩm gỗ dán,
qua đó Công ty tự thiết kế và sản xuất ra mặt hàng GD phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng. Mặt khác Công ty cũng có thể chào bán các sản phẩm GD mới của mình cho các đối
tác tiềm năng thông qua các trang web trên. Vì vậy công tác thu thập mẫu từ các nhà cung
cấp sản phẩm gỗ dán khác nhau lựa chọn được những mẫu phù hợp giúp Công ty có thể có
được những hợp đồng giá trị lớn, gây dựng được hình ảnh, uy tín và địa vị ngày càng cao
trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra công ty cần tiến hành tuyển dụng thêm những chuyên viên có kinh nghiệm và
chuyên môn về sản xuất gỗ dán, cũng như các chuyên viên chuyên về thiết kế sản phẩm gỗ
dán để Công ty tự nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới, độc đáo cả về chất lượng và
hình thức sản phẩm. Qua đó tạo nên các sản phẩm khác biệt cả về hình thức và mẫu mã và
chất lượng để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả của công tác sản xuất, kiểm tra, bảo quản hàng.
Công ty hoạt động theo hình thức trực tiếp sản xuất rồi tiến hành xuất khẩu hàng hóa
công ty sản xuất ra. Do vậy công tác sản xuất cần phải đặc biệt chú trọng vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và qua đó tác ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của công
ty. Công ty nên tiến hành đổi mới dây chuyền sản xuất gỗ dán vì dây chuyền sản xuất của
công ty khá lạc hậu, công ty nên nhập khẩu dây chuyền sản xuất gỗ dán từ Trung Quốc với
công suất lên tới 10.000 m3/năm thay cho dây chuyền sản xuất cũ là 5.000 m3/năm. Với dây
chuyền sản xuất mới công ty vừa tăng được sức sản xuất và nâng cao chất lượng của sản
phẩm tạo điều kiện xâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Ấn Độ, Hàn Quốc,...
Bên cạnh đó khi nhập khẩu dây chuyền sản xuất mới tiên tiến công ty cần tiến hành cử các
công nhân có kinh nghiệm lâu năm cùng cán bộ kỹ thuật đi học cách vận hành dây chuyền
sản xuất mới, bảo dưỡng dây chuyền, sau đó những cán bộ này sẽ dạy lại cho các công nhân

khác trong công ty để họ biết cách vận hành và sử dụng dây chuyền mới hợp lý nâng cao

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

năng suất và giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất. Qua đó nâng cao chất lượng sản
phẩm và cũng giảm thiểu số sản phẩm hỏng và lỗi tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Đối với việc xuất khẩu hàng gỗ dán thì chất lượng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy
khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa rất quan trọng. Công ty cần thành lập một ban chuyên về
kiểm tra chất lượng hàng hóa, họ cần phải được đào tạo bài bản và chuyên sâu về lĩnh vực
kiểm tra chất lượng để từ đó giúp công ty thực hiện quá trình kiểm tra tốt hơn, đưa ra những
quy chuẩn chất lượng phù hợp, khoảng dung sai cho khách hàng một cách hợp lý. Để thực
hiện điều đó Công ty tiến hành liên kết với các trường đại học như Đại Học Thương Mại,
Đại Học Ngoại Thương mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kiểm tra chất lượng hàng hóa
hoặc thuê các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này để đào tạo nhân viên trong ban
kiểm tra chất lượng hàng hóa. Bên cạnh đó công ty nên đầu tư thêm về máy móc thiết bị
hiện đại chuyên về kiểm tra hàng gỗ dán như máy kiểm tra đo màu sắc, đo độ ẩm, do kích
thước, đo độ bóng, đo sức bền…của sản phẩm. Ban chuyên về kiểm tra chất lượng hàng hoa
có nhiệm vụ đôn đốc sản xuất, kiểm tra hàng hóa ngay từ khâu nhập nguyên liệu để sản
xuất, trong giai đoạn sản xuất cũng phải tiến hành kiểm tra, sau khi sản xuất ra thành phẩm
phải kiểm tra chất lượng hàng hóa xem có đính tiêu chuẩn chất lượng khách hàng yêu cầu
không, trước khi hàng hóa được kẻ ký mã hiệu hàng hóa lại được kiểm tra lần nữa vì trong
quá trình vận chuyển và bảo quản tại khó có thể gây hỏng hàng hóa hoặc không đủ tiêu
chuẩn. Việc kiểm tra như vậy sẽ tạo điều kiện hàng hóa đến tay khách hàng là hàng đảo bảo

đúng tiêu chuẩn và chất lượng, nâng cao uy tín công ty và cũng tránh các rủi ro về kiện tụng.
Công ty nên áp dụng hệ thống quản trị chất lượng toàn diện TQM để nâng cao chất lượng
hàng hóa đồng thời giúp tiết kiệm chi phí sản xuất qua đó giảm chi phí đồng thời tạo nên
mức giá cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.
Để thực hiện tốt công tác bảo quản hàng hóa, Công ty cần đầu tư thêm trang thiết bị
hỗ trợ đó là những thiết bị căn bản không thể thiếu. Do vậy, Công ty cần hoàn thiện và nâng
cao chất lượng kho bãi của công ty, cụ thể công ty nên nâng cấp hệ thống chống ẩm của kho
bãi chính vì tất cả mặt hàng gỗ của công ty đều được tập kết ở đây và đợi chuẩn bị chuyển
đến địa điểm xuất khẩu nhưng hiện nay hệ thống chống ẩm của kho bãi còn chưa tốt dẫn đến
nhiều trường hợp khi hàng ở cơ sở sản xuất thì đủ tiêu chuẩn về độ ẩm nhưng trong quá
trình lưu kho độ ẩm của hàng đã tăng lên do mưa lâu ngày, dẫn đến khi giao hàng cho khách
hàng không đạt tiêu chuẩn và bị khiếu nại nhiều.

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn


Đại Học Thương Mại

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

3.2.1.3 Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên vật liệu
Ngoài việc đầu tư trang thiết bị để kiểm tra chất lượng hàng hóa, Công ty phải luôn
tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp nguyên liệu. Vì yếu tố nguyên liệu đóng vai trò
quan trọng chủ yếu trong chất lượng của sản phẩm. Công ty phải làm cho nhà cung cấp hiểu
rằng việc họ cung cấp nguyên liệu chất lượng cao sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng tốt và điều
đó cũng có lợi cho bản thân nhà cung cấp. Giải pháp đưa ra để tạo mối quan hệ với nhà cung
cấp: giúp họ một phần chi phí đầu tiên nếu họ gặp khó khăn, điều đó không những giúp họ
thực hiện tốt mục tiêu mà cũng giúp doanh nghiệp giảm nhiều chi phí, tăng thêm lợi nhuận,

thắt chặt mối quan hệ. Công ty cũng có thể tạo mối quan hệ mật thiết với nhà cung cấp bằng
cách mua một phần cổ phần công ty của nhà cung cấp để mình vừa có thể tạo uy tín với
công ty họ, vừa hỗ trợ vốn và cũng có thể kiểm soát tốt quá trình cung cấp nguyên vật liệu
cho công ty.
3.2.1.4. Phải am hiểu “luật chơi” của Ấn Độ.
Am hiểu hệ thống luật pháp, các rào cản kỹ thuật về chất lượng, phẩm chất hàng
hóa,...cũng như việc tìm hiểu phong tục tập quán thị hiếu tiêu dùng của công dân Ấn Độ.
Điều này sẽ giúp cho Công Ty chủ động chuẩn bị các nguyên liệu, phụ liệu sản xuất hợp tiêu
chuẩn xuất khẩu sang Ấn Độ hiệu quả hơn tránh rủi ro thiệt hại do thiếu hiểu biết luật lệ.
Đầu tư cho các cán bộ tác nghiệp xuất khẩu có tinh thần trách nhiệm sang bên thị trường Ấn
Độ tìm hiểu cơ chế, luật pháp, quy định về nhập khẩu hàng gỗ cụ thể là tìm hiểu các quy
định liên quan đến nhập khẩu hàng GD và Ấn Độ. Từ đó thống kê hệ thống luật pháp, quy
định của Ấn Độ cho hàng GD với phiên bản tiếng việt để toàn công ty có thể nghiên cứu
đưa ra các chính sách chuẩn bị hàng hóa hợp lý. Thường xuyên cập nhật các thông tin thay
đổi quy định, luật pháp bên Ấn Độ để đối phó kịp thời với các đơn đặt hàng của công ty.
Công ty cũng có thể học hỏi trực tiếp từ các khách hàng truyền thống của mình tại tại
thị trường Ấn Độ về các quy định, luật lệ, tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể đáp ứng tốt nhất các
yêu cầu của khách hàng và cũng tránh được các rủi ro về luật pháp, chính trị, văn hóa tại Ấn
Độ.
3.2.1.5 Giải pháp khác
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên sâu cho nhân viên
Mặc dù nhân viên của Công ty đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh doanh xuất
nhập khẩu nhưng với từng mặt hàng, từng vị trí lại đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm khác

SV:Lê Thanh Tùng

GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn



×