Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số giải pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm khu vực miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 20 trang )

“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG QUẢN
LÍ VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM KHU VỰC MIỀN NÚI ”
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết công tác chủ nhiệm có vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc xây dựng và duy trì nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh. Đồng thời cơng tác chủ nhiệm cịn có ý nghĩa rất lớn trong việc
bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Cơng tác này địi hỏi sự
khéo léo, linh hoạt và nhiệt tâm của mỗi giáo viên. Không phải giáo viên chủ
nhiệm nào cũng có được những phương pháp tốt để quản lý lớp chủ nhiệm của
mình, thậm chí cịn tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Nhìn lại
chặng đường đã qua của cơng tác giáo dục, xã hội nói chung và các thầy cơ giáo
nói riêng khơng khỏi băn khoăn về một số phương pháp quản lí lớp học trước đây
tỏ ra thiếu hiệu quả, thậm chí cịn gây tổn hại lâu dài và nặng nề về cả thể chất cũng
như tinh thần của học sinh.
Thực tiễn nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy
muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trước tiên cần có nhiều
biện pháp để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lịng nhiệt tình, sự tâm huyết của đội ngũ
giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Bản thân tôi nhận thấy
phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực học sinh thực sự là niềm mong mỏi và thu
hút được sự quan tâm của toàn xã hội.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và tham gia làm công tác chủ
nhiệm, với mong muốn luôn làm tốt cơng tác chủ nhiệm và có thêm những kinh
nghiệm quý báu trong lĩnh vực này và xuất phát từ cơ sở lý luận và yêu cầu thực
tiễn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong
quản lí và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm khu vực miền núi” làm sáng kiến
kinh nghiệm của mình nhằm đóng góp một chút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp
học hỏi, trao đổi để làm tốt hơn cơng tác chủ nhiệm lớp của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi lựa chọn đề tài này, tơi hướng đến mục đích nghiên cứu là:
- Chỉ ra và phát huy hiệu quả cao hơn nữa các phương pháp kỷ luật học sinh, nhằm


nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng tại lớp chủ
nhiệm lớp 11a2( năm học 2019- 2020) và lớp 12a2 ( năm học 2020- 2021), trường
THPT Quan Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1


- Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp.
- Học sinh lớp 11a2( năm học 2019- 2020) và lớp 12a2 ( năm học 2020- 2021),
trường THPT Quan Hóa- một trường miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh Thanh
Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lí, chỉ đạo
đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở
trường THPT, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Phương pháp quan sát: Nhằm thu thập những số liệu, thông tin về quá trình diễn
biến của học sinh trong học tập và rèn luyện.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Đọc và phân tích tài liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 tại điểm 1 của
điều 27 nêu rõ : “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học

sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ
tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu của cấp học và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết TWII của BCH TW Đảng
Khóa VIII và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” bản thân tơi đã đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng
các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Giáo dục kỷ luật tích cực là phi bạo lực về cả thể xác lẫn tinh thần, là một
quá trình thường xuyên, liên tục và nhất qn, thơng qua đó khuyến khích khả năng
tư duy, lựa chọn của học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tự giác sửa chữa
khuyết điểm, tự giác rèn luyện. So với phương pháp cũ, học sinh "chưa tốt" cảm
thấy được tơn trọng hơn, ít có những phản ứng tiêu cực đối với bản thân, gia đình,
bạn bè và xã hội. Tâm lý của các em cũng có biểu hiện tốt hơn, khơng cịn mặc
cảm, tự ti, chủ động trong việc tự thay đổi bản thân, phát huy các giá trị tích cực
của mình.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các biện pháp kỷ luật đang áp dụng trong trường học hiện nay là nhắc nhở,
phê bình, thơng báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thơi học có thời hạn,…
2


được các trường thực hiện nghiêm túc và công khai, đảm bảo công bằng cho học
sinh trong việc khen thưởng và kỷ luật.
Tuy nhiên, các biện pháp kỷ luật này cịn khá 'khơ cứng' đối với một số học
sinh có biểu hiện chậm tiến về đạo đức. Khơng ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm
khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt.
Điều này do hai nguyên nhân: giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh
“trong xã hội mở” hiện nay và coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ.
Cách xử phạt hiện nay của giáo viên đa phần chưa thuyết phục được học
sinh, bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, khơng đặt mình

vào hồn cảnh của người phạm lỗi, đó chưa kể những biện pháp xử lý q nặng, có
tính chất xúc phạm, như: Trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, q, úp
mặt vào tường...) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi,
làm cho xấu hổ...) khiến người bị phạt bị tổn thương, mất đi sự tự tin, giảm ý thức
kỷ luật, căm ghét trường học, để lại những 'vết sẹo' trong tâm hồn, khiến các em
ln có thái độ thù địch, không tâm phục, tạo ra tâm lý chống đối, càng phạt thì
càng vi phạm ….
Trường THPT Quan Hóa nằm trên địa bàn Thị trấn Hồi Xuân, huyện vùng
cao Quan Hố, tỉnh Thanh Hóa. Học sinh trong tồn trường nói chung và học sinh
lớp 12a2 tơi đang chủ nhiệm nói riêng đa số học sinh là người dân tộc thiếu số đến
từ các xã nghèo, thuộc diện 30a, điều kiện kinh tế cịn gặp rất nhiều khó khăn, trình
độ dân trí thấp; gia đình các em ở xa thị trấn từ 10 tới hơn 60 km, điều kiện đi lại
khó khăn, vất vả, các em phải đi ở trọ và tự lực về mọi lĩnh vực. Thiếu thốn tình
cảm và sự quan tâm, quản lý sát sao của gia đình cũng là lý do dẫn tới ý thức học
tập của các em kém. Việc liên hệ với cha mẹ học sinh cũng gặp khơng ít khó khăn,
rất nhiều em có dấu hiệu lún sâu vào chuyện tình cảm, nghiện games, bỏ học, bỏ
tiết thường xuyên, có tư tưởng chưa ổn định để chuyên tâm vào việc học hành. Mặt
khác, trong những năm gần đây do chịu ảnh hưởng lớn từ mặt trái cuộc sống và
môi trường xã hội phức tạp đã tác động tiêu cực đến một bộ phận khơng nhỏ học
sinh có suy nghĩ lệch lạc, đua địi, ăn chơi, sống thiếu tích cực. Vì vậy, GVCN
chúng tôi vừa phải giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý thức học tập, hướng nghiệp, việc
tham gia TDTT, văn hóa, vui chơi, giải trí,... của các em vừa phải luôn luôn quan
tâm, theo dõi và nhắc nhở các em kịp thời trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, là
người cha, người mẹ thứ hai của các em và là cầu nối giữa học sinh, phụ huynh,
giáo viên bộ môn và nhà trường.Vì những lí do trên mà địi hỏi GVCN như chúng
tôi phải thật sự khéo léo trong việc giải quyết và kỷ luật những học sinh vi phạm,
đồng thời cần phải tuyên truyền cho các em hiểu biết về truyền thống của nhà
trường, gương người tốt việc tốt của nhà trường, của xã hội để các em có tinh thần

3



nỗ lực phấn đấu, làm tốt nhiệm vụ của người học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường.
Để có được những kết quả tốt cho lớp mình chủ nhiệm, tơi đã và đang cố
gắng tìm tịi và áp dụng những phương pháp giáo dục phù hợp và hữu ích nhất để
giáo dục học sinh. Đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong
trường và bạn bè ở các trường bạn. Tôi luôn nhận thức được rằng:
- GVCN lớp là phải thể hiện vai trị của mình như thế nào trong công tác giáo dục
học sinh; kết quả đạt được học kỳ 2 phải cao hơn kết quả học kỳ 1, năm sau phải
cao hơn năm trước.
- Phải tạo nên sự đồng thuận, thân thiện giữa GVCN, cha mẹ học sinh và học sinh.
- Nghiên cứu và đề ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Chấm dứt trừng phạt thân thể học sinh
Biện pháp kỷ luật trừng phạt thân thể là hình thức kỷ luật mang tính bạo lực
khiến cho học sinh bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần. Trừng phạt
thân thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em, tạo ra khoảng
cách giữa các em và giáo viên, các em chủ động xa lánh thậm chí thù hận giáo viên,
từ đó kết quả học tập và rèn luyện của các em sút kém, có nhiều em chán trường,
chán lớp, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, vi phạm pháp luật từ đó gia tăng thêm tệ
nạn xã hội. Trừng phạt thân thể không những gây hậu quả nghiêm trọng đối với học
sinh, gia đình và xã hội mà nó cịn khơng phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của
người giáo viên và vi phạm các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế về quyền trẻ
em, vì thế nó cần được thay thế bằng biện pháp kỷ luật tích cực.
2.3.2. Thay đổi cách cư xử trong lớp chủ nhiệm
Thay đổi cách cư xử là dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương,
tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành vi đúng.
GVCN cần nắm bắt được tình hình, đặc điểm lớp học từ đó có biện pháp giáo dục

phù hợp. GVCN khơng nên cầu tồn, đặt q nhiều kì vọng vào hoc sinh, khơng
nên u cầu q cao ở học trị. GVCN cần ghi nhận những cố gắng và kết quả mà
các em đạt được về mọi mặt học tập, nề nếp hay tham gia các hoạt động văn thể mĩ
của trường. Đồng thời khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình, kích
thích sự tích cực của mỗi cá nhân trong lớp học. GVCN cần tuyên dương học sinh
có tiến bộ trong mỗi tuần. Sự động viên, khích lệ kịp thời của GVCN sẽ có sức
mạnh cổ vũ sự tự ý thức của học sinh.
GVCN nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa
làm được hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui
chột đi sự tích cực chủ động ở các em. Hãy để học sinh cảm nhận được sự tin tưởng
của thầy cô dành cho chúng.
4


Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách cư xử của GVCN trên
lớp sẽ có tác động khơng nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học trị. GVCN sẽ
khơng thuyết phục được học sinh nghe theo sự chỉ dạy của mình nếu như bản thân
khơng chuẩn mực và thiếu đi sự chân thành. Chính vì vậy, mỗi GVCN phải là một
tấm gương sáng về nhân cách để học sinh noi theo.
2.3.3. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh
Mỗi học sinh đến trường với những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau cả về
vật chất lẫn tinh thần ( sức khỏe, nhận thức, tâm lí…). Những điều kiện đó ảnh
hưởng rất lớn đến q trình học tập và rèn luyện đạo đức của các em trên lớp. Vì
vậy, quan tâm đến những khó khăn của học sinh là việc làm vô cùng cần thiết của
một GVCN lớp. Nhà giáo dục vĩ đại Nga Usinxki nói rằng: “muốn giáo dục con
người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Nếu hiểu học sinh thì có thể
chọn lựa được những tác động thích hợp. Nếu khơng hiểu học sinh thì khơng thể
tìm được những phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng và do đó có thể thất
bại.
GVCN nên tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh của từng học sinh và đặc biệt chú ý đến

những học sinh có hồn cảnh khó khăn và thiếu thốn tình cảm do cha hoặc mẹ mất
sớm, cha mẹ li hơn, gia đình bất hịa, cha mẹ thiếu sự quan tâm… Những học sinh
có hồn cảnh này thường dễ có thái độ sống bng thả, bất cần, vi phạm nội quy
lớp học. GVCN lúc này khơng chỉ đóng vai trò là người thầy mà còn là người bạn
gần gũi, thân thiện, được học sinh tin tưởng tâm sự, sẻ chia những khó khăn, vướng
mắc của mình.
Để tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục, GVCN có thể vận dụng những
cách sau:
* Thông qua phiếu lý lịch đầu năm học: Trong buổi đầu tiên lớp gặp GVCN trước
khi bước vào năm học mới. Từ phiếu lý lịch, GVCN sẽ nắm bắt kịp thời sơ lược về
đặc điểm của các em, đây cũng là cơ sở quan trọng để GVCN lựa chọn Ban cán sự
lớp- lực lượng nòng cốt và quan trọng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình
áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
* Thơng qua giấy tờ cá nhân của học sinh (giấy khai sinh , sổ hộ khẩu ...), phiếu
học sinh do nhà trường chuẩn bị: Từ giấy khai sinh hoặc hộ khẩu của học sinh
chúng ta sẽ nắm bắt được những thơng tin chính xác hơn về học sinh, kịp thời sửa
chữa những sai sót về lý lịch của các em. Kết hợp với tư liệu từ phiếu học sinh,
chúng ta tổng kết những thông tin cần thiết của học sinh về mọi mặt, để từ đó có
biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng.
* Thơng qua giấy tờ, hồ sơ, sổ sách của lớp: Ban cán sự lớp được GVCN trích quĩ
lớp để mua bút, vở và có nhiệm vụ ghi chép các hoạt động của lớp, đồng thời theo
dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong lớp tuỳ theo chức trách,
5


nhiệm vụ mà GVCN đã giao. Thơng qua đó GVCN có thể nắm bắt cụ thể được
hành vi của từng đối tượng học sinh trong lớp để có những biện pháp giáo dục phù
hợp.
Cụ thể như lớp 12a2 tôi đang chủ nhiệm có hơn 70% học sinh là người dân
tộc thiểu số, nhà các em cách trường học vài chục cây số, vậy nên các em phải đi ở

trọ hoặc sống trong khu bán trú của nhà trường, các em phải sống xa vòng tay yêu
thương và dạy dỗ của cha mẹ; 24/35 học sinh của lớp là học sinh nam, điều này
khiến cho một GVCN như tôi gặp không ít khó khăn trong việc giáo dục đạo đức
cho các em. Hơn thế nữa, nhiều học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có hồn cảnh vơ
cùng khó khăn, như: Em Hồng Quyền Linh mồ cơi cả cha lẫn mẹ, em hiện đang ở
với bà nội đã già yếu; em Phạm Văn Đức bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng mới ở tận
Sơn La, và hiện nay em đang ở với ông bà nội đã hết sức lao động; em Mùa A Tu bị
bố mẹ đẻ bán đi từ nhỏ, còn bố nuôi mỗi lần rượu chè say sỉn lại đuổi em ra khỏi
nhà và hiện em đang phải ở nhờ nhà anh rể. Gia đình của các em trên đều thuộc
diện hộ nghèo, các em thiếu thốn tình cảm,…nên nhiều khi các em cảm thấy mặc
cảm, tự ti, sống khép mình và có thái độ bất cần. Chính vì vậy bản thân tơi đã rất
trăn trở, cố gắng tìm mọi cách để giáo dục và xử lí ( khi các em vi phạm nội quy
trường, lớp) một cách có hiệu quả nhất mà khơng ảnh hưởng xấu tới tâm lí, hồn
cảnh gia đình và phong tục tập qn của các em.
2.3.4. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh
Nền tảng quan trọng của phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp
giáo dục kỷ luật tích cực là quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa người với
người. Đặc biệt, chúng ta đang thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Tuy vậy, khó tránh khỏi những xung đột nhỏ giữa thanh thiếu niên và
người lớn, hay giữa GVCN và học sinh. Điều đó một phần do học sinh và GVCN
sống và phát triển ở hai giai đoạn khác nhau. Mặt khác, nó cịn phụ thuộc nhiều vào
thái độ của cả hai phía đối với nhau, quan điểm của hai phía về nhau. Quan hệ giữa
GVCN và học sinh có thể tốt đẹp nếu GVCN thực sự tin tưởng vào học sinh, tạo
điều kiện để các em được thỏa mãn tính tích cực.
2.3.5. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong xây dựng nội quy lớp học
Nội quy là những điều quy định để bảo đảm trật tự và kỷ luật của lớp học.
Nội quy lớp học được xây dựng trên cơ sở ý kiến của tập thể lớp, cha mẹ học sinh.
Học sinh là người tự đề ra nội quy và thực hiện theo nội quy đó. Điều này có ý
nghĩa tác động vào tinh thần tự giác của học sinh, tinh thần tôn trọng kỷ luật tập thể
mà chính các em đề ra. Trong quá trình thực hiện, tơi nhận thấy rằng: Thơng qua

q trình tham gia xây dựng nội quy, học sinh rèn luyện được cho mình khả năng
bày tỏ suy nghĩ của bản thân, biết đưa ra các quyết định, phát huy tinh thần tập thề
và tinh thần trách nhiệm của các em đối với tập thể.
6


2.3.6. Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp
Một tập thể lớp tốt là một tập thể đoàn kết, thân ái, thân thiện, cởi mở, tôn
trọng lẫn nhau. Để xây dựng tập thể đó GVCN cần tăng cường tổ chức các hoạt
động nhóm, tổ chức trị chơi hoặc hướng dẫn học sinh tự tổ chức trò chơi trong các
giờ sinh hoạt lớp. Thiết nghĩ những giờ sinh hoạt vui chơi như vậy sẽ giúp học sinh
mạnh dạn hơn, tăng cường sự gắn bó đồn kết trong lớp.
2.3.7. Tổ chức lớp tích cực tự quản
Điều này khơng có nghĩa là GVCN thờ ơ, để mặc lớp muốn làm gì thì làm,
mà GVCN phải lơi kéo được tất cả học sinh vào hoạt động chung, kích thích được
tinh thần trách nhiệm, sự tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau của các em. Làm thế nào
để xây dựng được một tập thể lớp tự quản theo đúng nghĩa của nó. Tức là các em tự
quản lý hành vi, đạo đức, tác phong, nề nếp, hoạt động của lớp khi không có sự có
mặt và điều hành hoạt động của GVCN.
Để làm được điều này, GVCN phải giáo dục cho các em ý thức tự giác, đồng
thời việc quản lý, theo dõi mọi hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp phải được thực
hiện thường xuyên. Muốn vậy, ngay từ đầu năm học GVCN cho tiến hành việc theo
dõi thi đua của các tổ. Các tổ trưởng và tổ phó tự quản lý thành viên của tổ mình,
phân cơng theo dõi trực chéo nhau giữa các tổ dưới sự giám sát của cán bộ lớp
tương ứng với nội dung của từng hoạt động.
2.3.8. Quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục ý thức tôn trọng nội quy, kỉ luật
của học sinh
* Sự cần thiết của kỉ luật trong nhà trường và thực trạng “nhờn” kỉ luật, coi
thường nội qui của học sinh: Để điều chỉnh hành vi của người công dân, Nhà
nước phải có pháp luật; để buộc mọi người tơn trong pháp luật cần phải có những

thiết chế, cơng cụ như tòa án, nhà tù…Tương tự như vậy, Nhà trường cũng cần có
nội qui, điều lệ để điều chỉnh hành vi của học sinh. Nội qui không chặt chẽ, kỉ luật
khơng nghiêm thì học sinh sẽ “nhờn”. Học sinh “nhờn” kỉ luật thì kỉ cương, nề nếp
của nhà trường sẽ sụp đổ, việc dạy và học sẽ khơng có chất lượng. Thực tế hiện nay
có một số học sinh hư hỏng, đến trường không phải để học tập mà để tụ tập chơi
bời, quậy phá. Do nhiều nguyên nhân như ảo tưởng về khả năng giáo dục, cảm hóa
của nhà trường với đối tượng này; sự vô trách nhiệm của cha mẹ học sinh hay các
quy định về mức độ kỉ luật quá mềm,… nên số học sinh này vẫn ngang nhiên tồn
tại. Điều nguy hiểm là những tấm gương xấu này lại có khả năng lây lan, lơi kéo
một bộ phận học sinh “lưng chừng”. Đây là những học sinh không chăm ngoan
nhưng cũng chưa hư hỏng. Nếu thấy kỉ luật của nhà trường nghiêm thì số học sinh
này sẽ khép mình trong khn khổ Nhưng ngược lại, nếu khi thấy những học sinh
trong trường quậy phá mà chẳng bị nghiêm trị thì các học sinh này sẽ đua đòi, bắt
chước để cuối cùng trở thành những học sinh hư.
* Làm thế nào để học sinh “tự giác” chấp hành nội quy, kỉ luật ?
Thuyết phục, cảm hóa, tác động bằng tình cảm để học sinh tự giác chấp hành
nội qui. Với những học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập thì khơng cần ai thuyết
7


phục, cảm hóa cả, các em rất tự giác chấp hành nội qui. Nhưng với đa số học sinh
việc chấp hành nội qui là do “sợ” bị kỉ luật. Muốn học sinh chấp hành nội qui trước
tiên các em phải hiểu nội qui; phải biết điều gì được làm, điều gì khơng được làm.
Bên cạnh đó, để học sinh chấp hành tốt nội qui thì trách nhiệm khơng chỉ ở GVCN
mà đó cịn là sự cộng đồng trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn
thể trong nhà trường, giáo viên bộ môn cùng các bậc phụ huynh học sinh,…
2.3.9. Các phương pháp quản lí lớp học bằng biện pháp giáo dục học sinh ý
thức kỉ luật
* Vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của GVCN
Do Giáo viên chủ nhiệm khơng phải lúc nào cũng có mặt ở trường và nếu

đến trường thì cịn phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở các lớp khác nên việc quản
lí lớp phải giao cho ban cán sự lớp. GVCN tổ chức, giao nhiệm vụ và hướng dẫn
cách quản lí lớp cho ban cán bộ lớp. Ngoài ra GVCN phải thường xuyên kiểm tra,
uốn nắn để cho bộ máy quản lí lớp chạy đều. Trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN nên
để cho ban cán sự lớp điều hành và chỉ tham gia ý kiến chỉ đạo khi có những sự
việc ban cán sự lớp khơng giải quyết được.
* Phát huy vai trị tích cực, chủ động của ban cán sự lớp

Ban cán sự lớp điều hành Đại hội chi đoàn
Phải làm cho ban cán sự lớp thấy rằng mình khơng phải là kẻ thừa hành, chỉ
làm những công việc mà GVCN sai bảo. Ban cán sự lớp phải có những quyền hành
nhất định, phải có “tiếng nói” trong việc khen thưởng, xử lí kỉ luật và xếp loại hạnh
8


kiểm học sinh. GVCN nên động viên ban cán sự lớp đề xuất những biện pháp đưa
lớp tiến bộ. Qua sự theo dõi của mình, ban cán sự lớp có quyền yêu cầu các học
sinh vi phạm nội qui hoặc lơ là học tập phải tự phê bình, kiểm điểm trước lớp…
Tóm lại, vai trị của ban cán sự lớp là hết sức quan trọng. Nó địi hỏi cao tính gương
mẫu, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, khơng vị nể và nhiệt tình cao của người
cán bộ lớp. Do đó, việc chọn được một ban cán sự lớp tốt là yếu tố tiên quyết để
quản lí lớp thành cơng.
* Phát huy yếu tố “cộng đồng trách nhiệm”
Phát huy tính cộng đồng trách nhiệm tức là làm cho những học sinh tốt hiểu
rằng chỉ mình tốt là chưa đủ mà phải giúp cho bạn mình cùng tốt và làm cho những
học sinh chưa tốt hiểu rằng việc mình vi phạm nội qui, lười học… khơng chỉ mình
chịu hậu quả mà còn làm cho các bạn khác trong tập thể lớp cũng bị “vạ lây”.
2.3.10. Quản lí lớp học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh
* Chất lượng, hiệu quả của một giờ học nhìn từ phía học sinh:
Một tiết học có chất lượng và hiệu quả thì bên cạnh vai trị của giáo viên cịn

có vai trị của học sinh bởi chính học sinh sẽ tạo tâm thế và cảm hứng cho tiết dạy
của giáo viên. Một lớp học mà học sinh trong lớp liên tục không thuộc bài cũ,
không chuẩn bị bài mới, không tập trung nghe giảng, khơng xung phong phát biểu,.
…thì giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình bao nhiêu cũng đành bất lực. Cịn với
những lớp mà học sinh ln tự giác và chịu khó học tập thì tự nó đã có “khơng khí”
để tạo tâm thế và cảm hứng cho giáo viên. Như vậy, với các lớp học sinh vừa yếu,
vừa lười học thì các biện pháp quản lí của GVCN để tạo “khơng khí” lớp học là vơ
cùng quan trọng và cần thiết.
Xây dựng một tập thể lớp học tốt là tạo ra mối quan hệ thân thiện, cảm
thơng, gắn bó giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục. Một tập thể lớp
tốt là môi trường lý tưởng để học sinh học tập và phát triển nhân cách, là một tập
thể hướng tới và hoạt động dựa trên các giá trị như: Tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ
lẫn nhau, đồn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết các xung đột
khơng bằng bạo lực…Học sinh có thể học từ một tập thể lớp tốt những bài học đạo
đức qua những tấm gương tốt của giáo viên và của các bạn trong lớp. Trong tập thể
đó, học sinh có cơ hội để suy nghĩ, bàn bạc; được thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc
của mình về các ngun tắc đạo đức với sự khuyến khích, cảm thơng và tôn trọng
của thầy cô và các bạn. Trong một tập thể lớp tốt sẽ khơng có trừng phạt thân thể và
học sinh học cách giải quyết xung đột không dùng bạo lực
* Giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ
luật tích cực:
9


Các hình thức khen thưởng và khiển trách học sinh trong học tập: Những học
sinh không soạn bài, không làm bài tập, khơng thuộc bài cũ…đều phải làm phê
bình, kiểm điểm trước lớp. Cần phải đưa việc học tập vào xếp loại hạnh kiểm học
sinh. Số lần làm phê bình, kiểm điểm về học tập cũng như về thực hiện nội qui
càng nhiều thì xếp loại hạnh kiểm càng thấp. Tuy nhiên cũng nên tạo cơ hội cho
học sinh phấn đấu trong học tập. Chẳng hạn một học sinh kiểm tra bài cũ môn này

bị điểm 2 nhưng nếu đạt được điểm 8 kiểm tra miệng mơn khác thì sẽ được xóa
một lần kiểm điểm trong tuần đó. Việc khen thưởng học sinh cũng cần có hình thức
riêng. Thơng thường chỉ có những học sinh Giỏi, Khá được khen thưởng. Một học
sinh học lực yếu mà phấn đấu lên Trung bình thì khơng được khen mặc dù với học
sinh đó việc đạt được loại Trung bình là một cố gắng lớn. Bởi vậy, Giáo viên chủ
nhiệm nên phối hợp với Hội Phụ huynh học sinh có hình thức khen thưởng cho các
học sinh có tiến bộ trong học tập như từ Trung bình lên Khá, Yếu lên Trung bình…
để việc học tập của mỗi học sinh trở thành phong trào. GVCN cần tuyên dương học
sinh có tiến bộ trong mỗi tuần. Sự động viên, khích lệ kịp thời của giáo viên sẽ có
sức mạnh cổ vũ sự tự ý thức của học sinh. GVCN nhận xét, góp ý một cách khéo
léo về những điều mà các em chưa làm được hoặc làm chưa tốt, khơng nên chê bai,
chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột đi sự tích cực chủ động ở các em. Hãy để học
sinh cảm nhận được sự tin tưởng của thầy cô dành cho chúng.
2.4. Một số hình thức kỉ luật tích cực:
Chúng ta có thể áp dụng nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực khi học
sinh mắc lỗi, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm - sinh lí của học sinh, phù hợp
với đặc điểm tâm lí - văn hóa của các dân tộc. Để phù hợp với những tiêu chí này,
tơi đã xử dụng một số hình thức kỷ luật tích cực sau:
2.4.1. Các biện pháp xử phạt giúp học sinh nhận ra lỗi sai của bản thân
- Việc học sinh mắc lỗi là chuyện thường tình, bởi, đã là con người thì ai cũng có
thể mắc lỗi, khơng ai có thể trưởng thành mà chưa một lần vấp ngã hay mắc sai
lầm. Đặc biệt là học sinh THPT - lứa tuổi mà các em “đủ lớn nhưng chưa đủ khơn”
thì việc mắc lỗi lại càng dễ xảy ra. Vì vậy, chúng ta hãy chấp nhận sai lầm như một
điều tự nhiên trong cuộc sống để đối mặt với nó và tìm cách giúp các em xóa đi các
lỗi lầm bằng sự bao dung và tha thứ. Đừng quá khắt khe với các em, đừng chỉ quan
tâm đến trách móc các em khiến cho các em thấy mình kém cỏi mà mất niềm tin
vào chính bản thân. Phải tìm hiểu nguyên nhân khi học sinh mắc lỗi. Học sinh đi
học muộn, học yếu, chán học, không đi học chuyên cần... Mỗi một lỗi của HS
thường do một hay nhiều nguyên nhân, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân trước
khi đưa ra một hình thức xử phạt.

10


- Học sinh phải biết lỗi của mình: Các em cần được biết các em đã mắc lỗi gì trước
khi các em phải nhận một hình thức xử phạt do tập thể quy định.
- Các hình thức thưởng phạt phải do tập thể học sinh và giáo viên thỏa thuận, thống
nhất trước. GVCN khơng tự đưa ra những hình thức xử phạt mà các em chưa được
biết.
- Các hình thức xử phạt phạt phải nhất quán, công bằng, không phân biệt đối xử và
không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của các em.
- Xử lí kỉ luật học sinh phải trên cơ sở vì sự tiến bộ, sự phát triển của các em. Một
quyết định xử lí kỉ luật khi học sinh mắc lỗi của giáo viên có thể ảnh hưởng đến sự
phát triển cả cuộc đời của một con người. Các hình thức kỉ luật cần nhằm tới giúp
học sinh tiến bộ, giúp học sinh phát triển tốt hơn, vì lợi ích tốt nhất của các em.
- Xử lí kỉ luật khi học sinh mắc lỗi phải xuất phát từ tình u thương các em. Khi
có tình yêu thương, chúng ta sẽ tìm được nhiều cách để giúp đỡ học sinh tiến bộ.
- Xử phạt phải nhằm mục đích dạy cho học sinh biết rằng cách xử sự của em như
vậy là sai, sự lựa chọn của các em không phải là sự lựa chọn đúng. KHƠNG BAO
GIỜ sử dụng những hình thức phạt khiến học sinh cảm thấy rằng các em là những
người tồi tệ; Tuyệt đối khơng sử dụng những hình thức phạt mang tính bạo lực mà
ngược lại nên mang tính chất xây dựng, giúp học sinh học thêm được một kỹ năng
nào đó trong q trình thực hiện hình thức phạt đó (ví dụ: Giao cho HS sửa chữa
những gì em làm hỏng).
- Khi xử phạt GVCN cần tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh, khi áp dụng
các hình thức xử phạt nên nói rõ sai phạm của học sinh. Nhấn mạnh hành vi sai
phạm đó là điều khơng thể chấp nhận, chứ khơng phải bản thân học sinh đó là đứa
khó chấp nhận. Ví dụ: Thay vì nói “Em là đứa tồi tệ vì đã đánh bạn”; hãy nói là
“Khơng được đánh bạn vì đánh bạn sẽ làm bạn đau”.
- Hãy áp dụng hình thức xử phạt một cách cơng bằng và bình tĩnh: Trong thực tế
ln có những học sinh được giáo viên yêu quý và có những học sinh “ bị” giáo

viên khơng thích. Việc áp dụng các quy định một cách nhất quán có nghĩa là khơng
để tình cảm riêng chi phối hành vi của mình; áp dụng các biện pháp xử phạt một
cách kiên định, trước sau như một, luôn công bằng và hợp lý ngay cả khi đang ở
trạng thái không được vui. Học sinh sẽ tôn trọng giáo viên hơn khi các em tin
tưởng rằng giáo viên luôn công bằng, không thiên vị. Khơng phạt học sinh vì
những lỗi do ngoại cảnh tác động, không phải do bản thân học sinh gây nên.
- Cần nhạy cảm và quan tâm đến điều kiện, hoàn cảnh của từng học sinh. Ví dụ:
Trách phạt một học sinh vì em đó khơng mặc đồng phục là vơ nghĩa khi em khơng
mặc là do gia đình em khó khăn khơng có khả năng mua cho em. Trách phạt một
HS đi học muộn cũng khơng có tác dụng gì nếu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là
do hoàn cảnh mang lại.
- Khơng phạt học sinh vì những quy định chưa được thỏa thuận trước. Việc đó
giống như đề ra những quy tắc mới giữa chừng cuộc chơi. Nếu một học sinh bị phạt
11


vì vi phạm một ”quy tắc” mà em khơng biết trước về quy tắc đó hoặc về hậu quả
của việc vi phạm quy tắc đó, thì coi như ”giao kèo” giữa giáo viên và học sinh bị
phá vỡ, học sinh sẽ bối rối, sợ hãi và dễ dàng ”dở chứng” do cáu giận hoặc thiếu
tôn trọng giáo viên. Nếu cần bổ sung hoặc sửa đổi các quy tắc thì hãy bàn bạc, thảo
luận về việc bổ sung, sửa đổi đó vào lúc thuận tiện, tránh khơng làm điều đó để
phản ứng lại cách xử sự của học sinh.
- Làm gương trong cách cư xử có ý nghĩa hết sức quan trọng, giáo viên cần phải là
tấm gương mẫu mực cho học sinh về tư cách đạo đức. HS thường học và làm theo
những gì các em thấy từ cuộc sống và từ những người xung quanh. Nếu người lớn
dùng bạo lực, trẻ em chắc sẽ sử dụng bạo lực. Nếu GVCN tỏ ra giận dữ, không
khoan dung, học sinh chắc cũng sẽ biểu lộ sự tức giận và không khoan dung. Nếu
GVCN cư xử một cách nhẹ nhàng, có lịng khoan dung, sự nhẫn nại, thì học sinh ắt
sẽ học theo cách cư xử đó.
2.4.2. Các biện pháp xử phạt bằng hình thức dọn vệ sinh- lao động

Mục tiêu của giáo dục là phát triển con người một cách toàn diện, chú trọng
giáo dục, tác động, uốn nắn hành vi hơn là trừng phạt, răn đe. Trong một số trường
hợp học sinh cá biệt, vi phạm nội quy trường lớp, các biện pháp giáo dục ý thức kỷ
luật học sinh tỏ ra bất lực thì các hình thức kỷ luật bằng hình phạt mới được đưa
vào để giáo dục. Như vậy, hình phạt chỉ là biện pháp sau cùng nhằm mục đích điều
chỉnh những sai phạm của người học. Biện pháp kỷ luật bằng hình phạt phải vì lợi
ích của học sinh, không gây tổn hại đến thể xác và tinh thần của các em.
- Đối tượng bị phạt lao động là những học sinh xả rác bừa bãi, viết bậy hoặc vấy
bẩn lên tường lớp học, làm hư hại cơ sở vật chất của trường. học sinh bị phạt sẽ vệ
sinh trường lớp, tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra. Biện
pháp giáo dục bằng hình thức kỷ luật lao động này sẽ giúp học sinh biết trân trọng
môi trường sạch đẹp mình đang có, giúp học sinh ý thức rằng việc giữ gìn cảnh
quan trường lớp khơng phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách nhiệm
của mỗi học sinh với ngơi trường của mình.
- GVCN tập hợp danh sách những học sinh vi phạm nội quy như: Đánh bài, chơi cờ
caro, bỏ tiết, chơi điện tử…huy động những học sinh này đi lao động giúp đỡ
những gia đình học sinh trong trường hoặc lớp có hồn cảnh khó khăn mà vươn lên
trong học tập và rèn luyện. Hành động thiết thực này giúp học sinh hiểu và thơng
cảm hơn với hồn cảnh sống của bạn mình, thấy ở bạn mình một tấm gương về
nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Từ đó, hướng học sinh đến nhận thức thái độ
sống, học tập chưa đúng đắn của mình. Trong những giờ lao động, GVCN có điều
kiện gần gũi và khéo léo tác động vào nhận thức và tình cảm của học sinh để các
em tự điều chỉnh hành vi của mình theo chiều hướng tích cực.

12


Học sinh tham gia lao đông
- Đối với học sinh lười học bài tôi thường kết hợp với giáo viên bộ mơn khuyến
khích động viên các em lên bảng trả lời câu hỏi đơn giản nhất và kịp thời động viên

cho điểm để học sinh đó có hứng thú trong học tập.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
* Đối với học sinh:
Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh có tác dụng khiến cho
học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, học sinh được bày tỏ cảm xúc, được mọi người
quan tâm tơn trọng và lắng nghe ý kiến. Từ đó, học sinh sẽ trở nên tự tin trước đám
đông và phát huy được khả năng của mình.
* Đối với giáo viên:
Khi sử dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh sẽ nhận
được những kết quả tốt đẹp, như: Giảm được áp lực quản lí lớp học vì học sinh
hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Từ đó, GVCN tạo được sự tin tưởng nơi học
sinh, được học sinh tôn trọng và quý mến. Điều quan trọng nữa là xây dựng được
mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trị.
* Đối với nhà trường, gia đình và xã hội:
Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện, an toàn, tạo được niềm
tin đối với xã hội. Sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực sẽ giảm thiểu được tệ
nạn xã hội, bạo hành và bạo lực; xã hội có được những cơng dân tốt, giàu khả năng
phục vụ, cống hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai.
* Kết quả của tập thể lớp chủ nhiệm 11a2( 2019-2020) và 12a2( 2020-2021) đã
đạt được:
+ Năm học 2019- 2020 lớp 11a2 tôi chủ nhiệm đã đạt được những thành tích sau:
13


Lớp đã đạt được nhiều giải trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam do Đoàn trường tổ chức, như:
- Giải nhì văn nghệ.
- Giải nhì chi đồn kiểu mẫu.
- Giải ba bóng chuyền hơi

- Nhiều học sinh được giới thiệu cho đoàn kết nạp vào đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Lớp đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ và vượt chỉ tiêu với kế hoạch đầu năm đã đề
ra.
- Được Nhà trường và tập thể sư phạm nhà trường bình xét là lớp tiên tiến tồn
diện.

Giấy khen do Hiệu trưởng Nhà trường tặng
KẾT QỦA HỌC LỰC- HẠNH KIỂM CẢ NĂM( 2014-2015)
Lớp: 11a2- Sĩ số: 35
Xếp loại
Học lực
Hạnh kiểm
Số lượng
%
Số lượng
%
Giỏi – Tốt
Khá
Trung bình

0
10
25

0
28,6
71,4

28
7

0

80
20
0
14


Yếu
0
0
0
0
Kém
0
0
0
0
+ Học kỳ I năm học ( 2020- 2021), lớp 12a2 tơi chủ nhiệm đã đạt được những
thành tích sau:
Lớp đã đạt được nhiều giải trong đợt thi đua chào mừng Kỉ niệm 40 năm
Thành lập trường, như:
- Giải nhất hoa điểm tốt tập thể.
- Giải nhì chi đồn kiểu mẫu.
- Giải nhất bóng đá nam.
- Giải nhì hoa điểm tốt ca nhân- HS Hà Thúy Nga
- Giải ba trang trí lớp học.
- Giải ba báo tường.
- Giúp đỡ được những học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn an tâm và có động
lực hơn trong học tập và rèn luyện(học sinh Tu, hs Quyền Linh, hs Đức,…).

- Lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vượt chỉ tiêu với kế hoạch đầu năm đã đề ra
cho học kỳ I.
KẾT QỦA HỌC LỰC- HẠNH KIỂM HỌC KỲ I( 2020-2021)
Lớp: 12a2- Sĩ số: 35
Xếp loại

Học lực
Số lượng

%

Hạnh kiểm
Số lượng
%

Giỏi – Tốt
0
0
30
84,4
Khá
26
74,3
5
15,6
Trung bình
9
25,7
0
0

Yếu
0
0
0
0
Kém
0
0
0
0
+ Trong thời gian tơi được phân cơng giảng dạy và chủ nhiệm lớp 12a2,
- Những học sinh yếu nay đã khá hơn.
- Những học sinh nhút nhát nay đã mạnh dạn hẳn lên.
- Sĩ số học sinh được duy trì tốt.
- Cả lớp đồn kết thân ái.
- Hầu hết học sinh trong lớp đều có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện.
- Trong việc thực hiện nội quy lớp học, số học sinh vi phạm nội quy đã giảm rõ rệt
so với đầu năm học.

15


Tập thể lớp nhận giải nhất bóng đá nam nhân dịp 26/3
+ Ví dụ tiêu biểu:
Đầu năm học, các em Trần Quang Tùng, Phạm Cao Thiên, Ngô Tài Anh là
những học sinh có những biểu hiện như khơng ghi chép bài đầy đủ, trong giờ học
hay làm việc riêng bị thầy cơ nhắc nhở, phê bình nhiều. Tơi đã sử dụng phương
pháp giáo dục kỷ luật tích cực để giáo dục các em, như:
- Phân tích đúng sai, đối chiếu các qui định của những hành vi không đúng để các
em nhận ra lỗi của mình để điều chỉnh sữa đổi, tiến bộ và không mắc lỗi lần sau.

- Ứng xử tích cực trong lớp học thể hiện hành vi tương tác giữa giáo viên - học
sinh, học sinh - học sinh, mang tính tích cực chủ động nhằm thể hiện sự quan tâm,
tôn trọng, lắng nghe ý kiến của học sinh một cách tích cực, chân thành và gửi mở.
Đồng thời hiểu rõ được những điều học sinh cần nói và cảm xúc của các em.
Sau một thời gian tơi nhận thấy những dấu hiệu về sự hài lịng trong học tập
cũng như trong giao tiếp của các em có sự thay đổi rõ rệt:
- Các em thể hiện cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn khi giao tiếp.
- Thấy mình đựơc tơn trọng.
- Cảm thấy người khác lắng nghe mình.
- Thấy tự tin và phát huy được khả năng của bản thân.
- Đặc biệt mỗi tiết học các em đã tập trung học tập và ghi chép bài đầy đủ.
Để có được những kết quả này là nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của BGH Nhà
trường, kết hợp với mối quan tâm, đồng lòng hiệp sức của GVCN, các giáo viên bộ
mơn, các đồn thể, hội cha mẹ học sinh và cả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của
tất cả các em học sinh trong tập thể lớp.

16


Tập thể đồn kết 12a2( 2018-2021)
2.5. Các tình huống và bài học sư phạm về giáo dục kỉ luật tích cực:
1. Tại sao bút chì có cục tẩy?
Có người hỏi: vì sao bút chì có tẩy? Chẳng phải câu trả lời đã quá rõ ràng rồi
sao: để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc để xóa hồn tồn một đoạn
văn nào đó! Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình: phải chăng trong cuộc sống này,
chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình? Để xóa đi những sai lầm của
người khác và của chính bản thân ta! Có lúc chúng ta keo kiệt, khơng dùng đến cục
tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những dịng gạch và xóa!
Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm, bất cứ ai cũng gây ra những lỗi lầm khắc sâu
trong lòng người khác! Có người ghi nhớ để rồi mãi mãi khắc khoải vì vết thương

đó! Có người để nó bị thời gian xóa đi, trống trơn phẳng lặng để viết lên những bài
viết cuộc đời đặc sắc hơn, ý nghĩa hơn! Người ta nói rằng cuộc đời là một trang
giấy trắng, và chính chúng ta sẽ quyết định viết nó như thế nào! Khi một đứa trẻ
mới vào lớp một, cô giáo không cho chúng viết bằng bút bi mà viết bằng bút chì!
Bởi vì sao bạn nhỉ? Vì bàn tay yếu ớt của các bé nhất đính sẽ có lúc viết những nét
nghuệch ngoặc, sai từ này từ khác! Và khi đó, bé sẽ dùng tẩy để tẩy đi những chữ
viết chưa đúng, chưa đẹp của mình! Chúng ta cũng vậy, khơng ai sinh ra đã có thể
viết lên những bài ca cuộc đời một cách hồn chỉnh! Có lúc chúng ta vì vội vã mà
đi sai phương hướng dẫn đến những hậu quả khơn lường, có lúc vì chủ quan mà
mắc sai lầm không thể sửa chữa! Làm thế nào đây? Ngồi trách móc bản thân và
hứng chịu những lời trách móc của người khác? Như vậy có giải quyết được gì
khơng? Lúc ấy chúng ta cần biết tẩy đi những sai lầm mắc phải và làm lại từ đầu
17


với những bước đi thận trọng hơn! Khơng ai có thể trưởng thành mà chưa một lầm
vấp ngã hay mắc sai lầm! Mỗi em bé trước khi biết đi cũng trải qua q trình chập
chững với khơng ít lần vấp ngã! Đừng tự trách bản thân mình quá nhiều bạn ạ!
Cũng như đừng trách móc những người khác khiến họ cảm thấy mình kém cỏi mà
mất hết niềm tin vào chính bản thân họ! Hãy biết chấp nhận sai lầm như một điều
tự nhiên trong cuộc sống để đối mặt với sai lầm và thất bại một cách nhẹ nhàng
hơn! Bạn biết đấy, cục tẩy sinh ra để xóa đi những chữ viết chưa được trịn trịa,
chưa được chính xác thì chúng ta cũng hãy dùng cục tẩy của mình – sự bao dung và
thứ tha để tẩy đi những sai lầm của mình và người khác mắc phải! Đừng quá khắt
khe với người khác, cũng đừng chỉ nhìn vào những sai lầm của họ mà đánh giá con
người họ! Bất kỳ ai cũng có lúc mắc phải sai lầm quan trọng là họ biết mình sai để
sửa, cịn chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những
gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt cơng việc của mình!
(Dựa theo bài viết của Nguyễn Hữu An, Vườn hoa phật giáo)
2. Hãy bình tĩnh lúc nóng giận

Hãy bình tĩnh lúc lúc nóng giận nhưng đã nóng giận thì khó bình tĩnh lắm.
Phải chăng đây là một bài học rất thú vị cho người đời. Nóng giận q mất khơn,
hãy lắng đọng con tim, uống ngụm nước, bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề cho ổn
thoả ... Chuyện như sau: Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá.
Người đánh cá nói: “Tơi xin lỗi, năm vừa qua thật tệ, tơi khơng có đồng nào để trả
ngài.” Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất
nhanh trí, người đánh cá nói: “Tơi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên
đánh nhau khi đang tức giận.” Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ
hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như
vậy. Ðơi khi ta khơng kiểm sốt được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm
một năm để trả nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.” Vị
samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì khơng muốn
đánh thức vợ, nhưng ơng ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc
quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ơng nâng
kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai:
“Ðừng hành động khi đang giận dữ.” Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình
gây ra tiếng động lớn. Vợ ơng thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó
chính là mẹ ơng. Ơng gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai
người rồi!” Vợ ơng giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc
quần áo của chàng để dọa chúng.” Một năm sau, người đánh cá đến gặp vị samurai
để trả nợ. Người đánh cá phấn khởi nói: “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tơi đến để trả
nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”. Vị samurai trả lời “Hãy cầm lấy tiền của ngươi
đi. Ngươi đã trả nợ rồi.”
( Tam Thái sưu tầm,Gia đình.NET.VN)
3. Ai cần chữa tâm lí ?
Nếu khơng cẩn trọng, những lời nhận xét, răn dạy của người lớn có thể tác
động tiêu cực đến trẻ nhỏ. “Lúc nào cũng” và “Không bao giờ” Vốn được trao cho
18



cái quyền dạy dỗ trẻ nhỏ, phải chăng có lúc người lớn chúng ta đã làm chúng tổn
thương bằng những lời khen, chê, răn dạy rất đỗi vơ tình, lâu dần biến chúng thành
đứa lầm lì bất cần, hoặc tự ti nhút nhát. Con gái tơi rất thích đón mẹ mỗi lần đi chợ
về để được xách đồ vào nhà giúp mẹ. Một lần cháu lỡ tay làm rơi vỡ vỉ trứng gà, tôi
bực bội: “Con lúc nào cũng hậu đậu, chả để ý gì cả” - “Đây là lần đầu tiên con làm
bể trứng mà mẹ” - nó cãi. “Tuần trước lấy nước cho bà uống thì làm bể ly của bà,
múc cháo cho em ăn thì làm đổ cháo lên người em, không nhớ à?” - tôi gắt lên. Con
bé mím chặt mơi, chạy vụt vào phịng, và từ đó khơng cịn vui vẻ tự nguyện giúp
mẹ việc nhà nữa. Cũng may là tôi đã nhận ra cơn giận vơ lý của mình đối với một
đứa trẻ và xin lỗi con. Một đồng nghiệp của tôi kể anh cũng đã rất thấm thía rằng
dù có giận con đến mấy cũng phải tìm hiểu nguyên nhân và cẩn trọng khi la mắng
con. Đứa con trai của anh khá hiếu động, hay quậy trong lớp làm cô chủ nhiệm
thường xuyên than phiền. Mỗi lần như thế vợ chồng anh lại đùng đùng nổi giận:
“Con không bao giờ nghe lời thầy cơ, cha mẹ thì lớn lên chỉ có nước đi bán vé số”.
Lâu dần cậu bé bỏ bê bài vở, bị mắng thì cậu lầm bầm: “Bán vé số thì cần gì học!”.
Và cậu thực sự nghĩ rằng mình là đứa “cá biệt”. Trong cuốn sách “học làm người”
nổi tiếng của Mỹ “Hẹn bạn trên đỉnh thành công”, tác giả Zig Ziglar đã nêu ra
những dẫn chứng thực tế cho thấy người lớn nhìn, đối xử với trẻ em thế nào thì
chúng sẽ trở thành như thế. Có lẽ, người cần được “chữa tâm lý” trước hết chính là
các bậc làm cha làm mẹ chúng ta, để biết cách nâng niu hơn nữa tâm hồn con trẻ.
(Thanh niên online, 25/9/2013 Ai cần chữa tâm lí, Tác giả: Xuyên Vân)
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục tiến bộ.
Phương pháp này chủ yếu hướng tới sự tự giác, tự nhận thức và tự điều chỉnh hành
vi của học sinh hơn là áp dụng các biện pháp kỷ luật. Thực hiện tốt phương pháp
này sẽ xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực; góp phần phát triển
con người một cách tồn diện, xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Trong công tác này giáo viên chủ nhiệm khơng nên nóng vội, áp đặt, mà cần có
lịng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với học sinh, luôn đặt quyền lợi của học

sinh lên trên hết, đối xử và xếp loại công bằng, công khai, minh bạch, giành nhiều
thời gian và tâm sức thì cơng tác chủ nhiệm sẽ khơng cịn nhiều khó khăn, phức tạp
mà sẽ là niềm vui cho mỗi giáo viên khi đến trường.
Vì vậy, cần nhân rộng, phát triển phương pháp trên tại các trường học trên
toàn quốc. Thiết nghĩ, mỗi phương pháp cũng như biện pháp cụ thể được đưa ra cần
được thực tiễn và thời gian kiểm chứng. Lí thuyết sẽ khơng cịn là viển vơng,
khơng tưởng nếu như được thực hiện một cách nghiêm túc và có sự đầu tư xứng
đáng.
Trong thời gian làm chủ nhiệm lớp, tơi thường có những nỗi lo lắng, trăn trở
về hồn cảnh gia đình của một số em hs, về việc sinh hoạt và học tập của nhiều em
19


vì phải sống, sinh hoạt và học tập xa gia đình trong xã hội ngày càng phức tạp,
nhiều cám dỗ,… nhiều lúc tơi cũng cảm thấy khó khăn và thực sư bế tắc. Nhưng
đổi lại, bằng sự nhiệt tình, lịng yêu nghề và say sưa với công tác giáo dục tơi đã
nhận được rất nhiều tình cảm từ phía học sinh và sự tin yêu của quý phụ huynh.
3. 2. Kiến nghị
Đổi mới phương pháp quản lí và giáo dục đạo đức cho học sinh hiện đang là
vấn đề chính yếu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong tất cả các cơ sở
giáo dục. Vì vậy, tơi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cụ thể như sau:
1. Đối với Lãnh đạo nhà trường
Quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh;đồng
thời tăng cường các hoạt động trải nghiệm và sáng tạo cho học sinh.
2. Đối với Sở giáo dục và đào tạo
Tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên đề để thầy cô được trao đổi, bồi dưỡng
thêm về công tác chủ nhiệm lớp, phương pháp nghiệp vụ sư phạm…Đặt biệt là
những GVCN đang trực tiếp giảng dạy và giáo dục ở miền núi, vùng sâu vùng xa,
vùng có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số và có hồn cảnh gia đình đặc biệt
khó khăn.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc quản lí và giáo
dục học sinh lớp chủ nhiệm của mình, qua đây tơi muốn bày tỏ một góc nhìn về
việc đổi mới trong cơng tác chủ nhiệm lớp. Mặc dù tôi đã rất cố gắng nhưng chắc
chắn sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và những ý nghĩ mang tính chủ quan,
phiến diện. Tơi trân trọng tất cả những ý kiến phê bình, đóng góp của các cấp lãnh
đạo và đồng nghiệp để đề tài của tơi ngày càng được hồn thiện hơn và áp dụng
rộng rãi hơn trong ngành. Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG

Quan Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Hà Thị Tính
20


21



×