Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc miền núi ở trường THPT bắc sơn qua công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.54 KB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
--------- ***** --------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH
DÂN TỘC MIỀN NÚI Ở TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
QUA CÔNG TÁC CHỦ NGHIỆM.

Người thực hiện: Lê Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Cơng tác chủ nhiệm .

THANH HỐ NĂM 2021

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang
MỞ ĐẦU
1
I. Lý do chọn đề tài.
1
II. Mục đích nghiên cứu.
1
III. Đối tượng nghiên cứu.


1
VI. Phương pháp nghiên cứu.
1
NỘI DUNG
2
I. Cơ sở lí luận.
2
1. Những khái niệm cơ bản
2
2. Một số vấn đề phát triển KNGT của học sinh dân tộc miền
2
núi.
3. Nội dung rèn luyện và phát triển KNGT cho học sinh dân
3
tộc miền núi.
II. Thực trạng.
5
1. Thực trạng về KNGT của HS dân tộc miền núi.
5
2. Thực trạng học tập và giáo dục KNGT cho HS dân tộc
5
miền núi ở trường THPT.
III. Biện pháp rèn luyện và phát triển KNGT cho HS dân tộc
6
miền núi của GVCN.
1. Biện pháp 1:
6
2. Biện pháp 2:
6
3. Biện pháp 3:

7
4. Biện pháp 4:
9
5. Biện pháp 5:
19
IV. Hiệu quả của sáng kiến
19
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
20
I. Kết luận
20
II. Kiến nghị
20

2


DANH MỤC VIẾT TẮT
Kỹ năng giao tiếp
KNGT
Giáo viên chủ nhiệm:
GVCN
Học sinh:
HS
Trung học phổ thông:

THPT

3



MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Như chúng ta đã biết, giao tiếp là một hoạt động cơ bản và là nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống của con người. Mỗi người là một mắt xích trong
xã hội vì thế hàng ngày, hàng giờ, chúng ta đều phải giao tiếp với thế giới xung
quanh để hoàn thành vai trị của mình. Một người có kỹ năng giao tiếp và ứng
xử tốt sẽ dễ dàng xử lí tình huống cũng như thành công hơn trong sự nghiệp.
Không phải ngẫu nhiên mà trong vô số những điều cần phải học, ông cha
ta lại chọn giao tiếp, ứng xử - Học ăn, học nói, học gói, học mở - là ưu tiên số
một. Bởi vì kỹ năng giao tiếp khơng phải do di truyền mà nó được hình thành
trong q trình sống, qua quá trình học tâp, rèn luyện và trải nghiệm.
2. Thực tế thời gian qua, việc tổ chức rèn luyện, phát triển kỹ năng giao
tiếp (KNGT) cho học sinh bậc THPT vẫn còn nhiều bất cập. Các trường học, đa
phần đều chưa chú trọng đến việc phát triển kỹ năng sống nói chung và KNGT
nói riêng cho học sinh, các kỹ năng này chủ yếu được hình thành tự phát thông
qua việc tự rèn luyện của học sinh và qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Học sinh dân tộc ở các trường THPT miền núi nói chung và học sinh
trường THPT Bắc Sơn nói riêng cịn nhiều hạn chế như: còn nhút nhát, tự ti và
lúng túng khi đứng trước đám đơng, chưa có kỹ năng hợp tác, làm việc theo
nhóm, chưa có kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề... Trong khi đó,
việc giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp cho HS cịn gặp rất nhiều khó
khăn, kết quả giáo dục tồn diện chưa cao. Chính vì vậy, cần có những nghiên
cứu cụ thể để đề xuất những biện pháp giáo dục mang tính đặc thù cho giáo dục
nói chung, giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp cho HS dân tộc miền núi
nói riêng. Đây là yêu cầu cần thiết và khách quan trong sự phát triển.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài: “Phát triển kỹ năng giao tiếp
cho học sinh dân tộc miền núi ở trường THPT Bắc Sơn qua công tác chủ
nhiệm”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề
xuất phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS dân tộc thiểu số ở trường
THPT trên địa bàn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh dân tộc ở các trường THPT trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.
4


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Những khái niệm cơ bản:
1.1. Giao tiếp:
Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm, thơng tin với một hoặc nhiều
người. Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của
mình và để trao đổi thơng tin với người khác.[2]
Giao tiếp là nhu cầu tất yếu, đặc trưng của xã hội loài người, giao tiếp
được tiến hành bằng nhiều hình thức có ngơn ngữ hay phi ngơn ngữ, khả năng
giao tiếp của mỗi người phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp và vốn tri thức, vốn
kinh nghiệm sống của họ.
Giao tiếp của HS là quá trình tiếp xúc của các em với gia đình, nhà trường
và xã hội nhằm trao đổi thơng tin, tư tưởng tình cảm giữa HS với những người
xung quanh. Giao tiếp của HS là một nhu cầu tất yếu , giúp các em thực hiện
các nhiệm vụ học tập, rèn luyện một cách hiệu quả.[2]
Giao tiếp của HS dân tộc miền núi phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh
nghiệm, phụ thuộc vào tính tự chủ của trẻ, phụ thuộc vào môi trường giáo dục
nhà trường, gia đình và xã hội. Phụ thuộc quan hệ của HS với thầy cô, người lớn

và những người xung quanh.....bên cạnh đó cịn phụ thuộc đến các yếu tố văn
hóa, truyền thống vùng miền.
1.2. Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng
lực thể hiện xúc cảm, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thơng tin, tư
tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp. Nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là
tồn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hoà, hợp lý
của cá nhân với cá nhân hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều
chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp.[1]
Kỹ năng giao tiếp của con người trong xã hội bao gồm: Kỹ năng thuyết
trình trước đám đơng, kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, Kỹ năng nhận và
truyền thông tin, kỹ năng biểu đạt thái độ và cử chỉ hành vi phi ngôn ngữ, Kỹ
năng tự nhận thức, khẳng định về bản thân, kỹ năng từ chối lời yêu cầu đề nghị
của người khác, kỹ năng thương lượng và xử lý tình huống, kỹ năng hợp tác, kỹ
năng chào hỏi, nói lời cảm ơn xin lỗi, kỹ năng thiết lập mối quan hệ với đối
tượng vv...
2. Một số vấn đề phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc miền núi:
2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc miền núi (bậc THPT )
Ở lứa tuổi này, các em đã trưởng thành về mặt thể lực. Sự phát triển của
hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng, hoạt động của não đã đạt tới mức
5


hoàn thiện như người lớn. Năng lực nhận thức của các em được tăng lên rõ rệt,
khả năng tư duy trừu tượng, óc tưởng tượng, sáng tạo, ngơn ngữ… có biểu hiện
phát triển mạnh.[3]
Về hoạt động nhận thức: Nhận thức cảm tính của học sinh dân tộc thiểu
số khá tốt, cảm giác, tri giác có những nét độc đáo. Bên cạnh đó, cịn một số hạn
chế như thói quen lao động trí óc khơng bền, khả năng tư duy trừu tượng – lôgic
chưa phong phú, sâu sắc. Các em suy nghĩ giản đơn một chiều, ngại đi vào

những vấn đề rắc rối, phức tạp, dễ tin người khác…
Tính trung thực, thẳng thắn, mộc mạc, dũng cảm, yêu ghét rõ ràng được
coi là một đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm ở học sinh dân tộc. Nhiều
em cịn rụt rè trong biểu lộ tình cảm, trong tiếp xúc với người khác, các em chỉ
mạnh dạn khi giao tiếp với những người thân quen. Nét tâm lý khép kín này gây
trở ngại cho việc thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp, ứng xử.
Về nhu cầu: Nhu cầu học tập, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tự khẳng định
mình… đều phát triển cao. Các em rất cố gắng để khẳng định vị trí của mình
trong học tập, trong cuộc sống. Mong muốn được độc lập, tự chủ, không muốn
bị quản thúc, ép buộc. Các em rất hăng hái, nhiệt tình với các hoạt động bề nổi
mang tính trực quan như thể thao, văn nghệ, lao động…v.v.
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc thiểu số là điều kiện thuận lợi
để tổ chức các hoạt động, hành động trong việc phát triển KNGT cho các em.
2.2.Vai trò của giao tiếp trong sự phát triển nhân cách của học sinh dân tộc
miền núi ở trường THPT.
Giao tiếp và KNGT có vai trị quan trọng trong sự phát triển nhân cách
của học sinh THPT nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Nhờ có
giao tiếp, các quan hệ xã hội của học sinh được cụ thể hoá. Các em hiểu biết lẫn
nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong học tập, trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày. Giao tiếp là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách.[3]
Đặc biệt với HS là người dân tộc thiểu số, giao tiếp và KNGT lại càng vô
cùng cần thiết hơn bao giờ hết. Cuộc sống thiếu giao tiếp hoặc hạn chế về
KNGT sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của các
em.
3. Nội dung rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc
miền núi:
Dựa vào đặc điểm tâm lí và những nét đặc trưng về giao tiếp của học sinh
dân tộc thiểu số ở trường THPT, tôi đã lựa chọn một số kỹ năng giao tiếp phù
hợp để rèn luyện và phát triển cho học sinh:
1 - Kỹ năng thuyết trình trước đám đơng: Bằng việc vận dụng phối hợp

các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục, giúp học sinh rèn luyện
6


kỹ năng thuyết trình trước nhóm, trước tập thể thơng qua đó rèn luyện kỹ năng
nói, kỹ năng trình bày một vấn đề trước đám đông.
2 - Kỹ năng lắng nghe: giáo dục kỹ năng lắng nghe hiểu người khác,
biếtmình rõ hơn, lắng nghe một cách tích cực, chủ động và cảm thơng, chia sẻ,
lắng nghe có chủ động để tiếp nhận và xử lý thơng tin có ích cho bản thân.
3 - Kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của người khác: Giáo dục các em biết
phân biệt đúng sai, biết ủng hộ cái đúng, cái thiện và kiên định với quan điểm
của mình, biết từ chối, hay khước từ cái khơng đúng, hay những lời nói, việc
làm thể hiện hành vi lệch chuẩn.
4 - Kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp: Trong cuộc sống học sinh phải
đối mặt với nhiều tình huống trong học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể và hoạt
động lao động và gặp những tình huống khó xử trong quan hệ với người lớn
trong gia đình, với thầy cơ, bạn bè và với nhiều người xung quanh, đòi hỏi các
em phải có kỹ năng ứng xử phù hợp, biết phân tích cái lợi và cái hại của việc
ứng xử, tạo ra quan hệ chia sẻ, hợp tác.
5- Kỹ năng chia sẻ: chia sẻ với bố mẹ niềm vui và nỗi buồn, thành công và
thất bại trong cuộc sống, chia sẻ với thầy cơ về khó khăn trong thực hiện nhiệm
vụ của nhà trường và cuộc sống đời tư, chia sẻ với bạn công việc của lớp của
trường...
6 - Kỹ năng thuyết phục: Trong học tập, lao động sinh hoạt, học sinh phải
thuyết phục người khác khi đưa ra yêu cầu đề nghị vì vậy địi hỏi giáo viên và
nhà trường cần rèn luyện cho các em kỹ năng thuyết phục: Thuyết phục bố mẹ
cho đi xem phim khi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập, thuyết phục cô giáo cho
lớp đi dã ngoại, thuyết phục bạn hợp tác trong công việc...
7 - Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong dạy học và giáo dục học sinh THPT,
giáo viên cần đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để rèn luyện cho các

em kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề: trong học tập, trong xử lý các mối quan
hệ, giải quyêt vấn đề về xúc cảm cá nhân
8 - Kỹ năng làm việc hợp tác:HS cần phải được trang bị kỹ năng làm việc
nhóm, biết chia sẻ và hợp tác, biết tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của những
người xung quanh để tự hồn thiện mình, biết tự nhận thức về bản thân và người
khác, biết bày tỏ quan điểm cá nhân, biết kiên định với mục tiêu đã chọn, biết
giữ lời hứa và tôn trọng những người xung quanh vv...
9 - Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm:: Giao tiếp con người bộc lộ cảm xúc
cá nhân của mình, vì vậy, để hành vi giao tiếp có văn hóa cần giáo dục cho học
sinh có kỹ năng biểu lộ xúc cảm và thái độ cá nhân trong quá trình giao tiếp, biết
kiềm chế cảm xúc của mình trong quá trình giao tiếp như tức giận, cáu gắt, quá

7


xúc động... để khơng làm ảnh hưởng tới q trình giao tiếp và chất lượng học
tập, rèn luyện của học sinh.
II. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của HS dân tộc miền núi:
Qua q trính cơng tác nhiều năm tai miền núi, tiếp xúc với các em học
sinh dân tộc, tôi nhận thấy KNGT của HS dân tộc ở các trường THPT còn nhiều
hạn chế. Các em thường tỏ ra ngại giao tiếp, thiếu chủ động trong việc thiết lập
các mối quan hệ với thầy cô giáo, với bạn bè, với mọi người chưa quen
biết.Trong quan hệ với thầy cô giáo hoặc với những người mới tiếp xúc, các em
thường tỏ ra ít nói, ít bộc lộ mình, cịn rụt rè, thiếu mạnh dạn, thậm chí là tự ti,
bảo thủ, hay tự ái. Vốn từ tiếng Việt của các em đa phần còn hạn chế, nhiều em
chưa thuộc và chưa hiểu hết những từ, những câu thông dụng của tiếng Việt.
Cách phát âm còn sai, hay nhầm dấu “ngã” thành dấu “sắc”, dấu “hỏi” thành dấu
“nặng”, hoặc nói quá nhanh, nhiều âm gió, nhiều từ đệm bằng tiếng mẹ đẻ.
Chính những điều này, khiến các em khơng tự tin khi phát biểu ý kiến xây dựng

bài, ý kiến trước tập thể, các em sợ bạn bè và thầy cô giáo cười chê. Khả năng
diễn đạt của các em cịn hạn chế, nhiều khi bí từ, các em sử dụng các cử chỉ,
ngôn ngữ của cơ thể để minh họa, thậm chí cịn dùng tiếng mẹ đẻ để diễn đạt
(đối với các thầy cô giáo hoặc bạn bè am hiểu tiếng dân tộc).
Bên cạnh đó, điều kiện và nếp sống của gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến khả năng giao tiếp của học sinh dân tộc. Thói quen nói “trống khơng” với
ơng bà, bố mẹ là một trong những nếp sống thường thấy ở nhiều gia đình. Đây là
những thói quen khơng tốt cho sự hình thành và phát triển giao tiếp cho HS.
Để có kết quả xác đáng hơn về thực trạng kỹ năng giao tiếp của các em
học sinh dân tộc tôi đã tiến hành khảo sát ở nhiều lớp khác nhau ở các trường
THPT trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.
Với câu hỏi: “Em có tự tin khi giao tiếp với người xung quanh không?”,
kết quả thu được có 16% HS ln cảm thấy tự tin khi giao tiếp, 71% chọn “
thỉnh thoảng”, 13% HS chọn “ không bao giờ”cảm thấy tự tin khi giao tiếp.
Với câu hỏi: “Theo thầy/cô, kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc ở
trường mình thuộc mức độ nào?”, kết quả thu được có 5,83% thầy cơ cho rằng
học sinh dân tộc ở trường mình giao tiếp tốt, 42,5% thầy cơ chọn mức độ “bình
thường” và chọn “ cịn hạn chế” là 51,67%.
Từ kết quả khảo sát như trên cho thấy: thực trạng thiếu kỹ năng giao tiếp
của HS dân tộc ở miền núi đang ở mức độ nghiêm trọng.
2. Thực trạng học tập và giáo dục KNGT cho học sinh dân tộc miền núi ở
trường THPT

8


- HS ở các trường trên địa bàn chủ yếu khơng được học một cách thường
xun, bài bản, có hệ thống các KNGT thông qua các hoạt động giáo dục của
GVCN. Có chăng, HS chủ yếu được học thơng qua một số chương trình ngoại
khóa, ngồi giờ lên lớp, do nhà trường tổ chức. Nhà trường không xây dựng nội

dung chương trình giáo dục KNGT đưa vào dạy dọc chính khóa, các tiết sinh
hoạt lớp cho GVCN.
- Phần lớn GVCN chưa đầu tư thời gian và tâm huyết vào việc giáo dục
KNGT cho HS lớp mình. Cơng tác chủ nhiệm cịn nặng ở hoạt động quản lí HS,
hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cịn phụ thuộc vào các tổ chức trong nhà
trường. Hoặc cũng có những giáo viên tâm huyết hơn họ có giáo dục KNGT cho
HS thơng qua tiết sinh hoạt lớp, nhưng thực hiện không thường xun và bài
bản. Cũng chính vì thế mà phần lớn các GVCN chưa hài lòng với hiệu quả giáo
dục nội dung này cho HS lớp mình.
III. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KNGT CHO HỌC SINH
DÂN TỘC MIỀN NÚI CỦA GVCN
1. Biện pháp 1: Xây dựng quy tắc giao tiếp, ứng xử trong lớp học
- Hình thức tổ chức: Thảo luận.
- Thời gian: Tiết sinh hoạt lớp đầu năm học.
Vào tiết sinh hoạt đầu năm học, tôi cho các em thảo luận xây dựng nội
quy lớp học bao gồm: Xây dựng giá trị cốt lõi của lớp học dựa trên các giá trị
sống, xây dựng nội quy lớp học ( ứng xử, giao tiếp, kỉ luật, học tập ).
Đối với mỗi lớp học không nhất thiết phải xây dựng quy tắc giao tiếp, ứng
xử giống nhau, mà tùy vào giá trị sống cốt lõi của lớp đó để xây dựng.
Ví dụ: Lớp A1( khóa 2019-2022) chọn giá trị sống cốt lõi ở lớp là: TRUNG
THỰC- TRÁCH NHIỆM - HỢP TÁC- YÊU THƯƠNG thì quy tắc ứng xử,
giao tiếp gồm:
- Khơng nói tục, chửi bậy.
- Khi giao tiếp với người lớn tuổi, thầy cô giáo và nhân viên trong
trường phải nói năng lễ độ, xưng hơ đúng mực và thể hiện sự kính
trọng, lễ phép.
- Khi giao tiếp với bạn bè lời lẽ phải hòa nhã, trong sáng, tuyệt đối khơng
nói tục, chửi thề, có thái độ lịch sự, đồn kết, tôn trọng nhau.
- Biết “xin lỗi”, “cảm ơn” đúng lúc.
- Ln nói lời u thương.

2. Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiện, cởi mở, tạo được niềm tin với học
sinh. Làm cho học sinh tự tin, tự hào về bản thân.
Trong q trình học tập , HS ln ln có nhu cầu trở thành chủ thể của lớp
học và xác định tầm quan trọng của bản thân trong lớp học. Qua kinh nghiệm
9


thực tiễn của GV và nghiên cứu khoa học, người ta nhận thấy có mối quan hệ
giữa sự tự tin, tự trọng và kết quả việc hoàn thành nhiệm vụ học tập. Công việc
giảng dạy của GV trở nên thuận lợi hơn nếu biết cách làm cho mỗi HS tự cảm
thấy mình là một người tốt. Muốn thế, gv nên thực hiện những điều sau:
+ Tránh yêu cầu những HS yếu kém công khai kết quả học tập trước lớp.
Đều này dễ làm cho HS yếu kém cảm thấy tự ti và thấy không cần cố gắng nữa.
+ Ở lứa tuổi này, nhu cầu sinh hoạt tập thể của HS rất cao. Khi các em giao
tiếp, kết nối được với bạn bè thì sẽ cảm thấy sinh hoạt ở lớp đầy ý nghĩa nên
cũng ham học hơn. Còn với nhưng HS tự ti, nhút nhát sẽ cảm thấy khó hịa
đồng. Vì vậy, GV cần:
* Cư xử thân mật với những HS này, nhưng cũng tránh “đỡ đầu”lộ liễu, mà
khuyến khích những HS này phát biểu, có thể pha trị đùa vui với các em
* Hình thành những nhóm nhỏ bao gồm những HS này với những HS khác
và giao những nhiệm vụ cần có sự phối hợp trong nhóm.
* Mạnh dạn giao cho những HS này được giữ vai trò đứng đầu để hướng
dẫn nhóm thực hiện những nhiệm vụ không phức tạp lắm.
* Tất cả HS đều muốn mọi người đánh giá tốt về mình. Vì vậy, GV cần tơn
trọng cá tính, hứng thú và tài lẻ của từng HS, cố gắng tạo điều kiện để mỗi HS
được thực hiện điều em có khả năng nhất.
Ví dụ: - Vào đâù khóa học, khi mới tiếp nhận, tơi đã tổ chức một vài trị chơi
nho nhỏ để tạo khơng khí vui tươi, thân mật như: Bạn là ai, Bó đũa kì diệu…
Trong q trình học sinh tham gia, GV có thể quan sát và nắm bắt được sơ lược
ban đầu một số đặc điểm tính cách của HS như tự tin, mạnh dạn hay nhút

nhát…
- GV điều tra HS bằng phiếu điều tra khảo sát về các thông tin cá nhân
cơ bản, sở thích, năng lực (phụ lục 1).
- Trên cơ sở ban đầu, có thể nắm bắt được điểm mạnh của từng em, từ
đó tìm cách động viên, khen ngợi, khuyến khích để giúp các em tự tin
hơn.
- Ln ln để các em thấy rằng, dù có thể em học chưa tốt mỗi người
đều có thế mạnh và có giá trị nhất định, nếu biết rèn luyện và phát huy
nhất định sẽ thành công.
3. Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành và tổ chức cho học
sinh học tập một cách có hiệu quả.
3.1. Mục tiêu:
- Tạo môi trường, tạo cơ hội cho học sinh thử nghiệm, trải nghiệm thái độ,
quan điểm và hành vi ứng xử của mình trước các tình huống được xây dựng.

10


- Giúp học sinh biến nhận thức thành hành động, biến hành vi và thói
quen khơng tốt thành hành vi và thói quen tốt trong giao tiếp.
- Học sinh được rèn các KNGT qua các tình huống giả định, từ đó vận
dụng vào giải quyết các tình huống giao tiếp trong thực tiễn cuộc sống của bản
thân.
3.2. Nội dung:
- Khảo sát, đánh giá trình độ phát triển KNGT của học sinh, phân loại học
sinh thành từng nhóm cùng khối lớp dựa vào thực trạng đã khảo sát.
- Tổ chức biên tập, xây dựng hệ thống các bài tập thực hành rèn luyện và
phát triển KNGT. Đánh giá tính khả thi, mức độ cần thiết, hợp lý và tính hiệu
quả của các bài tập đã được xây dựng.
- Tổ chức cho học sinh rèn luyện các bài tập thực hành thông qua tiết sinh

hoạt 15 phút hoặc sinh hoạt lớp.
- Thường xuyên theo dõi quá trình và kết quả rèn luyện của học sinh để có
những thay đổi kịp thời.
3.3. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch
- Từ biện pháp hai, sau khi dã phân nhóm HS đựa vào khả năng giao tiếp. Dựa
trên cơ sở đó phân thành các nhóm học sinh để cùng nhau luyện tập.
- Xây dựng kế hoạch luyện tập cụ thể: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia…
Bước 2: Tổ chức thực hiện
* Xây dựng bài tập thực hành:
- Hình thức thể hiện của tình huống, của bài tập thực hành phù hợp với mục
đích giáo dục.
- Gắn với mục tiêu, nội dung bài học, tiết học, gắn với chủ đề hoạt động, nội
dung hoạt động.
- Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh theo lứa tuổi, theo khối lớp.
- Phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tập luyện của học sinh.
- Gắn với yêu cầu thực tế cuộc sống, yêu cầu của học tập. Tình huống giả
định phải gần với tình huống thực ngoài đời.
* Tổ chức luyện tập
- Chọn thời gian, địa điểm, nội dung tập luyện.
- Chọn lựa đối tượng luyện tập, có thể chia thành từng nhóm từ 2 đến 10
học sinh.
- Chọn lựa tình huống, bài tập thực hành cho từng KNGT. Mỗi tình
huống, mỗi bài tập thực hành phải gắn với một KNGT cụ thể. Để phát triển một
KNGT phải qua 3 giai đoạn, chia làm 3 bứớc thực hiện:
11


Giai đoạn 1: Yêu cầu học sinh làm đúng.

Giai đoạn 2: Yêu cầu làm nhanh, làm nhiều lần để thành kỹ năng, kỹ xảo.
Giai đoạn 3: Yêu cầu sử dụng kỹ năng thành thạo và rút gọn.
Bước 1: Cung cấp kiến thức về kỹ năng giao tiếp cơ bản
- Giảng cho học sinh hiểu vai trò, tầm quan trọng của từng KNGT, giúp
học sinh lĩnh hội tri thức về KNGT tập luyện.
- Hướng dẫn học sinh cách tập luyện (những thuận lợi, khó khăn khi luyện
tập).
- Tập đúng từng kỹ năng ngay từ đầu để nắm cách làm.
Bước 2: Luyện tập các KNGT
Học sinh luyện tập thơng qua các tình huống mô phỏng, các bài tập thực
hành đã xây dựng. Bước này nhằm củng cố các hành động, các thao tác và
chuyển chúng thành mức kỹ xảo.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá tổng hợp các KNGT đã luyện tập.
Việc kiểm tra, đánh giá, kiểm soát diễn ra thường xuyên, cần khuyến
khích để học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh trong quá trình thực hiện từng thao
tác. Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm cho học sinh những lần sau.
4. Biện pháp 4: Rèn luyện KNGT cho HS qua việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp
chủ nhiệm
Với kinh nghiệm của giáo viên đã nhiều năm là công tác chủ nhiệm tại
các trường THPT ở miền núi, đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của tiết
sinh hoạt lớp trong việc xây dựng tập thể lớp học vững mạnh, trở thành môi
trường học tập thân thiện và triển khai các nội dung giáo dục tồn diện cho HS.
Từ đó, tơi xây dựng nội dung và kế hoạch sinh hoạt lớp một cách đa dạng các
hoạt động giáo dục theo các chủ đề, chủ điểm. Sự đổi mới và sáng tạo này của
GVCN đã khiến cho những giờ sinh hoạt lớp trở nên hứng thú, hấp dẫn, thiết
thực quan trọng trong việc giáo dục toàn diện HS.
- Các nội dung giáo dục, rèn luyện được tôi đưa vào thực hiện trong tiết
sinh hoạt lớp trong cả cấp học như sau:
+ Giáo dục 12 giá trị sống phổ quát.+ Giáo dục Kỹ năng sống (kỹ năng đạt
mục tiêu; kỹ năng quan sát; kỹ năng lập sơ đồ tư duy, kỹ năng giao tiếp; kỹ

năng rèn luyện trí nhớ; kỹ năng đọc sách;…)
+ Phịng chống xâm hại, giáo dục giới tính
+ Học nhảy tập thể, vui chơi có thưởng, hội vui học tập
+ HS tự tổ chức sinh nhật tháng và các chủ đề nhân ngày lễ trong năm (tình
bạn, tình u, tơn sư trọng đạo, ngày của mẹ…)
+ Tư vấn hướng nghiệp…
- Những nội dung trên được triển khai một cách hiệu quả dưới những hoạt
động trải nghiệm đa dạng như: Trò chơi, nhảy múa tập thể; Giới thiệu sách mới;
12


Thảo luận theo chủ đề; Biểu diễn nghệ thuật; Thuyết trình, hùng biện; Xem
video, bài hát, sự kiện xã hội, bài diễn thuyết chứa thơng điệp, bài học cuộc sống
có giá trị. Thơng qua đó, HS cũng phát triển được KNGT.
4.1. Tổ chức các hoạt động rèn luyện KNGT trong tiết sinh hoạt lớp
4.1.1. Xây dựng kế hoạch rèn luyện KNGT trong tiết sinh hoạt lớp:
Để xây dựng kế hoạch giáo dục trong tiết sinh hoạt lớp cần đảm bảo những
tiêu chí sau:
- Căn cứ để lập kế hoạch: Kế hoạch giáo dục của nhà trường trong năm, kế
hoạch giáo dục của GVCN trong 3 năm.
- Phù hợp với đối tượng học sinh, vùng miền, đặc tính tâm lí.
+) Các giá trị sống gồm: 12 giá trị phổ quát: Hòa bình, Tơn trọng, u
thương, Trách nhiệm, Khoan dung, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Giản dị, Tự
do, Đoàn kết, Trung thực
+) Giáo dục Kỹ năng sống: kỹ năng đạt mục tiêu; kỹ năng quan sát; kỹ
năng lập sơ đồ tư duy, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng rèn luyện trí nhớ; kỹ năng
đọc sách, kỹ năng kiểm soát cảm xúc; kỹ năng tư duy tích cực và sáng tạo; kỹ
năng giải quyết vấn đề; kỹ năng quản lí thời gian; kỹ năng quản lí tài chính...).
- Thời gian, thời lượng: tuần học, năm học
- Thành phần tham gia: GVCN, HS lớp chủ nhiệm, các thành phần khác .

Ví dụ :Dưới đây tôi xin được minh họa Kế hoạch rèn luyện KNGT cho học
sinh lớp 10 trong Kế hoạch tiết sinh hoạt lớp ở cả năm học như sau:
Tuần

Nội dung giáo dục

Thành phần

1

Ngôi nhà mới (Làm quen.
Tạo sự thân thiện cởi mở
giữa HS – HS, HS – GV: GVCN, HS, Khách mời
(nếu có)
(Trị chơi xin chữ kí, bắn
súng, thẻ giá trị để giới
thiệu bản thân…)

Ghi chú
Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

2

Thảo luận xây dựng nội
quy, quy tắc ứng xử.

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)


Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

3

Thiết lập mục tiêu cá nhân GVCN, HS, Khách
trong năm học.
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

4

Kĩ năng đạt mục tiêu

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
13


Tuần

Nội dung giáo dục


Thành phần

Ghi chú
trường

5

Kỹ năng thuyết trình
Giá trị yêu thương

GVCN,HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

Kỹ năng lắng nghe

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

Báo cáo dự án – Chuyên
đề “Sống để yêu thương”


GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

Giáo dục giới tính

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

10

Phòng chống xâm hại

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

11

Kĩ năng đọc sách nhanh,

nhớ lâu, hiểu sâu

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

12

Tri ân thầy cô – HS tự tổ
chức

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

Kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường


Giá trị trung thực

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

Giá trị hợp tác

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

6

7
8

9

13

14

15


14


Tuần

Nội dung giáo dục

Thành phần

Ghi chú

16

Kỹ năng hoạt động
nhóm, kỹ năng hợp tác.

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

17

Kỹ năng quản lý thời gian.

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)


Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

18

Báo cáo dự án – Chuyên
đề “Sống trung thực”

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

Học chơi – Chơi học

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

Kĩ năng quan sát

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)


Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

21

Giá trị Trách nhiệm

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

22

Kĩ năng kiểm soát cảm
xúc

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

23


Báo cáo dự án – chuyên
đề “Sống trách nhiệm”

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

24

Kỹ năng xử lí tình huống
trong giao tiếp với người
xung quanh.

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

25

Bàn tay đẹp

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)


Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

26

Ngày của mẹ - Học sinh tự
tổ chức

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà

19

20

15


Tuần

Nội dung giáo dục

Thành phần

Ghi chú
trường


Nhảy chachacha

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

28

Vui chơi có thưởng

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

29

Báo cáo dự án – chuyên
đề “Hợp tác từ trái tim”

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh

theo kế hoạch nhà
trường

Kĩ năng quản lí tài chính

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

Giá trị Khoan dung

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

32

Nói lời xin lỗi, cảm ơn.

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà

trường

33

Báo cáo dự án – chuyên
đề “Khoan dung và sự
bình n trong tâm hồn”

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

Học chơi – Chơi học

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh
theo kế hoạch nhà
trường

Tổng kết – Hội vui học tập

GVCN, HS, Khách
mời (nếu có)

Có thể điều chỉnh

theo kế hoạch nhà
trường

27

30

31

34

35

4.1.2. Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục KNGT trong tiết sinh hoạt lớp
a) Mục tiêu của hoạt động

16


- Học sinh hiểu được bản chất và ý nghĩa của kỹ năng này đối với cuộc
sống và công việc của chính chúng.
- Học sinh thấy hứng thú khi tham gia và q trình học tập và có thái độ
tích cực trong lĩnh hội, rèn luyện cũng như vận dụng vào cuộc sống.
- Học sinh thực hành và trải nghiệm được với kỹ năng (theo chủ đề) và các
kỹ năng liên quan.
b) Ý nghĩa của KNGT đối với cuộc sống cá nhân và xã hội
c) Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Máy chiếu, bảng , bút..
- Các tài liệu có liên quan.
d) Tổ chức hoạt động giáo dục và rèn luyện

Hoạt động 1: Khởi động :tạo khơng khí vui tươi, thoải mái để dẫn dắt vào nội
dung( hát một bài hát tập thể, tổ chức trò chơi…)
Hoạt động 2: Trang bị cho người học cách thức hình thành KNGT đó. Giới
thiệu qui trình, các bước hoặc kỹ thuật hình thành kỹ năng bằng các phương
pháp như thuyết trình.
Hoạt động 3: Trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng sống đó
Đưa ra các tình huống( đã được lập ra ở biên pháp 3- phụ lục 2) hoặc cơ hội
thực tế để người học vận dụng kỹ năng sống đã tiếp thu ở hoạt động 2 vào xử lý
các tình huống mới.
e) Kết thúc
4.13. Ví dụ minh họa:
Sau đây, tơi xin giới thiệu một tiến trình bài dạy về rèn luyện: “ Kỹ năng xử
lí tình huống trong giao tiếp với người xung quanh” đã được thực hiện tại lớp
10A1- trường THPT Bắc Sơn năm học 2019-2020.
* Mục tiêu
- Kiến thức: Giúp HS
+ Biết xác định tình huống giao tiếp.
+ Học các kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp.
+ Học sinh nhận thấy sự cần thiết phải giải quyết những tình huống giao
tiếp một cách phù hợp.
- Thái độ:
+ Học sinh bình tĩnh trước mọi tình huống giao tiêp.
+ Học sinh thiện chí và suy nghĩ tích cực khi ứng xử.
- Về kỹ năng sống:
+ Có kỹ năng ứng xử trong nhiều tình huống giao tiếp.

17


+ Rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giao tiếp,

thiện chí khi nhìn nhận vấn đề và đánh giá người khác, suy nghĩ tích cực, biết
lắng nghe.
* Ý nghĩa: Trong cuộc sống hằng ngày chung ta có rất nhiều mối quan hệ với
người xunh quanh như gia đình,bạn bè, thày cơ, hàng xóm...Ta thường gặp rất
nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, có những tình huống rất khó xử... Chúng
ta cần biết giải quyết những vấn đề này một cách hồ bình thơng qua các kỹ
năng ứng xử phù hợp.
* Tài liệu và phương tiện: Giấy A4 và A0, kéo, băng dính, bút, tài liệu phân
phát, sơ đồ/ bảng viết.
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu:Tạo khơng khí vui tươi, thoải mái, rèn luyện sự khéo léo.
b. Cách tiến hành: Chơi theo nhóm hoặc cả tập thể ( tổ chức trị chơi Đố nghề,
Nói và làm ngược lại ).
GV dẫn dắt vào hoạt động 2: Qua trò chơi vừa rồi, chúng ta thấy rằng bạn
nào khéo léo thì sẽ đạt được kết quả cao. Trong cuộc sống cũng vậy, hằng ngày
chúng ta gặp gỡ và giao tiếp với những người xung quanh sẽ gặp rất nhiều
những tình huống khó xử, vậy ta phải có cách giao tiếp phù hợp, khéo để vẫn
giữ được mối quan hệ bền vững.
Hoạt động 2: Những kiến thức về KNGT cơ bản.
a. Mục tiêu:
- HS nắm được kiến thức lý thuyết các bước căn bản để hoàn thiện và
phát triển kỹ năng giao tiếp, cách giao tiếp và xử lý tình huống hiệu quả.
b. Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong 5 phút về KNGT cơ bản
(Các kiến thức này HS đã được hướng dẫn trong bộ câu hỏi về tình huống giao
tiếp- phụ lục 2).
- Sau 5 phút, các nhóm trình bày ý kiến của mình
- GV nhận xét, kết luận.
- Sau khi nhận xét xong, GV dùng máy chiếu, thuyết trình lại về những

KNGT căn bản.
Bước 1: Trước hết, bạn cần hiểu rõ những vấn đề căn bản trong giao tiếp
1. Can đảm nói ra những gì bạn suy nghĩ
Hãy tự tin rằng bạn có thể có đóng góp đáng kể trong buổi trị chuyện.
Hãy dành một phần thời gian trong ngày để nhận thức những dòng suy nghĩ và
cảm xúc của bạn, như vậy bạn có thể truyền đạt đầy đủ điều bạn muốn truyền tải
cho người khác.
18


2. Luyện tập
Yếu tố luyện tập cũng góp phần củng cố khả năng giao tiếp, bạn có thể bắt đầu
từ quá trình tương tác gần gũi với mối quan hệ thân cận trong gia đình, nhóm
bạn bè, đối tượng thân thích rồi mở rộng ra là những người lạ, mới quen biết. Đó
cũng là cơ hội trao đổi, học hỏi văn hóa đến từ vùng, miền khác nhau.
Bước 2: Bạn cần tạo sự lôi cuốn đối với người đối diện
1. Giao tiếp bằng mắt
Dù bạn đang nói chuyện hay lắng nghe, hãy nhìn vào mắt của đối phương.
Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự quan tâm của bạn và khuyến khích đối phương
cởi mở trao đổi cùng nhau.người ta nới “ Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”
2. Sắc thái biểu cảm kết hợp hành động cử chỉ
Sắc thái biểu cảm trên gương mặt sẽ bộc lộ rõ nét sự hứng thú hay chán
chường với câu chuyện đang được đề cập đến. Đồng thời các hành động cử chỉ
của tay cũng thể hiện được mong muốn đối phương lắng nghe và thấu hiểu được
điều mà bạn đang truyền tải.
3. Tránh rơi vào trường hợp gửi đến những thông điệp trái chiều
Hãy thống nhất từ ngữ, cử chỉ, biểu hiện nét mặt và tơng giọng phù hợp
với hồn cảnh và thơng điệp muốn truyền tải, Khi người khác buồn thì miệng thì
ta chia buồn nhưng nét mặt thi lại vui vẻ. Khi chức mừng người khác nhưng tay
bắt mà mặt lại không mừng đều phản tác dụng.

4 .Cải thiện ngôn ngữ cơ thể
Trong giao tiếp thì ngơn ngữ đóng một vai trị rất quan trọng lớn vào
thành cơng của cuộc nói chuyện. Ngơn ngữ cơ thể đó là những cử chỉ điệu bộ
phải phù hợp hồn cảnh, đó là sự ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đầu tóc nghiêm túc,
khơng phản cảm của học sinh mỗi khi đến trường sẽ tạo ra nhiều cảm tình đối
với thầy cơ, bạn bè và mọi người.
5. Biểu lộ thái độ mang tính xây dựng và niềm tin
Thái độ và biểu hiện của bạn sẽ góp phần tăng hiệu quả giao tiếp. Trị
chuyện cởi mở và chân thành sẽ tạo được thiện cảm với đối phương, tùy vào đối
tượng mà có những cách giao tiếp khác nhau. Chúng ta phải rèn luyện cho mình
kỹ năng vỗ tay có văn hóa. Sau những bài phát biểu của quý vị đại biểu, thầy cô,
bạn bè chúng ta phải biết vổ tay tán thưởng. Sau các chương trình văn nghệ, các
hoạt động TDTT chúng ta phải biết vỗ tán cổ vũ , động viên họ, vỗ tay là nét đẹp
văn hóa của nhân loại và các em đừng để đánh mất kỉ năng đó. Hằng ngày các
em phải biết nói lời cảm ơn khi được nhận và xin lỗi khi mình phạm sai lầm, đó
là nét đẹp của mỗi học sinh nói chúng và mọi người nói riêng.
6. Phát huy kỹ năng lắng nghe hiệu quả

19


Bên cạnh kỹ năng nói, kỹ năng lắng nghe người khác nói cũng nên được
trau dồi, tạo nên hiệu quả cao trong giao tiếp. Trong học tập cần tạo cho mình
tác phong nghiêm túc, chăm chú nghe lời thầy cơ giảng, giơ tay phát biểu khi
cần thiết.
Bước 3: Sử dụng từ ngữ mềm dẻo và linh hoạt
1. Phát biểu rõ ràng
2. Sử dụng những từ thích hợp
3. Điều chỉnh tốc độ nói
Bước 4: Hãy biến giọng nói của bạn trở thành một sức mạnh trong

giao tiếp.
1. Rèn luyện giọng nói
2. Khiến giọng của bạn trở nên sinh động
3. Điều chỉnh âm lượng phù hợp
- Sau khi trình bày xong, GV dẫn dắt để chuyển sang hoạt động tiếp
theo: Thành thạo kỹ năng giao tiếp sẽ giúp chúng ta kết nối với người khác dễ
dàng và hiệu quả hơn. Giao tiếp nên dựa trên nguyên tắc tôn trọng, linh hoạt,
khéo léo, qua đó cho phép ta giải quyết những khác biệt, mâu thuẫn, xây dựng
lòng tin trong tất thảy các mối quan hệ mà bạn đang có.
Mặc dù khi đã nắm chắc lý thuyết, nhưng thực hành kỹ năng giao tiếp mới
là vấn đề cốt lõi để hình thành kỹ năng cho mỗi cá nhân.Với thời gian rất ngắn
trong buổi ngoại khóa hơm nay nhưng cơ muốn cùng các en sẽ thực hành một số
kỷ năng ứng xử, các em có đồng ý không nào?
Hoạt động 3: Thực hành trải nghiệm xử lí tình huống trong giao tiếp
a. Mục tiêu: Hình thành kỹ năng giải quyết một số tình huống giả định và nắm
được những bước cơ bản để xử lí có hiệu quả.
b. Cách tiến hành:
- GV đưa ra nguyên tắc ứng xử, học sinh dựa vào nguyên tắc để giải quyết
tình huống:+ Các nguyên tắc gồm:
1. Tình huống cần đối đáp theo kiểu “lạt mềm buộc chặt” khi ứng xử
trong giao tiếp.
2. Tình huống cần phải “chuyển bại thành thắng”3. Tình huống cần phải
hài hước khi ứng xử trong giao tiếp
4. Tình huống cần phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết
5. Tình huống nên nói ẩn ý bằng truyện ngụ ngơn
6. Tình huống phản bác khéo những u cầu vơ lý của người khác
7. Tình huống cần phải thừa nhận trước rồi chuyển hướng sau

20



8. Tình huống phải cần bạn đồng minh
9. Tình huống khơng thể nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận
10. Tình huống cần phải thuyết phục bằng hành động
+ Nội dung các tình huống:
Tình huống 1: Khi ứng xử trong giao tiếp, nếu bạn không đồng ý với ý
kiến của đối phương mà người đó lại là cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ… thì
bạn sẽ xử sự như thế nào?
Đáp án:
- Bạn chớ phản đối và phê phán các ý kiến của đối phương. Bạn hãy tiếp
thu ý kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm
giảm được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của
bạn.
- Nói lên ý kiến của mình. Song phải nắm vững nguyên tắc không được
tỏ thái độ của mình ngang bằng với đối phương để tiếp sau đó dùng lời mà
chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận của đối phương, làm họ bằng lòng tiếp
thu ý kiến của bạn.
Tình huống 2: : Bạn nói xấu sau lưng người khác mà người đó vơ tình
nghe được từ bạn? vậy khi đó bạn sẽ xử lí thế nào?=>
Đáp án: cái này thì khó cứu nhưng may mắn thì vẫn có thể sử dụng
phương pháp “lờ đi sau đó đánh động” tức là khi họ phát hiện ra bạn nói xấu thì
bạn tạm thời cứ lời đi bằng mọi hình thức cứ để cho họ hiểu nhầm sau đó mộthai hơm chủ động gặp trực tiếp và giải thích, xin lỗi bạn.
Tình huống 3: Khi thấy hai bạn của mình đang mẫu thuẫn không chơi với
nhau như xưa. Với tư cách là bạn thân bạn sẽ xử lý thế nào?
Đáp án: Cần nói chuyện giống như kiểu tâm sự riêng với từng người,
trước hết là tìm sự đồng cảm sau đó dị la dần thơng tin kết hợp với phản hồi
thơng tin đó bằng chính kiến của bạn. Sau khi nghe thơng tin từ hai phía thì phân
tích mẫu thuẫn và đưa ra giải pháp giải quyết.
Tình huống 4: Khi bạn bị thầy cô hiểu nhầm ý đồ của bạn. Bạn sẽ xử lý
như thế nào?

Đáp án: Hãy chủ động lý giải nhưng không phải là lúc trước mặt đám
đông. Tốt nhất là chuẩn bị những yếu tố cần thiết như ý trên và chuẩn bị một
cuộc nói chuyện mà bạn ln phải thể hiện mình là người có lỗi, rất mong nhận
được sự tha thứ của thây cơ, lỗi đó là do vô ý mà gây ra, chắc chắn bạn sẽ sửa nó
cuối cùng là chủ động lắng nghe tích cực.
Tình huống 5: Bạn của bạn hay mặc cảm, tự ti ngại giao tiếp với mọi
người bạn làm gì để giúp bạn ấy không như vậy nữa?
Đáp án: - Chủ động nói chuyện với bạn và tạo sự đồng cảm.
21


Khích lệ lịng ham muốn của bạn bắt bạn phải thực hiện hành động cụ thể
nào đó. Điều này sẽ làm trỗi lên sức mạnh tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Tất nhiên,
các hành động mà bạn đề ra hay lịng ham muốn của bạn đó phải thực sự có thể
thực hiện trong hiện tại nhé!
Tình huống 6: Khi 2 người bạn xung đột với nhau. Nếu bạn là người hịa
giải thì bạn sẻ giải quyết tình huống đó như thế nào ?
Đáp án: - Tách hai bạn đó ra nếu mình khơng thể tách ra được thì mình
phải kêu gọi sự hổ trợ của nhiều người.Giúp các bạn giữ bình tỉnh.Lắng nghe ý
kiến của từng người. Đặt câu hỏi tìm ra nguyên nhân xung đột. Cuối cùng đưa ra
giải pháp, hoặc chính họ đưa ra giải pháp
- Nếu hình thức đánh nhau nguy hiểm phải phối hợp cùng nhà trường và
gd xã hội để giải quyết. Khi đó mình là nhân chứng.
- HS thảo luận theo nhóm và trình bày kết quả (khuyến khích HS xử lý
bằng cách sân khấu hóa).
Tình huống 7: Bạn ứng xử ra sao khi bị bố mẹ trách mắng ?
Đáp án: Xin lỗi bố mẹ , thường xuyên tâm sự với cha mẹ, nên hiểu bố
mẹ mắng mình là muốn con tiến bộ. Nếu thấy mình bị mắng cịn oan ức thìchọn
thời điểm phù hợp lý giải hành động của mình .
* Kết thúc:

- Trị chơi: Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ về giao tiếp
- Các nhóm ghi đáp án vào giấy A0, trong 5 phút đội nào viết được nhiều
hơn thì đội đó thắng cuộc.
Lưu ý: Suốt cả tiết học, GV cố gắng giữ bầu khơng khí lớp học thật êm
đềm, ngay cả khi các nhóm thảo luận; có nhạc nhẹ làm nền…
5. Biện pháp 5: Tổ chức dự án học tập
Các biện pháp vừa trình bày ở mục trên trên chỉ mới đạt được mục tiêu:
giúp HS hiểu biết và thực hành về KNGT bằng việc đa dạng hóa các họat động
trong tiết sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp không theo kiểu áp đặt lí thuyết từ
giáo viên mà cho các em thực sự được chia sẻ và trải nghiệm trong tình huống
và bầu khơng khí gần gũi.
Tuy nhiên, muốn phát triển hơn nữa KNGT của học sinh, để các em được
thực sự chủ động trong hoạt động giao tiếp, hợp tác thì biện pháp “ tổ chức dự
án”là một biện pháp khá hiệu quả. Bởi vì qua quá trình thực hiện dự án các em
không những thể hiện được những hiểu biết của mình mà cịn phát triển được
các kỹ năng giao tiếp cá nhân, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác, kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình…
Ví dụ: Theo khung chương trình giáo dục đã lập ra (ở biện pháp 3), tôi
hướng cho học sinh tham gia dự án “ Sống có giá trị”. Trong dự án này, học sinh
sẽ phải chia nhóm để thực hiện dự án này.
22


Với giá trị “yêu thương”, chúng tôi xây dựng nội dung 2 cho các em thể
hiện một cách sáng tạo giá trị này bằng những sản phẩm học tập nhóm như sau:
- Nhóm 1: Vẽ một bức tranh và thiết kế logo về một thế giới tràn ngập
tình yêu thương.
- Nhóm 2: Dàn dựng và biểu diễn một tiết mục nghệ thuật (kịch, hát,
múa…) gửi một thơng điệp về tình yêu thương
- Nhóm 3: Tạo những tấm thiệp cắt dán gửi thơng điệp u thương

- Nhóm 4: Làm phim ngắn chứa thơng điệp u thương.
- Nhóm 5: Giới thiệu 1 cuốn sách hay chứa thông điệp yêu thương bằng
video clip.
Trong quá trình làm dự án, HS sẽ phải giao tiếp, hợp tác với nhau để tạo ra
những sản phẩm có giá trị.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
1. Đối với học sinh:
Để thấy rõ hiệu quả của đề tài, tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm đối
chứng. Thời gian thực hiện: từ 9/2020 đến 5/2021
Phạm vi thực hiện: Trường THPT Bắc Sơn. Tôi chọn lớp thực nghiệm là
ba lớp 10A1, 11A5, 12A6 với tổng số HS là 120; các lớp đối chứng là 10A2,
11A3, 12A3 với tổng số HS là 120.
Bảng khảo sát thái độ học tập của HS sau bài học
Lớp đối chứng
TT

Nội dung

1
2
3

4

Lớp thực
nghiệm
Số
Tỷ lệ
lượng
%

5/120
4,17%

Khơng thích

Số
lượng
85/120

Tỷ lệ
%
70,8%

Thích

35/120

29,17% 115/120 95,83%

Khơng thay đổi trong
giao tiếp và ứng xử 120/120 100%
Thay đổi tích cực
0/120
0%
trong giao tiếp và ứng
xử

10/120
110/120


8,33%
91,67%

Ghi chú
Giảm 66,63%
Tăng 66,66
%
Giảm 91,67%
Tăng 91,67%

Qua số liệu thống kê, với việc áp dụng các biện pháp rèn luyện và phát triển
KNGT cho HS như trên, chúng tôi nhận thấy các em vô cùng hứng thú với nội
dung này và hình thức,phương pháp giáo dục phù hợp, các em đã bớt tự ti, trở
nên tự tin, linh hoạt hơn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cơ, trong học tập, góp
phần hồn thiện, phát triển nhân cách và năng lực bản thân.. Với những lớp không
áp dụng phương pháp của đề tài, hiệu quả giáo dục thấp.
23


2. Đối với bản thân
Việc thực hiện sáng kiến này giúp tôi thấy được đây là việc làm đúng đắn
và có ý nghĩa thực tiễn; cần thiết phải duy trì những tiết học ngoại khóa về giáo
dục giá trị sống, kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng.
Giáo viên cảm thấy u nghề, u trị hơn khi xây dựng những chuyên đề
giáo dục kỹ năng cho HS mang tính hiệu quả cao và làm cho HS của mình thích
thú, đam mê hơn với các nội dung giáo dục trong nhà trường.
3. Đối với đồng nghiệp:
Khi tôi chia sẻ về đề tài, phần lớn các giáo viên áp dụng phương pháp này
đều thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
Phát triển KNGT cho học sinh là một bộ phận trong quá trình giáo dục tồn
diện để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường. Giúp các em học sinh tạo lập năng lực thích
ứng cao, có kỹ năng ứng xử, giao tiếp, chuẩn bị hành trang cho các em bước vào
cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi, đào tạo nên những con ngừời đáp ứng với
yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Phát triển KNGT không chỉ giúp học sinh có
cách ứng xử văn hóa, hình thành hành vi và thói quen giao tiếp tốt mà cịn tạo cơ
hội cho các em được tiếp cận, đựợc trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn, các
em có một cách nhìn mới từ đó có chí hướng phấn đấu và tự hồn thiện bản thân
để hịa nhập thân thiện trong cuộc sống cộng đồng.
Đối với việc giáo dục học đường mà đối tượng học sinh là người dân tộc
thiểu số thì việc phất triển các kỹ năng sống nói chung và KNGT nói riêng lại
càng vơ cùng cần thiết. Vì vậy, càng cần một tấm lòng yêu nghề, nhiệt huyết, sự
kiên trì và phải hiểu rõ tâm lí học sinh dân tộc thiểu số đổi mới phương pháp
giáo dục nhằm lôi cuốn học sinh, chắc chắn sẽ tạo được hiệu quả tốt.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với giáo viên:
Để tổ chức rèn luyện KNGT cho HS hiệu quả cao, giáo viên cần:
- Lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng HS lớp mình chủ
nhiệm và điều kiện dạy học của lớp cũng như của nhà trường.
- Thiết kế hoạt động rèn luyện KNGT chu đáo trong tất cả các khâu; linh
hoạt và sáng tạo khi phối hợp với phụ huynh, các tổ chức trong và ngoài nhà
trường để hỗ trợ việc thực hiện nội dung giáo dục này.
2. Đối với nhà trường:

24


- Cần có sự phối hợp giữa các đồn thể, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ

nhiệm, trong việc rèn luyện và phát triển KNGT cho học sinh thông qua các hoạt
động giáo dục khác.
- Tổ chức tập huấn giáo viên về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, trong
đó có KNGT là một kỹ năng quan trọng.
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình rèn luyện
và phát triển KNGT cho học sinh dân tộc ở miền núi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế, mong được sự đóng góp ý kiến và chia sẻ từ các thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ

Ngọc Lặc, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do mình
viết khơng sao chép của người khác.
Người viết sáng kiến

Lê Thị Thu Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

25


×