Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số giải pháp giúp đối tượng học sinh chậm tiến nâng cao chất lượng bài thi môn ngữ văn phần đọc – hiểu và nghị luận xã hội trong kì thi tốt nghiệp THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.31 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
CHẬM TIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI THI
MÔN NGỮ VĂN PHẦN ĐỌC – HIỂU VÀ NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI TRONG KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT.

Người thực hiện : Lê Thị Thanh Hương
Chức vụ
: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2021
1


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………….…
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………..
2. NỘI DUNG………………………………………………………………
2.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………….
2. 2. Thực trạng của vấn đề……………………………………………...
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài thi môn Ngữ văn phần
Đọc – hiểu và nghị luận xã hội trong kì thi tốt nghiệp THPT………....


2.3.1. Giải pháp chung………………………………………………………
2.3.2. Giải pháp cụ thể....................................................................................
2.3. 2.1. Tìm hiểu từng đối tượng học sinh qua điểm tổng kết lớp 10 và 11
2.3.2.2. Xây dựng bản thân trở thành thần tượng trong lòng học sinh chậm
tiến………………………………………………………………………….
2.3.2.3. Bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ giáo dục và Đào tạo………...
2.3.2.4. Bám sát lớp giảng dạy, tìm hiểu phân loại từng đối tượng học sinh
2.3.2.5. Chia nhỏ từng dạng cụ thể, dạy dấu hiệu nhận biết đối với phần
Đọc – hiểu…………………………………………………………………...
2.3.2.5.1. Dạng xác định các phương thức biểu đạt………………………..

1
1
2
2
2
4
4
4
5

2.3.2.5.2. Nắm nội dung chính và các thơng tin quan trọng của văn bản;
hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản…………………………………….
2.3.2.5.3. Dạng tìm ra một số biện pháp tu từ trong văn bản hoặc nêu tác
dụng………………………………………………………………………….
2.3.2.5.4. Dạng nhận diện phong cách ngôn ngữ tiếng Việt………………
2.3.2.5.5. Dạng câu hỏi: “Theo tác giả”……………………………………..
2.3.2.5.6. Dạng câu hỏi: Nêu nội dung chính của văn bản………………..
2.3.2.5.7. Dạng câu hỏi: Hiểu biết về nội dung của câu nói/ câu thơ ……
2.3.2.5.8. Dạng câu hỏi: Đồng tình hay khơng đồng tình? Lí giải?............

2.3.2.5.9. Dạng câu hỏi: Thơng điệp/ bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất? Vì
sao?...........................................................................................................
2.3.2.6. Dạy từng u cầu cụ thể với dạng đề nghị luận xã hội……………..

10

2.3.2.7. Khen thưởng, động viên kịp thời sự tiến bộ của từng học sinh……
2.3.2.8. Mỗi Giáo viên Ngữ văn phải là điểm tựa tinh thần cho học sinh
chậm tiến……………………………………………………………………
2.4. Kết quả ………………………………………………………………
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………
3.1. Kết luận………………………………………………………………
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………….…

17
18

2

6
6
6
7
7
8
8
9

10
11

13
13
14
14
15
15

18
20
20
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “ Nghề dạy học là nghề
cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những
nghề sáng tạo”. Người thầy là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, mang
trên vai trọng trách nặng nề. Có nhiều người cho rằng: Người thầy giỏi là người
3


đào tạo ra những chủ nhân xứng tầm như bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân thành đạt…
nhằm cung cấp nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Theo tơi, điều
đó là chưa đủ. Người thầy giỏi phải là người phải đào tạo ra những con người
đủ năng lực và phẩm chất, sống có ích, biết u thương, biết trân trọng các giá
trị, biết điểm dừng trước cơn giận dữ, biết quý trọng sinh mệnh con người…Đó
mới là cái đích cuối cùng mà giáo dục hướng tới.

Trong những năm gần đây, văn hóa mạng và sự bùng nổ của công nghệ thông
tin đang thay thế dần các nấc thang giá trị. Câu châm ngôn bao đời ông cha ta
vẫn sống “Tiên học lễ, hậu học văn” có phần nào bị lãng qn. Chẳng cịn
những trang nhật kí thời chiến “dính hồn, dính máu, dính não” mà chỉ cịn
những chiếc điện thoại Iphone, Ipad…đạo đức học sinh xuống cấp, chất lượng
giáo dục ngày càng giảm sút. Biết bao sản phẩm lỗi của giáo dục mà cả xã hội
đang phải gánh chịu. Trong đó, một phần lớn học sinh khơng thích lao động, chỉ
thích hưởng thụ, sống thụ động, khơng tin tưởng vào bản thân. Tỉ lệ học sinh
yếu kém trượt tốt nghiệp ngày càng nhiều. Gánh nặng đặt trên vai xã hội ngày
càng lớn. Có bao giờ, người thầy tự hỏi: “Chúng ta đã giáo dục học sinh bằng
tất cả chữ TÂM của mình hay chưa?”
Để đánh giá chất lượng giáo dục của một nhà trường, người ta thường căn cứ
vào hai cơ sở: chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Có thể nói, ở những
trường THPT có chất lượng đầu vào tốt thì vấn đề này khơng đáng lo ngại.
Ngược lại, ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp thì kết quả giáo
dục cuối cùng luôn luôn là niềm quan tâm, trăn trở và lo lắng. Đặc biệt là đối
tượng học sinh chậm tiến. Các em không chỉ yếu về học lực và mà cịn yếu cả
về đạo đức. Đây là đối tượng có khả năng trượt tốt nghiệp cao nhất. Đó cũng
là áp lực đè nặng lên cả xã hội.
Để định hướng nhân cách và đào tạo người học, thầy cô không chỉ là người
dạy dỗ, dẫn dắt mà còn gần gũi như người cha, người mẹ, người bạn…của học
sinh để thấu hiểu và có những biện pháp giáo dục và giảng dạy phù hợp. Mỗi
học sinh đều có một hồn cảnh riêng, không đồng nhất. Bởi vậy, giáo viên phải
nắm vững đặc trưng học sinh của mình, thấu hiểu những khó khăn, sự lệch lạc
đạo đức xuất phát từ đâu? Dẫn tới việc yếu kém, chán nản trong học tập ở mức
độ nào? Đặc biệt ở những lớp đa phần là học sinh chậm tiến thì cách giáo dục,
tác động lại càng quan trọng. Các em xem việc đậu tốt nghiệp của mình là một
điều xa vời, mơng lung và khơng có cơ sở. Xuất phát từ những vấn đề trên, bản
thân tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Một số giải pháp giúp đối tượng học sinh
chậm tiến nâng cao chất lượng bài thi môn Ngữ văn phần đọc – hiểu và

nghị luận xã hội trong kì thi tốt nghiệp THPT.
4


1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi nghiên cứu đề tài này nhằm:
- Hệ thống hoá và đề xuất một số giải pháp giúp đối tượng học sinh chậm tiến
nâng cao chất lượng bài thi mơn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT.
- Nâng cao chất lượng học tập và giáo dục của bộ mơn, góp phần nhỏ bé vào
cơng cuộc CNH – HĐH đất nước.
- Được nghe lời nhận xét góp ý từ đồng nghiệp, đồng mơn.
- Mong muốn được hội đồng khoa học các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết
qủa nỗ lực của bản thân giúp cho tơi có nhiều động lực mới hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Là học sinh lớp 12C7 trường THPT Yên Định 3.
* Thuận lợi:
- Học sinh nơng thơn, ít tệ nạn xã hội.
- Một số em nữ có ý thức chăm ngoan, vươn lên trong học tập để thát khỏi đói
nghèo.
* Khó khăn:
- Đa phần, học sinh chưa có ý thức tốt trong học tập. Các em thường có đặc tính
thích chơi hơn học, hay vi phạm nội quy, vơ lễ, đua địi, thậm chí có những học
sinh tham gia đánh đề, bài bạc, nghiện bi-da, kết quả học tập kém...
- Bản thân tôi không trực tiếp giảng dạy lớp 12C7 từ năm lớp 10 và 11, đến năm
lớp 12 nhà trường mới phân công giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp THPT cho học
sinh. Đây là một khó khăn đối với tơi, như “một mầm non mà bản thân không
phải là người ươm mầm và chăm sóc từ ban đầu”, nên việc làm quen, thấu
hiểu tính cách, hồn cảnh, năng lực của từng học sinh gặp nhiều trở ngại.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
-Nghiên cứu các tài liệu, nghị quyết của Đảng.
- Nghiên cứu các chỉ thị của ngành, các tạp chí, các tài liệu có liên quan
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát và phân loại
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp.

5


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Các nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, của Ngành
giáo dục: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 của Hội nghị lần 8 của BCHTW khóa XI về “Đổi mới căn bản tồn
diện giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị
6


trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó có nêu:
Đối với GD phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm
chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho HS.
Học sinh lớp 12 ở lứa tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa tương lai, thích
khẳng định mình. Chính vì thế, nếu mơi trường tác động tốt thì các em sẽ có
những hành vi và đạo đức tốt, cịn ngược lại thì sẽ rất tồi tệ, có thể các em sẽ hư
hỏng, dối trá, mất tư cách, đạo đức kém…điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết

quả học tập và thi cử. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, các em cũng rất thích được tán
dương, khen ngợi. Vì vậy chúng ta cần những giải pháp thích hợp để giáo dục
và định hướng đúng đắn cho các em học sinh trong các hoạt động giáo dục, học
tập và vui chơi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em. Có như vậy, chúng
ta mới giáo dục học sinh cuối cấp THPT phát triển một cách đúng nhất về nhân
cách cũng như nhận thức của lứa tuổi mình, đặc biệt là các học sinh chậm tiến,
cá biệt.
Với học sinh chậm tiến, cần có những biện pháp riêng, phù hợp với hoàn
cảnh, năng lực của từng em. Từ đó, mới hướng các em đi vào nề nếp và phương
pháp học tập phù hợp. Muốn làm điều đó giáo viên cần phải có những hiểu biết
nhất định về từng hoàn cảnh, từng nguyên nhân tạo nên những học sinh chậm
tiến đó. Từ đó xây dựng các biện pháp giảng dạy phù hợp cho đối tượng học
sinh này.
2. 2. Thực trạng của vấn đề
Thực tế cho thấy các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vơ cùng chú
trọng chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà. Nó là cơ sở để khẳng định
thương hiệu của một địa chỉ giáo dục tin cậy. Nhiệm vụ cao cả của nghề dạy học
là ngoài việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, cảm hóa học sinh hư
hỏng, nghịch ngợm thành học sinh ngoan thì người thầy phải cung cấp kiến thức
để học sinh vận dụng vào thực tiễn đời sống. Trong đó, kì thi tốt nghiệp THPT là
kết quả của 12 năm đèn sách, là điều kiện đầu tiên để các em vững bước vào
tương lai. Trong tất cả các lĩnh vực, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi sự
thành công hay thất bại.
Thực tế nhà trường trong những năm qua, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn
trong cơng tác giảng dạy và ơn thi tốt nghiệp cho đối tượng học sinh chậm tiến.
Do đặc thù của địa phương nên lượng học sinh vào học tại trường không đồng
đều về học lực lẫn hạnh kiểm. Việc xếp lớp có sự phân hóa rõ rệt: lớp chọn – lớp
đại trà – lớp yếu kém. Đặc biệt là đối với học sinh khối 12 nổi trội là những học
sinh yếu kém, ý thức đạo đức yếu. Vì vậy, nhiều học sinh đua bạn đua bè bỏ học,
7



không làm bài tập, nghiện game, không chấp hành nội quy trường lớp, vô lễ với
giáo viên…xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt, chất lượng bài thi cuối cấp
trong những năm qua khá thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, số lượng bài thi
môn Ngữ văn đạt điểm cao chiếm tỉ lệ ít. Đa phần, phổ điểm chung trong thi tốt
nghiệp THPT dao động từ điểm 2 đến điểm 5.
- Nguyên nhân dẫn đến học sinh chậm tiến:
+ Các em đi học do gia đình ép buộc trong khi bản thân không muốn đi. Đây là
một thực tế đau lịng.
+ Sự kích động từ phim ảnh, các trị chơi bạo lực từ game, do bạn bè lôi kéo, do
tác động của xã hội.
+ Do cha mẹ ly hôn, dẫn đến buồn chán. Do hồn cảnh khó khăn, phải thường
xun làm thêm giúp gia đình dẫn đến học lực sa sút.
+ Do lớp học quá nhiều học sinh yếu kém.
+ Tư chất chậm trong nhận thức, hổng về kiến thức nên sinh ra mất trật tự,
nghịch phá.
+ Đối với giáo viên bộ môn: Một số giáo viên phân biệt đối xử. Thường xuyên
kỉ luật, hăm dọa, cho nhiều điểm kém, so sánh giữa học sinh này với học sinh
khác…tạo tâm lí chán nản, bi quan cho học sinh chậm tiến. Đơi khi, một số đề
thi mang tính chất đại trà nhưng vượt tầm của học sinh yếu kém khiến các
em vốn đã chán nản học tập lại càng chán nản hơn.
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài thi mơn Ngữ văn trong kì thi
tốt nghiệp THPT :
Người giáo viên bộ môn cũng giống như người giáo viên chủ nhiệm, phải ý
thức được đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình trong từng buổi học, tiết học.
Để giảng dạy học sinh chậm tiến không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, đó lại là
những học sinh đã quen với cách dạy của thầy cô khác, xa lạ với phong cách
của mình. Câu nói của Bác năm xưa : “Ta có u dân, kính dân thì dân mới
u ta, kính ta” vẫn vẹn ngun giá trị. Nó đúng trong cơng tác giảng dạy và ơn

thi lớp có nhiều đối tượng học sinh chậm tiến. Yếu tố đầu tiên tạo nên sự thay
đổi chất lượng giáo dục phải bắt đầu từ tình u, sự tơn trọng của người thầy đến
với mỗi học sinh chậm tiến. Lay động các em nhận thức hành vi, hình thành ý
thức qua từng tiết học, buổi học.
2.3.1. Giải pháp chung
a. Về phía giáo viên :
+ Trước hết, việc giáo dục và giảng dạy học sinh chậm tiến có thành cơng
hay khơng phụ thuộc vào người thầy. Người thầy phải là người có “Tâm”. Chữ
“Tâm” tơi muốn nói ở đây khơng phải là sự u thương vô bờ đối với học sinh
8


như người con, người em ruột thịt, mà đó cịn là tâm huyết, tha thiết yêu nghề,
tập trung từng hành động nhỏ nhất của mình như cử chỉ, cách ăn mặc, lời ăn
tiếng nói, chăm chút từng tiết giảng…Trong mắt học sinh, người giáo viên là
“thần tượng”, là “điểm tựa tinh thần” của chúng. Đừng để thần tượng sụp đổ
trong mắt các em, các em sẽ hoàn sụp đổ và mất phương hướng. Xuất phát từ
chữ tâm ấy sẽ dễ dàng tiếp cận được các em học sinh, sự bao dung và sự chịu
khó sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng thuyết phục giáo dục được các học sinh cá
biệt. Cũng từ chữ tâm ấy, sẽ đẩy trách nhiệm, nghĩa vụ của giáo viên chủ nhiệm
lên tầm cao hơn, từ đó trăn trở, suy nghĩ đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp với
từng đối tượng.
b. Về phía học sinh :
+ Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn phải nắm được đặc điểm, kết quả qua hai
năm học ( 10 và 11), hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh chậm tiến thông qua sổ
điểm bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. Từ đó cảm thơng, tránh sự xúc phạm vơ
tình đến các em và đồng thời tạo nhiều điều kiện hơn để các em phát huy học tập
và rèn luyện.
+ Giáo viên phải tìm hiểu, khai thác những điểm tốt và điểm yếu cơ bản nhất của
học sinh để tác động làm thay đổi tính cách của học sinh chậm tiến.

+ Giáo viên phải hiểu những suy nghĩ và những điều học sinh muốn. Có như
vậy mới giúp các em tháo gỡ được những điểm yếu của mình để đạt được điều
mình mong muốn chính đáng.
2.3.2. Giải pháp cụ thể
2.3. 2.1. Tìm hiểu từng đối tượng học sinh qua điểm tổng kết lớp 10 và 11:
Đối với một giáo viên bộ mơn, việc tìm hiểu, khai thác và nắm vững chất
lượng môn học lớp 10 và 11 là cơ sở không thể thiếu để biết được đối tượng học
sinh mà mình trực tiếp giảng dạy. Giáo viên bộ mơn sẽ nhận ra được những khó
khăn, những vấn đề mà từng học sinh còn vướng phải. Đa phần học sinh yếu
về văn hóa sẽ kéo theo yếu về đạo đức. Việc quan tâm kết quả qua hai năm học
trước đó vô cùng quan trọng để mỗi giáo viên hiểu rõ về đối tượng giáo dục. Từ
đó, có những biện pháp tác động hiệu quả.
Giáo viên bộ môn cũng cần tránh cái nhìn lí tưởng hóa về lớp học, về học
sinh của mình. Phải tập xác định tư tưởng vững vàng để sẵn sàng đón nhận
những học sinh chậm tiến về đạo đức lẫn học lực. Tạo cho mình năng lượng và
lòng tin giáo dục và giảng dạy học sinh một cách tốt nhất.
2.3.2.2. Xây dựng bản thân trở thành thần tượng trong lòng học sinh chậm
tiến
9


Giáo viên phải tôn trọng học sinh chậm tiến, dù các hành vi của chúng có thể
gây xúc phạm đến danh dự của mình. Tuyệt đối, giáo viên khơng được xúc
phạm danh dự đến các em học sinh trước tập thể lớp. Bao dung, vị tha và cảm
hóa học sinh bằng chữ “Tâm” ở người thầy.
Giáo viên phải chịu khó lắng nghe tâm sự của các em, thường xuyên quan
tâm và hỏi thăm, chăm sóc các em trong các điều kiện có thể. Từ đó mới tìm
hiểu được ngun nhân chính dẫn đến sự cá biệt của các em mà tìm giải pháp
cho phù hợp, an ủi và động viên kịp thời các em khi phát hiện những bi kịch,
chuyện buồn mà gia đình cũng như xã hội mang lại.

Giáo viên phải giữ được chữ tín đối với học sinh cả chuyên môn lẫn nhân
cách sống. Hứa đi đôi với làm. Chú ý cẩn trọng trong từng lời nói, cử chỉ…
Giáo viên Ngữ văn không chỉ là người thầy cung cấp kiến thức mà còn định
hướng đạo đức, uốn nắn nhân cách cho người học. Người thầy tránh cách gọi
các em là học sinh chậm tiến, đặc biệt là trước lớp, trước mặt người khác. Các
em chỉ là những “học sinh chưa ngoan”, “chưa giỏi” . Nếu chúng ta gọi các
em là học sinh chậm tiến hoặc cá biệt, chúng ta đã cố tách học sinh ra khỏi lớp
đó, cơ lập các em trước lớp. Nhiệm vụ của giáo viên là giáo dục học sinh chưa
ngoan thành những học sinh ngoan bởi “Nếu bạn nhìn ai đó với ánh mắt u
thương, bạn sẽ khơng nhìn thấy những nét xấu mà bạn sẽ chỉ nhìn thấy những
nét đẹp mà thơi”.
2.3.2.3. Bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ giáo dục và Đào tạo:
Việc Bộ giáo dục đổi mới cách ra đề thi tốt nghiệp THPT khiến khơng ít giáo
viên và học sinh khó khăn trong việc tiếp cận kỳ thi tốt nghiệp đang cận kề. Vậy,
để có thể có được kết quả bài làm cao nhất thì cả giáo viên và học sinh cần thực
hiện tốt khâu chuẩn bị. Bởi khâu chuẩn bị tốt sẽ tạo tâm thế tiếp nhận cho học
sinh.
- Về phía giáo viên:
+ Chủ động tìm hiểu, tiếp cận phương pháp, cách thức ra đề thi tốt nghiệp mới.
Nắm rõ những chỉ đạo của cấp trên để giữ vững tinh thần của học sinh. Đồng
thời cung cấp cho các em những hiểu biết đầu tiên về cách ra đề thi, số lượng
câu hỏi bố trí giữa các phần, cấu trúc, mức điểm cho mỗi câu.
+ Dựa vào cấu trúc đề minh họa của từng năm, giáo viên sẽ định hướng những
nội dung cụ thể, loại bỏ những nội dung khơng có trong chương trình. Đặc biệt,
giáo viên cần nhấn mạnh trọng tâm từng bài, từng phần có khả năng ra thi cao
nhất.

10



+ Sưu tầm những bài thơ, đoạn văn, văn bản liên quan đến những nhà thơ, nhà
văn trong chương trình học, định hướng cho các em bằng các ra những đề thi
tương tự dưới dạng đọc hiểu và đề mở (đối với phần nghị luận văn học).
+ Giao bài tập cho các em về nhà bằng cách tự cảm nhận một văn bản và kiểm
tra lại khoảng thời gian 15 phút đầu giờ học.
- Về phía học sinh:
+ Nắm được cấu trúc đề, cách thức đổi mới đề thi tốt nghiệp, tự tạo cho mình
tâm lý tiếp nhận.
+ Tự học, tự cảm nhận văn bản dưới định hướng của giáo viên.
+ Thường xuyên theo dõi các thông tin xã hội ở các kênh truyền thông để trang
bị những kiến thức xã hội cho phần nghị luận xã hội.
+ Nắm chắc cốt truyện, thuộc lòng thơ, hiểu ý nghĩa của những chi tiết quan
trọng trong văn bản truyện.
2.3.2.4. Bám sát lớp giảng dạy, tìm hiểu phân loại từng đối tượng học sinh
Đối với GV bộ môn, ngay từ những ngày đầu được giao nhiệm vụ, bản thân
mỗi giáo viên cần bám sát lớp. Không phải hết tiết là hết nhiệm vụ. Đặc biệt,
ở những lớp có nhiều đối tượng học sinh chậm tiến thì việc nắm vững tình hình
đặc trưng lớp học về sĩ số, q qn, hồn cảnh gia đình…càng quan trọng. Từ
đó, giáo viên có thể phân loại từng đối tượng học sinh theo từng nhóm khác
nhau, vùng miền khác nhau.
Khi phân loại được các đối tượng học sinh, người dạy sẽ chủ động trong việc
ra đề cho phù hợp với đối tượng, điều chỉnh cách dạy. Trong các tiết ơn tập
và kiểm tra thực hành, giáo viên có thể ra những câu hỏi vừa sức cho đối tượng
học sinh chậm tiến. Không sử dụng hệ thống câu hỏi quá khó khiến các em rơi
vào trạng thái tự ti, chán nản… Trong một tiết học, không thể áp dụng giáo án
cho cả khối. Tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh, người dạy sẽ lựa chọn cách
truyền tải dễ hiểu nhất, đơn giản nhất, tránh cầu kì nhưng đảm bảo đầy đủ về
kiến thức. Đặc biệt, người dạy cần ra đề phù hợp theo mức độ từ dễ đến khó cho
học sinh.
2.3.2.5. Chia nhỏ từng dạng cụ thể, dạy dấu hiệu nhận biết đối với phần Đọc

– hiểu
Thực tế, có nhiều học sinh tâm sự: “Chúng em mất gốc từ trước, giờ khơng
hiểu được gì”. Vậy nhiệm vụ của người giáo viên là bồi lại cái gốc ấy, chăm
bẵm để nó được nảy mầm. Thực ra, mơn ngữ văn là môn học dễ bồi lại gốc
nhất, bởi kiến thức được thi vào một số tác phẩm trọng tâm lớp 12 và phần hiểu
biết xã hội.
11


Đối với học sinh chậm tiến, có thể nói tất cả kiến thức đối với các em rất mông
lung và mơ hồ. Giáo viên không thể dạy kiểu định hướng giống như các đối
tượng học sinh khác mà cần “cầm tay chỉ đến nơi”. Cần chia rõ từng dạng câu
hỏi cụ thể, hướng dẫn học sinh nhận biết qua những dấu hiệu (nếu có) và cách
tìm câu trả lời đúng nhất.
Trong đề thi tốt nghiệp THPT, phần đọc – hiểu có ít nhất là hai câu hỏi dưới
dạng nhận biết để tránh điểm liệt cho những học sinh yếu kém. Thông thường,
các câu hỏi chỉ yêu cầu kiến thức cơ bản, dễ nhận diện, không đánh đố học sinh.
Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp học sinh chậm tiến lấy điểm trọn vẹn ở
những câu hỏi này.
Với dạng câu hỏi đọc – hiểu yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi về các
phương thức biểu đạt, thể thơ, xác định các biện pháp tu từ. Ngoài những câu
hỏi về nội dung, thông tin … trong văn bản, thì đề thi cịn có những câu hỏi mở,
đưa ra những tình huống trong cuộc sống để học sinh thể hiện quan điểm cá
nhân, yêu cầu các em phải suy ngẫm, đưa ra quan điểm, nhận xét, ý kiến của cá
nhân, phải phân tích sâu, thuyết phục. Vậy muốn làm tốt các em cần rèn luyện
tốt kĩ năng đọc – hiểu. Các câu hỏi đọc – hiểu thường tập trung vào các khía
cạnh sau:
2.3.2.5.1. Dạng xác định các phương thức biểu đạt
- Học sinh cần nắm vững đặc trưng và dấu hiệu để xác định đúng phương thức
biểu đạt. Có 6 phương phương thức biểu đạt được đưa vào giảng dạy nhưng

trong đó, có 4 phương thức được thi nhiều nhất trong đề thi tốt nghiệp THPT. Cụ
thể:
+ Phương thức nghị luận.
+ Phương thức biểu cảm.
+ Phương thức tự sự.
+ Phương thức miêu tả.
Thực tế có nhiều học sinh chậm tiến không nắm được đầy đủ tên của các
phương thức này, chưa nói đến hiểu và nhận biết được chúng. Vậy người dạy
ngồi việc cung cấp khái niệm thì điều quan trọng nhất là giúp học sinh nhận
biết qua các dấu hiệu cụ thể. Chia từng vùng ngữ liệu giúp học sinh dễ nhận biết.
Chẳng hạn:
+ Ngữ liệu là thơ: Dạng tồn tại của nó chủ yếu là phương thức biểu cảm. Giáo
viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy những từ ngữ, hình ảnh…biểu thị và bộc lộ
cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Ngữ liệu là văn xuôi:
12



Nếu ngữ liệu đề cập đến những vấn đề về tư tưởng đạo lí và hiện tượng
đời sống xã hội, có dùng lập luận, lí lẽ…để thuyết phục người nghe/ người đọc
về quan điểm nào đó thì ngữ liệu thuộc phương thức nghị luận.

Nếu ngữ liệu có các dấu hiệu nhận biết như: nhân vật, sự kiện, cốt truyện,
lời thoại…thì ngữ liệu thuộc về phương thức biểu cảm.
2.3.2.5.2. Nắm nội dung chính và các thơng tin quan trọng của văn bản; hiểu
ý nghĩa của văn bản, tên văn bản
Cho ví dụ sau: Anh / chị hãy đọc ngữ liệu sau:
“Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron (thịt,
trứng, sữa...) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này,

colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp
lại, khơng cịn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra.
Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu
cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đơng gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn
dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não,
thậm chí gây chết người”.
(Sinh học - lớp 8. NXB Giáo Dục 2007)
Cho biết: Văn bản sau nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho văn bản.
Đối với dạng câu hỏi này, các em cần đọc kỹ văn bản, tìm xem trong đó từ
ngữ nào được lặp đi lặp lại. Xét nội dung của nó nói về điều gì ? Xác định được
nội dung rồi đặt tên cho văn bản. Với dạng câu hỏi đặt tên cho văn bản giáo viên
cần lưu ý cho học sinh đây là dạng câu hỏi “ăn” điểm, giúp các em tránh được
điểm chết (bài làm 1 điểm là điểm chết) nên nhất định khơng được bỏ qua câu
này.
Với ví dụ trên, ta thấy: đoạn văn nói đến căn bệnh xơ vữa động mạch và
nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy ta có thể đặt tên cho đoạn
văn bản đó là: “Bệnh xơ vữa động mạch” hoặc “Đề phịng với xơ vữa động
mạch”.
2.3.2.5.3. Dạng tìm ra một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác
dụng của chúng
Với dạng câu hỏi này các em cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ
vựng, khi nắm chắc các biện pháp nghệ thuật này học sinh sẽ dễ nhận diện chugs
trong một văn bản.
- So sánh: Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng
sức gợi hình gợi cảm.
13


- Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi
hình gợi cảm.

- Nhân hóa: Cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con
người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy
nghĩ tình cảm của con người.
- Hốn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
- Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mơ tính chất của sự vật hiện
tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: Dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác
phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
- Điệp ngữ: Lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
- Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái
dí dỏm hài hước.
Cho ví dụ sau: Anh/ chị hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác
dụng của chúng trong đoạn thơ sau:
“Chúng đem bom ngàn cân
Dội lên trang giấy trắng
Mỏng như một ánh trăng ngần
Hiền như lá mọc mùa xn”
(Trang giấy học trị - Chính Hữu)
Ở ngữ liệu trên tác giả Chính Hữu đã sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, đối
lập và so sánh. Ẩn dụ: Hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của
trẻ nhỏ; Đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; So sánh: Trang giấy
mỏng như…, hiền như…Tác dụng nhằm khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh
và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của tác giả.
2.3.2.5.4. Dạng nhận diện phong cách ngơn ngữ tiếng Việt
Ngồi những dạng câu hỏi trên, câu hỏi đọc – hiểu còn kiểm tra kĩ năng nhận
diện phong cách ngơn ngữ của học sinh. Chính vì thế, học sinh cần khái quát lại
6 phong cách ngôn ngữ văn bản đã được học từ chương trình Ngữ văn 10 đến
Ngữ văn 12. Mỗi một phong cách ngôn ngữ cần nắm được đặc trưng riêng, văn
bản ngôn ngữ của nó. Dưới đây là bản thống kê:
Tên các phong cách ngôn ngữ và các thể loại văn bản tiêu biểu cho

từng phong cách.
PCNN
Sinh hoạt

PCNN
nghệ thuật

PCNN
báo chí
14

PCNN
chính luận

PCNN
khoa học

PCNN
hành chính


-Dạng nói -Thơ ca, hị - Thể loại -Cương lĩnh - Các loại -Nghị
định,
(độc thoại, vè.
chính: Bản - Tuyên bố. văn bản khoa thông
tư,
Thể đối thoại) - Truyện, tiểu tin, Phóng Tun ngơn, học chun thơng cáo…
loại - Dạng viết thuyết,
kí, sự…
lời kêu gọi, sâu.

- Giấy chứng
văn (nhật kí, hồi kịch bản
- Ngoài ra: hiệu triệu. - Các văn nhận,
văn
bản ức cá nhân)
thư bạn đọc, - Các bài bản dùng để bằng, chứng
tiêu - Dạng lời
phỏng vấn, bình luận, xã giảng
dạy chỉ, giấy khai
biểu nói tái hiện
quảng cáo, luận báo cáo các mơn KH sinh,…
(trong tác
bình
luận
giáo
trình, - Đơn, bản
phẩm văn
thời sự,…
thiết kế bài khai, báo cáo,
học)
dạy.
biên bản,…
- Các văn
bản phổ biến
khoa học.
Một điểm nữa cần lưu ý các em – đây cũng là một cách để các em dễ nhận
diện phong cách ngôn ngữ văn bản. Khi đọc đề cần chú ý đến nguồn gốc, xuất
xứ của văn bản (ngữ liệu), các em sẽ dễ dàng nhận ra phong cách ngơn ngữ của
văn bản đó.
Cho ví dụ sau: Anh / chị hãy đọc ngữ liệu sau và cho biết ngữ liệu thuộc phong

cách ngơn ngữ nào?
Ngữ liệu 1:
“Ơi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...”
(Sao chiến thắng – Chế Lan Viên)
Ngữ liệu 2: “Việc mà Trung Quốc đưa công cụ là giàn khoan HD981 vào
vùng biển đặc quyền của Việt Nam mà không được sự đồng ý của Nhà nước Việt
Nam là vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể là vi phạm Công ước Liên hợp quốc
luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên đã kí kết. (Theo Báo Dân trí)
Như vậy, căn cứ vào ngơn ngữ văn bản, dạng văn bản và nguồn gốc của ngữ
liệu ta có thể xác định được phong cách ngơn ngữ dễ dàng. Ngữ liệu 1 là phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật, ở ngữ liệu 2 là phong cách ngôn ngữ báo chí.
Cuối cùng, ngồi những dạng câu hỏi trên học sinh cần lưu ý, với mỗi ngữ liệu
đọc – hiểu, ở câu hỏi cuối thì đề thi cịn có những câu hỏi mở, thường đưa ra
những tình huống trong cuộc sống để học sinh thể hiện quan điểm cá nhân, yêu
cầu các em phải suy ngẫm, đưa ra quan điểm, nhận xét, ý kiến của cá nhân, thể
15


hiện quan điểm, lập trường tư tưởng của mình. Ở phần này, để làm tốt, các em
cần lưu ý, mọi ý kiến, suy nghĩ, quan điểm sống đưa ra phải bám vào ngữ liệu
gốc, bám vào chủ đề của văn bản để tránh xa đề lạc đề.
2.3.2.5.5. Dạng câu hỏi: “Theo tác giả”…
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ ngữ liệu. Đối với dạng câu hỏi này, câu trả
lời nằm ngay trong ngữ liệu.
- Học sinh cần xác định đúng vị trí câu trả lời. Thơng thường nó sẽ xuất hiện
trước hoặc sau mà cụm từ trong câu hỏi đang đề cập.
Ví dụ:

Cho ngữ liệu sau:
“ Lịng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế
giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như
cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo,
trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những
cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà khơng có sự phán xét. Khả năng đọc được
tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người
mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở
trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.” ( Đề thi
THPT Quốc gia năm 2017)
- Câu hỏi: Theo tác giả, thấu cảm là gì?
- Trả lời: Theo tác giả, thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của
người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một
ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của
họ và tất cả xảy ra mà khơng có sự phán xét.
2.3.2.5.6. Dạng câu hỏi: “Nêu nội dung chính của văn bản”
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ ngữ liệu, xác định vấn đề trọng
tâm mà ngữ liệu đề cập.
- Bước 2: Chú ý những câu hỏi phụ phần đọc – hiểu và câu hỏi viết đoạn văn
nghị luận xã hội đang đề cập đến vấn đề gì? Đây khơng phải là nội dung chính
nhưng là cơ sở để xác định vấn đề của ngữ liệu.
- Bước 3: Kết hợp giữa hai bước này để xác định nội dung chính đầy đủ của văn
bản, tránh xa đề, lạc đề.
2.3.2.5.7. Dạng câu hỏi: Hiểu biết về nội dung của câu nói/ câu thơ
- Đối với dạng câu hỏi này, giáo viên cần định hướng cho học sinh:
+ Đọc kĩ ngữ liệu, nắm được nội dung trọng tâm mà ngữ liệu đề cập.

16



+ Trả câu nói/ câu thơ vào vị trí của nó trong ngữ liệu. Cần chú ý khơng phân
tích nội dung của ngữ liệu, mà chỉ dựa vào nội dung, học sinh phân tích sâu về
câu hỏi, xốy sâu vào vấn đề yêu cầu.
+ Đối với dạng câu nói hoặc ý kiến: Học sinh sử dụng kiến thức xã hội kết hợp
với những hiểu biết của mình, lập luận chặt chẽ,
+ Đối với dạng câu thơ/ đoạn thơ: Cần chỉ rõ 2 thành phần nghĩa của câu: Sự
việc, nội dung được đề cập và tình cảm, thái độ của tác giả (nghĩa sự việc và
nghĩa tình thái)
Ví dụ:
Đọc đoạn trích:
“Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết khơng lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi…”
(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học,
1985, tr.391) – Đề thi THPT Quốc gia năm 2019.
- Câu hỏi: Anh/ chị hiểu gì về nội dung của những câu thơ sau:
“ Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm”
-> Nội dung: Hai câu thơ vừa đề cập đến nỗi vất vả, gian khổ, thậm chí là mất
mát hi sinh của những người con đang ngày đêm gắn bó với biền. Đồng thời, thể
hiện nỗi xót thương của tác giả trước những vất vả, hi sinh ấy.
2.3.2.5.8. Dạng câu hỏi: Đồng tình hay khơng đồng tình? Lí giải?
- Đối với dạng câu hỏi này, giáo viên cần:
+ Yêu cầu học sinh đọc kĩ ý kiến đề đưa ra để có chính kiến, phân biệt đúng sai.
+ Khẳng định quan điểm cá nhân: Đồng tình hoặc Khơng đồng tình (Chỉ chọn 1
trong 2). Học sinh chậm tiến đều có thể khẳng định được vấn đề.

+ Sử dụng kiến thức xã hội và hiểu biết cá nhân, đưa ra lí lẽ, lập luận để thuyết
phục người nghe về quan điểm mình đưa ra là đúng.
2.3.2.5.9. Dạng câu hỏi: Thơng điệp/ bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất? Vì sao?
- Đối với dạng câu hỏi này, giáo viên cần:
+ Yêu cầu học sinh liệt kê những thông điệp/ bài học…rút ra từ ngữ liệu.
+ Sau đó lựa chọn 1 thơng điệp/ bài học mà bản thân tâm đắc nhất, có kiến thức
nhất để lí giải.
17


2.3.2.6. Dạy từng yêu cầu cụ thể với dạng đề nghị luận xã hội
Trong cách ra đề thi tốt nghiệp đổi mới trong những năm trở lại đây, nhìn
chung phần nghị luận xã hội vẫn được giữ nguyên dưới hình thức triển khai
đoạn văn. Nên học sinh vẫn không bỡ ngỡ lắm trước dạng đề thi này. Vậy, để
làm tốt dạng này đầu tiên yêu cầu học sinh phải nắm chắc, biết thế nào là nghị
xã luận xã hội, dàn ý chung của kiểu bài này.
Câu nghị luận xã hội thường có kiến thức và phạm vi đề thi xoay quanh ba
chủ đề:
+ Nghị luận về các vấn đề thuộc về tư tưởng, đạo lý;
+ Nghị luận vấn đề thuộc hiện tượng đời sống.
+ Nghị luận vấn đề xã hội được đặt ra trong văn bản (nghị luận tổng hợp).
Trong đó, dạng thứ ba thường được áp dụng theo cấu trúc đề thi THPT quốc
gia trước đây và nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Câu hỏi nghị luận xã hội sẽ có
nội dung liên quan đến vấn đề từ phần ngữ liệu đọc hiểu (phần I). Với dạng này,
học sinh cần nắm chắc vấn đề cốt lõi mà đề yêu cầu, các bước làm bài và triển
khai luận điểm, luận cứ rõ ràng.
Đối với học sinh chậm tiến thì câu hỏi viết đoạn văn nghị luận xã hội là một
thử thách. Các em mơ hồ về kiến thức, đa phần rơi vào tình trạng viết lan man,
lung tung, khơng đúng trọng tâm vấn đề. Bởi vậy, người dạy cần định hướng cho
học sinh một số yêu cầu sau để tránh mất điểm đáng tiếc:

a. Yêu cầu học sinh triển khai đúng hình thức đoạn văn:
Đối với học sinh chậm tiến thì 0.25đ cũng là quý giá trong một bài thi. u
cầu viết đúng hình thức đoạn văn khơng gây khó khăn cho đối tượng học sinh
này. Bởi vậy, người dạy cần định hướng đúng đắn, yêu cầu cụ thể về việc triển
khai câu NLXH đúng hình thức của một đoạn văn.
b. Yêu cầu về nội dung:
* Bước 1: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; sử dụng thao tác lập luận phù hợp (không
nên sử dụng hết tất cả thao tác)
* Bước 2: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Sau khi xác định được vấn đề cốt lõi, thí sinh cần xác định dàn ý cho đoạn
nghị luận xã hội dài 200 chữ. Mở đầu nên dùng một câu nêu nội dung khái quát
và dẫn vào vấn đề, có thể dùng câu ngun văn hoặc trích từ khóa.
* Bước 3: Các bước phát triển đoạn văn.
Đoạn văn cần phát triển theo hướng:
- Giải thích vấn đề, từ khóa một cách ngắn gọn; phát hiện từ khóa, khía cạnh
chính cần phân tích.
18


- Tập trung thẳng vào vấn đề để lập luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề).
- Dẫn chứng ngắn gọn phù hợp (dẫn chứng cần tiêu biểu) + phản đề.
- Cuối cùng, thí sinh cần rút ra bài học nhận thức và hành động và kết đoạn bằng
một câu khái quát lại vấn đề
Ví dụ:
Câu hỏi nghị luận xã hội (câu 1, phần II) trong đề tham khảo Ngữ văn, kỳ thi
tốt nghiệp THPT 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo cơng bố ngày 1/4. Từ nội
dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn
về giá trị của việc con người biết đối mặt và chinh phục nghịch cảnh
Dàn ý

- Nêu được vấn đề chính: Giá trị của việc con người biết đối mặt và chinh phục
nghịch cảnh.
- Giải thích: Nghịch cảnh là gì? (khơng bắt buộc phải có).
- Xác định từ khóa "giá trị" (những thứ đạt được) khi biết đối mặt và chinh phục
nghịch cảnh. (Đoạn này cần tập trung nhất).
- Nêu dẫn chứng.
- Bác bỏ.
- Bài học rút ra từ bản thân.
Minh họa bằng một đoạn văn hoàn chỉnh:
"Nghịch cảnh", từ xưa đến nay vẫn luôn là nhân tố khơng thể thiếu trong q
trình phát triển của một con người, vấn đề là mỗi người biết đối diện và chinh
phục nó ra sao. Tất cả nghịch cảnh đều ẩn chứa một hạt mầm lợi ích tương
đương. Có nghịch cảnh mới có tự cải thiện, mới có thành cơng. Nhiều người bị
sa ngã vào những cạm bẫy của nghịch cảnh, không đủ dũng cảm dám đối diện
chúng. Nhưng đối với những người dám đối mặt với chúng, họ từng bước tìm ra
được sức mạnh tinh thần và ni dưỡng nó, cuối cùng vượt qua nghịch cảnh.
Những năng lực thực sự ấy, chỉ khi gặp phải nghịch cảnh mới tìm ra được. Sau
1855 lần bị hơn 500 công ty điện ảnh từ chối, diễn viên nổi tiếng Hollywood
Sylvester Stallone mới có thể thành danh. Sau gần 2000 thất bại, cũng như là
2000 lần dám đối diện với nghịch cảnh, ông mới có thể tìm ra được thành cơng
thực sự. Những ví dụ này cho thấy điều quan trọng con người cần có là khơng
được nghĩ đến hai từ "bỏ cuộc". Nếu chẳng may rơi vào hồn cảnh khó khăn, ta
chỉ có thể dùng sự nỗ lực của chính bản thân để tìm giải pháp thốt ra khỏi khó
khăn. Trong q trình ấy, ta học thêm được vô vàn bài học quý báu, nhưng quan
trọng nhất là việc nhận ra chân lý: Chỉ chính bản thân ta mới có thể giúp được
ta mà thơi. Chính lúc ta sẵn sàng đối diện với nghịch cảnh là lúc ta bước một
19


bước gần hơn trên con đường trưởng thành, hoàn thiện bản thân và nhận được

sự nể phục, tin yêu từ người khác.
(Theo Phan Cảnh Đăng Viên, học sinh trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học
Quốc gia TP HCM)
Khi triển khai vấn đề nghị luận cần thể hiện sự hiểu biết, trải nghiệm của bản
thân về vấn đề; biết nhìn nhận cuộc sống qua nhiều góc độ, phương diện, từ đó
đưa ra ý kiến, quan điểm, giải pháp của cá nhân.
Dung lượng cho một bài viết nghị luận xã hội 200 chữ khoảng hai phần ba
trang giấy thi, thời gian làm bài chỉ nên 20-25 phút.
2.3.2.7. Khen thưởng, động viên kịp thời sự tiến bộ của từng học sinh
Mạnh dạn biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của học sinh cá biệt trước tập thể.
Đừng tiết kiệm lời khen với các em vì một lời động viên khen ngợi cịn giá trị
hơn rất nhiều những bản kiểm điểm.
Thông qua các cuộc sinh hoạt lớp, các hoạt động giảng dạy… giáo viên chủ
nhiệm biểu dương, khen ngợi các em đã có nhiều tiếng bộ trong học tập cũng
như trong việc rèn luyện đạo đức. Đặc biệt là các học sinh cá biệt phải quan tâm
vấn đề này lên hàng đầu. Tổ chức cho các em giao lưu văn hóa, văn nghệ để
hiểu nhau hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải nghiêm khắc phê bình những
em học sinh khơng chịu rèn luyện tu dưỡng đạo đức và học tập. Giao cho lớp
trưởng, tổ trưởng theo dõi và báo cáo tình hình hoạt động của các học sinh cá
biệt, để giáo viên kịp thời xử lý không để quá muộn.
2.3.2.8. Mỗi Giáo viên Ngữ văn phải là điểm tựa tinh thần cho học sinh
chậm tiến
Khi nào người thầy sống và giáo dục học sinh bằng cái TÂM thì khi đó người
thầy chính là điểm tựa tinh thần không để thiếu trên bước đường phát triển nhân
cách người học. Đặc biệt là học sinh cá biệt. Đừng đứng ngoài cuộc đời các em,
hãy là những người thầy dạy chữ, người cha người mẹ bao dung, người anh
người chị đồng cảm, người bạn sẵn sàng sẻ chia…để mỗi khi các em vấp ngã,
người đầu tiên chúng nghĩ về và cần một lời động viên chính là GV Ngữ văn.
Hãy trở thành những trang nhật kí đời cho các em để chúng được viết lên suy
nghĩ, ước mơ…của bản thân mà chúng đang dần đánh mất. Hãy dạy chúng biết

yêu thương, biết điểm dừng, biết giá trị cuộc sống và biết trân trọng sinh mệnh
con người.
2.4. Kết quả:
- Kết quả đánh giá chung qua các bài thi:
+ HKI
Số học sinh đạt Giỏi
03
8.33%
20


Số lượng - Tỉ lệ
(%)

+ HKII
Số học sinh đạt
Số lượng - Tỉ lệ
(%)

+ CẢ NĂM:
Số học sinh đạt
Số lượng - Tỉ lệ
(%)

Khá

16

-


44.44%

Trung bình
Yếu
Kém

17
00
00

-

47.22%
0%
0%

Giỏi

03

-

8.57%

Khá

31

-


88.57%

Trung bình
Yếu
Kém

01
00
00

-

2.86%
0%
0%

Giỏi

04

-

11.43%

27

-

04
00

00

-

Khá
Trung bình
Yếu
Kém
- Kết quả thi mơn Ngữ văn THPT:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19


Nguyễn Văn
Lê Thị
Đinh Huệ
Lê Huỳnh
Nguyễn Hữu
Đoàn Ánh
Trịnh Đức
Bùi Văn
Lê Thị Kim
Bùi Thị
Chu Thị
Thiều Thị
Nguyễn Hữu
Trịnh Thị
Nguyễn Thị
Thiều Thị Thúy
Trịnh Thị Ánh
Hà Văn
Nguyễn Thị

Họ và tên
An
Ánh
Chi
Đức
Dũng
Dương
Dương
Hải
Hồng

Hồng
Huê
Huệ
Hùng
Hương
Huyền
Lan
Linh
Linh

21

77.14%
11.43%
0%
0%
Điểm thi THPT
môn Ngữ văn
6.0
7.25
7.0
6.0
6.0
7.0
5.25
5.0
6.75
7.5
7.0
6.25

5.0
6.5
6.75
6.0
8.0
4.75
6.5


20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Trương Thị
Mai Thị
Tống Thị
Vũ Thị Thanh

Trịnh Văn
Vũ Thị
Lại Văn
Nguyễn Thị
Trịnh Minh
Nguyễn Viết
Trịnh Việt
Đỗ Thị
Lê Đình Đức
Trịnh Đình
Nguyễn Thành
Nguyễn Văn

Như
Nhung
Quỳnh
Tâm
Tam
Thắm
Thắng
Thanh
Thụ
Thứ
Tiến
Trang
Trọng
Trung
Trung
Trung


6.0
7.0
6.25
5.75
4.75
6.75
5.25
7.0
4.25
6.0
6.0
6.75
6.75
6.0
6.5
5.25

* Đối với bản thân:
Đây là một hướng triển khai có tính sáng tạo trong thực tiễn giảng dạy và ôn thi
tốt nghiệp. Nó giúp bản thân tơi có thể thấu hiểu tâm tư của học sinh, yêu
thương và gần gũi học sinh. Đồng thời, thông qua công tác ôn luyện, tôi cảm
thấy có thêm động lực, có uy tín trước đồng nghiệp, yêu nghề, yêu người và ra
sức phấn đấu vì sự nghiệp trồng người.
* Đối với đồng nghiệp và nhà trường:
Đây là một đề tài sáng tạo có thể áp dụng trong phạm vi lớp riêng và các lớp đặc
thù khác nói chung. Nó sẽ là một hướng tiếp cận gần gũi nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả học sinh chậm tiến. Đây là một đề tài tơi nghĩ có lợi ích rất lớn hỗ
trợ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Góp phần đổi mới và nâng
cao trình độ chun mơn của nhà giáo, thay đổi thứ hạng của lớp và vị trí nhà
trường với các trường THPT trong tỉnh.


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trong cấp học THPT: Công tác ôn thi tốt nghiệp THPT ln được coi trọng vì
nó phản ánh được hiệu quả chất lượng giáo dục của một nhà trường và vị trí
quan trọng của người giáo viên giảng dạy. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phải
nâng cao được chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức, định hướng và phát
triển nhân cách cho người học. Giáo viên thật sự phải có năng lực, năng khiếu
22


sư phạm, đồng thời phải có tâm huyết với nghề nghiệp, biết tôn trọng nhân cách
học sinh. Hiệu quả giáo dục học sinh lớp cá biệt không chỉ thể hiện ở sản phẩm
sư phạm mà còn thể hiện năng lực của mỗi giáo viên chủ nhiệm nói riêng và
chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Nó cịn là thước đo để đánh giá
sự nỗ lực, phấn đấu của thầy và trị.
Muốn có sản phẩm của hoạt động sư phạm tốt phải bắt đầu từ người thầy
trước. Trong quá trình giảng dạy người thầy phải biết bắt đầu từ những kỹ năng
đơn giản nhất để hướng học sinh đến một mục đích cao hơn. Kiến thức, sự hiểu
biết về kỹ năng sống, kinh nghiệm và tư cách của người thầy có sức lan tỏa lớn
đối với học sinh.
Đề tài của tôi không bắt nguồn từ những ý tưởng lớn lao mà xuất phát từ thực
tế mà tôi đã được trải nghiệm trong q trình giảng dạy. Vì vậy tơi cũng tin
tưởng rằng: Đề tài của tôi sẽ được áp dụng rộng rãi cho các đối tượng học sinh
lớp chậm tiến – những học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa tương lai nhận
thức đúng hành vi, giá trị của bản thân trước xã hội.
3.2. Kiến nghị:
Ban giám hiệu nhà trường cần có những can thiệp cần thiết khi giáo viên gặp
khó khăn trong việc tiếp cận với gia đình học sinh chậm tiến, hoặc tạo điều kiện
thuận lợi để giáo viên liên hệ làm việc với các ban ngành ( Phụ nữ, Hội nông

dân …) khi cần thiết để giúp đỡ học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn .
Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi đã thực hiện để giúp đỡ học sinh
cá biệt trong lớp. Rất mong sự góp ý thêm của các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tơi khơng sao chép của người khác
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 5 năm 2021
Người viết
Lê Thị Thanh Hương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chí Bằng – Bứt phá điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. NXB Hồng
Đức.

23


2. Phan Danh Hiếu - Cẩm nang luyện thi Quốc Gia Ngữ Văn. NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Huân - Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Qua Các Kì Thi Chuyên
Đề Nghị Luận Xã Hội Theo Hướng Mở. NXB Dân trí.
4. Phan Trọng Luận (Chủ biên) - Ngữ văn 12. NXB Giáo dục
5. Nguyễn Kim Phong – Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 10. NXB Văn
học.
6. Đỗ Ngọc Thống – Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10. NXB Giáo dục.
7. W.W.W. Google.com.vn

24




×