Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO học SINH TRONG dạy học LỊCH sử ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH TRONG DẠY - HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

Người thực hiện: Nguyễn Xuân Tịnh
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Như Thanh
SKKN thuộc mơn: Lịch sử

THANH HỐ NĂM 2021


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................2
1.5. Những đóng góp mới của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.......................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu...................................................................................3
2.2.1. Thực trạng chung............................................................................................................3
2.2.2. Đối với học sinh...............................................................................................................3
2.2.3. Đối với giáo viên..............................................................................................................3


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...............................................................3
2.3.1. Giải pháp sử dụng kiến thức liên môn trong dạy - học lịch sử...................................3
2.3.2. Giải pháp sử dụng kênh hình trong dạy - học lịch sử..................................................8
3.3. Giải pháp sử dụng tư liệu trong dạy - học lịch sử.........................................................10
2.3.4. Giải pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy - học lịch sử................................12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................................................................18
3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT......................................................................................................18
3.1. Kết luận.............................................................................................................................18
3. 2. Những kiến nghị, đề xuất...............................................................................................19
PHẦN PHỤ LỤC SKKN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bộ mơn Lịch sử có vai trị quan trọng giáo dục lịng u nước, ý thức tự
hào dân tộc, góp phần khơng nhỏ hình thành nhân cách và lý tưởng sống cho
học sinh. C.Mác đánh giá vai trị của Lịch sử “Là cơ giáo của cuộc sống”, “Là
bó đuốc soi đường đi đến tương lai”. Mặc dù có vai trị quan trọng như vậy,
nhưng trong thực tiễn dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế. Chính bởi vậy mà chất lượng bộ mơn chưa được nâng cao
để xứng tầm với vị trí của nó.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nêu trên, một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chưa thực sự hứng thú trong học tập bộ môn
Lịch sử bởi vì: nhiều giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng hiện đại, nặng về thuyết trình kiến thức trong SGK. Việc sử dụng các
phương pháp dạy học hiện đại như: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,
dạy học theo dự án, dạy học tích hợp liên mơn, khai thác tư liệu lịch sử, sử dụng đồ
dùng trực quan, khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học chưa được thực hiện
thường xuyên, có chăng giáo viên chỉ sử dụng trong một số giờ thao giảng khi có

đồng nghiệp dự giờ thăm lớp. Trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT hiện
nay, nhiều giáo viên vẫn dạy học chay, dạy học theo kiểu đọc chép, mơ phỏng, tóm
tắt lại nội dung bài dạy trong SGK... Chính vì thế đã dẫn đến thực trạng nhiều học
sinh không hứng thú trong mỗi giờ học lịch sử.
Để khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy và học bộ mơn Lịch sử ở
trường THPT, nhằm gây hứng thú cho học sinh, ngoài việc sử dụng những
phương pháp - kĩ thuật dạy học hiện đại, giáo viên cần khai thác và sử dụng hiệu
quả kiến thức liên môn trong dạy học, sử dụng sơ đồ hóa kiến thức, đồ dùng trực
quan, khai thác và sử dụng hiệu quả kênh hình, tư liệu trong dạy học... để bài
giảng trở nên sinh động và có sức hấp dẫn đối với học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn
Lịch sử ở trường THPT Như Thanh, tôi luôn trăn trở, tìm tịi, ứng dụng những
phương pháp - kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm thu hút sự chú ý của học sinh
trong giờ học, để nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử. Với việc khai thác và sử
dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học như: tích hợp kiến
thức liên mơn, sử dụng sơ đồ hóa kiến thức, khai thác và sử dụng hiệu quả kênh
hình, tư liệu lịch sử... trong dạy học; tơi nhận thấy, đây là những giải pháp dạy
học hiệu quả giúp học sinh hiểu biết một cách toàn diện, đa chiều, sâu sắc hơn
về lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả bài học, gây hứng thú cho
học sinh.
Từ ưu điểm của những phương pháp dạy học nêu trên trong dạy - học lịch
sử, tôi thực hiện một SKKN với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hứng thú
cho học sinh trong dạy - học Lịch sử ở trường THPT Như Thanh”. Tôi hi
vọng, với đề tài SKKN này sẽ là một kênh tham khảo cho đồng nghiệp trong nhà
trường và những ai quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy - học bộ môn
Lịch sử ở trường THPT hiện nay, nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh trong
mỗi giờ học lịch sử.
1



1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp dạy - học
lịch sử ở trường THPT thông, gây hứng thú cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với phạm vi SKKN “Một số giải pháp nâng cao hứng thú cho học sinh
trong dạy - học Lịch sử ở trường THPT Như Thanh”.
Đối tượng mà tôi nghiên cứu là một số giải pháp nâng cao hứng thú cho
học sinh trong dạy - học Lịch sử ở trường THPT Như Thanh.
Đối tượng mà tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện và hoàn thành SKKN này, tôi đã thực hiện các phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
+ Thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh thơng qua những giờ học
lịch sử có sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại; những giờ học
sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.
+ Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chun
mơn về những ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực cũng như những hạn
chế của phương pháp dạy học truyền thống. Thơng qua đó để lựa chọn những
phương pháp dạy học mới trong dạy học lịch sử, nhằm gây hứng thu cho học
sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Nghiên cứu các tài liệu lí luận đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở
trường THPT, nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy - học Lịch sử.
+ Tham khảo, tìm hiểu kiến thức liên môn, sử dụng tư liệu lịch sử, kênh
hình, sơ đồ hóa kiến thức trong dạy - học lịch sử ở trường THPT.
1.5. Những đóng góp mới của sáng kiến kinh nghiệm
Với SKKN này, tôi đã sử dụng một số giải pháp trong dạy - học lịch sử theo
hướng tích cực ở trường THPT, nhằm gây hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học.

Các giải pháp mà tôi thực hiện trong SKKN này gồm: sử dụng kiến thức
tích hợp liên mơn, khai thác và sử dụng kênh hình, tư liệu lịch sử, sử dụng sơ đồ
hóa kiến thức trong dạy - học lịch sử.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Đổi mới phương pháp dạy - học bộ môn Lịch sử ở trường THPT nhằm
gây hứng thú cho học sinh, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng hiện đại cho phù hợp với thực tiễn hiện nay. Dạy học theo phương
pháp đổi mới hiện nay trong dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viên phải sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau trong dạy học. Tùy theo nội dung kiến thức từng
bài mà giáo viên sử dụng những phương pháp dạy học cho phù hợp.
Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong dạy - học lịch sử ở trường
THPT đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: sử
2


dụng kiến thức liên môn trong dạy học, sử dụng tư liệu lịch sử, khai thác kênh
hình, sử dụng sơ đồ hóa kiến thức... Bởi vì trong dạy học nói chung, dạy học bộ
mơn Lịch sử nói riêng hiện nay ở trường THPT khơng có một phương pháp dạy
học nào là tối ưu. Vì thế, để nâng cao hiệu quả bài học, gây hứng thú cho học
sinh, yêu cầu giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực,
phát huy được tích chủ động của học sinh trong mỗi giờ học.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng chung
Trường THPT Như Thanh trong những năm qua đã đạt được nhiều thành
tích đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy - học, luôn là một trong những
đơn vị dẫn đầu các trường THPT khu vực miền núi về chất lượng mũi nhọn cũng
như chất lượng đại trà.
Để đạt được những thành tích nổi bật trên, giáo viên bộ môn Lịch sử của
nhà trường đã tâm huyết trong giảng dạy, tích cực đổi mới phương pháp dạy học

để nâng cao hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học lịch sử.
2.2.2. Đối với học sinh
Bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay với đặc thù là khó học, kiến
thức hàn lâm. Có rất nhiều nội dung và kiến thức lịch sử yêu cầu học sinh phải
học, phải nhớ, phải hiểu rõ bản chất thì mới có thể học tốt mơn học.
Để học tốt bộ mơn Lịch sử, yêu cầu đặt ra đối với học sinh là phải chủ
động, tích cực trong mỗi giờ học. Học sinh phải nghiên cứu bài học trước khi
đến lớp, biết khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử để phục vụ bài học. Tiếp
thu và học tập môn học bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
Tuy nhiên, trong quá trình học tập, nếu học sinh chăm chú nghe giảng,
biết tìm ra những phương pháp học tập cho phù hợp với đặc trưng của từng bài,
biết sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập, có khả năng khái quát tổng hợp kiến
thức, nắm vững những sự kiện và nội dung cơ bản của lịch sử sẽ giúp các em
hứng thú hơn trong mỗi giờ học lịch sử.
2.2.3. Đối với giáo viên
Là giáo viên nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã tích lũy được một số
kinh nghiệm trong dạy học lịch sử để tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ
học. Để học sinh u thích mơn học, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian để
soạn bài, sử dụng những phương pháp dạy học mới, khai thác và sử dụng có
hiệu quả cơng nghệ thơng tin trong mỗi giờ học, khai thác và sử dụng hiệu quả
kênh hình trong SGK, làm đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, sử dụng
kiến thức tích hợp liên mơn trong dạy học... Qua đó giúp học sinh có sự nhìn
nhận khách quan, đa chiều về lịch sử. Có như vậy lịch sử mới trở nên hấp dẫn
học sinh trong mỗi giờ học.
Tuy nhiên, để thực hiện một giờ học đạt hiệu quả, gây hứng thú cho học
sinh, yêu cầu giáo viên phải đầu tư nhiều tâm sức để soạn bài, đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực mới có thể đạt được những yêu cầu đó.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp sử dụng kiến thức liên môn trong dạy - học lịch sử

3


Trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh được trang bị những kiến
thức cơ bản về các môn Khoa học tự nhiên và xã hội. Mỗi môn học đều có vai
trị và tác dụng quan trọng để hình thành và phát triển tri thức, nhân cách toàn
diện cho học sinh. Đặc biệt giữa các mơn học trong nhóm có mối quan hệ bổ trợ
kiến thức cho nhau. Để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng bộ
môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, giáo viên cần phải sử dụng kiến thức liên
môn để bài học được cụ thể và sinh động hơn.
2.3.1.1. Sử dụng kiến thức Văn học trong dạy - học lịch sử
Văn học và Lịch sử có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đặc điểm nổi
bật của văn học là mang giá trị biểu cảm và chứa đựng tính hàm súc. Nhiều tác
phẩm văn học đã phản ảnh sâu sắc những nội dung và giá trị lịch sử của thời đại
nó sinh ra. Chính bởi vậy nên nhiều tác phẩm văn học trở thành nguồn tư liệu
quan trọng đối với việc dạy - học lịch sử. Sử dụng tư liệu Văn học trong dạy học lịch sử sẽ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, góp phần nâng
cao hứng thú cho học sinh trong giờ học, khắc phục được tính hàn lâm của bộ
mơn Lịch sử.
Ví dụ 1: Bài 14 - SGK10 (Cơ bản): Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt
Nam. Mục 1 - Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.
Để khôi phục lại bức tranh quá khứ của cha ông về thời kỳ đầu dựng nước,
tôi đã khai thác và sử dụng kiến thức Văn học dân gian để bổ trợ cho bài học, làm
cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn đối với học sinh. Khi giới thiệu về nhà
nước Văn Lang, tôi minh họa thêm một số câu chuyện cổ tích về tổ tiên, cội nguồn,
dịng giống của dân tộc như: “Con Rồng cháu Tiên”, “Bánh chưng, Bánh dày”, …
Qua những câu chuyện đó sẽ góp phần cụ thể hơn những khía cạnh khác nhau về
đời sống xã hội nước ta thời đại Hùng Vương dựng nước.
Khi giới thiệu về nhà nước Âu Lạc đã có bước phát triển cao hơn nhà
nước Văn Lang về qn đội, vũ khí… vì thế mà nhiều lần quân dân Âu Lạc dưới
sự chỉ huy của Thục Phán An Dương Vương đã đánh bại quân xâm lược nhà

Triệu. Để làm rõ hơn về nhà nước Âu Lạc, tôi kể câu chuyện truyền thuyết “An
Dương Vương xây dựng Thành Cổ Loa”. Thông qua câu chuyện giúp học sinh
hiểu biết sâu sắc hơn về thời kỳ đầu dựng nước của dân tộc. Bằng câu chuyện cổ
tích đã giáo dục cho học sinh lòng yêu nước và ý thức tự hào dân tộc. Các em ý
thức được rằng bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia luôn là nghĩa vụ và trách
nhiệm của mỗi người dân Việt Nam.
Ví dụ 2: Bài 16 - SGK 12 (Cơ bản). Phong trào giải phóng dân tộc và
Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
ra đời. Tình hình Việt Nam trong những năm (1939 - 1945). Phần I. Mục 2 Tình hình kinh tế - xã hội. (phần phụ lục)
Ví dụ 3: Bài 16 - SGK12 (Cơ bản). Phong trào cách mạng giải phóng dân
tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời. Phần IV - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập
2/9/1945. (phần phụ lục)
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy - học lịch sử không những làm
cho giờ học trở nên sinh động, mà còn là nguồn tư liệu phong phú giúp học sinh
hiểu biết sâu sắc, toàn diện hơn về lịch sử. Tuy nhiên, khi sử dụng tài liệu văn
4


học giáo viên cũng cần nghiên cứu kỹ và biết chắt lọc những trích đoạn thơ,
hoặc nội dung một tác phẩm Văn học phải thật ngắn gọn, súc tích nhưng lại
phản ánh chân thực và sinh động nội dung bài học. Nếu việc lạm dụng kiến thức
Văn học trong dạy học lịch sử sẽ làm cho bài học bị loãng, phân tán sự chú ý
của học sinh.
2.3.1.2. Sử dụng kiến thức Địa lí trong dạy - học Lịch sử
Địa lí và Lịch sử có mối liên hệ với nhau trong thực tiễn. Việc sử dụng
những hiểu biết kiến thức Địa lí trong dạy - học Lịch sử sẽ là nguồn tư liệu tham
khảo, là đồ dùng trực quan sinh động giúp học sinh hiểu sâu hơn, nhanh hơn
kiến thức bài học, làm cho giờ học trở nên sinh động và có sức hấp dẫn. Mặt
khác, thơng qua những kênh hình cụ thể còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng

quan sát, nhận xét, mơ tả, tường thuật, phân tích, đánh giá về một sự kiện, nội
dung, nhân vật lịch sử được chính xác, khách quan, khoa học.
Để bài học thêm sinh động, sâu sắc thì nội dung kiến thức trong SGK sẽ
là chưa đủ nếu giáo viên không đưa thêm nguồn tư liệu tham khảo từ các môn
học khác, trong đó có kiến thức mơn Địa lí. Kiến thức địa lí nếu được khai thác
và sử dụng hợp lí sẽ là nguồn tư liệu có giá trị để làm tăng tính thuyết phục của
bài học lịch sử.
Ví dụ 1: Bài 19 - SGK 11 (Cơ bản): Nhân dân Việt Nam kháng chiến
chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873). Phần I. Mục 3 - Chiến
sự ở Đà Nẵng.
Để giúp học sinh lí giải được câu hỏi “Nguyên nhân tại sao Pháp lại chọn Đà
Nẵng là mục tiêu tấn công xâm lược đầu tiên ở nước ta vào giữa thế kỉ XIX”? Tôi
yêu cầu học sinh theo dõi kiến thức trong SGK và cho các em quan sát lược đồ Việt
Nam trên màn hình Powerpoint có tơ đậm nét vị trí của Đà Nẵng.

5


Giáo viên có thể sử dụng nguồn tư liệu tham khảo để làm nổi bật vị trí
chiến lược quan trọng của Đà Nẵng về địa lý, kinh tế, giao thông như sau: Đà
Nẵng là một hải cảng sâu và rộng nên tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, lại nằm
trên đường thiên lí Bắc - Nam. Hậu phương của Đà Nẵng là vùng Nam - Ngãi,
Pháp có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Đà Nẵng cách kinh thành Huế 100 km, qua đèo Hải Vân, nếu chiếm được Đà
Nẵng, Pháp có thể làm bàn đạp tấn cơng Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải
đầu hàng để nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Qua việc khai thác và sử dụng lược đồ Việt Nam cùng với những tư liệu
tham khảo về vị trí địa lí chiến lược của Đà Nẵng với ưu thế về nhiều mặt, học
sinh sẽ hiểu bài một cách sâu sắc hơn. Nguồn tư liệu tham khảo trên cũng giúp
học sinh trả lời được câu hỏi vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công

nước ta đầu tiên vào giữa thế kỉ XIX.
Ví dụ 2: Bài 20 - SGK 12 (Cơ bản). Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp kết thúc (1953 - 1954). Phần II. Mục 2 - Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lí giải tại sao Pháp - Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng nơi đây trở
thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương, là trung tâm của kế
hoạch Nava, tôi đã sử dụng lược đồ Việt Nam trên màn hình Powerpoint để xác
định vị trí nổi bật của Điện Biên Phủ bằng một màu sắc đậm nét.

6


Sau khi học sinh theo dõi bản đồ, kết hợp với kiến thức SGK, tôi đặt câu
câu hỏi cho học sinh: Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào
ở Đông Dương và Đông Nam Á? Tại sao Pháp - Mĩ lại xây dựng Điện Biên Phủ
trở thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương? Sau khi học sinh
trả lời, tôi nhận xét và chốt ý. Để học sinh hiểu cụ thể hơn vị trí chiến lược quân
sự của Điện Biên Phủ ở Đông Dương và Đông Nam Á, với những hiểu biết của
mình về kiến thức địa lí, tơi cung cấp một số tư liệu tham khảo sau:
Điện Biên Phủ nay thuộc thành phố Điện Biên - tỉnh Điện Biên. Điện
Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn với chiều dài khoảng 20 km, chiều rộng 6
km, do sông Nậm Rốn bồi đắp. Đây là đồng bằng giữa núi lớn nhất Tây Bắc
Việt Nam. Điện Biên Phủ cách biên giới Việt - Lào khoảng 35 km, cách Hà Nội
khoảng 474 km. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược qn sự quan trọng ở Đông
Dương và Đông Nam Á nên Pháp phải cố nắm giữ. Phía Tây giáp Lào, có vị trí
then chốt ở Tây Bắc Việt Nam, cách xa hậu phương kháng chiến của ta, giao
thơng đi lại khó khăn. Trước nguy cơ bị thất bại trong kế hoạch Nava, Pháp Mĩ đã tập trung mọi cố gắng xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ
điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương. Pháp - Mĩ coi Điện Biên Phủ là “Pháo
đài bất khả xâm phạm”, là điểm “Quyết chiến chiến lược” giữa ta và Pháp.
Qua những tư liệu tham khảo có sử dụng hiểu biết về kiến thức địa lí đã
làm cho học sinh hiểu nội dung bài học sâu sắc hơn. Các em thấy được ý nghĩa

to lớn của chiến dịch Điện Biên Phủ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta. Từ đó học sinh có sự nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan,
khoa học về chiến thắng lịch sử vĩ đại này của dân tộc Việt Nam.
Thơng qua trình bày lược đồ, bản đồ sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn kiến
thức đã học, tạo biểu tượng cho các em về những sự kiện, địa danh lịch sử cụ
thể, chi tiết. Học sinh sẽ thấy đỡ nhàm chán hơn mỗi khi vào tiết học giáo viên
lại đặt câu hỏi như: hãy nêu, hoặc trình bày một nội dung, sự kiện lịch sử nào đó
mà khơng sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học, hoặc đồ dùng trực quan.
2.3.1.3. Khai thác và sử dụng kiến thức điện ảnh trong dạy - học lịch sử
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp của nhiều lĩnh vực như âm
nhạc, văn học, hội họa, kiến trúc,… Trong dạy học lịch sử, việc chọn lọc một
đoạn phim tư liệu, phim truyện, đặc biệt là phim tư liệu lịch sử hoặc tác phẩm
điện ảnh về đề tài lịch sử để chứng minh cho một sự kiện, nhân vật, thời kỳ lịch
sử… có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả bài học. Thông qua những
đoạn phim cụ thể, chân thực về lịch sử làm cho giờ học khơng cịn khơ khan mà
trở nên sinh động, gây hứng thú và tạo xúc cảm cho học sinh trong giờ học.
Ví dụ 1: Bài 16 - SGK 12 (Cơ bản). Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng
khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Phần III. Mục 1- Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945).
Tơi trình chiếu một đoạn phim khoảng 3 phút tác phẩm điện ảnh “Sao
tháng Tám”. Bộ phim “Sao tháng Tám” đã đưa đến cho học sinh bức tranh về
cuộc sống lầm than của nhân dân ta vào thời điểm nạn đói khủng khiếp năm Ất
Dậu (1945) lan tràn khắp mọi nơi ở khu vực miền Bắc. Có lẽ khơng một trang
7


viết nào có thể tái hiện lại được nạn đói này qua những bức ảnh của nhiếp ảnh
gia Nguyễn An Ninh. Học sinh xem và cảm nhận được nỗi xót xa trước cảnh
người đói vật vờ như cái bóng ma xuất hiện khắp hang cùng, ngõ hẻm với những
tiếng khóc hờ, tiếng rên siết, những tiếng kêu ai oán của ông già thều thào khi bị

những người hằng ngày lượm xác người chết đói đem đi chơn tập thể: “Tơi
chưa chết, đừng chôn tôi” và tiếng đáp trả thản nhiên, lạnh lùng đến tàn nhẫn
của hai thanh niên đi lượm xác “Đàng nào cụ chả chết, cụ đi sớm cho mát mẻ”,
hay cảnh cháu bé khóc thảm thiết “Các bác ơi! Cứu bà cháu với” đầy bi
thương… Bộ phim cũng chính là lời tố cáo tội ác tày trời của người dân nước ta
đối với bọn đế quốc, phát xít, bọn quan lại cường hào địa phương ra sức vơ vét
và bóc lột nhân dân ta đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp này.
Sao tháng Tám là tác phẩm điện ảnh thành công nhất về đề tài Cách mạng
tháng Tám. Xem “Sao tháng Tám”, học sinh dường như được sống lại hơi thở
của thời đại. Đoạn phim trích dẫn trong bài học đã gây xúc cảm nghẹn ngào đối
với người học. Các em càng hiểu, cảm thông và chia sẻ với nỗi khổ nhục của
người dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám, qua đó các em mới thấy được
giá trị của độc lập tự do, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, biết trân trọng
những giá trị của lịch sử.
Ví dụ 2: Bài 17 - SGK 11 (Cơ bản). Chiến tranh thế giới thứ hai (19391945). Phần II. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (Từ tháng 6/1941 đến tháng
11/1942). Mục 2 - Chiến tranh Thái Bình Dương. (phần phụ lục)
2.3.2. Giải pháp sử dụng kênh hình trong dạy - học lịch sử
Lịch sử là mơn học khó vì kiến thức hàn lâm; tuy nhiên trong quá trình
dạy học, nếu giáo viên biết khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ bài
học một cách hiệu quả sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong mỗi giờ học lịch sử.
Trong giờ học lịch sử nếu giáo viên không khai thác và sử dụng hiệu quả đồ
dùng trực quan, dạy chay, dạy học theo kiểu truyền thống “thầy đọc”, “trò chép”
sẽ gây cho học sinh sự nhàm chán, không hứng thú trong mỗi giờ học. Xuất phát
từ thực tiễn đó, trong mỗi giờ dạy lịch sử, tơi đã cố gắng khai thác và sử dụng đồ
dùng trực quan một cách hiệu quả để gây hứng thú cho học sinh. SGK lịch sử ở
trường THPT hiện nay kênh hình khơng nhiều, rất nhiều bài nội dung kiến thức
cần phải có hình ảnh trực quan để học sinh quan sát, tìm hiểu, mở rộng thêm
kiến thức thì lại khơng có.
Để khắc phục những bất cập trên, trong mỗi giờ học tôi đã đầu tư thời
gian để khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan một cách hiệu quả dưới nhiều

hình thức khác nhau, để giúp học sinh tiếp cận với kiến thức lịch sử và hiểu bài
đầy đủ hơn.
Ví dụ 1: Bài 20 - SGK 11 (Cơ bản). “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc
kháng chiến của nhân dân ta từ (1873 - 1884), nhà nước phong kiến Nguyễn
đầu hàng”. Phần III - Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước
8


1883 và Hiệp ước 1884. Mục 2 - Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước
phong kiến Nguyễn đầu hàng.
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự phân chia và thay đổi vùng lãnh thổ
địa lí nước ta qua hai Hiệp ước Hác măng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884),
tôi sử dụng lược đồ Việt Nam trên Powerpoint, phân chia địa danh nước ta thành
3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì theo 2 hiệp ước của Pháp.

Sau khi học sinh theo dõi, quan sát về sự thay đổi lãnh thổ nước ta theo
hai hiệp ước này trên màn hình chiếu, tơi u cầu học sinh rút ra nhận xét điểm
khác nhau cơ bản của hai hiệp ước về sự phân chia lãnh thổ nước ta. Làm rõ âm
mưu và ý đồ của Pháp sau khi ký với nhà Nguyễn hai hiệp ước này. Sau khi học
sinh trả lời, giáo viên nhận xét và chốt ý. Với Hiệp ước Hác măng (1883), Nam
Kì là xứ thuộc địa, lãnh thổ mở rộng ra đến Bình Thuận; Bắc Kì là đất bảo hộ,
lãnh thổ gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, khu vực do triều đình cai trị chỉ
cịn lại từ (Khánh Hòa ra tới đèo Ngang). Nhưng với Hiệp ước Patơnốt (1884)
thì ở phía Bắc, 3 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cịn ở phía Nam, Bình
Thuận trả lại cho triều đình Huế cai quan.
Qua việc khai thác và sử dụng lược đồ Việt Nam đã thể hiện sự phân chia
lãnh thổ nước ta qua hai Hiệp ước, giúp học sinh hiểu rõ hơn về âm mưu, mục
đích và ý đồ của Pháp trong việc ký với nhà Nguyễn Hiệp ước Patơnốt (1884).
9



Việc kí Hiệp ước Patơnốt (1884), Pháp muốn xoa dịu dư luận trong nước và mua
chuộc thêm phần tử phong kiến đầu hàng.
Nếu không khai thác và sử dụng lược đồ xác định việc phân chia lãnh thổ
địa lí nước ta của thực dân Pháp qua hai Hiệp ước, học sinh sẽ khơng giải thích
được nguồn gốc sự chia định lãnh thổ của các tỉnh Bình Thuận (phía Nam);
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (phía Bắc). Theo Hiệp ước Hác măng (1883), địa
phận 4 tỉnh trên không thuộc khu vực Trung Kì và khơng do triều đình nhà
Nguyễn quản lí. Nhưng theo Hiệp ước Patơnốt (1884), 4 tỉnh này lại thuộc khu
vực Trung Kì do triều đình nhà Nguyễn quản lí.
Ví dụ 2: Bài 3 - SGK 12 (Cơ bản). Các nước Đông Bắc Á. Phần I - Nét
chung về khu vực Đông Bắc Á (phần phụ lục)
3.3. Giải pháp sử dụng tư liệu trong dạy - học lịch sử
Một trong những giải pháp giúp học sinh hứng thú hơn trong mỗi giờ học
đòi hỏi giáo viên phải biết khai thác những tư liệu lịch sử phục vụ bài học một
cách hiệu quả. Kiến thức trong SGK chỉ mang tính phổ thông, do quy định thời
lượng nhất định cho nên các nhà khoa học khơng thể trình bày đầy đủ và sâu sắc
tất cả các nội dung và sự kiện lịch sử. Trong q trình giảng dạy, giáo viên ngồi
việc giúp học sinh hiểu rõ những đơn vị kiến thức trong SGK theo chuẩn kiến
thức và kĩ năng còn phải cung cấp thêm cho học sinh một số tư liệu lịch sử nói
về những nội dung, sự kiện, nhân vật tiêu biểu để tạo biểu tượng cho học sinh.
Có như vậy học sinh mới hiểu được sâu sắc hơn về lịch sử, các em sẽ có ấn
tượng và xúc cảm của mình sau khi được mở rộng kiến thức hiểu biết về các sự
kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp kết thúc (1953 - 1954). Phần II. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân
1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Mục 2. Chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ.
Sau khi giáo viên giới thiệu về vị trí của Điện Biên Phủ và âm mưu xây
dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm qn sự mạnh nhất Đơng

Dương. Về phía ta: tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thơng
qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện
Biên Phủ. Do tầm quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị và Bác Hồ đã giao
cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy chiến dịch, kiêm Bí thư Đảng
ủy mặt trận Điện Biên Phủ.
Trước khi trình bày diễn biến về trận Điện Biên Phủ, tôi giới thiệu cho
học sinh những tư liệu lịch sử nói về một quyết định quan trọng trong cuộc đời
cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra một quyết định lịch sử
trong cách đánh của ta ở trận Điện Biên Phủ ban đầu là “đánh nhanh thắng
nhanh” chuyển sang “đánh chắc tiến chắc”.
Quyết định lịch sử lùi ngày chiến dịch Điện Biên Phủ (theo Hồi ký chiến
dịch Điện Biên Phủ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thơng qua kế hoạch
tác chiến của Bộ Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Do tầm
10


quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị đã giao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác Hồ cho Đại tướng toàn quyền quyết định,
“Tướng quân tại ngoại”. Bác căn dặn Đại tướng “Trận này quan trọng, phải
đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Sau khi khi phân tích tình hình quân địch ở mặt trận Điện Biên Phủ đã
thành lập “tập đồn cứ điểm phịng ngự kiên cố”, trên cơ sở đánh giá những khó
khăn của ta, Đại tướng kết luận: “Nếu đánh là thất bại”, đồng thời đề nghị hỗn
cuộc tiến cơng, thu qn về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh
chắc tiến chắc”. Sau đó tại Sở chỉ huy, cuộc họp Đảng ủy mặt trận đã diễn ra, ở
đây chứng kiến một quyết định lịch sử ảnh hưởng tới toàn cục chiến dịch Điện
Biên Phủ.

Trước đây, lúc chuẩn bị chiến dịch, khi Đảng ủy mặt trận hội ý, những
đồng chí tiền trạm “đều nhất trí cần đánh địch ngay trong lúc địch chưa kịp
tăng thêm qn và củng cố cơng sự, có khả năng giành chiến thắng trong vài
ngày”. Nhưng sau đó việc địch tăng quân, việc kéo pháo của ta chậm trễ… đã
làm tình hình cùng chủ trương “đánh nhanh thắng nhanh” lộ những bất cập.
Sáng ngày 26/1/1954, Đảng ủy Mặt trận sau khi trình bày những suy nghĩ
của mình, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đề nghị “ta vẫn giữ vững quyết tâm
tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh”. Đồng chí
Tham mưu trưởng bày tỏ sự ủng hộ cân nhắc của tướng Giáp, nhưng cho rằng
“nếu đánh vẫn có khả năng giành thắng lợi”. Nhớ lời Bác Hồ dặn nên đặt câu
hỏi “Nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không”? Mọi người lúc ấy mới
thấy thật khó đảm bảo được tiêu chí ấy.
Nhớ lời Bác dặn cũng như trong Nghị quyết Trung ương đầu năm 1953
ghi rõ: “Chiến trường ta hẹp, người của ta không nhiều, cho nên ta chỉ được
thắng khơng được bại, vì bại là hết vốn”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận,
đưa ra quyết định dứt khốt mà cũng là khó khăn nhất trong đời cầm quân của
11


mình, chuyển phương châm từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc
tiến chắc”, hỗn cuộc tiến cơng, ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa
điểm tập kết và kéo pháo ra. Đồng thời cơng tác chính trị là triệt để chấp hành
mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu.
Với quyết định mang tính sống cịn tới thành bại của chiến dịch, pháo
được bắt đầu kéo ra khỏi trận địa để bố trí lại kể từ 17h ngày 26/1/1954. Để gây
nhiễu thông tin với địch, một bộ phận nhỏ mang đài vơ tuyến điện đi về phía
Mộc Châu, mỗi ngày ba lần đánh điện báo cáo “Đại đoàn 308 đã tới” để địch
nghe được, trong khi thực tế Đại đồn 308 đang hướng về Lng Pha bang…
Nói về quyết định thay đổi phương châm chiến dịch, tướng Giáp đã gọi đó
là “một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình” mà ơng đã

làm và thành cơng. Sau đó, Bộ Chính trị biết tin cũng ủng hộ quyết định của Đại
tướng. Với phương châm mới, thời gian mở chiến dịch đã lùi lại một tháng rưỡi,
để rồi sau 56 ngày đêm (13/3-7/5/1954), chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra và
giành thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành thiên anh hùng ca chiến
thắng của dân tộc, sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Thông qua một đoạn tư liệu lịch sử trong Hồi ký của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, tôi đã giúp học sinh hiểu
rõ hơn về tầm quan trọng của chiến dịch đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đối với lịch sử dân tộc, đối với lịch sử nhân loại. Các em
cũng thấy được nghệ thuật quân sự thiên tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ
một giáo viên dạy lịch sử với khả năng cầm quân xuất chúng, do nhãn quan lịch
sử tinh tường mà Đại tướng đã đưa ra một quyết định dẫn tới thắng lợi của chiến
dịch Điện Biên Phủ. Đại tướng luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là một
thiên tài quân sự lỗi lạc trên thế giới. Thiên tài quân sự của Đại tướng được thể
hiện xuất sắc nhất trong chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, mà quyết định
chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” là quyết định
đã đưa đến sự thắng lợi lẫy lừng của chiến dịch quân sự này.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 17 (SGK - 12 CB). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946. Phần III. Đấu tranh chống
ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Mục 1. Kháng chiến
chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ. (phần phụ lục)
Ví dụ 3: Khi dạy bài 5 (SGK - 10 CB): Trung Quốc thời phong kiến. Mục 1.
Trung Quốc thời Tần, Hán. (phần phụ lục)
Ví dụ 4: Khi dạy bài 5 (SGK - 10 CB): Trung Quốc thời phong kiến. Mục
4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. (phần phụ lục)
2.3.4. Giải pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy - học lịch sử
Nhận thức của học sinh trong học tập môn Lịch sử là q trình đi từ nhận
thức cảm tính đến nhận thức lí tính. Con đường nhận thức một vấn đề khoa học
nói chung cũng như một vấn đề lịch sử nói riêng là q trình đi từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Để học sinh có

ấn tượng, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả trong giờ học, tôi thường xuyên
sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong mỗi giờ học. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm
từng bài học mà tôi sử dụng những loại sơ đồ kiến thức khác nhau. Mục đích
12


của việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức là giúp học sinh hiểu bài một cách dễ dàng
nhất, gây hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học.
2.3.4.1. Sử dụng đồ kiến thức giới thiệu bài học
Để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử, khi giới thiệu bài mới
(phần khởi động), tôi đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau: có thể là dùng
tranh ảnh, phim tư liệu, câu chuyện lịch sử... sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi
vào bài mới sẽ góp phần quan trọng tạo ấn tượng, gây hứng thú cho học sinh
trước khi vào bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài 1 (SGK - 10 CB): Sự xuất hiện loài người và bầy
người nguyên thủy.
Trước khi vào bài học, tôi đặt ra cho học sinh một câu hỏi để kiểm tra
kiến thức của các em học dưới cấp 2 như sau: Cho đến nay, xã hội loài người đã
trải qua mấy loại mơ hình xã hội? Sau khi học sinh trả lời, tơi nhận xét và chốt ý,
sau đó đưa ra một sơ đồ kiến thức về các mơ hình xã hội mà loài người đã trải
qua như sau:

Với sơ đồ kiến thức trên, tôi đã đạt được hai mục tiêu.
Một là, kiểm tra được khả năng học tập và tiếp thu kiến thức của các em
học sinh ở dưới cấp 2 như thế nào.
Hai là, thông qua sơ đồ kiến thức này, tơi muốn giới thiệu cho học sinh
tồn bộ chương trình lịch sử mà các em sẽ học ở cấp THPT. Lớp 10 sẽ học phần
lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ trung đại và giai đoạn thứ nhất của lịch sử thế
giới cận đại (giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX). Phần lịch sử Việt Nam sẽ học
thời nguyên thủy, cổ trung đại.

Cách vào bài như vậy sẽ giúp học sinh có cái nhìn bao qt và tồn diện
về nội dung chương trình mơn học lịch sử ở lớp 10 THPT, gây hứng thú cho học
sinh. Sau đó tơi giới thiệu vào bài, hơm nay chúng ta sẽ học chương học, bài học
đầu tiên của lớp 10 “Xã hội ngun thủy”. Đây là mơ hình xã hội mà bất cứ một
quốc gia, dân tộc, châu lục nào cũng đều phải trải qua.
13


2.3.4.2. Sử dụng đồ kiến thức theo từng mục của bài học
Ví dụ: Khi dạy bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (SGK - 10 CB). Mục 1.
Trung Quốc thời Tần, Hán.
Phần này có 2 nội dung chính:
+ Cơ sở hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc
+ Tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc thời Tần - Hán
Với phương pháp dạy học truyền thống, khi dạy mục này, tơi u cầu học
sinh theo dõi SGK, sau đó trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra: Chế độ phong kiến
Trung Quốc được hình thành dựa trên cơ sở nào? Sau khi học sinh trả lời, giáo
viên nhận xét, chốt ý và hướng dẫn các em ghi chép theo dàn ý vào trong vở là
nguồn tư liệu chính để học. Phương pháp dạy học này học sinh dễ tiếp cận với
những vấn đề lịch sử; tuy nhiên, dạy học là một nghề luôn sáng tạo. Nếu trong
suốt bài học, giáo viên chỉ sử dụng phương pháp hỏi - đáp, sau đó cho học sinh
ghi chép sẽ dễ gây tâm lí nhàm chán, không hứng thú trong giờ học.
Để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, tôi linh hoạt sử dụng sơ đồ
kiến thức khi dạy mục này, giúp học sinh có cách tiếp cận mới trong việc lĩnh
hội kiến thức từ “kênh chữ” ghi chép sang “kênh hình” hướng dẫn học sinh tạo
lập một sơ đồ kiến thức như sau:
*Cơ sở hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc

*Tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc thời Tần - Hán


14


Với sơ đồ kiến thức mà tôi hướng dẫn học sinh tạo lập, các em sẽ hiểu bài
một cách nhanh hơn, giúp các em có tư duy logic trong học tập, hiểu bản chất
của lịch sử, nắm được bài học dễ dàng mà không bị quên kiến thức bằng cách
học thuộc bài như phương pháp dạy - học truyền thống.
2.3.4.3. Sử dụng sơ đồ kiến thức để củng cố bài học
Trước đây với phương pháp dạy học truyền thống, ở phần củng cố bài
học, giáo viên thường củng cố theo phương pháp thuyết trình để tổng kết bài,
làm rõ kiến thức trọng tâm, khắc sâu kiến thức theo hướng khái quát, tổng hợp,
xâu chuỗi nội dung bài học. Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi mang tính khái
qt nội dung bài học, sau đó yêu cầu học sinh trả lời xem cách hiểu bài và nắm
kiến thức của học sinh đến đâu sau một bài hoặc một chương đã học. Để đổi mới
hình thức củng cố bài học, gây hứng thú cho học sinh, căn cứ vào đặc trưng của
từng bài, giáo viên có thể yêu cầu học sinh củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy
theo cách hiểu của các em, hoặc tạo ra một sơ đồ hóa kiến thức, sau đó yêu cầu
học sinh rút ra nhận xét để tổng hợp kiến thức bài học một cách ngắn gọn, xúc
tích nhất.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 20 (SGK - 11CB). Chiến sự lan rộng ra cả
nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà
Nguyễn đầu hàng.
Để củng cố kiến thức bài học sau khi học xong một giai đoạn lịch sử dân
tộc có nhiều biến động (1858 - 1884), tôi củng cố kiến thức bài học bằng một sơ
đồ kiến thức của 2 bài 19, 20 như sau:

Sau khi học sinh quan sát sơ đồ kiến thức, tôi yêu cầu học sinh rút ra nhận
xét nội dung theo câu hỏi giáo viên đã đưa ra. Bằng sơ đồ kiến thức trên, học
sinh sẽ dễ dàng nhận xét nội dung câu hỏi giáo viên đưa ra. Câu hỏi cũng là kiến
thức trọng tâm của 2 bài học: đó là sự đối lập về tinh thần và thái độ chống thực

dân Pháp của nhân dân ta và triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước sự xâm
lược của thực dân Pháp.
15


Về tinh thần chống Pháp của nhân dân ta: Nhân dân ta có truyền thống
yêu nước chống giặc ngoại xâm bất khuất, tinh thần đó được thể hiện trong suốt
quá trình thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam (1858 - 1884). Khi Pháp
đánh chiếm Đà Nẵng, quân và dân ta đã cùng với quân triều đình đánh Pháp,
nhanh chóng làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp.
Khi Pháp đánh chiếm Gia Định, quân và dân Gia Định chiến đấu dũng cảm
chống thực dân Pháp đã làm cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của quân
Pháp bị thất bại, buộc chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói
nhỏ”. Khi Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Đơng, miền Tây Nam Kì, qn và dân
ta đã chiến đấu dũng cảm, làm ngăn cản bước tiến của quân thù. Khi Pháp đánh
chiếm Bắc Kì lần 1 (1873), lần 2 (1882 - 1883); quân và dân Bắc Kì đã chiến
đấu dũng cảm, khơng khoan nhượng với thực dân Pháp, tiêu biểu là chiến thắng
Cầu Giấy lần 1 (1873), lần 2 (1882 - 1883). Cuộc kháng chiến chống Pháp của
quân và dân ta đã có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực
dân Pháp, gây cho chúng nhiều khó khăn. Thực dân Pháp phải mất gần 30 năm
mới hoàn thành xâm lược Việt Nam.
Đối lập với nhân dân là thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn:
ban đầu, khi thực dân Pháp tiến đánh Đà Nẵng, nhà Nguyễn đã hợp tác với nhân
dân đánh Pháp. Vì thế, Pháp đã mau chóng bị thất bại ở mặt trận Đà Nẵng. Sau
khi thất bại ở Đà Nẵng, Pháp đưa quân đánh chiếm Gia Định, quân triều đình
mau chóng tan rã, sau đó nội bộ triều đình nhà Nguyễn xuất hiện tư tưởng chủ
hịa làm lịng dân li tán. Năm 1862, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất, đây là
hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp đầu tiên của nhà Nguyễn, tạo điều kiện cho
thực dân Pháp đánh chiến 3 tỉnh miền Đơng Nam Kì. Sau khi chiếm được 3 tỉnh
miền Đơng Nam Kì, trước thái độ bạc nhược của nhà Nguyễn, thực dân Pháp đã

chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (1867). Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ
nhất (1874), nhà Nguyễn đã khơng hợp tác cùng nhân dân kháng chiến mà tiếp
tục lấn sâu hơn theo con đường cầu hòa với Pháp, ký Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
thừa nhận cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, tạo điều kiện cho Pháp tiếp tục mở rộng
xâm lược trên lãnh thổ Bắc Kì. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2 (1882 1883), nhà Nguyễn thể hiện sự bất lực của mình và ký tiếp 2 hiệp ước Hác măng
(1883), sau đó là Hiệp ước Patơnốt (1884), nhà Nguyễn chính thức đầu hàng
thực dân Pháp, biến Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một
nước thuộc địa nửa phong kiến. Như vậy, việc để nước ta rơi vào tay thực dân
Pháp cuối thế kỉ XIX là trách nhiệm của nhà Nguyễn, đặc biệt là một bộ phận
quan lại có tư tưởng chủ hịa, khơng kiên quyết đánh Pháp.
2.3.5.3. Sử dụng đồ kiến thức trong bài sơ kết - tổng kết
Với dạng bài tổng kết, tôi thường hướng dẫn học sinh tạo sơ đồ tư duy để
tổng hợp kiến thức bài học theo cách hiểu của từng em. Sơ đồ tư duy giúp học
sinh nhìn thấy "bức tranh tổng thể" tồn bộ phần kiến thức đã học. Có nhiều
cách xây dựng sơ đồ tư duy trong tiết ôn tập, tổng kết. Thông thường tôi thường
hướng dẫn học sinh tạo sơ đồ tư duy như sau:
Một là, tôi yêu cầu học sinh về nhà tự tạo một sơ đồ tư duy theo cách hiểu
của mình trước khi học bài sơ kết, tổng kết. Trong bài học, tùy thuộc vào nội
dung của từng mục hoặc toàn bài, trong giờ học, học sinh trao đổi kết quả với
16


nhau và cùng đối chiếu với sơ đồ tư duy do giáo viên lập ra. Từng học sinh có
thể bổ sung hoặc sửa lại sơ đồ tư duy của mình. Sơ đồ tư duy do học sinh tự tạo
sẽ là một tài liệu hiệu quả giúp học sinh củng cố kiến thức của một chương, một
phần đã được học thể hiện trong bài tổng kết, sơ kết.
Hai là, tôi lập một sơ đồ tư duy theo hướng mở, trong giờ ôn tập, tôi vẽ
một số nhánh chính, thậm chí không đủ nhánh hoặc thiếu, hoặc thừa thông tin
theo yêu cầu nội dung của bài học. Sau đó tơi u cầu học sinh tự bổ sung kiến
thức, thêm hoặc bớt thông tin để cuối cùng toàn lớp lập được một sơ đồ tư duy

ôn tập củng cố kiến thức bài học một cách tương đối hoàn chỉnh và hợp lý. Cách
dạy và học này sẽ lôi cuốn được học sinh tham gia trong quá trình học tập. Học
sinh sẽ suy nghĩ, được trao đổi nhiều hơn, tranh luận nhiều hơn. Với phương
pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài tổng kết, sơ kết sẽ làm cho học sinh
hứng thú hơn, tích cực và chủ động hơn trong giờ học.
Ví dụ: Khi ơn tập Bài 11 (SGK -12 CB): “Tổng kết lịch sử thế giới hiện
đại từ năm 1945 đến năm 2000” . Tôi hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy
hệ thống hóa kiến thức của phần lịch sử thế giới hiện đại theo sơ đồ sau:
BÀI 11. TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 1945 - 2000

Với sơ đồ kiến thức trên, học sinh sẽ nắm được kiến thức cơ bản, trọng
tâm của bài học vừa cụ thể, chi tiết lại có khả năng khái quát cao. Khi học sinh
có khả năng học bài theo sơ đồ tư duy, các em sẽ tự tin hơn trong việc lĩnh hội
kiến thức. Hầu hết các em đều hứng thú với hình thức học này trong mỗi giờ lịch
sử, đặc biệt trong bài sơ kết, tổng kết.
17


Thơng qua việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy - học lịch sử, giáo
viên sẽ thấy được khả năng tiếp thu bài học của học sinh ở mức độ nào sau mỗi
bài học. Nếu giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, học sinh sẽ dễ dàng
tiếp thu kiến thức hơn bởi não trái có khả năng tư duy về logic, não phải tưởng
tượng về hình ảnh. Học sinh sẽ học tập với sự tập trung cao độ hơn, giúp các em
nhớ nhanh và hiểu sâu kiến thức bài học. Học sinh sẽ hứng thú hơn trong quá
trình học tập nếu giáo viên biết khai thác và sử dụng sơ đồ kiến thức hoặc sơ đồ
tư duy trong dạy - học lịch sử.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng một số giải pháp tích cực trong dạy học lịch sử ở trường THPT
như: phương pháp dạy học liên môn, khai thác sử dụng kênh hình, tư liệu lịch
sử, sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử. Tôi nhận thấy kết quả đạt được rất khả

quan. Đa số học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách dễ dàng, các em tỏ ra
hứng thú hơn trong mỗi giờ học lịch sử. Từ đó hình thành cho học sinh ý thức và
thái độ nghiêm túc trong học tập. Học sinh thấy được tính tồn diện, đa chiều
của lịch sử, khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn, khó hiểu của mơn học.
Sử dụng một số giải pháp tích cực trong dạy học lịch sử sẽ giúp cho học sinh
có biểu tượng về những nội dung, sự kiện, nhân vật lịch sử. Giúp các em hiểu bài
một cách cụ thể và sâu sắc. Làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn đối với
học sinh. Các em sẽ cảm thấy thấy hứng thú hơn trong mỗi giờ học lịch sử.
Với “Một số giải pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy - học
Lịch sử ở trường THPT Như Thanh” là một đề tài SKKN có tính thực tiễn,
được áp dụng có hiệu quả trong q trình dạy - học môn Lịch sử ở trường
THPT hiện nay. Tôi thiết nghĩ đề tài SKKN này có khả năng ứng dụng và triển
khai rộng rãi cho mọi đối tượng học sinh trong tồn tỉnh, ở các trường phổ
thơng trong cả nước, không phân biệt vùng miền, đối tượng học sinh là THCS,
THPT, TTGDTX.
Sử dụng một số giải pháp nêu trên trong dạy - học lịch sử sẽ giúp giờ học
trở nên sinh động, hấp dẫn hơn đối với học sinh, giúp các em có thêm sự hiểu
biết tồn diện, sâu sắc về lịch sử. Khắc phục được tính tản mạn, khó hiểu và
tính hàn lâm của mơn học. Với đề tài SKKN này, tơi hy vọng trong q trình
dạy học, giáo viên lịch sử ở các trường phổ thông nên sử dụng những giải pháp
này trong giảng dạy sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học lịch sử, góp
phần đáng kể nâng cao chất lượng môn học.
3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử, giáo viên cần phải
đổi mới phương pháp dạy học theo chiều hướng tích cực, lấy học sinh làm trung
tâm. Hình thành cho các em thái độ đúng đắn, động cơ tích cực trong học tập,
giúp học sinh hiểu biết về lịch sử một cách sâu sắc và tồn diện. Người thầy
phải ln gần gũi và lắng nghe ý kiến của học sinh, tạo khơng khí thoải mái
trong mỗi giờ học, tránh gây áp lực căng thẳng không cần thiết trong việc nhồi

nhét kiến thức. Giáo viên phải lựa chọn những phương pháp và kinh nghiệm sư
18


phạm phù hợp với từng đối tượng học sinh khác nhau trong quá trình thực hiện
bài dạy để nâng cao hứng thú cho các em trong mỗi giờ lịch sử.
Trong q trình thực hiện phương pháp dạy học liên mơn, giáo viên cũng
nên biết chắt lọc, lựa chọn những nội dung tiến bộ, phù hợp với từng bài để
phản ánh một cách chân thực, khách quan, sinh động của lịch sử. Tránh tình
trạng ơm đồm kiến thức làm lỗng nội dung bài học, phân tán sự chú ý theo dõi
đối với học sinh.
Đối với phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử, giáo viên
đặc biệt chú ý khai thác những kênh hình khơng có trong SGK để giúp học sinh
có phương tiện trực quan trong giờ học lịch sử, giúp học sinh hiểu rõ hơn bản
chất của lịch sử
Đối với phương pháp sử dụng nguồn tư liệu trong dạy học lịch sử, giáo
viên phải biết lựa chọn những tư liệu có giá trị về mặt nội dung, mang ý nghĩa
giáo dục để tạo một biểu tượng cụ thể, sinh động về một sự kiện hoặc nhân vật
lịch sử, giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức bài học
Đối với phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức địi hỏi giáo viên phải
đa dạng hóa việc sử dụng các loại sơ đồ khác nhau để giúp học sinh tiếp thu bài
học một cách hiệu quả nhất
Tôi hi vọng rằng, với SKKN này sẽ góp phần tích cực hơn nữa trong việc
đổi mới phương pháp dạy - học bộ mơn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. Qua
đó nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh, lấy người học làm trung tâm,
là chủ thể của sự sáng tạo mà mục tiêu giáo dục đang hướng tới.
Về bản thân mình, tơi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong
việc thực hiện SKKN này. Đồng thời đúc rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn
để đề tài được triển khai rộng rãi trong các đối tượng học sinh của nhà trường
một cách hiệu quả và có chất lượng.

3. 2. Những kiến nghị, đề xuất
a. Đối với sở GD&ĐT Thanh Hóa
- Cần quan tâm nhiều hơn đến bộ môn Lịch sử, hằng năm Sở Giáo dục và
Đào tạo nên tổ chức những chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch
sử ở trường THPT.
- Cử giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy những chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử để giáo viên trong toàn tỉnh được tham khảo, học
tập và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ năng lực chun mơn và nghiệp
vụ sư phạm.
- Khuyến khích những giáo viên có thành tích và năng lực chun mơn
viết SKKN đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, tập hợp những
sáng kiến kinh nghiệm hay, có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao để báo
cáo dưới dạng chuyên đề bồi dưỡng theo chu kì thường xuyên.
b. Đối với Nhà trường
- Cần quan tâm nhiều hơn đến bộ môn Lịch sử, mạnh dạn đầu tư kinh phí
để xây dựng phịng học bộ mơn, có trang bị đầy đủ những đồ dùng, tư liệu, tài
liệu phục vụ cho việc dạy và học.
- Hằng năm nhà trường nên tạo nguồn kinh phí tổ chức cho học sinh đi
tham quan, đi thực tế các khu di tích lịch sử nằm trên địa bàn của huyện nhà,
19


tỉnh nhà gắn với các tiết học lịch sử địa phương. Thơng qua đó giáo dục cho học
sinh lịng u quê hương đất nước. Hình thành nhân cách, ý thức tơn trọng, biết
giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, gây hứng thú
cho học sinh trong học tập lịch sử.
Trên đây là những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều năm trực tiếp
giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT Như Thanh của tơi. Tơi thiết nghĩ,
đây là ý kiến mang tính chủ quan của mình nên sẽ khơng tránh khỏi những
khiếm khuyết. Rất mong được đồng nghiệp và q thầy cơ đóng góp ý kiến để

SKKN của tơi được hồn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp và q thầy cơ.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2021
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Hữu Vy
Nguyễn Xuân Tịnh

20


PHẦN PHỤ LỤC SKKN
2.3.1. Giải pháp dụng kiến thức liên môn trong dạy - học lịch sử
2.3.1.1. Sử dụng kiến thức Văn học trong dạy - học lịch sử
Ví dụ 2: Bài 16 - SGK 12 (Cơ bản). Phong trào giải phóng dân tộc và
Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời. Tình hình Việt Nam trong những năm (1939 - 1945). Phần I. Mục 2 Tình hình kinh tế - xã hội.
Để giới thiệu về tình cảnh bần cùng của người nơng dân nước ta trước
Cách mạng tháng Tám do chính sách áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc Pháp,
phát xít Nhật và bọn quan lại cường hào, tơi đã lấy những ví dụ minh họa về
hình ảnh người nông dân trong một số tác phẩm Văn học hiện thực phê phán
giai đoạn (1930 - 1945) như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng”
của Nguyễn Công Hoan; “Chí Phèo” của Nam Cao...; hoặc khi giới thiệu cho
học sinh về nạn đói khủng khiếp vào mùa Xuân năm 1945, tôi giới thiệu tác
phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân, đây là nguồn minh chứng sinh động cho
nạn đói khủng khiếp này.

Thơng qua hình tượng về người nơng dân Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám như chị Dậu, do chế độ sưu thuế nặng nề đã đưa gia đình đến chỗ tan
nát, hoặc đi vào con đường lưu manh hóa của một bộ phận nơng dân như Chí
Phèo… Với những nhân vật điển hình đó, học sinh sẽ cảm thông với thân phận
người nông dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách áp bức bóc lột
của chế độ thực dân phong kiến họ đã đi vào con đường bế tắc.
Ví dụ 3: Bài 16 - SGK12 (Cơ bản). Phong trào cách mạng giải phóng
dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời. Phần IV - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập
2/9/1945.
Để diễn tả khơng khí trang nghiêm, hồi hộp và cảm động của những
người có mặt vào buổi sáng ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử
tham dự buổi lễ Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt
quốc dân, nghe cụ Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa, tơi đọc một đoạn thơ của Tố Hữu.
“Hơm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đơ hoa vàng nắng Ba Đình
Mn triệu tim chờ, chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh…
Người đứng lên đài lặng phút giây
Trơng đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây”
(Sáng ngày mùng 2 tháng 9)
Đoạn thơ trên có giá trị như một đoạn phim tư liệu lịch sử đã đưa học sinh
trở về với khơng khí trang nghiêm mà cảm động của ngày 2/9/1945, khi cả biển
người im lặng nghe Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân,
đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng



trường Ba Đình lịch sử rực rỡ rừng hoa, tràn ngập cờ đỏ sao vàng, tươi tắn ánh
nắng mùa Thu. Cả biển người như bật khóc vì sung sướng bởi lần đầu tiên được
nghe giọng nói ấm áp của vị lãnh tụ mn vàn kính u. Sự kiện lịch sử đáng
nhớ này cùng với những vần thơ cảm động lòng người của Tố Hữu sẽ khắc sâu
trong tâm trí học sinh về ngày 2/9/1945.
2.3.1.3. Khai thác và sử dụng kiến thức điện ảnh trong dạy - học lịch sử
Ví dụ 2: Bài 17 - SGK 11 (Cơ bản). Chiến tranh thế giới thứ hai (19391945). Phần II. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (Từ tháng 6/1941 đến tháng
11/1942). Mục 2 - Chiến tranh Thái Bình Dương.
Để thể hiện cuộc tấn công đổ bộ bất ngờ của quân Nhật lên các đảo ở Thái
Bình Dương và cuộc giao chiến vơ cùng ác liệt của quân Nhật và quân Mĩ ở đây,
tôi sử dụng đoạn phim tư liệu trận Trân Châu cảng (12/1941). Với đoạn phim tư
liệu nói trên đã góp phần quan trọng giúp học sinh cảm nhận được sự tàn khốc
của chiến tranh và tham vọng của các bên muốn giành chiến thắng. Nhờ có đoạn
phim mà giờ học trở nên cụ thể, hấp dẫn và sinh động hơn, học sinh sẽ cảm thấy
gần gũi và yêu thích lịch sử.
2.3.2. Giải pháp sử dụng kênh hình trong dạy - học lịch sử
Ví dụ 2: Bài 3 - SGK 12 (Cơ bản) . Các nước Đông Bắc Á. Phần I - Nét
chung về khu vực Đông Bắc Á
Về bán đảo Triều Tiên: Để làm rõ hơn cuộc Chiến tranh Triều Tiên (19501953) và sự chia cắt hai miền theo Hiệp định đình chiến được kí giữa các bên tại
Bàn Mơn Điếm tháng (7/1953). Nhằm khắc sâu kiến thức bài học, tạo biểu
tượng cho học sinh về bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tôi sử
dụng bản đồ địa lí lãnh thổ Triều Tiên trên màn hình Powerpoint để làm nổi bật
sự phân chia hai miền theo Vĩ tuyến 38.

Với bản đồ địa lí - lịch sử trên cùng kiến thức trong SGK là đồ dùng trực
quan sinh động khắc sâu kiến thức bài học, tạo biểu tượng cho học sinh hình ảnh
chân thực về lãnh thổ hai miền Triều Tiên sau Hiệp định đình chiến. Từ đó các
em có thể đối chiếu, so sánh, liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử khác
nhau nhưng diễn ra trong một giai đoạn lịch sử lại có những điểm tương đồng.

Từ cuộc chiến tranh Triều Tiên, tôi liên hệ đến tình hình Việt Nam với Hiệp định
Giơnevơ đã chia cắt nước ta thành hai miền Nam - Bắc, lấy Vĩ tuyến thứ 17 làm
giới tuyến quân sự chia cắt hai miền. Sự chia cắt hai miền Triều Tiên theo Hiệp
2


định đình chiến (1953) và Hiệp định Giơnevơ (1954) ở Việt Nam là sản phẩm
của cuộc “Chiến tranh lạnh”.
2.3.3. Giải pháp sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử
Ví dụ 2: Khi dạy bài 17 (SGK - 12 CB). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946. Phần III. Đấu tranh chống
ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Mục 1. Kháng chiến
chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ.
Để làm rõ hơn tinh thần chiến đấu dũng cảm và ý chí quyết tâm sắt đá của
quân và dân Sài Gòn - Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm
lược vào đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, tôi giới thiệu cho
học sinh nội dung Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ.
Sáng 23-9-1945, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ Trần Văn Giàu
phát lời kêu gọi đồng bào:
“Đồng bào Nam Bộ, nhân dân thành phố Sài Gịn,
Anh em cơng nhân, thanh niên, tự vệ, dân qn, binh sĩ!
Đêm qua, thực dân Pháp đánh chiếm Trụ sở chính quyền của ta ở trung
tâm Sài Gịn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa.
Ngày 2-9-1945, đồng bào đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để
bảo vệ độc lập của Tổ quốc.
Độc lập hay là chết!
Hôm nay, Ủy ban Kháng chiến kêu gọi: Tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái
hãy cầm vũ khí xơng lên đánh đuổi qn xâm lược. Ai khơng có phận sự do Ủy
ban Kháng chiến giao phó, thì hãy lập tức ra khỏi thành phố. Những người cịn
ở lại thì:

- Khơng làm việc, khơng đi lính cho Pháp.
- Không đưa đường, không báo tin, không bán lương thực cho Pháp.
Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt. Hãy đốt sạch, phá sạch các cơ sở, xe cộ,
tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp.
Sài Gòn bị Pháp chiếm phải trở thành một Sài Gịn khơng điện, khơng
nước, không chợ búa, không cửa tiệm.
Hỡi đồng bào!
Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp,
tiêu diệt tay sai của chúng.
Hỡi anh em binh sĩ, dân quân, tự vệ! Hãy nắm chặt vũ khí trong tay xơng
lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu”!
Nội dung Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do Bí thư xứ Ủy
Nam Bộ Trần Văn Giàu phát động đã cỗ vũ mạnh mẽ quân dân Sài Gòn - Nam
Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp ngay từ những ngày đầu khi chúng xâm
lược nước ta. Ngay chiều 23-9-1945, thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Kháng
chiến, cả Sài Gòn đình cơng, bất hợp tác với Pháp. Các cơng sở, hãng bn đóng
cửa, chợ khơng họp, các ụ chiến đấu hình thành khắp nơi trong thành phố. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là xứ Ủy Nam Bộ, quân dân Nam Bộ nhất tề
đứng dậy, tiếng súng kháng chiến ở Sài Gòn làm rung động cả nước. Cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Nam Bộ đã đánh giam chân
Pháp, không cho chúng mở rộng địa bàn chiếm đóng ra các tỉnh Nam Trung Bộ.
3


×