Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm giải nhanh dạng toán xác định số loại giao tử và f khi có x tế bào tham gia giảm phân, sinh học 12 trường THPT hà văn mao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.77 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng có nhiều những
thay đổi đáng kể, đặc biệt là những thay đổi về phương pháp giảng dạy, cấu trúc
đề thi, thời gian cho một bài thi, hình thức tổ chức thi, thay đổi sách giáo khoa ở
các cấp học, tất tả đều nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong đào tạo những thế
hệ tương lai tích cực, chủ động và sáng tạo đáp ứng được nhu cầu hội nhập của
đất nước.
Thế kỷ XXI - thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ 4.0,
5.0. Yêu cầu mới của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và
những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế địi hỏi ngành giáo dục nói
chung, các nhà trường nói riêng phải đào tạo nên những con người mới khơng
chỉ nắm vững các kiến thức mà cịn biết vận dụng lý thuyết đó vào thực tiễn, có
kĩ năng thực hành thành thạo. Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục là phải giúp
học sinh phát triển một cách toàn diện. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của
từng giáo viên, mà muốn hoàn thành nhiệm vụ mỗi giáo viên cần chủ động học
hỏi, tìm tịi cho mình những phương pháp dạy học tích cực, phù hợp cho từng
đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, nhằm phát huy cao nhất tính chủ
động sáng tạo của học sinh.
Mỗi sáng kiến kinh nghiệm là một bài học quý giá mà giáo viên rút ra được
trong quá trình giảng dạy của bản thân. Từ đó góp được một phần nhỏ bé nào đó
trong việc giải quyết các bài tốn một cách nhanh nhất, chính xác nhất, đáp ứng
được đối với hình thức kiểm tra đánh giá, đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong q trình ơn tập cho học sinh dự thi THPT Quốc gia, nay là kì thi TN
THPT các năm tôi nhận thấy học sinh rất hay nhầm dẫn đến sai khi gặp các dạng
toán xác định số loại giao tử khi có a tế bào tham gia giảm phân hay xác định f
khi có x tế bào tham gia giảm phân, trong đó có b tế bào xảy ra hốn vị. Vì thế
khi gặp các dạng này các em thường tỏ ra khó khăn, khơng định hướng đúng
cách giải quyết, làm nhưng thường thiếu tự tin, từ đó dẫn đến kết quả chưa chính
xác.
Để học sinh khắc sâu kiến thức, biết xây dựng công thức và vận dụng thành


thạo vào các bài tập, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về
cách giải một số bài tập về xác định số loại giao tử khi có a tế bào tham gia giảm
phân hay xác định f khi có x tế bào tham gia giảm phân, trong đó có b tế bào
hốn vị. Vì thế tơi chọn đề tài: “ Một vài kinh nghiệm giải nhanh dạng toán
xác định số loại giao tử và f khi có x tế bào tham gia giảm phân, sinh học 12 Trường THPT Hà Văn Mao”
2. Mục đích nghiên cứu
Một là phân thành các dạng bài tập khác nhau dựa trên kiến thức đã được
học trong chương trình sinh học 10 (Phân bào) và sinh học 12 (Tính quy luật của
hiện tượng di truyền).
Hai là đưa ra một số kinh nghiệm giải nhanh một số dạng bài tập sinh học
12 và áp dụng, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các tiết ôn tập kì
thi TN THPT, ơn luyện học sinh giỏi.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trang 1


Nghiên cứu q trình giảm phân khi khơng xảy ra hốn vị, khi có xảy ra
hốn vị gen và ứng dụng vào phân dạng để giải một số bài tập tính số loại giao
tử và f khi có x tế bào xảy ra hoán vị gen - sinh học 12.
SKKN được áp dụng đối với học sinh lớp 12 - Trường THPT Hà Văn Mao
trong các giờ ôn tập chương, ôn phụ đạo buổi chiều, ôn thi TN THPT, ôn học
sinh giỏi văn hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội
dung của SKKN như: Tư duy sáng tạo “ Bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phơ
thơng”, Chinh phục điểm cao kì thi TN THPT, sách giáo khoa, sách bài tập…
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - đối chứng giữa các lớp với nhau,
kết hợp tìm hiều tâm lí học tập của các em trong quá trình học tập và làm bài

kiểm tra các chuyên đề.
Ngoài ra người viết cũng trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp thơng qua
nhóm chun mơn và rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
Trong chương trình sinh học lớp 12, chương II - Tính qui luật của hiện
tượng di truyền đã đề cập đến các qui luật di truyền phân li, phân li độc lập của
Men Đen; các quy luật liên kết gen, hoán vị gen của MoocGan….Việc giải quyết
các bài tập về các qui luật di truyền học sinh gặp phải một số khó khăn.
Phần bài tập xác định số loại giao tử khi có x tế bào tham gia giảm phân là
dạng bài tập hoàn tồn mới, địi hỏi học sinh phải hiểu rõ cơ sở khoa học của nó
để vận dụng vào giải bài tập. Trong khi đó đa phần các em chưa quan tâm nhiều
đến kiến thức lí thuyết, chính vì vậy phải có một số phương pháp để giải bài tập
này cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, vận dụng và phát huy được khả năng của mình
trong quá trình học tập.
Vì vậy khi dạy bài tập xác định số loại giao tử khi có a tế bào tham gia giảm
phân giáo viên cần cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về giảm
phân, số cách sắp xếp của các cặp NST, sau đó phân thành các dạng để học sinh
nắm bắt một cách hiệu quả nhất.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Di truyền học là một phân mơn được đưa vào chương trình sinh học 12, số
lượng câu hỏi phần này trong đề thi TN THPT khá lớn. Mặt khác kiến thức phần
quy luật có liên quan chặt chẽ với phần giảm phân sinh học 10 đã học qua một
năm phần nào các em đã quên kiến thức của giảm phân, đặc biệt là những kiến
thức chuyên sâu.
Đa số các em ở các trường THPT, đặc biệt là các trường THPT ở khu vực
miền núi chưa biết cách vận dụng lí thuyết để giải các bài tập về tính quy luật
của hiện tượng di truyền, một bộ phận học sinh đã giải các dạng bài tập này một
cách máy móc và mất khá nhiều thời gian trong khi đó với hình thức thi trắc
nghiệm hiện nay số lượng các câu hỏi và bài tập cho một bài thi khá nhiều, thời

gian cho phép trả lời mỗi câu hỏi và bài tập là rất ngắn.
Trang 2


Do vậy khi giáo viên đưa ra các bài tập thuộc phần này đa số học sinh lúng
túng, không định hướng được trình tự các bước giải dẫn đến mất thời gian từ đó
ảnh hưởng đến tâm lí làm bài và kết quả của bài thi.
3. Giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề
3.1. Cung cấp một số kiến thức cơ bản về giảm phân
3.1.1. Các giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục

(Nguồn hình ảnh: quá trình phát triển của tế bào sinh dục, trang 189 sách tư
duy sáng tạo - tập 1)
- Giai đoạn 1:
+ Vị trí: Xảy ra tại vùng sinh sản của ống sinh dục
+ Nội dung: Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần
+ Kết quả: 1TBSDSK (2n) ---- 2k TBSDSK (2n)
- Giai đoạn 2:
+ Vị trí: Xảy ra tại vùng sinh trưởng của ống sinh dục
+ Nội dung: Tế bào sinh dục sơ khai tích lũy chất dinh dưỡng để lớn lên
+ Kết quả: 2k TBSDSK (2n) ---- 2k TBSDSK chín (2n)
- Giai đoạn 3:
+ Vị trí: Xảy ra tại vùng chín của ống sinh dục
+ Nội dung: Tế bào sinh dục chín giảm phân
Trang 3


+ Kết quả: 2k TBSDSK chín (2n) ---- 4 . 2k giao tử đực (n) hoặc 2k giao tử
cái (1n) + 3. 2k thể định hướng (1n)
3.1.2. Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản của giảm phân

* Khái niệm:
Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm trong quá trình hình thành giao
tử. Trong giảm phân, tế bào sinh dục (có bộ NST 2n) đã chín trải qua hai lần
phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II, nhưng nhiễm sắc thể chỉ
nhân đôi có một lần, nên sinh ra giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội: giao tử
đực (tinh trùng hoặc tinh tử) và giao tử cái (trứng hoặc nỗn) có n NST đơn.
* Đặc điểm cơ bản của giảm phân
Kì trung gian I: Pha G1 là giai đoạn tổng hợp prôtêin, ARN, enzim và năng
lượng. Pha S diễn ra quá trình nhân đơi ADN, NST và trung thể.
Pha G2 tế bào chuẩn bị các chất cần thiết cho quá trình phân bào. Kết thúc kì
trung gian tế bào có bộ NST 2n kép.


Giảm phân I

Hình minh họa (Nguồn Intenet)

NST kép bắt đầu đóng xoắn,
co ngắn.
Các NST kép trong cặp NST
kép tương đồng diễn ra q
trình tiếp hợp và có thể xảy ra
Kì đầu I trao đổi chéo giữa hai
cromatit khơng cùng chị em.
Cuối kì đầu hai NST kép tách
nhau ra.
Màng nhân và nhân con tiêu
biến
NST tiếp tục co xoắn cực đại,
NST có hình thái đặc trưng

cho lồi
Thoi vơ sắc đính vào tâm
Kì giữa I động ở một bên của NST.
Các cặp NST tương đồng tập
trung và thành 2 hàng ở mặt
phẳng xích đạo của thoi phân
bào.
Các cặp NST kép tương đồng
di chuyển độc lập về hai cực
Kì sau I
của tế bào và chúng phân li
độc lập với nhau.
Kì cuối I Sau khi di chuyển về hai cực
của tế bào NST kép bắt đầu
Trang 4


dãn xoắn, màng nhân và nhân
con hình thành
Thoi vơ sắc tiêu biến , màng
nhân và nhân con xuất hiện
Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST
kép sinh ra 2 tế bào con có bộ
NST n kép

Kết quả

Kì trung gian II: Sau khi kết thúc giảm phân I tế bào con tiếp tục đi vào giảm
phân II mà không nhân đôi NST. Trong tế bào có n NST kép.
Giảm phân 2


Hình minh họa (Nguồn Intenet)

NST bắt đầu đóng xoắn
Kì đầu II Màng nhân và nhân con tiêu biến
Thoi vô sắc xuất hiện
NST kép co xoắn cực đại và tập
trung 1 hàng trên mặt phẳng xích
Kì giữa II đạo của thoi vơ sắc.
Thoi vơ sắc dính vào 2 phía của
NST kép
NST tách nhau tại tâm động trượt
Kì sau II trên thoi vơ sắc di chuyển về hai
cực tế bào.
Kì cuối II NST dãn xoắn. Màng nhân và
Trang 5


nhân con xuất hiện, màng tế bào
hình thành. Tạo ra hai tế bào con.

Kết quả

Từ 1 tế bào có n NST kép tạo ra 2
tế bào mang bộ NST n đơn

3.1.3. Hoán vị gen
* Trao đổi chéo là hiện tượng 2 cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương
đồng bị đứt ra các đoạn tương ứng và trao đổi cho nhau làm cho các gen alen đổi
chỗ cho nhau trong cặp NST (hốn vị gen).

(Trích trang 186, sách tư duy sáng tạo - tập
1)
* Cơ sở tế bào học: Diễn ra
do sự trao đổi chéo ở từng
đoạn tương ứng giữa 2
crơmatit khơng chị em
trong cặp NST kép tương
đồng ở kì đầu của lần phân
bào I trong giảm phân.
3.1.4. Số cách sắp xếp nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa của
giảm phân I.
Số cách sắp xếp NST ở kỳ giữa I của giảm phân:
Có 1 cặp NST → có 1 cách sắp xếp = 20 = 21-1 cách sắp xếp
Có 2 cặp NST → có 2 cách sắp xếp = 21 = 22-1 cách sắp xếp
Có 3 cặp NST → có 4 cách sắp xếp = 22 = 23-1 cách sắp xếp
Có 4 cặp NST → có 8 cách sắp xếp = 23 = 24-1 cách sắp xếp
..............................................................................................
Vậy nếu có n cặp NST sẽ có 2n-1 cách sắp xếp
Trang 6


3.2. Một vài kinh nghiệm xác định giao tử và f khi a tế bào tham gia giảm
phân - Sinh học 12
3.2.1. Xác định số loại giao tử
TH1: Khi đề cho có 1 tế bào giảm phân:
- Nếu khơng xảy ra hoán vị gen:
+ Sinh giao tử ♂ => 2 loại giao tử.
+ Sinh giao tử ♀ => 1 loại giao tử.
- Nếu xảy ra hoán vị gen:
+ Sinh giao tử ♂ => 4 loại giao tử.

+ Sinh giao tử ♀ => 1 loại giao tử.
Ví dụ 1: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen

giảm phân tạo giao tử biết khơng

xảy ra đột biến, hốn vị gen xảy ra giữa B và b. Số loại giao tử được tạo ra là
bao nhiêu?
Lời giải:
Một tế bào sinh tinh khi giảm phân, có xảy ra hốn vị gen sẽ cho 4 loại giao tử
với tỉ lệ bằng nhau Ab = aB = AB = ab = 25%
Ví dụ 2: Một tế bào sinh trứng có kiểu gen

AB D d
X X . Nếu tế bào này giảm phân
ab

bình thường và khơng có trao đổi chéo xảy ra thì có bao nhiêu loại tế bào trứng
được hình thành?
Lời giải:
Một tế bào sinh trứng khi giảm phân, có xảy ra hốn vị gen hay khơng thi chỉ
cho 1 loại trứng.
TH2: Khi đề cho có a tế bào giảm phân.
- Bước 1: Ta so sánh giữa số lượng tế bào (a) với số cách sắp xếp (2n - 1).
- Bước 2:
+ Nếu không xảy ra hốn vị gen:
Khi a > 2n - 1 thì số loại giao tử tối đa bằng 2n - 1 x 2 .
Khi a < 2n - 1 thì số loại giao tử tối đa bằng a x 2
+ Nếu xảy ra hốn vị gen:
Khi a > 2n - 1 thì số loại giao tử tối đa bằng 2n - 1 x 4
Khi a < 2n - 1 thì số loại giao tử tối đa bằng a x 4

Ví dụ 3: Có 2 tế bào sinh tinh với kiểu gen

Dd giảm phân tạo giao tử, các gen

cùng nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết hoàn toàn. Số lọai giao tử có thể được
tạo ra là bao nhiêu?
Lời giải:
- Bước 1: Ta so sánh giữa số tế bào (a) với số cách sắp xếp (2n - 1).
2n - 1 = 22 - 1 = 2 = a = 2.
- Bước 2: Vậy số loại giao tử có thể được tạo ra là 2 x 2 = 4 (loại).
Ví dụ 4: Có 5 tế bào sinh tinh với kiểu gen

Dd giảm phân tạo giao tử, hoán vị

gen giữa B và b. Số lọai giao tử có thể được tạo ra là bao nhiêu?
Trang 7


Lời giải:
- Bước 1: Ta so sánh giữa số tế bào (a) với số cách sắp xếp (2n - 1).
2n - 1 = 22 - 1 = 2 < a = 5.
- Bước 2: Xảy ra hoán vị giữa B và b. Vậy số loại giao tử có thể được tạo ra là
2 x 4 = 8 (loại).
Ví dụ 5: 16 tế bào sinh tinh mang kiểu gen DdEeFfGg tiến hành giảm phân.
Nếu 1/2 trong số tế bào trên xảy ra hốn vị gen thì số loại giao tử tối đa có thể
tạo ra là bao nhiêu?
Lời giải:
* Cách 1:
Số tế bào xảy ra hoán vị gen là: 16 x 1/2 = 8
Khi giảm phân có hốn vị gen thì từ mỗi tế bào sinh tinh sẽ tạo ra 4 giao tử:

Trong đó có 2 giao tử hốn vị và 2 giao tử liên kết, vậy số loại giao tử mang
hốn vị gen tối đa có thể tạo ra từ 8 tế bào sinh tinh xảy ra hoán vị gen là: 8 x 2
= 16.
Kiểu gen DdEeFfGg có thể tạo ra số loại giao tử liên kết tối đa là: 25 = 32.
Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra theo điều kiện đề bài là : 32 + 16 = 48.
* Cách 2: (Giải nhanh)
- Bước 1: Ta so sánh giữa số tế bào (a) với số cách sắp xếp (2n - 1).
2n - 1 = 25 - 1 = 16 = a (số tế bào).
- Bước 2: Xảy ra hoán vị giữa B và b ở 8 tế bào, 8 tế bào khơng xảy ra hốn vị.
Số loại giao tử có thể được tạo ra từ 8 tế bào hoán vị là 8 x 4 = 32 (loại).
Số loại giao tử có thể được tạo ra từ 8 tế bào khơng hốn vị là 8 x 2 = 16
(loại).
Vậy số loại giao tử có thể có là 32 + 16 = 48 (loại)
TH3: Khi đề cho cơ thể 2n giảm phân
Nếu đề cho cơ thể có bộ NST 2n giảm phân hình thành giao tử. Xác định số
loại giao tử tối đa được hình thành. Thi chúng ta có hai cách xác định số loại
giao tử tối đa:
* Nếu khơng xảy ra hốn vị gen:
+ Cách 1: Số loại giao tử bằng 2n (loại).
+ Cách 2: Số loại giao tử = tích số loại giao tử của các cặp NST
Ví dụ 6: Cho cơ thể có kiểu gen

DdEe tiến hành giảm phân hình thành giao

tử, các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết hồn tồn. Số loại giao tử
có thể tạo ra là?
Lời giải:
Số loại giao tử có thể có của cơ thể = 23 = 8 (loại).
Ví dụ 7: Cho cơ thể có kiểu gen


DdEE tiến hành giảm phân tạo giao tử, các

gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết hồn tồn. Số loại giao tử có thể
tạo ra là?
Lời giải:
Trang 8


Số loại giao tử có thể có của cơ thể = 2 x 2 x 1= 4 (loại).
* Nếu xảy ra hoán vị gen:
+ Cách 1:
- Trao đổi chéo xảy ra tại 1 điểm. Số loại giao tử bằng 2n + m
- Trao đổi chéo xảy ra tại 2 điểm, khơng có trao đổi chéo kép. Số loại giao tử
bằng 2n × 3m
- Trao đổi chéo xảy ra tại 2 điểm, có trao đổi chéo kép. Số loại giao tử bằng
n
2 × 4m
Trong đó: n là số cặp NST dị hợp, m là số cặp NST xảy ra trao đổi chéo.
+ Cách 2: Số loại giao tử = tích số loại giao tử của các cặp NST
Chú ý: Một cặp NST xảy ra trao đổi chéo xảy ra tại 1 điểm cho 4 loại giao tử.
Một cặp NST xảy ra trao đổi chéo xảy ra tại 2 điểm, khơng có trao đổi
chéo kép cho 6 loại giao tử.
Một cặp NST xảy ra trao đổi chéo xảy ra tại 2 điểm, có trao đổi chéo kép
cho 8 loại giao tử.
Ví dụ 8: Xác định số loại giao tử có thể có của cơ thể có kiểu gen

Dd. Biết

hốn vị gen giữa B và b.
Lời giải:

+ Cách 1: Số loại giao tử bằng 2n + m = 22 + 1 = 8 (loại).
+ Cách 2: Số loại giao tử = tích số loại giao tử của các cặp NST
Số loại giao tử = 4 x 2 = 8 (loại).
Ví dụ 9: Cho cơ thể có kiểu gen

EeHh. Xác định số loại giao tử có thể có của

cơ thể. Biết có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra tại 2 điểm, khơng có trao đổi
chéo kép.
Lời giải:
+ Cách 1: Số loại giao tử bằng 2n × 3m = 23 x 31 = 24 (loại).
+ Cách 2: Số loại giao tử = tích số loại giao tử của các cặp NST
Số loại giao tử = 6 x 2 x 2 = 24 (loại).
Ví dụ 10: Cho cơ thể có kiểu gen

EeHh. Xác định số loại giao tử có thể có

của cơ thể. Biết có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra tại 2 điểm, có trao đổi chéo
kép.
Lời giải:
+ Cách 1: Số loại giao tử bằng 2n × 4m = 23 x 41 = 32 (loại).
+ Cách 2: Số loại giao tử = tích số loại giao tử của các cặp NST
Số loại giao tử = 8 x 2 x 2 = 32 (loại).
BD M m
Ví dụ 11: Một cơ thể cái của một lồi sinh vật có kiểu gen Aa
X X . Biết
bd
khơng xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể này có tối đa 16 loại giao tử
II. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì tối đa có 12 loại giao tử.

III. Nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân thì tối thiểu có 2 loại giao tử.
Trang 9


IV. Nếu khơng có hốn vị gen thì 5 tế bào giảm phân chỉ tạo ra tối đa 10 loại
giao tử.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Lời giải:
- I đúng vì ruồi giấm cái có thể xảy ra hốn vị gen nên cơ thể này cho tối đa số
giao tử là: 2.4.2 = 16 giao tử.
- II sai vì 3 tế bào giảm phân chỉ cho tối đa 3 loại trứng hay 3 loại giao tử.
- III sai vì nếu 5 tế bào giảm phân thì tối thiểu cho một loại giao tử (các loại
giao tử là giống nhau).
- IV sai vì nếu khơng có hốn vị gen thì 5 tế bào giảm phân cho tối đa 10 loại
giao tử.
Vậy có 1 phát biểu đúng.
3.2.2. Xác định f khi có a tế bào tham gia giảm phân tạo giao tử, trong đó có
b tế bào xảy ra hốn vị gen (b ≤ a).
* Cách giải nhanh: f = (% số tế bào xảy ra hốn vị gen) : 2
* Ví dụ 12: Có 1500 tế bào
tham gia giảm phân hình thành tinh trùng, trong
đó có 300 tế bào xảy ra hốn vị gen. Tính tần số hốn vị gen.
Lời giải:
+ Cách 1: Giải thông thường: 1500 tế bào giảm phân tạo ra 1500 x 4 = 6000 tinh
trùng. 300 tế bào xảy ra hoán vị gen tạo ra 300 x 4 = 1200 tinh trùng, trong đó
có 1200 : 2 = 600 tinh trùng hoán vị.
f = (600 : 6000) x 100 = 10%

+ Cách 2: Giải nhanh
f = (% số tế bào xảy ra hoán vị gen) : 2 = (300 : 1500) : 2 = 0,1 = 10%
* Ví dụ 13: Có 1500 tế bào
tham gia giảm phân tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
35%:35%:15%:15%. Khi giảm phân số tế bào xảy ra hoán vị là?
Lời giải: f = 15% + 15% = 30% => tỉ lệ tế bào xảy ra hoán vị gen 30% x 2 =
60%.
Vậy số tế bào xảy ra hoán vị = (1500 x 60): 100 = 900 tế bào xảy ra hoán vị
gen.
* Ví dụ 14: Giả sử 5 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen

tiến hành giảm

phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cả 5 tế bào đều xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử aB chiếm 25%.
II. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hốn vị gen thì loại giao tử Ab chiếm 10%.
III. Nếu chỉ có 3 tế bào xảy ra hốn vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
7:7:3:3.
IV. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hốn vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
4:4:1:1.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
- Ý I ta thấy 100% tế bào hoán vị => f =50% => aB = 25% => Ý I đúng
- Ý II ta áp dụng cơng thức tính f nhanh:
Trang 10



f = (% số tế bào xảy ra hoán vị gen) : 2
f = (2/5 x 100%):2 = 0.2 => giao tử Ab chiếm 10% => Ý II đúng
- Ý III ta áp dụng tính f cho hai dữ kiện của ý III cho:
f = (3/5 x 100%):2 = 0.3
f = (3 + 3) : (7 + 7 + 3 + 3) = 0.3
=> Hai f bằng nhau. Vậy ý III đúng.
- Ý IV ta làm tương tự ý III:
f = (1/5 x 100%):2 = 0.1
f = (1 + 1) : (4 + 4 + 1 + 1) = 0.2
=> Hai f không bằng nhau. Vậy ý IV sai.
=> Chọn đáp án C.
* Ví dụ 15: Xét trong 1 cơ thể có kiểu gen AabbDd

EG
. Khi 150 tế bào của cơ
eg

thể này tham gia giảm phân hình thành giao tử, trong các giao tử được tạo ra,
giao tử abDEg chiếm 2%. Trong số 150 tế bào trên, số tế bào đã xảy ra hoán vị
gen là bao nhiêu?
Lời giải:
Cơ thể có kiểu gen AabbDd

EG
giảm phân. Giao tử abDEg = 2% → Eg = 8%
eg

→ f = 16%
Phần % số tế bào hoán vị = 2f = 32%
Vậy số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là = 42.150/100 = 48.

* Ví dụ 16: Ở cơ thể đực của một lồi động vật có kiểu gen

Ab
khi theo dõi
aB

2000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 800 tế bào
có xảy ra hốn vị gen giữa B và b. Như vậy tỉ lệ giao tử Ab chiếm bao nhiêu %?
Lời giải:
+ Cách 1: Giải thông thường
1 tế bào khơng có TĐC cho 2 giao tử Ab
1 tế bào có TĐC cho 1 giao tử Ab
Tỷ lệ giao tử Ab =

1200 × 2 + 800 ×1
= 40%
2000 × 4

+ Cách 2: Giải nhanh
- f = (% số tế bào xảy ra hoán vị gen) : 2 = (800 : 2000) : 2 = 0,2 = 20%
- Vậy tỉ lệ giao tử Ab = (1-f):2 = 40%.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục tại
trường THPT Hà Văn Mao.
4.1. Kết quả đối chứng
Phương pháp này đã được áp dụng trong năm học 2020 – 2021, chương trình
ban cơ bản.
Năm học 2020 – 2021: Tiến hành trên 2 lớp là 12A1 và 12A2 với cùng một
nhóm học sinh với số lượng tương đương nhau, đề kiểm tra và thời gian như
nhau là 45 phút đã thu được kết quả như sau:
Trang 11



- Lớp thực nghiệm 12A1: Được hướng dẫn cách xác định số loại giao tử khi
có a tế bào tham gia giảm phân và tính f để giải các bài tập trắc nghiệm.
- Lớp đối chứng 12A2: Chưa được hướng dẫn cách xác định số loại giao tử
khi có a tế bào tham gia giảm phân và tính f để giải các bài tập trắc nghiệm.
Số HS
2,1 −> 4,9
5 −> 6,4
6,5 −> 7,9
8 −> 10
Lớp
được
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
kiểm tra
12A1
35
6 17,1% 10 28,6% 11 31.4% 8 22,9%
12A2
40
21 52.5% 14 35%
4 10.0% 1
2,5%

Biểu đồ mô phỏng kết quả kiểm tra giữa hai lớp thực nghiệm (12A1) - lớp
đối chứng (12A2).

4.2. Ưu thế của đề tài.
Từ kết quả trên cho thấy việc vận dụng lí thuyết hướng dẫn học sinh xây dựng
công thức để giải nhanh các bài tập cho kết quả khá tốt điều này được thể hiện:
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm từ (5->10) là: 82,9% trong khi trường hợp đối chứng
là 47,5%
+ Tỉ lệ học sinh bị điểm dưới 5 là: 17,1% trong khi trường hợp đối chứng là
52,5%
Việc vận dụng các công thức giúp giải nhanh các bài tập thuộc phần xác định
loại giao tử và f ở các quy luật của hiện tượng di truyền đã cho hiệu quả rõ rệt,
tuy nhiên người học khi vận dụng cần phải linh hoạt trong từng bài tập cụ thể thì
mới đem lại hiệu quả cao.
Thấy được hiệu quả của đề tài, nhóm Sinh - Cơng nghệ trường THPT Hà Văn
Mao đã có sự trao đổi, góp ý, bổ sung và đã, đang được áp dụng vào giảng dạy
trong năm học 2019 - 2020, năm học 2020 - 2021.
III. Kết luận và kiến nghị
Qua quá trình vận dụng bản thân thấy rằng việc áp dụng phương pháp trên
cho công tác ôn luyện mang lại hiệu quả rõ rệt nên tơi có một số kiến nghị:
- Về phía tổ chun mơn: Mang tính chất là một sáng kiến, hơn nữa kiến
thức là vô hạn, những gì ta biết chỉ là hữu hạn vì thế sáng kiến kinh nghiệm này
mới đề cập tới một phần rất nhỏ trong rất nhiều dạng bài tập sinh học. Người
Trang 12


viết mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các đồng nghiệp
giảng dạy từ đó có thể rút ra được các kinh nghiệm quý cho bản thân.
Để phát triển tư duy và rèn kỹ năng giải bài tập, ban đầu nên cho các em giải
một số bài tập đơn giản; từ những bài tập đã giải, thầy (cơ) thay đổi chút ít giả

thiết để được một bài tập mới khó và hay hơn.
- Về phía các cấp lãnh đạo: Các cấp lãnh đạo nên cung cấp cho các tổ chuyên
môn ở các trường về các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng tốt để các giáo
viên có điều kiện được học hỏi những kinh nghiệm quý của đồng nghiệp trong
toàn tỉnh.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân cũng xin được trình bày để
các đồng nghiệp góp ý cho bản thân tơi nhằm nâng cao hiệu quả cao trong việc
giảng dạy và học tập.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Xuân Trường

Trang 13


Tài liệu tham khảo.
1. Bí quyết chinh phục điểm cao kì thi THPT Quốc gia – Nhà xuất bản đại học
quốc gia Hà Nội.
PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hội.
2. Tư duy sáng tạo - bồi dưỡng học sinh giỏi THPT (Tập 1) – Nhà xuất bản đại
học quốc gia Hà Nội.
Giáo viên. Phạm Thị Tâm.

3. Trọng tâm kiến thức - Phương pháp làm bài môn sinh học – Nhà xuất bản đại
học quốc gia Hà Nội.
Giáo viên: Nguyễn Thị Phương, Mai Thị Tình.
4. Sách giáo khoa sinh học 12 nâng cao – Nhà xuất bản giáo dục.
Tổng chủ nhiệm: Vũ Văn Vụ.
5. Sách giáo viên sinh học 12 nâng cao – Nhà xuất bản giáo dục.
Tổng chủ nhiệm: Vũ Văn Vụ.

Trang 14


DANH MỤC
SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Xuân Trường
Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Văn Mao
Cấp đánh giá
Kết quả
xếp loại
đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
(Phòng, Sở, xếp loại (A,
Tỉnh...)
B hoặc C)
“Một vài kinh nghiệm
giải toán xác suất sinh
Hội
đồng

học trong quy luật di
1
khoa học cấp
C
truyền, sinh học 12 ngành
Trường THPT Hà Văn
Mao”

Năm học
đánh giá
xếp loại

2015 - 2016

Trang 15


PHỤ LỤC
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
CHUYÊN ĐỀ: XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI GIAO TỬ VÀ f KHI CĨ X TẾ BÀO
THAM GIA GIẢM PHÂN
Mơn: Sinh - khối 12.
Thời gian: 45 phút.
Câu 1: Cá thể mang kiểu gen AaBbde tối đa cho bao nhiêu loại giao tử nếu
không xảy ra hoán vị gen?
A. 2.
B. 8.
C. 4.
D. 1.
Câu 2: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen


AB D d
X X giảm phân tạo giao tử biết
ab

không xảy ra đột biến, hoán vị gen xảy ra giữa B và b. Số loại giao tử có thể có
là?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Có 4 tế bào sinh tinh với kiểu gen

Dd giảm phân tạo giao tử, các gen

cùng nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết hoàn toàn. Số lọai giao tử có thể được
tạo ra là bao nhiêu?
A. 4.
B. 6.
C. 8.
D. 16.
Câu 4: Ở cơ thể đực của một lồi động vật có kiểu gen

Ab
, khi theo dõi 6000 tế
aB

bào giảm phân hình thành giao tử trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện
1200 tế bào có xảy ra hoán vị gen giữa B và b. Tần số hốn vị gen là?
A. 30%.

B. 10%.
C. 40%.
D. 20%.
Câu 5: Có 5 tế bào sinh tinh với kiểu gen

DdEe giảm phân tạo giao tử, hoán vị

gen giữa B và b. Số loại giao tử có thể được tạo ra là bao nhiêu?
A. 8.
B. 16.
C. 20.
D. 32.
Câu 6: Có 8 tế bào sinh tinh mang kiểu gen DdEeFf tiến hành giảm phân.
Nếu 1/4 trong số tế bào trên xảy ra hoán vị gen thì số loại giao tử tối đa có thể
tạo ra là bao nhiêu?
A. 4.
B. 6.
C. 16.
D. 20.
Câu 7: Cho cơ thể có kiểu gen

DdEeFf tiến hành giảm phân tạo giao tử, các

gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết hồn tồn. Số loại giao tử có thể
tạo ra là?
A. 16.
B. 32.
C. 48.
D. 64.
Câu 8: Cho cơ thể có kiểu gen


ddEE tiến hành giảm phân tạo giao tử, các gen

cùng nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết hồn tồn. Số loại giao tử có thể tạo ra
là?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 8.
Trang 16


Câu 9: Cho cơ thể có kiểu gen

DdEe tiến hành giảm phân hình thành tinh

trùng. Biết hốn vị gen giữa B và b. Số loại giao tử có thể tạo ra là?
A. 2.
B. 4.
C. 8.
D. 16.
D
d
Câu 10: Ở một loài động vật, cho phép lai P: ♂ AaBbX E X e × AaBBX EDY ♀. Biết
mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Khi hai cơ thể trên giảm phân hình
thành giao tử thì số loại tinh trùng và trứng có thể được tao ra lần lượt là?
A. 4 và 16.
B. 8 và 4.
C. 8 và 8.
D. 16 và 4.

Câu 11: Cho cơ thể có kiểu gen

EeHhGg. Xác định số loại giao tử có thể có

của cơ thể. Biết có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra tại 2 điểm, khơng có trao đổi
chéo kép.
A. 8.
B. 16.
C. 24.
D. 48.
Câu 12: Ở cơ thể đực của một loài động vật có kiểu gen

Ab
, khi theo dõi 2000
aB

tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 800 tế bào có xảy
ra hốn vị gen giữa B và b. Như vậy tỉ lệ giao tử AB tạo thành là
A. 30%.
B. 10%.
C. 40%.
D. 20%.
Câu 13: Cho 3 tế bào sinh tinh của một loài động vật, tế bào 1 có kiểu gen Aabb,
tế bào 2 và 3 cùng có kiểu gen AaBb. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường
thì 3 tế bào sinh tinh nói trên có thể tạo ra tối thiểu bao nhiêu loại tinh trùng? Đó
là những loại nào?
A. 3; AB, Ab, ab hoặc Ab, aB, ab.
B. 2; AB, ab hoặc Ab, aB.
C. 4; AB, Ab, ab, aB.
D. 6; AB, Ab, aB, ab, A, a.

Câu 14: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một ruồi cái trong tế bào có một cặp NST
tương đồng mà trong mỗi cặp gồm 2 NST có cấu trúc giống nhau, các cặp NST
cịn lại thì 2 NST có cấu trúc khác nhau. Khi phát sinh giao tử đã có 1 cặp NST
có cấu trúc khác nhau xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm, các cặp cịn lại khơng
trao đổi đoạn thì số loại trứng sinh ra từ ruồi cái đó là bao nhiêu?
A. 8.
B. 12.
C. 16.
D. 24.
D
d
Câu 15: Ở một loài động vật, cho phép lai P: ♂ AaBbX E X e × AaBBX EDY ♀. Biết
mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Nếu có 5 tế bào sinh tinh ở phép lai P
giảm phân bình thường, trong đó có 1 tế bào xảy ra hốn vị thì số loại tinh trùng
tối đa là?
A. 6.
B. 8.
C. 10.
D. 16.
Câu 16: Cơ thể có kiểu gen AaBb

giảm phân tạo 16 loại giao tử, trong đó loại

giao tử AbDe chiếm tỉ lệ 4,5%. Biết khơng có đột biến xảy ra, tần số hoán vị gen
là?
A. 18%.
B. 24%.
C. 36%.
D. 40%.
BD M m

Câu 17: Một cơ thể cái của một loài sinh vật có kiểu gen Aa
X X . Biết
bd
khơng xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Cơ thể này có tối đa 8 loại giao tử.
Trang 17


II. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì tối đa có 12 loại giao tử.
III. Nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân thì tối thiểu có 2 loại giao tử.
IV. Nếu khơng có hốn vị gen thì 5 tế bào giảm phân chỉ tạo ra tối đa 10 loại
giao tử.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18: Có 2000 tế bào
tham gia giảm phân tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
35%: 35%: 15%: 15%. Khi giảm phân số tế bào xảy ra hoán vị là?
A. 800.
B. 900.
C. 1200.
D. 1400.
Câu 19: Giả sử 10 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen

tiến hành giảm

phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cả 10 tế bào đều xảy ra hoán vị gen thì loại giao tử aB chiếm 25%.
II. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hốn vị gen thì loại giao tử Ab chiếm 10%.

III. Nếu chỉ có 6 tế bào xảy ra hốn vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
7:7:3:3.
IV. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hốn vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
4:4:1:1.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20: Ba tế bào sinh giao tử có kiểu gen

Ab
Dd thực hiện q trình giảm phân
aB

tạo giao tử. Biết q trình giảm phân khơng xảy ra đột biến, q trình giảm phân
khơng xảy ra hốn vị gen. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ giao tử dưới đây, có tối
đa bao nhiêu trường tỉ lệ giao tử được tạo ra
I. 1: 1.
II. 1: 1: 1: 1.
III. 1: 1: 1: 1: 1: 1.
IV. 1: 1: 2: 2.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
----------------Hết---------------

Trang 18



ĐÁP ÁN
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
CHUYÊN ĐỀ: XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI GIAO TỬ VÀ f KHI CĨ X TẾ BÀO
THAM GIA GIẢM PHÂN
Mơn: Sinh - khối 12.
Thời gian: 45 phút.
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

1
C
11
D

2
D
12
B

3
A
13
A

4
B
14
C


5
B
15
C

6
D
16
B

7
A
17
D

8
B
18
C

9
D
19
B

10
D
20
C


----------------Hết---------------

Trang 19


Bài 4: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một ruồi cái trong tế bào có một cặp NST
tương đồng mà trong mỗi cặp gồm 2 NST có cấu trúc giống nhau, các cặp NST
cịn lại thì 2 NST có cấu trúc khác nhau. Khi phát sinh giao tử đã có 1 cặp NST
có cấu trúc khác nhau xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm, các cặp còn lại khơng
trao đổi đoạn thì số loại trứng sinh ra từ ruồi cái đó là bao nhiêu?
Xem thêm tại: />
Hướng dẫn:
Bộ NST 2n=8 ® n = 4.
Có 1 cặp NST tương đồng có cấu trúc giống nhau nên cịn lại 4-1 = 3cặp NST có
cấu trúc khác nhau.
1 cặp NST có cấu trúc giống nhau giảm phân mỗi cặp ln cho một loại giao tử
1 cặp NST có cấu trúc khác nhau có trao đổi chéo cho 4 loại giao tử
2 cặp có NST có cấu trúc khác nhau khơng trao đổi chéo mỗi cặp tạo ra 2 giao tử.
Tổng số giao tử khi có hai cặp NST tường đồng có trao đổi chéo tại 1 điểm là :
1.1.42.2.2 = 26 = 64
1x 4x2x2=16
Xem thêm tại: />
Trang 20


Trang 21




×