Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

204 kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000800 tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng viglacera – xí nghiệp cơ khí trong tháng 10 năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.32 KB, 49 trang )

Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Nền kinh tế nước ta hiện nay là một nền kinh tế hàng hoá, vận động theo cơ chế thị
trường. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nước ta tham gia hội nhập APEC, WTO…
Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước, địi hỏi các
doanh nghiệp phải có sự thay đổi nhanh nhạy để có thể phù hợp với nền kinh tế mở đó.
Những năm vừa qua cùng với những đổi mới đúng đắn của nhà nước, đất nước ta đã đạt
được những thành tựu to lớn về các mặt kinh tế, chính trị, văn hố- xã hội trong đó đặc biệt
là những thành tựu về kinh tế. Để tận dụng được những thuận lợi và vượt qua được các khó
khăn của nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải khai thác hiệu quả các nguồn lực:
Nguồn nguyên liệu, nhân lực, khoa học kỹ thuật. Những nguồn lực đó chỉ thực sự phát huy
nếu được quản lý chặt chẽ và linh hoạt. Với tư cách là một cơng cụ quản lý kinh tế hữu
hiệu, kế tốn đóng vai trị quan trọng trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các hoạt
động đó thơng qua hoạt động thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Là một trong các phần
hành quan trọng của kế tốn hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có chức
năng giám sát, phản ánh trung thực kịp thời các thơng tin về chi phí sản xuất phát sinh trong
kỳ, từ đó kế tốn tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nhờ vậy các
nhà quản trị mới đưa ra được phương án, biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
chi phí sản xuất giúp cho việc lựa chọn chiến lược hạ giá thành sản phẩm.
Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiêp cơ khí là một đơn vị sản
xuất, gia cơng các thiết bị cơ khí. Trong thời gian thực tập tại cơng ty em thấy cơng tác kế
tốn giá thành sản phẩm tại đơn vị tuy đã được coi trọng song vẫn còn một số yếu điểm cần
khắc phục như sau: Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tổ chức chưa hợp lý, số lượng
nhân viên cịn ít tạo áp lực trong cơng việc. Hệ thống tài khoản kế tốn doanh nghiệp sử
dụng để tính giá thành sản phẩm chưa chi tiết, cụ thể vì vậy chưa tiện cho việc theo dõi. Bên


Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

cạnh đó, việc ứng dụng cơng tác kế tốn giá thành tại doanh nghiệp còn nhiều hạn chế dẫn
đến việc cung cấp thơng tin kế tốn cho các nhà quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ
thực tế trên đã đặt ra u cầu hồn thiện kế tốn tính giá thành sản phẩm tại cơng ty là hồn
tồn cấp thiết.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Trong q trình thực tập tại cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera em nhận
thấy được vai trị tối quan trọng của cơng tác kế tốn giá thành sản phẩm tại đơn vị. Thực
trạng tại công ty đặt ra u cầu phải tổ chức cơng tác kế tốn giá thành sản phẩm sao cho
phản ánh một cách trung thực, hợp lý nhất giá thành của sản phẩm. Xuất phát từ yêu cầu
trên em xin chọn đề tài ‘‘Kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800 tại cơng ty cổ
phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí trong tháng 10 năm 2010 ” làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm giải quyết những mục tiêu chính sau:
• Hệ thống hóa lý luận về kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
• Phân tích thực trạng kế tốn giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800 tại công
ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí
• Nhận xét về kết quả đã đạt được của cơng tác kế tốn giá thành sản phẩm máy
cán mịn 1000/800 tại cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí và
đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn giá thành sản phẩm tại đơn vị,
đặc biệt là các giải pháp giúp phản ánh giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800 của công

ty một cách đầy đủ và chính xác nhất.
1.4 Phạm vi nghiên cứu.
Cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera sản xuất rất nhiều loại sản phẩm là
thiết bị cơ khí khác nhau nhưng trong quá trình thực tâp tại đơn vị em thấy cơng tác kế tốn
giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800 còn một số mặt tồn tại chưa hợp lý nên em xác
định phạm vi nghiên cứu như sau:

Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

o Về không gian: Sản phẩm máy cán mịn 1000/800 tại cơng ty cổ phần cơ khí và
xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí
o Về thời gian: Tháng 10 năm 2010.
1.5. Tóm lược một số vấn để lý luận cơ bản kế toán giá thành sản phẩm trong DNSX.
1.5.1 Các quy định kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất theo
chuẩn mực kế toán VAS.
Chuẩn mực số 02 hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo Quyết định số
149/2001/QĐ BTC ) có quy định:
Hàng tồn kho là thành phẩm nhập kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho
bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí có liên quan trực tiếp khác phát sinh để
có được hàng tồn kho ở trạng thái hiện tại.
Giá trị thực tế của thành phẩm nhập kho bao gồm tồn bộ chi phí có liên quan trực
tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm và được xác định tùy thuộc vào từng nguồn thu
nhập.

Thành phẩm nhập kho có thể chia ra làm 2 loại chính sau: Thành phẩm nhập kho do
đơn vị sản xuất ra, thành phẩm nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến
 Thành phẩm nhập kho do đơn vị sản xuất ra.
Giá trị thực tế thành phẩm nhập kho là giá trị sản xuất thực tế, bằng tổng chi phí
NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh
trong q trình chuyển hóa NVL thành thành phẩm.
+ Chi phí SXC biến đổi : Là những chi phí gián tiếp thường biến đổi hoặc gần như
biến đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất gồm: chi phí NVL gián tiếp, chi phí nhân cơng
gián tiếp. chi phí SXC biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản
phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
+ Chi phí SXC cố định: Là chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số
lượng sản phẩm sản xuất ra: chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng, chi phí quản lý hành
chính tại phân xưởng. Chi phí SXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho một đơn

Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

vị sản phẩm dựa vào cơng suất bình thường của máy móc, thiết bị. Cơng suất bình thường là
số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường.


Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn mức bình thường thì chi

phí SXC được phân bổ vào chi phí chế biến theo chi phí thực tế phát sinh.

• Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì
kế tốn phải tính và xác định chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi
đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định
khơng phân bổ ( khơng tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng sổ chi phí sản
xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá
thành sản phẩm ) phần này được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
 Đối với thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến
Giá trị thành phẩm nhập kho bao gồm tồn bộ các chi phí liên quan đến q trình gia
cơng :Chi phí NVLTT, chi phí th gia cơng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Giá trị sản phẩm
nhập kho còn tùy thuộc vào phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp. nếu
doanh nghiệp nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thì thành phẩm nhập kho không
bao gồm VAT. Nếu doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp trực tiếp thì thành phẩm
nhập kho bao gồm cả VAT
1.5.2 Các quy định kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất theo chế
độ kế toán hiện hành .
1.5.2.1 Nội dung giá thành sản phẩm.
a) Khái niệm giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm.
 Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho
một khối lượng sản phẩm hoàn thành. Giá thành đơn vị là chi phí sản xuất tính cho một đơn
vị thành phẩm.
 Phân loại giá thành sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán, lập kế hoạch giá thành và xây dựng giá bán
sản phẩm giá thành được phân loại theo các tiêu thức sau:
• Phân loại theo thời điểm xác định giá thành:
Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại


Khoa kế toán – kiểm toán

+ Giá thành thực tế: Được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế, số lượng sản phẩm
sản xuất thực tế và được tính sau khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch,
sản lượng sản xuất kế hoạch. Việc tính giá thành sản phẩm được bắt đầu trước quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp để tiết
kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi
phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.Việc tính giá thành định mức cũng được tính
trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.
• Phân loại theo nội dung cấu thành sản phẩm:
+ Giá thành sản xuất: Là tồn bộ chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm
hồn thành trong q trình sản xuất.
+ Giá thành tồn bộ: Là tồn bộ chi phí phát sinh liên quan đến khối lượng sản phẩm
hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là chi phí phát sinh liên quan
đến sản xuất và chi phí ngồi sản phẩm
b) Đối tượng tính giá và kỳ tính giá thành.
 Đối tượng tính giá thành: Là thành phẩm, bán thành phẩm, chi tiết, bộ phận, sản
phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính giá thành sản phẩm.
 Kỳ tính giá thành: Là thời điểm hoặc thời kỳ mà kế toán cần phải xác định để
tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức cơng tác
tính giá thành sản phẩm khoa học hợp lý đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành
sản phẩm dịch vụ kịp thời chính xác phát huy vai trị kiểm tra tình hình thực hiện, giá thành
kế hoạch.
Tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý mà kỳ tính giá
thành được xác định là khác nhau. Có thể là : hàng tháng, hàng quý hoặc là kết thúc chu kỳ
sản xuất của sản phẩm…
c) Phương pháp tính giá.


Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

Việc xác định phương pháp tính giá trong kế tốn giá thành sản phẩm là vô cùng
quan trọng. Xác định phương pháp tính giá phù hợp yêu cầu doanh nghiệp phải căn cứ vào
điểm điểm quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp mình.
* Phương pháp tính giá thành phân bước.
• Điều kiện áp dụng: Đối với các doanh nghiệp có quy trình cơng nghệ sản xuất
phức tạp kiểu chế biến liên tục: có sản phẩm hồn thành phải trải qua nhiều giai đoạn chế
biến kế tiếp nhau, nửa thành phẩm ở giai đoạn trước lại là đối tượng tiếp tục chế biến ở
bước sau. Hoặc là ở những doanh nghiệp mà mỗi giai đoạn chế biến có thể được tổ chức ở
một địa điểm hay một phân xưởng khác nhau.
• Phân loại:
a)

Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành

phẩm
 Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành
là nửa thành phẩm và thành phẩm.
 Phương pháp tính giá:
Sơ đồ thể hiện quy trình tính giá (phụ lục 1).
Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo giai đoạn, kế tốn lần lượt tính

tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm ở từng giai đoạn bắt đầu từ giai đoạn thứ
nhất lần lượt kết chuyển sang giai đoạn sau để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa
thành phẩm của giai đoạn sau, cứ tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng tính được
tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm.
Trị giá

Giá trị nửa thành

thành phẩm = phẩm giai đoạn
giai đoạn i
i-1 chuyển sang

CP SX
+

DDDK
giai đoạn i

CP phát
+

sinh GĐ i

-

CP DDCK
giai đoạn i

 Ưu điểm: Phương pháp này giúp doanh nghiệp tính giá thành nửa thành phẩm
từng giai đoạn công nghệ sản xuất thuận tiện cho việc tính tốn hiệu quả kinh tế từng giai

đoạn, từng phân xưởng. đồng thời nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép nửa thành
Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

phẩm nhập kho và sự di chuyển nửa thành phẩm giữa các phân xưởng sản xuất hoặc là có
tiêu thụ nửa thành phẩm ra bên ngồi. Ví dụ: cơng ty dệt có bán sợi, vải mộc ra ngồi…
 Nhược điểm : Phương pháp này giúp làm cho việc tính giá thành nửa thành phẩm
phức tạp hơn vì phải tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn.
b) Phương pháp tính giá thành phân bước khơng tính giá thành nửa thành phẩm
(kết chuyển song song).
 Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp xác đinh đối tượng tính giá thành
chỉ là nửa thành phẩm của giai đoạn cuối cùng.
 Phương pháp tính giá: Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng
giai đoạn để tính ra phần chi phí của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó tổng hợp
lại để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm theo từng khoản mục.
 Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho việc tính giá thành nửa thành phẩm được
nhanh chóng vì khơng phải tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn.
 Nhược điểm: Phương pháp này nó hạn chế tác dụng trong việc xác định hiệu quả
sản xuất, kinh doanh ở từng phân xưởng, từng giai đoạn sản xuất. Nó khơng có số liệu để kế
tốn tổng hợp giá trị của nửa thành phẩm khi có trường hợp nửa thành phẩm nhập kho.
Không phản ánh được giá trị nửa thành phẩm từ giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau.
Mặt khác, số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết ở từng phân xưởng sản xuất khơng thể hiện chính
xác khối lượng sản phẩm làm dở hiện có của các phân xưởng.
1.5.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang.

a) Một số khái niệm:
 Sản phẩm dở dang: Là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn
đang nằm trong quá trình sản xuất.
 Đánh giá sản phẩm làm dở: Là xác định phần chi phí sản xuất tính cho khối
lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ. Để đánh giá sản phẩm làm dở chính xác cần xác định chính
xác khối lượng làm dở, xác định chính xác khối lượng chế biến hoàn thành, vận dụng
phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở thích hợp.
b) Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.

Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế tốn – kiểm tốn

• Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVLTT.
 Điều kiện áp dụng: Áp dụng đối với những doanh nghiệp có chi phí NVLTT
chiếm tỉ trọng lớn ( > 75% ) trong tổng chi phí, các chi phí khác chiếm tỉ trọng nhỏ , chênh
lệch giữa các kỳ không đáng kể.
 Phương pháp tính: Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm làm dở chỉ tính phần
chi phí NVLTT cịn các chi phí chế biến ( chi phí NCTT, chi phí SXC ) khơng tính cho sản
phẩm làm dở mà tính hết cho sản phẩm hồn thành ở giai đoạn đó.
Cơng thức xác định.

DCK=

D DK + C N

Q SP + Q D

xQD

Trong đó:
DCK, DDK : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, đầu kỳ.
CN : Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ.
QD ,QSP: Khối lượng sản phẩm làm dở và sản phẩm hoàn thành cuối kỳ.
Đối với các doanh nghiệp có quy trình chế biến phức tạp, kiểu liên tục thì giá trị sản
phẩm dở ở các giai đoạn sau được tính theo giá trị bán thành phẩm ở các giai đoạn trước
chuyển sang.
 Ưu điểm: Tính tốn nhanh chóng, đơn giản.
 Nhược điểm: Phương pháp này bỏ qua các chi phí chế biến khi tính giá trị sản
phẩm dở dang cuối kỳ nên tính chính xác khơng cao.
• Đánh giá sản phẩm làm dở theo trị giá bán thành phẩm giai đoạn trước chuyển
sang.
 Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp sản
phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, bán thành phẩm của giai đoạn trước
được chuyển sang giai đoạn sau và trở thành NVL sản xuất chính.
 Phương pháp tính.
Theo phương pháp này chi phí DDCK được tính theo cơng thức sau:
Giá thành bán thành phẩm GĐ i1 chuyển sang
Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán


DCKi =

x QD
QSPi + QD

Trong đó:
DCKi : Chi phí DDCK giai đoạn i
QSPi : Sản phẩm hoàn thành giai đoạn i
QD : Sản phẩm dở dang giai đoạn i
 Ưu điểm: Q trình tính tốn tương đối đơn giản.
 Nhược điểm: Chi phí phát sinh thêm ở trong kỳ khơng được tính trong chi phí
DDCK nên tính chính xác khơng cao.
1.5.2.3 Kế tốn tính giá thành sản phẩm
a) Chứng từ kế tốn.
Để tính giá thành sản phẩm thì kế tốn phải sử dụng chứng từ gốc là “ thẻ tính giá
thành sản phẩm hồn thành ”.
b) Tài khoản kế tốn.
Đơn vị lựa chọn hệ thống tài khoản theo QĐ 15/2006/QĐ – BTC và hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp KKTX nên kế toán giá thành sản phẩm sử dụng tài khoản 154 –
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 154.
Bên nợ
-

Chi phí NVLTT, NCTT, SXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm.

-

Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ ( DN hạch toán HTK theo

phương pháp KKĐK)

Bên có
-

Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi
bán.

Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

-

Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng khơng sửa chữa được.

-

Trị giá NL, VL hàng hóa gia cơng xong nhập lại kho.

-

Chi phí NVL, chi phí NC vượt trên mức bình thường

-


Chi phí sản xuất chung cố định khơng phân bổ khơng được tính vào trị giá HTK mà
phải tính vào giá vốn của kỳ kế tốn

-

Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ ( DN hạch toán HTK theo
phương pháp KKĐK).

Số dư bên nợ
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
c) Trình tự kế tốn.
Do thành phẩm hồn thành phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, bán thành phẩm của
giai đoạn trước là là nguyên liệu chính của giai đoạn sản xuất sau. Vì vậy muốn tính giá
thành thành phẩm tại giai đoạn sản xuất cuối cùng ta phải tính được bán thành phẩm của
các giai đoạn trước đó. Trình tự kế tốn giá thành thành phẩm theo phương pháp phân
bước có tính giá thành nửa thành phẩm như sau:
Xác định giá thành và giá thành đơn vị bán thành phẩm sau mỗi giai đoạn sản xuất.
• Giai đoạn sản xuất đầu tiên.
Giá thành của bán thành phẩm được xác định theo công thức sau:
∑ Z = DĐK + CN - DCK
Giá thành đơn vị bán thành phẩm được xác định theo cơng thức sau:
∑Z
Zđv =
QSP

• Các giai đoạn sản xuất tiếp theo.
Giá thành của bán thành phẩm được xác định theo công thức.
Giá thành bán


Bán thành

thành phẩm

= phẩm GĐ i -1

chuyển sang
Vũ ThịGĐ i – K43D5
Thanh

Chi phí
+

DDĐK
GĐ i

Chi phí

Chi phí
phát sinh +
DDCK
trong kỳ
Chuyên đề tốt GĐ i
nghiệp
GĐ i


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán


Giá thành đơn vị bán thành phẩm được xác định theo công thức:
Giá thành
bán thành phẩm GĐ i

Giá thành đv
bán thành phẩm

=

GĐ i

Khối lượng sp hoàn
thành GĐ i

Giá thành bán thành phẩm của giai đoạn sản xuất cuối cùng chính là giá thành của
thành phẩm.
d) Sổ kế toán.
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài
chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh
nghiệp. Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký - chứng từ.
Kế toán giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế tốn sau:
• Nhật ký chứng từ số 7 – Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh tồn doanh nghiệp.
• Sổ cái các tài khoản.
+ Sổ cái TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .
+ Sổ cái TK 621 – Chi phí NVLTT
+ Sổ cái TK 622 – Chi phí NCTT
+ Sổ cái TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
• Sổ chi tiết các tài khoản.
+ Sổ chi tiết TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .

+ Sổ chi tiết TK 621 – Chi phí NVLTT
+ Sổ chi tiết TK 622 – Chi phí NCTT
+ Sổ chi tiết TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
• Bảng kê số 8 – nhập, xuất, tồn kho.
Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Vũ Thị Thanh – K43D5

Khoa kế toán – kiểm toán

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KẾ TỐN TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM MÁY CÁN MỊN 1000/800 TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG VIGLACERA
– XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về kế tốn tính giá thành sản phẩm máy cán mịn
1000/800 tại chi nhánh cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ
khí.

Phương pháp thu thập dữ liệu: Để phục vụ cho việc nghiên cứu trong quá trình thực
tập tại đơn vị thực tập em đã tiến hành thu thập các dữ liệu có liên quan.
Phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu dựa vào hai phương pháp
 Phương pháp quan sát:
Bước 1.Chọn đối tượng cần quan sát.
Bước 2. Tiến hành quan sát ( mẫu chứng từ kế toán, mẫu sổ sách kế toán, tác phong làm
việc, quy trình làm việc… )
Bước 3. Ghi chép lại những gì quan sát được.
Bước 4. Tổng hợp dữ liệu và đưa ra nhận xét, đánh giá.
 Phương pháp phỏng vấn nhanh qua phiếu điều tra chuyên sâu
Mẫu phiếu điều tra chuyên sâu ( phụ lục 2)
Bước 1. Chọn đối tượng phỏng vấn.
Bước 2 . Xác định mẫu phỏng vấn.
Bước 3. Tiến hành phát phiếu điều tra.
Bước 4. Thu thập lại phiếu điều tra.
Bước 5. Tổng hợp các ý kiến từ phiếu điều tra và tiến hành phân tích.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của mơi trường đến kế toán giá
thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800 tại chi nhánh cơng ty cổ phần cơ khí và xây
dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí

Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

2.2.1 Đánh giá tổng quan kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800 tại chi

nhánh công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí.
Kế tốn giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800 nhìn chung đã thực hiện tương
đối tốt xong vẫn cịn một số tồn tại cần khắc phục như hệ thống tài khoản dùng để tập hợp
chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm chưa chi tiết,
cụ thể. Thông tin giá thành sản phẩm chưa được cập nhật và đáp ứng một cách nhanh chóng
do số lượng kế tốn số lượng ít…
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800
tại chi nhánh công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí.
2.2.2.1 Nhân tố vĩ mơ ảnh hưởng đến kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn
1000/800 tại chi nhánh cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ
khí.
Kế tốn giá thành sản phẩm máy cán của doanh nghiệp cũng như các phần hành kế
toán khác chịu sự chi phối của các chuẩn mực kế toán Việt Nam ( VAS ). Đặc biệt là chuẩn
mực 02 “hàng tồn kho” , các chuẩn mực quy định về việc phân bổ chi phí sản xuất chung
vào chi phí chế biến sản phẩm.
Bên cạnh đó kế tốn giá thành sản phẩm cịn chịu sự chi phối của các thông tư hướng
dẫn, các quyết định và luật kế tốn.
2.2.2.2 Nhân tố vi mơ ảnh hưởng đến kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn
1000/800 tại chi nhánh cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiêp cơ
khí.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới cơng
tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán hợp
lý, khoa học và chặt chẽ giúp cho cơng tác tính giá tại doanh nghiệp chính xác và hiệu quả
hơn. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp chưa được tổ chức một
cách chặt chẽ và hợp lý vì vậy nó ảnh hưởng rất nhiều tới cơng tác tính giá thành của doanh
nghiệp.

Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp



Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

Các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp: Chính sách hạ giá thành sản phẩm để
cạnh tranh cũng là nhân tố ảnh hưởng tới cơng tác tính giá thành của doanh nghiệp.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu sơ và thứ cấp về kế tốn tính giá thành sản phẩm
máy cán mịn 1000/800 tại chi nhánh công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera –
Xí nghiệp cơ khí.
2.3.1. Kết quả điều tra dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại chi nhánh cơng ty cổ phần cơ khí
và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí.
Cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí là một cơng ty
chun sản xuất và gia cơng các thiết bị cơ khí. Là một đơn vị sản xuất nên cơng tác kế tốn
giá thành tại cơng ty rất được chú ý. Công ty cũng đã tiếp nhận nhiều sinh viên thực tập tại
đơn vị. Các sinh viên có chọn nhiều đề tài khác nhau liên quan đến kế toán. Tuy nhiên kế
toán giá thành sản phẩm là đề tài được chú ý nhiều. Các luận văn trước chủ yếu xem xét về
việc tìm hiểu và đưa ra giải pháp để hạ giá thành sản phẩm. Những luận văn này không đi
sâu xem xét về bộ máy tổ chức cơng tác kế tốn giá thành đã hoạt động hiệu quả hay chưa,
chưa đưa ra được các giải pháp giúp phản ánh chính xác nhất về giá thành sản phẩm. vì vậy
trong bài viết này em đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp giúp phản ánh chính xác nhất về
giá thành sản phẩm
2.3.2 Giới thiệu chung về cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp
cơ khí.
2.3.2.1 Q trình hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng
Viglacera – Xí nghiệp cơ khí.
Cơng ty CP Cơ khí và xây dựng Viglacera là một đơn vị thành viên của Tổng công ty
Thủy tinh và gốm xây dựng được thành lập từ năm 1975. Được chuyển đổi từ doanh nghiệp
nhà nước là Cơng ty cơ khí và xây dựng Viglacera thành công ty cổ phần theo Quyết định

số 1754/QĐ-BXD ngày 10/11/2004.
Xí nghiệp cơ khí là đơn vị hạch tốn phụ thuộc, cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng
Viglacera được thành lập 17/07/2002 căn cứ điều lệ của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm
Xây dựng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 613/BXD-TCLD ngày

Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

04/07/1996 và căn cứ quyết định số 217/TCT-HĐQT ngày 13/06/2002 của HĐQT tổng
cơng ty.
Đơn vị có trụ sở tại thơn Liên Cơ - xã Đại mỗ - Từ Liêm - Hà Nội, được khắc con dấu
theo mẫu quy định, được mở tài khoản tại ngân hàng khu vực.
Từ tháng 09/2007 đơn vị di dời đến địa điểm mới tại xã Thanh Cao - Thanh Oai - Hà Nội,
đã và đang đi vào hoạt động ổn định cho đến nay.
2.3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera –
Xí nghiệp cơ khí.
-

Tên doanh nghiệp: Cơng ty CP Cơ khí và xây dựng VIGLACERA

-

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: Đại Mỗ - Từ Liêm- Hà Nội
+ Chi nhánh xí nghiệp cơ khí: Thanh Cao – Thanh Oai – Hà Nội

+ Chi nhánh cơ khí tại Miền Nam: Ấp 1- xã An Phú - Thuận An - Bình Dương

-

Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty Cổ phần

-

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:

+ Gia công chế tạo, lắp đặt kết cấu thép, phụ kiện theo tiêu chuẩn chuyên ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất và kinh doanh các loại phụ tùng, phụ kiện, thiết bị dùng trong xây dựng và
sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói,
đất sét nung.
+ Kinh doanh nhiên liệu, xăng dầu, sản phẩm hoá dầu, kinh doanh dịch vụ giới thiệu bán
sản phẩm cơ khí, gia cơng gị hàn dân dụng, mộc kính khung nhơm.
-

Quy mơ của doanh nghiệp:
+ Vốn điều lệ: 11,354,600,000 đồng (Mười một tỉ, ba trăm lăm mươi bốn triệu, sáu

trăm nghìn đồng Việt Nam )
+ Tổng số lao động tồn cơng ty: 843 lao động.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ( phụ lục 3 )
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp ( phụ lục 4 )

Vũ Thị Thanh – K43D5


Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

2.3.2.3. Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn tại chi nhánh cơng ty cổ phần cơ khí và
xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí.
a) Đặc điểm bộ máy kế tốn.
 Hình thức : Bộ máy của cơng ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Mọi cơng
viêc đều được thực hiện ở phịng kế tốn, khơng tổ chức ở các bộ phận kế tốn riêng . Phân
cơng cơng việc cho kế toán viên tạo điều kiện kiểm tra, kiểm soát chỉ đạo nghiệp vụ, đảm
bảo sự tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo của ban lãnh đạo.
 Số lượng: 5 người


Kế tốn trưởng : Số lượng 1 người. Chịu trách nhiệm chung về cơng tác tài chính

của xí nghiệp. thực hiện cơng việc quản lý tài chính kế tốn, thống kê xí nghiệp, tham mưu
cho giám đốc các quy định, chính sách quản lý tài chính.
• Kế tốn vật tư cơng nợ bán hàng: Số lượng 1 người. Theo dõi thủ tục nhập, xuất kho
cập nhật đối chiếu, báo cáo vật tư theo định kỳ quy định. Theo dõi chi tiết công nợ khách
hàng, lập báo cáo thống kê nghiệp vụ có liên quan.


Kế tốn tổng hợp thanh tốn: Số lượng 1 người. Theo dõi tình hình nhập, xuất hàng

hóa trong kỳ. Theo dõi các tài khoản chi phí 621, 622, 627, 641,642. Lập bảng kê khai thuế,
báo cáo thuế theo quy định.



Kế tốn lương, thủ quỹ: Số lượng 1 người. Kiểm tra bảng chấm cơng, làm thủ tục

thanh tốn tiền lương. Theo dõi và hạch tốn các khoản trích theo lương.


Thủ kho: Số lượng 1 người. Trực tiếp nhập xuất vật tư, hàng hóa, mở thẻ kho theo

dõi tình hình nhập, xuất. xác nhận các thủ tục nhập, xuất. Hàng tháng đối chiếu số liệu với
phịng kế tốn và báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn theo u cầu.
 Cơng ty chưa có kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành riêng. Cơng tác tập hợp
chi phí và tính giá thành sản xuất do kế toán tổng hợp thanh toán đảm nhận. Kế toán tổng
hợp tập hợp và theo dõi các tài khoản chi phí trong tồn doanh nghiệp thông qua sự cung
cấp số liệu quản đốc, nhân viên thống kê của từng tổ, phân xưởng.
Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn chi nhánh cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng
Viglacera – Xí nghiệp cơ khí.( phụ lục 5 )
b) Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
 Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế tốn: đồng ( Việt Nam ).



Hình thức kế tốn: Nhật ký - chứng từ. ( Phụ lục 6 )

 Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: nguyên tắc giá gốc.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: nguyên tắc giá gốc.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
 Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp khấu hao TSCĐ: đường thẳng.
 Chế độ kế toán áp dụng: Thực hiện theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC.
 Hệ thống tài khoản kế toán: Theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC.
 Hệ thống báo cáo tài chính:
-

Bảng cân đối kế tốn: Mẫu số B -01DN.

-

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B – 02DN.

-

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B – 03DN.

-

Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B – 09 DN.

 Chế độ chứng từ kế toán thực hiện theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC.
 Chế độ sổ kế toán: Bao gồm hệ thống sổ tổng hợp và các sổ chi tiết. Doanh

nghiệp làm kế toán trên Excel.
2.3.3. Thực trạng kế tốn tính giá thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800 tại chi
nhánh công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiêp cơ khí
2.3.3.1. Quy trình sản xuất sản phẩm máy cán mịn 1000/800.
 Máy cán mịn 1000/800 : Là một thiết bị cơ khí thực hiện ngun cơng chính làm
biến dạng, làm dẻo kim loại để có hình dạng, kích thước theo yêu cầu mong muốn.
 Cấu tạo của máy cán gồm có 2 bộ phận chính:
Vũ Thị Thanh – K43D5

Chun đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế tốn – kiểm tốn

• Hộp cán bao gồm: Trục cán, gối, ổ đỡ trục cán, hệ thống nâng hạ trục, hệ
thống cân bằng trục và thân máy, hệ thống dẫn phôi, cơ cấu lật trở phơi.
• Hệ thống truyền động: Là nơi truyền mơmen cho trục cán. Gồm hộp giảm tốc,
khớp nối, trục nối, bánh đà.
 Quy trình sản xuất máy cán mịn 1000/800.( phụ lục 7 )
2.3.3.2. Phương pháp kế toán giá thành SP máy cán mịn 1000/800 tại chi nhánh công
ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiêp cơ khí
Cơng ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiệp cơ khí chun sản xuất,
gia cơng các thiết bị cơ khí. Nhưng do đặc điểm quy trình cơng nghệ của cơng ty tương đối
phức tạp, các sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều giai đoạn cơng nghệ chế tạo, gia cơng
và đóng gói. Mỗi giai đoạn công nghệ được giao cho một bộ phận sản xuất hay một phân
xưởng sản xuất đảm nhiệm. Sản phẩm của phân xưởng này là vật liệu sản xuất của khâu
tiếp theo một chu trình khép kín. Cũng do đặc thù sản xuất nên cơng ty khơng có bán thành
phẩm nhập kho. Chính vì những đặc điểm trên nên cơng ty xác định phương pháp kế tốn

giá thành sản phẩm như sau:
a) Đối tượng tính giá: Là từng đội sản xuất trong các tổ.
b) Kỳ tính giá:
Doanh nghiệp xác định kỳ tính giá của sản phẩm là hàng tháng.
c) Phương pháp đánh giá sản phẩm dơ dang cuối kỳ.
Như đã trình bày ở trên, do đặc điểm quy trình sản xuất ở công ty là tương đối phức
tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn cho nên cơng việc tính giá trị sản
phẩm dở dang là tương đối phức tạp. Cuối mỗi kỳ bộ phận sản xuất, mỗi phân xưởng tiến
hành kiểm kê bán thành phẩm và thành phẩm hoàn thành, đồng thời xác định số sản phẩm
đang làm dở ở từng phân xưởng để tính giá trị dở dang ở từng bộ phận sản xuất đó.
Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang được áp dụng ở công ty là:
 Ở giai đoạn đầu ( tại đội 1- tổ gia cơng cơ khí ) tính giá trị sản phẩm dở dang cuối
kỳ theo chi phí NVLTT, chi phí SXC và chi phí NCTT được tính hết cho sản phẩm đã hồn
thành trong kỳ.

Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

+ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo chi phí NVLTT tại đội 1 tổ gia cơng cơ khí
được xác định là 190,077,455.25 thể hiện trên ( dịng 1 cột 4 phụ lục 8 ). Số liệu này được
tính như sau:

DCK =


D DK + C N
Q SP + Q D

xQ D

Trong đó :
D DK : Chi phí NVLTT dở dang đầu kỳ tại đội 1 tổ gia công cơ khí được xác định
bằng 0 ( khơng có dở dang đầu kỳ ) ( Dòng 1 cột 2 phụ lục 8).
CN : Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ ( dòng 1 cột 3 phụ lục 8 ) được xác định
bằng 950,387,276.27 đ, số liệu này được lấy từ sổ chi tiết “tập hợp chi phí NVLTT” phát
sinh trong kỳ tại đội 1 tổ gia cơng cơ khí.
QSP: Khối lượng bán thành phẩm hoàn thành tại đội 1 tổ gia cơng cơ khí được xác
định là 20 bán thành phẩm.
QD : Khối lượng bán thành phẩm dở dang tại đội 1 tổ gia cơng cơ khí được xác định
là 5.
Vì vậy chi phí dở dang cuối kỳ tính theo chi phí NVLTT tại đội 1 tổ gia cơng cơ khí
được tính như sau:
0 + 950,387,276.27

= 190,077,455.25 đ

20 +5

+ Theo phương pháp này thì tồn bộ chi phí NCTT và chi phí SXC được tính hết cho sản
phẩm hồn thành nên số liệu tại dòng 2, 3 cột 4 phụ lục 8 bằng 0.
+ Tổng chi phí DDCK tại đội 1 tổ gia cơng cơ khí ( dịng 4 cột 4 phụ lục 8 ) là tổng cộng chi
phí DDCK tính cho chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC.
190,077,455.25 +0 +0 = 190,077,455.25
 Các giai đoạn tiếp theo ( đội 1 tổ sơn, đội 1 tổ hàn, đội 1 tổ lắp ráp, chạy thử ) Tại
các tổ này tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo trị giá của bán thành phẩm giai đoạn

trước chuyển sang. Vì tổng giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển hết sang
giai đoạn sau và coi đó là NVL chính trực tiếp của giai đoạn tiếp theo
Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế tốn – kiểm tốn

Cơng thức xác định chi phí DDCK tại các tổ này như sau:
Giá thành bán thành phẩm GĐ i1 chuyển sang

DCKi =

X QDi

QSPi + QDi

Trong đó:
DCKi : chi phí dở dang cuối kỳ tại GĐ i.
QSPi : khối lượng sản phẩm hoàn thành GĐ i
QDi : Khối lượng sản phẩm làm dở GĐ i
• Tại đội 1 tổ hàn ( GĐ 2 ) có số liệu như sau:
Chi phí NVLTT trong giá thành bán thành phẩm tại đội 1 tổ gia cơng cơ khí chuyển
sang là 760,309,821.02 ( dịng 1 cột 5 phụ lục 9 ).
Chi phí NCTT trong giá thành bán thành phẩm tại đội 1 tổ gia công cơ khí chuyển
sang là 45,104,000 ( dịng 2 cột 5 phụ lục 9 ).
Chi phí NCTT trong giá thành bán thành phẩm tại đội 1 tổ gia cơng cơ khí chuyển sang là

35,120,000 ( dòng 3 cột 5 phụ lục 9 ).
Khối lượng bán thành phẩm hoàn thành tại đội 1 tổ hàn là 17
Khối lượng bán thành phẩm dở dang là 3
Từ đó ta tính được
+ Chi phí DDCK cho chi phí NVL tại đội 1 tổ hàn ( dịng 1 cột 5 phụ lục 9 )
760,309,821.02

X 3 = 114,046,473.15

17 +3
+ Chi phí DDCK cho chi phí NC tại đội 1 tổ hàn ( dòng 2 cột 5 phụ lục 9 )
35,120,000
17 +3

X 3 = 6,765,600.00

+ Chi phí DDCK cho chi phí SXC tại đội 1 tổ hàn ( dịng 3 cột 5 phụ lục 9 )
35,120,000

Vũ Thị Thanh – K43D5

X3

= 5,268,000.00

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại


Khoa kế toán – kiểm toán

17 +3
+ Tổng chi phí DDCK tại đội 1 tổ hàn bằng 126,080,073.15 đ ( dòng 4 cột 5 phụ lục 9)
được xác định bằng tổng cộng chi phí DDCK tính cho chi phí NVLTT, chi phí NCTT và
chi phí SXC
114,046,473.15 + 6,765,600.00 + 5,268,000.00 = 126,080,073.15
• Tại tổ sơn ( GĐ 3 ) và tổ lắp ráp, chạy thử ( GĐ 4 )
Tại hai tổ này khơng có sản phẩm dở dang cuối kỳ, toàn bộ sản phẩm sản xuất trong kỳ đã
hồn thành. Vì vậy, chi phí DDCK tại hai tổ này khơng phát sinh. ( dịng 4 cột 5 các phụ lục
10, 11 ).
d) Phương pháp tính giá:
Do sản phẩm máy cán mịn phải trải qua nhiều quy trình cơng nghệ, nhiều giai đoạn
gia cơng, bán thành phẩm của quy trình này là NVL chính của quy trình tiếp theo. Vì vậy,
phương pháp tính giá thành được áp dụng tại cơng ty là phương pháp phân bước có tính giá
thành bán thành phẩm.
Cơng thức tính:
Trị giá nửa
Trị giá
thành phẩm =
GĐ i

thành phẩm

Chi phí
+

GĐ i-1
chuyển sang


DDDK

Chi phí

Chi phí
+

GĐ i

phát sinh
GĐ i

-

DDCK
GĐ i

Trị giá thành
Giá thành

phẩm GĐ i
=

đv GĐ i

Khối lượng sp hồn
thành GĐ i

Tại đơn vị có thẻ tính giá thành bán thành phẩm tại đội 1 tổ hàn ( GĐ 2) ( phụ lục 9)
Ta chỉ tính số liệu tại dòng 4 phụ lục 9 ( số liệu tổng ).

+ Chi phí DDĐK tại đội 1 tổ hàn bằng 0 ( khơng có DDĐK) ( Dịng 4 cột 2 phụ lục 9 )
+ Bán thành phẩm GĐ 1 chuyển sang:

Vũ Thị Thanh – K43D5

840,533,821.02 đ ( Dòng 4 cột 3 phụ lục 9 )

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

+ Chi phí phát sinh trong kỳ:
+ Chi phí DDCK :

Khoa kế tốn – kiểm tốn

189,421,153 đ ( Dòng 4 cột 4 phụ lục 9 ).

126,080,073.15 đ ( dòng 4 cột 5 phụ lục 9 ).

+ Số lượng bán thành phẩm hoàn thành : 17
Từ những dữ liệu trên ta tính được:
 Tổng giá thành bán thành phẩm GĐ 2 ( đội 1 tổ hàn )( Dòng 4 cột 6 phụ lục 9 )
0 + 840,533,821.02 + 189,421,153 - 126,080,073.15 = 903,874,900.86


Giá thành đơn vị GĐ 2 ( Dòng 4 cột 7 phụ lục 9 )
903,874,900.86
=


53,169,111.82

17

2.3.3.3. Kế toán giá thành sản phẩm máy cán mịn tại chi nhánh cơng ty cổ phần cơ
khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiêp cơ khí.
a) Chứng từ:
Chứng từ gốc được kế tốn sử dụng để kế tốn tính giá thành sản phẩm máy cán mịn
1000/800 là “ Thẻ tính giá thành bán thành phẩm máy cán mịn 1000/800 – GĐ 4 ” phụ lục
11
b) Tài khoản:
Kế toán sử dụng TK 154C để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá
thành sản phẩm máy cán mịn 1000/800.
Doanh nghiệp sử dụng TK 154C với ý nghĩa như sau:
154 là TK dùng để tập hợp chi phí sản xuất,kinh doanh dở dang, phục vụ cho việc
tính giá thành sản phẩm.
C: doanh nghiệp dùng ký hiệu này để chỉ sản phẩm hồn thành nhập kho là máy cán.
c) Trình tự kế toán sản phẩm máy cán mịn 1000/800 tại chi nhánh cơng ty cổ phần cơ
khí và xây dựng Viglacera – Xí nghiêp cơ khí.
Do máy cán min 1000/800 sản xuất phải trải qua 4 giai đoạn mới tạo ra thành phẩm.
Bán thành phẩm của giai đoạn trước được chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến.
Vì vậy để tính được giá thành thành phẩm máy cán mịn 1000/800 ta phải tính được giá

Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại


Khoa kế toán – kiểm toán

thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn. Tính bán thành phẩm từ giai đoạn 1 chuyển sang
các giai đoạn tiếp theo, giá thành thành phẩm hồn thành cũng chính là giá thành bán thành
phẩm tại giai đoạn 4 ( tổ lắp ráp, chạy thử ).
 Giá thành bán thành phẩm máy cán mịn 1000/800 GĐ 1 ( Đội 1 tổ gia cơng cơ
khí ).( Phụ lục 8 )
• Chi phí DDĐK ( Cột 2 phụ lục 8 ).
Chi phí DDDK của GĐ 1 không phát sinh do kỳ trước không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Vì vậy khơng phát sinh số liệu trong cột này.
• Chi phí phát sinh trong kỳ phục vụ cho sản xuất máy cán mịn 1000/800 ( Cột 3
phụ lục 8 ).
+ Chi phí NVLTT ( Dòng 1 cột 3 phụ lục 8 ):
Căn cứ vào “bảng kê số 4 ” ( phụ lục 26 ) Số liệu ghi Có TK 621C ghi nợ TK 154C
chi tiết cho đội 1 tổ gia cơng cơ khí ta xác định được chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ
phục vụ cho việc sản xuất máy cán mịn 1000/800 tại GĐ 1 là 950,387,276.27 đ.
+ Chi phí NCTT ( Dòng 2 cột 3 phụ lục 8 ):
Căn cứ vào “bảng kê số 4 ” ( phụ lục 26 ) Số liệu ghi Có TK 622C ghi nợ TK 154C
chi tiết cho đội 1 tổ gia cơng cơ khí ta xác định được chi phí NCTT phát sinh trong kỳ phục
vụ cho việc sản xuất máy cán mịn 1000/800 tại GĐ 1 là 45,104,000 đ.
+ Chi phí SXC ( Dịng 3 cột 3 phụ lục 8 ):
Căn cứ vào “bảng kê số 4 ” ( phụ lục 26 ) Số liệu ghi Có TK 627C ghi nợ TK 154C
chi tiết cho đội 1 tổ gia cơng cơ khí ta xác định được chi phí SXC phát sinh trong kỳ phục
vụ cho việc sản xuất máy cán mịn 1000/800 tại GĐ 1 là 35,120,000
Chi phí phát sinh trong kỳ phục vụ cho việc sản xuất máy cán mịn 1000/800 ( dòng 4
cột 3 phụ lục 8 ) là tổng chi phí NVLTT, NCTT, SXC phát sinh trong kỳ.( Tổng số liệu các
dòng 1, 2, 3 cột 3 phụ lục 8 cộng lại )
950,387,276.27 + 45,104,000 + 35,120,000 =


1,030,611,276.27

• Chi phí DDCK ( Cột 4 phụ lục 8 )

Vũ Thị Thanh – K43D5

Chuyên đề tốt nghiệp


Trường đại học Thương Mại

Khoa kế toán – kiểm toán

Cách tính số liệu ở cột 4 phụ lục 8 đã được nêu tại mục 2.3.3.2c – phương pháp đánh giá
sản phẩm DDCK GĐ 1.Cụ thể số liệu được tổng hợp như sau.
+ Chi phí DDCK tính cho chi phí NVLTT (Dòng 1 cột 4 phụ lục 8 ) là 190,077,455.25
+ Chi phí DDCK tính cho chi phí NCTT (Dịng 2 cột 4 phụ lục 8 ) là 0
+ Chi phí DDCK tính cho chi phí SXC (Dịng 3 cột 4 phụ lục 8 ) là 0
+ Tổng chi phí DDCK GĐ 1( dòng 4 cột 4 phụ lục 8 ) 190,077,455.25
• Giá thành bán thành phẩm GĐ1 ( Cột 5 phụ lục 8 )
Cơng thức tính:
∑ Z = DĐK + CN - DCK
+ Giá thành bán thành phẩm GĐ 1 tính cho chi phí NVLTT ( Dịng 1 cột 5 phụ lục 8 )
0 + 950,387,276.27 - 190,077,455.25 = 760,309,821.02
+ Giá thành bán thành phẩm GĐ 1 tính cho chi phí NCTT ( Dịng 2 cột 5 phụ lục 8 )
0 + 45,104,000 - 0 = 45,104,000
+ Giá thành bán thành phẩm GĐ 1 tính cho chi phí SXC ( Dòng 3 cột 5 phụ lục 8 )
0 + 35,120,000 - 0 = 35,120,000
+ Tổng giá thành bán thành phẩm GĐ 1 ( Dòng 4 cột 5 phụ lục 8 )
0 + 1,030,611,276.27 - 190,077,455.25 = 840,533,821.02

• Giá thành đơn vị ( Cột 6 phụ lục 8 ).
∑Z
Zđv =
QSP

Giá thành đơn vị bán thành phẩm các dòng ở cột 6 được tính bằng cách lấy số liệu tại các
dịng tương ứng ở cột 5 phụ lục 8 chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ là 20.
+ Giá thành đơn vị bán thành phẩm GĐ 1 tính cho chi phí NVLTT ( Dịng 1 cột 6 phụ lục
8)
760,309,821.02

Vũ Thị Thanh – K43D5

=

38,015,491.05
Chuyên đề tốt nghiệp


×