Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN phân tích nét tài hoa của tố hữu trong việc sử dụng cặp đại từ MÌNH TA để giúp học sinh cảm nhận thêm cái hay, cái đẹp của bài thơ việt bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.24 KB, 20 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Môn Ngữ văn trong nhà trường là một
mơn học mang tính nghệ thuật nên càng địi hỏi người thầy phải tìm tịi, sáng tạo
những cách thức để giúp học sinh tiếp cận và khám phá tác phẩm văn học một
cách hiệu quả nhất.
Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thơng (THPT) nói chung và
chương trình Ngữ văn lớp 12 nói riêng, các tác phẩm thơ chiếm một số lượng
đáng kể. Đó đều là những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho nền thơ ca dân tộc và
thế giới qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển và mỗi khuynh hướng tư
tưởng thẩm mĩ và nghệ thuật. Mỗi tác phẩm là một sự sáng tạo độc đáo của các
thi nhân trong việc thể hiện những xúc cảm trước thiên nhiên, cuộc sống, con
người và thời đại.
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của văn học dân tộc, là lá cờ đầu của thơ ca
Cách mạng Việt Nam. Thơ ông mang đậm phong cách trữ tình chính trị, thể hiện
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn rất đặc trưng của thời đại, đặc biệt
là rất giàu tính dân tộc cùng với một điệu thơ rất ngọt ngào, tha thiết. Bài thơ
Việt Bắc được in trong tập thơ cùng tên là một tác phẩm đỉnh cao, tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật và những giá trị nội dung, tư tưởng và cảm xúc của tác
giả, là bản trường ca và là bản tình ca về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân
dân chống Pháp, là khúc hát tâm tình của những người cách mạng. Một trong
những nét đặc sắc tạo nên cái hay, cái đẹp của bài thơ chính là nghệ thuật sử
dụng cặp đại từ "mình - ta" quen thuộc trong tiếng nói hằng ngày và trong ca
dao của người Việt, được tác giả sử dụng hết mực tài hoa.
Với những lí do cơ bản trên cùng với những kinh nghiệm của bản thân, và với
mong muốn sẽ tơi xin được trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Phân tích nét tài
hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ "mình - ta" để giúp học sinh cảm
nhận thêm cái hay, cái đẹp của bài thơ Việt Bắc.

1



1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là từ việc phân tích nét tài hoa của Tố Hữu
trong nghệ thuật sử dụng cặp đại từ "mình - ta" để giúp học sinh cảm nhận thêm
về cái hay, cái đẹp mang tính đặc sắc của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghệ thuật sử dụng cặp đại từ "mình ta" trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là văn bản bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
(phần trích học trong SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008).
1.4. Phương phám nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi thường sử dụng chủ yếu các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp;
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp diễn giải;
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp nêu ví dụ…
Ngồi ra, chúng tơi cịn vận dụng kết hợp một số phương pháp khác.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tố Hữu là một nhà thơ lớn với một phong cách thơ độc đáo và rõ nét. Một
trong những đặc điểm nỏi bật nhất tạo nên sức sống và sức hấp dẫn nhất của thơ
Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà. Đó là sự kế thừa và phát huy của nhà thơ từ
những nét đặc sắc của văn học dân tộc mà chủ yếu là trong ca dao, dân ca. Cái
đặc sắc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu không phải là những đổi mới tân kỳ mà là

ở tính dân tộc, "ơng đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền
thống của dân tộc (…) mang sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển" [4 - tr.98]
và "thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc" [4 tr.99]. Bài thơ Việt Bắc không chỉ vận dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát mà
còn vận dụng rất thành cơng cách nói hơ - ứng của ca dao, đặc biệt là cặp đại từ
nhân xưng mình - ta.
Tiếng Việt rất giàu và đẹp, và một trong những đặc trưng rất nổi bật là tính
đa nghĩa: một từ có thể mang nhiều nghĩa hoặc có thể biểu đạt nhiều đối tượng
hay nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau. Từ ta và mình trong Tiếng Việt vốn là
những đại từ nhân xưng thường được trong các xưng hô ở ngôi thứ nhất, nhưng
khi đi vào trong ca dao thì nó đã có những cách sử dụng rất linh hoạt. Kế thừa nét
đặc sắc đó, Tố Hữu đã vận dụng rất sáng tạo và tài hoa cặp đại từ này trong bài
thơ Việt Bắc để diễn tả tình cảm và những kỉ niệm giữa người cách mạng miền
xuôi với đồng bào Việt Bắc trong cuộc chia tay lịch sử sau mười năm trường kỳ
kháng chiến của dân tộc.
Ca dao là thơ trữ tình dân gian, là những khúc hát tâm tình của người bình
dân xưa. Về nghệ thuật, ca dao có những đặc trưng rất độc đáo và là một kho
tàng vô giá về ngôn ngữ và thể thơ. Trong mảng ca dao trữ tình, nhất là ở chủ đề
tình cảm gia đình và tình u đơi lứa, ca dao thường sử dụng cặp đại từ "mình ta" và lối nói hơ - ứng đối đáp như một tín hiệu thẩm mĩ riêng trong việc diễn
đạt các mức độ tình cảm trong các mối quan hệ bạn tình, bạn đời thân thiết.
Việc vận dụng, phát huy và sáng tạo những tinh hoa văn học dân tộc,
trong đó có văn học dân gian vào trong các sáng tác của các tác giả văn học hiện
3


đại là một hiện tượng phổ biến. Trên thực tế, có rất nhiều nhà thơ đã thể hiện sự
tiếp thu những vốn quý trong kho tàng nghệ thuật của ông cha vào trong sáng
tác một cách rất thành công. Tố Hữu có thể được xem là nhà thơ đã thể hiện
được dấu ấn dân tộc một cách đạm đà nhất trong thơ. Bài thơ Việt Bắc là một tác
phẩm điển hình, và cặp đại từ mình - ta cùng lối nói hơ - ứng đối đáp là một biểu
hiện rõ nét.

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên
Có một thực tế là khơng phải giáo viên Ngữ văn nào khi dạy bài thơ Việt
Bắc cũng chú ý đến việc định hướng cho học sinh phân tích, khám phá để thấy
rõ cái hay, cái đẹp của nghệ thuật mang tính dân tộc trong tác phẩm nói chung,
và nhất là ở cách vận dụng cặp đại từ mình - ta nói riêng. Một trong những cách
dạy phổ biến của giáo viên là định hướng cho học sinh phân tích bài thơ theo
từng phần để khai thác những nội dung biểu đạt cụ thể tương ứng trong mỗi
đoạn. Việc phân tích nghệ thuật thường được lồng ghép vào với phân tích nội
dung và sau đó khái qt lại nét đặc sắc chung như một phần nội dung của mục
"Ghi nhớ".
Riêng với cặp đại từ mình - ta, phần lớn giáo viên chủ yếu là định hướng
để học sinh phân tích chúng như một từ được sử dụng theo thủ pháp lặp (điệp từ)
trong hệ thống các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ. Có rất ít
giáo viên định hướng cho học sinh phân tích nét đặc sắc và tài hoa của Tố Hữu
trong việc vận dụng cặp đại từ này như một nội dung độc lập của bài học.
2.2.2. Thực trạng việc học của học sinh
Xuất phát từ thực trạng việc dạy của giáo viên mà đa số học sinh chủ yếu là
học để nắm được nội dung của từng phần thơ chứ khơng có được những cảm nhận
tổng thể về cảm xúc, tình cảm và tư tưởng của toàn bài. Rất nhiều học sinh không
thể thuộc và nhở nổi một đoạn thơ chứ chưa nói đến việc cảm nhận được cái hay,
cái đẹp của nghệ thuật ngơn từ. Vì vậy, việc cảm nhận cái đặc sắc trong các chi tiết
nghệ thuật cụ thể của bài thơ là một điều gì đó rất xa vời đối với một phần đông
học sinh hiện nay.
4


Trên thực tế thì có một bộ phận khơng nhỏ học sinh hiện nay rất thiếu và
yếu về ngôn ngữ Tiếng Việt. Sự nghèo nàn về vốn từ tiếng mẹ đẻ đã ảnh hưởng
rất nhiều đến khả năng cảm thụ và tiếp nhận tác phẩm văn chương, nhất là đối với

thơ ca; đồng thời nó cũng hạn chế rất nhiều đến năng lực diễn đạt của các em
trong làm văn nghị luận. Cùng với đó, rất nhiều học sinh hiện nay khơng có nhiều
kiến thức về văn học dân gian, dù đã được học nhiều ở các lớp dưới. Có những
em học sinh không nhớ nổi một câu ca dao, dù đã được học, được đọc hoặc được
nghe nhiều lần. Việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ thuật mang tính dân tộc
trong một bài thơ hiện đại đối với học sinh hiện nay là một hạn chế rất lớn.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1. Thống kê, phân loại cặp đại từ mình - ta trong bài thơ
Bài thơ Việt Bắc (phần trích học trong SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD,
2008, tr 109 - 113) gồm có 90 câu, 45 cặp thơ lục bát; nếu tính tồn văn tác phẩm
thì có tổng cộng 150 câu, 75 cặp lục bát. Trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ tập
trung nghiên cứu phần văn bản thơ được trích học trong chương trình Ngữ văn lớp
12 hiện hành.
Việc thống kê - phân loại, học sinh sẽ được hướng dẫn để thực hiện trong
phần chuẩn bị bài ở nhà và được định hướng theo các thiêu chí cụ thể như: số lần
sử dụng của mỗi từ, ngôi nhân xưng và chủ thể nhân xưng của mỗi từ. Trên cơ sở
thống kê - phân loại của học sinh, tôi định hướng đến kết quả như sau:
Thứ nhất, thống kê tổng số lần sử dụng:
- Tổng số từ mình: 19 lần;
- Tổng số từ ta: 17 lần.
Theo đó ta thấy tần xuất sử dụng của tác giả đối với hai đại từ này gần
tương đương nhau. Từ mình được sử dụng nhiều hơn 2 đơn vị so với từ ta trong
cùng một số lượng câu thơ là bởi có những câu mà từ mình được sử dụng đến 3
lần (Mình đi, mình có nhớ mình/ Mình đi, mình lại nhớ mình); số câu thơ sử
dụng 2 lần từ mình và 2 lần từ ta là bằng nhau (3 câu).
Thứ hai, thống kê - phân loại theo ngôi nhân xưng:
- Đối với từ mình:
5



+ Từ mình ở ngơi thứ nhất số ít: 4 lần. Tơi quan niệm trong các trường
hợp sau, từ mình được sử dụng ở ngơi thứ nhất số ít:
- Mình đi, mình lại nhớ mình.
- Mình về, mình lại nhớ ta.
Trong hai câu thơ trên, các từ mình thứ nhất và thứ hai là ngơi thứ nhất, vì
nó là lời chủ thể phát ngơn (lời của người đi). Cịn từ mình thứ ba ở câu trên là
rất khó xác định được ngôi xưng hô; từ ta ở câu dưới là chỉ "chúng ta" (cả người
đi - kẻ ở).
+ Từ mình ở ngơi thứ hai số ít: 13 lần. Trong tổng số 19 từ mình được sử
dụng trong bài thơ thì 13 lần nó là ngơi thứ hai số ít, nghĩa là để chỉ người đối
diện trong quan hệ nhân xưng với chủ thể. Có hai lần mà từ mình được sử dụng
rất khó xác định rạch rịi về ngơi thứ, đó là các từ mình thứ ba trong hai câu sau:
- Mình đi, mình có nhớ mình;
- Mình đi, mình lại nhớ mình.
- Đối với từ ta:
+ Từ ta ở ngơi thứ nhất số ít: 11 lần.
+ Từ ta ở ngôi thứ nhất số nhiều: 6 lần.
Trong việc sử dụng từ ta, tác giả chủ yếu dùng nó ở ngơi thứ nhất trong
lời nói của các chủ thể phát ngơn. Khi ở ngơi số ít, nó được dùng để chỉ người
nói (lúc thì là lời của người ở lại, lúc thì là lời của người ra đi); khi ở ngơi số
nhiều, nó được dùng với ý nghĩa "chúng ta", nghĩa là để chỉ cả đồng bào Việt
Bắc và những người cách mạng miền xuôi.
Thứ ba, thống kê - phân loại theo chủ thể nhân xưng. Như trên đã nói, cặp
đại từ mình - ta khơng phải được sử dụng ở một ngơi duy nhất mà chúng ln có sự
chuyển hóa trong cách nói hơ ứng của người đi - kẻ ở, lúc thì để chỉ người ở lại, khi
thì để nói về người ra đi. Theo cách phân loại này, chúng ta có kết quả như sau:
- Đối với từ mình:
+ Dùng để chỉ người ở lại: 4 lần. Đây là những trường hợp từ mình được
sử dụng trong phát ngôn của người đi là những người cách mạng về xi, nói
với người ở lại là đồng bào Việt Bắc.

6

















×