Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Tập thơ việt bắc của tố hữu trong đời sống văn học cách mạng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.61 KB, 79 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
===== =====

Mai văn phơng

Tập thơ việt bắc CủA Tố HữU
trong đời sống văn học cách mạng Việt Nam

Chuyên ngành: văn học Việt Nam
MÃ số: 60.22.34

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2009


2

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
===== =====

Mai văn phơng

Tập thơ việt bắc CủA Tố HữU
trong đời sống văn học cách mạng Việt Nam

Chuyên ngành: văn học Việt Nam


MÃ số: 60.22.34

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:
Pgs.Ts. vũ văn sỹ

Vinh - 2009


3

Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Văn Sỹ, ngời thầy đÃ
tận tình hớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học - Trờng Đại học Vinh đà giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.
Đồng thời tôi cũng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trờng THPT Bán công Nga
Sơn đà tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đà động viên,
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Vinh, tháng 04 năm 2009
Tác giả

Mai Văn Phơng


4

Mục lục
Mở đầu........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................. 1
3. Đối tợng nghiên cứu................................................................................... 6
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn............................................................ 6
5. Phơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn............................................................................... 6
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 7
Nội dung...................................................................................................... 8
Chơng 1: Định hớng của nền văn nghệ dân chủ mới và thành tựu
thơ ca kháng chiến chống pháp nói chung thơ Tố Hữu nói riêng .......... 8
1.1. Định hớng của nền văn nghệ dân chủ mới.............................................. 8
1.2. Thành tựu thơ ca kháng chiến chống Pháp ............................................. 12
1.3. Hành trình sáng tạo của Tố Hữu ............................................................. 21
Chơng 2. Nhìn lại cuộc tranh luận về tập thơ Việt Bắc (1955) những
vấn đề lý luận và sáng tác đợc đặt ra ....................................................... 28
2.1. Việc nhìn nhận tính hiện thực và lÃng mạn của tập thơ Việt Bắc .......... 28
2.2. Việc nhìn nhận tính giai cấp và tính Đảng của tập thơ Việt Bắc ........... 35
2.3. Việc nhìn nhận tính quần chúng, tính dân tộc và tính nghệ thuật
của tập thơ Việt Bắc ....................................................................................... 43
2.4. Tiểu kết ................................................................................................... 54
Chơng 3. Việt Bắc - tác phẩm tiêu biểu của sự gắn kết giữa
lý luận và sáng tác ..................................................................................... 56
3.1. Việt Bắc - Một sản phẩm lịch sử ............................................................ 56
3.2. ý nghĩa tự thân của tập thơ Việt Bắc ...................................................... 65
Kết luận ..................................................................................................... 88
Tài liệu tham khảo .................................................................................... 91



5
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tố Hữu là tác giả lớn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt
Nam hiện đại. Trong khoảng những năm 1935 - 1975, Tố Hữu đợc coi là ngọn
cờ đầu của thơ ca cách mạng ghi dấu thành tựu ấy qua hàng loạt tập thơ: Từ
ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa Thơ Tố Hữu gắn liền với lịch sử
văn học cách mạng nói chung và thơ trữ tình cách mạng nói riêng.
1.2. Sau 1945, chính quyền về tay cách mạng, việc xây dựng nền văn
nghệ dân chủ mới theo hớng dân tộc, khoa học, đại chúng đợc đặt ra một cách
bức thiết. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa đờng lối văn nghệ dân chủ và thực tiễn
sáng tác là một quá trình tìm tòi thể nghiệm cần có thời gian thẩm định và
khẳng định. Trong kháng chiến từ những năm 1946, thơ Tố Hữu đà rải rác công
bố trên các báo và đến năm 1954 những bài thơ này đợc tập hợp lại thành tập
lấy tên là Việt Bắc. Và tập thơ Việt Bắc là một sự lựa chọn của nền văn học
mới.
1.3. Tập thơ Việt Bắc ra ®êi ®· thu hót sù chó ý réng r·i của công chúng
và giới phê bình. Báo Văn nghệ đà mở đề mục tranh luận về tập thơ Việt Bắc,
Hội Văn nghệ tổ chức nhiều cuộc thảo luận về tập thơ này. Những vấn đề đợc
thảo luận và tranh luận trong các cuộc họp và trên các báo là những vÊn ®Ị quan
träng cã tÝnh chÊt cèt lâi cđa nỊn lý luận văn nghệ dân chủ mới.
Chọn đề tài này, luận văn muốn tái hiện lịch sử thơ trữ tình cách mạng và
kháng chiến thông qua tập thơ Việt Bắc nh là một tác phẩm tiêu biểu, một hình
mẫu, một sự định hớng cụ thể đối với nền thi ca chiến tranh và cách mạng.
2. Lịch sử vấn đề
Tập thơ Việt Bắc bao gồm 24 bài thơ viết trong thời kỳ kháng chiến 1946
- 1954 (gồm cả sáng tác và dịch thơ) của Tố Hữu. Tháng 12/1954 khi tập thơ
Việt Bắc in thành sách và phát hành đà tạo đợc sự chú ý của d luận, đặc biệt là



6
giới sáng tác và lý luận. Có hàng loạt bài viết trên các báo về tập thơ Việt Bắc,
mà tác giả các bài viết là những tên tuổi có uy tín trong giới văn nghệ nh: Xuân
Trờng, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Vũ Đức Phúc
Khởi đầu việc tranh luận về tập thơ Việt Bắc là hai bài viết của tác giả
Xuân Trờng vào ngày 21/1/1955 trên Báo Nhân dân số Tết ất Mùi nhan đề:
Vài ý nghĩ sau khi đọc tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và bài thứ hai của Xuân
Diệu, đăng làm hai kỳ trên Báo Văn nghệ, số 63 - 64, nhan đề Đọc tập thơ Việt
Bắc.
Tác giả Xuân Trờng cho rằng những bài trong tập Việt Bắc có tác dụng
giáo dục cổ vũ cán bộ nhân dân. Theo Xuân Trờng chủ đề chính của tập sách
là tinh thần thiết tha yêu nớc, ý chí phấn đấu kiên quyết bảo vệ Tổ quốc của
nhân dân, đối tợng miêu tả chính đợc Tố Hữu tập trung khắc họa là hình ảnh
ngời nông dân, anh bộ đội, lÃnh tụ Điểm chính yếu nhất của bài viết đó là qua
những phân tích luận giải của mình tác giả Xuân Trờng đi đến một số nhận định
Về mặt nghệ thuật thì những thành công đó chính là những thành công của chủ
nghĩa hiện thực cách mạng, chủ nghĩa nhân đạo cách mạng trong thơ.
Tác giả Xuân Diệu với bài viết đăng liền hai kỳ, với những luận giải tỉ
mỉ, ca ngợi Tố Hữu: Thơ Tố Hữu hay vì cuộc đời và tâm hồn Tố Hữu đẹp.
Cuộc đời Tố Hữu là một bài thơ cách mạng rồi, Xuân Diệu cũng chỉ ra giá trị
thơ Tố Hữu ở chỗ Thơ Tố Hữu là cái thời sự tình cảm của thời đại, tức tính
chất kịp thời, thích dụng trong công tác tuyên truyền, phục vụ cách mạng. Qua
tập thơ Việt Bắc, Xuân Diệu đa ra một nhận định Chúng ta còn học đợc đờng
lối làm thơ của Tố Hữu. Đờng lối đó là đờng lối dân tộc và đại chúng. Chúng
tôi thiết nghĩ đó là con đờng duy nhất đúng của thơ Việt Nam.
Bài viết của Xuân Trờng và Xuân Diệu ngoài việc khẳng định tập Việt
Bắc là: Thành công của chủ nghĩa hiện thực cách mạng và con đờng thơ Tố
Hữu đang đi là con đờng duy nhất đúng của thơ Việt Nam, cả hai tác giả còn



7
đề cập đến những điểm hạn chế của tập Việt Bắc nh: việc miêu tả hình ảnh nông
dân còn mờ nhạt, thiếu yếu tố tình cảm cá nhân
Ngày 4/3/1955, Phòng Văn nghệ Quân đội tổ chức mạn đàm về tập thơ
Việt Bắc. Đây là dấu mốc cho thấy tập Việt Bắc đà thu hút sự quan tâm của
nhiều tổ chức văn nghệ tập thể. Mặt khác, bản thân sự chủ động của Phòng Văn
nghệ Quân đội cho thấy việc quan tâm đến tập thơ Việt Bắc đà vợt khỏi phạm vi
cá nhân đến phạm vi tổ chức, tập thể.
Ngày 31/3/1955, Ban Văn học của Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức cuộc
họp thảo luận lần thứ nhất về tập thơ Việt Bắc.
Ngày 7/4/1955, Ban Văn nghệ tổ chức cuộc họp lần thứ hai thảo luận về
tập thơ Việt Bắc.
Ngày 14/5/1955, Ban Văn nghệ tổ chức cuộc họp lần thứ ba về tập thơ Việt
Bắc.
Việc Ban Văn học của Hội Văn nghƯ ViƯt Nam tỉ chøc ba cc häp vỊ
mét tËp thơ trong vòng hơn một tháng cho thấy tính chất quan trọng và thời sự
của tập thơ. Rõ ràng, việc tranh luận về tập thơ thu hút sự quan tâm của nhiều
học giả, nhiều vấn đề liên tiếp nảy sinh trong quá trình tranh luận mà trong
khuôn khổ một cuộc họp thảo luận không thể giải quyết thấu đáo.
Ngày 11/3/1955, Báo Văn nghệ, số 67, mở một diễn đàn tự do Thảo luận
về tập thơ Việt Bắc đăng bài của Hoàng Yến Tập thơ Việt Bắc có hiện thực
không, trong đó Hoàng Yến nêu ra vấn đề Muốn thử nghiên cứu, xác định,
đánh giá khả năng hiện thực trong thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Từ đó Hoàng Yến
chỉ ra rằng: Có thể nói tác giả tổng kết sự việc trên tài liệu chứ cha kinh qua
thực tế cuộc sống để tổng kết chất thơ. Hoàng Yến kết luận: Nhợc điểm trên
của Tố Hữu là một số bài thơ trong tập thơ Việt Bắc ít rung cảm đợc ngời đọc
và làm yếu tác dụng hiện thực đi nhiều.


8

Đặt vấn đề nghi ngờ tính chất hiện thực trong tập thơ Việt Bắc chính là
một ý kiến có tính chất phản biện của Hoàng Yến, ngợc lại một số quan điểm
trớc đó.
Chia sẻ quan điểm với Hoàng Yến là tác giả Hoàng Cầm với bài Tập Việt
Bắc ít chất sống thực tế ở Báo Văn nghệ, số 67.
Ngợc lại, với quan điểm của Hoàng Yến là Vũ Đức Phúc với bài Hoàng
Yến cha nắm vững vấn đề hiện thực đăng trên Báo Văn nghệ số 67 và bài Phản
đối cái buồn của Hoàng Cầm khi đọc thơ Tố Hữu.
Cũng trong mục Tranh luận về tập Việt Bắc, trên Báo Văn nghệ, số 68,
tác giả Lê Đạt đặt vấn đề Giai cấp tính trong thơ Tố Hữu. Tiếp đến, Báo Văn
nghệ số 69 và 70 đăng bài của Lê Đạt Häc tËp Maiakovski, ph¸t huy søc sèng
míi cđa thi ca Việt Nam. Bài viết của Lê Đạt không chỉ dừng lại ở việc thảo
luận về tập Việt Bắc mà vơn ®Õn vÊn ®Ị cã tÝnh chÊt vÜ m« vỊ lý ln Ph¸t huy
søc sèng míi cđa thi ca ViƯt Nam. Những luận điểm mà Lê Đạt đa ra có ý
nghĩa đóng góp về mặt lý luận, bớc đầu thể hiện nhận thức của mình về chủ
nghĩa hiện thực cách mạng trong văn học.
Ngày 21/7/1955, trên Báo Văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết bài Lập trờng giai cấp và Đảng tính. Vấn đề hiện thực và lÃng mạn. Bài viết của Nguyễn
Đình Thi có ý nghĩa khơi mào, đặt vấn đề về mặt lý luận với những luận điểm tơng đối mới: Lập trờng giai cấp, tính Đảng, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lÃng
mạn Việc xuất hiện những vấn đề lý luận qua quá trình thảo luận một tập thơ
cho thấy ý nghĩa tập Việt Bắc đà vợt qua giới hạn thông thờng trở thành tiêu
điểm của những vấn đề t tởng, lý luận.
Ngày 8/5/1955, Báo Nhân dân đăng bài của Hồng Giao Cuộc phê phán
t tởng Hồ Thích ở Trung Quốc.
Ngày 3/71955, Báo Nhân dân đăng bài của Ngô Điền Nhân dân Trung
Quốc vạch mặt và đòi trừng trị tên phản cách mạng Hồ Phong.


9
Ngày 5/7/1955, Báo Tổ quốc từ số 14 đăng ba kỳ liên tiếp bài viết của
Đặng Thai Mai Hồ Thích từ t tởng mại bản đến t tởng phản quốc.

Ngày 11/8/1955, Báo Văn nghệ, số 81, đăng ý kiến Kết thúc cuộc thảo
luận về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu của tác giả Hoàng Trung Thông. Thực
chất đây là ý kiến của tập thể lÃnh đạo văn nghệ mà Hoàng Trung Thông là ngời
đại diện. Cùng thời gian này, Báo Nhân dân cũng đăng đồng thời bài viết trên
làm hai kỳ.
Ngày 15/3/1956, Báo Văn nghệ, số 112, đăng Thông cáo của Ban Giám
khảo và kết quả giải thởng Văn học của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 1955 trao giải nhất về thơ cho tập Việt Bắc của Tố Hữu.
Nh vậy, tính từ bài viết của Xuân Trờng, lúc khởi đầu tranh luận vào
ngày 21/1/1955 đến ngày 15/3/1956 kết thúc và ra Thông cáo giải thởng của
Ban giám khảo về tập thơ Việt Bắc thì cuộc tranh luận về tập thơ này đà kéo
dài trong khoảng thời gian hơn một năm, với sự tham gia của 7 tờ báo và tạp
chí, 38 bài viết của các tác giả là nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình, giới
lÃnh đạo văn nghệ Việc tham gia bàn luận sôi nổi của các báo cho thấy sự
quan tâm rộng rÃi của giới báo chí và d luận với tập thơ. Mặt khác, bản thân
quá trình tranh luận kéo dài trong hơn một năm với một tập thơ thể hiện tính
chất quan trọng và phức tạp của vấn đề. Cũng không phải ngẫu nhiên mà các
tổ chức nh: Phòng Văn nghệ Quân đội, Ban Văn học của Hội Văn nghệ Việt
Nam tổ chức nhiều lần các cuộc họp thảo luận, mạn đàm, mở các tự do diễn
đàn về tập Việt Bắc. Mục đích của các diễn đàn trên là nhằm định hớng sáng
tác cho hoạt động văn nghệ, mà tập Việt Bắc chính là một hình mẫu cụ thể.
Sự tham gia sâu rộng của nhiều cây bút sáng tác, lý luận, lÃnh đạo văn
nghệ, các độc giả bình thờng, các cơ quan báo chí cho thấy tập Việt Bắc có tính
chất thời sự văn nghệ, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn học nớc nhà.
Bởi vì bàn luận về Việt Bắc không chỉ có ý nghĩa định giá một tập thơ mà rộng
ra nó có ý nghĩa nh một quá trình đấu tranh để đi đến khẳng định một ®êng lèi


10
sáng tác, một sản phẩm thể nghiệm của một nền văn nghệ theo một định hớng
của cách mạng.

3. Đối tợng nghiên cứu
3.1. Sự vận dụng những tiêu chí thẩm mĩ của nền văn học mới để đọc tập
Việt Bắc của Tố Hữu và thẩm định một tác phẩm văn học.
3.2. Nhìn lại cuộc tranh luận về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu nh là quá
trình hình thành một tác phẩm mẫu mực của thi ca trữ tình cách mạng.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
Thứ nhất, tìm hiểu nhằm làm sáng tỏ định hớng sáng tác của nền văn
nghệ dân chủ mới với một số tính chất nh: tính dân tộc, tính đại chúng, tính
Đảng và sự vận dụng nó để thực hành sáng tác.
Thứ hai, làm sáng tỏ những nguyên lý sáng tạo của nền văn học mới đÃ
đợc cụ thể hóa trong sáng tác Việt Bắc nh thế nào.
Thứ ba, thành công cũng nh giới hạn lịch sử của tập thơ Việt Bắc.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng phơng pháp nghiên cứu xà hội học.
Ngoài ra, luận văn quán triệt nguyên tắc lịch sử trong quá trình phân tích,
tổng hợp và khái quát t liệu.
6. Đóng góp của luận văn
Trong bối cảnh đổi mới văn học, hy vọng đóng góp của luận văn là:
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tập Việt Bắc đối với
quá trình định hớng sáng tác của nền văn học cách mạng.
Nhận thức một cách khách quan giá trị thẩm mỹ của tập Việt Bắc đối với
đời sống văn học nói chung, vị trí của nhà thơ Tố Hữu trong văn học hiện đại và
những giới hạn lịch sử của thơ trữ tình cách mạng.
7. Cấu trúc của luận văn


11
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chơng:
Chơng 1. Định hớng của nền văn nghệ dân chủ mới và thành tựu thơ ca
kháng chiến chống Pháp nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng.

Chơng 2. Nhìn lại cuộc tranh luận về tập thơ Việt Bắc (1955) những vấn
đề lý luận và sáng tác đợc đặt ra.
Chơng 3. Việt Bắc - tác phẩm tiêu biểu của sự gắn kết giữa lý luận và sáng
tác.
Sau cùng là mục Tài liƯu tham kh¶o.


12

Nội dung
Chơng 1
Định hớng của nền văn nghệ dân chủ mới
và thành tựu thơ ca kháng chiến chống Pháp
nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng
1.1. Định hớng của nền văn nghệ dân chủ mới
1.1.1. Đề cơng văn hóa của Trờng Chinh (1943)
1.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời đề cơng văn hóa
Tháng 2/1943 Hồng quân đà đánh lui và tiêu diệt 33 vạn quân phát xít
Đức. Chiến thắng đó đà cổ vũ và đem lại niềm hy vọng cho các dân tộc bị áp
bức đứng lên giành lấy độc lập tự do. Đứng trớc thời cơ đó, Trung ơng Đảng đÃ
quyết định đẩy nhanh hơn nữa cao trào cách mạng trong cả nớc để chuẩn bị
tổng khởi nghĩa. Đảng cũng chủ trơng phát động phong trào cách mạng rộng
khắp trong thanh niên, học sinh, trí thức, văn nghệ sĩ muốn thu hút rộng rÃi
các tầng lớp trên vào một tổ chức thì phải có một đờng lối, cơng lĩnh rõ ràng.
Đó là lý do đồng chí Trờng Chinh đợc tổ chức Đảng phân công khởi thảo Đề
cơng văn hóa Việt Nam.
1.1.1.2. Nội dung của Đề cơng văn hóa
Theo nh nhiều nhà nghiên cứu thì mặc dù có tên gọi nh vậy song đây
thực chất là cuốn đề cơng về cách mạng t tởng và văn hóa Việt Nam. Đề cơng
văn hóa ra ®êi víi nhiỊu ln ®iĨm tiÕn bé nhng quan träng nhất là việc xác lập

vai trò lÃnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hóa t tởng. Mặt trận văn hóa t tởng
chính là một trong ba mặt trận gồm kinh tế, chính trị và văn hóa mà Đảng song
song tiến hành. Trong Đề cơng văn hóa, đồng chí Trờng Chinh cũng đà đặc biệt
nêu rõ: Ngời cộng sản không chỉ làm cách mạng chính trị mà còn làm cách
mạng văn hóa nữa và Có lÃnh đạo đợc phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hởng đợc d luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.
1.1.1.3. Những định hớng của Đề cơng văn hóa


13
Đề cơng văn hóa ra đời và sự xác lập vai trò lÃnh đạo của Đảng trong lĩnh
vực văn hóa có một ý nghĩa quan trọng đó là đặt cơ sở nền tảng về mặt lý luận
nhận thức cho hoạt động sáng tạo, cung cấp cho các văn nghệ sĩ một thế giới
quan và phơng pháp luận đúng đắn để chiếm lĩnh hiện thực. Và chính Đề cơng
văn hóa là cơ sở lý luận để các nhà lÃnh đạo về lĩnh vực văn học nghệ thuật đa
ra đờng hớng đúng đắn định hớng cho hoạt động sáng tác. Phơng châm chính
của hoạt động văn hóa là: Dân tộc, Khoa học, Đại chúng, còn đối với hoạt
động văn nghệ nói riêng là dân tộc, hiện thực và nhân dân. Tất nhiên từ
những tiền đề lý luận đến việc vận dụng nó trong thực tiễn có một khoảng cách
nhất định, song không thĨ phđ nhËn sù ¶nh hëng cã tÝnh chÊt qut định của nó
đối với hoạt động văn học nghệ thuật về sau.
1.1.2. Định hớng sáng tác bằng lý luận của chủ nghĩa hiện thực
Khái niệm chủ nghĩa hiện thực
Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: Theo nghĩa rộng, thuật ngữ chủ
nghĩa hiện thực dùng để xác định quan hệ giữa tác phẩm văn học với hiện thực,
bất kể tác phẩm đó là của nhà văn thuộc trờng phái hoặc khuynh hớng văn nghệ
nào. Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần nh đồng nghĩa với
khái niệm sự thật đời sống [12; 77], bởi lẽ tác phẩm văn học nào cũng phản
ánh hiện thực.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm chủ nghĩa hiện thực đợc dùng để chỉ một phơng pháp nghệ thuật hay một khuynh hớng, một trào lu văn học có nội dung
chặt chẽ, xác định trên cơ sở các nguyên tắc mĩ học sau đây.

Mô tả cuộc sống bằng hình tợng tơng ứng với bản chất những hiện tợng
của chính cuộc sống bằng điển hình hóa các sự kiện của thực tế đời sống.
Thừa nhận nguyên tắc sự tác động qua lại giữa con ngời và môi trờng
sống, giữa tính cách và hoàn cảnh, các hình tợng nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa
hớng tới tái hiện chân thực các mối quan hệ của con ngời và hoàn cảnh.


14
Cùng với sự điển hình hóa nghệ thuật và trọng những chi tiết cụ thể và độ
chính xác của chúng trong việc mô tả con ngời và cuộc sống, coi trọng việc
khách quan hóa những điều đợc mô tả, làm cho chúng đợc tự nói lên đợc
tiếng nói của mình [12; 77].
Kh¸i niƯm chđ nghÜa hiƯn thùc kh¸c kh¸i niƯm chủ nghĩa hiện thực xÃ
hội chủ nghĩa ở điểm nào?
Khái niƯm chđ nghÜa hiƯn thùc x· héi chđ nghÜa cã khi đợc hiểu là một
phơng pháp sáng tác của trào lu văn học nghệ thuật ra đời và phát triển trong
cuộc đấu tranh cho sự thiết lập và xây dựng xà hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản
và nhân dân lao động các nớc trên thế giới.
Chủ nghĩa hiện thùc x· héi chđ nghÜa lÊy thÕ giíi quan M¸c - Lênin làm
cơ sở triết học, và nguyên lý tính Đảng vô sản làm nguyên tắc chỉ đạo chủ nghĩa
hiện thực xà hội chủ nghĩa, nhà văn, nhà nghệ sĩ miêu tả hiện thực một cách
chân thực, lịch sử cụ thể trong quá trình phát triển biện chứng của nó.
Chủ nghÜa hiƯn thùc x· héi chđ nghÜa coi viƯc ®Êu tranh nhằm khẳng
định bằng nghệ thuật cái mới, tích cực, tiên tiến, tốt đẹp trong cuộc sống là
nhiệm vụ chủ yếu trong việc phản ánh thực tại, nhng đồng thời không xem nhẹ
việc mô tả những cái tiêu cực, lạc hậu, xấu xa nhằm mục đích xóa bỏ chúng [8;
81].
Phơng pháp nghệ thuật mới này lúc đầu mang nhiều tên gọi khác nhau:
hiện thực cách mạng, hiện thực vô sản, hiện thực chiến đấu thuật ngữ chủ
nghĩa hiện thực xà hội chủ nghĩa xuất hiện trên Báo Văn học (Liên Xô cũ) ngày

23/05/1932 và từ đây trở thành tên gọi chÝnh thøc.
ë ViƯt Nam, chđ nghÜa hiƯn thùc x· héi chủ nghĩa đà đợc nói đến trên
báo chí từ năm 1936 với tên gọi: phơng pháp tả thực xà hội hoặc chủ nghĩa tả
chân xà hội. Tuy nhiên, sự hình thành của nó thì nhiều ý kiến cho rằng gắn liỊn
víi sù xt hiƯn s¸ng t¸c trun ký cđa Ngun ái Quốc và thơ Tố Hữu trong
khoảng thời gian từ những năm 1920 tới 1945. Từ sau Cách mạng tháng T¸m,


15
dòng văn học này đà phục vụ hữu hiệu cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
và sự nghiệp xây dựng xà hội theo định hớng xà hội chủ nghĩa.
Cần chú ý thêm thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực xà hội chủ nghĩa khi thì đợc dùng với t cách là một phơng pháp sáng tác, khi thì đợc dùng nh một khuynh
hớng, một trào lu văn học nghệ thuật.
Từ những vấn đề lý luận trên đối chiếu với thực tiễn văn học cách mạng
có thể thấy việc nhận thức về những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện thực cách
mạng còn nhiều vấn đề đặt ra. Qua những ý kiến nhận xét về tập thơ Việt Bắc
của Tố Hữu làm nẩy ra một số vấn đề mang tính lý luận quan trọng. Đó là việc
nhận thức của phần đông văn nghệ sĩ của chúng ta bấy giờ về chủ nghĩa hiện
thực cách mạng rất mơ hồ. Cá biệt có một vài ngời có những nhận thức sai lệch
máy móc về những vấn đề nêu trên, dẫn đến việc nhìn nhận nhiều tác phẩm văn
học một cách chủ quan, phiến diện dẫn tới hẹp hòi, áp đặt. Thực tiễn sáng tác
cho thấy Đề cơng văn hóa ra đời đà góp phần soi rọi làm sáng tỏ nhiều vấn đề
thuộc về quan điểm t tởng của các văn nghệ sĩ. Chính lý luận của chủ nghĩa
hiện thực cách mạng đà góp phần định hớng sáng tác cho các văn nghệ sĩ. Từ
đây hoạt động sáng tác của các nhà nghệ sĩ không phải là một hoạt động tự
phát, cá nhân nữa mà là hoạt động tự giác, mang tính tổ chức. Mỗi nghệ sĩ bằng
sáng tác của mình phản ánh hiện thực xà hội, đấu tranh dẹp bỏ cái xấu xa, lạc
hậu, đồng thời cổ vũ cái tích cực tiến bộ, xây dựng nền tảng cho chế độ mới.
Trong điều kiện lúc bấy giờ, khi mà cả dân tộc đang ra sức tập trung các điều
kiện về nhân tài vật lực cho kháng chiến thì nhiệm vụ của các văn nghệ sĩ là ra

sức cổ vũ cho kháng chiến, cách mạng đi đến thắng lợi. Hiện thực mà văn học
cần nói tới lúc này là hiện thực cách mạng, hiện thực kháng chiến. Hình tợng
trung tâm của văn học giai đoạn này là những ngời nông dân, công nhân, đội
quân chủ lực của kháng chiến và cách mạng.
Hoàng Yến quan niệm hiện thực nh sau: Tập thơ Việt Bắc chủ yếu là tập
thơ kháng chiến. Sự sống trong thơ là sự sống nhiều mặt của cuộc kháng chiến


16
toàn diện, toàn dân. Tình cảm trong thơ là tình cảm lớn của con ngời kháng
chiến đồng thời là tình cảm lớn của thời đại [36; 104]. Hoàng Cầm gọi tÝnh
chÊt hiƯn thùc b»ng kh¸i niƯm “chÊt sèng thùc tÕ” [4; 117]. Huy CËn gäi quan
niƯm chđ nghÜa hiƯn thùc bằng cách phân biệt nó với t tởng lÃng mạn. Huy Cận
cho rằng: chủ nghĩa hiện thực là đi từ thực tế theo một hớng phát triển có
lÃnh đạo của giai cấp công nhân mà sáng tác [1; 138]. Lê Đạt đa ra cách hiểu
về chủ nghĩa hiện thực thông qua cách hiểu về thơ đó là: Tính chất hiện thực
của một nhà thơ không phải chỉ nằm trong một câu hay một bài mà ở toàn bộ
những bài thơ, không phải ở một vài chữ, một vài hình ảnh, một vài ý mà ở toàn
bộ điệu thơ nó là điệu tâm hồn của tác giả [1; 143]. Từ những cách quan niệm
trên đây, có thể thấy các tác giả dù cùng thời vẫn có những cách hiểu khác
nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về cùng một khái niệm.
1.2. Thành tựu của thơ ca kháng chiến chống Pháp
1.2.1. Thơ ca yêu nớc và cách mạng trớc 1945 bớc chuẩn bị của nền
văn nghệ dân chủ mới
Truyền thống yêu nớc là một truyền thống lớn của dân tộc, đồng thời nó
cũng là một chủ đề xuyên suốt trong văn học từ cổ chí kim. Nối tiếp truyền
thống đó, thơ ca yêu nớc và cách mạng trớc 1945 đà thể hiện một cách đầy đủ
và sâu sắc truyền thống tự cờng của dân tộc. Đây chính là bớc chuẩn bị mọi mặt
để sau này nền thơ ca ấy cho ra đời những sáng tác mang tinh thần dân chủ và
cách mạng.

Tinh thần dân chủ và cách mạng của một nền văn nghệ không phải ngẫu
nhiên mà có mà tất yếu phải nảy sinh từ những tiền đề xà hội nhất định. Đối với
văn học giai đoạn này thì tiền đề xà hội của nó chính là dòng thác cách mạng
đang hàng ngày hàng giờ nổ ra ở khắp mọi nơi với những cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào dân tộc dân chủ, các cuộc khởi nghĩa vũ trang, phong
trào đấu tranh trên mặt trận t tởng chính trị Thoát thai từ phong trào đó, văn
học giai đoạn này mang đậm hơi thở của thời đại với hàng loạt tác phÈm mang


17
tinh thần yêu nớc và cách mạng: Ngục Kon Tum (Lê Văn Hiến), Vợt ngục (Cựu
Kim Sơn), Hai làn sóng ngợc (Học Phi) Riêng đối với các tác phẩm thơ ca
xuất hiện rất nhiều tác giả với những sáng tác mang đậm tinh thần yêu nớc,
hừng hực khí thế đấu tranh với giặc. Những cái tên quen thuộc nh: Xuân Thủy,
Trần Huy Liệu, Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Hồ Chí Minh Đặc biệt tác giả Tố Hữu
với tập thơ Từ ấy và tác giả Hồ Chí Minh với Ngục trung nhật ký thể hiện một
cách sâu sắc tinh thần yêu nớc và lý tởng cách mạng của ngời cộng sản. Điểm
đặc biệt của các tác giả văn học giai đoạn này coi các sáng tác của mình là một
hành động cách mạng, mỗi nhà thơ cũng đồng thời phải là một chiến sĩ. Tác giả
Sóng Hồng viết:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cờng quyền
Cách quan niệm trên đây về chức năng văn học chứng tỏ tác giả ý thức rõ
ràng về sứ mệnh lịch sử của ngời nghệ sĩ. Quan niệm trên có sù kÕ thõa cđa t tëng yªu níc cđa Ngun Đình Chiểu - một nhà thơ yêu nớc trớc đó:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Đáng kể nhất của văn học giai đoạn này là hai tác giả Tố Hữu và Hồ Chí
Minh. Tố Hữu với tập thơ Từ ấy đà thể hiện rõ niềm hân hoan vui sớng của ngời
thanh niên đà may mắn bắt gặp lý tởng của Đảng, ánh sáng của chủ nghĩa Mác
- Lênin soi rọi trên con đờng tranh ®Êu giµnh ®éc lËp tù do cho Tỉ qc:
Tõ Êy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vờn hoa lá
Rất đậm hơng và rén tiÕng chim...
NhËt ký trong tï cña Hå ChÝ Minh cho ta thÊy phong th¸i ung dung cđa
mét chiÕn sÜ cộng sản đà hiểu thấu đợc quy luật khách quan cña cuéc sèng, sù


18
vận động của cách mạng nên trong khó khăn thử thách vẫn điềm tĩnh, lạc quan,
tin tởng vào con đờng đà lựa chọn.
Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao đa nguyệt vợt lên ngàn
Ngời đi cất bớc trên đờng thẳm
Giáp mặt đêm thu trận gió hàn
(Nghe tiếng gà gáy)
Phơng Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn quét sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Ngời đi thi hứng bỗng thêm nồng
(Giải đi sớm)
Nhìn chung, các sáng tác của các tác giả giai đoạn này một mặt kế thừa
những điểm tiến bộ của văn học yêu nớc truyền thống, mặt khác thể hiện rõ tinh
thần yêu nớc và cách mạng mới. Đó là tinh thần yêu nớc của những ngời cộng
sản lấy t tởng chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Sự thắng lợi của t tởng và sáng tác văn học giai đoạn này thể hiện sự
thắng thế của văn học cách mạng trớc văn học thực dân đế quốc, tay sai. Đây
chính là bớc chuẩn bị nhiều mặt cho văn học cách mạng sau 1945. Tiền đề cho
văn học của nền văn nghệ dân chủ mới với phơng châm: khoa học, dân tộc, đại
chúng.
Bên cạnh các sáng tác của các tác giả là những chiến sĩ cộng sản, văn học

giai đoạn này cũng có các tác phẩm của các tác giả thuộc văn học lÃng mạn trớc
đó. Các sáng tác ấy tuy cha thể hiện, bắt nhịp đợc tinh thần đấu tranh sôi sục
của thời đại song đà phần nào thể hiện thiện cảm của mình đối với những ngời
cách mạng. Trong hoàn cảnh bấy giờ, tinh thần ấy, cũng cần đợc trân trọng.
Những t tởng thân cách mạng chính là mầm mống của t tởng yêu nớc, sau này
thúc đẩy hàng loạt các văn nghệ sĩ từ bỏ con đờng sáng tác cũ hớng ngòi bút


19
phục vụ kháng chiến. Có thể kể đến các tác giả về thơ nh: Huy Cận, Xuân Diệu,
Chế Lan Viên, Vân Đài, Nguyễn Bính, Lu Trọng L, Thâm Tâm, Thế Lữ
Thực ra, việc hàng loạt nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới có những
sáng tác thể hiện nội dung t tởng bênh vực cho cách mạng cũng có những lý
do riêng của nó. Cũng bởi vì thực tế xà hội bấy giờ với nhiều biến thiên hàng
loạt các học thuyết xuất hiện nhng có một điểm chung là không một học
thuyết nào giải quyết đợc những bế tắc, khủng hoảng trong t tởng của các trí
thức văn nghệ sĩ thời đó. Trong khi đó chủ nghĩa Mác - Lênin và đờng lối của
những ngời cộng sản Việt Nam lại giải quyết rốt ráo cho họ bài toán tinh thần,
t tởng ấy. Cho nên họ đến với cách mạng một phần cũng vì nhu cầu tự thân
muốn đợc giải thoát, muốn thoát khỏi bế tắc. Và càng về sau sự giác ngộ lại
càng mạnh mẽ và sâu sắc. Những tác giả này cũng là một sự bổ sung, chuẩn bị
về mặt đội ngũ cho nền thơ cách mạng non trẻ sau này phát triển. Vả lại cách
mạng tuy là sự thay cũ đổi mới song không phải là sự phá bỏ hoàn toàn cái cũ
mà việc xây dựng cái mới phải dựa trên nền tảng của cái cũ, kế thừa có chọn
lọc cái cũ. Đó là cha kể hàng loạt các nhà thơ cách mạng cũng vận dụng các
thể loại đà đợc định hình của phong trào Thơ Mới để sáng tác. Tính kế thừa ở
đây có thể nhìn nhận rõ ràng từ phơng diện hình thức thể loại.
1.2.2. Những thành tựu của văn học kháng chiến chống Pháp
Văn học kháng chiến chống Pháp là một giai đoạn văn học có vị trí đặc
biệt trong tiến trình văn học Việt Nam. Nói đặc biệt vì trớc hết nó đợc ra đời

trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt với hàng loạt biến cố về mặt chính trị - xÃ
hội. Biến cố lớn nhất có thể kể đến đó là cuộc cách mạng 8/1945 của những ngời cộng sản lÃnh đạo đánh đổ đế quốc thực dân, tay sai lập nên Nhà nớc Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Việc thiết lập một nhà nớc dân chủ của giai cấp công
nông tạo tiền đề thuận lợi cho các hoạt động sáng tác, đặc biệt là các sáng tác
văn học yêu nớc và cách mạng. Biến cố lịch sử thứ hai là mốc 19/12/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chính thức ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hởng ứng
lời kêu gọi đó, toàn thể dân tộc Việt Nam đà nhất tề đứng lên chèng l¹i cuéc


20
chiến tranh xâm lợc của ngời Pháp, âm mu cớp nớc ta một lần nữa. Hành động
đó thể hiện quyết tâm đấu tranh gìn giữ nền độc lập, tự do của dân tộc. Những
biến cố lịch sử ấy đà để lại dấu ấn trong các tác phẩm văn học. Cuối cùng, là sự
kiện lịch sử ngày 7/5/1954 chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu. Một sự kiện lịch sử có ý nghĩa không chỉ đối với dân tộc Việt
Nam mà đối với các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Lần đầu tiên một chính
quyền non trẻ của một dân tộc thuộc địa đà lÃnh đạo nhân dân đánh thắng một
đế quốc hùng mạnh. Điều đó đà cổ vũ và đem lại niềm hy vọng cho nhiều dân
tộc đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Nói thành tựu của văn học kháng chiến tuy nhiên trong khuôn khổ những
vấn đề của luận văn chúng tôi chỉ trình bày những thành tựu của thơ ca kháng
chiến chống Pháp chứ không phải tất cả (thơ và văn xuôi).
Nh trên đà nói, văn thơ yêu nớc và cách mạng trớc 1945 chính là sự
chuẩn bị cho văn học giai đoạn sau này 1945 - 1954. Sự chuẩn bị ấy đầu tiên có
thể kể đến là vấn đề con ngời, đội ngũ, có thể nói đội ngũ văn nghệ sĩ của văn
học kháng chiến chống Pháp là sự kế thừa của văn học yêu nớc và cách mạng
trớc đó. Những văn nghệ sĩ tuy cùng một lý tởng song trớc khi đến với cách
mạng họ thuộc những tầng lớp khác nhau. Lớp thứ nhất là các nhà hoạt động
cách mạng, vừa sáng tác vừa đấu tranh cách mạng nh Hồ Chí Minh, Tố Hữu,
Sóng Hồng Lớp thứ hai là các nhà thơ lÃng mạn tiến bộ của phong trào Thơ

Mới nh Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Vân Đài, Nguyễn Bính,
Thâm Tâm, Tế Hanh Ngoài ra, văn học kháng chiến còn có sự góp mặt của
hàng loạt cây bút trởng thành từ cuộc kháng chiến 9 năm nh: Nguyễn Đình Thi,
Hoàng Cầm, Hữu Loan, Hồng Nguyên, Quang Dũng, Trần Mai Ninh, Hoàng
Lộc, Hoàng Trung Thông, Vĩnh Mai, Vũ Cao, Chính Hữu, Minh Huệ, Trần Hữu
Thung, Xuân Hoàng, Trần Lê Văn Mỗi lớp nhà thơ nói trên đến với cách
mạng mang theo những trăn trở riêng của thế hệ mình. Đối với lớp nhà thơ
thành danh trớc cách mạng điều quan trọng nhất đối với họ lúc này là vấn đề
cái nhìn, là việc cải tạo thế giới quan cũ để hòa nhập vào đời sống mới cách


21
mạng và kháng chiến. ở từng cá nhân luôn diễn ra quá trình tự đấu tranh với
những dằn vặt đau đớn. Họ xem đó là những thử thách trong quá trình nhận đờng, tìm đờng, lột xác. Đến với kháng chiến, trực tiếp tham gia vào phong
trào cách mạng mỗi cá nhân, nhà nghệ sĩ tự thấy mình thay đổi họ đà đi từ
thung lũng đau thơng ra cánh đồng vui (Chế Lan Viên).
Đối với lớp nhà thơ trởng thành trong kháng chiến chống Pháp vì phần
lớn họ đợc rèn luyện từ phong trào văn nghệ quần chúng cho nên khác với lớp
nhà thơ đàn anh, đối với họ không có quá trình nhận đờng hay lột xác mà
điều quan trọng trớc hết là sự khẳng định mình, tự phát hiện mình trong sáng
tạo. Và thực tế văn học đà chứng minh họ đà làm đợc điều đó. Văn học 1945 1954 ghi nhận một hiện tợng đặc biệt đó là: thành tựu thơ kháng chiến không đợc tính bằng những tập thơ, sự độc đáo của nhiều phong cách mà mỗi tác giả thờng thành danh chỉ ở một bài thơ. Hiện tợng một bài là nét đặc biệt của thơ ca
kháng chiến [17; 173].
Có thể kể đến các tác giả thuộc về hiện tợng trên nh: Nhớ (Hồng
Nguyên), Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Viếng bạn (Hoàng Lộc), Đồng chí
(Chính Hữu), Lên Cấm Sơn (Tân Sắc), Thăm lúa (Trần Hữu Thung) Hiện tợng một bài này là sản phẩm của một giai đoạn thơ đang chuyển đổi trong quá
trình thể nghiệm, tự phát hiện mình cha đủ thời gian định hình đang cần có một
độ lùi thời gian cần thiết. Thành tựu thơ kháng chiến tuy không nhỏ nhng tạo
thành bởi việc ghép lại những thành công của từng bài riêng lẻ. Trong thơ ca
giai đoạn này chỉ có hai tác giả mà dấu ấn thành công đủ lớn và rõ rệt đó là Hồ
Chí Minh và Tố Hữu. Thơ Hồ Chí Minh tuy số lợng ít song có một giá trị đặc

biệt đối với đồng bào và quân dân trong những ngày kháng chiến. Riêng nhà
thơ Tố Hữu, với tập thơ Việt Bắc đợc đánh giá là tập thơ thành công nhất của
kháng chiến chống Pháp, đó là một Điện Biên Phủ của thơ ca. Những chủ đề
thờng đợc thơ ca giai đoạn này phản ánh là thực tế kháng chiến sôi động với
những con ngời cụ thể. Hình tợng ngời lính, anh bộ đội Cụ Hồ ®ỵc thĨ hiƯn ®Ëm


22
nét qua nhiều sáng tác thành công: Đồng chí (Chính Hữu), Tây Tiến (Quang
Dũng), Lên Cấm Sơn (Tân Sắc), Núi đôi (Vũ Cao), Nhớ (Hồng Nguyên), Lên
Tây Bắc (Tố Hữu) Nét chung của hình tợng ngời lính là vẻ đẹp mộc mạc bình
dị, tinh thần chịu đựng gian khổ, chấp nhận hy sinh, tinh thần đồng đội, đồng
chí keo sơn gắn bó và dù trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chiến đấu để bảo
vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong số họ còn có những cá tính mang đậm nét
hào hoa nghệ sĩ của trí thức Hà thành nh: Chính Hữu, Quang Dũng, Nguyễn
Đình Thi
Bên cạnh hình tợng ngời lính, hình tợng ngời phụ nữ, ngời mẹ chiến sĩ
cũng là đối tợng đợc khắc họa thành công trong văn học chống Pháp. Đó là hình
ảnh ngời phụ nữ trong bài thơ Thăm lúa (Trần Hữu Thung), Ngời đàn bà Ninh
Thuận (Tế Hanh), Cô lái đò (Lơng An), Núi đôi (Vũ Cao), O tiếp tế (Lu Trọng
L) Tố Hữu đặc biệt thành công khi khắc họa hình ảnh ngời mẹ, đó là những
bà Bủ, bà Bầm rất bình dị nhng rất mực yêu thơng con cháu, yêu thơng bộ đội
và hết lòng ủng hộ kháng chiến.
Ngoài hai đối tợng chính là anh bộ đội Cụ Hồ và ngời phụ nữ thì một vấn
đề khác cũng đợc văn học giai đoạn này quan tâm đó là lòng yêu nớc, tinh thần
đoàn kết quân dân, tình đồng chí đồng đội. Lòng yêu nớc đợc suy nghiệm từ
nhiều góc độ yêu nớc là căm thù giặc, là tham gia chiến đấu giữ gìn đất nớc:
Lột sắt đờng tàu
Rèn thêm đao kiếm
áo vải chân không

Đi lùng giặc đánh
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Yêu nớc là tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Cảm thấy đau xót khi những giá trị ấy bị kẻ thù tàn phá:
Bên kia sông Đuống
Quê h¬ng ta lóa nÕp th¬m nång


23
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tơi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hơng ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô, nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang...
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Tình quân dân và tình cảm đồng chí đồng đội cũng đợc tác giả gửi gắm
nhiều suy t. Đây là giây phút tiễn biệt của đồng bào Việt Bắc với bộ đội ngày
đoàn quân trở về tiếp quản thủ đô:
Mình về mình có nhớ ta
Mời lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
áo chàm đa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Việt Bắc)
Đó cũng là tình cảm thân thiết của những ngời lính cùng xuất thân từ
ruộng đồng:
Quê hơng anh nớc mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Tôi với anh đôi ngời xa lạ
Tự chân trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
(Đồng chí - Chính Hữu)
Những lời hẹn ngày độc lập, họ trở về thăm nhau:
Nhìn trời sơng dấn bớc chúng tôi đi


24
Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni
Dân chúng cầm tay lắc lắc
Độc lập nhớ viền chơi ví chắc
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Lòng yêu nớc và sự sinh tồn của dân tộc đà khiến họ trở thành những
đồng chí, đồng đội cùng chung sức, chung lòng chiến đấu cho sự nghiệp kháng
chiến. Đó là tình bạn đơn sơ mà đầy ắp những kỷ niệm trong Nhớ của Hồng
Nguyên:
Nghỉ lại lng đèo
Dừng chân bên dốc nắng
Kỳ hộ lng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm ma
Đằng nớ vợ cha
Đằng nớ:
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cời vang bên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nơng dâu.
Có thể nói những thành tựu của văn học kháng chiến chống Pháp là rất to
lớn. Văn học giai đoạn này đà hoàn thành sứ mệnh cao cả mà cách mạng và
nhân dân kỳ vọng. Một mặt nó phản ánh một cách sinh động hiện thực lịch sử

của cuộc kháng chiến. Mặt khác nó đóng vai trò tuyên truyền cho tinh thần
quân và dân, làm tăng thêm sức mạnh cho lực lợng kháng chiến, động viên
động viên đồng bào và chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ trong những giờ khắc
quyết định của lịch sử.
1.3. Hành trình sáng tạo của Tố Hữu
1.3.1. Từ ngời cộng sản say mê lý tởng đến một thi sĩ của tơng lai
Đối với mỗi nhà nghệ sĩ những thành tựu sau cùng bao giờ cũng là kết
quả của một quá trình sáng tạo bền bỉ. Tác giả Tố Hữu trong hành trình sáng tạo


25
của mình cũng là một ngời nh thế. Tố Hữu trớc khi là một thi sĩ đà là một ngời
cộng sản yêu nớc nhng chính vì lòng yêu nớc nồng nàn, hết mình đấu tranh cho
độc lập Tổ quốc, Tố Hữu đà nhận ra tác dụng của thơ ca nh một vũ khí sắc bén
có thể sử dụng cho hoạt động đấu tranh cách mạng. Và nh một lẽ tự nhiên, Tố
Hữu đà đi từ một ngời cộng sản yêu nớc đến một nhà thơ. Quá trình rèn luyện
trởng thành của nhà thơ Tố Hữu có nhiều điểm đặc biệt đó là mỗi thời kỳ, mỗi
giai đoạn trởng thành của thơ Tố Hữu đều gắn với những sự kiện lịch sử và cách
mạng của dân tộc. Vì vậy, thơ Tố Hữu cũng có thể nói là thơ về hành trình tranh
đấu và đi lên của dân tộc và cách mạng. Tố Hữu quan niệm nhà thơ là ngời th
ký trung thành của thời đại. Và trong hành trình ấy, Tố Hữu là ngọn cờ tiêu
biểu tích cực góp phần thúc đẩy một khuynh hớng thơ bám sát với các sự kiện và
biến cố của thời đại.
Nh rất nhiều thanh niên yêu nớc và tiến bộ bấy giờ, Tố Hữu đà sớm đợc
giác ngộ và chiến đấu dới màu cờ của Đảng Cộng sản cho nên có thể nói Tố
Hữu trớc khi làm một nhà thơ cách mạng ông đà là một nhà cách mạng, một
chiến sĩ cộng sản. Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Ông sinh ra ở Huế,
13 tuổi học trờng Quốc học, đây là ngôi trờng còn ghi dấu tên tuổi của nhiều
nhà cách mạng, nhiều nhà hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên yêu nớc bấy giờ. Mặt khác, vào những năm, 30 Đảng Cộng sản ra đời, phong trào
cách mạng do Đảng lÃnh đạo phát triển mạnh trong học sinh sinh viên nhất là ở

đô thị Huế, nơi có dinh lũy của chính quyền phong kiến tay sai bù nhìn. Năm
1936, thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ có tác động mạnh mẽ nhất đến chàng
thanh niên yêu nớc Nguyễn Kim Thành. Chính trong năm ấy, ông đà gia nhập
Đoàn Thanh niên Cộng sản và trở thành ngời lÃnh đạo Đoàn Thanh niên dân
chủ ở Huế. Từ đây, chàng thanh niên yêu nớc Nguyễn Kim Thành bắt đầu dấn
thân vào cuộc đời cách mạng. Con đờng hoạt động cách mạng của Tố Hữu từ
ngời thanh niên yêu nớc thành một chiến sĩ cộng sản lại chính là con đờng đa
Tố Hữu trở thành một nhà thơ. Vì sao vậy? Bởi vì một chiến sĩ cách mạng
không thể không tự trang bị cho mình những kiến thức lý luận cần thiết vỊ chđ


×