Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.57 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
BỘ MÔN LỊCH SỬ BẬC THPT

Người thực hiện: Vũ Thành Long
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch sử

THANH HỐ NĂM 2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Ý nghĩa và các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang


3
3
3
5
5
11
12
12
12
14

2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
Kết quả học tập bộ môn lịch sử THPT hiện nay thấp, điều đó đặt ra cho
chúng ta nhiều vấn đề cấn quan tâm giải quyết, nhất là những người trực tiếp
làm công tác giảng dạy . Thực tế cho thấy, ít có học sinh hứng thú với tất cả các
bộ môn mà thường chỉ say mê một số môn. Kinh nghiệm cũng cho thấy không
nên đánh giá cao biểu hiện hứng thú học tập và năng khiếu của các em để kết
luận thích mơn này hay môn kia, nhất là trong việc tổ chức thi cử còn chưa thật
sự hoàn hảo, chập chờn giữa học và thi, quan niệm về vị trí của từng bộ mơn còn
có chỗ lệch lạc, động cơ học tập chưa đúng, thì việc tạo hứng thú cho học sinh
trong quá trình giảng dạy có vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng để giúp các em có
động cơ học tập đúng đắn. Thiết nghĩ cũng cần nhắc lại rằng : Học sinh khơng
thích học lịch sử, khơng phải do mơn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và
phương pháp dạy học của chúng ta chưa thật sự phù hợp. Bởi Lịch sử là nguồn
cảm hứng mạnh mẽ đối với mọi người, vì qua lịch sử mà ta nhận thấy được
gương mặt của quá khứ, hình ảnh của hiện tại và bước phát triển của tương lai.
Không phải ngẫu nhiên mà F.Enghen - người bạn cảm động và hết sức vĩ đại của

Các Mác - đã khẳng định: “Đối với chúng ta, lịch sử là tất cả, lịch sử được
chúng ta đánh giá cao hơn bất cứ cái gì khác…” ( Các Mác, F.Enghen toàn tập,
tập I).
Như vậy , vấn đề phương pháp dạy học có vai trò to lớn, quyết định đến
chất lượng bộ môn. Điều mà chúng ta cần góp ý, luận bàn để ít nhất là cải thiện
thái độ học tập bộ môn của các em trong tình hình hiện nay tại Tỉnh ta.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Xã hội hiện đại biến đổi nhanh chóng và như vũ bão khi mà khoa học
-công nghệ đang phát huy tối đa vai trò to lớn của mình trong mọi lĩnh vực đời
sống, bắt đầu xuất hiện một tình trạng: Khoảng cách ngày càng xa giữa cái vô
hạn của tri thức nhân loại với cái hữu hạn của năng lực và thời gian tiếp nhận
của mỗi một con người; kể cả thầy và trò, mỗi nhóm đối tượng có nhiều kênh
thông tin tiếp nhận tri thức khác nhau. Bởi vậy, dạy học hiện đại không thể chấp
nhận kiểu dạy cưỡng bức kẻ khác phải tiếp nhận vô điều kiện” lời vàng, ý
ngọc”của người dạy .
Vấn đề đặt ra ở đây là : cách tổ chức, truyền đạt, hướng dẫn, giúp đỡ thế nào để
người học dễ dàng lĩnh hội được tri thức mới, cùng với sự sáng tạo cá nhân,
hướng các em tăng cường hoạt động cá thể trong tập thể, phối hợp nhóm, tở. Kết
hợp học tập trên lớp và ngồi giờ lên lớp, học mọi lúc, mọi nơi, học liên tục và
3


suốt đời. Chính trong quá trình đó, hình thành nên người có ý chí, bản lĩnh và
nghị lực, có khát vọng vươn lên trở thành một con người có khả năng đáp ứng
yêu cầu và là chủ nhân của xã hội hiện đại.Như vậy, DẠY – HỌC như thế nào là
điều hết sức quan trọng. Góp phần giải quyết câu hỏi số một ở phần trên. Điều
này có thể chung cho tất cả các bộ môn, riêng với lịch sử, trong hoàn cảnh hiện
nay, khi mà sự hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sôi động, nền kinh tế tri
thức còn non trẻ của chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan

xen, sự nghiệt ngã của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, chuẩn đánh
giá chất lượng và giá trị cuộc sống nhiều lúc, nhiều nơi phiến diện, nghiêng về
thu nhập tài chính, thì việc dạy đạo đức, truyền thống, dạy Người hơn lúc nào
hết cần được chú trọng đúng mức và tăng cường, để hòa nhập nhưng không hòa
tan, phải giữ được truyền thống quí báu ngàn năm văn vật của Đất Việt người
Nam, yếu tố tạo nên sức mạnh vĩ đại để dân tộc ta trường tồn và đi lên cùng
nhân loại tiến bộ. Việc tìm hiểu quá trình phát triển của lịch sử loại và dân tộc,
đặc biệt là lịch sử dân tộc, như lời Bác đã dạy “ dân ta phải biết sử ta; cho tường
gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đây vừa là ý nghĩa vừa là nhiệm vụ của những
người nghiên cứu, giảng dạy- học tập bộ môn lịch sử. Để đạt được mục tiêu đo
́,chúng ta phải tiến hành hàng loạt giải pháp kết hợp, mà trước hết cần phải thu
hút và gây hứng thú cho các em, bởi chỉ có hứng thú thì mới tự giác, tích cực
học tập, bởi “tư tưởng khơng thơng thì cầm bình tông cũng không nổi”.Phải
khách quan mà nói rằng: Lịch sử hay lắm, hấp dẫn lắm, nhưng không phải vì
vậy mà chúng ta chủ quan, lạm dụng, trong giảng dạy bộ môn lịch sử cứ “ bê
nguyên xi” sách giáo khoa vào bài giảng với hàng loạt sự kiện khô khan, rời rạc,
thì coi như chúng ta đã biết trước được kết quả: Thủ tiêu niềm hứng thú học tập
bộ môn, biến một tiết dạy lịch sử thành một bài chính trị giáo điều, khó tiếp
nhận, học sinh lười học là tất yếu. Bởi theo I.F. Kharlamop “ hứng thú - đó là
nhu cầu nhuốm màu sắc xúc cảm đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt
động con người có tính hấp dẫn” Như vậy, hứng thú là một trạng thái tâm lí, sinh
lí biểu hiện bằng cảm giác thích thú, say sưa, phấn khởi do một tác động nào đó
từ bên ngoài vào con người qua các giác quan. Hứng thú không đơn thuần là
thích thú bản năng. Nó là biểu hiện của tình cảm và lí trí, là sự kết hợp một cách
khách quan hấp dẫn với một chủ quan năng động. Hứng thú gắn liền với sáng
tạo, với cái mới được phát hiện ra. Như thế, trong một ngàn lẻ một nguyên nhân
dẫn đến tình trạng chất lượng học tập bộ môn yếu kém của học sinh, thì nguyên
nhân từ phía giảng dạy giữ vai trò quan trọng, vì chưa gây được hứng thú cho
học sinh học tập sử. Sự “ tôn trọng” sách giáo khoa một cách cực đoan, đã đánh
4



mất vai trò của người thầy giáo, từ lâu nhà giáo dục xơ viết N.G Dai Ri đã cảnh
báo. Ngồi vốn kiến thức dồi dào do việc tự trang bị thông qua quá trình tự học,
tự nhiên cứu, người thầy giáo cũng cần trao dồi nhiều phẩm chất nghiệp vụ
chuyên môn khác như: Đầu tư thời gian lựa chọn kiến thức cơ bản, kiến thức hỗ
trợ để làm sáng tỏ vấn đề thông qua các thao tác nhuần nhuyễn: miêu tả, tường
thuật, kể chuyện, bình và giảng với ngôn ngữ đã được chọn lọc, truyền cảm,
cách trình bày mạch lạc dễ hiểu, dễ cảm thụ thì mới hy vọng bài giảng có chất
lượng, từ đó mà thu hút lôi cuốn học sinh. Việc học sinh không chịu học lịch sử,
hậu quả là kiến thức mơ hồ, rời rạc, chắp vá thì người dạy cần phải xem lại
mình, như cổ nhân đã dạy: “ tiên trách kỉ – hậu trách nhân”
2.2. Thực trạng.
Thực tế cho thấy học sinh yêu thích thầy, cô giáo ( phong cách , năng lực,
tình cảm, thái độ đối với bộ mơn.v.v ) trước khi u thích bộ mơn, điều này cũng
thật dễ hiểu, bởi sự thích thú, say sưa phấn khởi học tập được tạo nên trong quá
trình tác động của giáo viên đến học sinh. Để đạt được yêu cầu này không đơn
giản, song không phải là không thực hiện được khi mỗi một giáo viên làm đúng
thiên chức cao cả mà xã hội giao phó : Thầy giáo. Vì vậy, theo thiển ý bản thân
thì người thầy giáo phải : Vừa là tác giả kịch bản, vừa là đạo diễn và cũng là
diễn viên, sẵn sàng đối thoại với đối tượng của mình, phải có khả năng hấp dẫn,
lôi cuốn học sinh, có như vậy tiết dạy mới sinh động thoải mái. Quả thực, để đạt
được yêu cầu này trong điều kiện hiện nay không phải dễ, khi mà cơ sở vật chất,
phương tiện dạy bộ môn của nhà trường còn nghèo nàn, thiếu thốn; người thầy
giáo còn gặp quá nhiều khó khăn trong cuộc sống đời thường, liên tục phải đối
phó với tình trạng thu nhập thấp giá sinh hoạt cao, lấy nghề phụ ni nghề
chính, tình trạng chân ngồi dài hơn chân trong đã ảnh hưởng tới chất lượng,
hiệu quả lao động sư phạm.
Trên tinh thần cùng chi sẻ, chúng tôi xin nêu ra đây một số kinh nghiệm
mà trong thực tiễn đã gặt gái được chút ít thành cơng để đồng nghiệp tham khảo,

ứng dụng vào công tác giảng dạy của bản thân nếu chấp nhận được.
2.3. Ý nghĩa và các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
Qua các hội thảo được tổ chức, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh màu sắc ảm
đạm các bản tham luận nêu ra tới ngàn lẽ một nguyên nhân dẫn đến tình trạng
học sinh không chịu học bộ môn lịch sử, song bên cạnh đó còn thấy màu hồng
rõ nét, nhiều đơn vị số học sinh có kết quả học môn sử cao thông qua kết quả thi
tốt nghiệp phổ thông trung học, Đại học, Học sinh giỏi Tỉnh, khu vực v.v là một
ví dụ điển hình, cùng với qua thực tiễn giảng dạy, bản thân nhận thấy: số lượng
5


học sinh thích học mơn sử khơng phải là ít, thể hiện qua thái độ các em ngồi
học, những câu hỏi các em đặt ra trong giờ học, ngoài giờ lên lớp, kết quả học
tập thông qua các bài kiểm tra, rõ ràng dây là những tín hiệu lạc quan, không để
các em thất vọng, bản thân tôi trân trọng thái độ của các em, từ đó có ý thức cố
gắng hơn trong công tác dạy Người - dạy chữ của mình bằng những việc làm cụ
thể, xin được trình bày ra đây:
Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử bậc THPT”
Đổi mới toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực, từ lâu đã trở thành mệnh
lệnh; chủ trương của Đảng, sự phát triển đi lên của đất nước,đòi hỏi mỗi ngành,
mỗi đơn vị , cá nhân đều phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho phù hợp
với xu thế chung, đặc biệt đối với Giáo dục, được Đảng ta xác định phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu,cần phải nhanh chóng “chấn hưng nền giáo dục
Việt Nam” (Nghị quyết Đại hội X), để tạo ra nguồn lực con người- yếu tố cơ bản
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế. Yêu cầu đối với giáo dục phổ thông “ bồi
dưỡng cho thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về văn hóa, phát huy tư duy khoa học
và phát huy năng khiếu, có óc thẩm mĩ” ( Nghị quyết Bộ Chính tri về cải cách
giáo dục) Vì vậy, cần tập trung sức lực, tài lực, trí tuệ để “ nâng cao chất lượng
tồn diện, đởi mới cơ cấu tở chức, cơ chế quản lí, nội dung, biện pháp dạy và

học” để “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù
hợp với đặc điểm từng lớp học, cấp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm hứng thú cho học sinh”. Đây thực sự là một yêu cầu, là đơn đặt
hàng của nền kinh tế - xã hội đối với giáo dục- đào tạo; đòi hỏi giáo dục phải đổi
mới nội dung và phương pháp, phải thật sự lấy học sinh làm trung tâm, kích
thích và thơng qua các hoạt động tích cực của học sinh thì mới đem lại kết quả
mong đợi.
2.3.1. Một số hoạt động khơi dậy ý thức “dân ta phải biết sử ta”
- Chúng tôi tranh thủ ý kiến lãnh đạo nhà trường đầu tư kinh phí làm một
số Pa - nơ, treo ở những vị trí trực quan trong trường về các anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa, tấm gương tiêu biểu trong sản xuất chiến đấu qua các thời
kì, với thông tin ngắn, hàng ngày mọi người có thể dễ cảm nhận.
- Tiến hành câu lạc bộ “ vui để học”; chủ đề về hiểu biết lịch sử, địa lí.,
Mang lại kết quả đáng khích lệ, các em tích cực tham gia, thậm chí các em còn
tranh thủ tìm hiểu để kì sau trả lời . Điều quan trọng là trình bày hiểu biết của
bản thân trước toàn trường, qua đó giúp các em có tinh thần, thái độ tự giác, tìm
6


hiểu lịch sử, làm giàu thêm vốn tri thức lịch sử của bản thân, hỗ trợ cho việc học
tập bộ môn.
- Tổ chức “tiếng loa sân trường”, phát thường nhật vào giờ ra chơi sau
tiết thứ 2 mỗi ngày. Như vậy sẽ thấm dần vào suy nghĩ và tình cảm của các em.
Đây là những công việc không tốn kém về công sức và tiền bạc, nhưng
mang lại hiệu quả cao, thiết nghĩ là việc nên làm, và tiến hành thường xuyên, tạo
một nét sinh hoạt đậm chất truyền thống trong nhà trường, điều này có ý nghĩa
lớn, tác động tới thái độ học tập bộ môn, mà trước hết là động cơ thích thú tìm
hiểu trao đởi và tranh luận, từ đó tạo tiền đề, khơng khí thuận lợi cho việc học
tập bộ môn.

2.3.2 Soạn bài.
Để sử dụng – khai thác hợp lí SGK, trước hết cần xác định:
a. Mối quan hệ giữa SGK và bài giảng.
Việc sử dụng – khai thác SGK hợp lý như thế nào là ở chỗ giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa nội dung SGK và bài giảng. Thực tế hiện nay giảng dạy
thường xảy ra 2 khuynh hướng:
- Thoát ly hẳn SGK hoặc Lặp lại nguyên văn bài viết trong SGK.
Theo tiến sĩ N.G Đai-ri (Liên Xô trước đây) trong tác phẩm: “chuẩn bị giờ dạy
lịch sử như thế nào?”. Giảng như trong SGK hoặc tách rời khỏi SGK đều không
đúng. Bởi lẽ:
- Nếu bài giảng thốt ly hồn tồn nội dung SGK học sinh sẽ khó khăn
trong việc tiếp thu trên lớp và tự học ở nhà. Vì vậy không nắm được kiến thức
cơ bản.
- Ngược lại, lập lại nguyên văn bài viết trong SGK vừa làm giảm uy tín
người thầy, vừa giảm giá trị, ý nghĩa giáo dục, còn làm mất đi hứng thú học tập
của học sinh.
Vì vậy trong bài giảng phải có sự kết hợp, gắn bó, phù hợp giữa bài giảng
và bài viết trong SGK. Để có được điều đó người thầy giáo phải nghiên cứu kỹ
SGK qua đó, tìm ra được đâu là kiến thức cơ bản, trọng tâm cần truyền thụ.
Đồng thời phải tra cứu tìm tòi tài liệu ngoài SGK đưa vào trong bài giảng một
cách hợp lý. Để giúp học sinh dễ dàng hiểu và lĩnh hội được một cách sâu sắc và
vững chắc kiến thức bài giảng, nhằm nâng cao tính khoa học trong sáng và tính
vừa sức của SGK đối với đối tượng cụ thể đang tiếp thu. Mặt khác có một thực
tế xảy ra là SGK lịch sử thường không phản ánh kịp thời sự phát triển nhanh
chóng của khoa học lịch sử (như việc đánh giá công và tội của triều Nguyễn,
tình hình các nước Đông Nam Á, vị trí xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay
7


trên thế giới .v.v). Bởi vậy, giáo viên không dừng lại ở chỗ chỉ nắm nội dung

SGK mà phải thường xuyên nghiên cứu, tham khảo thêm nhiều nguồn tư liệu
mới đưa vào bài giảng để bài học thêm phong phú, sâu sắc, bảo đảm tính cập
nhật thơng tin hiện đại những kiến thức lịch sử cần truyền thụ cho học sinh.
(những thông tin từ nguồn tin cậy, đã được lựa chọn kĩ càng, chứ khơng mang
tính chất tung thơng tin, kích thích tính hiếu kì, thỏa mãn trí tò mò, đi vào những
tình tiết tầm thường, vụn vặt làm học sinh khó tiếp nhận bài học và lệch trọng
tâm mục tiêu đã đề ra)
Có thể kết hợp sử dụng các phương tiện thiết bị, tranh ảnh để giải quyết
phần quan trọng và khó khăn này. Bởi kênh hình không những làm cho vấn đề
sinh động, hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp thông tin quan trọng.
b. Giúp học sinh xây dựng phương pháp học tập đúng.
Thời gian 1 tiết trên lớp có hạn, giáo viên không thể chuyển tải hết kiến
thức nên không được đưa vào bài giảng. Bởi thế giáo viên phải biết hướng dẫn
cho học sinh phương pháp kết hợp: Nghe, nhìn, ghi chép, coi sách, trao đổi và
phát biểu ý kiến, không chỉ biết học ở bài giảng mà còn phải biết tự học ở SGK.
Không chỉ biết học mà phải biết hỏi, biết thắc mắc, trao đổi không phải chỉ với
bạn bè mà với cả thầy cô. Phải tuân thủ nguyên tắc: Chỗ nào giáo viên có thể nói
lên được thì giáo viên phải yên lặng”. Tránh tình trạng bắt học sinh nhớ chứ
không làm cho học sinh hiểu Có như vậy mới giải quyết được nhiều vấn đề đặt
ra: Tập thể lớp đều được tiếp nhận vốn kiến thức cốt lõi, cơ bản như nhau và
theo cùng định hướng, ngoài ra, việc học sinh tích cực chủ động học tập, tập
trung nghe giảng, đọc kĩ SGK với bài giảng, cùng các tài liệu khác, giúp các em
có điều kiện mở rộng kiến thức và hiểu sâu sắc vấn đề hơn. Điều này dẫn nhanh
tới sự phân hóa về trình độ nhận thức của các em, qua đó phát hiện và có biện
pháp bồi dưỡng và giúp đỡ kịp thời. Khi học bài, cần có sự đối chiếu giữa tập
ghi và SGK, cố gắng tái hiện bài giảng của thầy trên lớp để củng cố kiến thức
một cách vững chắc. Có thể giải quyết độc lập các câu hỏi và bài tập do thầy và
SGK đưa ra.
2.3.3. Sắp xếp lại giàn ý, lựa chọn kiến thức làm nổi bật trọng tâm.
Ví dụ bài 17 “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945

đến trước ngày 19-12-1946”
Đây là vấn đề không thể tùy tiện, nhưng xuất phát từ thực tế tình hình, có
thể sắp xếp trật tự vấn đề được nêu ra để học sinh dễ tiếp thu hơn.
Dàn ý SGK
Dàn ý đề xuất
I. Tình hình nước ta sau cách mạng I. Tình hình nước ta sau cách mạng
8


tháng Tám năm 1945.
II. Bước đầu xây dựng chính quyền
Cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn
dốt và khó khăn về tài chính.
1, Xây dựng chính quền Cách mạng.
2, Giải quyết nạn đói
3, Giải quyết nạn dốt
4, Giải quyết khó khăn về tài chính
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội
phản, bảo vệ chính quyền Cách mạng.
1, Kháng chiến chống thực dân Pháp
trở lại xâm lược ở Nam bộ.
2, Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân
quốc và bọn phản Cách mạng ở miền
Bắc
3, Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân
Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.

tháng Tám năm 1945.
1, Thuận lợi
2, Khó khăn

II. Chủ trương, biện pháp giải quyết
khó khăn trước mắt.
1, Diệt giặc đói.
2, Diệt giặc dốt.
3, Giải quyết khó khăn về tài chính
4, Củng cố chính quyền Cách mạng
III/ Đấu tranh với giặc ngoại xâm và
nội phản.
1, Đối với quân Trung Hoa Dân quốc
và tay sai của chúng.
2, Đối với thực dân Pháp
a/ Thời kì Pháp nổ súng
b/ Thời kì Pháp ký với Trung Hoa Dân
quốc.

Mục (I), chúng tôi tách thành 2 phần: Thuận lợi và Khó khăn.
Thuận lợi nêu trước, khó khăn nêu sau, giúp học sinh nhận thấy, Cách mạng
thành công, chúng ta đã tiếp thu một di sản mục nát do thực dân - phong kiến để
lại, tình hình lúc bấy giờ đặc biệt khó khăn nghiêm trọng, cùng một lúc kẻ thù
của độc lập dân tộc tấn cơng từ nhiều phía, có như vậy học sinh mới thấy hết
được năng lực của Đảng và Bác Hồ đạt đến: nghệ thuật lãnh đạo mẫu mực, từ đó
mà các em có thái độ tin tưởng triệt để vào tương lai, tiền đồ của đất nước.
Mục (II) Sở dĩ chúng tôi đưa vấn đề giải quyết thứ tự trước sau khác với sách
giáo khoa, là vì: Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày
03/9/1945 đã nêu lên những nhiệm vụ cấp bách: Chống đói, chống mù chữ, củng
cố chính quyền.
Để dạy tốt bài này ngoài việc xắp xếp lại dàn ý như đã nêu chúng tôi còn
cho học sinh coi trước những nội dung thuộc về “cơ chế sư phạm”.
- Bài đọc thêm:
+ Lễ ký Hiệp định sơ bộ (ngày 6/3/1946) và phụ khoản đính kèm theo Hiệpđịnh.

+ Thư của Hồ Chủ tịch gửi đồng bào Nam bộ trước khi sang Pháp đàm phán.
- Tài liệu tham khảo.
9


+ Danh sách Chính phủ lâm thời (quốc dân Đại hội Tân trào ngày 16/8/1945)
+ Danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến (quốc hội thông qua ngày
2/3/1946)
- Hình ảnh minh họa.
+ Ảnh nhân dân Nam bộ vót gậy tầm vông đánh Pháp
+ Ảnh Lê Văn Tám làm bó đuốc đốt kho xăng của giặc
+ Ảnh đoàn quân “nam tiến” lên đường vào Nam chiến đấu
+ Ảnh nhân dân Nam bộ quyên góp gạo cứu giúp đồng bào bị đói Bắc bộ
(10/1945)
+ Lớp bình dân học vụ.
- Nếu còn thời gian có thể kể một số câu chuyện về giai thoại học bổ túc,
về buổi làm việc của Hồ Chủ tịch với đại diện quân Trung Hoa Dân quốc, làm
tăng hưng phấn, thích thú cho các em.
2.3.4. Cơng thức hố – học sinh dễ nắm nội dung cơ bản của bài, chương.
Ba chiến lược của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có thể viết thành công thức,
từ đó các em diễn đạt bằng ngôn ngữ hiểu biết của mình, vừa nắm chắc, vừa
tránh sự nhầm lẫn.
CTĐB = L2nguỵ + ( cố vấn + vk +ptct + usd) Mĩ.
CTCB = L2 nguỵ + ( cố vấn + lính cđ + quân đồng minh + vk +ptct + usd) Mĩ.
VNHCT = L2 nguỵ + ( cố vấn + lính cđ + quân đồng minh + vk +ptct +usd) Mĩ.
Điểm khác nhau cơ bản của CTCB với CTĐB là có lính chiến đấu ( cđ)
Mĩ và quân đồng minh Mĩ tham gia. Bộ mặt xâm lược lộ rõ. Phạm vi chiến tranh
ra cả Miền Bắc.
VNH lính nguỵ tăng lên, lính chiến đấu Mĩ và đồng minh Mĩ rút dần,
nghĩa là tổng số binh lính trên chiến trường của Mĩ - Nguỵ nhiều hơn các chiến

lược chiến tranh trước đó, phạm vi chiến tranh không những ở Việt Nam mà ra
cảc Đông Dương.
Với một số biện pháp như kể trên , chúng tôi thấy học sinh có sự chuyển
biến hơn trong nhận thức cũng như trong thực hành, kết quả học tập được nâng
lên rõ rệt.
Từ chỗ nắm được kiến thức cơ bản từng bài, từng chương thông qua việc
học tập trên lớp và tự học ở nhà mà khi ôn luyện kiểm tra, thi cử. Áp lực đối với
các em sẽ được giảm bớt. Vì vậy việc ôn luyện, hệ thống lại kiến thức nhẹ nhàng
và hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó kết quả bài làm được cải thiện.
2.3.5. Tích hợp một số kiến thức, kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan,
chuyện kể, làm cho tiết học sinh động và hấp dẫn hơn.
10


Tuy nhiên cũng cần lưu ý, chuyện kể, tranh ảnh phải phù hợp với từng
loại bài; chẳng hạn như bài về khởi nghĩa, chiến tranh cách mạng có thể cho học
sinh những thông tin sau:
Công dân Hi Lạp cổ đại đã phát biểu khi đất nước có chiến tranh: “ Hỡi
những người qua đường! Anh hãy đến và hãy báo tin cho các công dân La - xê đô - môn rằng: trung thành với những lời dạy của họ, tại đây chúng tôi đã hiến
thân mình nhẹ như lông hồng”. Như vậy không cần miêu tả chiến tranh chém
giết, khủng khiếp gây xúc động mạnh, mà qua đó thông qua thái độ của người
trong chiến trận để thấy lòng u nước vơ hạn của những người lính khi cần sẵn
sàng hi sinh vì tổ quốc thân yêu của mình, một đất nước mà học sinh nhạy cảm
sẽ thấy tuyệt vời ở chỗ: Đất nước họ đã tôn trọng, và bảo vệ quyền tự do của
con người - quyền công dân – Một xã hội văn minh đã được hình thành từ buổi
bình minh của lịch sử.
Mỗi loại bài về kinh tế – xã hội, hay về văn hóa, chúng ta cố gắng đưa
một số mẫu chuyện, hình ảnh để làm sinh động thêm bài học. Ví dụ, như khi
miêu tả về sự chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ, chung ta đọc cho
các em một đoạn trong bài hò kéo pháo, hay :

“ Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ
Đèo Lủng Lô anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan thịt nát
Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh…”
Học sinh sẽ thấy rất thú vị, nét độc đáo, lãng mạn chiến trường rất Việt Nam!
Hoặc khi miêu tả về sự chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân 1975, ta có thể cho các em thấy khí thế hào hùng của cả một dân tộc : “ Cả
Việt Nam tiến công, cả miền Nam nổi dậy” . Sự chuẩn bị trên 20 năm , giờ đây
như một dòng thác vĩ đại cuốn sạch quân thù. .v.v
Trên đây là những kinh ghiệm bản thân rút ra từ thực tiễn giảng dạy ở
trường THPT, với cách tiến hành đó, tôi nhận thấy chất lượng bộ môn tăng lên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
+ Thông qua đánh giá thái độ học tập: Tiết lịch sử dạy vào tiết thứ năm
trong buổi học, nhưng cac em cảm thấy vẫn hào hứng chờ đợi để được học Lịch
sử!
+ Điểm số trong các bài kiểm tra được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ điểm khá –
giỏi cao hơn so với trước đây, trong khi số học sinh yếu kém cũng giảm đáng kể
11


Năm học
2019 - 2020
2020- 2021

Số lượng h/s khối 12
378 học sinh
381 học sinh

Khá - Giỏi

30%
37%

Trung bình
58%
55%

Yếu - Kém
12%
8%

Như vậy, theo chúng tôi, muốn nâng chất lượng bộ môn, người thầy giáo
dạy sử cần phải nổ lực phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, tìm
tòi và sáng tạo áp dụng vào thực tế hoàn cảnh giảng dạy cụ thể, trước hết tạo ra
được sự niềm tin và hứng thú của các em học sinh. Bài học được rút ra là phải
liên tục “ giữ lửa” cả đối với thầy và trò.
Toàn bộ nội dung trên đây là thiển ý của chúng tôi, những điều đã được
rút ra từ thực tiễn giảng dạy. Củng là lương tâm, tình cảm, trách nhiệm của một
người đứng trên mục giảng. Phần trình bày chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết
về lý luận và thực tiễn cả về nội dung và cách diễn đạt, trình bày. Chúng tôi
chân thành mong muốn sự góp ý của các nhà quản lý chuyên môn, các bạn đồng
nghiệp đồng môn. Chúng tôi xin được trân trọng ghi nhận, tiếp thu ý kiến để
thực hiện tốt tiêu chí mà ngành giáo dục Tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung
đã đề ra.
3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
3.1 Đối với trường THPT
Cần tổ chức được nhiều loại hình phong phú, đơn giản dễ thực hiện, thu
hút được nhiều học sinh tham gia, có phương án tích hợp, lồng ghép nhiều hoạt
động, nhiều bộ môn trong “ Câu lạc bộ” và được duy trì liên tục, tạo thành một
nét sinh hoạt đậm chất truyền thống của nhà trường. Trong các dịp lễ lớn cũng

nên mời một số các vị lão thành cách mạng” người thật, việc thật” đến nói
chuyện, tạo không khí lịch sử và có tác dụng giáo dục đạo đức cao.
3.2 Đối với các cấp quản lý giáo dục .
Sở GD& ĐT tạo điều kiện về cơ sở vật chất – kĩ thuật để các trường tiến
hành hoạt động thuận lợi, thu được kết quả cao hơn; Tổ chức thường xuyên các
cuộc hội thảo, có giải thưởng xứng đáng cho các tham luận có giá trị.
Những kiến thức lịch sử cần thiết khác có thể trình bày trong tài liệu đọc
thêm, sách giáo khoa nên tăng kênh hình nhiều hơn.

12


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Vũ Thành Long

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phương pháp dạy học Lịch sử - Tủ sách Đại học sư phạm – NXB Giáo dục
và đào tạo 1980.
[2]. Gây hứng thú học tập Lịch sử – NXB Giáo duc – đào tạo 1983.
[3]. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo– NXB Giáo dục - đào tạo 1980.
[4]. Sách giáo khoa ngoài giờ lên lớp – Khối 10, năm 2006 – 2007.

[5]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet
- Nguồn:http//Giáo Dục và Thời Đại. edu.vn
- Nguồn:http//T̉i trẻ.vn
- Nguồn: http//Dân trí com.vn

14



×