Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng học tiếng anh cho học sinh tiểu học bằng hình thức tích hợp đa môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 18 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Thành phố Ninh Bình
Chúng tôi:

TT

1

Họ và tên

Đoàn Ngọc Vĩnh

Nơi công
tác
Ngày tháng
(hoặc nơi
năm sinh
thường
trú)

02/9/1980

2 Phạm Thị Xuân Thu 19/02/1962

3

Vũ Thị Dung

21/03/1990



4 Vũ Thị Tuyết Nga 22/10/1966

5

Trần Thị Hồng

31/1/1972

Trường
TH
Thanh
Bình
Trường
TH
Thanh
Bình
Trường

Tỷ lệ (%)
đóng góp vào
Trình độ
Chức
việc tạo ra
chuyên
danh
sáng kiến(ghi
môn
rõ đối với từng
đồng tác giả)

Giáo
viên

Đại học
sư phạm

Hiệu Đại học
trưởng sư phạm

TH

Giáo

Đại học

Thanh

viên

sư phạm

Bình
Trường
TH
Phó Hiệu Đại học
trưởng sư phạm
Thanh
Bình
Trường
TH

Phó Hiệu Đại học
trưởng sư phạm
Thanh
Bình

30%

20%

20%

15%

15%

Là nhóm các tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho học sinh Tiểu
học bằng hình thức tích hợp đa môn.”
I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Chỉ đạo dạy và học tiếng Anh cho
học sinh tiểu học.


II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Nhãm t¸c gi¶ viÕt s¸ng kiÕn.
III. THỜI GIAN ÁP DỤNG: Hai năm học 2014-2015 và 2015-2016
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Ngành giáo dục đang không ngừng đổi mới để hội nhập cùng thế giới. Mục
tiêu của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp với xu thế
hội nhập toàn cầu. Do đó, ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình hội nhập.

Dạy học tích hợp ở tiểu học là một trong những quan điểm giáo dục tích cực
đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường cũng như
việc xây dựng chương trình trong nhiều năm nay. Ở bậc tiểu học, nhiều môn, nhiều
nội dung có thể dạy tích hợp. Việc tích hợp các môn học, tích hợp nhiều nội dung
của một môn học một mặt giảm được áp lực học, thi, giải quyết được vấn đề giảm
đầu môn học, tránh được sự trùng lặp về nội dung; mặt khác nâng cao chất lượng
dạy và học. Theo hướng này, năng lực phân tích, tổng hợp của học sinh cũng được
phát huy.
Tiếp cận với xu hướng đó, để giúp học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ
bản của chương trình Tiếng Anh tiểu học, phát huy được năng lực của học sinh
trong việc lĩnh hội kiến thức, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói
quen học tập thụ động, tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho các em, sáng kiến
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
bằng hình thức tích hợp đa môn.” nhằm hình thành cho học sinh kĩ năng quan
sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin. Bên cạnh đó, phát triển ở các em tính
tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.

1.Giải pháp cũ thường làm
* Nội dung giải pháp cũ:
Những năm qua, việc giảng dạy tiếng Anh ở trường Tiểu học đã và đang
thực hiện một số giải pháp:
- Coi tiếng Anh là một môn học độc lập.


- Giáo viên thường dựa vào Sách giáo khoa và những trang thiết bị sẵn có
của môn tiếng Anh.
- Giáo viên dạy học sinh thông qua các hoạt động, tình huống hội thoại được
thiết kế sẵn trong Sách giáo khoa và chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm
một cách rời rạc.
* Ưu điểm

Đối với giải pháp cũ thường làm thì việc giảng dạy Tiếng Anh cũng đã đảm
bảo được những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
* Hạn chế và những tồn tại của giải pháp cũ:
Tiếng Anh là một môn học về ngôn ngữ nên không tránh khỏi việc gây
nhàm chán cho học sinh khi phải lặp đi lặp lại những từ, mẫu câu cho thuần thục
mà không hiểu rõ mục đích và tính ứng dụng của chúng. Cụ thể:
- Phần học về con số: Ở phần này giáo viên chủ yếu quan tâm dạy cho học
sinh những con số một cách riêng lẻ. Mọi hoạt động dạy và học dừng lại ở phát âm
và nhận biết. Như vậy không tạo được hứng thú và nhiệt tình của học sinh khi đón
nhận kiến thức.
- Phần dạy từ vựng: Việc dạy từ vựng dừng ở gợi mở từ bằng tranh ảnh,
giới thiệu từ, yêu cầu học sinh nhắc lại từ mới. Việc lặp lại từ quá nhiều lần dễ làm
cho lớp học trầm lắng, không đem lại hiêu quả nhớ từ. Học sinh sẽ rơi vào trường
hợp “đọc vẹt” không thể ghi nhớ và sử dụng từ .
- Phần dạy ngữ âm: Là phần cũng rất quan trọng, tuy nhiên đây là một phần
tương đối khó nên giáo viên rất e ngại khi dạy ngữ âm. Trên thực tế GV dạy theo
băng đĩa và yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần. Việc giảng dạy như thế không phát huy
tính chủ động, sáng tạo của GV và HS.
- Phần dạy mẫu câu: Giáo viên thường có khuynh hướng giải thích ngữ
pháp, phân tích các thành phần trong câu. Điều này gây khó hiểu và nhầm lẫn
trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Nói tóm lại, nếu giáo viên không khắc phục được thói quen truyền đạt kiến
thức, kỹ năng một cách rời rạc, đơn lẻ thì học sinh có nguy cơ sẽ hình thành những


suy luận khép kín. Từ đó biến học sinh thành những người lĩnh hội kiến thức
nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hằng ngày.


2. Giải pháp mới cải tiến:
Mọi kiến thức trong cuộc sống đều có sự liên quan với nhau. Các môn học
trong nhà trường hiện nay tuy khác nhau nhưng luôn có sự liên quan, bổ trợ cho
nhau. Chính vì thế, việc dạy học theo hướng tích hợp là xu hướng giảng dạy tiên
tiến, hiện đại mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, tiếng Anh là một môn học có thể
tích hợp được nhiều kiến thức của các môn học khác.
Chương trình tiếng Anh ở bậc tiểu học luôn có kết nối với các môn học và
được nâng cao dần ở cấp học tiếp theo, tạo thành một vòng tròn phát triển đồng
tâm phù hợp với các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chính vì vậy, việc xây
dựng giáo án theo hướng tích hợp, khai thác, mở rộng để có thể tạo ra một kinh
nghiệm phong phú đa tầng cho trẻ, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các tiết dạy
tiếng Anh của GV và tiếp thu bài của HS.
2.1. Giải pháp 1: Nâng cao khả năng nhớ từ cho học sinh bằng hình thức
tích hợp giữa Mỹ thuật và tiếng Anh .
Nhiều nghiên cứu cho biết học vẽ là một trong những hoạt động trí tuệ phát
triển trí thông minh hơn vì đây là môn nghệ thuật giúp trẻ thể hiện ra bên ngoài
được những suy nghĩ của mình và cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng
về thế giới xung quanh…Do đó, thường xuyên vẽ sẽ kích thích khả năng quan sát,
giúp HS nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động,
sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng…
Đối với chương trình ở tiểu học, Mỹ thuật là một móc xích quan trọng trong
quá trình dạy học. Thông qua bộ môn Mỹ thuật học sinh có thể lĩnh hội được ngôn
ngữ mà cụ thể ở đây là từ vựng tiếng Anh đằng sau những biểu hiện của ngôn ngữ
tạo hình. Bằng cách này giáo dục nghệ thuật được tích hợp trong chương trình
giảng dạy tiếng Anh ở tất cả các lớp học, chúng được lồng ghép trong các bài học
để nâng cao khả năng quan sát, liên tưởng, kết nối kiến thức của học sinh. Qua các
hoạt động dạy học các em được thực hành, được khám phá từ đó mà việc lĩnh hội
cũng trở nên sâu sắc hơn.
Giải pháp này được sử dụng hiệu quả nhất ở phần học từ, ôn tập từ. Ở 2



phần này ngoài cách sử dụng tranh ảnh, giáo viên có thể vẽ để gây hứng thú, tò
mò cho học sinh. Sau đây là một số ví dụ minh họa:

Bắt đầu từ những nét vẽ cơ bản, GV có thể gợi sự tò mò của học sinh bằng
cách yêu cầu học sinh đoán con vật mà GV định vẽ bằng cách đặt câu hỏi “ What
is this? or What animal is this?”. Chính điều này sẽ tạo ra tính bất ngờ và gây hứng
thú cho học sinh. Từ đó, các em sẽ ghi nhớ từ, lĩnh hội kiến thức một cách tự
nhiên, không gượng ép.
Tiếp theo, GV cùng học sinh sẽ vẽ lại những bức tranh đó. Đây vừa là cách
học từ, vừa là cách ôn tập từ, và cũng là khoảng thời gian vui vẻ trong mỗi tiết học.
Sau khi vẽ xong GV nên khuyến khích học sinh tô màu theo ý thích qua đó
học sinh nhớ từ ngữ về màu sắc và có thể gợi ý cho học sinh tạo nên các sản phẩm
để tặng người thân, bạn bè. Từ những sản phẩm của học sinh làm ra GV nên khích
lệ, động viên, khéo léo khen ngợi các em và góp ý cho các em tiến bộ, từ đó tạo
cho học sinh sự tự tin để tiếp tục học tập cũng như sáng tạo. Khích lệ các em tô
màu cho bức tranh bằng cách đưa ra các câu lệnh: “ Colour the picture. The head
of the duck is yellow, the beak of the duck is orange……”


Những hình vẽ này có thể vẽ lên bảng hoặc vào vở của HS như một hình
thức khen thưởng cho các em thay bằng điểm số. Ví dụ khi chữa bài nếu làm đúng
GV vẽ tặng các em hình mặt cười, còn khi bài làm của HS chưa đúng thì vẽ hình
mặt buồn. Khi giáo viên vẽ cần đặt câu hỏi: What face can you guess? ( Em có thể
đoán xem đây là mặt gì? ). Để chắc chắn học sinh hiểu bài, nhận xét đúng và tăng
sự tò mò cho các em. Các hoạt động này đã đem lại hiệu quả không nhỏ trong giờ
học .
2.1. Giải pháp 2: Nâng cao khả năng tư duy, suy luận cho học sinh bằng
hình thức tích hợp giữa Kể chuyện và tiếng Anh.
Những câu chuyện cổ tích là một nguồn đề tài hay đưa vào môn học. Để

tăng hiệu quả của việc học từ và mẫu câu, khi lựa chọn tài liệu cho bài dạy, GV
nên tìm các câu chuyện có hình ảnh minh họa để học sinh có thể tự đọc truyện, tự
khám phá, tìm tòi, tiếp cận ngôn ngữ, thông qua hình ảnh đi kèm. Như vậy chúng
ta sẽ phát huy được sự tư duy, suy luận của trẻ tránh lối học gò bó, sáo mòn.
Ví dụ: Khi dạy về tính từ miêu tả và mẫu câu “What is something like?”
( Cái gì đó… như thế nào?) “The six blind men and the elephant” (Thầy bói xem
voi) là một lựa chọn khá hợp lý.

Câu chuyện này rất là thú vị vì bên cạnh việc tích hợp nội dung tiết học tiếng
Anh nó còn bao hàm cả kiến thức về kĩ năng sống. Nội dung HS có thể đạt được
thông qua câu chuyện là:
- Ghi nhớ và biết cách sử dụng các tính từ miêu tả thông qua việc mỗi thầy
sờ vào một bộ phận và miêu tả chú voi: hard, big, wide, sharp, long, thin, wiggly,
rough, round, strong, …
- Biết hỏi và trả lời mẫu câu “What is something like?” (Cái gì đó… như
thế nào?).


- Mở rộng từ vựng về các bộ phận của chú voi: body, tusk, legs, ears, tail.
- Giúp học sinh hiểu được vai trò của tranh luận và việc lắng nghe
người khác trước khi đưa ra kết luận.
Đóng vai kể lại câu chuyện là một hoạt động được học sinh rất hứng thú.
Cùng một câu chuyện với một học sinh là một cách nhìn khác, một mối bận tâm
khác nhau. Ví dụ GV có thể hướng dẫn cho học sinh kể lại câu truyện “The clever
Fox and the Crow” (Cáo thông minh và Quạ) như sau:

Trước tiên GV yêu cầu HS quan sát lần lượt các bức tranh, nhìn vào nội
dung của câu truyện để đoán nghĩa của từng tình huống. GV khuyến khích HS tìm
ra từ, cụm từ, cấu trúc mới. GV viết từ mới lên bảng và giải thích bằng tiếng Anh
hoặc tiếng Việt để các em hiểu, hướng dẫn các em đọc từ mới. GV đọc mẫu câu

truyện một cách sinh động bằng cách giả giọng người dẫn truyện và các nhân vật
trong truyện. GV đọc chậm từng câu để HS nghe nhắc lại vài lần. Để HS ghi nhớ
nhanh lời truyện GV lồng ghép chơi trò chơi “ Silly Teacher” ( Thầy giáo ngốc
nghếch). GV đọc một số từ, cụm từ hoặc câu sai, HS nghe, phát hiện và sửa lỗi.
Sau khi HS thuộc lời các nhân vật trong truyện, GV gọi một số HS lên bảng đóng


vai các nhân vật trong truyện và diễn lại cho cả lớp nghe. Học sinh sẽ chọn cho
mình những phân cảnh khác nhau, tạo dựng nên những câu chuyện của riêng mình,
qua đó có thể giáo dục cho học sinh rất nhẹ nhàng bằng cách khuyến khích trẻ đưa
ra những quan điểm, cách nhìn cá nhân. Ngoài ra chúng ta còn có một nguồn câu
chuyện về cổ tích của Việt Nam và thế giới có thể lồng ghép vào các chủ đề trong
bài học như: “The Rabbit and the Tortoise” (Thỏ và Rùa ), The star fruit tree (Cây
khế), The Ugly Duckling (Chú vịt con xấu xí ), The Fisherman and His Wife (Ông
lão đánh cá và bà vợ), The Snow White & 7 Dwarves (Nàng Bạch Tuyết và bảy
chú lùn), ……….
2.3.Giải pháp 3: Nâng cao khả năng học từ vựng và ngữ pháp, cách phát
âm và ngữ điệu cho học sinh bằng phương pháp tích hợp giữa Âm nhạc và
tiếng Anh.
Thực tế chỉ ra rằng, học tiếng Anh qua bài hát là một cách thức học hiệu
quả, đặc biệt đối với trẻ em. Việc học ngôn ngữ thực chất là sự bắt chước. Khi học
tiếng Anh, nếu nghe nhiều lần thì khả năng ghi nhớ sẽ cao hơn. Chính vì thế
các bài hát tiếng Anh thiếu nhi hấp dẫn sẽ thu hút các em nghe, từ đó các từ mới,
cấu trúc câu mới trong bài hát sẽ tự động được các em ghi nhớ mà không cần phải
vất vả học đi, học lại.
Đối với những người học ngôn ngữ, học từ vựng và ngữ pháp luôn là vấn đề
khó khăn. Nghe các bài hát tiếng Anh thiếu nhi là cách tốt nhất để các em học từ
vựng. Trước khi cho HS nghe bài hát tiếng Anh thiếu nhi, GV nên dành thời gian
để giải thích cho các em về ý nghĩa của các từ mới (có tác dụng mở rộng vốn từ
vựng) , cấu trúc câu (có tác dụng mở rộng kiến thức ngữ pháp) trong bài hát để HS

có thể hiểu được chính xác ý nghĩa bài hát tiếng Anh thiếu nhi. Theo năm tháng,
vốn từ vựng và ngữ pháp của HS sẽ dần dần được tích lũy. Việc học diễn ra tự
nhiên, không hề gây áp lực cho các em. Đối với trẻ em, việc học từ vựng và ngữ
pháp tiếng Anh hằng ngày là thử thách và rất dễ làm các em cảm thấy chán, không
hứng thú với tiếng Anh. Để khắc phục tình trạng này, GV thường xuyên cho HS
nghe các bài hát tiếng Anh thiếu nhi quen thuộc.
Bên cạnh tác dụng về từ vựng và ngữ pháp, nghe bài hát tiếng Anh thiếu
nhi còn giúp các em hiểu thêm về cách phát âm và ngữ điệu của câu. GV cần lưu ý
cách phát âm khi hát có thể không rõ như khi nói bình thường, sự luyến láy, lên


xuống. Khi hát giúp các em nâng cao khả năng nghe - hiểu. Trong thực tế, những
ai nói tiếng Anh hay, phát âm và ngữ điệu chuẩn thường rất yêu thích các bài hát
tiếng Anh. Nghe bài hát tiếng Anh thiếu nhi để rèn luyện tiếng Anh và ngược lại
nghe bài hát tiếng Anh thiếu nhi lại có tác dụng giúp nâng cao khả năng tiếng Anh.
Lắng nghe giai điệu của các bài hát tiếng Anh thiếu nhi sẽ giúp các em thêm yêu
thích việc học tiếng Anh.
Bài hát tiếng Anh thiếu nhi thường tập trung vào các chủ đề quen thuộc với
các em như: động vật (chó, mèo, cừu, kiến, khỉ...), các hiện tượng thiên nhiên hàng
ngày (nắng, mưa, mặt trời, mặt trăng...), sinh hoạt hàng ngày của các em (đi học, đi
chơi...), bài hát về các bộ phận trên cơ thể con người... “ Head, soulders, knees and
toes.” “ This is the way we go to school.” “ What’s the weather like?” “ Goodbye
song”……..
2.4.Giải pháp 4: Nâng cao tính ứng dụng trong tiết học về con số thông
qua hình thức tích hợp Toán và tiếng Anh.
Việc học tích hợp nội dung môn Toán và tiếng Anh giúp các em thực hành
ngôn ngữ một cách tự nhiên, tạo ra sự liên kết chuỗi trong quá trình học nội dung
môn học. Cách học này mang tính ứng dụng cao, và được đánh giá là mang đến
hiệu quả toàn diện mà ít phương pháp nào có thể làm được vì nó có tác dụng bổ
trợ, củng cố cho cả hai môn học được tích hợp. Nếu cách học thông thường dạy trẻ

số đếm và từ riêng rẽ, chẳng hạn như “apple là quả táo” và “one, two, …, ten lần
lượt là 1,2,…,10” thì phương pháp này dạy trẻ “apple là quả táo” và “2 apples + 3
apples = 5 apples”. Hay trong tiết học về các hình cơ bản. Thay vì chỉ dạy “square”
là hình vuông, “circle” là hình tròn, “triangle” là hình tam giác…” GV nên sử dụng
các bài tập như:
How many triangles are there in the figure below?

3

4

5

6

Nắm bắt được mối quan hệ logic giữa những kiến thức, kỹ năng của hai môn
học Toán và tiếng Anh, kể từ năm 2013, Violympic chính thức ra mắt cuộc thi giải


Toán bằng tiếng Anh. Sự kết hợp giữa Toán và tiếng Anh ở đây không chỉ đơn
thuần là học từ vựng toán học bằng tiếng Anh, cũng không phải là học dịch một đề
toán từ tiếng Anh sang tiếng Việt hay dịch một lời giải bằng tiếng Việt sang tiếng
Anh. Trẻ em học Toán thông qua tiếng Anh để lĩnh hội một phương pháp học mới,
bước qua rào cản ngôn ngữ, rào cản về phương pháp học để tiếp cận kho học liệu
vô tận, qua internet tiếp cận môi trường học tập không biên giới. Từ đó hình thành
thói quen học chủ động, ý thức mình như một học sinh trong môi trường học tập
quốc tế và hình thành sự tự tin là một công dân trong cộng đồng thế giới.
Trong mỗi tiết học về những con số, khi GV lồng ghép các kiến thức toán
học vào môn tiếng Anh thì mỗi giờ học sẽ là một khoảng thời gian “du học” nho
nhỏ với môi trường, phong cách học tập hiện đại để kiến thức mà các em lĩnh hội

được, sẽ là một nhịp cầu cho các em tạo dựng phong cách tự học, tự giáo dục suốt
đời của mỗi con người.
2.5. Giải pháp 5: Mở rộng và củng cố vốn từ cũng như kiến thức về lịch
sử, địa lý thông qua hình thức tích hợp giữa Lịch sử, Địa lý và tiếng Anh.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ dễ dàng nhận thấy nội dung của bài
học có liên quan đến các kiến thức về lịch sử và địa lý để từ đó xây dựng giáo án
theo hướng tích hợp, khai thác, mở rộng các kiến thức ở các môn học này. Ví dụ,
bài học có nội dung liên quan đến các địa danh, GV có thể khai thác về vị trí địa lý,
khí hậu,… của Nha Trang, Đà Lạt, Hạ Long, Sa Pa… . bằng cách đặt câu hỏi
Where’s Sapa? It’s in Lao Cai. Where is Lao Cai? It is in north Viet Nam.........Các
em học sinh sẽ thích thú tham gia các hoạt động học tập vì những địa danh trên đều
là nơi du lịch mà HS đã từng đến.
Bên cạnh đó những kiến thức về lịch sử cũng rất dễ dàng tích hợp khi dạy
môn tiếng Anh. Chẳng hạn, thay vì được dạy “Bridge là cây cầu”, học sinh sẽ được
học thêm những khái niệm cơ bản như “Long Bien is one of the oldest bridges in
Hanoi” (Long Bien là một trong những cây cầu cổ nhất Hà Nội), từ đó mở rộng
thêm vốn từ và kiến thức liên quan đến môn học Lịch sử.
Giờ học sẽ hết sức sinh động nếu giáo viên khéo léo tích hợp để học sinh
nói lên những hiểu biết của mình về kiến thức lịch sử, địa lý. Công trình ấy do ai


xây dựng? ở đâu? thuộc quốc gia nào? có vị trí địa lý ra sao?... Hay công trình ấy
có liên quan đến sự kiện, nhân vật lịch sử nào? hoặc nó có những nét đẹp gì nổi bật
về kiến trúc, mỹ thuật đáng cho người ta ghi nhớ?...
Có thể nói, khi giảng dạy Anh ngữ, giáo viên có thể tích hợp giảng dạy
nhiều môn học và khi tích hợp như thế, tiết học sẽ sinh động, thu hút học sinh hơn.
Từ đó học sinh sẽ tích cực học tập khi được trình bày những hiểu biết của mình ở
các lĩnh vực khác, môn học khác trong giờ học Anh văn. Để trình bày lưu loát các
kiến thức về bộ môn khác và kiến thức từ thực tế, các em phải cố gắng học từ
vựng, ngữ pháp mới có thể diễn đạt tốt, và như thế là các em đã tích cực học tập,

học tiếng Anh một cách hào hứng, chủ động.
2.6. Giải pháp 6: Thay đổi không khí học tập, giúp học sinh học lĩnh hội
kiến thức qua hình thức tích hợp giữa môn Thể dục và tiếng Anh.
Tâm lý học sinh tiểu học "Học mà chơi, chơi mà học" trẻ đang ở tuổi ăn,
tuổi ngủ, tuổi chơi, chưa có sự tập trung cao trong giờ học. Dựa vào tâm lý này của
trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh thật sự thoải mái và hứng thú, các hoạt
động thú vị của thầy cô trong các tiết học làm cho trẻ thích và mong được học các
giờ tiếng Anh. Việc dạy chữ cái, từ, cụm từ hay câu, giáo viên thiết kế ra các nhịp
như các động tác trong môn thể dục sẽ giúp các em nhiệt tình tham gia và gây
hứng thú cho các em.
Ví dụ: Khi dạy các em các con số: giáo viên nhóm 4 số với nhau thành một nhịp:
one, two, three, four – five, six, seven, eight:……Hoặc khi học các bài chant:
We have two eyes to see.
The sun appears above the sea.
We have two ears to hear.
Music and sounds
Loud and clear.
We have two strong arms.
To plant trees on our farms…..


hay các bài hát, giáo viên thiết kế các câu thành các nhịp như bài tập thể dục nhịp
điệu giúp các em vừa di chuyển vừa đọc tiếng Anh: “Left and right”……
2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
- Sáng kiến áp dụng dạy tiếng Anh với tất cả các khối lớp cấp tiểu học.
- Sáng kiến cũng có thể áp dụng một phần đối với bộ môn Tiếng Anh của
cấp THCS.
3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Về phía giáo viên
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo

vững chắc các kiến thức cơ bản của môn học.
- Nắm vững nội dung và kế hoạch dạy học chung của cấp học và môn học,
thường xuyên rèn luyện kĩ năng dạy học.
- Thường xuyên tiếp cận với đổi mới, nắm bắt xu thế phát triển chung của xã
hội qua từng giai đoạn.
- Luôn sáng tạo, tìm tòi sử dụng phong phú việc tích hợp đa môn trong các
giờ học ngoại ngữ.
* Về phía học sinh
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập.
- Có phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn.
- Học sinh tự tìm ra kiến thức thông qua hành động của chính mình. Hợp tác
với bạn và học bạn.
- Học sinh đưa ra những ý tưởng, đưa ra những hoạt động sử dụng tích hợp
các môn học phù hợp với nội dung bài học.
- Tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh quy trình học tập của bản thân.
4. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
Đánh giá lợi ích thu được
4.1. Hiệu quả kinh tế
Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh của nhà trường được nâng lên
một cách toàn diện, làm giảm một phần thời gian và kinh phí cho việc tập huấn,


bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao năng lực giảng dạy của
giáo viên.
Năng lực chuyên môn của giáo viên vững vàng, khả năng thích nghi cao với
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, với môi trường kinh thế, xã hội của
khu vực, có hoài bão, say mê khoa học, có tinh thần và khả năng tự trau dồi kiến
thức.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường vững vàng về chuyên môn đã nhanh

chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách dạy, cách học tập, cách tư duy
và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định để đạt được hiệu quả trong công việc
của giáo viên, học sinh, lan tỏa tới phụ huynh học sinh.
Lợi ích kinh tế lớn nhất mà sáng kiến đem lại là chất lượng đội ngũ được
nâng lên, từ đó dẫn đến nguồn kinh tế về tri thức của bậc học nền móng là vô giá.
4.2. Hiệu quả xã hội
Việc sử dụng hình thức tích hợp đa môn vào các tiết dạy tiếng Anh trong
quá trình giảng dạy tại trường đã đem lại kết quả khá thuận lợi. Đối với giải pháp
này thì việc giảng dạy tiếng Anh cũng đã đảm bảo được những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
- Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững của tri thức
- Nguyên tắc đảm bảo học đi đôi với hành
- Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh
Học sinh sôi nổi, hăng hái trong mỗi giờ học. Trong mỗi tiết học tiếng Anh
đa số các em hiểu và nói đúng, tự tin sử dụng tiếng tiếng Anh. Ngoài ra, các em
học sinh còn hăng hái, sôi nổi trong các hoạt động ngoài giờ, các phong trào văn
nghệ trong trường. Việc sử dụng hình thức tích hợp đa môn vào các tiết dạy tiếng
Anh cũng đã cải thiện rõ rệt chất lượng học tập môn Tiếng Anh được thể hiện
thông qua thống kê tại trường tiểu học Thanh Bình vào các thời điểm: tháng


5/2014 ( thời điểm chưa áp dụng sáng kiến); tháng 5/2015 ( sau khi áp dụng sáng
kiến 1 năm học) và tháng 5/2016 (sau khi áp dụng sáng kiến 2 năm học). Cụ thể
như sau:
* Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh
Kết quả chất lượng qua các năm
học ( Tỉ lệ %)
2013-2014


2014-2015

2015-2016

So sánh sau 02
năm áp dụng
sáng kiến

Kĩ năng nghe, nói, giao tiếp
khá, giỏi

18,5

24,6

45,9

Tăng 27,4

Khả năng giao tiếp tự tin

16,2

23,4

43,7

Tăng 27,5


Khả năng ghi nhớ từ vựng
vững chắc, viết đúng chính tả

14,3

22,8

42,6

Tăng 28,3

Nội dung

* Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy các cuộc thi, giao lưu
+ Kết quả cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp
Cấp tổ
chức

Kết quả các năm học

Nội dung

2013-2014

20
4
4
4
2
2

3
0
1

Tổng số HS đạt giải
Thành phố

Số HS đạt giải nhất
Số HS đạt giải nhì
Tổng số HS đạt giải

Tỉnh

Số HS đạt giải nhất
Số HS đạt giải nhì
Tổng số HS đạt giải

Quốc gia

Số HS đạt giải nhất
Số HS đạt giải KK

2014-2015

Không tổ
chức
8
2
0
4

2
2

2015-2016

25
5
1
7
0
3
3
1 (Nhì)
2

Ghi chú

Kết quả
tăng lên
theo các
năm

+ Kết quả cuộc thi Giao lưu Học sinh tiểu học nói giỏi, Tài năng tiếng Anh
cấp tỉnh.
Cấp tổ
chức

Nội dung
Tổng số HS
đạt giải


Tỉnh

Kết quả các năm học
2013-2014

2014-2015

6

Số HS đạt giải
nhất

2

Số HS đạt giải
nhì

4

2015-2016

Ghi chú

2
Không tổ
chức

0
2


Kết quả tăng
lên theo các
năm


* Cuộc thi Vô địch TOEFL Primary: Năm 2014, Sở Giáo dục và đào tạo
phối hợp với IIG Việt Nam tổ chức cuộc thi Vô địch TOEFL Primary. Ban tổ chức
đã chọn ra 32 học sinh toàn tỉnh để trao giải, trong đó có 7 học sinh của trường tiểu
học Thanh Bình.
* Cuộc thi Vô địch TOEFL Primary: Năm 2015-2016, Sở Giáo dục và đào
tạo phối hợp với IIG Việt Nam tổ chức cuộc thi Vô địch TOEFL Primary. Trường
tiểu học Thanh Bình là một trong 5 trường tiểu học của tỉnh được Ban tổ chức
chọn và tặng giấy khen đạt thành tích xuất sắc và 21 học sinh toàn tỉnh để trao giải,
trong đó có 4 học sinh của trường tiểu học Thanh Bình.
* Uy tín và niền tin của phụ huynh đối với nhà trường được nâng cao, thu
hút nguồn học sinh vào học tập tại trường.
Việc sử dụng hình thức tích hợp đa môn vào các tiết học tiếng Anh chúng
tôi tin tưởng rằng: khi sáng kiến được áp dụng thành công sẽ làm cho chất lượng
dạy học môn Tiếng Anh được nâng lên, góp phần thực hiên thành công Đề án
2020.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin trên là đúng sự thật và hoàn toàn chÞu
trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị./.
NGƯỜI NỘP ĐƠN
TÁC GIẢ

Phạm Thị Xuân Thu

ĐỒNG TÁC GIẢ


Đoàn Ngọc Vĩnh
Vũ Thị Dung

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Vũ Thị Tuyết Nga
Trần Thị Hồng

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC


PHô LôC
Thµnh tÝch nhµ trêng ®¹t ®îc trong n¨m häc 2014-2015

- Thµnh tÝch ®¹t ®îc trong cuéc thi Olympic tiÕng Anh trªn Internet n¨m häc
2014-2015


Mt s hỡnh nh tớch hp mụn Th dc trong vic dy ting Anh.

Thầy giáo và cả lớp đang diễn tả cụm
từ " The bears climbed on some stairs"
(những chú gấu đang bớc lên các
bậc thang)

Thầy giáo và học sinh đang diễn tả từ
goose ( chú ngỗng )


Cả lớp đang diễn tả cụm từ

" The bears climbed on some stairs"
( những chú gấu đang bớc
lên các bậc thang)

Thầy giáo và học sinh đang diễn tả
cụm từ " In the animal show"
(Trong buổi trình diễn xiếc thú)

Thầy và HS đang diễn tả cụm từ (an elephant bent low) ( Chú voi từ từ cúi xuống)

Cả lớp đang diễn tả câu " Then I looked the bears" ( Tôi xem những chú gấu)



×